Nhận định của Bùi Văn Hải về đường thắng luân hồi sinh tử

buivhai

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 8 2010
Bài viết
12
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Thắng luân hồi sinh tử

I. Chúng ta chiến thắng luân hồi sinh tử khi nào?

Chúng ta bắt đầu tìm con đường chiến thắng sinh tử luân hồi khi chúng ta chán gét sinh tử luân hồi. Để chiến thắng sinh tử luân hồi thì chúng ta phải đi qua nhiều chặng đường, mà chặng đường cuối cùng để chiến thắng thực sự lại là chặng đường tu tập để không chán gét luân hồi nữa.

Chúng ta chỉ thực sự chiến thắng khi đạt được những điều kiện sau:

- Khi tâm ý chúng ta không còn sợ hãi sinh tử

- Khi tâm ý chúng ta không còn lo lắng sinh tử

- Khi tâm ý chúng ta không còn ham muốn sinh tử

- Khi tâm ý chúng ta không còn chán gét sinh tử.

Vì sao lại nhận định vây? Xin hãy nhìn sinh tử như kẻ địch mà người muốn giải thoát phải đối đầu và quán chiếu từng mặt. Tôi xin đưa ra vài ví dụ cho dễ hiểu:

II. Ví dụ

1. Không sợ hãi:

Ví như đứng trước một đối thủ, rất khó chịu cứ đeo bám ta, ta không sợ khi ta tự tin mình khơẻ bằng đối thủ, nhưng có thể ta vẫn lo, lo nghĩ cách để chiến thắng. Vì ta chỉ khoẻ bằng thôi, nếu cứ thẳng thắn đấu thì chưa chắc ta đã thắng. Vì vậy ta phải lo.

2. Không lo lắng:

Khi không lo là khi ta biết mình khoẻ hơn đối thủ. Khoẻ hơn là chắc thắng rồi (Cái khoẻ này tính cả trí tuệ và sức mạnh về mọi mặt), vậy là ta không lo nữa.

Trong mắt phàm phu, khi có đủ điều kiện để không sợ và không lo là coi như đã chiến thắng.

Đây không phải chiến thắng thực sự! Tại sao? Xin đạo hữu tiếp tục quán chiếu:

Ví như ta và địch đánh nhau, ta hội tụ đủ hai điều kiện không sợ và không lo, ta chiến thắng địch. Chiến thắng rồi ta thấy kẻ địch có nhiều của cải rất hay, ta nảy sinh ham muốn.

Đã ham muốn tât nhiên cần có nó để đáp ứng ham muốn. đã cần thì ta sẽ lấy số của cải đó.

Lấy rồi tất nhiên ta phải giữ, phải giữ tất sinh lo lắng, có lo lắng có nghĩa là ta đã bị trói buộc vào đó rồi. Mà bị trói buộc vào kẻ địch rồi thì có nghĩa là ta chưa thoát khỏi kẻ địch.

3. Không ham muốn:

Ta và địch đánh nhau, ta hội tụ đủ hai điều kiện không sợ và không lo, ta chiến thắng địch.

Chiến thắng rồi ta thấy kẻ địch chẳng có cái gì hay, nên cũng không ham muốn gì của kẻ địch cả, như vậy ta được thêm điều kiện thứ 3, không ham muốn.

Vì kẻ địch không có gì hay nên ta không ham muốn. Nhưng cũng vì kẻ địch không có gì hay mà ta thấy chán gét kẻ địch. Mà đã chán gét ai thì sẽ không chịu ở gần mà muốn xa kẻ đó (kẻ địch này không giết được vì là luân hồi). Muốn xa kẻ địch tất sẽ rất khó chịu khi kẻ địch kè kè bên mình (ta luôn bị luân hồi ám ảnh bên mình). Đã khó chịu tất phải lo sao cho kẻ địch sẽ không theo mình nữa, vậy là ta lại sinh lo lắng, sinh lo lắng là lại bị trói buộc. Vậy là ta vẫn chưa thoát khỏi kẻ địch.

4. Không chán gét.

Ta và địch phải đánh nhau, ta hội tụ đủ hai điều kiện không sợ và không lo, ta chiến thắng địch. Ta cũng không ham muốn gì ở kẻ địch, lại không chán gét kẻ địch. Kẻ địch không thể rằng buộc ta nữa. Ta vĩnh viễn thoát khỏi kẻ địch.

III. Bàn thẳng vào vấn đề đắc đạo thoát sinh tử.


Sợ hãi và lo lắng thì tất nhiên không thể thoát khỏi sinh tử rồi, nhưng phàm phu thường nghĩ chỉ cần không sợ hãi, không lo lắng sinh tử, cứ thoả sức vui sống là coi như mình chiến thắng sinh tử. Đâu phải vậy, thoả thích vui sống là còn ham muốn cái vui, còn bị níu kéo. Đâu thể thoát khỏi sinh tử.

Có món quà quý dành cho người thanh tịnh được tâm ý, đó là niết bàn. Nhưng Đức Phật luôn tránh nói về niết bàn. Tại sao? Bởi nếu người tu tập biết, niết bàn mình sẽ thế này, thế này, thì sẽ ham muốn được tới đó, có ham muốn thì tâm ý đâu thanh tịnh, làm sao tới được niết bàn mà hưởng. Nếu miêu tả thì khác gì dẫn dắt để họ khởi tâm ham muốn, cản trở con đường tu tập thanh tịnh của người học đạo? Bởi vậy nên Đức Phật chỉ nói lên con đường đi đến chỗ có món quà mà không miêu tả về món quà. Khi đi tới tự nhiên người tu tập sẽ được hưởng. Có kẻ không hiểu lại cho rằng Đức Phật tránh nói về niết bàn vì không có niêt bàn. Có kẻ hiểu nhưng vì sợ người ta nảy tâm ham muốn niết bàn sẽ không thể đạt tới nên cũng nói là không có niết bàn, gây nhầm lẫn cho bao ngườ tu học. Vậy mới có người hỏi: “Không có niết bàn thì tu để làm gì, để được cái gì?”. Tâm con người loạn vậy đó. Nói có thì ham muốn, nói không có thì thất vọng. Bởi vậy tránh đề cập đến như Đức Phật đã làm vẫn là hay hơn cả.

Chình vì những lý do trên mà phải bỏ cả sợ hãi và lo lắng đi, lại phải bỏ cả ham muốn đi.

Người không sợ hãi, không lo lắng, cũng không ham muốn sinh tử chúng ta thường gặp. Đó là những người chán đời, họ chẳng sợ hãi, chẳng lo lắng, chẳng ham muốn, họ bất cần đời, chán gét tất cả, muốn xa tất cả, nhưng khi muốn xa là họ lại nảy ý lo, lo để làm sao mình xa được thế gian, vậy là khi đã lo thì họ vẫn bị trói buộc, dù tự tử cũng không thể thoát luân hồi.

Chính vì vậy mà chỉ có ai tâm ý không còn sợ hãi, lo lắng, ham muốn, chán gét mới có thể thoát luân hồi.

Tới đây có người không hiểu lại vặn vẹo: “Nói vậy thì hoá ra người mất trí, người tâm thần là người thoát khỏi luân hồi à?”.

Người hỏi như vậy là người chưa sáng suốt. Người mất trí, tâm thần thì có thể vẫn còn sợ hãi, lo lắng, ham muốn, và chán gét. Có loại người cứ đơ đơ là không có sợ hãi, lo lắng, ham muốn và chán gét. Nhưng loại người này thì tâm ý họ đâu còn.

Bùi Văn Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên