Những người con của vua vô tránh niệm

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Các loại Thiền sai khác là khi tu tập dụng Tâm sai khác chứ Thiền vốn không có khác.

Ngoại Đạo Thiền và Phật Thiền khác nhau là do sự dụng Tâm.

Ngoại Đạo tu Thiền cũng là muốn Dứt Vọng Niệm nhưng cái điểm khác giữa Phật và Ngoại Đạo đó là Ngoại Đạo Chấp Vọng Niệm Là Thật Có cho nên tìm cách đèn nén dứt Vọng Niệm đây là chổ sai khác giữa Ngoại Đạo Thiền và Phật Thiền.

Nói Dứt Vọng cũng là gượng nói theo thế gian cho hiểu Vọng Niệm là Không Thật chỉ là Không Chấp Thì Vọng Dứt.

Sơ, Nhị, Tam, Tứ Thiền và Tứ Không Định = Vô Sắc Giới (Không Vô Biên, Thức Vô Biên, Vô Sở Hữu, Phi Phi Tưởng) thì trong Kinh Phật cũng có dạy chỉ là chổ tu tập quán chiếu sai khác.

Ngoại Đạo thì vì muốn Vọng Niệm Không Dấy Khởi cho nên Trụ Tâm Chấp Vào Định còn Phật dạy là Không Duyên Theo Vọng Niệm mà cũng Không Đè Nén Vọng Niệm.

Vọng Niệm Là Không Thật cho nên chỉ là Không Duyên Theo thì Vọng Niệm tự dứt mà chẳng cần trừ diệt

Tu Thiền mà được tâm lặng lẽ rỗng không rồi Chấp Vào Cái Không Lặng Lẽ đó là Vô Sắc Giới Định.

Chấp Vào
Vô Sắc Giới Định thì lạc vào Ngoại Đạo.

Vô Sắc Giới Định này tuy là lặng lẽ nhưng mà mê muội không tỉnh sáng không có trí tuệ.

Định của Phật dạy là Lặng Lẽ Không Dấy Niệm Mà Biết, Biết Mà
Lặng Lẽ Không Dấy Niệm.

Tu Thiền của Phật dạy Không Theo Niệm, Không Đèn Nén Niệm chỉ Nhận Ra Vọng Niệm Vốn Không Thật Thì Vọng Niệm Tự Lặng Không Cần Trừ Diệt.

Tổ Sư Thiền là không dùng phương tiện quán chiếu mà dùng câu thoại đầu.

Tu Thoại Đầu là dùng một Câu Thiền Ngữ để khởi Nghi Tình có nghĩa là không phải là tìm câu trả lời mà chỉ là để thành Khối Nghi.

Như câu Thoại Đầu "Ai Niệm Phật" đây là để khởi Cái Nghi cho Thành Khối Nghi chứ không phải là Niệm Câu Ai Niệm Phật hay là tìm câu trả lời cho Câu Thoại Đầu.

Nhiều người không biết cứ nghĩ là tìm ra câu trả lời là Ngộ nhưng thật ra đây là Kiến Giải Vọng Tưởng.

Hành Giả Mật Tông tu thiền mà trong Mật Tông gọi là Đại Thủ Ấn.

Tu Thiền cần có một vị Thầy Kiến Tánh dạy để nếu khi có các trạng thái gì thì Thầy biết mà chỉ cho biết là mình đang đến đâu.

Thiền thì Ngôn Ngữ Nói Không Đến mà cần phải dụng công phu dù luận bàn hay đến đâu chỉ là trên danh từ.




 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính Tiền bối KC

Vâng , "Thiền thì ngôn ngữ nói không đến mà cần phải dụng công phu , dù luận bàn hay đến đâu cũng chỉ là danh từ" , mặc dù vậy nhưng khi có những gì còn có thể nói được và cần nói ,thì xin cứ ban lời cho nhé. Và vì lý do đó nên ptd xin được có lời như sau : theo ptd biết Sắc Giới gồm Sơ,Nhị, Tam, Tứ Thiền , mà Sơ Thiền thì gồm Phạm Phụ Thiên , Phạm Chúng Thiên, Đại Phạm Thiên ( tiền bối có đồng ý nghĩa này không ?) nhưng thường thì Phạm Thiên hay Đại Phạm Thiên được dùng để chỉ chư Thiên ở Sơ Thiền của Sắc Giới , và có khi Phạm Thiên được dùng để nói chung chư Thiên của Sắc Giới Thiên . Còn các Ngoại Đạo là các tôn giáo khác Bà La Môn thì theo ptd biết cũnng thuộc về cõi Thiên có thân thể gọi là Sắc giới này . Vậy ptd đã hiểu là Các Ngoại Đạo nói chung là ở trong Sắc Giới . Còn Vô Sắc Giới là nơi đến của những người tu Thiền chưa đắc quả ( tuy gọi là Thiên , nhưng không có thân thể , chỉ có sức Thiền Định) . Nay nghe tiền bối dạy , ptd biết Vô Sắc Giới là ngoại đạo Thiên ( vì các dụng tâm là còn chấp tâm là thật...v v..)và là nơi đến(không cố ý ) của những người tu Phật giáo thiền không đúng đường. Mà đã là ngoại đạo , thì không có việc từ đó ( Phi Phi tưởng Xứ của Vô Sắc Giới ) đắc quả Phật và nhập Niết Bàn (?)
Bây giờ ptd xin có một câu hỏi là về pháp môn Kiến Tánh của Lục Tổ thì : Kiến Tánh là thành Phật theo nghĩa thành Bồ Tát , rồi sau một thời gian sau thành Phật , vậy có đúng chăng ?Và Kiến Tánh đến trình độ nào thì được hiểu là thành đạo ?

Tu Thiền cần có một vị Thầy Kiến Tánh dạy để nếu khi có các trạng thái gì thì Thầy biết mà chỉ cho biết là mình đang đến đâu.
Biết vậy nhưng ở đời mấy ai có đủ may mắn để tìm được một người thầy cho mình

Kính
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Ngoại Đạo Chấp Vọng Niệm Là Thật Cố Ý Muốn Dứt Niệm, Diệt Niệm chính vì vậy mà Ngoại Đạo ráng đè nén Vọng Tưởng.

KC lúc mới thực hành thiền thấy Vọng Niệm nhiều quá nên cũng ráng cố đèn nén không cho Vọng Niệm Dấy.

Đây là cách Tu Thiền Sai Lạc bởi vì Vọng Niện Thể Là Không Có Thật Thể mà cố muốn đèn nén thì tuy là Vọng Niệm không dấy khởi nhưng đây là phương pháp mà trong Kinh Phật dạy là Lấy Đá Đè Cỏ.

Vọng Niệm Không Thật Có mà muốn trừ diệt tức Vẫn Là Vọng tuy có được Định Lặng Lẽ nhưng Gốc Tham Sân Si còn nguyên gặp duyên thì lại khởi động.

Cõi Vô Sắc Giới chỉ có Tư Tưởng mà không có sắc chất cho nên mới gọi là Vô Sắc tuy nhiên cái Sắc Tưởng (Tư Tưởng về Sắc Tướng) vẫn còn cho nên là tuy nói là Vô Sắc nhưng không phải là Không Có Hình Tướng.

Tuy nhiên cái hình tướng này cực kỳ vi tế cho dù là Bậc A La Hán, Duyên Giác cũng không thể thấy nhưng Phật và các vị Đại Bồ Tát thì thấy được hình tướng của Vô Sắc Giới.

Thí dụ như là ngủ mộng cảnh trong mộng có hình tướng nhưng không phải là sắc chất.

Vô Sắc Giới cũng là như vậy do Tưởng mà hiện không phải là vật chất.

Các Bậc Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm không ở cõi Vô Sắc mà ở cõi Tịnh Cư Thiên bởi vì là vẫn còn tu tập dứt trừ phiền não ba cõi rồi chứng A La Hán.

Kiến Tánh là Thành Phật Nhân tức là trên đường tu chẳng còn nghi ngờ chứ chưa phải là Thành Phật Quả được Nhất Thiết Trí Trí như Chư Phật.

Kiến Tánh vẫn còn Nhất Thiết Trí Chướng (Sự Chướng Ngại của Cái Biết Khắp Hết) các Tổ Thiền Tông chưa phải là Phật Chánh Đẳng Chánh Giác.

Tuy nói là Thiền Tông chẳng thứ lớp đây là nói Thể Tánh nhưng Sự Tướng Chứng Đắc vẫn có cạn sâu sai biệt.

Đọc Thiền Sử có nói rõ ràng các Tổ Thiền Tông chứng ngộ có sai khác.

Như là biển thì đồng là nước nhưng cạn sâu có khác.


Thành Đạo có nhiều bậc Chứng Các Bậc Bồ Tát cũng là Thành Đạo, Thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác cũng là Thành Đạo.




 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Các vị Bồ Tát đều lấy làm kinh ngạc, cho là việc chưa từng có. Các vị liền dùng sức tự tại của phép thiền định Sư tử du hý làm ra hết thảy mọi thứ phẩm vật để cúng dường Phật.

Bấy giờ đức Phật Thích-ca bảo các vị Bồ Tát: “Thiện nam tử! Nếu Bồ Tát nào tu pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết này, vị ấy liền thành tựu được tám mươi bốn ngàn pháp môn đà-la-ni, bảy mươi hai ngàn pháp môn tam-muội, sáu mươi ngàn các pháp môn khác. Vị ấy liền thành tựu đại từ đại bi, hiểu rõ được ba mươi bảy pháp trợ đạo, đạt được nhất thiết trí, không có chướng ngại.

“Pháp môn đà-la-ni này thâu nhiếp hết thảy pháp Phật. Chư Phật thấu rõ được pháp môn đà-la-ni này rồi mới vì chúng sinh mà thuyết giảng pháp vô thượng, trụ thế dài lâu chẳng nhập Niết-bàn.

“Thiện nam tử! Nên biết rằng những gì các ông nhìn thấy hiện nay đều là do sức oai thần của pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết, khiến cho mặt đất này chấn động sáu cách, lại có ánh hào quang thanh tịnh vi diệu chiếu khắp các cõi Phật mười phương nhiều hơn số cát sông Hằng. Các vị Bồ Tát trong vô số cõi thế giới được hào quang chiếu đến đều hiện đến nơi pháp hội này để nghe nhận pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết. Vô số chư thiên ở các cõi Dục giới và Sắc giới đều cùng nhau tụ tập đến đây, lại có các loài rồng, dạ-xoa, a-tu-la, người và phi nhân cũng đều đến đây để nghe nhận pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết.

“Nếu có Bồ Tát nào nghe được pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết rồi, liền đối với quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề không còn thối chuyển. Nếu có người nào sao chép thần chú này, người ấy từ nay cho đến khi được Niết-bàn Vô thượng sẽ thường luôn được gặp Phật, nghe pháp, cúng dường chúng tăng. Nếu ai thường đọc tụng thần chú này, hết thảy các nghiệp ác nặng nề đều sẽ mãi mãi dứt sạch, vừa bỏ thân này thọ sinh nơi khác liền vượt quá bậc Sơ địa, được ngay Địa vị thứ hai.

“Nếu vị Bồ Tát nào có thể tu hành pháp môn Đà-la-ni Giải liễu nhất thiết, như có phạm vào các tội ngũ nghịch cực ác liền được dứt trừ. Trong lần thọ sinh tiếp theo liền vượt quá bậc Sơ địa, được ngay Địa vị thứ hai. Nếu không phạm vào các tội ngũ nghịch thì ngay trong đời này sẽ được vĩnh viễn dứt sạch tất cả nghiệp nặng, trong lần thọ sinh tiếp theo liền vượt quá bậc Sơ địa, được ngay Địa vị thứ hai.

“Nếu như không thể đọc tụng, tu hành, có thể trong lúc nghe thuyết giảng pháp môn này liền dùng các thứ vải lụa mà dâng lên cúng dường người giảng pháp. Lúc ấy, chư Phật hiện tại ở khắp các thế giới nhiều như số cát sông Hằng đều ở tại thế giới của các ngài mà ngợi khen xưng tán: ‘Lành thay! Lành thay!’ Liền đó, các ngài liền thọ ký cho người ấy sẽ được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Vị Bồ Tát ấy do nhân duyên cúng dường đó mà không bao lâu sẽ đắc quả Phật, chỉ trong một đời được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

“Nếu ai dùng hương thơm cúng dường pháp sư, không bao lâu người ấy sẽ được thành tựu hương định lực cao trổi nhất.

“Nếu ai dùng hoa đẹp cúng dường pháp sư, không bao lâu người ấy sẽ được thành tựu hoa trí huệ cao trổi nhất.

“Nếu ai dùng châu ngọc quý báu cúng dường pháp sư, không bao lâu người ấy sẽ được của báu là Ba mươi bảy pháp trợ đạo.

“Thiện nam tử! Nếu vị Bồ Tát nào có thể hiểu rõ được pháp môn đà-la-ni này, vị ấy sẽ được lợi ích lớn lao. Vì sao vậy? Pháp môn đà-la-ni này có thể mở bày chỉ bảo phân biệt hết thảy các pháp môn quý báu của hàng Bồ Tát. Cho nên hành trì pháp môn này có thể giúp các vị Bồ Tát được biện tài không ngăn ngại và bốn pháp thích ý.

“Thiện nam tử! Khi đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn vì Bồ Tát Hư Không Ấn mà thuyết giảng pháp môn đà-la-ni này, mặt đất cũng chấn động sáu cách, cũng có vô số đạo hào quang vi diệu chiếu khắp vô số cõi thế giới của chư Phật trong mười phương, liền thấy mặt đất nơi các cõi Phật ấy đều bằng phẳng như lòng bàn tay.

“Bấy giờ, trong chúng hội cũng có vô số các vị Đại Bồ Tát, thảy đều nhìn thấy chư Phật Thế Tôn trong khắp mười phương nhiều đến mức không thể tính đếm. Khi ấy, vô số các vị Bồ Tát trong mười phương đều bỗng nhiên biến mất khỏi thế giới của mình, cùng hiện đến nơi thế giới Chiên Đàn, gặp đức Phật Nhật Nguyệt Tôn, đi quanh lễ bái và cúng dường tôn trọng, cung kính ngợi khen, thảy đều muốn được nghe nhận pháp môn đà-la-ni này.

“Thiện nam tử! Bấy giờ đức Phật ấy bảo các vị Bồ Tát: ‘Thiện nam tử! Nay ta cho phép các ông, vị nào đã đạt địa vị Nhất sinh bổ xứ thì có thể nhập Diệt tận định trong mười trung kiếp. Còn những vị khác nên theo Đại Bồ Tát Hư Không Ấn mà thọ pháp môn đà-la-ni này, là pháp tạng của hàng Bồ Tát. Nhờ thọ trì pháp này có thể được nhìn thấy chư Phật trong vô số cõi thế giới mười phương. Nhờ được thấy Phật nên tâm sinh hoan hỷ, được đủ mọi căn lành.’

“Bấy giờ trong chúng hội có các vị Bồ Tát đã được đủ các phép tự tại Sư tử du hý, liền dùng hết thảy đủ mọi phẩm vật để cúng dường đức Phật ấy. Cúng dường xong liền bạch Phật: ‘Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát Hư Không Ấn đây qua mười trung kiếp nữa sẽ thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, sẽ thuyết giảng chánh pháp vô thượng.’

“Khi ấy, đức Phật Nhật Nguyệt Tôn dạy rằng: ‘Các vị thiện nam tử! Đúng như lời các ông vừa nói, Đại Bồ Tát Hư Không Ấn đây qua mười trung kiếp nữa sẽ thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vừa qua một đêm liền chuyển bánh xe chánh pháp.

“Thuở ấy, Đại Bồ Tát Hư Không Ấn trải qua mười trung kiếp liền được thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, vừa qua một đêm liền chuyển bánh xe chánh pháp, thuyết giảng pháp không thối chuyển, thuyết giảng pháp cao trổi nhất.

“Khi ấy, trong chúng hội có vô số trăm ngàn ức na-do-tha Bồ Tát trước đó đã theo Bồ Tát Hư Không Ấn trong mười trung kiếp thọ nhận pháp môn đà-la-ni này, thảy đều được địa vị không còn thối chuyển, sau lại có các vị đạt địa vị Nhất sinh bổ xứ, chắc chắn sẽ thành tựu quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

“Thiện nam tử! Nếu có Bồ Tát nào không thường tu học pháp môn đà-la-ni này, trong đời tương lai khi vị ấy vượt qua Sơ địa lên đến Địa vị thứ hai, đối với quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề không còn thối chuyển thì chắc chắn sẽ được pháp môn đà-la-ni này.’

“Đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn thuyết ra những lời như vậy rồi liền vì các vị Bồ Tát mà thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa.


NAM MÔ HƯƠNG CÚNG DƯỜNG BỒ TÁT MA HA TÁT

Kính Tiền Bối và các đạo hữu

KÍNH MỜI CÁC VỊ CHIA SẺ
(Đại ý , trọng điểm, lý tương ứng với các kinh khác...)

NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Kính chào thầy Kim Cang
Cùng các đạo hữu
Chào chị PTD
Em spl xin kính chia sẻ :


đại ý đoạn này muốn nói :chúng sanh có 84.000 phiền não, cho nên đức Phật đưa ra 84000 món pháp đối trị 84.000 tâm bệnh phiền não cho chúng sanh . Mỗi món pháp hay pháp môn có một câu Đà ra ni (Thần chú ) tương ứng (gọi là Pháp Môn Đà Ra Ni )nhằm mở bày sự chứng ngộ về pháp môn đó . Đà ra Ni hay thần chú là những câu nói bí mật phát ra từ sự Thiền Định của chư Phật mang ý nghĩa và oai thần lực ,tương ứng với pháp môn .Câu Đà ra Ni được giảng nói ở nơi nào , thì nơi đó có sự quy tụ của chư Bồ Tát đến từ nhiều nơi, do có oai thần lực làm chấn động Đại Thiên thế giới . Và công đức của chư Bồ Tát thọ trì Đà Ra Ni Giải Liễu Nhất Thiết này rất lớn , như Phật đã dạy .



SPL kính bút
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Chỉ cần trực thẳng mà ngộ tự tâm bổn tánh là giải thoát giác ngộ. Không cần những gì quanh co khác.

Ngộ được Tự Tánh của mình, tức hoàn toàn giác ngộ giải thoát, một tâm đồng tất cả Phật, Tâm ấy là Phật, Tâm ấy làm Phật, thì đó tức là sự lý đều viên dung, không phải cần có 32 tướng 80 vẽ đẹp mới gọi là chứng sự (tu rốt ráo trở về được Chân Tâm Tự Tánh đã là sự rốt ráo, hoàn toàn được cả sự tức hoàn toàn lý, sự là chi? sự là rốt ráo trở về được Chân Tâm, chứ không phải chỉ nói trên ngôn từ, ngôn hành tương ưng), mới gọi là Phật, vì Kinh Kim Cang nói: "Chuyển Luân Thánh Vương cũng đủ 32 tướng, như thế cũng gọi là Phật sao?". Lại nói: "Phàm những cái có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng không tướng tức thấy Như Lai", lại nói "Nếu do sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, người ấy hành sai, không thể thấy Như Lai", lại nói "Lìa tất cả tướng gọi là Chư Phật." lại nói: "Như Lai là chẳng từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu nên gọi là Như Lai".

Do vậy Phật Thân tức là Pháp Thân, thành Phật là Ngộ được Tự Tâm Bổn Tánh, được Pháp Thân vi diệu.

Ngoài Pháp Thân ra, các thân khác đều là huyễn hóa.
Chẳng có Phật nào khác ngoài Pháp Thân vì Pháp Thân là Chân Thân của Phật.

Ngoài Pháp Tánh ra, tất cả các pháp đều là hư vọng.
Chẳng có Pháp nào khác ngoài Pháp Tánh vì Pháp Tánh chính là Chân Pháp.

Chỉ có một đại sự duy nhứt mà chư Phật ra đời, đó là "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật nơi Chúng Sanh" sẵn có.

Tri Kiến Phật ấy chính là "Phật", cũng chính là "Pháp" mà chư Phật thị hiện chỉ bài.

Phật và Pháp ở nơi Tâm Tánh mình.
Phật và Pháp là Tâm Tánh nơi mình.

Phật cũng là Tánh
Pháp cũng là Tánh
Tăng cũng là Tánh

Tam Bảo là Tâm Tánh ở nơi mình chứ không gì khác. Do vậy hãy Quy Y Tự Tánh Tam Bảo.

Do vậy:
Không có thừa nào khác ngoài Phật thừa.
Không có gì đáng khai thị ngộ nhập ngoài khai thị ngộ nhập Phật Tánh nơi chính mình.
Không có gì đáng tôn kính ngoài tôn kính Phật Tánh nơi chính mình.
Không có gì đáng học ngoài học nhìn thấy Phật Tánh nơi chính mình.
Không có gì đáng thấy ngoài thấy Phật Tánh nơi chính mình.
Không có gì đáng quay về nương tựa ngoài quy về nương tựa Phật Tánh nơi chính mình.

Tất cả chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, đã thành, đang thành và sẽ thành đều do xoay về ngộ nhập được Phật Tánh, lãnh hội được Pháp Thân.

Ngộ nhập lãnh hội được Phật Tánh Pháp Thân là chân giác ngộ, là chân giải thoát, là chân niết bàn.

Không có giác ngộ, không có giải thoát, không có niết bàn nào ngoài Tánh Phật Pháp Thân.

Ngày nào chưa ngộ nhập lãnh hội được Pháp Thân Phật Tánh thì ngày đó vẫn chưa thật giác ngộ, giải thoát, chưa thật trọn vẹn được Bồ Đề Niết Bàn.

Khi nào ngộ nhập lãnh hội được Pháp Thân Phật Tánh thì khi ấy gọi là thành Phật, một vị Phật của chính mình và của tất cả, một vị Phật như tất cả chư Phật, vì thành Phật nghĩa là Thấy được Tánh Phật, ngộ nhập được Pháp Thân ngay nơi chính mình.
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Chứng Pháp Thân Viên Mãn chỉ là khi dứt hết tất cả mọi Sự Chướng Ngại Cho Cái Biết (Nhất Thiết Trí Chướng).

Thiền Tông nói Kiến Tánh Thành Phật đây là nói Lý Thành Phật chưa phải là Sự Thành Phật.

Trong Kinh Hoa Nghiêm thì Thiện Tài Đồng Tử do Ngài Văn Thù Sư Lợi Khai Ngộ được
Kiến Tánh rồi Khởi Tu đi cầu học cùng 53 vị Thiện Tri Thức sau cùng đến Ngài Phổ Hiền thì phát nguyện hải tu hành nhưng vẫn chưa phải là viên mãn.

Kinh Kim Cang nói Lìa Tất Cả Tướng Là Chư Phật sau đến Kinh Lăng Già nói Tất Cả Sắc Là Sắc Phật, Tất Cả Âm Thanh là Âm Thanh Phật.

Lý Vô Ngại Pháp Giới
Sự Vô Ngai Pháp Giới
Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới
Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới = Phật

Thành Phật là phải đầy đủ Tam Thân, Tứ Trí, 18 Bất Cộng Pháp.

Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ như Ngài Di Lặc mà đối với quả Phật vẫn còn cách rất xa.

Ngộ Tự Tánh chỉ là bước đầu như là biết trong quặng vàng có vàng nhưng vẫn phải lọc sạch tạp chất chứ chưa thể nói là Có Vàng Ròng.

Nước trong chén và nước trong biển cả đồng là một Thể nhưng mà Tướng Dụng sai khác.

 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Thưa chị PTD
Phithuydu đã viết:
Các Ngoại Đạo nói chung là ở trong Sắc Giới

Theo BTD thấy trong kinh Phật , và điển hình là kinh Bi Hoa,thường
có nói đến chư Thiên cõi Dục và cõi Sắc, xuất hiện tại Pháp Hội có Đức Thế Tôn giảng thuyết Kinh đến Đại chúng . Như vậy đâu phải tất cả Chư Thiên cõi Sắc đều là Ngoại Đạo ?
Kính
BTD
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Thưa chị PTD


Theo BTD thấy trong kinh Phật , và điển hình là kinh Bi Hoa,thường
có nói đến chư Thiên cõi Dục và cõi Sắc, xuất hiện tại Pháp Hội có Đức Thế Tôn giảng thuyết Kinh đến Đại chúng . Như vậy đâu phải tất cả Chư Thiên cõi Sắc đều là Ngoại Đạo ?
Kính
BTD

Chào bi trí dũng
ptd chỉ nói là trong Sắc Giới có các cõi giới của Ngoại Đạo , chớ không nói tất cả chư Thiên trong cõi ấy là ngoại đạo . Về vấn đề này ai muốn biết nói trong kinh nào thì hỏi ...TB KC á (?!)Còn ai không cần căn cứ kinh lắm thì có thể tìm đọc nơi cuốn "Phật Giáo Chính Tín" của HT Thích Thánh Nghiêm , có dạy rõ về bản địa của ngoại đạo .

Đây là sơ phác của tên các cõi Sắc Giới thiên.

Sắc Sơ thiền Thiên : Phạm Phụ Thiên , Phạm Chúng Thiên , Đại Phạm Thiên
SẮC NHỊ THIỀN THIÊN:Diệu Quang , Vô Lượng QUang, Cực Quang Tịnh
Sắc TAM Thiền THIÊN : Thiểu Tịnh , Vô Lượng Tịnh , Biến Tịnh
SẮC TỨ THIỀN THIÊN :phúc Sanh , Vô Vân , Quảng Quả , Vô Phiền , Vô Nhiệt, Thiện Kiến , Thiện Hiện, Sắc Cứu Cánh
Và các Thiên khác : Quang Âm , Cực Quang Tịnh , Địa Cư Thiên , Không Cư Thiên, Tự Tại Thiên, Diệu Hỷ Túc , Biện Tài Thiên Nữ, Diệu Âm Nhạc Thiên , Đại Kiết Tường Thiên
Thân
suongphale đã viết:
đại ý đoạn này muốn nói :chúng sanh có 84.000 phiền não, cho nên đức Phật đưa ra 84000 món pháp đối trị 84.000 tâm bệnh phiền não cho chúng sanh . Mỗi món pháp hay pháp môn có một câu Đà ra ni (Thần chú ) tương ứng (gọi là Pháp Môn Đà Ra Ni )nhằm mở bày sự chứng ngộ về pháp môn đó . Đà ra Ni hay thần chú là những câu nói bí mật phát ra từ sự Thiền Định của chư Phật mang ý nghĩa và oai thần lực ,tương ứng với pháp môn .Câu Đà ra Ni được giảng nói ở nơi nào , thì nơi đó có sự quy tụ của chư Bồ Tát đến từ nhiều nơi, do có oai thần lực làm chấn động Đại Thiên thế giới . Và công đức của chư Bồ Tát thọ trì Đà Ra Ni Giải Liễu Nhất Thiết này rất lớn , như Phật đã dạy .

Cám ơn bạn đã chia sẻ .Ptd xin được nói thêm : Đức Phật Thích Ca cho biết khi đức Phật Nhật Nguyệt Tôn giảng pháp môn Đà ra ni này tại thế giới Chiên Đàn cũng có sự chấn đông ... và chư Bồ tát trong mười phương cũng đều hiện thân đến Chiên Đàn để nghe pháp . Các Bồ Tát đã được Nhất Sinh bổ Xứ thì sẽ nhập diệt tận định trong mười trung kiếp . Các bồ tát khác thì theo học và hành trì pháp môn Đà ra ni .
Nhân đây xin nói :
-Bồ Tát được nhất sanh bổ xứ là bồ Tát ở giai đoạn mà Ngài chỉ một lần sanh ở chỗ ấy là được bổ xứ lên ngôi vị Phật
- 37 phẩm trợ đạo gồm : Tứ Niệm Xứ , Tứ chánh Cần , Tứ Như ý Túc , Ngũ Căn , Ngũ Lực , Thất Giác Phần , và Bát Chánh Đạo

Thân
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
“đức như lai nhật nguyệt tôn thuyết ra những lời như vậy rồi liền vì các vị bồ tát mà thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa. Thị hiện như vậy xong, lại vì đại bồ tát hư không ấn mà thị hiện phép tam-muội na-la-diên, nếu ai được phép tam-muội ấy liền được thân bền chắc như kim cang. Lại vì bồ tát mà thị hiện hết thảy hào quang trang nghiêm của các phép tam-muội, bảo bồ tát hư không ấn rằng: ‘thiện nam tử! ông tuy chưa chuyển bánh xe chánh pháp, chỉ trong giấc mộng vì các vị bồ tát mà thuyết pháp môn đà-la-ni này, nhưng ngay lúc ấy liền đã được thân như lai với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, cũng sẽ chiếu tỏa hết thảy hào quang trang nghiêm tam-muội như thế này, soi chiếu khắp cả vô số thế giới. Trong hào quang ấy lại được thấy vô số chư phật. Lại vì các bồ tát mà thị hiện phép tam-muội kim cang tràng. Nhờ sức tam-muội nên tuy chưa ngồi nơi đạo tràng dưới cội bồ-đề, chưa chuyển bánh xe chánh pháp mà vẫn có thể vì các vị bồ tát thuyết giảng chánh pháp vi diệu, lại vì các bồ tát mà thị hiện vòng tam-muội pháp luân. Nhờ sức tam-muội nên chẳng bao lâu liền chuyển bánh xe chánh pháp. Khi ông chuyển bánh xe chánh pháp, có vô lượng vô biên trăm ngàn ức na-do-tha bồ tát đạt được tất định.’

“bấy giờ, bồ tát hư không ấn nghe phật thuyết dạy như vậy rồi, tức thời tự biết mình sẽ chuyển bánh xe chánh pháp, vui mừng phấn khích cùng với vô số các vị bồ tát đều đến cúng dường đức phật. Cúng dường xong, các vị đều tự mình vào an trú giữa đài cao bảy báu.

“khi ấy, đức phật nhật nguyệt tôn trong đêm liền nhập vô dư niết-bàn. Qua đêm ấy, các vị bồ tát đều cúng dường xá-lợi phật. Cúng dường xong, mỗi người đều trở vào đài cao bảy báu.

“các vị bồ tát từ phương khác đến, mỗi người đều tự trở về cõi phật của mình.

“các vị bồ tát nhất sinh bổ xứ đều nhập diệt tận định trọn mười trung kiếp.

“còn lại tất cả các vị bồ tát khác đều nhờ được nghe bồ tát hư không ấn thuyết pháp nên trong mười trung kiếp được trồng các căn lành.

“đại bồ tát hư không ấn cho đến khi qua một đêm thành tựu quả a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề liền ngay trong ngày ấy chuyển bánh xe chánh pháp, thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa, khiến cho trăm ngàn ức na-do-tha vô lượng chúng sinh đối với quả a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề đều không còn thối chuyển.”

đức phật thích-ca mâu-ni lại nói: “hôm nay, khi ta thuyết giảng pháp môn đà-la-ni này, cũng có tám mươi na-do-tha trăm ngàn bồ tát được pháp vô sinh nhẫn, bảy mươi hai ức chúng sinh đối với quả a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề không còn thối chuyển, bảy mươi hai na-do-tha trăm ngàn bồ tát được pháp môn đà-la-ni giải liễu nhất thiết này, và vô lượng vô số chư thiên cùng người ta phát tâm a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.”

bấy giờ, trong chúng hội có vị bồ tát tên là giải thoát oán tăng bạch phật rằng: “bạch thế tôn! đại bồ tát thành tựu được bao nhiêu pháp mới có thể tu tập pháp môn đà-la-ni giải liễu nhất thiết này?”

phật dạy bồ tát giải thoát oán tăng: “thiện nam tử! Bồ tát thành tựu bốn pháp thì có thể tu tập pháp môn đà-la-ni này. Những gì là bốn? Bồ tát trụ nơi bốn thánh chủng, đối với những thứ y phục, giường nằm, ghế ngồi cho đến thuốc men dù thô xấu cũng thường hoan hỷ biết đủ. Bồ tát thành tựu bốn pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn đà-la-ni này.

“lại nữa, thiện nam tử! Bồ tát thành tựu năm pháp thì có thể tu tập pháp môn đà-la-ni này. Những gì là năm? Một là tự mình giữ gìn giới cấm, như là: Quý trọng bảo vệ các giới giải thoát, thành tựu phẩm hạnh oai nghi, ngăn ngừa gìn giữ giới pháp, trong lòng luôn lo lắng cẩn trọng như vị hộ pháp nhỏ, thọ trì tu học hết thảy các giới, thấy người phá giới liền khuyên bảo khiến cho họ trì giới. Hai là thấy người tà kiến liền khuyên bảo khiến cho họ trở nên chánh kiến. Ba là thấy người phá bỏ oai nghi liền khuyên bảo họ trụ nơi oai nghi. Bốn là thấy người để tâm tán loạn liền khuyên bảo khiến họ nhất tâm. Năm là thấy người ưa thích mến chuộng nhị thừa liền khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Bồ tát thành tựu năm pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn đà-la-ni này.

“lại nữa, thiện nam tử! Bồ tát thành tựu sáu pháp thì có thể tu tập pháp môn đà-la-ni này. Những gì là sáu? Một là tự mình tu pháp đa văn, thông đạt không ngăn ngại, thấy người ít nghe, ít học thì khuyên bảo khiến cho họ nghe nhiều học rộng. Hai là tự mình không tham tiếc keo kiệt, thấy người tham tiếc keo kiệt thì khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp không tham tiếc. Ba là tự mình không ganh ghét, đố kỵ, thấy người ganh ghét đố kỵ thì khuyên bảo khiến cho họ trụ yên nơi pháp không ganh ghét. Bốn là tự mình chẳng sợ sệt người khác, lại ban cho sự an ổn không sợ, thấy người sợ sệt thì vì họ mà an ủi, che chở, khéo dùng lời dạy dỗ, giải thích, khiến cho được an ổn. Năm là trong lòng không xu nịnh, gian trá. Sáu là tu hành phép tam-muội không. Bồ tát thành tựu sáu pháp như vậy ắt có thể tu tập được pháp môn đà-la-ni này.

“đại bồ tát thành tựu các pháp tướng mạo như thế rồi, trong vòng bảy năm liền tóm lược hết thảy chương cú đà-tỳ-lê, suốt ngày đêm sáu thời lễ bái cung kính, một lòng tư duy, suy xét các mối liên hệ với thân niệm xứ, tu hành phép tam-muội không, đọc tụng các thần chú như vậy. Khi ra khỏi tam-muội liền niệm tưởng vô số chư phật trong khắp mười phương thế giới.

“vị đại bồ tát ấy qua bảy năm như vậy liền được pháp môn đà-la-ni giải liễu nhất thiết này. Bồ tát được pháp môn đà-la-ni này rồi liền được mắt thánh thanh tịnh. được mắt thánh thanh tịnh rồi liền có thể nhìn thấy khắp các thế giới mười phương nhiều như số cát sông hằng, tại mỗi thế giới ấy chư phật thế tôn đều không hề nhập niết-bàn, lại cũng nhìn thấy các ngài thị hiện vô số đủ mọi phép thần túc biến hóa. Vị đại bồ tát này vào lúc ấy nhìn thấy được hết thảy vô lượng chư phật, không thiếu sót bất cứ một vị nào. Khi thấy phật rồi liền được tám mươi bốn ngàn môn đà-la-ni, bảy mươi hai ngàn môn tam-muội và sáu mươi ngàn pháp môn khác.

“vị đại bồ tát đạt được pháp môn đà-la-ni giải liễu nhất thiết này rồi cũng đạt được tâm đại từ bi đối với chúng sinh.

“lại nữa, bồ tát đạt được pháp môn này rồi, như trước đây có phạm vào các tội ngũ nghịch cực ác, khi chuyển sinh sang thân khác liền được mãi mãi dứt sạch không còn nghiệp ác.

Mời các ĐH tùy hỷ chia sẻ
kính
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Không phải tất cả các Trời trong Dục Giới Sắc Giới đều là Ngoại Đạo cả bởi vì Phật Tử tu theo Thiên Thừa Phật Giáo thì tu 10 thiện thì sanh cõi Dục Giới, tu 4 Thiền thì sanh cõi Sắc Giới.

Riêng cõi Sắc Giới có 5 cõi Trời riêng biệt là nơi ở của các vị Thánh Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm.

Khi Đức Phật thuyết pháp các Trời trong Dục Giới Sắc Giới đều có đến nghe thuyết pháp. Những vị Trời trong Dục Giới Sắc Giới đến nghe pháp đó là những vị đời trước có gieo duyên với Phật Pháp.

Các Trời trong Dục Giới do đời trước tu 10 Thiện cho nên dù không có gieo duyên với Phật Pháp nhưng nếu có Phật Bồ Tát Thánh Hiền nói pháp thì họ vẫn đến nghe do vì họ thích nghe điều Thiện.

Các Trời trong Dục Giới lúc sắp hết phước gần hết tuổi thọ nếu được gặp Phật Bồ Tát Thánh Hiền nghe pháp cung kính lễ bái thì phước đức tăng trưởng tuổi thọ tăng trưởng không bị đọa xuống.

Các Trời trong Sắc Giới do đời trước tu Từ Bi Hỷ Xả và Tứ Thiền cho nên dù không có gieo duyên với Phật Pháp nhưng nếu có Phật Bồ Tát Thánh Hiền nói pháp thì họ vẫn đến nghe do vì họ thích nghe Từ Bi Hỷ Xả và Thiền Định.

Bồ Tát bậc thứ 10 gọi là Pháp Vân Địa sau là Bồ Tát bậc 11 = Bồ Tát Đẳng Giác là Bồ Tát = Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát.

Vì gần Thành Phật nghĩa là giác ngộ viên mãn cho nên gọi là Đẳng Giác (đẳng = bằng) , vì còn một đời Thành Phật cho nên gọi là Nhất Sanh Bổ Xứ.

Khi Bồ Tát thị hiện hạ sanh đến nơi đạo tràng thì
gọi là Bồ Tát Tối Hậu Thân có nghĩa là thân sau cùng ở giai bậc Bồ Tát còn có nghĩa là thân sanh tử cuối cùng.

Bồ Tát từ Thất Địa đã không còn trong sanh tử 3 cõi nhưng còn Biến Dịch Sanh Tử nghĩa là còn Vi Tế Vô Minh cho nên vẫn còn phải tu tiến lên thì vẫn còn là trong sanh tử.

Bậc trước mất chứng Bậc sau cho nên gọi là Biến Dịch Tử.

Thành Phật mới là Chấm Dứt Sanh Tử.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Tất cả lời nói văn từ đều dùng để chỉ lối. Những lời Phật, Tổ dạy trong Kinh sách cũng dùng để chỉ đạo, tùy theo người bệnh mà cho thuốc. Không bệnh thì không cần uống, Có bệnh thì uống, uống thuốc hết bệnh rồi thì thuốc cũng chẳng cần.

Những lời viết ra đây cũng lại như thế. Chúng sanh chẳng tin Tự Tâm nên phải làm cho họ tin Tự Tâm gọi là đưa thuốc trị bệnh. Khi đã tin Tự Tâm thì những lời nói nầy cũng hoàn toàn vô nghĩa, chính lời nói ngôn ngữ từ tâm sanh, một khi đã sanh ắt phải diệt, do vậy chúng là cái hư vọng. Nếu chấp vào ngôn ngữ văn tự thì vẫn chưa thể giải thoát.

Lìa tất cả tướng là Phật
. Do nhờ lìa tất cả tướng, trở về được với Tự Tánh nên quay lại nhìn vạn pháp bình đẳng thanh tịnh. Do vậy Kinh mới nói: "Sắc là sắc Phật. Thanh là thanh Phật". Nếu không trở về được với Tự Tâm thì làm sao được như thế?

Kinh Viên Giác nói:[FONT=Arial,Helvetica][SIZE=-1] "Vì tâm trong sạch nên kiến trần trong sạch (có năng thấy tức là trần, chẳng phải sắc trần). Kiến trong sạch (chẳng còn năng kiến sở kiến) nên nhản căn trong sạch, nhãn căn trong sạch nên nhãn thức trong sạch, do nhãn thức trong sạch nên văn trần trong sạch (có năng văn tức là trần), văn trong sạch nên nhĩ căn trong sạch, nhĩ căn trong sạch nên nhĩ thức trong sạch, do nhĩ thức trong sạch nên giác trần trong sạch (có năng giác tức là trần), như thế cho đến tỷ, thiệt, thân, ý đều cũng trong sạch như vậy."

Tâm trong sạch nên căn trần thức trong sạch, căn trần thức trong sạch nên thân trong sạch, một thân trong sạch thì các thân đều trong sạch, các thân trong sạch nên chúng sanh mười phương đều trong sạch. Cho đến thế giới trong sạch, một thế giới trong sạch thì cả pháp giới thảy đều trong sạch. (Toát yếu một đoạn trong Kinh Viên Giác).

Mới hay Kinh Duy Ma Cật nói không sai: "Tùy Kỳ Tâm Tịnh, Tức Phật Độ Tịnh".

Nếu Tâm không Tịnh, thì cả thế giới đều không Tịnh.

Tâm chúng sanh bất Tịnh nên sắc là trần (bụi dơ), thanh hương vị súc pháp đều là trần.

Tâm Phật là thanh tịnh nên sắc là sắc Phật, thanh hương vị súc pháp đều là Phật.

Do vậy chỉ cần Tâm Thanh Tịnh, chỉ cần trở về Bản Tâm Tự Tánh là đầy đủ tất cả.

Tới đó rồi ra vào thế giới mười phương đều không chướng ngại. Người ấy hoàn toàn thoát khỏi mọi ràng buộc, lìa khỏi ngôn từ tri giải. Do vậy mà nói không có ngôn từ để diễn tả, không thể đem tâm suy lường. Kinh Pháp Hoa nói: "Dù như có nhiều Xá Lợi Phất, trí tuệ vô cùng, cũng không thể suy lường được".

Không có Phước Trí nào bằng được Tự Tánh Chân Tâm. Do vậy Kinh Kim Cang nói dù tu bố thí đầy khắp cả đại thiên thế giới, không bằng thọ trì Kinh Kim Cang Bát Nhã, tức là không bằng người trở về chân tâm bản tánh.

Ngay nơi Chân Tâm đầy đủ Phước Trí.

Nếu tỏ được Chân Tâm thì không bị phước trí làm chướng ngại. Cũng chẳng có gì gọi là chướng ngại, gọi là phước trí. Mỗi mỗi chỉ là tàm dùng mà thôi.

Do vậy cũng đừng chấp thật vào những lời nói nầy.

[/SIZE]
[/FONT]
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Tín Tâm rất khó cho nên Phật phải dùng phương tiện.

Lý Dễ Nhập Sự Khó Chứng.

Ngài Ca Diếp là Sơ Tổ Thiền Tông được truyền Tâm Pháp làm Tổ mà trong hội Đại Bảo Tích thì Ngài nói cảnh giới Phật, Bồ Tát chứng thì Ngài không biết.

Ngài Tu Bồ Đề trong hội Đại Bát Nhã giảng nghĩa Tánh Không sâu xa mà Phật nói là sự giảng giải của Ngài Tu Bồ Đề so với sự Tu Chứng Tánh Không của các Bồ Tát còn cách xa rất nhiều.

Trong hội Hoa Nghiêm vô lượng Bồ Tát ở địa vị Pháp Vân Địa mà chẳng biết cảnh giới của Phổ Hiền.

Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ một đời Thành Phật mà vẫn còn chưa biết cảnh giới Phật.

Hư Không trong cái hộp cùng Hư Không trong 10 phương không sai khác nhưng giới hạn có khác.

Phật cùng Chúng Sanh đồng một Tánh Giác nhưng sự Liễu Ngộ sai khác.



 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
thánh tri đã viết:
Không có Phước Trí nào bằng được Tự Tánh Chân Tâm. Do vậy Kinh Kim Cang nói dù tu bố thí đầy khắp cả đại thiên thế giới, không bằng thọ trì Kinh Kim Cang Bát Nhã, tức là không bằng người trở về chân tâm bản tánh.

Ngay nơi Chân Tâm đầy đủ Phước Trí.

Nếu tỏ được Chân Tâm thì không bị phước trí làm chướng ngại. Cũng chẳng có gì gọi là chướng ngại, gọi là phước trí. Mỗi mỗi chỉ là tàm dùng mà thôi


kimcang đã viết:
Tín Tâm rất khó cho nên Phật phải dùng phương tiện.

Phật cùng chúng sanh đồng một tánh giác nhưng nhưng sự liễu ngộ sai khác.


Kính Các Vị

bi trí dũng và chắc tất cả các ĐH đều đa tạ sự chỉ dạy của nhị vị.

Nếu hiểu Phật là Tánh Không ,( như ngài Tu Bồ Đề trong Hội Bát Nhã đáp lời yêu cầu của Đức Phật để giảng về pháp tu Bồ Tát và pháp tương ứng Ma Nha Bát Nhã Ba La Mật Đa,cho các vị Bồ tát trong Hội , ngài Tu Bồ Đề trả lời : chẳng có pháp gọi là Bồ Tát , cũng chẳng có pháp gọi là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa .)

Thời Phật , Bồ Tát đều Không .


Còn nếu hiểu theo nghĩa Phật là bậc có Nhất Thiết Chủng Trí ( Toàn Trí ) để dạy pháp Giải Thoát cho chúng sanh , thời có việc Ngộ Đạo , hành hạnh Bồ Tát ( tuy là nói để cứu giúp chúng sanh , nhưng thật ra là để cứu giúp chính mình), và khi giác hạnh tràn đầy thì thành Phật ( đại giác ngộ ). Nghĩa là phải qua giai đoạn Bồ Tát , rồi mới thành Phật .Thế thì Phật , Bồ Tát không phải là Không .

(Nếu nói : mê thì mới thấy có Bồ Tát , Phật và Chúng Sanh. Như vậy ắt có Tỉnh , có Mê- vì đang ở trong mê - Ắt cũng chưa phải là Tỉnh vậy .)

xin góp lời.
Một lần nữa cảm ơn nhị vị .
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
phithuydu đã viết:
kinh Bi Hoa đã viết:
“đức như lai nhật nguyệt tôn thuyết ra những lời như vậy rồi liền vì các vị bồ tát mà thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa. Thị hiện như vậy xong, lại vì đại bồ tát hư không ấn mà thị hiện phép tam-muội na-la-diên, nếu ai được phép tam-muội ấy liền được thân bền chắc như kim cang. Lại vì bồ tát mà thị hiện hết thảy hào quang trang nghiêm của các phép tam-muội, bảo bồ tát hư không ấn rằng: ‘thiện nam tử! ông tuy chưa chuyển bánh xe chánh pháp, chỉ trong giấc mộng vì các vị bồ tát mà thuyết pháp môn đà-la-ni này, nhưng ngay lúc ấy liền đã được thân như lai với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, cũng sẽ chiếu tỏa hết thảy hào quang trang nghiêm tam-muội như thế này, soi chiếu khắp cả vô số thế giới. Trong hào quang ấy lại được thấy vô số chư phật. Lại vì các bồ tát mà thị hiện phép tam-muội kim cang tràng. Nhờ sức tam-muội nên tuy chưa ngồi nơi đạo tràng dưới cội bồ-đề, chưa chuyển bánh xe chánh pháp mà vẫn có thể vì các vị bồ tát thuyết giảng chánh pháp vi diệu, lại vì các bồ tát mà thị hiện vòng tam-muội pháp luân. Nhờ sức tam-muội nên chẳng bao lâu liền chuyển bánh xe chánh pháp. Khi ông chuyển bánh xe Pháp , có vô lượng vô biên trăm ngàn ức na do tha bồ tát đạt được tất cánh

xin quý ĐH tùy hỷ chia sẻ
Kính


Kính thầy KC
Thưa các ĐH và chị PTD
spl xin tóm tắt nội dung mà spl hiểu được về đoạn này như sau :

Tại pháp hội ở thế giới Chiên Đàn , khi giảng thuyết pháp môn Đà La Ni và cho biết Bồ Tát Hư Không Ấn sẽ thành Phật chủ trì thế giới này , để làm tăng sức mạnh cho chư Bồ tát và bồ tát Hư Không Ấn , Đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn đã thị hiện các pháp :
- Thần túc biến hóa
- Tam Muội Na La Diên
- Tam Muội Kim Cang
- Tam Muội Pháp Luân

Và Đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn đã cho biết khi Bồ tát Hư Không Ấn thành Phật chuyển pháp luân sẽ có vô lượng Bồ Tát được tất định . Đức Như Lai Nhật Nguyệt Tôn nói rằng khi ấy bồ tát Hư Không Ấn đã có đủ thân tướng Như Lai với 32 tướng tốt .

spl hiểu như vậy xin chia sẻ .
Kính bút
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào bạn SPL
Cám ơn bạn và xin bổ túc phần chia sẻ của bạn
Trước hết chúng ta tìm hiểu nghĩa từ nhé

- Thần Túc :một trong sáu thần thông ( Thiên nhãn , thiên nhĩ, tha tâm , túc mạng , thần túc , lậu tận) có nghĩa có sự di chuyển bằng thần lực .
- Tam muội : Với sự nhất tâm bất loạn , khi hành một pháp gì , như niệm Phật, thiền ...do đó mà trở nên tự nhiên bất dụng công mà vẫn tiếp tục đạt .
Theo kinh Bi Hoa , trong Phật pháp có bảy mươi hai ngàn ngàn pháp Tam Muội
- Na La Diên : có hai nghĩa chính 1/ Lực sỹ ở Thiên Giới 2/ Sự Mạnh Mẽ
Tam muội Na La Diên chỉ sự quy tụ sức mạnh không gián đoạn
-Pháp luân : bánh xe Pháp , chỉ sự truyền giảng Pháp .Tam muội Pháp Luân chỉ việc chuyển bánh xe Pháp được liên tục không lui sụt hay bị cản trở
- Kim Cang : một thứ ngọc trong suốt và chói sáng , lại có độ cứng vô song , không lưỡi dao nào có thể cắt nổi , tự nó lại sắc bén . Trong đạo Phật xem kim cang như một thứ tâm hay trí cứng rắn vững chãi không có gì phá được . Tam muội Kim Cang tràng chỉ sự tiến hành của năng lực tâm linh với tính cách vững chãi , tỏa sáng và bất hoại, lại có năng lực cắt đứt mọi phiền não.
- Tất định : tức A Bệ Bạt Trí có nghĩa Bất Thối Chuyển , chỉ việc nhất định sẽ vào Niết Bàn
Sự thị hiện một lúc những pháp tam muội trên của đức Phật Nhật Nguyệt Tôn đồng nghĩa với làm mạnh và vững chãi thêm cho tâm của Bồ Tát
Và chúng ta còn nhớ bối cảnh ở núi Kỳ Xà quật ,câu chuyện quá khứ này thuộc về sự việc do đức Phật Thích Ca giảng nói lại cho Đại chúng ở núi ấy biết .

Kính bút
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Tam Muội thì có vô lượng môn chỉ là Kinh Bi Hoa lược nói.

Phật có vô lượng tướng hảo chỉ vì thị hiện trong cõi Ta Bà mà hiện 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp.

Kinh Hoa Nghiêm nói Đức Phật Tỳ Lô Giá Na có thế giới hải vi trần số tướng hảo, mỗi tướng hảo có thế giới hải vi trần số tùy hảo.

Thế giới hải vi trần = là con số vượt ngoài tất cả các sự tính toán của phàm phu.


Chuyển Luân Vương có 32 tướng hảo mà không có 80 vẻ đẹp.

Trời thì có
32 tướng hảo và 80 vẻ đẹp.

Tuy nói là Phật có 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp nhưng sự sai biệt giữa Phật và các Trời thì không thể dùng thí dụ để so sánh.

Trong Kinh nói nếu đem vua Chuyển Luân mà so với Trời Đế Thích cũng như là so ông ăn mày dơ dáy với vua Chuyển Luân.

Trời Đế Thích mà so với Trời Dạ Ma thì cũng như vậy như vậy lần lên cho đến Trời Đại Tự Tại Thiên chủ cõi Sắc Giới.

Trời Đại Tự Tại Thiên chủ cõi Sắc Giới mà so với Bồ Tát Sơ Phát Tâm cũng như vậy và như vậy mà so lần lên.

Như cái sáng của ngọn đèn cầy không thể so sáng với cái sáng của mặt trời tuy đều đồng gọi là sáng.

Tuy nói là Sự Tướng nhưng chỉ có khi Thông Lý mới Hiển Sự được.

Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật nói Chúng Sanh Không, Bồ Tát Không, Phật Không nhưng mà Không này có nghĩa là Không Tự Tánh chứ không phải là Không Có.

Như hư không trong cái bình và hư không trong 10 phương đều là trống không nhưng mà giới hạn sai biệt có khác.


 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
phithuydu đã viết:
kinh bi hoa đã viết:
“bấy giờ, bồ tát hư không ấn nghe phật thuyết dạy như vậy rồi, tức thời tự biết mình sẽ chuyển bánh xe chánh pháp, vui mừng phấn khích cùng với vô số các vị bồ tát đều đến cúng dường đức phật. Cúng dường xong, các vị đều tự mình vào an trú giữa đài cao bảy báu.

“khi ấy, đức phật nhật nguyệt tôn trong đêm liền nhập vô dư niết-bàn. Qua đêm ấy, các vị bồ tát đều cúng dường xá-lợi phật. Cúng dường xong, mỗi người đều trở vào đài cao bảy báu.

“các vị bồ tát từ phương khác đến, mỗi người đều tự trở về cõi phật của mình.

“các vị bồ tát nhất sinh bổ xứ đều nhập diệt tận định trọn mười trung kiếp.

“còn lại tất cả các vị bồ tát khác đều nhờ được nghe bồ tát Hư Không Ấn thuyết pháp cho nên trong mười trung kiếp trồng các căn lành

đại bồ tát hư không ấn cho đến khi qua một đêm thành tựu quả a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề liền ngay trong ngày ấy chuyển bánh xe chánh pháp, thị hiện đủ mọi phép thần túc biến hóa, khiến cho trăm ngàn ức na-do-tha vô lượng chúng sinh đối với quả a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề đều không còn thối chuyển.”

đức phật thích-ca mâu-ni lại nói: “hôm nay, khi ta thuyết giảng pháp môn đà-la-ni này, cũng có tám mươi na-do-tha trăm ngàn bồ tát được pháp vô sinh nhẫn, bảy mươi hai ức chúng sinh đối với quả a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề không còn thối chuyển, bảy mươi hai na-do-tha trăm ngàn bồ tát được pháp môn đà-la-ni giải liễu nhất thiết này, và vô lượng vô số chư thiên cùng người ta phát tâm A-nậu -đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề

Xin quý ĐH tùy hỷ chia sẻ
kính
Kính thầy KC
Xin thầy giải thích rõ hơn đoạn này


kimcang đã viết:
Bồ Tát bậc thứ mười gọi là Pháp Vân Địa , sau là Bồ tát bậc 11=Bồ Tát Đẳng Giác là Bồ Tát = Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát
Vì gần thành Phật nghĩa là giác ngộ viên mãn cho nên gọi là Đẳng Giác (đẳng = bằng), vì còn một đời thành Phật cho nên gọi là Nhất Sanh Bổ Xứ

Khi bồ Tát thị hiện hạ sanh đến nơi đạo tràng thì gọi là Bồ Tát Tối Hậu Thân , có nghĩa là thân sau cùng ở giai bậc Bồ Tát còn có nghĩa là thân sanh tử cuối cùng

Bồ tát từ Thất Địa đã không còn trong sanh tử ba cõi nhưng còn biến dịch sanh tử nghĩa là còn vi tế vô minh cho nên vẫn còn phải tu tiến lên thì vẫn còn là trong sanh tử .

Bậc trước mất , chứng bậc sau cho nên gọi là biến dịch tử

thành Phật mới là chấm dứt sanh tử
Như vậy : Bồ tát Tối Hậu thân là Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ đã sanh về thế giới bổ xứ của mình ?

Theo btd hiểu thì Biến Dịch Sanh Tử lại là , do phải đi hóa thân ở Ta Bà nên phải sanh tử liên tục sau lần hóa thân ?Xin thầy KC chỉ dạy .Kính

Thưa thầy , quý ĐH , và chị PTD

Về pháp tu Đại Thừa con đường phát tâm bồ đề tu đến thành Phật quả được trình bày rõ ràng trong kinh này và đoạn này nhất là về giai đoạn Tối Hậu Thân của một vị Bồ Tát trước khi thành Phật . Sự sai khác giữa Phật và Bồ Tát ( giai vị cuối )
là về trí huệ ,báo thân , và ở chỗ Đại bồ Tát còn sanh tử biến dịch trong khi Phật không còn biến dịch sanh tử . Nhưng theo btd hiểu thì chư Phật , chư Bồ Tát do nguyện lực , vẫn có khi thọ thân Phần Đoạn sanh tử , có phải không thầy KC .
Nếu nói vì cái khổ của sanh tử cho nên chúng ta muốn đoạn dứt sanh tử , và cần là đáp án đúng cho vấn đề này , thì con đường của Chứng quả a la hán vào Niết Bàn (của A la Hán )cũng đáp ứng , hay con đường thể nhập chân tâm cũng là đáp án.
Có nhiều nước theo Phật Giáo chỉ chú trọng về Tiểu Thừa , và có nhiều người tu chỉ mong cầu giải thoát . Còn việc tu đến thành Phật thì họ không có tâm mong cầu lắm . Xin thầy KC chỉ dạy .



NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT Ma Ha Tát
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
=kimcang;67913]
[/SIZE][/FONT]Kinh Hoa Nghiêm nói Đức Phật Tỳ Lô Giá Na có thế giới hải vi trần số tướng hảo, mỗi tướng hảo có thế giới hải vi trần số tùy hảo.

Thế giới hải vi trần = là con số vượt ngoài tất cả các sự tính toán của phàm phu.
Tỳ Lô Giá Na Phật dụ cho Pháp Thân, Chân Tâm Tự Tính, Bản Thể.
Tướng hảo dụ cho Phật Trí, Trí Tuệ Bát Nhã, hay tướng dụng chiếu soi của Tự Tính.
Vi trần số dụ cho Không thể suy lường.

Ý nói Trí Tuệ phát chiếu từ Chân Tâm Tự Tính không thể suy lường.

Phàm trí không thể vói tới được vì còn đối đãi. Phật trí vượt ngoài đối đãi nên không thể suy lường. Chỉ khi nào trở về ngộ nhập được với Tánh Giác nơi mình.

Do vậy Kinh Pháp Hoa nói: "Chỉ Phật cùng Phật mới rõ", lại nói: "Giả sử đầy thế gian. Đều như Xá Lợi Phất. Cùng suy chung so lường. Chẳng lường được Phật trí".
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves/> <w:TrackFormatting/> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:DoNotPromoteQF/> <w:LidThemeOther>EN-CA</w:LidThemeOther> <w:LidThemeAsian>ZH-CN</w:LidThemeAsian> <w:LidThemeComplexScript>X-NONE</w:LidThemeComplexScript> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> <w:SplitPgBreakAndParaMark/> <w:DontVertAlignCellWithSp/> <w:DontBreakConstrainedForcedTables/> <w:DontVertAlignInTxbx/> <w:Word11KerningPairs/> <w:CachedColBalance/> <w:UseFELayout/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> <m:mathPr> <m:mathFont m:val="Cambria Math"/> <m:brkBin m:val="before"/> <m:brkBinSub m:val="--"/> <m:smallFrac m:val="off"/> <m:dispDef/> <m:lMargin m:val="0"/> <m:rMargin m:val="0"/> <m:defJc m:val="centerGroup"/> <m:wrapIndent m:val="1440"/> <m:intLim m:val="subSup"/> <m:naryLim m:val="undOvr"/> </m:mathPr></w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true" DefSemiHidden="true" DefQFormat="false" DefPriority="99" LatentStyleCount="267"> <w:LsdException Locked="false" Priority="0" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Normal"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="heading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="35" QFormat="true" Name="caption"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="10" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" Name="Default Paragraph Font"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="11" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtitle"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="22" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Strong"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="20" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="59" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Table Grid"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Placeholder Text"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="No Spacing"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Revision"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="34" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="List Paragraph"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="29" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="30" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="19" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="21" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="31" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="32" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="33" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Book Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="37" Name="Bibliography"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" QFormat="true" Name="TOC Heading"/> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:Arial; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} </style> <![endif]--> [FONT=&quot]Pháp Thân chẳng do tu hành là [/FONT][FONT=&quot]Thể Tánh Không Lặng Sáng Suốt Không Tướng Đối Đãi [/FONT][FONT=&quot]cho nên còn gọi là Tự Tánh Thân:
[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Báo Thân Phật có 2 loại:[/FONT][FONT=&quot] Tự Thọ Dụng Thân Báo Thân Phật, Tha[/FONT][FONT=&quot] Dụng Thân Báo Thân Phật.[/FONT]

[FONT=&quot]Báo Thân Phật là[/FONT][FONT=&quot] quả đức do tu tập thanh tịnh viên mãn vô lượng môn Ba La Mật, Từ Bi Hỷ Xả từ vô lượng vô a tăng kỳ kiếp.[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]-Tự Thọ Dụng Thân Báo Thân Phật:[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot]Tự Thọ Dụng Thân Báo Thân Phật[/FONT]
[FONT=&quot] thì chỉ có Chư Phật tự chứng biết, Tự Thọ Dụng Thân Báo Thân Phật trụ Tự Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ là cảnh giới tự chứng của Phật mà chỉ có Phật mới chứng biết.[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Thân Tức Là Cõi, Cõi Tức Là Thân, Thân Cõi Không Hai Thường Trụ Cùng Khắp Pháp Giới Không Có Tướng Sai Biệt.[/FONT]

[FONT=&quot]Tự Thọ Dụng Báo Thân Phật chẳng bị vô thường hoại diệt như các tướng sanh diệt thế gian.
[/FONT]
[FONT=&quot]-Tha Thọ Dụng Thân Báo Thân Phật làThân Phật hóa hiện giáo hóa cho các Bồ Tát các bậc Bồ Tát trong hàng Thập Địa. [/FONT]

[FONT=&quot]Tha Thọ Dụng Thân Báo Thân Phật Tha Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ. [/FONT][FONT=&quot]Tha Thọ Dụng Thật Báo Trang Nghiêm Độ rộng lớn vô biên vô cùng thanh tịnh vi diệu [/FONT][FONT=&quot]chỉ có thuần là các Bồ Tát không các Bậc Thánh Than Văn Thừa.[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Mỗi bậc Bồ Tát thì tùy theo bậc mà thấy Thân Phật có sai khác. Bậc Bồ Tát Sơ Địa thì thấy Thân Phật theo bậc Bồ Tát Sơ Địa, bậc Bồ Tát Nhị Địa thì thấy theo bậc Bồ Tát Nhị Địa dần dần tăng lên cho đến bậc Bồ Tát Thập Địa. Thân Phật hóa hiện cho bậc sau thì càng vi tế vi diệu.[/FONT]
[FONT=&quot]
Biến Hóa Thân Phật là Thân Phật hóa hiện giáo hóa các Phàm Phu Bậc Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát chưa vào Thánh Vị là thân Phật này thì có hiện thế giới cõi nước tuổi thọ dài ngắc tướng hảo có hạn như là Thân Phật Thích Ca Mâu Ni hiện nơi cõi Ta Bà.
[/FONT][FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Từ Biến Hóa Thân Phật lại hi[/FONT][FONT=&quot]ện các loại thân sai khác để giáo hóa chúng sanh Tùy Loại Hóa.[/FONT]
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:TrackMoves/> <w:TrackFormatting/> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:DoNotPromoteQF/> <w:LidThemeOther>EN-CA</w:LidThemeOther> <w:LidThemeAsian>ZH-CN</w:LidThemeAsian> <w:LidThemeComplexScript>X-NONE</w:LidThemeComplexScript> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> <w:SplitPgBreakAndParaMark/> <w:DontVertAlignCellWithSp/> <w:DontBreakConstrainedForcedTables/> <w:DontVertAlignInTxbx/> <w:Word11KerningPairs/> <w:CachedColBalance/> <w:UseFELayout/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> <m:mathPr> <m:mathFont m:val="Cambria Math"/> <m:brkBin m:val="before"/> <m:brkBinSub m:val="--"/> <m:smallFrac m:val="off"/> <m:dispDef/> <m:lMargin m:val="0"/> <m:rMargin m:val="0"/> <m:defJc m:val="centerGroup"/> <m:wrapIndent m:val="1440"/> <m:intLim m:val="subSup"/> <m:naryLim m:val="undOvr"/> </m:mathPr></w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" DefUnhideWhenUsed="true" DefSemiHidden="true" DefQFormat="false" DefPriority="99" LatentStyleCount="267"> <w:LsdException Locked="false" Priority="0" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Normal"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="heading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="9" QFormat="true" Name="heading 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 7"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 8"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" Name="toc 9"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="35" QFormat="true" Name="caption"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="10" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" Name="Default Paragraph Font"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="11" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtitle"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="22" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Strong"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="20" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="59" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Table Grid"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Placeholder Text"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="1" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="No Spacing"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Revision"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="34" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="List Paragraph"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="29" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="30" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Quote"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 1"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 2"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 3"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 4"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 5"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="60" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="61" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="62" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Light Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="63" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="64" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Shading 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="65" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="66" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium List 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="67" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 1 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="68" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 2 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="69" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Medium Grid 3 Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="70" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Dark List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="71" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Shading Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="72" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful List Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="73" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" Name="Colorful Grid Accent 6"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="19" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="21" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Emphasis"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="31" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Subtle Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="32" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Intense Reference"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="33" SemiHidden="false" UnhideWhenUsed="false" QFormat="true" Name="Book Title"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="37" Name="Bibliography"/> <w:LsdException Locked="false" Priority="39" QFormat="true" Name="TOC Heading"/> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:Arial; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} </style> <![endif]-->Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ thì tự tại vô ngại hiện thân khắp các thế giới tùy nguyện của chúng sanh mà hiện thân giáo hóa không có nơi chốn cố định.

Khi vị Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát thị hiện Thành Phật thì Ngài thị nơi thế giới mà có các chúng sanh có duyên với Ngài.

Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì lúc tu Bồ Tát Đạo có phát nguyện thị hiện thành Phật trong thế giới ác trược để giáo hóa các chúng sanh ác.

Phạm vi giáo hóa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không phải chỉ là ở trong thế giới Ta Bà này mà là trong vô lượng thế giới.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Định nói Ngài A Nan có nghi rằng Đức Phật A Di Đà thì thế giới thanh tịnh, thọ mạng vô lượng vô biên còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ thọ có 80 tuổi như vậy thì lúc tu Bồ Tát hạnh chắc là có thiếu sót.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện thần thông cho Ngài A Nan thấy có vô lượng vô biên các Hóa Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện vào trong các thế giới giáo hóa chúng sanh, lại Ngài cũng hiện ra không khác mà Ngài hiện ra giáo hóa các vị Bồ Tát. Thế giới này thanh tịnh đồng như là cõi Cực Lạc không khác.

Theo btd hiểu thì Biến Dịch Sanh Tử lại là , do phải đi hóa thân ở Ta Bà nên phải sanh tử liên tục sau lần hóa thân ?Xin thầy KC chỉ dạy .Kính


Biến Dịch Tử = Chết Do Biến Đổi có nghĩa là Phá Phần Vô Minh Chứng Phần Pháp Thân Trí Tuệ Sáng Suốt được Thân Sắc Vi Diệu hơn chứ không phải là bị sanh tử trong 3 Cõi Luân Hồi.

Bồ Tát Sơ Địa phá vô minh thì chứng Nhị Địa được trí tuệ sắc tướng vi diệu hơn chứ không phải là bị sanh tử như phàm phu.

Các Bồ Tát thì Báo Thân của các Ngài ở nơi cõi Thật Báo Trang Nghiêm Độ tu học với Chư Phật còn thân mà các Ngài hiện ra giáo hóa chúng sanh trong các thế giới là Hóa Thân.

Sanh Tử trong 3 Cõi Luân Hồi gọi là Phần Đoạn Tử = Chết Từng Phần.

Như là Chúng Sanh trong Dục Giới chết thì sắc uẩn hoại rồi từ từ các uẩn khác hoại cho nên gọi đó là Phần Đoạn Tử.

Kinh nói ví dụ là trăng hiện bóng trong nước. Trăng không sanh diệt (ví dụ) nhưng bóng thì sai khác.


Phật Không Có Dấy Niệm Độ Sanh mà là Tùy Căn Tánh Chúng Sanh mà tự được cảm ứng.

Kinh nói ví dụ như mặt trời không có tâm làm lợi ích mà chúng sanh nhờ áng sáng mặt trời mà được lợi ích.

Nếu nói vì cái khổ của sanh tử cho nên chúng ta muốn đoạn dứt sanh tử , và cần là đáp án đúng cho vấn đề này , thì con đường của Chứng quả a la hán vào Niết Bàn (của A la Hán )cũng đáp ứng , hay con đường thể nhập chân tâm cũng là đáp án.


Bồ Tát tu hành lúc phát tâm không phải vì dứt vô minh sanh tử cho bản thân mà vì dứt vô minh sanh tử cho chúng sanh.

Bồ Tát tu hành lúc phát tâm không hạn lượng kiếp số như tiền Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành trải vô số kiếp nhiều hơn vô lượng vô biên lần số bụi nhỏ trong cõi Ta Bà.

Vô Minh trong Bồ Tát Thừa không phải chỉ là Tham Sân Si mà còn là Sự Chướng Ngại Của Cái Biết.

Có nhiều nước theo Phật Giáo chỉ chú trọng về Tiểu Thừa , và có nhiều người tu chỉ mong cầu giải thoát . Còn việc tu đến thành Phật thì họ không có tâm mong cầu lắm . Xin thầy KC chỉ dạy .


Mình Thật Tu Hạnh Bồ Tát rồi sau mới có thể giáo hóa người khác tu Hạnh Bồ Tát.



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên