Những vận hành của phật pháp và những hành vi trong sự tỉnh thức

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
NHỮNG VẬN HÀNH CỦA PHẬT PHÁP VÀ NHỮNG HÀNH VI TRONG SỰ TỈNH THỨC
Ni sư. TN Như Cương

Những vận hành trong Phật pháp và những hành vi trong sự tỉnh thức nói lên hai xu hướng tất yếu mà người xuất gia lẫn tại gia đều phải thừa hành, nếu muốn đạt đến hai mục đích tối hậu. Hai xu hướng đó tạm cho là hướng nội và hướng ngoại. Hướng nội đồng nghĩa với tự giác, tức xoay lại sống với Phật tính của chính mình, thông qua các hành vi, lời nói, ý nghĩ trong sự tỉnh thức. Hướng ngoại đồng nghĩa với giác tha, tức là vận hành Phật pháp vào ngõ ngách của cuộc sống để mang lại an lạc, hạnh phúc đến cho người.
Hiện nay Phật pháp gần như phổ cập, được giới trí thức quan tâm nghiên cứu và đều có nhận xét chung là mang tính khách quan, khoa học, nhân bản, trí tuệ và đạo đức tuyệt hảo. Ðặc biệt, Phật pháp còn giúp các nhà khoa học, không những mở rộng nhãn quan trong các chương trình nghiên cứu về vũ trụ, nhân sinh, tâm, vậ .v..v... mà còn thu hút họ vào con đường trải nghiệm chân lý. Bên cạnh đó, một số khác xem đây như là cách sống, phương pháp sống, một nghệ thuật sống tuyết vời. Dĩ nhiên có hướng nội, dù hướng nội ở góc độ nào, cấp độ nào, người ta mới cảm nhận được giá trị của Phật pháp như thế. Có vận dung Phật pháp vào mọi sinh hoạt đời thường, thông qua các hành vi trong sự tỉnh thức, thì mới chuyển hóa được nổi khổ niềm đau, mới tiếp nhận được nguồn năng lượng an vui hạnh phúc, điều ma không một ai trên hành tinh này là không khao khát.
Ðáp ứng dược nhu cầu đó, đức Phật đã khuyến hóa các đệ tử trong việc hướng ngoại như sau:
“ Này các Tỳ kheo! Các Ông cần phải du hành, vì an lạc cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho dời, vì hạnh phúc của chý Thiên và loài người”.( Trường bộ kinh, trang 499, HT. Thích Minh Châu dịch.)
Sự du hành của các Tỳ kheo, trải qua nhiều thế hệ, nhất là các đoàn truyền giáo của Hoàng đế A Dục vào thế kỷ thứ 3 trước tây lịch đã mang lại thông điệp trí tuệ và tình thương của đức Phật đi vào một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngày nay Phật pháp phổ biến khắp năm châu, cập nhật trên thông tin Internet mà không bị không gian, thời gian và các làn sóng văn minh như vũ bảo của con người trong thời đại khoa học kỷ thuật đẩy lùi vào bóng tối lạc hậu, như các thuyết khác...
Tóm lại, Phật pháp sở dĩ tồn tại lâu dài là nhờ đặt nặng Pháp hành, thiếu thực hành hoặc không trầm mình trải nghiệm Phật pháp ngay trong cuộc sống thực tại này, thì dù có nắm trong tay cả ngàn học vị, người học Phật cũng chỉ là kẻ cỡi ngựa xem hoa, chứ không thưởng thức được chút nào hương vị của nó.Thế nhưng, người con Phật xưa cũng như vậy, phần lớn đều nếm được hương vị tuyệt vời của Phật pháp và chính vì vậy mà Phật pháp đã có tuổi thọ lâu dài./.

GHPGVN
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên