Phithuydu

Những người con của vua vô tránh niệm

bitridung

Registered
Phật tử
Reputation: 13%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Kính thưa thầy

BTD không dám đi "giáo hóa" bất cứ ai đâu , chẳng qua thay co chủ đề này nên đóng góp thôi .

Tôi biết là cái tôi còn nợ chúng sanh nhiều . Sở dĩ có cái thân này để tu hành là nhờ ân của chúng sanh về nhiều mặt . Mà đã thọ ân thì phải đền ân . Do đó không nên có chủ trương lối tu cho một mình mình . Tuy nhiên , làm thế nào để hiểu đúng hạnh Bồ Tát là gì , để giữ vững Tín Nguyện cho Bồ Đề tâm ( tâm nguyện tu thành Phật quả ) , cũng như để có thể thật hành đúng theo tinh thần Bồ Tát Đạo , một khi đứng trước việc quyết định thọ Bồ Tát Giới ... . Có hiểu ý nghĩa và đủ phước thì mới có thể tin nhận và nguyện , và thực hành . Đây là nói trường hợp mình có được đặt ra vấn đề này ở tại Đạo Tràng tu học của mình. Còn nếu ở đạo tràng mình thường tới lui tu học chỉ có vấn đề Quy Y thường thôi , thì tôi nghĩ là mình cứ tiến tu bình thường thôi , không cần nói là Bồ Tát đạo , hay Thanh Văn đạo , hay Duyên giác đạo gì cả . Đến lúc Tự Giác xong thì bắt đầu đi giác tha theo Bồ Tát Đạo cũng không muộn .( Còn Bồ Tát đạo thì , ngay từ lúc sơ phát tâm còn ở Phàm Phu thì tự giác được gì thì đem giác tha luôn ). Riêng về quá trình tu Bồ Tát đạo , với năm Thập cộng thêm giai vị cuối Đẳng Giác , hoặc chia Đẳng Giác thành hai là thêm Diệu Giác vào, thì có năm mươi hai địa vị .
Nếu kể thêm giai vị Sơ phát tâm của phàm phu riêng , thì thành 53 địa vị là quá trình tu theo Bồ Tát đạo từ phàm phu đến thành Phật . Và nói đến Bồ Tát đạo thì có hai đường : một đường là trải qua Phần đoạn sanh tử trong ba cõi để độ sinh , một đường là vãng sanh Tịnh Độ để tịnh tu thành Thánh Bồ Tát . Thánh Bồ Tát dùng thân nhỏ nhiệm (không phải thân tứ đại )với quả báo biến dịch sinh tử ra vào trong ba cõi để độ sanh .Đó cũng là hóa thân của các Bồ tát không còn là phàm phu phải chịu sanh tử phần đoạn , mà chỉ chịu sanh tử biến dịch để độ sanh . Nhờ sự độ sanh này mà công đức thành thục , nhờ công đức mà trí tuệ vượt dần lên các địa vị cho đến khi đạt đến địa vị tối cao là Đẳng giác .

Nếu nói Hóa thân Phật ở khắp nơi không cần khởi tâm niệm mới có , như mặt trời tự có ánh sáng cho muôn loài ở hành tinh này mà mặt trời không bao giờ phải cố ý ban ánh sáng cho ai . Như mặt trăng tự nó vô tư không hề biết bóng của mình vốn thường được in vào trong nước ở các hồ , ao , suối , sông , biển , các vật chứa nước đủ loại và đủ hình dạng .vv.., cho dù mặt trăng không bao giờ tìm cách làm cho bóng mình được in vào trong các môi trường nước . Theo BTD nghĩ tính cách đó là Hóa Thân của Phật hoặc các bậc Đẳng Giác Bồ Tát

Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

suongphale

Registered
Phật tử
Reputation: 34%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
234
Điểm tương tác
79
Điểm
28
kimcang nói:
-Tha Thọ Dụng Thân Báo Thân Phật làThân Phật hóa hiện giáo hóa cho các Bồ Tát các bậc Bồ Tát trong hàng Thập Địa.

Biến Hóa Thân Phật là Thân Phật hóa hiện giáo hóa các phàm phu , bậc Thanh Văn , Duyên Giác , Bồ Tát chưa vào Thánh vị . Là thân Phật này thì có hiện thế giới cõi nước , tuổi thọ dài ngắt ,tướng hảo có hạn ,như là thân Phật Thích Ca Mâu Ni

Kính thưa thầy

Theo nghĩa của Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ chúng ta đã đồng hợp, và hiện chúng ta được biết : Bồ Tát Di Lặc là Nhất sanh bổ xứ ở thế giới ta bà sau khi giáo pháp của đức Phật Thích Ca diệt ; cũng như Bồ tát Hư Không Ấn là nhất sanh bổ xứ ở thế giới Chiên Đàn trước khi đức Phật Nhật Nguyệt Tôn gần hết tuổi thọ . Và theo điều thầy nói trên thì : Đức Bồ Tát Di Lặc lúc hạ sanh ở thế giới ta bà sẽ có Báo Thân là Biến Hóa Thân Phật , còn Đức Bồ T át Hư Không Ấn khi thành Phật ở thế giới Liên Hoa thì có Báo Thân là Tha Thọ Dụng Thân Báo Thân Phật , như báo thân của đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc ?
Nhưng theo spl được nghe thì ở thế giới Cực Lạc cũng có các bậc Thanh Văn mà ?

xin thầy chỉ dạy

spl :kính
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Reputation: 69%
Tham gia
20/3/07
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Thanh Tịnh Pháp Thân chính là Tự Tánh Thanh Tịnh Sáng Suốt Nhiệm Mầu của mỗi người. (Thể)

Viên Mãn Báo Thân
chính là Trí Tuệ Phát xuất từ Tự Tánh Thanh Tịnh Sáng Suốt Nhiệm Mầu của mỗi người. (Tướng)

Thiên Bá Ức Hóa Thân chính là Hành Sự (việc làm) được Trí Tuệ của Tự Tánh Sáng Suốt Nhiệm Mầu chiếu soi nơi mỗi người. (Dụng)

Do vậy hãy Quy Y Tự Tánh, hãy trở về nương tựa Tự Tánh.


Nếu nói cách khác thì:

Pháp Thân
chính là Tự Tánh vốn Thanh Tịnh Sáng Suốt Nhiệm Mầu, Chư Phật và Chúng Sanh Đồng Một Tánh nầy, Không Hình Không Tướng Không Sinh Không Diệt.

Mà nay do chúng sanh mê muội nên khởi niệm tạo tác nên hiện ra có hình có tướng có sinh có diệt thì đó gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân.

Một niệm khởi thì một Hóa Thân liền sinh
Trăm Ngàn Ức (Thiên Bá Ức) niệm khởi thì Trăm Ngàn Ức Thân liền sinh.

Tại sao nói thế? Bởi khi khởi niệm làm 10 điều thiện thì sanh lên cõi Trời. Khi khởi làm 10 điều ác thì sanh vào Tam Ác Đạo. Vô Số Niệm thì Vô Số Thân. Các Thân ấy đều là huyễn hóa. Cả 10 pháp giới đều do Tâm Tạo.

Trăm Ngàn Ức Niệm Khởi mà không giác ngộ bị niệm khởi mê hoặc thì gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Chúng Sanh.

Nếu biết một niệm hồi đầu xoay về Tự Tánh, đem các niệm xoay về tự tánh, giác ngộ Tự Tánh thì gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật.

Hay nói cách khác:
Nếu mê Tự Tánh thì thân thân đều là Hóa Thân của chúng sanh.
Nếu ngộ Tự Tánh thì thân thân đều là Hóa Thân của Phật.


Do khởi trăm ngàn ức niệm rồi làm theo tạo tác theo trăm ngàn ức niệm đó, nên tạo bao nghiệp thiện ác. Do nghiệp thiện ác mà thọ lấy thân. Nghiệp báo thiện thì thân hiện ra các tướng tốt đẹp, nghiệp báo ác thì thân hiện ra các tướng sấu giữ. Tùy nơi Nghiệp Báo mà thọ lấy Thân Đây gọi là Báo Thân của chúng sanh.

Nếu niệm niệm hồi đầu xoay về Tự Tánh, không còn khởi nghĩ thiện hay khởi nghĩ ác nữa, cũng không vô ký, tức Tự Tánh hiện tròn đầy sáng tỏ thì đó gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật.

Nếu muốn tròn đầy Ba Thân: Pháp Thân Phật, Báo Thân Phật, Hóa Thân Phật không gì hơn là trở về với Tư Tánh nơi chính mình sẵn có.
 

bitridung

Registered
Phật tử
Reputation: 13%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
thanhtri nói:
Nếu mê Tự Tánh thì thân thân đều là Hóa Thân của chúng sanh.
Nếu ngộ Tự Tánh thì thân thân đều là Hóa Thân của Phật.


chào bạn thanh tri
chào thầy kim cang và các bạn
chào chị PTD và chị SPL

... "Nếu nguyện độ sanh Tự Tánh thì thân thân đều là Hóa Thân của Bồ Tát "

thân chào
btd



49fc6894_2d556404_33-09施藥觀音_resize[1].webp 4a1e18c0_503afee4_guanyinpusa37[1].webp
 

huonglamtubi

Registered
Phật tử
Reputation: 2%
Tham gia
17/1/12
Bài viết
10
Điểm tương tác
4
Điểm
3
À thì ra là vậy theo như mình nhớ không nhầm là bồ tát quan thế âm và đại thế chí có kiếp làm con của vô tránh niệm phải không các bạn
____________________________________________________________
HƯƠNG LAM TỪ BI THÀNH VIÊN MỚI TRÊN DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP
 

bitridung

Registered
Phật tử
Reputation: 13%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Kính quý đạo hữu
Kính đh PTD
Btd xin phép D Đ và đh PTD để trình bày một việc :
Vừa rồi trong đề mục này có sổi nổi mâu thuẫn về một vấn đề đạo , btd tin rằng quý ĐH có theo dõi đều biết . Để làm sáng tỏ cho sự tin hiểu Phật Pháp ,để tránh những hiểu lầm về đạo ,và những tiếng thị phi không có căn cứ , btd xin phép D Đ , xin phép đh PTD để đưa ra thảo luận , nội dung :Có hai ý kiến khác nhau
1/Diệt Tận Định của Phi tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là Định ở Vô Sắc Giới, nhập vào Định này được , sẽ dẫn đến đắc quả Phật và nhập Niết Bàn ( ý kiến của một số người , điển hình là một trang T Đ PH)
2/ Diệt Tận Định của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là Định ở Vô Sắc Giới , nhập vào Định này không đưa đến trí huệ và lạc vào ngoại đạo ( ý kiến của thầy Kim Cang ,và BTD)
Xin mời tất cả các đạo hữu tham gia đưa ý kiến thảo luận
Kính
BTD
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Tất cả các Đức Phật đều có đủ 5 thân 5 trí 4 Độ đó là:

1- Tự Tánh Pháp Thân = Pháp Giới Pháp Thân đây là đồng nghĩa Thường Quang Tịch Độ = Pháp Tánh Độ.

2-Báo Thân:

Tự Thọ Dụng Báo Thân thì ở Tự Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ đây là Sắc Thân Chân Thật Thường Trụ Biến Khắp Pháp Giới của Chư Phật.

Tự Thọ Dụng Thân của Chư Phật và
Tự Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ của Chư Phật thì chỉ có Chư Phật tự chứng biết cho dù là bậc Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ cũng không thể biết.

Tha Thọ Dụng Thân của Chư Phật và Tha Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ là Thân và Cõi mà Chư Phật thị hiện để giáo hóa Chư Bồ Tát trong bậc Thập Địa từ Sơ Địa cho đến Nhất Sanh Bổ Xứ.

Phương Tiện Thánh Cư Độ là
õi Chư Phật thị hiện giáo hóa các bậc Thánh Nhị Thừa và Bồ Tát trong Tam Hiền chứng.

Phàm Thánh Đồng Cư Độ là cõi mà Thánh Phàm cùng ở chung đây là như cõi Ta Bà.

Các Bậc Thánh thì có Báo Thân trang nghiêm ở các cõi Tịnh Độ còn sắc thân thị hiện trong các thế giới uế trược đây chỉ là Hóa Thân.

Cõi Cực Lạc thì có đủ 4 Độ nhưng mà không phải ai ở cõi Cực Lạc cũng chứng thấy 4 Độ.

Các vị Bồ Tát ở cõi Cực Lạc tùy theo trình độ tu tập mà thấy Đức Phật A Di Đà khác nhau.

Tự Thọ Dụng Thân và Tự Thọ Dụng Độ của Đức Phật A Di Đà thì chỉ có Đức Phật A Di Đà tự chứng các bậc Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ cũng không biết.

Phàm phu trong các thế giới uế trược như là cõi Ta Bà thấy thân các vị thấy chỉ là Hóa Thân của các Ngài không phải là Báo Thân.

Hóa Thân của Bồ Tát của mỗi bậc có sai khác, càng về sau thì càng vi tế.





 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
2/ Diệt Tận Định của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là Định ở Vô Sắc Giới , nhập vào Định này không đưa đến trí huệ và lạc vào ngoại đạo ( ý kiến của thầy Kim Cang ,và BTD)
DH BTD đã lầm lẫn rồi.

KC bao giờ nói là Định của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là Diệt Tận Định bao giờ cả.

Chứng Phi Phi Tưởng Xứ Định không lạc vào Ngoại Đạo.

Chấp
Phi Phi Tưởng Xứ Định thì lạc vào Ngoại Đạo.

Các bậc Thánh A La Hán là vượt khỏi Phi Phi Tưởng Xứ Định.

KC nói là y theo Kinh A Hàm và các Kinh Điển Bắc Tông chứ không phải là ý kiến của KC.

1/Diệt Tận Định của Phi tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là Định ở Vô Sắc Giới, nhập vào Định này được , sẽ dẫn đến đắc quả Phật và nhập Niết Bàn ( ý kiến của một số người , điển hình là một trang T Đ PH)


Kinh Phật không bao giờ nói là Phi Phi Tưởng Xứ Định là Diệt Tận Định.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Trong Kinh Đại Bảo Tích nói có dạy rằng Phật, Bồ Tát, A La Hán chứng Tam Muội tuy là cùng tên nhưng chẳng cùng nghĩa.

Trong Kinh Đại Bảo Tích nói Phật nhập Sơ Thiền thì Bồ Tát chẳng biết, Bồ Tát nhập Sơ Thiền thì A La Hán Duyên Giác chẳng biết.

Bồ Tát đến Thập Địa thì chứng Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội nhưng chẳng bằng Bồ Tát Đẳng Giác, Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ và Phật Chứng chứng Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội .

Định của Phi Phi Tưởng Thiên không phải là Diệt Tận Định của Kinh Phật dạy.

Diệt Tận Định nghĩa là hết Tham Sân Si trong 3 cõi chứ không phải nhưPhi Phi Tưởng Định của Phi Phi Tưởng Thiên.

Phi Phi Tưởng Định này giống như là ngủ mê không biết gì cả chứ không phải là Tỉnh Sáng tuy là Phiền Não Vọng Tưởng không dấy khởi vì do sức định đè nén nhưng mà các Nhân Tham Sân Si vẫn còn đó cho nên khi sức định hết thì Tham Sân Si vẫn khởi lên.

Diệt Tận Định nghĩa là hết Tham Sân Si .

Kính Chào Tiền Bối Kim Cang

Thưa tiền bối , đáng lẽ Phithuydu đưa ra vấn đề Thảo Luận này , nhưng ĐH BTD đã nhiệt tình hơn nên đưa ra dùm . Cám ơn ĐH Bi Trí Dũng quá nhiệt tình và thẳng tính.
Nhân đây PTD xin phép góp lời luôn.


Thưa TB KC
Như bài của TB viết đã nói :" Trong Kinh Đại Bảo Tích nói có dạy rằng, Phật , Bồ Tát , A La Hán chứng Tam Muội tuy cùng tên nhưng chẳng cùng nghĩa"
" Trong kinh Đại Bảo Tích nói Phật nhập Sơ Thiền thì Bồ Tát chẳng biết, Bồ Tát nhập Sơ Thiền thì A La Hán Duyên Giác chẳng biết"

Theo câu này PTD hiểu ý của Kinh ĐBT :trình chứng của Chư Phật , Chư Bồ Tát , Chư A la Hán tuy có khi gọi một tên , nhưng trong tên gọi chỗ chứng đó có sai biệt về nghĩa của trình độ chứng . Thí dụ như , Diệt Tận Định hoặc Sơ Thiền , của Phật , Diệt Tận Định , Sơ Thiền ... của Bồ Tát , với Diệt Tận Định hoặc Sơ Thiền ... của A La Hán là sai khác nhau về trình độ cao , thấp . Hiểu như vậy đúng ý kinh chưa ạ ?

Còn TB KC nói Đinh của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ thì ( tiền bối Kim Cang ) không gọi là Diệt Tận Định . Điều này PTD chấp nhận. Còn PTD thấy nghe trong các kinh sách vẫn gọi Định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ còn gọi là Diệt Thọ Tưởng Định hay Diệt Tận Định . Bốn thứ Định đó của Vô Sắc gọi là Không Vô Biên Định , Thức Vô Biên Định , Vô Sở Hữu Định , và Diệt Thọ Tưởng Định ( hay Diệt Tận Định , hay Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định vậy ). Theo PTD hiểu thì khi nói Diệt Thọ Tưởng Định hay Diệt Tận Định của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là người am hiểu Phật Học phận biệt được với Diệt Tận Định của chư Đại Bồ Tát là có nghĩa khác . Mà thôi cái tên gọi thì TB KC muốn phân biệt rõ ràng và không dùng chung thì chắc ai cũng tùy hỷ , còn những người Phật tử khác họ dùng tên trùng nhưng nói nghĩa khác thì chắc quý vị khác cũng tùy hỷ .

Nên mong Tiền Bối hoan hỷ cho vấn đề gọi tên này
PTD sẽ có góp ý tiếp phần sau sau. .
Kính
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
DH BTD đã lầm lẫn rồi.

KC bao giờ nói là Định của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ là Diệt Tận Định bao giờ cả.

Chứng Phi Phi Tưởng Xứ Định không lạc vào Ngoại Đạo.

Chấp Phi Phi Tưởng Xứ Định thì lạc vào Ngoại Đạo.

Các bậc Thánh A La Hán là vượt khỏi Phi Phi Tưởng Xứ Định.

KC nói là y theo Kinh A Hàm và các Kinh Điển Bắc Tông chứ không phải là ý kiến của KC.



Kinh Phật không bao giờ nói là Phi Phi Tưởng Xứ Định là Diệt Tận Định.

Kim Cang bao giờ nói Định của Phi Phi Tưởng Xứ là Diệt Tận Định cả
Câu này ptd đã trả lời rồi

Chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định không lạc vào Ngoại Đạo
Chấp Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định mới lạc vào Ngoại Đạo

Điều này PTD đã hiểu ý Kim Cang từ trước rồi , nay tb KC lập lại thêm nữa cũng ....không sao , PTD vẫn hoan hỷ dù phải nghe lại.

Còn điều mà đh BTD đã nói thì là NHẬP vào Phi Phi Tưởng Định . NHẬP mà đh bTD dùng nó có nhiều nghĩa lắm tb KC ạ. NHẬP vào ĐỊNH đó nó có thể là CHỨNG qua để có ĐỊNH , nó cũng có thể có nghĩa là TRÚ ( hay tb KC dùng là CHẤP) vào đó , và nhờ TRÚ (hay CHẤP ) trong đó mà chứng đắc Phật quả và Nhập Niết Bàn , là một ý kiến mà có nhiều người có . Khác với Ý của tb KC đưa ra ( xin lỗi tạm dùng "Ý kiến của KC " nhé ), cho nên mới có thảo luận này đó tiền bối ạ.



Kim Cang nói là y theo kinh A Hàm và các Kinh Điển Bắc Tông chứ không phải là ý kiến của Kim Cang

Ptd không nghĩ rằng đạo hữu bi trí dũng cho rằng tbKC không theo Kinh Điển Bắc Tông .
Câu này có lẽ Kim Cang không phải trả lời cho btd

Kính
ptd
 

bitridung

Registered
Phật tử
Reputation: 13%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Kính thầy KC và các ĐH
Kính chị PTD
BTD học được sự thật sau đây trong kinh NHÂN QUẢ QUÁ KHỨ HIỆN TẠI

Sau đây là một trích đoạn trong kinh này
Bấy giờ Thái Tử đến chỗ tiên nhân A La La . Khi ấy các vị trời nói với tiên nhân rằng :Tất Đạt Đa rời bỏ đất nước , từ biệt cha mẹ vì cầu đạo Vô Thượng chân chánh, muốn nhổ tất cả đau khổ cho chúng sinh nên nay sắp đến đây.

Tiên nhân kia nay nghe nói thế lòng rất vui mừng. Một lát sau nhìn thấy Thái Tử , tiên nhân liền ra nghinh đón , khen rằng :
_ Hay thay ! Thái tử đã đến !

Họ cùng nhau trở về trụ xứ , mời Thái Tử ngồi , tiên nhân thấy Thái Tử dung mạo đoan chánh, đầy đủ tướng tốt , dáng vẻ điềm tĩnh, sinh lòng cung kính , liền hỏi :
_ Thái Tử đi đường xa có mệt chăng ? Từ lúc Thái Tử đản sinh , rồi xuất gia , và hôm nay đến nơi này, tôi đều biết rõ.Thái Tử đang ở trong đống lửa mà có thể tự tỉnh giác vượt ra , lại giống như voi lớn bị trói mà vượt thoát khỏi. Ngày xưa các vị vua lúc trẻ hưởng thụ năm dục, đến lúc già mới bỏ đất nước và các thứ dục lạc mà xuất gia học đạo , việc ấy chưa phải kỳ lạ. Nay Thái Tử đang còn trẻ , có thể từ bỏ năm dục đặng từ xa đến đây, thật là đặc biệt . Thái Tử phải siêng năng tinh tấn để mau đến bờ giải thoát.
Thái Tử nghe xong liền nói :
- Ta nghe tiên nhân nói lòng rất vui mừng. Ngài có thể vì ta mà nói pháp đoạn trừ các khổ sinh , già, bệnh, chết không ? Nay ta muốn nghe!

Tiên nhân đáp :
_ Hay thay !Hay thay !Khởi đầu của chúng sinh là do niệm vô minh, từ vô minh khởi ngã mạn , từ ngã mạn sinh tâm si, từ tâm si sinh nhiễm ái, từ nhiễm ái sinh năm loại khí vi trần , từ năm loại khí vi trần sinh năm đại, từ năm đại sinh ra các thứ phiền não, tham dục , sân hận...Do đó trôi lăn mãi trong sinh già bệnh chết, mà lo buồn khổ não. Nay tôi vì Thái Tử mà lược nói như thế

Thái Tử lại hỏi :
_ Ta đã hiểu lời ngài nói . Nhưng phải dùng pháp gì để đoạn trừ tận gốc của sinh tử ?

Tiên nhân đáp :
_Nếu muốn đoạn trừ được gốc của sinh tử , trước hết phải xuất gia tu học, giữ gìn giới hạnh , khiêm cung nhẫn nhục , ở nơi vắng lặng tu tập Thiền Định, lìa các pháp dục , ác, bất thiện, thực hành hữu giác hữu quán , đắc Sơ Thiền , khi bỏ được giác , quán thì định phát sinh , nhập vào tâm Hỷ , đắc Nhị Thiền . Xả bỏ tâm Hỷ , được chánh niệm, các căn an lạc , đắc Tam Thiền. Xa lìa khổ, lạc ; được niệm thanh tịnh, nhập vào Xả căn , đắc Tứ Thiền . Được quả báo Vô Tưởng.

Có một vị Thầy khác nói
_ Cảnh giới này gọi là giải thoát . Nhưng khi xuất định rồi mới biết cảnh giới ấy chẳng phải là giải thoát. Cần phải lìa Sắc tưởng , nhập vào KHÔNG XỨ; diệt Hữu đối tưởng nhập vào THỨC XỨ; diệt Vô lượng Thức Tưởng , chỉ còn quán một Thức nhập vào VÔ SỞ HỮU XỨ; lìa tất cả các Tưởng nhập vào
PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ. Cảnh giới này gọi là giải thoát rốt ráo .Là bờ giác của người tu học . Nếu Thái Tử muốn đoạn trừ các khổ sinh , già , bệnh, chết , thì nên tu theo hạnh này.

Thái Tử nghe tiên nhân nói thế trong lòng không vui, liền suy nghĩ :"Sự thấy biết đó chẳng phải là pháp cứu cánh, cũng không phải là pháp đoạn trừ hết phiền não" . Liền nói rằng :

_Pháp của tiên nhân nói có chỗ ta chưa hiểu , nên muốn thưa hỏi .

Tiên nhân nói :

_Xin Thái Tử cứ hỏi

Thái Tử liền hỏi :

_ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ , là Hữu Ngã , hay Vô Ngã ?Nếu nói Vô Ngã thì không nên gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ . Còn nói là Hữu Ngã , thì, Ngã là Hữu tri hay Vô tri ?Nếu Ngã là Vô tri , thì như gỗ đá . Nếu Ngã là Hữu tri , thì có Phan duyên . Đã có phan duyên , thì có nhiễm trước . Vì có nhiễm trước , nên chẳng phải là giải thoát . Ngài mới diệt được phiền não thô mà không biết phiền não vi tế vẫn còn . Vì cho đó là cứu cánh nên phiền não dần dần có cơ hội tăng trưởng , trở lại thọ sinh tử.Do đó mà biết , đây chẳng phải là đến bờ giải thoát . Nếu trừ hết tất cả Ngã , và Ngã tưởng , mới gọi là chân giải thoát .

Tiên nhân nghe Thái Tử nói như vậy thì yên lặng suy nghĩ :" Lời Thái Tử nói thật vi diệu "

Thái Tử lại hỏi tiếp :
_ Ngài xuất gia và tu khổ hạnh tới nay được bao nhiêu năm rồi ?
Tiên nhân đáp :
_Tôi xuất gia từ năm 16 tuổi , tu khổ hạnh đến nay đã được 104 năm .

Thái Tử nghe rồi nghĩ rằng :từ khi xuất gia đến nay lâu như vậy mà chỗ chứng đắc được thế thôi ư ?
Bấy giờ Thái Tử vì cầu pháp thù thắng nên liền từ chỗ ngồi đứng dậy từ biệt tiên nhân .

Tiên nhân nói với Thái Tử rằng :
_Tôi tu tập khổ hạnh đã lâu mà chỗ chứng đắc chỉ được như vậy. Thái Tử là dòng tộc vua chúa , làm sao có thể tu khổ hạnh được ?

Thái Tử đáp :
_ Như pháp ngài tu chưa phải là khổ , có một pháp tu còn vô cùng khổ khó thực hành hơn.

Tiên nhân thấy Thái Tử có trí huệ , ý chí vững chắc khó lay chuyển nên biết nhất định sẽ trở thành bậc Nhất Thiết Trí , nên liền thưa Thái Tử rằng :
_ Nếu Thái Tử thành đạo , xin độ tôi trước !
Thái Tử đáp :
_ Được !

Kế đó Thái Tử đến chỗ tiên nhân Ka rlan bàn luận, hỏi đáp cũng như trước , rồi từ biệt ra đi . Hai vị tiên nhân thấy Thái Tử ra đi đều suy nghĩ :"Trí huệ của Thái Tử rất kỳ diệu đặc biệt , khó ai lường được " Bèn chắp tay bái phục .

Thái Tử từ biệt hai vị tiên nhân A LA La và Karlan rồi ra đi tự mình tìm đạo
(Trích Kinh NHÂN QUẢ QUÁ KHỨ HIỆN TẠI _ Bản dịch của Nguyên Lộc - Nhất Nghiêm )

Qua đoạn trên chắc các bạn đã nhận ra sự thật về Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định ?
Nếu ai muốn cần bàn thêm xin góp lời
KÍNH
BTD
 

suongphale

Registered
Phật tử
Reputation: 34%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
234
Điểm tương tác
79
Điểm
28
phithuydu nói:
kinhbihoa nói:
bấy giờ, trong chúng hội có vị bồ tát tên là giải thoát oán tăng bạch phật rằng: “bạch thế tôn! đại bồ tát thành tựu được bao nhiêu pháp mới có thể tu tập pháp môn đà-la-ni giải liễu nhất thiết này?”

phật dạy bồ tát giải thoát oán tăng: “thiện nam tử! Bồ tát thành tựu bốn pháp thì có thể tu tập pháp môn đà-la-ni này. Những gì là bốn? Bồ tát trụ nơi bốn thánh chủng, đối với những thứ y phục, giường nằm, ghế ngồi cho đến thuốc men dù thô xấu cũng thường hoan hỷ biết đủ. Bồ tát thành tựu bốn pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn đà-la-ni này.

“lại nữa, thiện nam tử! Bồ tát thành tựu năm pháp thì có thể tu tập pháp môn đà-la-ni này. Những gì là năm? Một là tự mình giữ gìn giới cấm, như là: Quý trọng bảo vệ các giới giải thoát, thành tựu phẩm hạnh oai nghi, ngăn ngừa gìn giữ giới pháp, trong lòng luôn lo lắng cẩn trọng như vị hộ pháp nhỏ, thọ trì tu học hết thảy các giới, thấy người phá giới liền khuyên bảo khiến cho họ trì giới. Hai là thấy người tà kiến liền khuyên bảo khiến cho họ trở nên chánh kiến. Ba là thấy người phá bỏ oai nghi liền khuyên bảo họ trụ nơi oai nghi. Bốn là thấy người để tâm tán loạn liền khuyên bảo khiến họ nhất tâm. Năm là thấy người ưa thích mến chuộng nhị thừa liền khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Bồ tát thành tựu năm pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn đà-la-ni này.

“lại nữa, thiện nam tử! Bồ tát thành tựu sáu pháp thì có thể tu tập pháp môn đà-la-ni này. Những gì là sáu? Một là tự mình tu pháp đa văn, thông đạt không ngăn ngại, thấy người ít nghe, ít học thì khuyên bảo khiến cho họ nghe nhiều học rộng. Hai là tự mình không tham tiếc keo kiệt, thấy người tham tiếc keo kiệt thì khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp không tham tiếc. Ba là tự mình không ganh ghét, đố kỵ, thấy người ganh ghét đố kỵ thì khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp không ganh ghét. Bốn là tự mình chẳng sợ sệt người khác, lại ban cho sự an ổn không sợ, thấy người sợ sệt thì vì họ mà an ủi, che chở, khéo dùng lời dạy dỗ, giải thích, khiến cho được an ổn. Năm là trong lòng không xu nịnh, gian trá. Sáu là tu hành phép tam-muội không. Bồ tát thành tựu sáu pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn đà-la-ni này.

“đại bồ tát thành tựu các pháp tướng mạo như thế rồi, trong vòng bảy năm liền tóm lược hết thảy chương cú đà-tỳ-lê, suốt ngày đêm sáu thời lễ bái cung kính, một lòng tư duy, suy xét các mối liên hệ với thân niệm xứ, tu hành phép tam-muội không, đọc tụng các thần chú như vậy. Khi ra khỏi tam-muội liền niệm tưởng vô số chư phật trong khắp mười phương thế giới.

“vị đại bồ tát ấy qua bảy năm như vậy liền được pháp môn đà-la-ni giải liễu nhất thiết này. Bồ tát được pháp môn đà-la-ni này rồi liền được mắt thánh thanh tịnh. được mắt thánh thanh tịnh rồi liền có thể nhìn thấy khắp các thế giới mười phương nhiều như số cát sông hằng, tại mỗi thế giới ấy chư phật thế tôn đều không hề nhập niết-bàn, lại cũng nhìn thấy các ngài thị hiện vô số đủ mọi phép thần túc biến hóa. Vị đại bồ tát này vào lúc ấy nhìn thấy được hết thảy vô lượng chư phật, không thiếu sót bất cứ một vị nào. Khi thấy phật rồi liền được tám mươi bốn ngàn môn đà-la-ni, bảy mươi hai ngàn môn tam-muội và sáu mươi ngàn pháp môn khác.

“vị đại bồ tát đạt được pháp môn đà-la-ni giải liễu nhất thiết này rồi cũng đạt được tâm đại từ bi đối với chúng sinh.

“lại nữa, bồ tát đạt được pháp môn này rồi, như trước đây có phạm vào các tội ngũ nghịch cực ác, khi chuyển sinh sang thân khác liền được mãi mãi dứt sạch không còn nghiệp ác

Xin các ĐH tùy hỷ góp ý
kính

Kính thưa thầy và các ĐH, cùng chị ptd.

Qua đoạn này chúng ta thấy đức Thế Tôn giảng nói cho Bồ Tát Giải Thoát Oán Tăng và Hội Chúng biểt về : điều kiện để có thể tu tập pháp môn Đà La Ni Giải Liễu Nhất Thiết.

Pháp Môn Đà La Ni Giải Liễu Nhất Thiết , cái tên " Giải Liễu Nhất Thiết" có nghĩa là "hiểu biết tất cả " ( giải liễu = hiểu biết; nhất thiết = tất cả ). Như đã nói ở phần trước có 84.000 đà la ni khai mở sự hiểu biết cho 84.000 pháp môn .Tám muôn bốn ngàn đà la ni họp lại chung gọi là Pháp Môn Đà La Ni Giải Liễu Nhất Thiết . Đà la ni có thể hiểu và diễn tả là "CƯƠNG LĨNH" của một pháp . Pháp môn Đà la ni Giải Liễu Nhất Thiết có thể hiểu là CƯƠNG LĨNH của Phật pháp .

Và muốn có thể tu tập giáo pháp của Phật thì trước bồ tát phải chu toàn điều gì ?
Đó là : Đối với phẩm vật chúng được cúng dường nên biết đủ và không chê khen trong bốn món cúng dường. Và sau là :

_ Giữ giới và khuyên người giữ giới
_Khuyên người bỏ tà kiến và giữ chánh kiến
- Giữ oai nghi và khuyên người giữ oai nghi
-Khuyên bảo người bỏ tâm tán loạn và giữ Nhất Tâm
_ Khuyên bảo người ham Nhị Thừa theo pháp Đại Thừa
_
Sau nữa là :Tự mình tu và khuyên người :

_ tu học đa văn
_không keo kiệt tham tiếc
_không ganh ghét , đố kỵ
_Vô úy và bố thí vô úy
_không xu nịnh gian trá
_ tu pháp tam muội Không

chị ptd ơi chị xem spl hiểu như vậy được không và phần sau nhờ chị viết thêm cho spl nhé .


Kính
spl
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Reputation: 69%
Tham gia
20/3/07
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Quý vị!

Vô Tránh Niệm
nghĩa là không có niệm tranh luận bàn tán suy nghĩ, dứt sạch các tâm.

Quý vị ở đây đem tri giải bàn tán, động niệm sanh tâm, bao giờ mới được như Vua Vô Tránh Niệm?

Thế đâu phải là hội được ý Kinh. Nếu không hội làm sao thực hành? Đâu phải giải đáp ở trên tri thức phàm tình gọi là hội được ý kinh. Nếu không dứt sạch các tâm thì dù giảng 12 phần kinh cũng vô dụng, là việc sanh tử, không bao giờ giác ngộ được.

Lãnh hội được ý kinh thì phải dứt sanh tâm tranh luận nghĩ ngợi bàn tán đi!

Giải tán!
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Vô Tránh Tam Muội (tên khác của Không Tam Muội)

Ngài Tu Bồ Đề là bậc chứng Vô Tránh Tam Muội bậc nhất trong các bậc A La Hán thời Phật cho nên Ngài mới hỏi Phật Kinh Kim Cang, Kinh Đại Bát Nhã.

Nếu ai trong này cũng chứng Vô Tránh Tam Muội thì đâu cần bàn luận chi nữa chỉ vì là chưa ai Chứng Vô Tránh Tam Muội.

Nói Pháp tùy duyên DH TT nói thẳng Lý Tánh làm sao mà người khác có phương tiện mà vào?

****************

Kinh là để Tu Học chứ giải nghĩa theo văn từ dù có hay mấy chỉ là trên danh từ.

Như nói Vô Thường dù có giảng hay mấy mà chưa tu tập Quán Vô Thường thì vẫn là Chưa Hiểu Vô Thường.

Giảng Kinh có hay mấy cũng không Nhận được Ý Kinh phải tu hành theo lời Kinh thì mới Thật Chứng Ngộ Nghĩa Lý trong Kinh.

Ý Kinh Bi Hoa cốt tủy là Bồ Đề Tâm, Phát Bồ Đề Tâm là nền tảng tu hạnh Bồ Tát.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Kính Tiền bối Thanh Tri và tiền bối KC

Cảm ơn các vị đã chỉ dạy

ptd xin thưa cùng các vị , số là ptd xưa tu chỉ tụng kinh , niệm Phật , quán tưởng, mà ít nghiên cứu kinh điển . Nên một thời khi lên mạng nói chi cũng không dẫn chứng được dù mình cũng ngộ được phần nào .Nay có duyên trên Diễn Đàn này gặp gỡ với bác V/H , cô Diệu Đức , thầy T T, và thầy KC ... để học hỏi về Pháp .Và có duyên gặp kinh đại thừa Bi Hoa để tìm hiểu nên mở ra phần thảo luận để học hỏi thôi , chứ rõ ràng là không phải là "giảng" rồi . Song vì kinh BH là một kinh đại thừa nghĩa lý rất cao sâu , lại có phần trừu tượng ,văn từ có sự lập lại nhiều lần ... có lẽ vì vậy nên ít được sự hưởng ứng tham gia bàn luận , chủ đề bị loãng . Dù biết là : nói pháp mà không tu chứng được cũng như không , nhưng theo thiết tưởng , chẳng phải là như không đâu . Căn bản trí tuệ còn mãi cho sự kết duyên với Phật Pháp .Hơn nữa , "tu mà không học là tu ...tối tăm ", và tuy trong đạo Phật chúng ta thường nghe nói , đa văn như ngài A Nan mà lại không chứng quả A La Hán , nhưng trong đoạn kinh trên của kinh Bi Hoa , đức Phật dạy các vị Bồ Tát : tu học đa văn . Đức Phật dạy rằng , pháp tu của Bồ Tát , có "tu học đa văn ". Hơn thế , học kinh này để biết về nhân và quả của Bồ Đề Tâm là như thế nào , hầu chúng ta những người Phật Tử có thể chọn được pháp môn hợp với mình .

Nhân đây ptd xin có hai câu hỏi để đặt ra nhờ quý tiền bối chỉ dạy :

Bồ Tát được Đà la ni này rồi liền được Mắt thánh thanh tịnh
ptd được biết , ai là mắt thánh của nhân thiên , rồi . Nhưng ptd muốn biết : mắt thánh là tương ứng với mắt nào trong : Thiên Nhãn , Pháp nhãn , Huệ Nhãn , và Phật Nhãn .(Mắt thánh _ dành cho nhân , thiên : chúng sanh chưa đạt quá Thiên nhãn)

được mắt thánh thanh tịnh rồi liền có thể nhìn thấy khắp các thế giới mười phương nhiều như số cát sông hằng, tại mỗi thế giới ấy chư phật thế tôn đều không hề nhập niết-bàn
ptd muốn biết vì sao các thế giới mười phương là nhiều như số cát sông Hằng , còn tam muội không (mà tb KC nói )thì không thấy các thế giới mười phương nhiều như số cát sông Hằng ?

Và sau nữa thì , các tiền bối dùng chữ Hán không phãi không (?), còn ptd thí không rành Hán tự nên chỉ dùng chữ Nôm thôi nhé : tb TTri nói Vô Tránh Niệm , thì ptd cho là :"không tránh cái niệm " , tb KC nói Vô Tránh Tam Muội thì ptd cho là "không tránh cái Tam Muội " . Lúc niệm , lúc tam muội (thiền ) tùy duyên :là pháp tu không có sai đường đâu đó các vị tiền bối à !

KÍNH
ptd
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
CHÚC MỪNG XUÂN

Nhân dip Xuân Nhâm Thìn ptd xin kính chúc
Quý đạo hữu theo dõi diễn đàn này một năm mới hạnh phúc và
nhiều may mắn hơn !

Khá hỏi mùa xuân đã trở lại
Sao nghe lòng thấy buồn se lạnh
Mắt nai ngơ ngác hình chim nhạn
Mang khỏi cho tôi những nỗi buồn...

Kính
ptd
 

kimcang

Registered
Phật tử
Reputation: 61%
Tham gia
26/9/06
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Tránh là tranh cãi nhưng đây dùng với nghĩa là Khởi Niệm Phân Biệt vì hễ có Niệm Phân Biệt tức là niệm này đối niệm kia (Tránh)

Vô Tránh Niệm nghĩa là Không Niệm Tranh Đấu tức là Không Niệm Thiện Ác Đối Đãi.

Vô Tránh Tam Muội là tên khác của Không Tam Muội.

Không Tam Muội là các Thấy Các Pháp Đều Không Có Tự Tánh.

Trong các Bậc Thanh Văn Ngài Tu Bồ Đề là bậc thâm nhập Nghĩa Không Bậc Nhất.

Các Môn Tam Muội đều đồng Một Thể mà có năng lực khác nhau như là sóng đều từ nước mà lớn nhỏ khác nhau thì có công dụng khác nhau.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Reputation: 69%
Tham gia
20/3/07
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Phải thực hành mới hiểu Kinh. Do vậy chỉ cần tu là đều cần thiết hơn hết.

Hành được tới đâu thì hiểu kinh được tới đó.

Nếu Giác Ngộ Tự Tâm thì tất cả Kinh Điển, tất cả pháp thế và xuất thế gian đều thông suốt.

Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ, giác ngộ tự tâm, môn đồ đem kinh đến hỏi, ngài bảo đọc cho ngài nghe, nghe chừng vài phẩm ngài nói thôi, tôi biết rồi khỏi cần nói thêm, rồi giảng giải một cách thông suốt, khiến người hỏi liền khai ngộ kiến tánh.

Chưa giác ngộ tự tâm, chưa thực hành mà giảng Kinh thì chỉ là lời nói vô nghĩa suy diễn của tâm thức không trúng vào đâu tất cả. Chỉ là mò trăng đái nước, dã tràng xe cát biển đông. Cẩn thận!
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Reputation: 98%
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Nơi ở
Việt Nam
Thanh Tịnh Pháp Thân chính là Tự Tánh Thanh Tịnh Sáng Suốt Nhiệm Mầu của mỗi người. (Thể)

Viên Mãn Báo Thân chính là Trí Tuệ Phát xuất từ Tự Tánh Thanh Tịnh Sáng Suốt Nhiệm Mầu của mỗi người. (Tướng)

Thiên Bá Ức Hóa Thân chính là Hành Sự (việc làm) được Trí Tuệ của Tự Tánh Sáng Suốt Nhiệm Mầu chiếu soi nơi mỗi người. (Dụng)

Do vậy hãy Quy Y Tự Tánh, hãy trở về nương tựa Tự Tánh.


Nếu nói cách khác thì:

Pháp Thân chính là Tự Tánh vốn Thanh Tịnh Sáng Suốt Nhiệm Mầu, Chư Phật và Chúng Sanh Đồng Một Tánh nầy, Không Hình Không Tướng Không Sinh Không Diệt.

Mà nay do chúng sanh mê muội nên khởi niệm tạo tác nên hiện ra có hình có tướng có sinh có diệt thì đó gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân.

Một niệm khởi thì một Hóa Thân liền sinh
Trăm Ngàn Ức (Thiên Bá Ức) niệm khởi thì Trăm Ngàn Ức Thân liền sinh.

Tại sao nói thế? Bởi khi khởi niệm làm 10 điều thiện thì sanh lên cõi Trời. Khi khởi làm 10 điều ác thì sanh vào Tam Ác Đạo. Vô Số Niệm thì Vô Số Thân. Các Thân ấy đều là huyễn hóa. Cả 10 pháp giới đều do Tâm Tạo.

Trăm Ngàn Ức Niệm Khởi mà không giác ngộ bị niệm khởi mê hoặc thì gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Chúng Sanh.

Nếu biết một niệm hồi đầu xoay về Tự Tánh, đem các niệm xoay về tự tánh, giác ngộ Tự Tánh thì gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật.

Hay nói cách khác:
Nếu mê Tự Tánh thì thân thân đều là Hóa Thân của chúng sanh.
Nếu ngộ Tự Tánh thì thân thân đều là Hóa Thân của Phật.

Do khởi trăm ngàn ức niệm rồi làm theo tạo tác theo trăm ngàn ức niệm đó, nên tạo bao nghiệp thiện ác. Do nghiệp thiện ác mà thọ lấy thân. Nghiệp báo thiện thì thân hiện ra các tướng tốt đẹp, nghiệp báo ác thì thân hiện ra các tướng sấu giữ. Tùy nơi Nghiệp Báo mà thọ lấy Thân Đây gọi là Báo Thân của chúng sanh.

Nếu niệm niệm hồi đầu xoay về Tự Tánh, không còn khởi nghĩ thiện hay khởi nghĩ ác nữa, cũng không vô ký, tức Tự Tánh hiện tròn đầy sáng tỏ thì đó gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật.

Nếu muốn tròn đầy Ba Thân: Pháp Thân Phật, Báo Thân Phật, Hóa Thân Phật không gì hơn là trở về với Tư Tánh nơi chính mình sẵn có.


Thanh Tri không chứng được mà nói , chỉ là con vẹt , chỉ là vọng tưởng , đem ra nói trong một diễn đàn học kinh thì không đúng chủ đề .

Và bài trên của TT lạc đề rồi : Mình nghĩ TT không nên diễn giải trật lất .Lục Tổ Huệ Năng là một vị Cổ Phật thị hiện để giáo hóa chúng sanh . Còn chúng ta đừng nên lừa dối người mình đã chứng như Lục Tổ .
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Reputation: 69%
Tham gia
20/3/07
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
:) ĐH PTD đi quá nhanh rồi.

Chứng tỏ Tin Tự Tâm Bổn Tánh thật khó! thật khó!

Tôi viết bài cũng nhằm một mục đích muốn giúp cho người tin được Tự Tâm Bổn Tánh mình.

Bởi nếu không Tin Tự Tâm Bổn Tánh, thì làm sao chịu quay về. Không quay về thì không thể giác ngộ giải thoát được.

Mọi người ở đây học kinh, bàn luận giảng giải Kinh để mong hiểu mà tu tập.

Xong, Kinh rốt cuộc cũng chỉ mình hãy tin lấy Tự Tánh và quay về nơi tâm tính bồ đề của mình.

Mình có quay về hay không là còn chờ nơi mình có Tin nỏi được Tự Tâm Bổn Tánh nơi mình hay chưa thôi.

Tu tâm thanh tịnh thì phải làm sao cho tâm thanh tịnh không sanh khởi nhiều việc mới được. Nếu như suốt ngày nói pháp giảng Kinh thì tâm cũng theo danh tướng khó mà tịnh được. Dù rằng học kinh, giảng kinh nói pháp là việc lành, khởi tâm lành, tốt hơn khởi tâm ác làm việc ác. Nhưng cũng là khởi tâm động niệm. Làm sao thanh tịnh!

Thượng Tọa Minh đuổi theo Lục Tổ xin chỉ dạy.

Lục Tổ dạy: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?"

Thượng Tọa Minh liền đại ngộ. Tâm một bề thanh tịnh, trở về chân tánh, không còn tâm phan duyên lăng xăng nghĩ thiện nghĩ ác khởi thiện khởi ác nữa.

Thôi không nói nữa.

Chúc An lành!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. https://diendanphatphap.com/diendan/threads/nhung-nguoi-con-cua-vua-vo-tranh-niem.18089/
Top