Ba Tuần

Nhất thiết duy Tâm

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Vật chất có phải là một dạng tồn tại của tinh thần ?

- Nếu vật chất là một dạng tồn tại của tinh thần thì trong quá trình tiến hóa, vật chất sẽ có khả năng nhận thức và vì thế có khả năng giác ngộ thành Phật.

- Nếu vật chất không phải là một dạng tồn tại của tinh thần tức vật chất và tinh thần là độc lập với nhau; vật chất thì không có khả năng nhận thức, còn tinh thần thì có khả năng nhận thức; hai cái có thể tương tác với nhau trong sinh vật sống (như suy nghĩ điều khiển hành vi; cảm giác thay đổi tâm trạng...) như vậy thì phải có yếu tố liên kết giữa vật chất và tinh thần.

Yếu tố liên kết vật chất và tinh thần là gì ? Là cái sẵn có (tức tự nhiên) hay do nhân thành (tức nhân duyên) hay là cái phi nhân duyên, phi tự nhiên - tồn tại mà không thể nhận thức (tức bất khả thuyết; bất khả tri).

Cũng giống như vật chất,
tinh thần cũng có nhiều dạng. Thức là một dạng phát triển cao trong các dạng tinh thần. Nó cần một kết cấu vật chất tương ứng, cho nên ta thấy rằng ở cục đá, cây cỏ kết cấu chưa đủ phức tạp nên các thức chưa phát được.Con người là kết cấu vật chất đỉnh cao có khả năng tự ý thức và giác ngộ.

Sợi giây liên kết giữa vật chất và tinh thần là thật tánh lìa ngôn thuyết, phi tinh thần, phi vật chất, tới khi chứng Phật quả thì nó tự hiển lộ nơi cá nhân đó.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Ngày xưa khi Ba Tuần còn học cấp 3, trong một lần đạp xe đạp về băng qua đường thì đột nhiên rơi vào trạng thái trống rỗng, thời gian nhận thức chỉ trong tíc tắc; hoàn toàn mất hết cảm giác nơi thân;

Khi mở mắt ra thì thấy mình đang nằm trên đất, nhìn lên thì thấy mẹ đang túm cổ tay lái xe tải gào thét gì đó...liền buột miệng kêu lên: Không phải lỗi tại anh ấy !

Rồi đi thẳng vào nhà, nằm nghỉ một giấc, chân tay toàn thân hoàn toàn bình thường.

Sau đó có hỏi lại mọi người chuyện gì xảy ra, thì ai nấy đều nói: Ba Tuần bị xe tải tông hất tung lên trời, rơi vào nắp ca bô, rồi lăn xuống đất, nằm im.

Như vậy, trạng thái tinh thần này là trạng thái gì ? Mà một khi lọt vào trạng thái ấy, thì "mất thân không cảm giác"; khi đó thì toàn thân gần như "bất khả xâm phạm" dù trong hiện tướng là bị xe tông, mà khi thoát khỏi trạng thái ấy thì thân thể vẫn bình an.

Cho nên có thể thấy, cảnh giới tinh thần thoát ly vật chất - một khi bản thân đạt vào - thì thế giới vật chất với chính mình là hoàn toàn vô chướng ngại; vô tương tác...Cái này là không rõ do duyên gì mà lọt vào;

Còn đối với chư Tổ, việc đao chém liền gẫy; thân nâng ngàn cân...dù dùng thân tướng như con người...là chuyện có thể tin được; là một minh chứng rất xác thực cho sức mạnh vô hạn của tinh thần con người !
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Ngày xưa khi Ba Tuần còn học cấp 3, trong một lần đạp xe đạp về băng qua đường thì đột nhiên rơi vào trạng thái trống rỗng, thời gian nhận thức chỉ trong tíc tắc; hoàn toàn mất hết cảm giác nơi thân;

Khi mở mắt ra thì thấy mình đang nằm trên đất, nhìn lên thì thấy mẹ đang túm cổ tay lái xe tải gào thét gì đó...liền buột miệng kêu lên: Không phải lỗi tại anh ấy !

Rồi đi thẳng vào nhà, nằm nghỉ một giấc, chân tay toàn thân hoàn toàn bình thường.

Sau đó có hỏi lại mọi người chuyện gì xảy ra, thì ai nấy đều nói: Ba Tuần bị xe tải tông hất tung lên trời, rơi vào nắp ca bô, rồi lăn xuống đất, nằm im.

Như vậy, trạng thái tinh thần này là trạng thái gì ? Mà một khi lọt vào trạng thái ấy, thì "mất thân không cảm giác"; khi đó thì toàn thân gần như "bất khả xâm phạm" dù trong hiện tướng là bị xe tông, mà khi thoát khỏi trạng thái ấy thì thân thể vẫn bình an.

Cho nên có thể thấy, cảnh giới tinh thần thoát ly vật chất - một khi bản thân đạt vào - thì thế giới vật chất với chính mình là hoàn toàn vô chướng ngại; vô tương tác...Cái này là không rõ do duyên gì mà lọt vào;

Còn đối với chư Tổ, việc đao chém liền gẫy; thân nâng ngàn cân...dù dùng thân tướng như con người...là chuyện có thể tin được; là một minh chứng rất xác thực cho sức mạnh vô hạn của tinh thần con người !

Ngài phước lớn mạng lớn,
xe tông dữ dội mà vẫn không sao.
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Reputation: 44%
Tham gia
10/11/13
Bài viết
293
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Vnbn với bạn rồi, cục đá chỉ do thức xác định thì tất nhiên sẽ tan biến. Trái lại thì cục đá sẽ thị hiện thành Phật.

Cái qui ước và phi qui ước chẳng rời nhau thế nên mới gọi là bất nhị. Thế nên cục đá tương đối và cục đá tuyệt đối không rời nhau. Cục đá tương đối thì tan biến, cục đá tuyệt đối thì sẽ thị hiện thành Phật. Đơn giản vậy sao chậm hiểu vậy bạn.

Thì tao đã nói rồi mà . trong tay mi , mi ngông cuồng gọi kẹo thành cục đá , đó là qui ước theo cái mi suy nghĩ .
Còn cái tao nói là là gọi bằng cục cứt khô gì chẳng được , mi cứ gọi là Phật đi có vấn đề gì đâu.
Giờ tao hỏi lại một câu rất ngớ ngẫn, nhưng mi phải trả lời .
Thế nào là Phật,Thành Phật là thành cái gì, tại sao nhất định phải thành Phật?
 

TamTâmVôHữuĐắc

Registered
Phật tử
Reputation: 27%
Tham gia
29/8/17
Bài viết
191
Điểm tương tác
51
Điểm
28
Vật chất có phải là một dạng tồn tại của tinh thần ?

- Nếu vật chất không phải là một dạng tồn tại của tinh thần tức vật chất và tinh thần là độc lập với nhau; vật chất thì không có khả năng nhận thức, còn tinh thần thì có khả năng nhận thức; hai cái có thể tương tác với nhau trong sinh vật sống (như suy nghĩ điều khiển hành vi; cảm giác thay đổi tâm trạng...) như vậy thì phải có yếu tố liên kết giữa vật chất và tinh thần.

Yếu tố liên kết vật chất và tinh thần là gì ? Là cái sẵn có (tức tự nhiên) hay do nhân thành (tức nhân duyên) hay là cái phi nhân duyên, phi tự nhiên - tồn tại mà không thể nhận thức (tức bất khả thuyết; bất khả tri).

- Vật chất là cái "dụng" của tinh thần, còn tinh thần là cái "thể", tinh thần muốn phát huy cái dụng thì phải có vật chất. Vật chất là hữu vật chất có hình tướng là tất cả những gì trong vũ trụ có hình tướng nhưng phân ra vật chất vật lý, sinh lý, hay hóa lý .v..v.., còn tinh thần là thức, là sóng hật là từ trường hay năng lượng trong không gian .v..v.. cũng phân ra nhiều dạng. Do yếu tố nhân duyên thì vật chất và tinh thần mới kết hợp lại thành một lúc đó thì mới nói tinh thần và vật chất tuy 2 là 1. Ví dụ để có thân người điều kiện là phải có nhân duyên là tinh cha, huyết mẹ và thần thức thọ thai hay đầu thai mà thần thức thọ thai do đâu mà có là do nghiệp lực (tức là thoái quen hay tập đế) từ nhiều kiếp trong luân hồi 6 nẽo tạo ra nên mới kết hợp lại có thân người.

bản hỏi :Yếu tố liên kết vật chất và tinh thần là gì ? đó chính là nhân duyên gieo trồng hay là nghiệp lực chiêu cảm. cũng giống như bạn Vnbn nói cục đá thì cũng do nhân duyên chiêu cảm của trời đất mà sinh ra cục đá, cục đá thì có nhiều loại đá : đá quý như kim cương, đá rubi, cẩm thạch đá safia.v..v.. và đá thông thường thỉ cũng có nhiều loại để cho ra nhiều loại đá như vậy thì nhân duyên trong trời đất tạo ra cũng có nhiều nhân duyên khác nhau.

Một ví dụ khác nữa là cũng là con người nhưng sao trên thế giới lại có nhiều chủng loại người vậy , người da trắng, da đen, người thì thế này thế kia hơn 8 tỷ người trên thế giới không ai giống ai có phải là do nhân duyên và nghiệp lực của mỗi người khác nhau nên tạo ra hình tướng khác nhau công thêm nhân duyên của môi trường sống và đều kiện sống bên ngoài khác nhau nên khác nhau không? còn ở trong một gia đình cung cha cùng mẹ cùng đều kiện anh, chị, tuy giống nhau một phần nhưng không thể giống nhau như đúc như anh, em sanh đôi không?
Vài lời chia sẽ có gì chưa phải xin góp ý thêm.

Bổ sung thêm một ý là khi bỏ thân người giả tạm này tức nhân duyên không còn thì thần thức tách ra khỏi thân vật chất thì cái thể không còn cái dụng phát huy thì cái dụng tan rã thân tứ đại trả về cho vật chất tứ đại của vũ trụ là đất, nước, gió, lửa. bên ngoài. thần thân tiếp tục 6 nẽo luân hồi trong vũ trụ do nghiệp mới chiêu cảm lại có thân khác.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Sao mấy đại hiệp không gọi là linh hồn đi cho nhanh. Tinh với chả thần. Bàn luận qua lại riết thành tư tưởng ngoại đạo hết ha ha ...
Tức cười thật!!! :icon_klatsch:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đại Ca nói rắc rối quá , thôi thế này đi.
Kinh nói vốn là bất sanh bất diệt bất tăng, bất.....
Cũng gọi là Phật tánh , cũng gọi là chân như...
Nhưng sao bỗng dưng lại thành chúng sanh vì một niệm bất giác?
Chẳng lẽ Phật Tánh, Chân Như cũng nổi niệm tào lao à? Nguồn gốc nổi niệm là do cái gì ?

Chúng sanh độ Phật.
Phật độ chúng sanh.
Vậy gọi là bình đẳng.
Chúng sanh độ Phật: phiền não nẩy sanh tỏ ngộ.
Phật độ chúng sanh: tỏ ngộ phá trừ phiền não.

*

... Khi mê thì Phật độ chúng sanh.
Khi ngộ thì chúng sanh độ Phật.
Tại sao vậy?
Vì Phật không thể tự thành, đều do chúng sanh độ nên vậy.

*

Chư Phật lấy vô minh làm cha, lấy tham ái làm mẹ.
Vô mình và tham ái đều là tên gọi khác của chúng sanh.
Chúng sanh với vô minh cũng như tay trái với tay mặt, rốt cùng chẳng khác nhau.

CHƯƠNG THỨ NĂM
NGỘ TÁNH LUẬN

SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT
Bồ-đề Đạt-Ma - Trúc Thiên dịch 1969

Sách Ấn Tống: 337 N. Keystone st., Burbank, CA 91506 USA

thuvienhoasen.org

Vô Minh tánh bồ đề
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
"Nếu ai muốn hiểu rõ,
Tất cả Phật ba đời"

- Lời Phật thuyết có hiển nghĩa, mật nghĩa; Hiển nghĩa theo nơi văn tự nghĩa; mật nghĩa y nơi tự chứng nghĩa. Do chỗ tự chứng, cấn phải được ấn chứng thì mới được coi là chân chứng. Tại sao?
Bởi lực dụng chưa phát khởi, chỗ liễu tri của tâm nếu chẳng được chư Phật ấn chứng thì không đủ quyết định tâm; Tâm không quyết định thì bị giao động thối thất; đây là một điểm khó.

" Ưng quán pháp giới tánh"

- Pháp giới tánh nói gọn là pháp tánh; nói rộng là Nhất thiết chư pháp chư Phật sở hộ niệm tánh (Kinh A Di Đà - vô vấn tự thuyết - có nói tới cái tánh này, lấy tánh này làm thể thì hiển bày được cảnh giới Cực Lạc - nghĩa sắc tức thị không; cảnh giới xuyên suốt vô chướng ngại). Y nơi tánh này mà thuyết mà lập thành Kinh.

- Pháp tánh là tổng thể nơi chúng sinh hữu - vô tình; riêng nơi hữu tình gọi là Phật tánh; Nếu có thể tương ưng với Phật tánh thì mới có thể quán được pháp giới tánh. Quán này là quán chiếu - trong chiếu kiến ngũ uẩn giai không, tức là quán này;

Tương ưng với Phật tánh mà khởi quán chiếu thì tức thì nhận ra được chân thật tướng của ngũ uẩn; sắc tức thị không - thân trí tánh đồng thể với hư không giới; sắc tướng vạn hữu đồng thể với hư không giới; Ở nơi sắc này dung thông; thì không thấy có chướng ngại của sắc, của thọ, của tướng, của hành, của thức; của phi sắc; phi thọ; phi tướng; phi hành; phi thức;

"Độ nhất thiết khổ ách" tức thì vô lượng vô biên chúng sinh khổ đồng thời tan rã ! Đây là điểm khó.

"Nhất thiết duy tâm tạo"

- Tâm này là tâm niệm, không phải tâm thể. Tâm niệm thì có tướng; tâm thể thì vô tướng; Tâm niệm hữu tướng nên nơi tướng bị kẹt, khởi sinh vạn hữu thì tướng hữu phân thành thô tế.

Niệm vô hình nơi mình là tế, đối với tướng của năng giác là thô;

Lại nơi năng giác bị năng không thấu nhiếp thì năng giác là thô; năng không là tế;

Xoay vần tới cùng tột thì trở về nguồn cội "khởi tạo" vạn hữu.

Chỗ này không còn hiện hữu thì mới rõ là "tưởng" tức là "thọ", là "hành", là "thức" là sắc hữu vạn tượng.

Ôi đau đớn thay !!!


Tự hỏi: Nếu Tâm không sanh vạn pháp vũ trụ thì xưa nay cái gì sanh vạn pháp vũ trụ chung quanh ta?

Phật giáo không tin có Thượng Đế tạo ra vạn pháp vũ trụ.

Nếu Tâm là bản thể của vạn pháp vũ trụ thì cái gì không Nhất Thiết Duy Tâm Tạo?

Vấn đề ở đây là chỉ có người giác ngộ mới biết Tâm là gì!

Nếu chỉ dựa vào kinh Phật rồi dùng Tâm tưởng ra Tâm là gì thì chỉ để hý luận mà thôi.





Lục Tổ Huệ Năng
KINH PHÁP BẢO ĐÀN
Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch và Lược Gỉai
Từ Ân Thiền Đường, Santa Ana Xuất Bản1992

Phẩm Tựa Thứ Nhất


Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!

Tổ biết Huệ Năng đã ngộ bản tánh, nên nói với Huệ Năng rằng: Chẳng nhận được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật.

Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm, vậy sao chẳng ở trong tự tâm đốn thấy chơn như bản tánh?

Một niệm ngu muội (chấp thật) thì BÁT NHÃ tuyệt, một niệm trí huệ thì BÁT NHÃ sanh

Thiện tri thức, tất cả Kinh điển và văn tự, đại tiểu nhị thừa, mười hai bộ Kinh đều do người đặt ra, vì có tánh trí huệ mới được kiến lập; nếu chẳng có con người thì vạn pháp vốn chẳng tự có.

Nên biết vạn pháp vốn do tâm người kiến tạo, tất cả Kinh sách là vì con người mà nói.

Vì trong con người có kẻ ngu người trí, ngu là tiểu nhơn, trí là đại nhơn,kẻ ngu hỏi pháp với người trí, người trí thuyết pháp cho kẻ ngu, kẻ ngu đốn ngộ tự tâm thì chẳng khác với người trí vậy.

thuvienhoasen.org
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83


Kính ĐH Trừng Hải. Đương thể tức không, chứ không phải đợi phân phá mới không. Vậy nên khi hành giả đình chỉ Ý, Ý thức nhiễm ô - Thì chỉ mới đến "Phần Giác" mà chưa được "Viên giác". Bởi vì:

Chân Như gồm đủ Tịch và Chiếu. Tịch là "Tâm vốn không tịch". Chiếu là "Kiến, văn, giác, tri". Phàm phu chạy theo "Kiến, văn, giác, tri" nên Minh mà thành Vô minh. Nhị thừa chấp Tịch nên "Trầm không thủ tịch". Do vậy mà mất Chân Như.- Thật ra Tịch và Chiếu đều là "Giác Tánh Viên minh".- Nên kinh nói Vô vô minh, diệc vô minh tận...Vô khổ, tập, diệt, đạo... Nghĩa là không có Vô minh, cũng không có lúc hết vô minh...Không có khổ, tập, Diệt (Niết Bàn), Đạo...

Do vậy chỉ cần "Tri huyễn tức ly. Ly huyễn tức Giác" thì thể nhập Viên Giác.

Kính

"Tri huyễn tức ly"

Xin hỏi nếu cái Tri cũng là cái Huyễn thì làm sao biết Huyễn là Huyễn ?

Thành thật cảm ơn
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
"Tri huyễn tức ly"

Xin hỏi nếu cái Tri cũng là cái Huyễn thì làm sao biết Huyễn là Huyễn ?

Thành thật cảm ơn

Kính Bạn VM. Bạn nói rất đúng "Tri cũng là huyễn" gọi là "Huyễn Trí".

Bởi vậy người muốn nhập Viên giác Tánh, thời "Tri" phải đi chung với "Ly".- Đó là 4 tầng bậc "Ly Huyễn" mà kinh Viên giác dạy. Đó là:

1/ Lấy Huyễn Tâm mà LY Huyễn Cảnh.

2/. Lấy Huyễn Trí mà LY Huyễn Tâm.

3/. Lấy Huyễn Không mà LY Huyễn Trí.

4/. Huyễn Không cũng LY luôn thì vào viên giác Tánh.

Kính
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính Bạn VM. Bạn nói rất đúng "Tri cũng là huyễn" gọi là "Huyễn Trí".

Bởi vậy người muốn nhập Viên giác Tánh, thời "Tri" phải đi chung với "Ly".- Đó là 4 tầng bậc "Ly Huyễn" mà kinh Viên giác dạy. Đó là:

1/ Lấy Huyễn Tâm mà LY Huyễn Cảnh.

2/. Lấy Huyễn Trí mà LY Huyễn Tâm.

3/. Lấy Huyễn Không mà LY Huyễn Trí.

4/. Huyễn Không cũng LY luôn thì vào viên giác Tánh.

Kính

"Lấy Huyễn mà LY Huyễn".

Xin hỏi #1: Nếu tất cả là Huyễn thì làm sao biết cái nào là Huyễn?

Xin hỏi #2: Trình độ nào mà con người mới có khả năng Lấy Huyễn mà LY Huyễn?


Thành thật cảm ơn
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
"Lấy Huyễn mà LY Huyễn".

Xin hỏi #1: Nếu tất cả là Huyễn thì làm sao biết cái nào là Huyễn?

Xin hỏi #2: Trình độ nào mà con người mới có khả năng Lấy Huyễn mà LY Huyễn?


Thành thật cảm ơn

Trả lời:

#1: Nếu tất cả là Huyễn thì làm sao biết cái nào là Huyễn?

+ Cái biết chính là "Huyễn" Kinh Dạy: Tri kiến lập tri tức Vô minh bổn.

#2: Trình độ nào mà con người mới có khả năng Lấy Huyễn mà LY Huyễn?

+Kinh viên Giác dạy: "Tri Huyễn tức LY bất tác phương tiện. LY huyễn tức Giác diệt vô tiệm thứ"

Nghĩa là "Biết Huyễn" là đã Ly huyễn rồi không cần phương tiện nào cả. LY Huyễn tức là Giác rồi Không cần thứ lớp nào cả.

Kính

 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
"Lấy Huyễn mà LY Huyễn".

Xin hỏi #1: Nếu tất cả là Huyễn thì làm sao biết cái nào là Huyễn?

Xin hỏi #2: Trình độ nào mà con người mới có khả năng Lấy Huyễn mà LY Huyễn?


Thành thật cảm ơn

ví dụ đơn giản như trăng dưới đáy nước lấy tay vớt thử thì biết đó là bóng trăng. Ngay khi đó là giác, còn lầm lẫn bóng trăng là trăng thì là huyễn
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
"Lấy Huyễn mà LY Huyễn".

Xin hỏi #1: Nếu tất cả là Huyễn thì làm sao biết cái nào là Huyễn?

Xin hỏi #2: Trình độ nào mà con người mới có khả năng Lấy Huyễn mà LY Huyễn?


Thành thật cảm ơn


Nếu tất cả là Huyễn thì không thể biết cái nào là Huyễn, chắc chắn là như vậy. Phải dựa vào cái có thật mới biết cái huyễn ảo, ngược lại, dựa vào cái huyễn ảo để biết cái có thật. Vì phàm phu vô minh chấp có nên cho rằng mọi thứ có thật, vì vậy phải nói là 'huyễn' để phá chấp. Nhưng nếu chuyển sang chấp không, cho rằng mọi thứ đều là huyễn ảo, thì cũng sai luôn.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
ví dụ đơn giản như trăng dưới đáy nước lấy tay vớt thử thì biết đó là bóng trăng. Ngay khi đó là giác, còn lầm lẫn bóng trăng là trăng thì là huyễn

Bạn lấy tay vớt bóng trăng không phải là lấy Huyễn LY Huyễn phải không?

Vì bạn không phải là Huyễn.

Bạn có chấp bạn là Huyễn không? Khi bạn nghĩ rằng đó là giác khi bạn lấy tay vớt trăng mới biết bóng trăng là Huyễn*?

Còn trăng trên Trời thì là gì?
Có phải bạn ở trong phòng kín tối đen như mực không thấy đường không có nghĩa rằng mắt bạn không thấy đường phải không?

Như vậy sao bạn không thấy trăng sáng tỏ trên trời?

Chắc chắn bạn và tất cả mọi người tự biết rõ ràng chính xác nước là nước, trăng là trăng, bóng trăng là bóng trăng.... Không xập xí xập ngầu chơn vọng, thật giả, đúng sai, tốt xấu, giỏi dở, ngu khôn, có không.......

Chắc chắn bạn và tất cả mọi người tự biết rõ ràng hý luận đối đãi không phải là lý luận!

Chắc chắn bạn và tất cả mọi người tự biết rõ ràng*"ngón tay chỉ trăng" không phải là chỉ Huyễn mà để chỉ Chơn.

Thành thật cảm ơn
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Nếu tất cả là Huyễn thì không thể biết cái nào là Huyễn, chắc chắn là như vậy. Phải dựa vào cái có thật mới biết cái huyễn ảo, ngược lại, dựa vào cái huyễn ảo để biết cái có thật. Vì phàm phu vô minh chấp có nên cho rằng mọi thứ có thật, vì vậy phải nói là 'huyễn' để phá chấp. Nhưng nếu chuyển sang chấp không, cho rằng mọi thứ đều là huyễn ảo, thì cũng sai luôn.

Nếu tất cả là Huyễn thì bạn dựa vào cái gì để chắc chắn cái gì vậy?
Nếu không thể biết cái nào là Huyễn thì tất cả có thể là Thật thì bạn dựa vào cái gì để chắc chắn cái gì vậy?

Bạn có chấp là có cái gì là doccoden không?
Bạn có chấp là không có cái gì là doccoden không?

Vậy bạn dựa vào chấp có cái gì là doccoden mà nói khơi khơi chắc chắn có cái gì là phàm phu vô mình chấp có chấp không?


Thành thật cảm ơn
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Nếu tất cả là Huyễn thì bạn dựa vào cái gì để chắc chắn cái gì vậy?
Nếu không thể biết cái nào là Huyễn thì tất cả có thể là Thật thì bạn dựa vào cái gì để chắc chắn cái gì vậy?

Bạn có chấp là có cái gì là doccoden không?
Bạn có chấp là không có cái gì là doccoden không?

Vậy bạn dựa vào chấp có cái gì là doccoden mà nói khơi khơi chắc chắn có cái gì là phàm phu vô mình chấp có chấp không?


Thành thật cảm ơn


Ba cái chuyện 'huyễn' và 'thật', 'có' và 'không' xưa nay nói hoài vẫn vậy :D

Bạn Vo Minh biết thế nào là Huyễn và Thật hay không? Chắc chắn là biết, ai cũng vậy, nhưng để định nghĩa thì nhiều khi không biết nói ra sao, dù hiểu ý. Vậy để tôi định nghĩa nhé:

- THẬT: là cái gì đó tồn tại mà không dựa vào cái gì khác.
- HUYỄN: là cái gì đó tồn tại dựa vào cái khác.

Ví dụ: giấc mơ là huyễn còn cuộc đời là thật, vì giấc mơ do ý thức tạo ra còn cuộc đời tự nó hiện hữu.

Thế nhưng đối với Ấn giáo thì cả vũ trụ này cũng chỉ là huyễn ảo, vì nó là giấc mơ của Đại ngã. Do đó đối với Ấn giáo thì chỉ có Đại ngã là cái có thật, còn mọi thứ đều là huyễn ảo cả.

Vậy còn Phật giáo thì sao? Đối với Phật giáo thì lại khác, vì bác bỏ sự tồn tại của Đại ngã nên Đức Phật xem vũ trụ này giống như huyễn ảo chứ không phải nó là huyễn ảo. Tại sao lại như vậy? Hãy xem lại nguyên lý Duyên khởi: 'cái này có do cái kia có...' Chúng ta hãy xem xét mọi sự vật trên đời đều như vậy nên mới nói là 'huyễn ảo'.

Vậy thì cái gì là CÓ THẬT theo quan điểm của Phật giáo? Đó là cái nằm ngay trong những sự vật hiện tượng có cấu trúc nội tại. Ví dụ chiếc xe, trước khi tạo tác và lắp ráp lại để sinh thành một chiếc xe thì những thành phần hợp thành chiếc xe đã có sẵn, và sau khi chiếc xe không còn nữa thì chúng vẫn tồn tại, chẳng qua là do chúng không hợp thành hình dáng chiếc xe như trước.

Nhìn từ chiếc xe thì thấy nó vừa ảo vừa thật. Nhưng những thứ có thật hợp thành chiếc xe thì không được xem là chiếc xe, nên Phật giáo nói chiếc xe là giả ảo, giả danh, do duyên hợp. Hơn nữa, những thứ được xem là 'có thật' của chiếc xe nếu phân tích kỹ cũng lại huyễn ảo nốt, vì chúng cũng do duyên hợp, nhưng chỉ nhìn từ góc độ của chiếc xe để có được ý niệm 'có thật'.

Tóm lại: có 2 loại sự vật hiện tượng. Những thứ không có cấu trúc nội tại như giấc mơ, hình ảnh trên màn bạc, bóng hình của sự vật, cầu vồng...thì ai cũng công nhận chúng là huyễn ảo. Những thứ có cấu trúc nội tại như chiếc xe, con người, con vật, nhà cửa, cây cối, đất đá...thì mọi người đều xem chúng là có thật. Do đó phải hiểu cho đúng như thế nào là CÓ và KHÔNG để không còn chấp có và chấp không.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Ba cái chuyện 'huyễn' và 'thật', 'có' và 'không' xưa nay nói hoài vẫn vậy :D

Bạn Vo Minh biết thế nào là Huyễn và Thật hay không? Chắc chắn là biết, ai cũng vậy, nhưng để định nghĩa thì nhiều khi không biết nói ra sao, dù hiểu ý. Vậy để tôi định nghĩa nhé:

- THẬT: là cái gì đó tồn tại mà không dựa vào cái gì khác.
- HUYỄN: là cái gì đó tồn tại dựa vào cái khác.

Ví dụ: giấc mơ là huyễn còn cuộc đời là thật, vì giấc mơ do ý thức tạo ra còn cuộc đời tự nó hiện hữu.

Thế nhưng đối với Ấn giáo thì cả vũ trụ này cũng chỉ là huyễn ảo, vì nó là giấc mơ của Đại ngã. Do đó đối với Ấn giáo thì chỉ có Đại ngã là cái có thật, còn mọi thứ đều là huyễn ảo cả.

Vậy còn Phật giáo thì sao? Đối với Phật giáo thì lại khác, vì bác bỏ sự tồn tại của Đại ngã nên Đức Phật xem vũ trụ này giống như huyễn ảo chứ không phải nó là huyễn ảo. Tại sao lại như vậy? Hãy xem lại nguyên lý Duyên khởi: 'cái này có do cái kia có...' Chúng ta hãy xem xét mọi sự vật trên đời đều như vậy nên mới nói là 'huyễn ảo'.

Vậy thì cái gì là CÓ THẬT theo quan điểm của Phật giáo? Đó là cái nằm ngay trong những sự vật hiện tượng có cấu trúc nội tại. Ví dụ chiếc xe, trước khi tạo tác và lắp ráp lại để sinh thành một chiếc xe thì những thành phần hợp thành chiếc xe đã có sẵn, và sau khi chiếc xe không còn nữa thì chúng vẫn tồn tại, chẳng qua là do chúng không hợp thành hình dáng chiếc xe như trước.

Nhìn từ chiếc xe thì thấy nó vừa ảo vừa thật. Nhưng những thứ có thật hợp thành chiếc xe thì không được xem là chiếc xe, nên Phật giáo nói chiếc xe là giả ảo, giả danh, do duyên hợp. Hơn nữa, những thứ được xem là 'có thật' của chiếc xe nếu phân tích kỹ cũng lại huyễn ảo nốt, vì chúng cũng do duyên hợp, nhưng chỉ nhìn từ góc độ của chiếc xe để có được ý niệm 'có thật'.

Tóm lại: có 2 loại sự vật hiện tượng. Những thứ không có cấu trúc nội tại như giấc mơ, hình ảnh trên màn bạc, bóng hình của sự vật, cầu vồng...thì ai cũng công nhận chúng là huyễn ảo. Những thứ có cấu trúc nội tại như chiếc xe, con người, con vật, nhà cửa, cây cối, đất đá...thì mọi người đều xem chúng là có thật. Do đó phải hiểu cho đúng như thế nào là CÓ và KHÔNG để không còn chấp có và chấp không.

Bạn doccoden thường hay nói*phàm phu vô minh chấp có và chấp không "Nói dai! Nói dở! Ngu lâu! Dốt bền".

Xin hoan hỷ thành thật cảm ơn
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,945
Điểm tương tác
782
Điểm
113
Cái Thật thì không phải đứng lẻ loi cô lập khỏi cái Huyễn.

Mỗi người đều có cái Bản lai diện mục nhưng vẫn phải làm chúng sanh, luân hồi bôn ba, chán rồi thì học đạo tìm lối ra,... phát hiện sự thật bấy lâu nay, gọi là Phật vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. thiên nhãn
Top