Kim Cang Thoi Luan

NHẬT KÝ CỦA MỘT NGƯỜI NGU DỐT.

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
36
Điểm tương tác
25
Điểm
8
Bất cứ điều gì quí vị làm, bất cứ điều gì quí vị nghĩ, bất cứ điều gì quí vị nói.
Quí vì đều làm với ý niệm về cái gì đó hay ai đó. Nhưng sự thật là không phải cái gì đó, không phải ai đó.
Đó là nguyên do tất cả các hành động bình thường về thân, khẩu, ý của quí vị chỉ là những kiến tạo, không có thật.
Nếu thực sự hiểu Sự Thật Vô Ngã, tất cả những câu hỏi sẽ không xuất hiện.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,275
Điểm tương tác
903
Điểm
113
Bất cứ điều gì quí vị làm, bất cứ điều gì quí vị nghĩ, bất cứ điều gì quí vị nói.
Quí vì đều làm với ý niệm về cái gì đó hay ai đó. Nhưng sự thật là không phải cái gì đó, không phải ai đó.
Đó là nguyên do tất cả các hành động bình thường về thân, khẩu, ý của quí vị chỉ là những kiến tạo, không có thật.
Nếu thực sự hiểu Sự Thật Vô Ngã, tất cả những câu hỏi sẽ không xuất hiện.

Hề hề,

Không ưa hỏi đáp trao đổi hả.?! Vậy thì, au revoir, hề hề

Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,802
Điểm tương tác
754
Điểm
113
Đức Phật chỉ 84000 cách cho quí vị làm sao hết vọng tưởng vậy thôi.
Thật vô lý nếu đức Phật chỉ cách cho quí vị có đầy vọng tưởng thành Phật, hay a la hán, hay đi đến cõi nào đó thì đó có phải là đức Phật không?
Có bệnh thì dùng thuốc. Thuốc của Phật thì bạn hiểu hết sao? Nếu hiểu hết thì bằng với Phật rồi.
Trí tuệ bạn còn nhỏ hẹp, lấy pháp này lại bác bỏ pháp kia, trong khi tất cả các pháp ấy đều do Phật dạy.
Nhưng bạn lại không dung thông được, bèn thuận theo thức biết phân biệt mà suy luận bác bỏ cái này cái kia, ruốt cuộc chỉ là hạng báng bổ pháp môn nhà Phật.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
949
Điểm tương tác
215
Điểm
43
PHÁT HIỆN THẦN CHÚ VÃNG SINH BẢN GỐC TIẾNG PHẠN – TẠI ĐỘNG ĐÔN HOÀNG.



Amitabha_Mantra.png


ĐỘNG ĐÔN HOÀNG NƠI NGƯỜI TÀU CẤT GIẤU RẤT NHIỀU BẢN KINH TIẾNG PHẠN, KINH ĐIỂN, VĂN HÓA, CÙNG CÁC KINH NGOẠI ĐẠO ĐƯỢC DỊCH SÁNG CHỮ TÀU.



THẦN CHÚ VÃNG SINH CỦA PHẬT A DI ĐÀ VẪN CÒN NGUYÊN BẢN TIẾNG PHẠN – PHẠN SIDDHAM , ĐƯỢC TÌM THẤY TẠI ĐỘNG ĐÔN HOÀNG, DO MỘT NGƯỜI ANH TÌM ĐƯỢC BẢN THẦN CHÚ GỐC.





Đôn hoàng thạch thất. Quần thể hang động ở huyện Đôn hoàng, tỉnh Cam túc, Trung Quốc. Đôn hoàng là vùng đất ở đầu cực tây của tỉnh Hà Tây.





Giới thiệu đây là bản khắc gỗ bằng mực trên giấy, có kích thước 13,7 × 16,7 cm, với hình ảnh trung tâm là Đức Phật A Di Đà hai tay ngồi trên hoa sen trong một hình vuông chữ Phạn được viết bằng chữ Phạn Siddham.

Người ta ước tính bản khắc bằng gỗ này có thời gian khoảng năm 926–975 công nguyên. (thế kỷ thứ 9)



Nó được ông Sir Aurel Stein (1862–1943) thu thập trong Hang 17 của Hang Ngàn Phật, Đôn Hoàng, trong thời gian ông chuyến thám hiểm thứ hai đến Turkestan của Trung Quốc vào năm 1907 và được Bảo tàng

Anh mua lại khoảng năm 1910.



Phiên âm:

[Phạn siddham]

Namo ratnatrayāya

Namaḥ ārya amitābhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya Tadyathā:

amṛte, amṛtodbhave, amṛta saṃbhave, amṛtagarbhe, amṛta siddhe, amṛta teje, amṛta vikrānte, amṛta vikrānta gamine, amṛta gagana kīrtti kare, amṛta duṇḍubhisvare, sarvārtha sādhane, sarva karma kleśa kṣayaṃ kare svāhā


[ Na mô rát na tra già da:
Na mắc a ri a, a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê sam giắc sam bút đa gia.
Tát gia tha: Ôm am rít tê, am rít tốt ba vê,
am rít ta sam ba vê, am rít ta ga bê,
am rít ta sít đê, am rít ta tê dê, am rít ta víc ran tê,
am rít ta víc ran ta, ga mi nê, am rít ta ga ga na kiếc ti ca rê, am rít ta đun đu bi xoa rê, sạt va tha xa đa nê, sạt va cát ma lê sắt sa dâm ca rê xóa ha. ]

 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,275
Điểm tương tác
903
Điểm
113
Hề hề,

Mộc bản Trung hoa là kỷ thuật in ấn bằng văn tự điêu khắc chữ trên gỗ xuất hiện vào cuối Đường và phát triển rực rỡ vào đời Tống. Vì vậy bản chú vãng sanh xuất lộ tại Đôn hoàng động có tuổi đời # 12 thế kỷ tương đương với thời kỳ xuất hiện mộc bản và khởi công tạo động Đôn hoàng thì làm sao gọi là bản...gốc, he he. Nói quá hay nói cường điệu làm mất đi tánh chân thực dễ gây ra sự hồ nghi và giảm lòng tin nơi người nghe.

Trừng Hải
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
949
Điểm tương tác
215
Điểm
43
Về việc ngày khởi tạo động Đôn Hoàng?
Bản thần chú vãng này có từ thời đại nào?


Bản thân tôi hoàn toàn không biết, và bản thân thầy được hoài nghi bọn họ.

Đây chỉ là nghiên cứu của nhóm Liên Minh Châu Âu, có thể họ nói đúng và có thể họ nói chênh lệch thời gian.

Còn muốn biết độ chính xác 100% thì hãy đến tận bảo tàng Anh và các chuyên gia khảo cổ học, và chuyên gia nghiên cứu lịch sử, sẽ có độ chuẩn xác nhất định.


Tôi chỉ trích dẫn nghiên cứu của họ từ:

"Tiến sĩ Michael Willis đã chỉ về hai bản khắc gỗ này.


Tiến sĩ Péter-Dániel Szántó, GerdMevissen,

Giáo sư Gudrun Bühnemann,

Giáo sư Harunaga Isaacson và Rolf W. Giebel đã đưa ra những bình luận. Nghiên cứu này được tài trợ bởi khoản tài trợ từ Liên minh châu Âu, đồng tài trợ bởi Quỹ xã hội châu Âu".

Không những thần chú vãng sinh, mà kinh điển do Huyền Trang thỉnh về, rất nhiều bản kinh tiếng Phạn còn thấy trong động Ngàn Phật.

Nam mô A Di Đà Phật
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
949
Điểm tương tác
215
Điểm
43
CHỨNG ĐẮC BÊN TRONG CỦA PHẬT A DI ĐÀ (NỘI CHỨNG CỦA PHẬT A DI ĐÀ)

Chú vãng sinh, còn gọi Đại Thân chú của đức A Di Đà Như Lai, nội dung được chia làm 3 phần.

1. Phần kính lễ. (từ đoạn đầu: na mô rát na tra dạ da)

2. Phần khen ngợi danh hiệu. (từ đoạn: na mắc a ri a, a mi ta ba da cho đến sám giắc sam bút đa gia)

3. Phần đức Phật A Di Đà nói: “nội chứng của mình”. (từ đoạn: tát gia tha đến hết)



I. Đức A Di Đà Như Lai đã chứng đắc, cần gì phải nêu ra nội chứng của mình?

Vì đức Phật dùng tâm từ bi, thương xót chúng sinh, muốn cứu độ chúng sinh những nghiệp và phiền não của họ mới nói ra thần chú, để chúng sinh diệt tội, tăng phước.



Mục đích ban đầu là giúp cho chúng sinh diệt tội tăng phước.

Mục đích cuối cùng là để họ được vãng sinh Cực Lạc.



Như ngài Cưu Ma La Thập nói số 366: “Người tụng Chú này thường có Đức Phật A Di Đà trụ trên đỉnh đầu, sau khi mệnh chung, tùy ý vãng sinh”.



Nên bản dịch thần chú vãng sinh số 368 của ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch bài chú này là: “nhổ sạch – xé toạt tất cả nghiệp chướng, được vãng sinh Tịnh độ thần chú”.



Trong bản dịch số 934 của đại sư Pháp Hiền – Phật nói kinh Vô Lượng Công Đức Đà La Ni nói:

“bao nhiêu nghiệp ác mà người ấy đã gom chứa trong một ngàn kiếp đều được tiêu diệt, hiện thân (thân trong đời hiện tại) gặt hái được sự an ổn khoái lạc”.



II, Nội dung bài thần chú:

1. PHẦN KÍNH LỄ

Na mô rát na tra già da - NAMO RATNA-TRAYĀYA (Quy mệnh Tam Bảo)

2. GỌI TÊN DANH HIỆU CỦA ĐỨC A DI ĐÀ NHƯ LAI.

NAMAḤ (Kính lễ) ĀRYA (Thánh) AMITĀBHĀYA (Vô Lượng Quang) TATHĀGATĀYA (Như Lai) ARHATE (Ứng Cúng, Sát Tặc, Vô Sinh, A La Hán) SAMYAKSAṂBUDDHĀYA (Chính Đẳng Chính Giác)

Na mắc a ri a, a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê sam giắc sam bút đa gia.



3. CHỨNG ĐẮC BÊN TRONG CỦA A DI ĐÀ – NỘI CHỨNG CỦA NHƯ LAI A DI ĐÀ.



TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)

Tát gia tha:

OṂ (Cảnh giác)

AMṚTE (Cam lộ)

AMṚTA (Cam Lộ) TODBHAVE (Hiện lên)

AMṚTA (Cam Lộ) SAṂBHAVE (Phát sinh)

AMṚTA (Cam Lộ) GARBHE (Tạng, kho tàng)

AMṚTA (Cam Lộ) SIDDHE (Thành tựu)

AMṚTA (Cam Lộ) TEJE (Uy quang, uy đức)

AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTE (Dũng mãnh)

AMṚTA (Cam Lộ) VIKRĀNTA (Dũng mãnh) GAMINE (Đạt đến được)

AMṚTA (Cam Lộ) GAGANA (Hư Không) KĪRTTI (Tương xứng) KARE (Tác

làm, tạo tác)

AMṚTA (Cam Lộ) DUṆḌUBHI (Cổ, cái trống) SVARE (Âm Thanh)

SARVĀRTHA (Tất cả nghĩa lợi) SĀDHANE (Nghi thức thành tựu)

SARVA KARMA (Tất cả nghiệp) KLEŚA (Phiền não) KṢAYAṂ (cùng tận,

không còn sót) KARE (Tạo tác)

SVĀHĀ (Quyết định thành tựu, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn)





Ôm am rít tê, am rít tốt ba vê,

am rít ta sam ba vê, am rít ta ga bê,

am rít ta sít đê, am rít ta tê dê, am rít ta víc ran tê,

am rít ta víc ran ta, ga mi nê, am rít ta ga ga na kiếc ti ca rê, am rít ta đun đu bi xoa rê, sạt va tha xa đa nê, sạt va cát ma lê sắt sa dâm ca rê xóa ha.



Phần thần chú từ xưa đến nay, các vị Thánh tổ ít khi giải thích vì: đôi khi thần chú có nhiều nghĩa, chứng đắc sâu xa, thâm mật vi tế, khó hiểu khó bàn nên không giải thích nội dung bài chú – chỉ lấy âm thanh gốc của đức Phật dạy bảo sao nên làm vậy.



Như ngài Cưu Ma La Thập nói số 366: “Thánh Bồ Tát Long Thọ nguyện sinh về An Dưỡng (cõi Cực Lạc) mà nằm mộng cảm ứng được bài chú này”.



Bản dịch của ngài Bất Không số 930 thỉnh về từ nước Tích Lan (Sri Lanka) nói lợi ích bài thần chú như sau:

Lúc mệnh chung thời nhìn thấy Đức Vô Lượng Thọ Như Lai cùng với vô lượng câu chi chúng Bồ Tát vây quanh, đi đến nghinh đón Hành Giả, an ủi Thân Tâm, liền sinh về Thế Giới Cực Lạc, Thượng Phẩm Thượng Sinh, chứng địa vị của Bồ Tát”.



-Nay thấy trong Tạng Đa phần ghi tụng đủ 300. 000 lần, nay bản của ngài Bất Không giảm lại chỉ còn

10. 000 lần (mười ngàn lần), tôi e rằng chưa hợp với ý kiến đa số, trong bản Pháp Uyển Châu Lâm, bản Cầu Na Bạt Đà La, bản Pháp Hiền.



-Nên chọn số lần tụng chí ít là đủ: 300. 000 lần.



“Thanh văn và Bồ Tát

Chẳng biết được tâm Phật”



Lại nói: “Giả sử các chúng sinh

Đều đắc đạo tất cả

Tuệ thanh tịnh vốn không

Ức kiếp nghĩ trí Phật

Tận lực để giảng thuyết

Suốt đời chẳng biết được”.

(*Kinh Vô Lượng Thọ quyển Hạ của ngài Khang Tăng Khải dịch)



*Tức là đức Phật nói rằng: Tất cả chúng sinh đều đắc đạo thành A La Hán (tuệ thanh tịnh vốn không), dùng vô số kiếp để xét đoán, suy luận, quán sát, ngôn từ cũng không có nào hiểu rõ ràng thâm ý của đức Như Lai.





Đức Phật nói: “pháp mà ta đã chứng đắc là vi diệu, và thật hết sức vi diệu. Là sâu dày, là cực kỳ sâu dày.

Khó giác ngộ và thật khó giác ngộ là: tướng Nhất Thiết trí (là tướng biết hết tất cả, biết trùm khắp).

(*Nhập Lăng Gìa kinh số 675 của ngài Bồ Đề Lưu Chi phẩm 5 – Tuệ Mạng Tu Bồ Đề thưa hỏi)



Lại nói:

Chứng ngộ từ bên trong (nội chứng đắc)

Vô tướng lãnh hội

Không thể nói hết phô bày

Tuyệt hết biểu thị, ví dụ

Đình chỉ tranh luận

Thắng nghĩa như vậy

Siêu việt hết thảy

Sắc thái “suy xét”.

(*Giải Thâm Mật kinh số 676 của ngài Huyền Trang dịch)

Nam mô A Di Đà Phật

Minh Châu viết ngày 20/10/2024
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
949
Điểm tương tác
215
Điểm
43
Thưa thầy tôi mới gõ google từ: [ động đôn hoàng khởi công năm nào ]

Được trả lời như sau:

Các ngôi chùa hang Mạc Cao, Đôn Hoàng được xây dựng đầu tiên vào năm 366 sau Công nguyên. Vào thời Bắc Lương (năm 366-439), một cộng đồng tu sĩ nhỏ đã hình thành tại đây. Các hang động ban đầu chỉ phục vụ như một nơi thiền của các tu sĩ ẩn cư.

Còn mộc bản chú Vãng sinh là từ Thế kỷ thứ 9. Tức khoảng thời gian Nam Tống.

Nếu khắc in gỗ đã có từ thời đường khoảng thế kỷ thứ 6, thì bản thần chú vãng sinh khắc gỗ có mặt thì khoảng thời gian thế kỷ thứ 9 thời tống khắc in rộng rãi không có gì mâu thuẫn cả.

Vậy theo Thầy Trừng Hải nó được Động Đôn Hoàng có mặt từ năm nào?

Mộc bản theo Thầy từ đời đường tức thế kỷ thứ 6, thì bản khắc gỗ xuất hiện có từ thời thứ 9 có gì sai sao?

Các tiến sĩ họ đâu có nói nó xuất hiện vào thế kỷ thứ 6 đâu mà ý thầy nói: "nó có mặt thời kỳ thé kỷ thứ 6 khởi công, và khắc bản thế kỷ thứ 6).

Vậy rõ ràng động Đôn Hoàng ngàn Phật không phải thế kỷ thứ 9 thành lập, rồi thứ 9 mới khắc bản in thưa thầy.

Vậy thầy có đang nhầm lẫn giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 9 hay không ạ?
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,275
Điểm tương tác
903
Điểm
113
Hề hề,

1729414402329.png

THẦN CHÚ VÃNG SINH CỦA PHẬT A DI ĐÀ VẪN CÒN NGUYÊN BẢN TIẾNG PHẠN – PHẠN SIDDHAM , ĐƯỢC TÌM THẤY TẠI ĐỘNG ĐÔN HOÀNG, DO MỘT NGƯỜI ANH TÌM ĐƯỢC BẢN THẦN CHÚ GỐC (KCTL)

Cái mà KCTL gọi "Thần chú vãng sanh....nguyên bản tiếng Phạn....", bla bla chỉ là một bản in mộc của một lá bùa hộ mệnh tuổi đời khoảng thế kỷ 10 được Vương tiên sinh (Vương nguyên lộ, người ẩn cư tại địa phương Đôn hoàng) "chôm" khi phát hiện ra hang Tàng kinh thuộc khu vực động Mạc cao và bán lại cho Aurell Stein (Bản chú này được xếp loại là bản chú dài vì bên cạnh đó còn phổ biến bản chú ngắn) mà thôi không phải "bản thần chú gốc" trong một "bản kinh gốc"(nguyên bản) nào cả là điều Trừng Hải muốn góp ý, hề hề chớ không liên quan gì đến những điều KCTL chỉ trích (Để cường điệu chúng ta hay nói gốc, nói bản, nói chính hiệu con nai hay thậm chí thậm xưng nói uy lực tột cùng ai trì tụng cũng...vãng sanh, hề hề)


Trừng Hải
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
949
Điểm tương tác
215
Điểm
43
Đây điều là những gì thầy đã nói chứ nó không mất đi:

Nguyên văn của Trừng Hải:

[ƠVì vậy bản chú vãng sanh xuất lộ tại Đôn hoàng động có tuổi đời # 12 thế kỷ tương đương với thời kỳ xuất hiện mộc bản và khởi công tạo động Đôn hoàng thì làm sao gọi là bản...gốc, he he. ]

Thưa Thầy chính Thầy đã nói ra: Thì tại sao Thầy cố từ chối???!!!

Không phải Thầy đã phê bình quá rõ bản chú vãng sinh nó có cùng ngày khởi tạo động Đôn Hoàng???

Đây là điểm mâu thuẫn thứ nhất trên lời nói của Thầy.


Điểm thứ 2:
Cái mà KCTL gọi "Thần chú vãng sanh....nguyên bản tiếng Phạn....", bla bla chỉ là một bản in mộc của một lá bùa hộ mệnh tuổi đời khoảng thế kỷ 10 được Vương tiên sinh (Vương nguyên lộ, người ẩn cư tại địa phương Đôn hoàng) "chôm" khi phát hiện ra hang Tàng kinh thuộc khu vực động Mạc cao và bán lại cho Aurell Stein (Bản chú này được xếp loại là bản chú dài vì bên cạnh đó còn phổ biến bản chú ngắn) mà thôi không phải "bản thần chú gốc" trong một "bản kinh gốc"(nguyên bản) nào cả là điều Trừng Hải muốn góp ý, hề hề chớ không liên quan gì đến những điều KCTL chỉ trích (Để cường điệu chúng ta hay nói gốc, nói bản, nói chính hiệu con nai hay thậm chí thậm xưng nói uy lực tột cùng ai trì tụng cũng...vãng sanh, hề hề)


Vậy thì Thầy quá giỏi hơn những vị khảo cổ, người mua, và các vị tiến sĩ khảo cổ?

Thứ nhất: Nếu không có bản thần chú gốc, lấy đâu ra bản thân họ viết ra được???

BẢN THÂN THẦY CHO RẰNG MỘC BẢN SAO LẠI, CHẲNG LẼ KHÔNG CÓ BẢN GỐC.

1. Nếu không có bản gốc, họ viết qua suy luận của họ được dịch, thì vậy NGƯỜI NÀY CŨNG PHẢI AM HIỂU RẤT TƯỜNG TẬN VỀ PHẠN SIDDHAM????!!!!!


2. Nếu họ viết theo một bản gốc, thì việt họ chép ra là bình thường.

THẾ THÌ CỚ GÌ TẠO SAO THẦY DÁM KHẲNG ĐỊNH NÓ KHÔNG PHẢI LÀ BẢN GỐC THẦN CHÚ?

THƯA THẦY, THẦY ĐÃ ĐỌC HẾT 100 CUỐI GỐC CHỮ HOA ĐẠI CHÁNH TÂN TU ĐẠI TẠNG KINH CHƯA??



Nếu Thầy đã đọc hết qua, tôi tin chắc THẦY KHÔNG NÓI 2 CÂU NÓI TỰ MÂU THUẪN.

Vì tôi biết trong Tục Tạng Kinh có một bản bình giải Thần chú Vãng sinh của người Nhật, thỉnh từ ngài Bất Không, còn bản gốc cho đến ngày nay, và hoàn toàn trùng khớp với những gì được phát hiện tại Đôn Hoàng.

-Nếu giả thuyết thứ nhất của Thầy họ sao chép lại, thì sao Thầy dám khẳng định nó không phải là bản gốc.


Thưa Thầy nếu Thầy không nói ra, thì chẳng ai nói cho rõ với Thầy làm gì?

Thưa Thầy, chớ nên nói lạc đề.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
949
Điểm tương tác
215
Điểm
43
CHẲNG LẼ, PHẢI LẤY LÁ BỐI VIẾT RA. ĐEM NGUYÊN KIỆN LÁ CÂY ẤN ĐỘ ĐƯA CHO THẦY XEM, THẦY MỚI CHO LÀ BẢN GỐC????

1. GỐC Ở ĐÂY: TÔI NÓ LÀ ÂM THẦN CHÚ GỐC NÓ VẪN ĐƯỢC TỒN TẠI.

2. GỐC ĐÂY: LÀ VĂN TỰ PHẠN ÂM SIDDHAM VẪN TỒN TẠI - NÓ ĐƯỢC BẢO TỒN RẤT HOÀN HẢO DO NGƯỜI TÀU BẢO TỒN THÀNH CÔNG.


THƯA THẦY, NGÀY NAY CÔNG NGHỆ IN ẤN RẤT PHỔ BIẾN, CHẲNG LẼ TÔI IN RA HÀNG NGÀN QUYỂN KINH TIẾNG PHẠN TỪ MÁY IN THẦY KHÔNG CHO LÀ BẢN GỐC???

MÀ THẦY PHẢI: ĐEM NGUYÊN VĂN KIỆN, HOẶC LÁ BỐI GỐC THẦY MỚI CHO RẰNG NÓ LÀ BẢN GỐC.


Bản kinh này, hoàn toàn phù hợp 100% với một bản chú giải trong Bộ Tục Tạng kinh trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng, mà người Nhật Bản còn lưu lại đến ngày nay (nếu ai đã xem sẽ rõ tên gì), thỉnh từ Bất Không Tam Tạng của Trung Quốc thỉnh về từ quốc gia Tích Lan.

Nói thẳng ra, ai đã đọc qua Đại Tạng Đại Chánh họ rất am hiểu tường tận, họ sẽ nói vô tư như vậy!!!!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,275
Điểm tương tác
903
Điểm
113
Đây điều là những gì thầy đã nói chứ nó không mất đi:

Nguyên văn của Trừng Hải:

[ƠVì vậy bản chú vãng sanh xuất lộ tại Đôn hoàng động có tuổi đời # 12 thế kỷ tương đương với thời kỳ xuất hiện mộc bản và khởi công tạo động Đôn hoàng thì làm sao gọi là bản...gốc, he he. ]

Thưa Thầy chính Thầy đã nói ra: Thì tại sao Thầy cố từ chối???!!!

Không phải Thầy đã phê bình quá rõ bản chú vãng sinh nó có cùng ngày khởi tạo động Đôn Hoàng???

Đây là điểm mâu thuẫn thứ nhất trên lời nói của Thầy.


Điểm thứ 2:
Cái mà KCTL gọi "Thần chú vãng sanh....nguyên bản tiếng Phạn....", bla bla chỉ là một bản in mộc của một lá bùa hộ mệnh tuổi đời khoảng thế kỷ 10 được Vương tiên sinh (Vương nguyên lộ, người ẩn cư tại địa phương Đôn hoàng) "chôm" khi phát hiện ra hang Tàng kinh thuộc khu vực động Mạc cao và bán lại cho Aurell Stein (Bản chú này được xếp loại là bản chú dài vì bên cạnh đó còn phổ biến bản chú ngắn) mà thôi không phải "bản thần chú gốc" trong một "bản kinh gốc"(nguyên bản) nào cả là điều Trừng Hải muốn góp ý, hề hề chớ không liên quan gì đến những điều KCTL chỉ trích (Để cường điệu chúng ta hay nói gốc, nói bản, nói chính hiệu con nai hay thậm chí thậm xưng nói uy lực tột cùng ai trì tụng cũng...vãng sanh, hề hề)


Vậy thì Thầy quá giỏi hơn những vị khảo cổ, người mua, và các vị tiến sĩ khảo cổ?

Thứ nhất: Nếu không có bản thần chú gốc, lấy đâu ra bản thân họ viết ra được???

BẢN THÂN THẦY CHO RẰNG MỘC BẢN SAO LẠI, CHẲNG LẼ KHÔNG CÓ BẢN GỐC.

1. Nếu không có bản gốc, họ viết qua suy luận của họ được dịch, thì vậy NGƯỜI NÀY CŨNG PHẢI AM HIỂU RẤT TƯỜNG TẬN VỀ PHẠN SIDDHAM????!!!!!


2. Nếu họ viết theo một bản gốc, thì việt họ chép ra là bình thường.

THẾ THÌ CỚ GÌ TẠO SAO THẦY DÁM KHẲNG ĐỊNH NÓ KHÔNG PHẢI LÀ BẢN GỐC THẦN CHÚ?

THƯA THẦY, THẦY ĐÃ ĐỌC HẾT 100 CUỐI GỐC CHỮ HOA ĐẠI CHÁNH TÂN TU ĐẠI TẠNG KINH CHƯA??



Nếu Thầy đã đọc hết qua, tôi tin chắc THẦY KHÔNG NÓI 2 CÂU NÓI TỰ MÂU THUẪN.

Vì tôi biết trong Tục Tạng Kinh có một bản bình giải Thần chú Vãng sinh của người Nhật, thỉnh từ ngài Bất Không, còn bản gốc cho đến ngày nay, và hoàn toàn trùng khớp với những gì được phát hiện tại Đôn Hoàng.

-Nếu giả thuyết thứ nhất của Thầy họ sao chép lại, thì sao Thầy dám khẳng định nó không phải là bản gốc.


Thưa Thầy nếu Thầy không nói ra, thì chẳng ai nói cho rõ với Thầy làm gì?

Thưa Thầy, chớ nên nói lạc đề.

Hề hề,

Lạc đề?! Hề hề, thôi ngừng ở đây nha.

Trừng Hải
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
949
Điểm tương tác
215
Điểm
43
Để kết thúc đoạn thảo luận này tôi xin tóm tắt, để những bậc trí thức, và người đọc được, sẽ hiểu theo cách riêng của họ như sau:

I.

1. Quan điểm của Thầy Trừng Hải nguyên văn: Mộc bản (bản in ấn bằng gỗ) có từ thế kỷ thứ 9, mà trùng khớp với ngày khởi tạo động Đôn Hoàng, tức là cùng thế kỷ thứ 9. Tức là không hợp lý, nên không phải là văn bản gốc. Gốc ở đây nghĩa là văn bản có mặt ở Ấn Độ mà chỉ là sao chép lại. ???!!!

-Vậy câu hỏi đặt ra ở đây văn bản sao chép gốc tờ đầu tiên có mặt Ấn Độ nó có thời gian nào, làm sao tìm được?

Kết luận của Trừng Hải: VÌ NGÀY BẢN KHẮC GỖ VÀ NGÀY KHỞI TẠO ĐỘNG ĐÔN HOÀNG TRÙNG KHỚP NHAU.
(nguyên văn: [ƠVì vậy bản chú vãng sanh xuất lộ tại Đôn hoàng động có tuổi đời # 12 thế kỷ tương đương v
ới
thời kỳ xuất hiện mộc bản và khởi công tạo động Đôn hoàng thì làm sao gọi là bản...gốc, he he. ])....

2. Vì có 1 người Tàu A, lấy được bằng cách nào đó, xong rồi bán cho một người anh, nên không phải là văn bản gốc.

(nguyên văn: chỉ là một bản in mộc của một lá bùa hộ mệnh tuổi đời khoảng thế kỷ 10 được Vương tiên sinh (Vương nguyên lộ, người ẩn cư tại địa phương Đôn hoàng) "chôm" khi phát hiện ra hang Tàng kinh thuộc khu vực động Mạc cao và bán lại cho Aurell Stein (Bản chú này được xếp loại là bản chú dài vì bên cạnh đó còn phổ biến bản chú ngắn) mà thôi không phải "bản thần chú gốc" trong một "bản kinh gốc"(nguyên bản) nào cả là điều Trừng Hải muốn góp ý,)



II.

Còn quan điểm của tôi như sau:

1. Dựa trên văn gỗ, hiện có trong bảo tàng Anh, cùng với 4 tiến sĩ họ khẳng định nó có từ thế kỷ thứ 9.

- Tôi cho rằng: Vì nó có từ thế kỷ thứ 9, và rất nhiều kinh chữ Phạn, khi người Anh, người Nhật phá động cửa đá này tìm ra. Nên tôi cho rằng nó hoàn toàn là 1 văn bản gốc của Ấn Độ, dù nó có được sao chép lại rất nhiều lần từ bất kể người nào.

-Mẫu tự Phạn Siddham, hoàn toàn tương ứng bản chú giải Ngũ Luân Cửu Tự Bí Mật thích và các bản chú giải bộ sưu tập của người Nhật Bản nên là văn bản gốc.

-Phạn văn, được khắc in tìm thấy tại động Đôn Hoàng phù hợp có trong Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do người Nhật Bản ghi lại, nên nó hoàn toàn hợp lý là một văn bản gốc của Ấn Độ.

-Gốc mà tôi muốn nói đây là, bất kể bản văn này nó có mặt khoảng thời gian nào, nếu không phải là một người chuyên am tường Phạn văn thì không thể nào viết ra một cách hợp lý.

-Gốc đây theo cách hiểu của tôi, dù nó được khắc in bất kỳ chỗ nào, hoặc động đá, hoặc bản gốc, hoặc một bản giấy, nếu nó phù hợp với văn bản Ấn Độ - chính là phù hợp với các Bộ Đại Tạng Kinh của các nước khác như Tây Tạng. Thì nó được cho là văn bản gốc.

-Gốc của tôi hiểu, không phải buộc từ lá cây Bối Ấn Độ, gìn giữ vẹn toàn theo thời gian bản dịch tiếng Tàu có mặt nó với là phiên bản gốc.

-Nếu nó là PHIÊN BẢN GỐC, NÓ ĐƯỢC SAO CHÉP VÀ IN ẤN NHIỀU LẦN LÀ ĐIỀU DĨ NHIÊN.

-Gốc đây nữa, là có rất nhiều kinh điển tiếng Phạn phát hiện tại động này.


HẾT.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
36
Điểm tương tác
25
Điểm
8

NHẬT KÝ CỦA MỘT NGƯỜI NGU DỐT​

Để kết thúc đoạn thảo luận này tôi xin tóm tắt, để những bậc trí thức, và người đọc được, sẽ hiểu theo cách riêng của họ như sau:

I.

1. Quan điểm của Thầy Trừng Hải nguyên văn: Mộc bản (bản in ấn bằng gỗ) có từ thế kỷ thứ 9, mà trùng khớp với ngày khởi tạo động Đôn Hoàng, tức là cùng thế kỷ thứ 9. Tức là không hợp lý, nên không phải là văn bản gốc. Gốc ở đây nghĩa là văn bản có mặt ở Ấn Độ mà chỉ là sao chép lại. ???!!!

-Vậy câu hỏi đặt ra ở đây văn bản sao chép gốc tờ đầu tiên có mặt Ấn Độ nó có thời gian nào, làm sao tìm được?

Kết luận của Trừng Hải: VÌ NGÀY BẢN KHẮC GỖ VÀ NGÀY KHỞI TẠO ĐỘNG ĐÔN HOÀNG TRÙNG KHỚP NHAU.
(nguyên văn: [ƠVì vậy bản chú vãng sanh xuất lộ tại Đôn hoàng động có tuổi đời # 12 thế kỷ tương đương v
ới
thời kỳ xuất hiện mộc bản và khởi công tạo động Đôn hoàng thì làm sao gọi là bản...gốc, he he. ])....

2. Vì có 1 người Tàu A, lấy được bằng cách nào đó, xong rồi bán cho một người anh, nên không phải là văn bản gốc.

(nguyên văn: chỉ là một bản in mộc của một lá bùa hộ mệnh tuổi đời khoảng thế kỷ 10 được Vương tiên sinh (Vương nguyên lộ, người ẩn cư tại địa phương Đôn hoàng) "chôm" khi phát hiện ra hang Tàng kinh thuộc khu vực động Mạc cao và bán lại cho Aurell Stein (Bản chú này được xếp loại là bản chú dài vì bên cạnh đó còn phổ biến bản chú ngắn) mà thôi không phải "bản thần chú gốc" trong một "bản kinh gốc"(nguyên bản) nào cả là điều Trừng Hải muốn góp ý,)



II.

Còn quan điểm của tôi như sau:

1. Dựa trên văn gỗ, hiện có trong bảo tàng Anh, cùng với 4 tiến sĩ họ khẳng định nó có từ thế kỷ thứ 9.

- Tôi cho rằng: Vì nó có từ thế kỷ thứ 9, và rất nhiều kinh chữ Phạn, khi người Anh, người Nhật phá động cửa đá này tìm ra. Nên tôi cho rằng nó hoàn toàn là 1 văn bản gốc của Ấn Độ, dù nó có được sao chép lại rất nhiều lần từ bất kể người nào.

-Mẫu tự Phạn Siddham, hoàn toàn tương ứng bản chú giải Ngũ Luân Cửu Tự Bí Mật thích và các bản chú giải bộ sưu tập của người Nhật Bản nên là văn bản gốc.

-Phạn văn, được khắc in tìm thấy tại động Đôn Hoàng phù hợp có trong Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do người Nhật Bản ghi lại, nên nó hoàn toàn hợp lý là một văn bản gốc của Ấn Độ.

-Gốc mà tôi muốn nói đây là, bất kể bản văn này nó có mặt khoảng thời gian nào, nếu không phải là một người chuyên am tường Phạn văn thì không thể nào viết ra một cách hợp lý.

-Gốc đây theo cách hiểu của tôi, dù nó được khắc in bất kỳ chỗ nào, hoặc động đá, hoặc bản gốc, hoặc một bản giấy, nếu nó phù hợp với văn bản Ấn Độ - chính là phù hợp với các Bộ Đại Tạng Kinh của các nước khác như Tây Tạng. Thì nó được cho là văn bản gốc.

-Gốc của tôi hiểu, không phải buộc từ lá cây Bối Ấn Độ, gìn giữ vẹn toàn theo thời gian bản dịch tiếng Tàu có mặt nó với là phiên bản gốc.

-Nếu nó là PHIÊN BẢN GỐC, NÓ ĐƯỢC SAO CHÉP VÀ IN ẤN NHIỀU LẦN LÀ ĐIỀU DĨ NHIÊN.

-Gốc đây nữa, là có rất nhiều kinh điển tiếng Phạn phát hiện tại động này.


HẾT.

NHẬT KÝ CỦA MỘT NGƯỜI NGU DỐT?​

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên