Những sự chống đối với Tịnh độ !

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
(đôi điều về pháp môn tịnh độ,có 1 số dư luận cho rằng )
Bây giờ nói đến Pháp môn Tịnh độ bị hoài nghi, hôm nay là thời đại khoa học nên chuyện gì cũng được đem mổ xẻ phân tích, đúng sai, hợp lý hay không hợp lý đều bị đem ra nói hết. Chúng ta là người Phật tử, cũng có thể chúng ta tu Pháp môn Tịnh độ hoặc là chúng ta không tu Pháp môn Tịnh độ nhưng mà chúng ta cũng biết hết, là cái điềù mà chúng ta tin là đúng và những điều mọi người hoài nghi thì chúng ta cũng nêu ra luôn, để chúng ta xem họ hoài nghi như vậy có hợp lý hay không? Thì đây là những điều hoài nghi:

Thứ nhất, theo các nhà sử học thì Kinh A Di Ðà xuất hiện sau Phật 600 năm và cái cõi Tây Phương không có căn cứ , không biết chổ nào hết , khi nói Tây phương là dựa vào phía Tây của trái đất mà trái đất thì quay vòng vòng mà cái cõi đó thì nằm ngoài trái đất, cho nên không biết cái cõi đó nằm ở đâu hết . Thí dụ nó quay vòng vòng thì phía Tây nằm ở phía nào? Thí dụ như là , cái đĩa này đây, thì phía Tây của cái đĩa nằm ở bên đây phải không? Mình chỉ phía Tây là năm bên đây, đúng không? Nếu ở đây thì phía Tây nằm bên đây chứ gì , nhưng bây giờ ø nó quay vòng vòng thì phía Tây của nó nằm ở đâu? Thí dụ trái đất này đứng yên đi, thí dụ cái máy này nó đứng yên, phía Tây của cái máy này nằm ở đâu? Thí dụ nằm ở bên kia, cái tường kia , phải không? Thì như vậy nếu mà trái đất đứng yên thì mình mới có thể xác định được cõi Tây Phương Cực Lạc, vì nó nằm ở phía Tây mà! Thì nó cũng nằm cố định ở bên kia bức tường nhưng mà cái máy nó quay vòng vòng , thì không thể xác định được cõi Tây Phương và như vậy, cõi Tây Phương chỉ là một biểu tượng thôi , chứ không có căn cứ rõ ràng . Ðây là một điểm mà người ta hoài nghi và nói rằng Kinh A Di Ðà sau Phật mấy trăm năm, cho nên không chắc là có thật, đó là điểm mà người ta hoài nghi.

Rồi một trường hợp mà người ta công kích nữa là thế này , là có những người họ không có tín ngưỡng, hoặc là họ không phải là Ðạo Phật thì họ lại chủ trương rằng , họ không tin có thế giới Cực Lạc và họ cho rằng cái việc chủ trương , bỏ cái thế giới này để đi tìm về một thế giới khác là một thái độ tiêu cực . Họ cho rằng mình phải chung tay góp sức xây dựng cuộc đời này cho nó đẹp, chứ không phải là bỏ thế giới này để đi tìm thế giới khác. Một Ðạo Phật như vậy là một Ðạo Phật tiêu cưc ï, yếm thế. Nghe họ nói thì cũng có lý của họ, phải không? Ðó là cái thứ hai.

Rồi một cái thứ ba nữa mà người ta công kích Tịnh Ðộ tông là thế này. Theo Thiền tông Trung hoa , thì ít có chấp nhận một cõi nào ngoài tâm, mà họ nói nếu là có Phật A Di Ðà đó là tự tánh là Di Ðà mà duy tâm là Tịnh độ. Chỉ có tự tánh mình là Phật A Di Ðà , chỉ có cái tâm mình là cõi Cực Lạc thôi , chứ không hướng về Phật A Di Ðà bên ngoài , một cõi Cực Lạc bên ngoài và đây cũng là điểm mà Tịnh Ðộ tông bị chống đối . Ðó là cái thứ ba.

Cái bị công kích thứ tư nữa là Tịnh độ tông thường kéo theo những nghi lẽ rườm rà , và chính vì cái nghi lễ rườm rà này mà có chổ cho người khác công kích . Người ta dựa vào kinh Kim Cang để nói rằng: "Nhược dĩ sắc kiến ngã , dĩ âm thanh cầu ngã. Thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai" Nghĩa là nếu mà lấy hình tướng để cầu ta, nếu lấy âm thanh để cầu ta thì người này hành đạo tà không thể thấy được Như Lai . Ðó, Tịnh độ tông thường kéo theo những nghi lễ rườm rà . Ðó là 4 điểm mà Tịnh Ðộ tông bị hoài nghi và bị chống đối.


Thứ nhất, theo các nhà sử học thì Kinh A Di Ðà xuất hiện sau Phật 600 năm và cái cõi Tây Phương không có căn cứ , không biết chổ nào hết , khi nói Tây phương là dựa vào phía Tây của trái đất mà trái đất thì quay vòng vòng mà cái cõi đó thì nằm ngoài trái đất, cho nên không biết cái cõi đó nằm ở đâu hết . Thí dụ nó quay vòng vòng thì phía Tây nằm ở phía nào? Thí dụ như là , cái đĩa này đây, thì phía Tây của cái đĩa nằm ở bên đây phải không? Mình chỉ phía Tây là năm bên đây, đúng không? Nếu ở đây thì phía Tây nằm bên đây chứ gì , nhưng bây giờ ø nó quay vòng vòng thì phía Tây của nó nằm ở đâu? Thí dụ trái đất này đứng yên đi, thí dụ cái máy này nó đứng yên, phía Tây của cái máy này nằm ở đâu? Thí dụ nằm ở bên kia, cái tường kia , phải không? Thì như vậy nếu mà trái đất đứng yên thì mình mới có thể xác định được cõi Tây Phương Cực Lạc, vì nó nằm ở phía Tây mà! Thì nó cũng nằm cố định ở bên kia bức tường nhưng mà cái máy nó quay vòng vòng , thì không thể xác định được cõi Tây Phương và như vậy, cõi Tây Phương chỉ là một biểu tượng thôi , chứ không có căn cứ rõ ràng . Ðây là một điểm mà người ta hoài nghi và nói rằng Kinh A Di Ðà sau Phật mấy trăm năm, cho nên không chắc là có thật, đó là điểm mà người ta hoài nghi. <==== [B"]tây phương mà để cho quý vị xác định được thì cái đó ko phải tây phương hơn nữa có nghe câu chuyên mục kiền liển đi tìm tây phương mà lạc vào cõi khác ko

Rồi một trường hợp mà người ta công kích nữa là thế này , là có những người họ không có tín ngưỡng, hoặc là họ không phải là Ðạo Phật thì họ lại chủ trương rằng , họ không tin có thế giới Cực Lạc và họ cho rằng cái việc chủ trương , bỏ cái thế giới này để đi tìm về một thế giới khác là một thái độ tiêu cực . Họ cho rằng mình phải chung tay góp sức xây dựng cuộc đời này cho nó đẹp, chứ không phải là bỏ thế giới này để đi tìm thế giới khác. Một Ðạo Phật như vậy là một Ðạo Phật tiêu cưc ï, yếm thế. Nghe họ nói thì cũng có lý của họ, phải không? Ðó là cái thứ hai. <===đọc kỹ kinh di đà

Rồi một cái thứ ba nữa mà người ta công kích Tịnh Ðộ tông là thế này. Theo Thiền tông Trung hoa , thì ít có chấp nhận một cõi nào ngoài tâm, mà họ nói nếu là có Phật A Di Ðà đó là tự tánh là Di Ðà mà duy tâm là Tịnh độ. Chỉ có tự tánh mình là Phật A Di Ðà , chỉ có cái tâm mình là cõi Cực Lạc thôi , chứ không hướng về Phật A Di Ðà bên ngoài , một cõi Cực Lạc bên ngoài và đây cũng là điểm mà Tịnh Ðộ tông bị chống đối . Ðó là cái thứ ba. <=== 13 vị tổ tịnh độ đã đọc chưa ,có ai tu được như 13 vị tổ xưa chưa

Cái bị công kích thứ tư nữa là Tịnh độ tông thường kéo theo những nghi lẽ rườm rà , và chính vì cái nghi lễ rườm rà này mà có chổ cho người khác công kích . Người ta dựa vào kinh Kim Cang để nói rằng: "Nhược dĩ sắc kiến ngã , dĩ âm thanh cầu ngã. Thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai" Nghĩa là nếu mà lấy hình tướng để cầu ta, nếu lấy âm thanh để cầu ta thì người này hành đạo tà không thể thấy được Như Lai . Ðó, Tịnh độ tông thường kéo theo những nghi lễ rườm rà . Ðó là 4 điểm mà Tịnh Ðộ tông bị hoài nghi và bị chống đối<==== đó là 1 pháp môn tu cũng như thiền có triết lý của thiền mật có triết lý của mật vv... mỗi pháp môn là phương tiện thiện xảo

tóm lại : ,HT thích thanh từ VỚI BIỆT DANH VUA THIỀN ĐÔNG NAM Á,còn giảng về tịnh độ vậy những dư luận kia ai nói? phật tử tín tâm tin lời đó hay tin phật dạy tin vào kinh điển của ngài để lại thì đó là câu trả lời của chính chúng ta ,chính quỹ vị....và việc rao giảng này khác nào thầy mù sờ chân voi

http://phatgiaovnn.com/bz/showthread.php?t=323

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
Sớm Về An Dưỡng Mà Ngơi Nghỉ

Người Tu Tịnh Nghiệp Khi Nghe Chê Thiền Ca Tụng Tịnh độ, Hay Chê Tịnh độ Ca Tụng Thiền...nếu Là Người đứng Trên Bục Giảng Thì Người đó Chưa Phải Là Mô Phạm đối Với Chúng Sanh Trong Thế Giới Ta Bà.

Thật Vậy Vì Họ Tu Chưa được Bao Nhiêu, ở Chùa Chưa Lâu, Nên Chưa Thấy Những Lời Bí áo Của Phật Dạy. Vả Lại, Họ Cũng Không Phải đệ Tử Phật ! Nên Cứ Lựa Lời Phật Tổ Mà Khen Chê, đấm đá Với Nhau.

Người Tu Chưa đến đâu Còn ở đất Cái Mà Xưng Ta Là Phật Thánh, Chê Thầy Mắn Tổ, Chê Lời Người Xưa, Chê Lời Phật Dạy !

Bổn Tăng Gần Năm Mươi Năm Tu Hành, Pháp Môn Tịnh Nghiệp, Mà Cứ Học Hoài Học Mãi, Nhớ Mãi Lời Ngài Ấn Quang Dạy :"người Tu Lâu, Muốn độ Sanh, Phải Thực Hành Những Pháp Như Người Mới Tu..."

Mới Nghe Qua Nghe Dễ Quá ? Nhưng Ngẩm Lại Chỉ Có Bậc Thượng Nhơn Thượng Trí Mới Làm được Việc Nầy..lý Do , Họ Không Chê Lời Tổ, Họ Muốn Thực Hiện Lời Tổ, Vì Họ Muốn độ Sanh, Họ Tu Và Muốn Cho Nhiều Người Cùng Tu.

Bậc Thượng Căn Thượng Trí ở đời Mạt Pháp Sống Như Dầu ở Trên Nước, Các Ngài Không đắm Chìm Trong Nẽo Vô Minh :"cống Cao Ngã Mạn,sống Tự Tại Như Trời Tha Hóa, Nói Càng Nói Bướng Như Trời Tha Hóa.."

Các Ngài Thực Hành Những Pháp Lành Như Người Mới Tu, Mới Gần Gủi Chúng Sanh, Nhằm Nhắn Gởi Vào Họ Một đôi điều Nào Dễ Làm Dễ Tu Dễ Chứng, Dễ đạt Mục đích Cứu Cánh Là đủ Rồi..."

Chứng đó Không Nói Giải Thoát Mà Giải Thoát, Không Nói Thiền Nói Lý Mà Chính đó Là Thiền Lý Tối Thượng, Không Nói Cầu Sanh Mà Chính đó Là Cầu Sanh, Không Nói Tây Phương Tịnh độ Chính Là Tây Phương Tịnh độ.

Người Diễn Giảng Cõi Tịnh độ Không Có Thật, Vì Lý Do Họ Chấp Ngôn Ngữ, Chớ Nếu Không Chấp Vào Ngôn Ngữ Thì đâu Có Bàn Thật Hay Không Thật. đó Mới Là Diễn Giảng !

Thuở Còn Cấp Sách Vào Phật Học đường "tây Phương Bồng đão" Tại Quan âm Tu Viện, Bổn Tăng Nghe Lời Thầy Thuật Lại Lời Của Tổ Vĩnh Minh :

"sự Rộng Lớn Của Cõi Tịnh độ, Mà Pháp Tu Lại Giản Dị, Những Bậc Ngộ đạt Trong Thiền Tông, đã Soi Thấy Tánh Thành Phật, Há Lại Hứng Chịu Cầu Sanh Về Tây Phương ?
Thật Ra Vì ông ấy Chưa Biết đó Thôi, Chính Những Bậc Ngộ đạt Càng Cấp Thiết Cầu Sanh Tịnh độ. Cổ đức đã Bảo :"không Cầu Về Tịnh độ, Còn Nguyện Sanh Vào Cõi Nào ?" Nay ông Chưa Ngộ đạo, Giả Sử Khi Tỏ Ngộ Rồi, E Cho Tâm Niệm Cầu Sanh Cực Lạc Của ông Muôn Trâu Cũng Không Thể Kéo Lại ,

Nên Nói Kẻ Phàm Phu Tục Tử Thì Không Tin Cõi Tịnh độ Có Thật, Vì Họ Có Tu Hồi Nào đâu Mà Bảo Là Có Hay Không !

Bậc Thánh Quả Không Bàn đến Chuyện Cõi Tịnh Có Thật Hay Không, Nhưng Khi Học đạt đến Quả Vị Tu Chứng Thì Chính Họ đang Sống Trong Môi Trường Của Thế Giới Tịnh độ

Nếu Người Trồng Căn Lành
Nghi Thì Hoa Không Nở
Người Tín Tâm Thanh Tịnh
Hoa Nở Liền Thấy Phật

Trong Kinh Quán Phật Tam Muội, Ngài Văn Thù Sư Lợi Tự Bày Tỏ Túc Nhân, Bảo Mình đã Chứng Môn Niệm Phật Tam Muội, Thường Sanh Về Cõi Tịnh độ. Do Bởi đó, đức Thế Tôn Mới Thọ Ký Cho Ngài :"ông Sẽ được Sanh Về Thế Giới Cực Lạc..."

Kinh Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Bồ Tát đem Mười đại Nguyện Khuyến Tấn Thiện Tài đồng ử Và đại Chúng Hải Hội, Nên Dùng Công đức đó Cầu Sanh Về Cực Lạc. Trong đó Có đoạn Phát Nguyện :" Tôi Nguyện Khi đến Lúc Lâm Chung, Dứt Trừ Tất Cả điều Chướng Ngại. Diện Kiến đức Phật A Di đà. Liền được Sanh Về Cõi Cực Lạc..."

Kinh Lăng Già, đức Thế Tôn Huyền Ký :"sau Xứ Nam Thiên Trúc, Có Danh đức Tỳ Khưu, Tôn Hiệu Là Long Thọ, Hay Phá Hữu, Vô Tông. Trong Thế Gian Hiển Ngã. Pháp Vô Thượng đại Thừa. Chứng Sơ Hoan Hỷ địa. Sanh Về Cõi Cực Lạc..."

!!!

Các Ngài Là Những Bậc đẳng Giác Bồ Tát, Nên Tin Có Cõi Tịnh độ, Nguyện Sanh Về đó..
Ta Chưa Phải Như Các Bậc đó. Lực Tu Chưa Có, Nên Niềm Tin Chưa Có để Tin Là Cõi Tịnh độ Có Thật !!!


Ngài Tây Trai Lão Nhân Xưa Có Nói Như Vầy :

"Sớm Về An Dưỡng Mà Ngơi Nghỉ
Đừng đối Ta Bà Luận Có Không
Lửa Nghiệp Khi Lừng Dùng Nước định
Niệm Trần Lúc Khởi Gắng Ra Công
Nén Hương Siêng Lễ Ba Ngàn Phật
Xâu Chuổi Cần Chuyên Một Tấc Lòng
Xót Cảnh Mẹ Già (đức Phật) Trông Tựa Cửa
Hững Hờ Du Tử Chạy Tây đông
Ôi, Mặc Ai Lưu Luyến Lối Hiểm Sơn Khê (ta Bà, Kẻ Hay Nói Thiền Nói Lý)
Trăng Gió Cố Hương (cõi Tịnh độ) Vẫn Chờ Người Lữ Khách

Nam Mô A Di đà Phật - Nhật Nguyệt Quang
Thế Giới Ta Bà, Ngày 28/giêng/mậu Tý (2008)
 

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
Hãy lấy mục tiêu giải thoát giác ngộ làm trọng tâm, gát bỏ mọi quan điểm dị biệt về tông phái, địa phương, chủng tộc, chính kiến... cùng ngồi lại với nhau để chia xẻ những kiến thức học Phật cần thiết, trao đổi những kinh nghiệm tu tập thực tiễn, chỉ với ước vọng nhỏ nhoi là góp phần hoằng dương Chánh Pháp, báo đền ơn sâu Ðức Phật. đúng với câu "trên đền tứ ân dưới cứu tam đồ " hay đúng như kinh Phổ Hiền

nhất giả lễ kính chư Phật
nhị giả xưng tán Như Lai
tam giả quảng tu cũng dường
tứ giả sám hối nghiệp chướng
ngũ giả tùy hỷ công đức
lục giả thỉnh chuyển pháp luân
thất giả thỉnh phật trụ thế
bát giả thường tùy phật học
cửu giả hằng thuận chúng sanh
thập giả phổ giai hồi hướng

vậy thì hay lắm thay , lành lắm thay , phúc lắm thay

Hãy nghe Ấn Quang đại sư nói

"Pháp môn Tịnh Ðộ lý cực cao sâu, sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh Ðộ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sanh, thành thỉ, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp này bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật Quả? Miệt thị pháp môn Tịnh Ðộ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây? "

"Hết thảy chúng sanh vốn sẵn có trí huệ, đức tướng Như Lai. Chỉ do mê chân theo vọng, quay lưng với Giác, xuôi theo trần lao, nên toàn thể chuyển thành phiền não, ác nghiệp. Vì thế phải trải bao kiếp dài lâu, luân hồi sanh tử. Như Lai thương xót giảng ra các pháp khiến họ bỏ vọng quy chân, ngoảnh mặt với trần lao, xuôi theo giác ngộ, khiến cho toàn thể phiền não ác nghiệp lại trở thành trí huệ, đức tướng. Từ đây cho đến cùng tột đời vị lai, an trụ trong cõi Thường Tịch Quang. Khác nào nước đóng thành băng, băng lại tan thành nước, thể vốn chẳng khác, nhưng công dụng thực khác nhau một trời một vực.

Nhưng căn cơ chúng sanh có Tiểu, có Ðại, mê có cạn, có sâu; Phật tùy thuận cơ nghi của mỗi người khiến ai nấy đều được lợi ích. Pháp môn Ngài nói ra mênh mông như Hằng sa, nhưng cầu lấy pháp chí viên, chí đốn, tối diệu, tối huyền, hạ thủ dễ, thành công cao, dùng sức ít được hiệu quả nhanh, độ khắp ba căn, thống nhiếp các pháp, thượng thánh hạ phàm cùng chung tu, đại cơ cùng tiểu căn cùng lãnh thọ được thì không gì thù thắng, siêu tuyệt bằng pháp môn Tịnh Ðộ. Vì sao nói thế?

Hết thảy pháp môn tuy đốn - tiệm khác nhau, quyền - thật đều khác, nhưng đều phải dụng công tu tập sâu xa mới hòng đoạn Hoặc, chứng chân, xuất ly sanh tử, siêu phàm nhập thánh. Ðó gọi là cậy vào tự lực, không nương dựa vào điều gì khác cả. Nếu như còn chút Hoặc chưa tận thì vẫn bị luân hồi như cũ. Ðấy đều là các pháp phải thấu đạt lý rất sâu, chẳng dễ tu tập. Nếu chẳng phải hạng sẵn có linh căn từ trước, đời này thật khó lòng chứng nhập.

Chỉ có mình pháp môn Tịnh Ðộ, chẳng luận là phú quý hay bần tiện, già, trẻ, gái, trai, trí, ngu, tăng, tục, sĩ, nông, công, thương, hết thảy hạng người đều tu tập được là do đại bi nguyện lực của đức A Di Ðà Phật nhiếp thủ chúng sanh khổ não cõi Sa Bà. Vì thế, so với các pháp môn khác, tu Tịnh Ðộ đắc quả dễ dàng hơn.

Một niệm tâm tánh của chúng sanh và một niệm tâm tánh của Phật chẳng hai. Tuy còn mê chưa giác, khởi Hoặc tạo nghiệp, gây đủ các tội, Phật tánh sẵn có vẫn không bị tổn thất. Ví như ma-ni bảo châu vứt nhà xí, sánh cùng phẩn uế trọn chẳng khác gì. Kẻ ngu chẳng biết là báu, coi hệt như phẩn uế. Người trí biết là diệu bảo vô giá, chẳng hiềm ô uế, vào trong nhà xí nhặt lên, dùng đủ mọi cách gột rửa cho sạch. Sau đó, treo lên tràng cao, liền phóng đại quang minh, tùy lòng người muốn gì đều tuôn khắp các thứ báu. Bởi đó kẻ ngu mới biết là quý báu.

Ðại Giác Thế Tôn thấy các chúng sanh cũng giống như vậy: do hôn mê, đảo, Hoặc, gây đủ ngũ nghịch, thập ác, vĩnh viễn đọa trong đường ác tam đồ; Phật không hề có tâm niệm vứt bỏ, luôn tìm kiếm cơ duyên, hiển nhiên hoặc ngầm gia bị cho, vì họ thuyết pháp, mong họ giũ sạch Hoặc nghiệp huyễn vọng, ngộ Phật tánh chân thường, mãi cho đến khi viên chứng Vô Thượng Bồ Ðề mới thôi. Ðối với kẻ tội tày đình, ác cùng cực cũng vẫn như vậy. Với kẻ tội nghiệp ít, dạy cho tu Giới và Thiện. Với người có sức thiền định sâu, không một ai là chẳng [được Phật hóa độ] như vậy. "

"Pháp môn Tịnh Ðộ độ khắp ba căn, chính là để tiếp độ căn khí thượng thượng, kiêm tiếp dẫn hạng trung hạ căn. Kẻ ngu thường hay chê là pháp thiển cận, Tiểu Thừa; nói chung là vì chẳng xem kinh luận Ðại Thừa, chưa phải là người thông suốt có đủ con mắt. Chỉ dùng cái tâm điên đảo, chấp trước của mình để suy lường đạo nguyên thủy trọng yếu, chung cục của Như Lai. Như kẻ mù ngó mặt trời, như người điếc nghe sấm, đương nhiên chẳng thấy, chẳng nghe, chỉ đành suy luận vọng tưởng!

Phải biết một pháp tín nguyện niệm Phật là do Như Lai vì bi tâm triệt để phổ độ chúng sanh mà tuyên thuyết. Chỉ có các vị Bồ Tát như Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền mới có thể rốt ráo đảm đương. Bọn họ thấy ngu phu, ngu phụ đều niệm Phật được bèn coi là pháp Tiểu Thừa thiển cận, khác nào ngôi sao bé chỉ chiếm lãnh được khoảng trời nhỏ, con trùng bé chỉ bò được khoảng đất hẹp!

Nếu tin tưởng được pháp này thì là nhiều kiếp đã trồng sâu thiện căn. Nếu có thể dùng tín nguyện sâu trì danh hiệu Phật, nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối thì cái tâm phàm phu đó biến thành Như Lai Tạng, như người nhiễm hương, thân có mùi thơm. Hiện tại đã tiếp xúc với khí phận của Phật thì lúc lâm chung lại chẳng cảm ứng đạo giao, được Phật tiếp dẫn hay sao?"

Niệm Phật muốn được nhất tâm thì trước hết phải phát tâm chân thật, thật sự vì liễu sanh tử, chẳng phải vì mong người đời gọi mình là người tu hành chân thật. Lúc niệm, từng câu, từng chữ phải từ tâm phát khởi, từ miệng thốt ra, lọt vào tai. Mỗi câu đều như thế, trăm ngàn vạn câu cũng đều như thế. Làm được như thế thì vọng niệm không do đâu khởi được, tâm và Phật tự có thể khế hợp nhau. Lại phải khéo dụng tâm, đừng đến nỗi quá chấp trước để rồi thân tâm bất an, đến nỗi ma sự có thể phát khởi. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, hành đúng theo đây, nhất định sẽ chẳng lầm lạc.

Ấn Quang Đại Sư



************************************************** *****

"Kinh Ðại Tập dạy: “Ðời Mạt Pháp ức ức người tu hành, hiếm có một người đắc đạo. Chỉ có nương vào Niệm Phật mới thoát khỏi sanh tử”. Do đấy, ta biết rằng pháp niệm Phật là đạo để thượng thánh hạ phàm cùng tu, là pháp dù trí hay ngu đều hành được. Hạ thủ dễ, thành công cao, dùng sức ít nhưng được hiệu quả nhanh. Do chuyên cậy vào Phật lực nên lợi ích thù thắng, vượt trội những giáo pháp thông thường. Người xưa nói: “Các môn khác học đạo như kiến bò lên núi cao. Niệm Phật vãng sanh như căng buồm thuận gió, nước xuôi”, thật rất khéo hình dung vậy!"

"Ðại Giác Thế Tôn thương các chúng sanh mê trái tự tâm, luân hồi lục đạo, trải bao kiếp dài lâu chưa thể thoát ra. Do vậy, Ngài hưng khởi Vô Duyên Từ, vận lòng bi đồng thể, thị hiện sanh trong thế gian, thành Ðẳng Chánh Giác, tùy thuận cơ nghi nói rộng các pháp. Nói đại cương, gồm có năm tông. Năm tông gì? Là Luật, là Giáo, là Thiền, là Mật, là Tịnh.

Luật là thân Phật, Giáo là lời Phật, Thiền là tâm Phật. Sở dĩ Phật được gọi là Phật chỉ là do ba pháp này mà thôi. Sở dĩ đức Phật độ sanh cũng chỉ là do ba pháp này. Nếu chúng sanh thật sự có thể nương theo Luật, Giáo, Thiền tu trì thì ba nghiệp của chúng sanh sẽ chuyển thành ba nghiệp của chư Phật. Ba nghiệp đã chuyển thì phiền não chính là Bồ Ðề, sanh tử chính là Niết Bàn.

Lại sợ túc nghiệp sâu nặng chẳng thể dễ chuyển nên dùng sức đà-ra-ni tam mật gia trì để un đúc. Hoặc lại sợ rằng căn khí kém cỏi, chưa được giải thoát, phải thọ sanh lần nữa sẽ khó tránh khỏi mê lầm; vì thế đặc biệt mở ra một môn tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, ngõ hầu dù thánh hay phàm đều cùng vãng sanh Tây Phương ngay trong đời này. Bậc thánh thì mau chứng Vô Thượng Bồ Ðề, kẻ phàm thì vĩnh viễn thoát khỏi sanh tử trói buộc. Do dựa vào từ lực của Phật nên công đức, lợi ích chẳng thể nghĩ bàn.

Nên biết rằng: Luật là nền tảng của Giáo, Thiền, Tịnh, Mật. Nếu chẳng nghiêm trì giới cấm sẽ chẳng thể đạt được lợi ích chân thật nơi Giáo, Thiền, Tịnh, Mật. Như lầu cao vạn trượng, nếu nền móng chẳng vững thì chưa cất xong đã sụp. Tịnh là chỗ quy túc của Giáo, Thiền, Tịnh, Mật, như trăm sông, vạn dòng đều đổ vào biển cả.

Bởi lẽ, pháp môn Tịnh Ðộ là pháp môn để mười phương chư Phật trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sanh, thành thỉ, thành chung. Vì thế trong phẩm Nhập Pháp Giới kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài được ngài Phổ Hiền gia bị, khai thị, chứng được Ðẳng Giác. Ðức Phổ Hiền lại khuyên Thiện Tài nên phát mười đại nguyện vương, hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới ngõ hầu mau viên mãn Phật Quả. Ngài lại dùng pháp này phổ khuyến toàn bộ Hoa Tạng đại chúng [nên tu tập như thế].

Trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, phần nói về Hạ Phẩm Hạ Sanh, hạng người ngũ nghịch thập ác, sắp đọa địa ngục A Tỳ, được thiện tri thức dạy cho niệm Phật, niệm mười tiếng hoặc chỉ niệm mấy tiếng là mạng chung, cũng vẫn được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương.

Xem đó thì trên từ bậc Ðẳng Giác Bồ Tát chẳng thể ra khỏi pháp này, dưới đến kẻ tội ngũ nghịch, thập ác cũng có thể chứng nhập pháp này. Công đức, lợi ích của pháp môn đây vượt trỗi hơn [các giáo pháp khác trong] cả một đời giáo hóa của Ðức Phật. Bởi lẽ, các giáo pháp khác toàn dạy dùng tự lực để thoát ly sanh tử. Kẻ chưa đoạn Hoặc, nương vào từ lực của Phật liền có thể đới nghiệp vãng sanh. Kẻ đã đoạn Hoặc nếu nương theo từ lực của Phật sẽ chóng chứng được phẩm vị cao.

Vì thế, đây là một pháp môn đặc biệt nhất trong cả một đời giáo hóa của Ðức Phật, chẳng thể dùng những giáo pháp thông thường để bàn luận pháp này được! Do đó, các kinh Ðại Thừa như kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa v.v..., các đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền...; các đại tổ sư như Long Thọ, Mã Minh... đều hiển thị, xiển dương, khen ngợi, chỉ dạy, phổ khuyến vãng sanh."

"Một pháp Niệm Phật là cậy vào Phật lực để thoát tam giới, sanh về Tịnh Ðộ. Nay đã chẳng phát nguyện thì có tín chăng? (Người tin thật sự ắt sẽ phát nguyện tha thiết). Tín nguyện đều không, chỉ niệm Phật danh thì thuộc về Tự Lực. Vì không tín nguyện nên chẳng thể cảm ứng đạo giao cùng hoằng thệ của đức Di Ðà. Nếu đã hết Kiến Tư Hoặc, có lẽ được vãng sanh. Còn nếu hoàn toàn chưa đoạn hay chưa đoạn hết sạch thì nghiệp căn vẫn còn, làm sao thoát ngay khỏi luân hồi cho được? Ngũ Tổ Giới Diễn, Thảo Ðường Thanh v.v... chính là những chứng cớ xác thực.

Phải biết rằng không có tín nguyện mà niệm Phật sẽ chẳng khác gì tham cứu bên Tông, bên Giáo. Dù có được vãng sanh nhưng nhân quả chẳng phù hợp với nhau! Ngài Ngẫu Ích nói: “Ðược vãng sanh hay không toàn là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Ðấy chính là phán định chắc như sắt vậy.

Ðã có lòng tin chân thành, nguyện thiết tha thì hãy nên tu chánh hạnh Niệm Phật. Lấy Tín - Nguyện để dẫn đường, lấy niệm Phật làm chánh hạnh. Ba thứ Tín - Nguyện - Hạnh chính là tông yếu của pháp môn Niệm Phật. Có Hạnh nhưng không có Tín - Nguyện sẽ chẳng thể vãng sanh. Có Tín - Nguyện nhưng thiếu Hạnh cũng chẳng thể vãng sanh. Ba thứ Tín - Nguyện - Hạnh đầy đủ không thiếu sẽ quyết định được vãng sanh. Ðược vãng sanh hay không toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do công trì danh sâu hay cạn.

Về chánh hạnh niệm Phật nên tùy sức mỗi người mà lập, chẳng thể chấp chặt một bề. Nếu thân mình không bận việc, cố nhiên nên từ sáng đến tối, từ đêm đến sáng, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, động, tịnh, ăn cơm, mặc áo, đại tiện, tiểu tiện, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, giữ sao cho một câu hồng danh thánh hiệu chẳng rời tâm, miệng! Nếu rửa ráy, súc miệng thanh tịnh, áo mũ chỉnh tề và nơi chốn thanh tịnh thì niệm Phật ra tiếng hoặc niệm thầm đều được cả.

Còn lúc ngủ nghỉ, lúc thân hình hở hang, tắm gội, đại tiểu tiện, cũng như khi đến chỗ dơ bẩn chẳng sạch, chỉ nên thầm niệm, đừng niệm ra tiếng. Thầm niệm cũng có cùng một công đức [với niệm ra tiếng]. Niệm ra tiếng chẳng cung kính. Chớ bảo ở những chỗ ấy chẳng thể niệm Phật. Phải biết là ở những nơi ấy, chẳng được niệm ra tiếng mà thôi. Hơn nữa, lúc nằm ngủ nếu niệm ra tiếng chẳng những không cung kính lại còn bị tổn khí. Chẳng thể không biết điều này

Một pháp Niệm Phật chính là diệu pháp bậc nhất để bỏ trần lao, quay về giác, phản bổn quy nguyên. Ðối với người tại gia, pháp này lại càng thân thiết. Vì người tại gia, thân trong lưới trần, công việc đa đoan, đối với những việc như nhiếp tâm tham thiền, tụng kinh trong tịnh thất... do hoàn cảnh sẽ chẳng làm được nổi hoặc chẳng đủ sức. Chỉ có mình pháp Niệm Phật là thuận tiện nhất.

Sáng tối đối trước Phật, tùy phận, tùy sức lễ bái, trì niệm, hồi hướng, phát nguyện. Ngoài ra thì đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, im lặng, động, tịnh, mặc áo, ăn cơm, hết thảy thời, hết thảy chỗ đều niệm được cả. Nhưng ở nơi sạch sẽ, lúc cung kính thì niệm ra tiếng hay niệm thầm đều được. Còn như ở những nơi chẳng sạch sẽ (như vào nhà tiêu chẳng hạn) hoặc nhằm lúc chẳng cung kính (chẳng hạn như đang nằm ngủ, tắm gội...) chỉ nên niệm thầm, chẳng nên niệm ra tiếng, chứ chẳng phải là ở những chỗ ấy, nhằm lúc ấy, không được niệm!

Nằm ngủ niệm ra tiếng thì chẳng những không cung kính, lại còn bị tổn khí, lâu ngày thành bệnh. Công đức niệm thầm giống hệt công đức niệm bình thường. Ấy là: “Niệm ở đâu sẽ ở đó. Ngay thẳng cũng do đấy, mà điên đảo cũng bởi đấy”.

Ấn Quang Đại Sư

http://phatgiaovnn.com/bz/showthread.php?t=323
 

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
Bồ Tát Đại Thế Chí niệm Phật viên thông

Bồ Tát Đại Thế Chí niệm Phật viên thông

Tịnh niệm chính là không khởi các vọng niệm, chỉ nhất tâm niệm Phật, không có niệm gì khác. Niệm niệm tương tục, không có gián đoạn, niệm Phật niệm đến niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, mỗi niệm chẳng rời tịnh niệm, tâm tâm tương ưng với tâm Phật, chính là “tức tâm tức Phật, tức Phật là tâm” tâm Phật nhất như mà đắc thành chánh định. Cho nên tôi nói pháp môn “niệm Phật” là đệ nhất.



Lúc Phật A Di Đà còn là Chuyển Luân Thánh Vương, Ngài Quán Thế Âm là con trưởng, Ngài Đại Thế Chí là con kế. Hai vị đại Bồ tát này đang ở thế giới Cực lạc đứng hai bên trái phải để phụ trợ cùng Phật A Di Đà cứu độ chúng sanh. Sau khi đức Phật A Di Đà nhập Niết bàn, chánh pháp trụ ở đời trải qua vô lượng kiếp, đến nửa đêm sau khi Phật A Di Đà nhập diệt, Bồ tát Quán Thế Âm lại thành Phật, tên là “Phổ Quang Công Đức Sơn Như Lai”. Chánh pháp trải qua vô lượng kiếp thì vào nửa đêm Ngài nhập Niết bàn, lúc đó Bồ tát Đại Thế Chí lại thành Phật, tên là “Thiện Trụ Công Đức Bảo Vương Như Lai”.
Bồ tát Đại Thế Chí tu pháp môn niệm Phật chỉ một câu Phật hiệu mà nhiếp thâu “sáu căn” nên đưa đến giác ngộ. Từ niệm Phật đến khi chứng đạo phải trải qua năm mươi hai giai đoạn là thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, rồi đến đẳng giác, diệu giác, cho nên Bồ tát Đại Thế Chí cùng với năm mươi hai vị Bồ tát cũng là đại biểu năm mươi hai giai đoạn.

Theo Kinh Lăng Nghiêm, trong chương “Đại Thế Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông”, Bồ tát Đại Thế Chí nói: “Ta nhớ lại trong vô lượng kiếp trước, có Phật ra đời tên là Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang Phật, Diệm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất Đoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xưng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Trong kiếp đầu tiếp nối mười hai vị Phật ra đời, vị Phật sau cùng là Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang, dạy ta niệm pháp môn niệm Phật, ta nhập vào chánh định, nên gọi là niệm Phật tam muội ”.

Pháp môn niệm Phật có hai hạng người, một là hạng chuyên nhớ niệm, một người chuyên quên, hai hạng người này cũng từng gặp qua rồi. Một người chuyên niệm là chỉ cho Phật, một người chuyên quên là chỉ cho phàm phu. Phật thì luôn thương nhớ chúng sanh, chúng sanh thì thường quên Phật. Nếu chúng sanh nghĩ đến Phật thì hay biết mấy, nhưng ngặt nỗi là ở đâu họ cũng quên, không có tâm thanh tịnh, tâm giác ngộ.

Phật vì sao lại nhớ đến chúng sanh? Bởi vì Phật biết tất cả chúng sanh trong quá khứ là cha mẹ mình, vị lai sẽ thành Phật và cùng chư Phật hiện tại đồng một thể giác ngộ bình đẳng, cho nên nói “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật”. Đây là chỗ vĩ đại của Phật giáo cũng là giáo nghĩa tối cao của Phật giáo. Phật giáo nói năm giới, cấm sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu chính là thương yêu bảo hộ tất cả chúng sanh, chuyển hóa chúng sanh bỏ mê sớm trở về nhà. Nhưng tất cả chúng sanh khi sanh đến thế giới này thì bỏ gốc theo ngọn, quay lưng với tánh giác của mình làm những điều hợp với trần tục, nhận giả làm chân, ngay cả quê hương chính mình cũng quên tất cả; quên cả chư Phật, Bồ tát, cha mẹ hiền từ, cũng quên hết. Tu pháp môn niệm Phật có bốn cách như sau: một là trì danh niệm Phật, hai là quán tượng niệm Phật, ba là quán tưởng niệm Phật, bốn là thật tướng niệm Phật. Chỉ sợ người không đủ đức hạnh, không đủ đạo tâm, khi công phu bị cảnh giới ma làm cho mê hoặc. Như hồi tôi gặp một trường hợp tại Hồng Kông, có một vị xuất gia ở chùa Từ Hưng, tu phép “Ban chu tam muội”. “Ban chu tam muội” là thường hành tam muội, ông ấy ở trong phòng như thế đến chín mươi ngày, chẳng ngồi, chẳng nằm chỉ đứng và đi mà thôi. Một hôm, tôi nghe ông ta niệm càng lúc tiếng càng lớn rồi nghe tiếng chân chạy gấp gáp ở trong phòng với tiếng la hét là Phật A Di Đà đã đến rồi, Phật đến rồi … Tôi thấy hơi kỳ lạ, ghé mắt nhìn vào phòng xem thử, biết không ổn, tôi bèn hét lên một tiếng thì ông mới tỉnh ngộ và ở lại trạng thái bình thường. Chuyện gì xảy ra với ông vậy? Là khi đang công phu ông ta thấy đức Phật A Di Đà đến quỳ trước mặt ông ta. Thấy vậy, ông ta tưởng Phật A Di Đà đến đón mình nên liền chạy đến quỳ trước Phật, nhưng thật tế Phật sao lại quỳ trước mặt ông ta chứ? Thực ra, đó chỉ là một con trâu nước biến ra Phật A Di Đà để đến dắt ông ta đi mà thôi. Mà chính vị Tỳ kheo này đời trước là một con trâu, có công cày ruộng ở chùa nên khi chết mới đầu thai lại làm thân người xuất gia tu đạo. Nhưng tánh trâu chưa hết tập khí cũ vẫn còn, cang cường khó điều phục. Nhưng do ông ta tu pháp Ban chu tam muội có thể dứt trừ tập khí xấu ác đó đi. Tuy vậy, đạo đức chưa đủ, định lực chưa kiên cố nên ông bị lạc vào cảnh giới ma.

