Tôi tuy là chưa niệm đến mức ‘nhất tâm bất loạn’ nhưng tiếp tục nỗ lực gắng sức niệm và tin đức Phật A Di Ðà sẽ lại tiếp dẫn. Tôi hiểu được đời người cũng giống như quá trình vẽ một hình đức Phật. Mỗi một nét chúng ta đều dùng tâm hết sức chân thành để vẽ! Ðừng để khi gác cọ xong rồi nhìn lại bức tranh mình vẽ lại thành ra một con chó sói hoặc là một con heo thậm chí là một con ác quỷ!
Tôi biết có một bịnh nhân vô cùng siêu thoát, bà đã dạy cho tôi rất nhiều. Bà bị ung thư gan. Lúc bà vào bịnh viện là vì đường tiêu hóa bị chảy máu chứ không phải vào để trị bịnh ung thư. Ðêm đó nhằm ngày tôi trực ở bịnh viện, tôi giúp bà đút ống vào mũi đến dạ dày, đổ nước đá vào để cầm máu và cũng để khám chỗ chảy máu. Thường khi đút ống vào mũi thẳng đến dạ dày phần đông bịnh nhân ai cũng rên xiết kêu đau, nhưng bà này rất là điềm đạm an nhàn, không nhăn nhó tí nào, có vẻ dường như không có chuyện gì xảy ra hết. Sau đó tôi nhìn thấy vết thẹo mà những người thọ giới đốt để lại trên tay mới biết bà là một người biết tu hành đã lâu.
Ðêm đó bịnh nhân rất đông tôi phải làm việc liên tục đến 5 giờ sáng. Lúc đi ngang qua giường, bà chắp tay nói: “A Di Ðà Phật, chào bác sĩ”. Lúc đó bà đang nằm ở giường tạm đặt ngoài hành lang vì bịnh viện không đủ giường cho bịnh nhân nên phải đặt thêm giường tạm. Những bịnh nhân nằm những giường này luôn luôn phàn nàn là ‘nhiều người đi qua lại ồn quá’ và ‘đi nhà vệ sinh không thuận tiện’. Nhưng bà này lại không phàn nàn gì hết, bà nở nụ cười chắp tay niệm Phật (lúc đó đang đút ống vào mũi) và nói: “Ở đây không khí thiệt là tốt, sáng sớm bốn giờ mấy là tôi đã làm xong công phu (tụng kinh) khóa sáng! Nghe xong tôi rất cảm động, tâm lượng của bà quá đẹp. Trong hoàn cảnh không thuận lợi, nơi chốn ồn ào, thân thể đang bịnh nặng, đối với bà tất cả đều là: “rất thanh tịnh mát mẻ”. Chúng ta đừng xem thường công phu niệm được một câu A Di Dà Phật trong lúc này (mỗi người thử đút một ống vào mũi rồi niệm thử xem). Thường ngày muốn niệm đến tương ứng trong niệm này phải dẹp sạch tất cả phiền não của tạp niệm lên xuống (giả như muốn được niệm niệm đều tương tục thì phải niệm niệm đều thoát ra khỏi vòng vây, niệm niệm phải đều thắng lợi, phải chiến thắng tất cả vọng tưởng) huống chi là lúc khổ nhất! Muốn có một niệm A Di Ðà Phật mà ‘tâm và miệng tương ứng với nhau’ phải có tâm lực mạnh mẽ để khắc phục tất cả đau khổ và khó khăn, bạn có biết không? Cho nên một câu niệm Phật và vài câu nói của bà đã làm cho tôi cảm động rơi lệ. Tôi khám chỗ đau của bà, cảm thấy gan cứng và sưng lên và nghi là ung thư. Qua ngày sau rọi siêu âm và thử nghiệm thì biết là ung thư gan đã lớn đến đường kính tám phân (8 cm). Thấy thái độ và biểu hiện khác người của bà cho nên tôi nói thiệt bịnh tình cho bà biết (thường thường thì chúng tôi phải suy nghĩ cân nhắc trước khi nói với bịnh nhân). Một người học Phật chân chính sẽ xem chuyện sanh tử rất là bình thường. Chúng ta sợ nhất là trí huệ không khai mở, đời này hồ đồ lộn xộn, chết đi rồi lại tiếp tục sanh vào lục đạo luân hồi. Khi đã hiểu rõ đạo lý này sẽ không kêu trời trách đất và sẽ niệm Phật đàng hoàng, đặt bước trên con đường về cố hương, chuẩn bị tham gia liên trì hải hội. Ðây là sự ‘phò hộ’ tốt nhất, tình cảnh bi thương là đau khổ đối với người khác, nhưng chúng ta vui vẻ xem như là chuyện thường, đây là lễ vật của chư Phật Bồ Tát! Mười triệu đồng có thể mua được đủ loại chữa trị (không thiếu đau khổ giày vò) nhưng mua không được tâm bình tĩnh vui vẻ, còn lễ vật nào quý hơn tâm này không? Lúc tôi nói thiệt bịnh tình cho bà biết, bà nói liền giống như đã chuẩn bị lời văn từ trước: “Tôi sống ngày nào thì phục vụ thêm một ngày cho chúng sanh, đến ngày tôi sắp chết, đức Phật A Di Ðà sẽ lại rước tôi đi”. Bà siêu thoát như thế đó, tràn đầy từ bi và lòng tin, thần sắc của bà khắc sâu vào tâm khảm của tôi, làm thành một sức mạnh có khả năng khuyến khích và giúp đỡ tôi vượt qua rất nhiều khó khăn chướng ngại thường ngày.
Thiệt tình mà nói, không phải là tôi đi làm bác sĩ mà phải nói là tôi đang ‘đi học’, ‘bịnh’ của tôi nặng nhất trong số những người bịnh, ‘các thứ xấu ác’ trong tâm nhiều quá; tham, sân, si, mạn … đều rất nặng. Mỗi bịnh nhân đều đến thị hiện một hoàn cảnh đặc biệt để dạy cho tôi hiểu được một đạo lý nào đó. Người nào cũng rất từ bi không tiếc đem những lời dạy và những câu chuyện sống động đầy máu và nước mắt để dạy và làm cho tôi hiểu được lời trong kinh Lăng Nghiêm ‘Chương Ðại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông’ đoạn ‘Mười hai vị Như Lai liên tục một kiếp, vị Phật sau hết danh hiệu Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy tôi Niệm Phật Tam Muội’. Có một thầy giáo nói: “Thiện duyên của đức Ðại Thế Chí Bồ Tát vô cùng tốt đẹp có thể gặp được muời hai vị Phật và được truyền dạy Niệm Phật Tam Muội; chúng ta một vị Phật cũng không gặp được”. Tuy là thiện căn của tôi rất mỏng, nhưng nhân duyên thì rất đặc biệt, rất tốt! Mỗi ngày đều có một vị Bồ Tát đem hình ảnh của sự khổ nạn vô tận trên sông Hằng đến để cảnh tỉnh và giúp cho tôi giác ngộ: niệm Phật đi, niệm Phật đi; họ giúp tôi trao dồi tâm lực, giúp tôi buông xả. Ðây là sự gia trì của chư Phật Bồ Tát, giả sử không có sự từ bi gia trì này, khi nghe đến ‘tên bịnh’ thì tứ chi liền phát run, tay chân không còn sức lực nữa và khóc: ‘Thù hận trong đời người làm sao miễn được, …’
Có khi tôi thấy rất nhiều người thầm thầm vái ở trước tượng Phật, đôi lúc tôi cũng muốn hỏi họ khấn vái những gì? Mỗi người thắp ba cây nhang rồi ‘rù rì rù rì’ khấn vái, lời họ khấn chắc còn dài hơn 48 đại nguyện của đức Phật A Di Ðà; nào là: xin ngài phò hộ cho con tôi thông minh khỏe mạnh, có thể thi đậu vào trường Y Khoa (tốt nhất là trúng tuyển hạng nhất); phò hộ cho con tôi cưới được một người vợ hiền hậu hiếu thảo; phò hộ cho chồng tôi sự nghiệp phát tài kiếm được thiệt nhiều tiền; phò hộ cho tôi trúng số độc đắc và được lên chức… Nói ra tràng giang đại hải xong rồi đem trái cây cúng Phật đem về nhà ăn cho ‘được bình an’. Nếu cầu không được toại nguyện liền trách móc Phật Bồ Tát không phò hộ, chỉ ‘nhìn’ đồ cúng và ‘ngửi’ hương tôi cúng rồi thôi, không ‘linh’ tí nào! (Thiệt ra họ đâu biết tự mình không hiểu nhân quả, không làm theo lời dạy của Phật, là tự mình không ‘linh’). Chúng ta thử nghĩ xem người ta mong cầu những gì? Chẳng qua là cầu cho da mặt mình nhăn thêm một chút (cầu trường thọ sống lâu thì tránh không khỏi da nhăn tóc bạc); cầu gánh nặng vác trên vai nặng thêm (cầu con cái đầy nhà thì nhiều phiền não); cầu chướng ngại trong đời sống nhiều một chút (lo danh lợi, lo ‘được’, lo ‘mất’). Người ta chỉ cầu để được nhiều những thứ nhỏ nhặt này. Thật ra pháp lực của chư Phật Bồ Tát rộng lớn vô biên và có thể cho chúng ta sự phò hộ thần kỳ mà lại vĩnh cữu, cho chúng ta một chìa khóa trí huệ để khai mở kho tàng vô tận trong tự tánh, có thể lấy ra sự hạnh phúc vô tận. Sự hạnh phúc này không bị hoàn cảnh thay đổi làm mất đi, không bị ăn trộm, không bị giựt, cũng không bị mất. Cái chìa khóa này chính là xưng niệm ‘Nam Mô A Di Ðà Phật’; chỉ cần tiếp nhận rồi thiệt tình đi mở, ai cũng có được kho tàng quý báu vô tận!
Vì tôi bị bịnh nên có người nói: “Cô ăn chay thiếu dinh dưỡng nên mới bị bịnh”. Thiệt ra chỉ cần so sánh là biết ăn chay được khỏe mạnh và sống lâu; giống như đoạn trước có nói đến lão hòa thượng Hư Vân và Quảng Khâm, Tuyết Công lão ân sư đều là ‘nhân thụy’ (người trường thọ và vô cùng khỏe mạnh). Nhưng ăn chay không phải để cầu trường thọ mà là không muốn vì sự hưởng thụ ngắn ngủi trên ba tấc lưỡi của mình đem lại sự lo sợ sắp bị mất mạng và sự đau khổ cùng cực cho chúng sanh; [/color]mỗi con bò chờ đợi bị làm thịt cũng run và chảy nước mắt, mỗi con chim bị bắt đều có những con chim mẹ đang chờ đợi con bay về tổ. Chúng ta chưa bao giờ nghe hoặc thấy con gà nào tình nguyện trườn cổ dài ra đợi bị làm thịt, nhổ lông và nói: “Tốt quá, tôi sẽ được đi làm con gà nướng!”. Như những bịnh nhân của tôi luôn vùng vẫy trong sự đau khổ bên bờ sanh tử, mỗi một con vật đối diện với cái chết đều sợ phát run lên. Nếu tôi xem thường mạng người, không đếm xỉa đến sự đau khổ của người bịnh, họ nhất định sẽ không tha thứ cho tôi. Cũng giống như vậy nếu chúng ta xem thường sự đau khổ của các loài vật khác, chúng nó cũng sẽ không tha thứ cho chúng ta. Nếu bạn chặt một cái đùi của nó, nó cũng sẽ tìm cách để làm bạn gãy đi một cái chân; cứ như vậy oan oan tương báo, trở thành oan gia chủ nợ lẫn nhau, vĩnh viễn không có ngày thoát ra, trong sự oán thù rối nùi này ai cũng vô cùng đau khổ!
Tôi từng nghe một vị pháp sư thuật lại câu chuyện thật như sau: Một hôm có người bồng em bé nằm trong nôi đi bái kiến lão hoà thượng Quảng Khâm. Ðứa bé mặt mũi khôi ngô rất là dễ thương, ai nhìn cũng thích và muốn nựng em bé. Chỉ có lão hòa thượng vừa nhìn thấy liền hiện vẻ không vui (mặt trầm xuống) và nói với chúng đệ tử: “Nó lại để đòi nợ đó (chỉ em bé)”. Mọi người đều không hiểu. Lão hòa thượng mới nói với những người này: “Quý vị làm ăn buôn bán gà đông lạnh phải không? Hãy xem đứa bé”. Cha mẹ của em vừa khóc vừa gật đầu rồi vạch áo của em ra; em bé tuy có bộ mặt rất dễ thương nhưng phía dưới thân mình lại giống y hệt như thân hình của một con gà! Lão hòa thượng không ngớt lời khuyên họ nên đổi nghề. Họ nói: “Ðã tốn hết 30 triệu đồng trong việc thiết bị hệ thống đông lạnh, rất là khó mà đổi….” Tôi nghĩ tiền lời được trong việc làm ăn này có lẽ cũng không đủ trả tiền thuốc men cho em bé, càng không thể bù đắp nổi những giọt nước mắt chảy ra... (Vì tôi biết rất nhiều bịnh nhân có tình trạng giống như vậy). Nhưng phần đông người ta thà chịu khổ, chịu tổn hao tài sản sau này, và còn mất thêm sự hạnh phúc cả đời người nhưng không chịu buông bỏ cái lợi trước mắt, sự thèm muốn của cái miệng và cái bụng của mình. Lão hòa thượng là người có pháp nhãn, vừa nhìn thì đã thấy rõ nhân quả, hết lòng khuyên nhủ, nhưng có mấy ai tin và chịu làm theo?
Người ta thường cầu Phật phò hộ nhưng không tin lời Phật nói, thiệt là kỳ lạ! Cho dù hôm nay có một danh y bác sĩ nổi tiếng nào nói với tôi là ‘đổi ăn thịt’ đừng ăn chay nữa thì có thể chữa cho tôi hết bịnh, tôi cũng không chịu đi hy sinh tánh mạng của con gà, heo, dê, bò, để gây ra sự đau khổ cho chúng nó. Huống chi không có một bác sĩ nổi tiếng nào có thể xác nhận ăn mặn (ăn thịt) thì sẽ ‘kéo dài đời sống lâu’ hơn là ăn chay; bất kỳ bác sĩ nổi tiếng nào cũng sẽ chết, họ cũng không thể bảo đảm ăn thịt có thể trường sanh thì làm sao có thể bảo đảm cho tôi? Thì làm sao có thể bảo đảm cho người khác? Tôi chỉ tin tưởng lời Phật dạy và trí huệ của Phật. Hôm nay tôi có thể lấy được thêm một số ‘đản bạch chất’ và chất béo từ thịt động vật, nhưng tôi không thể bù đắp nổi sự đau khổ của chúng nó, không thể an ủi sự sợ hãi khủng bố của chúng nó, càng không lau hết nước mắt của má chúng nó khóc con mất mạng. Có một ngày nào đó chúng nó sẽ quay lại để trả thù. Nhân quả của con người rất là phức tạp nhưng không sai chạy tí nào. Mắt thịt của phàm phu chúng ta chỉ nhìn thấy một mà không nhìn thấy hai, thường cho ‘quấy’ thành ‘phải’. (Hồi xưa, Nicolaus Copernicus (1473-1534) nói địa cầu là tròn xém chút thì phải mất mạng. Chúng ta nói nhân quả báo ứng và lục đạo luân hồi, nếu bị chê là ‘mê tín’ thì cũng là ‘việc nhỏ’ mà thôi).
Thiệt ra danh từ ‘chủ nợ’ không hẳn là phải ‘đeo mắt kiếng đen, hút thuốc lá thơm, cầm súng, mặt đầy ác khí, đi đến trước cửa để đòi nợ’. Chủ nợ có rất nhiều dạng: có thể là một người đẹp mà bạn vừa nhìn đã bị ‘hốt hồn’ đi mất rồi, bạn không có suy nghĩ liền đem tiền cho người đó phung phí, đến khi hết tiền thì người đó bỏ bạn, làm cho bạn âu sầu ủ rũ cả đời. Hoặc có thể là người khi bạn mới nhìn thì nổi nóng lên, mặt đỏ gay lên để cãi lộn với họ, rốt cùng rồi làm cho bạn lên huyết áp, chảy máu trong đầu và chết bất ngờ. Chúng ta hãy nên tin lời nói đầy trí huệ của chư Phật Bồ Tát, tránh làm hại và kết oán thù với chúng sanh, tại vì tất cả sự khổ đều sẽ quay trở vào thân mình, thường là hối hận không kịp. Chúng ta hãy quyết tâm luôn luôn kết thiện duyên, khai mở trí huệ trong bổn tánh, mở ra nguồn vui sướng vô tận không phải là tốt đẹp hơn không? Những người như vậy, giống như lão hoà thượng Quảng Khâm và Tuyết Công lão ân sư cho dù sống cả trăm tuổi mọi người đều thương tiếc ‘Tại sao ngài lại ra đi sớm vậy?’ ‘Tại sao không sống đến hai trăm tuổi, để cho cháu chắt của tôi cũng có dịp gặp ngài?’ Thọ mạng của các ngài vĩnh viễn đối với mọi người đều không đủ. Phần đông người ta chỉ cần sanh ra một bịnh nan y, ai cũng than là tại sao họ lại ‘kéo’ [mạng sống] quá dài như vậy, làm cho cả nhà ‘kéo’ đến gần sụp luôn. Nói như vậy thì ‘trường thọ’ hay không, không phải dựa trên ‘số tuổi’; chúng ta nên sống mà mọi người đều tiếc là quá ngắn, nhưng đừng nên ‘kéo’ dài để cho ai cũng than là quá dài!
Thiệt ra phải sống làm sao mới tốt? Thì nên nghe theo lời dạy của đức Phật và những người đã đắc đạo trong quá khứ, nên thật tình niệm Phật! Dùng cái tâm tánh không thể nghĩ bàn và rộng lớn vô biên của chúng ta để xưng niệm danh hiệu không thể nghĩ bàn của đức Phật Vô Luợng Thọ Vô Lượng Quang A Di Ðà; mỗi khi niệm một tiếng thì có một tiếng vượt ra khỏi trần lao! Nguyện cho chúng ta dùng lòng tín nguyện vô cùng vững chắc, trang nghiêm từng danh hiệu A Di Ðà Phật, mỗi một niệm đều chiến thắng tất cả phiền não, mỗi một niệm đều đầy đủ quang minh tự tại, mỗi một niệm đều hiện ra trời trong trăng sáng. Dùng danh hiệu bất khả tư nghì này thể hội được vô lượng quang thọ của tự tánh. Cũng như Ngẫu Ích Tổ sư có nói: “Chuyển kiếp trược thành hải hội thanh tịnh, chuyển kiến trược thành vô lượng quang, chuyển phiền não trược thành thường tịch quang, chuyển chúng sanh trược thành liên hoa hoá sanh, chuyển mạng trược thành vô lượng thọ”. Nguyện từng tiếng Phật hiệu thành khẩn, thiết tha đem sóng nước cuồn cuộn trên sông Hằng sanh tử trồng đầy hoa sen….
Nam mô A Di Ðà Phật.
Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho.
Xin thành thật cám ơn.
Một nhóm Diệu Âm cư sĩ, 9 tháng 4-1991
Nam mô Đạo Chứng Pháp Sư
Tôi biết có một bịnh nhân vô cùng siêu thoát, bà đã dạy cho tôi rất nhiều. Bà bị ung thư gan. Lúc bà vào bịnh viện là vì đường tiêu hóa bị chảy máu chứ không phải vào để trị bịnh ung thư. Ðêm đó nhằm ngày tôi trực ở bịnh viện, tôi giúp bà đút ống vào mũi đến dạ dày, đổ nước đá vào để cầm máu và cũng để khám chỗ chảy máu. Thường khi đút ống vào mũi thẳng đến dạ dày phần đông bịnh nhân ai cũng rên xiết kêu đau, nhưng bà này rất là điềm đạm an nhàn, không nhăn nhó tí nào, có vẻ dường như không có chuyện gì xảy ra hết. Sau đó tôi nhìn thấy vết thẹo mà những người thọ giới đốt để lại trên tay mới biết bà là một người biết tu hành đã lâu.
Ðêm đó bịnh nhân rất đông tôi phải làm việc liên tục đến 5 giờ sáng. Lúc đi ngang qua giường, bà chắp tay nói: “A Di Ðà Phật, chào bác sĩ”. Lúc đó bà đang nằm ở giường tạm đặt ngoài hành lang vì bịnh viện không đủ giường cho bịnh nhân nên phải đặt thêm giường tạm. Những bịnh nhân nằm những giường này luôn luôn phàn nàn là ‘nhiều người đi qua lại ồn quá’ và ‘đi nhà vệ sinh không thuận tiện’. Nhưng bà này lại không phàn nàn gì hết, bà nở nụ cười chắp tay niệm Phật (lúc đó đang đút ống vào mũi) và nói: “Ở đây không khí thiệt là tốt, sáng sớm bốn giờ mấy là tôi đã làm xong công phu (tụng kinh) khóa sáng! Nghe xong tôi rất cảm động, tâm lượng của bà quá đẹp. Trong hoàn cảnh không thuận lợi, nơi chốn ồn ào, thân thể đang bịnh nặng, đối với bà tất cả đều là: “rất thanh tịnh mát mẻ”. Chúng ta đừng xem thường công phu niệm được một câu A Di Dà Phật trong lúc này (mỗi người thử đút một ống vào mũi rồi niệm thử xem). Thường ngày muốn niệm đến tương ứng trong niệm này phải dẹp sạch tất cả phiền não của tạp niệm lên xuống (giả như muốn được niệm niệm đều tương tục thì phải niệm niệm đều thoát ra khỏi vòng vây, niệm niệm phải đều thắng lợi, phải chiến thắng tất cả vọng tưởng) huống chi là lúc khổ nhất! Muốn có một niệm A Di Ðà Phật mà ‘tâm và miệng tương ứng với nhau’ phải có tâm lực mạnh mẽ để khắc phục tất cả đau khổ và khó khăn, bạn có biết không? Cho nên một câu niệm Phật và vài câu nói của bà đã làm cho tôi cảm động rơi lệ. Tôi khám chỗ đau của bà, cảm thấy gan cứng và sưng lên và nghi là ung thư. Qua ngày sau rọi siêu âm và thử nghiệm thì biết là ung thư gan đã lớn đến đường kính tám phân (8 cm). Thấy thái độ và biểu hiện khác người của bà cho nên tôi nói thiệt bịnh tình cho bà biết (thường thường thì chúng tôi phải suy nghĩ cân nhắc trước khi nói với bịnh nhân). Một người học Phật chân chính sẽ xem chuyện sanh tử rất là bình thường. Chúng ta sợ nhất là trí huệ không khai mở, đời này hồ đồ lộn xộn, chết đi rồi lại tiếp tục sanh vào lục đạo luân hồi. Khi đã hiểu rõ đạo lý này sẽ không kêu trời trách đất và sẽ niệm Phật đàng hoàng, đặt bước trên con đường về cố hương, chuẩn bị tham gia liên trì hải hội. Ðây là sự ‘phò hộ’ tốt nhất, tình cảnh bi thương là đau khổ đối với người khác, nhưng chúng ta vui vẻ xem như là chuyện thường, đây là lễ vật của chư Phật Bồ Tát! Mười triệu đồng có thể mua được đủ loại chữa trị (không thiếu đau khổ giày vò) nhưng mua không được tâm bình tĩnh vui vẻ, còn lễ vật nào quý hơn tâm này không? Lúc tôi nói thiệt bịnh tình cho bà biết, bà nói liền giống như đã chuẩn bị lời văn từ trước: “Tôi sống ngày nào thì phục vụ thêm một ngày cho chúng sanh, đến ngày tôi sắp chết, đức Phật A Di Ðà sẽ lại rước tôi đi”. Bà siêu thoát như thế đó, tràn đầy từ bi và lòng tin, thần sắc của bà khắc sâu vào tâm khảm của tôi, làm thành một sức mạnh có khả năng khuyến khích và giúp đỡ tôi vượt qua rất nhiều khó khăn chướng ngại thường ngày.
Thiệt tình mà nói, không phải là tôi đi làm bác sĩ mà phải nói là tôi đang ‘đi học’, ‘bịnh’ của tôi nặng nhất trong số những người bịnh, ‘các thứ xấu ác’ trong tâm nhiều quá; tham, sân, si, mạn … đều rất nặng. Mỗi bịnh nhân đều đến thị hiện một hoàn cảnh đặc biệt để dạy cho tôi hiểu được một đạo lý nào đó. Người nào cũng rất từ bi không tiếc đem những lời dạy và những câu chuyện sống động đầy máu và nước mắt để dạy và làm cho tôi hiểu được lời trong kinh Lăng Nghiêm ‘Chương Ðại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông’ đoạn ‘Mười hai vị Như Lai liên tục một kiếp, vị Phật sau hết danh hiệu Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy tôi Niệm Phật Tam Muội’. Có một thầy giáo nói: “Thiện duyên của đức Ðại Thế Chí Bồ Tát vô cùng tốt đẹp có thể gặp được muời hai vị Phật và được truyền dạy Niệm Phật Tam Muội; chúng ta một vị Phật cũng không gặp được”. Tuy là thiện căn của tôi rất mỏng, nhưng nhân duyên thì rất đặc biệt, rất tốt! Mỗi ngày đều có một vị Bồ Tát đem hình ảnh của sự khổ nạn vô tận trên sông Hằng đến để cảnh tỉnh và giúp cho tôi giác ngộ: niệm Phật đi, niệm Phật đi; họ giúp tôi trao dồi tâm lực, giúp tôi buông xả. Ðây là sự gia trì của chư Phật Bồ Tát, giả sử không có sự từ bi gia trì này, khi nghe đến ‘tên bịnh’ thì tứ chi liền phát run, tay chân không còn sức lực nữa và khóc: ‘Thù hận trong đời người làm sao miễn được, …’
Có khi tôi thấy rất nhiều người thầm thầm vái ở trước tượng Phật, đôi lúc tôi cũng muốn hỏi họ khấn vái những gì? Mỗi người thắp ba cây nhang rồi ‘rù rì rù rì’ khấn vái, lời họ khấn chắc còn dài hơn 48 đại nguyện của đức Phật A Di Ðà; nào là: xin ngài phò hộ cho con tôi thông minh khỏe mạnh, có thể thi đậu vào trường Y Khoa (tốt nhất là trúng tuyển hạng nhất); phò hộ cho con tôi cưới được một người vợ hiền hậu hiếu thảo; phò hộ cho chồng tôi sự nghiệp phát tài kiếm được thiệt nhiều tiền; phò hộ cho tôi trúng số độc đắc và được lên chức… Nói ra tràng giang đại hải xong rồi đem trái cây cúng Phật đem về nhà ăn cho ‘được bình an’. Nếu cầu không được toại nguyện liền trách móc Phật Bồ Tát không phò hộ, chỉ ‘nhìn’ đồ cúng và ‘ngửi’ hương tôi cúng rồi thôi, không ‘linh’ tí nào! (Thiệt ra họ đâu biết tự mình không hiểu nhân quả, không làm theo lời dạy của Phật, là tự mình không ‘linh’). Chúng ta thử nghĩ xem người ta mong cầu những gì? Chẳng qua là cầu cho da mặt mình nhăn thêm một chút (cầu trường thọ sống lâu thì tránh không khỏi da nhăn tóc bạc); cầu gánh nặng vác trên vai nặng thêm (cầu con cái đầy nhà thì nhiều phiền não); cầu chướng ngại trong đời sống nhiều một chút (lo danh lợi, lo ‘được’, lo ‘mất’). Người ta chỉ cầu để được nhiều những thứ nhỏ nhặt này. Thật ra pháp lực của chư Phật Bồ Tát rộng lớn vô biên và có thể cho chúng ta sự phò hộ thần kỳ mà lại vĩnh cữu, cho chúng ta một chìa khóa trí huệ để khai mở kho tàng vô tận trong tự tánh, có thể lấy ra sự hạnh phúc vô tận. Sự hạnh phúc này không bị hoàn cảnh thay đổi làm mất đi, không bị ăn trộm, không bị giựt, cũng không bị mất. Cái chìa khóa này chính là xưng niệm ‘Nam Mô A Di Ðà Phật’; chỉ cần tiếp nhận rồi thiệt tình đi mở, ai cũng có được kho tàng quý báu vô tận!
Vì tôi bị bịnh nên có người nói: “Cô ăn chay thiếu dinh dưỡng nên mới bị bịnh”. Thiệt ra chỉ cần so sánh là biết ăn chay được khỏe mạnh và sống lâu; giống như đoạn trước có nói đến lão hòa thượng Hư Vân và Quảng Khâm, Tuyết Công lão ân sư đều là ‘nhân thụy’ (người trường thọ và vô cùng khỏe mạnh). Nhưng ăn chay không phải để cầu trường thọ mà là không muốn vì sự hưởng thụ ngắn ngủi trên ba tấc lưỡi của mình đem lại sự lo sợ sắp bị mất mạng và sự đau khổ cùng cực cho chúng sanh; [/color]mỗi con bò chờ đợi bị làm thịt cũng run và chảy nước mắt, mỗi con chim bị bắt đều có những con chim mẹ đang chờ đợi con bay về tổ. Chúng ta chưa bao giờ nghe hoặc thấy con gà nào tình nguyện trườn cổ dài ra đợi bị làm thịt, nhổ lông và nói: “Tốt quá, tôi sẽ được đi làm con gà nướng!”. Như những bịnh nhân của tôi luôn vùng vẫy trong sự đau khổ bên bờ sanh tử, mỗi một con vật đối diện với cái chết đều sợ phát run lên. Nếu tôi xem thường mạng người, không đếm xỉa đến sự đau khổ của người bịnh, họ nhất định sẽ không tha thứ cho tôi. Cũng giống như vậy nếu chúng ta xem thường sự đau khổ của các loài vật khác, chúng nó cũng sẽ không tha thứ cho chúng ta. Nếu bạn chặt một cái đùi của nó, nó cũng sẽ tìm cách để làm bạn gãy đi một cái chân; cứ như vậy oan oan tương báo, trở thành oan gia chủ nợ lẫn nhau, vĩnh viễn không có ngày thoát ra, trong sự oán thù rối nùi này ai cũng vô cùng đau khổ!
Tôi từng nghe một vị pháp sư thuật lại câu chuyện thật như sau: Một hôm có người bồng em bé nằm trong nôi đi bái kiến lão hoà thượng Quảng Khâm. Ðứa bé mặt mũi khôi ngô rất là dễ thương, ai nhìn cũng thích và muốn nựng em bé. Chỉ có lão hòa thượng vừa nhìn thấy liền hiện vẻ không vui (mặt trầm xuống) và nói với chúng đệ tử: “Nó lại để đòi nợ đó (chỉ em bé)”. Mọi người đều không hiểu. Lão hòa thượng mới nói với những người này: “Quý vị làm ăn buôn bán gà đông lạnh phải không? Hãy xem đứa bé”. Cha mẹ của em vừa khóc vừa gật đầu rồi vạch áo của em ra; em bé tuy có bộ mặt rất dễ thương nhưng phía dưới thân mình lại giống y hệt như thân hình của một con gà! Lão hòa thượng không ngớt lời khuyên họ nên đổi nghề. Họ nói: “Ðã tốn hết 30 triệu đồng trong việc thiết bị hệ thống đông lạnh, rất là khó mà đổi….” Tôi nghĩ tiền lời được trong việc làm ăn này có lẽ cũng không đủ trả tiền thuốc men cho em bé, càng không thể bù đắp nổi những giọt nước mắt chảy ra... (Vì tôi biết rất nhiều bịnh nhân có tình trạng giống như vậy). Nhưng phần đông người ta thà chịu khổ, chịu tổn hao tài sản sau này, và còn mất thêm sự hạnh phúc cả đời người nhưng không chịu buông bỏ cái lợi trước mắt, sự thèm muốn của cái miệng và cái bụng của mình. Lão hòa thượng là người có pháp nhãn, vừa nhìn thì đã thấy rõ nhân quả, hết lòng khuyên nhủ, nhưng có mấy ai tin và chịu làm theo?
Người ta thường cầu Phật phò hộ nhưng không tin lời Phật nói, thiệt là kỳ lạ! Cho dù hôm nay có một danh y bác sĩ nổi tiếng nào nói với tôi là ‘đổi ăn thịt’ đừng ăn chay nữa thì có thể chữa cho tôi hết bịnh, tôi cũng không chịu đi hy sinh tánh mạng của con gà, heo, dê, bò, để gây ra sự đau khổ cho chúng nó. Huống chi không có một bác sĩ nổi tiếng nào có thể xác nhận ăn mặn (ăn thịt) thì sẽ ‘kéo dài đời sống lâu’ hơn là ăn chay; bất kỳ bác sĩ nổi tiếng nào cũng sẽ chết, họ cũng không thể bảo đảm ăn thịt có thể trường sanh thì làm sao có thể bảo đảm cho tôi? Thì làm sao có thể bảo đảm cho người khác? Tôi chỉ tin tưởng lời Phật dạy và trí huệ của Phật. Hôm nay tôi có thể lấy được thêm một số ‘đản bạch chất’ và chất béo từ thịt động vật, nhưng tôi không thể bù đắp nổi sự đau khổ của chúng nó, không thể an ủi sự sợ hãi khủng bố của chúng nó, càng không lau hết nước mắt của má chúng nó khóc con mất mạng. Có một ngày nào đó chúng nó sẽ quay lại để trả thù. Nhân quả của con người rất là phức tạp nhưng không sai chạy tí nào. Mắt thịt của phàm phu chúng ta chỉ nhìn thấy một mà không nhìn thấy hai, thường cho ‘quấy’ thành ‘phải’. (Hồi xưa, Nicolaus Copernicus (1473-1534) nói địa cầu là tròn xém chút thì phải mất mạng. Chúng ta nói nhân quả báo ứng và lục đạo luân hồi, nếu bị chê là ‘mê tín’ thì cũng là ‘việc nhỏ’ mà thôi).
Thiệt ra danh từ ‘chủ nợ’ không hẳn là phải ‘đeo mắt kiếng đen, hút thuốc lá thơm, cầm súng, mặt đầy ác khí, đi đến trước cửa để đòi nợ’. Chủ nợ có rất nhiều dạng: có thể là một người đẹp mà bạn vừa nhìn đã bị ‘hốt hồn’ đi mất rồi, bạn không có suy nghĩ liền đem tiền cho người đó phung phí, đến khi hết tiền thì người đó bỏ bạn, làm cho bạn âu sầu ủ rũ cả đời. Hoặc có thể là người khi bạn mới nhìn thì nổi nóng lên, mặt đỏ gay lên để cãi lộn với họ, rốt cùng rồi làm cho bạn lên huyết áp, chảy máu trong đầu và chết bất ngờ. Chúng ta hãy nên tin lời nói đầy trí huệ của chư Phật Bồ Tát, tránh làm hại và kết oán thù với chúng sanh, tại vì tất cả sự khổ đều sẽ quay trở vào thân mình, thường là hối hận không kịp. Chúng ta hãy quyết tâm luôn luôn kết thiện duyên, khai mở trí huệ trong bổn tánh, mở ra nguồn vui sướng vô tận không phải là tốt đẹp hơn không? Những người như vậy, giống như lão hoà thượng Quảng Khâm và Tuyết Công lão ân sư cho dù sống cả trăm tuổi mọi người đều thương tiếc ‘Tại sao ngài lại ra đi sớm vậy?’ ‘Tại sao không sống đến hai trăm tuổi, để cho cháu chắt của tôi cũng có dịp gặp ngài?’ Thọ mạng của các ngài vĩnh viễn đối với mọi người đều không đủ. Phần đông người ta chỉ cần sanh ra một bịnh nan y, ai cũng than là tại sao họ lại ‘kéo’ [mạng sống] quá dài như vậy, làm cho cả nhà ‘kéo’ đến gần sụp luôn. Nói như vậy thì ‘trường thọ’ hay không, không phải dựa trên ‘số tuổi’; chúng ta nên sống mà mọi người đều tiếc là quá ngắn, nhưng đừng nên ‘kéo’ dài để cho ai cũng than là quá dài!
Thiệt ra phải sống làm sao mới tốt? Thì nên nghe theo lời dạy của đức Phật và những người đã đắc đạo trong quá khứ, nên thật tình niệm Phật! Dùng cái tâm tánh không thể nghĩ bàn và rộng lớn vô biên của chúng ta để xưng niệm danh hiệu không thể nghĩ bàn của đức Phật Vô Luợng Thọ Vô Lượng Quang A Di Ðà; mỗi khi niệm một tiếng thì có một tiếng vượt ra khỏi trần lao! Nguyện cho chúng ta dùng lòng tín nguyện vô cùng vững chắc, trang nghiêm từng danh hiệu A Di Ðà Phật, mỗi một niệm đều chiến thắng tất cả phiền não, mỗi một niệm đều đầy đủ quang minh tự tại, mỗi một niệm đều hiện ra trời trong trăng sáng. Dùng danh hiệu bất khả tư nghì này thể hội được vô lượng quang thọ của tự tánh. Cũng như Ngẫu Ích Tổ sư có nói: “Chuyển kiếp trược thành hải hội thanh tịnh, chuyển kiến trược thành vô lượng quang, chuyển phiền não trược thành thường tịch quang, chuyển chúng sanh trược thành liên hoa hoá sanh, chuyển mạng trược thành vô lượng thọ”. Nguyện từng tiếng Phật hiệu thành khẩn, thiết tha đem sóng nước cuồn cuộn trên sông Hằng sanh tử trồng đầy hoa sen….
Nam mô A Di Ðà Phật.
Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho.
Xin thành thật cám ơn.
Một nhóm Diệu Âm cư sĩ, 9 tháng 4-1991
Nam mô Đạo Chứng Pháp Sư