Việc gì đã qua thì qua rồi, hồi tưởng lại làm gì.
Việc gì chưa tới thì chưa sẩy ra, suy nghĩ tới để làm gì.
Việc gì ở hiện tại thật không hề ở hiện tại, một niệm hiện tại vừa dứt đã thành quá khứ.
Cuộc đời trôi nhanh như một giất mộng. Trong giất mộng đời ta phải khám phá cho được Tự Tâm Bổn Tính nơi mình. Vì chỉ có khi nào được như thế, ta mới hoàn toàn giải thoát, hoàn toàn giác ngộ, hoàn toàn sống thật với chính mình, hoàn toàn an vui hạnh phúc.
Kinh Điển Đại Thừa, không một Kinh nào mà không Khai Thị Ngộ Nhập cái Tự Tâm Bổn Tính nơi mình bởi vì đó là một nhân duyên duy nhất mà chư Phật thị hiện nơi đời. Không có nhân duyên nào khác, không có việc gì đáng hơn việc ấy.
Học Kinh Điển Đại Thừa, cần nên hiểu nghĩa ẩn dụ mà Phật muốn nói trong Kinh, không phải dựa trên văn từ mà hiểu được.
Như Kinh Pháp Hoa, khi nói về "Hạt Châu" đâu phải là hiểu nghĩa trên văn từ mà lầm cho là hạt châu, mà phải hiểu nghĩa ẩn dụ là Tự Tâm Bổn Tính.
Như Kinh Bi Hoa, khí gọi tên "Vô Tránh Niệm" đâu phải là tên của một ông vua theo văn từ, mà phải hiểu nghĩa ẩn dụ là Không Có Niệm Tranh Khởi Đúng Sai (các niệm đối đãi sanh diệt).
Như Kinh Kim Cang, Kinh Niết Bàn v.v... chữ "Như Lai" nghĩa là Tự Tánh Pháp Thân.
Như Kinh Niết Bàn, "Thuần Đà" nghĩa là "Hiểu Được Nghĩa Lý Vi Diệu".
Như Văn Thù là dụ cho Trí Tuệ Lý Tánh Không. Phổ Hiền là dụ cho Hạnh Lìa Tướng. Quán Âm dụ cho Từ Bi. Thế Chí dụ có Đại Trí hay dụ cho Đại Lực. Địa Tạng dụ cho Tâm Địa Hàm Tàng tức Đất Tâm Tự Tính. Duy Ma Cật nghĩa là Tịnh Danh, dụ cho Tánh Tướng Bất Nhị.
Kinh Pháp Hoa có "Phật Nhiên Đăng" nghĩa là cái Đèn Trí Tuệ Bản Nhiên của Tự Tánh. Hết Phật Nhiên Đăng, rồi có Phật cũng gọi Nhiên Đăng, rồi trải qua bao nhiêu kiếp llần lược có Phật đều gọi là Nhiên Đăng. Nghĩa là lần lược "Tâm Truyền Tâm". Bởi hễ ai Trở Về Chứng Nhập nơi Tự Tánh của mình thì đều là Phật Nhiên Đăng.
Kinh Bi Hoa bao nhiêu vị Thái Tử đều Phát Tâm Bồ Đề, Phát Tâm Bồ Đề nghĩa là Phát Tâm Vô Sở Cầu Vô Sở Đắc. Vì Bồ Đề không thể cầu xin, không thể chứng đắc. Thấy có cầu có đắc thì không phải là Bồ Đề. Chân Tâm Bản Tính là cái gì để cho ta cầu ta đắc bằng phàm thức được! Tánh Giác cũng vốn đã sáng suốt thanh tịnh, thì làm sao mà minh thêm cho Tánh Giác, tịnh thêm cho Tánh Giác được. Chỉ cần giờ giờ phút phút không để tâm khởi những thứ cầu, đắc, đến đi, mê ngộ, giàu nghèo, thương ghét v.v.... thì đó là người Phát Tâm Bồ Đề. Nếu Phát Tâm Bồ Đề mà tâm luôn khởi vọng niệm cầu đắc, đến đi, mê ngộ, giàu nghèo, thương ghét v.v... thì đó đâu phải là Phát Tâm Bồ Đề. Dù miệng phát chỉ là phát nguyện hư vọng mà thôi.
Danh từ vô lượng, phương tiện vô biên, nhưng mỗi mỗi đều thầm hướng về Chân Tâm Phật Tánh. Thật không nên mắt kẹt ở ngôn từ mà chẳng thấy được chỗ chư Phật muốn chỉ bài.
Còn đường Bồ Đề thật không phải dễ đi dễ tới đâu chư đạo hữu của tôi ơi!
Hãy gắng lên, làm được những gì mình có thể làm, đi được bước nào mình có thể đi, tập khí bao đời đã thành một khối lớn, không phải một sớm một chiều mà có thể sạch được.
An Lành!