Nếu như hai người cùng nhau nhớ niệm, mọi người cùng nhau chí thiết nhớ niệm, chẳng buông lơi, chẳng thất niệm thì sẽ theo nhau như bóng với hình, không bao giờ rời xa được. Mọi người ai cũng không quên Phật thì ngay đời này có thể gặp Phật, sau khi vãng sanh thường gần Phật nghe pháp, tu tập, chẳng bao lâu sẽ thành quả vị giác ngộ. Mười phương chư Phật ngày đêm thương xót hộ trì cho tất cả chúng sanh, giống như mẹ luôn nhớ nghĩ đến con. Còn con không nghe lời cha mẹ, bỏ đi không trở về nhà, để cha mẹ ngày đêm trông đợi nhớ thương. Đến khi con nhớ nghĩ đến cha mẹ khẩn thiết như thế, mọi người trong gia đình mới gặp gỡ đoàn tụ được.

Nếu như tất cả chúng sanh trong tâm lúc nào cũng nghĩ đến Phật, nhớ đến Phật, dù bây giờ chẳng thấy Phật, nhưng tương lai nhất định cũng gặp Phật. Bởi vì chúng ta cách Phật quá xa, mà không niệm Phật thì càng xa cách hơn nữa. Người tu pháp môn niệm Phật chẳng phải nhọc công tốn sức phương cách hoặc bí quyết gì cả, chỉ cần chuyên tâm niệm Phật. Khi tâm hành giả và tâm Phật tương ứng thì trí huệ phát sanh, sẽ được giải thoát tự tại.

Người đời dùng những thứ hương thơm để bôi hoa lên thân thể cho thơm, người niệm Phật thì dùng câu Phật hiệu xông lên mảnh đất tâm của mình để tương ưng với pháp thân và trí huệ của Phật, cho tánh giác nơi tự tâm hiển lộ Phật tánh. Vì thế nên nói “Hương quang trang nghiêm”.

Bồ tát Đại Thế Chí nói: “Khi ta mới phát tâm tu, chuyên lòng niệm Phật, tâm tâm tương tiếp, không gián đoạn, rồi thể nhập vào vô sinh pháp nhẫn. Hiện bây giờ ta trở lại thế giới Ta bà này, thường hay gia hộ và nhiếp thọ những ai chuyên tâm niệm Phật cầu vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc. Bây giờ Phật hỏi về pháp môn viên thông, con chẳng chọn những điều gì khác, chỉ chuyên thâu nhiếp thân tâm, không bị các duyên trần xoay chuyển, tinh tấn thâu nhiếp sáu căn không bị khởi bởi các duyên trần”.

Tịnh niệm chính là không khởi các vọng niệm, chỉ nhất tâm niệm Phật, không có niệm gì khác. Niệm niệm tương tục, không có gián đoạn, niệm Phật niệm đến niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, mỗi niệm chẳng rời tịnh niệm, tâm tâm tương ưng với tâm Phật, chính là “tức tâm tức Phật, tức Phật là tâm” tâm Phật nhất như mà đắc thành chánh định. Cho nên tôi nói pháp môn “niệm Phật” là đệ nhất.

Trích từ tập sách "Quê Hương Cực Lạc"
của Hòa Thượng Tuyên Hóa

nguồn: http://phatgiaovnn.com
 

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
A DI ĐÀ PHẬT ! có ai dám khẳng định rằng 600 năm sau mới có kinh DI ĐÀ và ai có thể dám khẳng định rằng kinh DI ĐÀ không phải là do phật thuyết . cái phía tây ỡ đây không phải là dùng đễ phận biệt phương hướng . cái cõi tây phương là cái cõi khi chúng ta muốn đi tìm nó thì chúng ta phải diệt hết những phiền não những tập khí trong tâm . và hãy hiểu cho rằng . cõi CỰC LẠC
vậy chúng ta phải hểu như thế nào cho đúng đây ?
cực lạc là nơi ac lạc nhất là nơi mà không còn bị sự khổ chi phối . tự tại không ngăn ngại . đã nói không ngăn ngại thì làm gì có phương hướng .

Rồi một trường hợp mà người ta công kích nữa là thế này , là có những người họ không có tín ngưỡng, hoặc là họ không phải là Ðạo Phật thì họ lại chủ trương rằng , họ không tin có thế giới Cực Lạc và họ cho rằng cái việc chủ trương , bỏ cái thế giới này để đi tìm về một thế giới khác là một thái độ tiêu cực . Họ cho rằng mình phải chung tay góp sức xây dựng cuộc đời này cho nó đẹp, chứ không phải là bỏ thế giới này để đi tìm thế giới khác. Một Ðạo Phật như vậy là một Ðạo Phật tiêu cưc , yếm thế. Nghe họ nói thì cũng có lý của họ, phải không? Ðó là cái thứ hai.

cái này nếu chúng ta còn nhìn thấy như vậy là sai lầm . tại vì sao mà nói là sai lầm .người ta nói rằng : nếu xem cỏi ta bà này là huyễn thì cõi tây phương chính tại nơi này . <<====câu này chỉ đúng có một phần thôi nếu mà xét lại thì ta thấy rằng nó chưa được hoàn toàn viên mãn , vì nếu xem cõ ta bà này là huyễn , nếu chúng ta chấp huyễn và chấp có thì ta còn mắc kẹt ỡ hai bên . đã mắc kẹt ở hai bên thì làm sao mà cực lạc được . chúng ta phải hiểu hết ý nghĩa của câu nói này . vì câu nói này là của một người đã thoát khỏi trói buộc cũa thế gian , cho nên dù ngài ở hay đi bất kỳ đâu thì đều là cực lạc .

Họ cho rằng mình phải chung tay góp sức xây dựng cuộc đời này cho nó đẹp, chứ không phải là bỏ thế giới này để đi tìm thế giới khác.
chung tay góp sức cho cuộc đời này đẹp thêm à . thử hỏi cuộc đời này cái gì là đẹp !
nếu đẹp thì làm gì có sanh , già bệnh , chết ....
nếu đẹp thì làm sao mà ta phải chịu những sự đau buồn nhiều hơn là vui vẽ
nếu đẹp thì làm sao mà người yêu thường xa lìa kẽ oán lại thường gặp .
nếu đẹp đẽ thì hạnh phúc phải mãi mãi chứ
v. v .........
nếu ai có thể nói rằng những cảnh đó là đẹp thì thật là một chuyện hoang đường .
chúng ta không phải bỏ thế giới này đi tìm thế giới khác . mà chúng ta đang buông bỏ những cái mà người ta cho là đẹp đẻ đó để đi tìm cái hạnh phúc chân thật . là thoát khỏi cái khổ đó . thế thì làm sao mà ta có thể nói rằng đó là TIÊU CỰC


chỉ có cái tâm mình là cõi Cực Lạc thôi , chứ không hướng về Phật A Di Ðà bên ngoài , một cõi Cực Lạc bên ngoài và đây cũng là điểm mà Tịnh Ðộ tông bị chống đối . Ðó là cái thứ ba.
đã nói là tự tánh thì không co trên dưới trái phải tốt xấu . nếu như còn đối đải thì không còn phật tánh nữa rồi. nếu nói ở trong tâm có phật tánh vậy tâm đó nằm ỡ đâu . ???
học đạo mà đem những lời phá chấp của các vị tổ sư để làm khai vị riêng cho mình mà chẳng hiểu thâm ý cũa những lời nói mà phỉ báng đó là một cái nhân đọa địa ngục


thichnhuantruong

http://phatgiaovnn.com/bz/showthread.php?t=323
 

laitutran247

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2007
Bài viết
471
Điểm tương tác
3
Điểm
18
Địa chỉ
http://www.chuavanphat.org/
Là người Phật Tử chỉ nên tin Phật

1. Nếu thế gian này đẹp và an lạc thì Phật Bồ Tát xuống đây giáo hóa để làm gì nữa cũng đâu cần dạy chúng ta tu hành thoát khỏi sanh tử làm gì nữa .

2. Những ai thích làm bậc đại giác ngộ ngay tại trần gian này thì làm nhưng đừng dạy những người phàm phu non kém ở lại đây để xây dựng Tịnh Độ nhân gian nữa vì phàm phu ko đủ sức đâu

3. Ai nói Ngay đây là Tịnh Độ thì bảo họ vào chùi tolet coi có Tịnh độ ko ? nếu như chỉ nói oang oang cái miệng thì ai nói ko được , Tịnh độ mà dơ như vậy à , khắp nơi đâu đâu cũng nhơ bẩn mà cứ nói Tịnh độ là sao ? lại còn nói an lạc chính là đây nữa , thử hỏi biết bao nhiu chuyện đau khổ xảy ra trong ngày mà nói an lạc .

Hàng ngày chẳng những chịu đói khát lạnh nóng chi phối ko thể nào tự tại dù phút giây , hết ăn xong thì phải thải ra những thứ dơ bẩn làm ô nhiễm mún chết ... Nếu là Tịnh độ thì phải ko có những thứ này . Ai nói mình là Bồ Tát mún ỡ lại Ta Bà độ chúng sinh thì làm ơn ngay bây giờ hãy ngưng những gì làm chúng sinh đau khổ cũng là độ chúng sinh rùi đó .

4. Không vãng sanh Tây Phương thì luân hồi sanh tử mãi thì sẽ có ngày rơi xuống địa ngục

5. Tại sao ko mún cho chúng sinh vảng sinh mà cứ mún họ ở đây mà an lạc là sao ? Ai vãng sinh được thì đỡ cho người đó chứ . Ở lại đây làm gì ? độ người à ? trước hết hãy bảo đảm cho chính mình cái đã . Mún độ chúng sinh phải có chứng ngộ , phải có thần thông , phải có tướng hảo , phải có trí huệ phương tiện , những cái này cái nào mình cũng ko có mà cứ mún độ hoài , e rằng còn bị chúng sinh độ lại nữa là khác . Miệng nói lặp lại lời Bồ Tát mà tâm thì phàm phu vậy có ích gì . Mún độ chúng sinh hãy kêu họ về Cực Lạc đừng bắt chúng sinh phải ở đây chịu khổ nữa , thời Mạt pháp nhìu cám dỗ hãy thương cho chúng sinh hãy để cho họ đi qua bên thế giới an lành của Phật A Di Đà.

6. Còn nói qua bên đó là ích kỉ thì cũng được , mún nói sao nói , ích kỉ hay ko ích kỉ tự tâm mình bít chẳng cần biện bạch làm gì , nói nhìu phí thời giờ , Phật hỉu mình là được , qua bên Cực Lạc tu hành được Thấy Phật nghe Pháp âm tâm Bồ Đề chỉ có tăng trưởng , mún ko từ bi cũng ko được , người mà hết lòng tu hành cầu quả vị Phật thì mún ích kỉ cũng ko ích kỉ được , cho nên đừng có đem cái vọng tưởng phàm phu mà suy lường phân tích nữa , đã nói Bất Khả Tư Nghì mà sao cứ tư nghì hoài vậy ? giống như con kiến con giun mà cứ mún nói chuyện của con Người , Lời nói Phật ko tin đi tin suy nghĩ của cái óc mình , mà cái Óc mình ngày xưa khi sinh ra có bít gì đâu bây giờ thu thập thông tin bỏ vô đầy óc tưởng mình ngon lắm đem ra nói càng phỉ báng lời Phật . Là người Phật Tử chỉ nên tin Phật chỉ có Phật mà thôi .

Nam Mô A Di Đà Phật

http://phatgiaovnn.com/bz/showthread.php?p=6473#post6473
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

I
Trả lời
0
Xem
2K
imported_Thi?nth?ng
I
I
Trả lời
1
Xem
4K
imported_gioidinhhue
I
I
Trả lời
6
Xem
6K
imported_gioidinhhue
I
I
Trả lời
2
Xem
2K
imported_gioidinhhue
I
I
Trả lời
0
Xem
2K
imported_gioidinhhue
I
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên