- Tham gia
- 6/6/16
- Bài viết
- 134
- Điểm tương tác
- 12
- Điểm
- 18
GIỌT TÂM của PHÁP THÂN
Thực hành Đại Toàn Thiện của Truyền Thống Bon
NGUYÊN TÁC:
HEART DROPS OF DHARMAKAYA
Dzogchen Practice of Bon Tradition
Lopon Tenzin Namdak on the Kuntuzangpo Nyingthik of Shardza Taishi Gyaltsen
Tiêu đề đầy đủ của văn bản được dịch ở đây là: Giáo lý về Tiến Trình của Đại Toàn Thiện gọi là Những Giọt Tâm của Pháp Thân
Dịch sang tiếng Anh và Bình luận: Lopon Tenzin Namdak
Việt dịch: Ẩn Tiên
Mục đích rèn luyện tâm trí là chủ đề của văn bản này và nhờ nó bạn có thể loại bỏ mọi tiêu cực và chướng ngại tinh thần. Ngoài ra bạn còn có thể loại bỏ mọi xáo trộn và chấm dứt ham muốn của tâm trí. Cuối cùng bạn sẽ đạt được Pháp Thân tối hậu. Văn bản này không hạn chế người đọc vì lợi ích của tất cả chúng sinh. (Lopon)
NỘI DUNG
Thực hành Đại Toàn Thiện của Truyền Thống Bon
NGUYÊN TÁC:
HEART DROPS OF DHARMAKAYA
Dzogchen Practice of Bon Tradition
Lopon Tenzin Namdak on the Kuntuzangpo Nyingthik of Shardza Taishi Gyaltsen
Tiêu đề đầy đủ của văn bản được dịch ở đây là: Giáo lý về Tiến Trình của Đại Toàn Thiện gọi là Những Giọt Tâm của Pháp Thân
Dịch sang tiếng Anh và Bình luận: Lopon Tenzin Namdak
Việt dịch: Ẩn Tiên
Mục đích rèn luyện tâm trí là chủ đề của văn bản này và nhờ nó bạn có thể loại bỏ mọi tiêu cực và chướng ngại tinh thần. Ngoài ra bạn còn có thể loại bỏ mọi xáo trộn và chấm dứt ham muốn của tâm trí. Cuối cùng bạn sẽ đạt được Pháp Thân tối hậu. Văn bản này không hạn chế người đọc vì lợi ích của tất cả chúng sinh. (Lopon)
NỘI DUNG
Lời Nói Đầu
Giới Thiệu của Per Kvaeerne
Tiểu Sử của Shardza Tashi Gyaltsen
Những Giọt Tâm của Pháp Thân: Văn Bản
Quyển 1: Thực Hành Sơ Khởi
Quyển 2: Thực Hành Trekcho
Quyển 3: Thực Hành Thogal
Quyển 4: Thực Hành Chuyển Di Thần Thức và Trung Ấm
Phụ Lục 1: Thân Cầu Vồng
Phụ Lục 2: Một Lịch Sử Ngắn Về Bon
Phụ Lục 3: Tiểu Sử Lopon Tenzin Namdak
LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên là vì hai lý do. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên một tài liệu từ truyền thống Bonpo được xuất bản đầy đủ, chứng tỏ sức sống và tầm quan trọng của truyền thống này đã tồn tại nguyên vẹn từ thời xa xưa. Thứ hai, đây là lần đầu tiên một tài liệu hoàn chỉnh liên quan đến Đại Toàn Thiện được cung cấp cho độc giả phương Tây nói chung và lợi ích thực tế là nó được viết vào thời hiện đại, gần như chắc chắn là sau năm 1930. Được viết bởi Shardza Tashi Gyaltsen (1859 – 1935), một vị thầy Bonpo nổi tiếng, người đã giảng dạy cho học trò của các truyền thống Phật giáo khác của Tây Tạng, cũng như nhiều học trò từ cộng đồng Bonpo, nó thuộc về một dòng truyền thừa không gián đoạn vẫn còn hoạt động đến tận ngày nay.
Việc đánh giá lại đạo Bon và vai trò của nó trong sự phát triển văn hóa Tây Tạng là một nét đặc trưng của học thuật phương Tây trong hai mươi năm qua, và chúng tôi hy vọng tập sách này sẽ có ích cho nhiệm vụ đó. Nhằm mục đích như vậy, chúng tôi đã đưa vào văn bản một lịch sử ngắn gọn về Yungdrung (Vĩnh Cửu) Bon từ quan điểm riêng của nó, cũng như tiểu sử của Shardza Tashi Gyaltsen và Lopon Tenzin Namdak, vị thầy chịu trách nhiệm về bản dịch này.
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là Lopon nhận diện ba loại Bon riêng biệt: Bon cũ, hoàn toàn là shaman giáo. Bon mới, hoặc cách tân, nảy sinh trong sự phản ứng lại quá trình cạnh tranh từ các trường phái Phật giáo khác. Và Yungdrung hay Bon Vĩnh Cửu, là truyền thống được trình bày ở đây. Yungdrung Bon có nhiều điểm tương đồng với các truyền thống khác của Phật giáo Tây Tạng, nhưng có nguồn gốc từ một vị thầy sớm hơn nhiều so với đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cụ thể là Tonpa (Phật) Shenrab, người đã giảng dạy ở một quốc gia phía tây Tây Tạng. Truyền thống sau đó lan rộng đến các vùng phía tây cao nguyên Tây Tạng, đáng chú ý nhất là vương quốc Zhang Zhung ở vùng Kailash, và đã có từ xa xưa trước khi vua Songtsen Gampo chinh phục nó vào thế kỷ thứ bảy.
Khi tìm hiểu một lịch sử cổ xưa kể một câu chuyện khác biệt đáng kể với lịch sử Phật giáo của Tây Tạng, người ta gặp khó khăn trong việc tìm ra những bằng chứng có thể giúp xác nhận hoặc ít nhất xác định một số sự kiện trong quan niệm phương Tây về tiến trình văn hóa. Đặc biệt, ý tưởng cho rằng văn hóa Yungdrung Bon bắt nguồn từ vùng Ba Tư, và nhiều giáo lý bắt nguồn từ phía tây cao nguyên Tây Tạng thay vì từ tiểu lục địa Ấn Độ, và đã là như vậy trong một thời kỳ có trước đức Phật lịch sử, dường như khó tin đối với những người đã quen với lịch sử tiếp nhận sự cải đạo của Tây Tạng vào thời các vị vua ở thế kỷ thứ bảy.
Quả thực, do những biến động định kỳ xảy ra trong khu vực và tính chất mong manh của giấy tờ mà các tài liệu được viết trên đó, bất cứ nỗ lực nào nhằm đánh giá lịch sử này độc lập đều trở nên khó khăn hơn nhiều bởi tính hiếm có của các văn bản cổ có thể dùng để xác định được niên đại ở dạng nguyên bản của chúng. Hơn nữa, trong trường hợp của đạo Bon, dòng truyền thừa ban đầu hoàn toàn được truyền miệng nên có vẻ như không còn ghi chép trực tiếp nào cung cấp cái nhìn sâu sắc về lịch sử ban đầu.
Tuy nhiên, có hai trường hợp ngoại lệ đối với kết luận này. Phần đầu tiên liên quan đến các yếu tố quan trọng của văn hóa Tây Tạng cổ đại, bao gồm cả kiến trúc cũng như các khái niệm tôn giáo, đã được các học giả ghi nhận là có thể so sánh với văn hóa Ba Tư cổ đại.1 Vì những yếu tố này có từ thời kỳ đạo Bon thịnh hành ở Tây Tạng nên chúng củng cố ý tưởng rằng ảnh hưởng của Ba Tư rất quan trọng trong thời cổ đại.
Chuỗi bằng chứng trực tiếp hơn liên quan đến phong cách và nguồn gốc của các tượng đài chorten Bonpo. Ở đây, cũng như nhiều yếu tố khác của văn hóa Bonpo, người ta khẳng định đạo Bon đã sao chép phong cách bảo tháp Phật giáo nhằm cố gắng cạnh tranh với với văn hóa Phật giáo mặc dù có những khác biệt quan trọng giữa chúng. Đáng chú ý nhất là các tài liệu Bonpo chỉ ra các ngôi đền được bao quanh trong cấu trúc của chorten, do đó thường được vẽ bằng một tầng dưới giống như cái hộp bên dưới cấu trúc bảo tháp cho dễ nhận biết ở bên trên. Một điểm khác biệt quan trọng nữa là việc sử dụng cây đinh ba với thanh kiếm rực lửa ở giữa làm biểu tượng trên đỉnh công trình, thay vì mặt trời và trăng lưỡi liềm được sử dụng theo phong cách Phật giáo.
Gần đây, hai nghiên cứu đã được công bố liên quan đến những hình ảnh được mô tả trên các tác phẩm chạm khác trên đá cổ ở Karakoram và Ladakh ở phía tây Tây Tạng. Những hình chạm khắc này được đặc biệt quan tâm vì chúng có thể được xác định niên đại bằng những phương tiện khác và do đó cung cấp bằng chứng trực tiếp về thời kỳ đầu của văn hóa Tây Tạng. Vì vậy, điều quan trọng là một bức chạm khắc như thế từ Karakoram có niên đại vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên thể hiện rõ ràng phong cách đặc trưng của bảo tháp Bonpo với lỗ mở phần chân đế và biểu tượng cây đinh ba, cũng như biểu tượng chữ Vạn của Yungdrung Bon. Bằng chứng như vậy chắc hẳn khiến người ta phải thắc mắc về những khẳng định tự tin rằng phong cách như vậy được sao chép từ văn hóa Phật giáo Ấn Độ, cái không đến Tây Tạng mãi sáu thế kỷ sau đó! Các tác phẩm chạm khắc ở Ladakhi củng cố lập luận này, vì mặc dù chúng được thực hiện bởi binh lính vào thời điểm Tây Tạng mở rộng ảnh hưởng, trùng hợp với sự du nhập của Phật giáo từ Ấn độ, nhưng tất cả chúng đều sử dụng phong cách bảo tháp Bonpo cùng với chữ khắc bằng ngôn ngữ cổ xưa của miền tây Tây Tạng, Zhang Zhung, đã bị ngôn ngữ Tây Tạng thay thế. Một lần nữa, ý kiến được chấp nhận rộng rãi rằng chữ viết đến Tây Tạng cùng với Phật giáo từ Ấn độ dường như thiếu độ tin cậy trong ánh sáng của những phát hiện này.
Bản dịch tài liệu này
Tài liệu được trình bày ở đây mang phong cách hướng dẫn cá nhân của Shardza cho các học trò của mình. Những tài liệu như vậy được gọi là mengade theo truyền thống Dzogchen, và tài liệu này là bản tóm tắt của một tác phẩm hai tập của Shardza có cùng phong cách.
Bản dịch được thực hiện vào tháng 8 năm 1991 bởi Lopon Tenzin Namdak trong quá trình giảng dạy cho một nhóm nhỏ sinh viên phương Tây tại tu viện của ông ở thung lũng Kathmandu Nepal. Khi mưa rơi xung quanh chúng tôi, Lopon dành khoảng hai giờ mỗi sáng để dịch và giảng dạy từ tài liệu, được gõ trên một bộ xử lý văn bản di động khi ông dạy về nó. Nó cũng được ghi âm lại, cho phép chúng tôi kiểm tra xem tài liệu đánh máy có chính xác không, và liệu có thiếu sót không mong muốn nào xảy ra so với bản gốc tiếng Tây Tạng không. Việc đánh máy và sửa lỗi tiếng Anh đều do tôi thực hiện, trong khi việc kiểm tra bản đánh máy đối với cả băng ghi âm và văn bản gốc được thực hiện bởi Monica Gentile, người đang hoàn thành luận án của mình về các khía cạnh văn hóa Tây Tạng tại Đại học Tiếng Phạn ở Benares, Ấn Độ. Sau đó, phiên bản cuối cùng được đọc lại cho Lopon, người đã kiểm tra nó lần thứ hai so với bản gốc tiếng Tây Tạng. Ngoài việc lược bỏ một số trích dẫn trong các phần đầu, quy trình này còn được áp dụng cho tất cả các phần trong bản gốc của Shardza và các phụ lục đi kèm. Ở đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới Cheh Goh, người đã giúp dịch tiểu sử của Shardza Tashi Gyaltsen, và Tadeusz Skorupski, người đã dịch tiểu sử ngắn của Bon tạo thành Phụ lục 2.
Là một bậc thầy được thừa nhận về Dzogchen, Lopon Tenzin Namdak còn là một vị thầy xuất sắc với kiến thức bách khoa về văn hóa Bonpo và kinh nghiệm cả đời giảng dạy nó cho các tu sĩ thực tập, cả ở Tây Tạng và Ấn Độ. Ông ấy không chỉ có thể dịch văn bản khi đọc cho chúng tôi mà con vui vẻ trả lời bất cứ điểm nào cần được làm rõ hoặc các vấn đề cần giải thích khi chúng nảy sinh trong các buổi học, và những câu trả lời của ông gần như tạo thành một tài liệu mengade khác bên cạnh bản gốc. Những nhận xét này có thể được tìm thấy trong rất nhiều chú thích đi kèm và đồng thời nên được đọc như một lời bình luận cho văn bản đó. Bây giờ, đọc nó ở London, có rất nhiều cầu hỏi khác mà tôi muốn hỏi ông, nhưng hy vọng rằng nhiều câu hỏi sẽ được giải đáp thông qua việc trình bày văn bản theo cách này.
Theo gợi ý của Per Kvaerne, người đã rất tốt bụng đề nghị viết phần giới thiệu cho tài liệu cũng như kiểm tra những điểm mâu thuẫn trong tiếng Anh của tôi, tài liệu này tốt hơn nên được mô tả như một bản bình luận mang tính chú giải hơn là một bản dịch nghiêm ngặt. Vì nó là một bản bình luận về những gì, xét cho cùng, là một giáo huấn cá nhân của một đạo sư vĩ đại của Dzogchen, việc này không gây ra quá nhiều vấn đề, và chúng tôi hy vọng nó sẽ bảo lưu được phần nào hương vị của văn bản gốc như nó đã được dạy. Điểm cuối cùng liên quan đến câu hỏi bất bình về cách trình bày các thuật ngữ Tây Tạng bằng tiếng Anh, chúng tôi quyết định sử dụng cách viết cho phép phát âm thô tiếng Tây Tạng, sau đó là phiên âm Wylie chính xác hơn trong ngoặc để dễ đọc hơn và văn bản sẽ không bị gián đoạn.
Như đã đề cập trong dòng đầu tiên của lời nói đầu, đây quả thực là một sự kiện hiếm có, và chúng tôi hy vọng tài liệu ngắn gọn, rõ ràng, tuyệt vời này sẽ vừa hữu ích vừa dễ hiểu đối với bất cứ ai đọc nó. Nó mô tả một truyền thống hết sức phi thường theo nghĩa chân thực nhất, vẫn còn hoạt động và sẵn có. Nguyện nó phục vụ lợi ích chúng sinh! (Richard Dixey, London, Tháng 10, 1991).