Pháp hành chọn lọc

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
"Bây giờ con cũng sẽ ngồi bên bờ của tâm trí con, quan sát nó với tất cả sự dơ bẩn của nó, những vấn đề và những chiếc lá, những vết thương cũ của mình, những kỷ niệm, những dục vọng của mình. Một cách vô tư, con sẽ ngồi trên bờ và đợi chờ cái khoảnh khắc khi mọi sự trở nên trong trẻo

nó tự mình xảy ra, , bởi vì cái khoảnh khắc bạn ngồi trên bờ của tâm trí bạn, bạn không còn cung cấp năng lượng cho nó. Đây là thiền định thực thụ. Thiền là nghệ thuật của siêu việt.

Trích trong "Cuộc đời của luận sư Rajneesh Chandra

Sau 5,6 năm tu học thực hành thiền quán ở Miến và ngày nay đã được một gia đình người Miến dâng cúng một ngôi chùa tại Miến Điện, sư Thư nhà ta đã sưu tầm được một loạt những bài Pháp chọn lọc quanh đề tài quán tâm... do những bậc thầy nổi tiếng mà sư đã chọn lọc thực hành và chia sẻ...

PHÁP HÀNH CHỌN LỌC
Tỳ kheo Nannissara - Sư Thư chọn lọc


ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM
Đơn thuần ghi nhận không thôi thì chưa đủ

1. Nếu thậm chí còn chút ít kỳ vọng nào trong khi thực hành, tâm của chúng ta sẽ trở nên bối rối lẫn lộn. Hãy quan sát thái độ của bạn, đừng trông đợi hay kỳ vọng vào kết quả đạt được.
2. Khi bạn có trí tuệ, sự tinh tấn đã sẵn có mặt.
3. Chánh niệm là ghi nhận cái gì đang xảy ra.
4. Khi tâm được rảnh rỗi, nõ sẽ suy nghĩ.
5. Bất cứ khi nào bạn thất vọng, hãy quan sát nó. Bạn sẽ thấy rằng không có cái gì và không có ai để bạn có thể đổ lỗi là đã gây ra tình trạng này cho bạn.
6. Đưa ra các giả định chính là hoạt động của tâm si.
7. Điều quan trọng là phải học quan sát một cách rõ ràng sự khác biệt giữa đối tượng quan sát và tâm. Cái nào là đối tượng? cái nào là tâm?
8. Bất cứ khi nào có sự buồn bực chán nản, đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đã mong cầu một cái gì đó mà không đạt được.
9. Những suy nghĩ có thể lừa dối bạn, nhưng cảm thọ không thể nào lừa dối bạn được. Các cảm thọ là rất thật.
10. Việc muốn nói chuyện và việc không muốn nói chuyện đều là những vấn đề giống nhau.
11. Việc bạn muốn hay không muốn làm một cái gì đó thì không quan trọng. Hãy tự hỏi xem mình có cần làm điều đó hay không.
12. Đừng chú ý tới tiếng động mà hãy ghi nhạn việc bạn đang lắng nghe. Lắng nghe là bao hàm cả việc nhận biết tiếng động. Tương tự như vậy đối với việc nhìn, ngửi, nếm…
13. Những phiền não nhỏ sẽ tăng trưởng phát triển. Nhưng rốt cục chúng ta cần phải quan sát được những biểu hiện thậm chí là nhỏ nhất của tham và sân.
14. Tại sao bạn đang làm điều này? Liệu là bạn muốn hay bạn cần cái đó? Liệu nó có phải là điều thích hợp để làm trong hoàn cảnh hiện tại không?
15. Khi không còn có tham và sân, bạn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
16. Chỉ đặt ra câu hỏi mà đừng tìm kiếm câu trả lời. Câu trả lời sẽ tới khi tâm đã thu thập đủ dữ liệu của vấn đề.
17. Đừng tự nhắc nhở mình phải kiên nhẫn, hãy quan sát sự mất kiên nhẫn của bạn.
18. Trí tuệ có thể kiểm soát cái tâm, nhưng bạn không thể kiểm soát tâm của mình được.
19. Đừng cố gắng duy trì sự quân bình mà hãy cố gắng giữ gìn chánh niệm.
20. Nếu có những vấn đề trong gia đình mình, bạn phải giải quyết chúng ở nhà. Bạn không thể giải quyết vấn đề đó tại trung tâm thiền.
21. Hãy coi trọng kiến thức và sự hiểu biết mà bạn có được. Thực hành nhiều tới mức có thể và bằng long với bất kỳ kết quả nào đạt được.
22. Bạn đang chú ý tới cái gì? Đang nhìn, nghe, ngửi, xúc chạm, nếm hay đang suy nghĩ? Liệu bạn có chìm đắm vào việc nhìn, nghe, ngửi, xúc chạm đó không? Liệu bạn có miên man suy nghĩ không? Đừng để bị các thói quen cũ lôi kéo, hãy rèn tâm của mình.
23. Khi bạn có một thái độ sai lạc, cái tâm không thể nào hùng mạnh được. Khi tâm trở nên hùng mạnh, nó có thể quan sát bất kỳ cái gì có thể. Đó chính là hoạt động của Pháp, không có ai tham gia vào đó cả. Đừng bao giờ quá cố gắng để quan sát bất kỳ cái gì. Sự háo hức quan sát là biểu hiện của tâm tham.
24. Đừng cố gắng để xem tâm ở đâu, nơi trốn hay trú xứ chỉ là khái niệm. Bạn nhận biết được tâm thông qua sự hoạt động hay sinh hoạt của nó.
25. Cái chúng ta gọi là tâm dự kiến, đó chỉ là suy nghĩ. Bạn có thể dự kiến một vấn đề nào đó nhưng bạn vẫn chưa làm bất kỳ điều gì cả vì tác ý chưa đủ mạnh. Còn tác ý thực sự thì không phải là suy nghĩ, nó chỉ là những xung lực hay năng lượng của tâm.
26. Biết tại sao tâm đang làm điều gì là trí tuệ.
27. Đôi khi một suy nghĩ quá vi tế tới mức bạn không thể biết được liệu nó có bị phiền não chi phối hay không, nhưng bạn có thể cảm nhận được điều đó.
28. Sự hiểu biết thực sự về khổ đế sẽ làm giải thoát khổ đau, nó sẽ làm cho tâm ta được tự do.
29. Lúc mới bắt đầu thực hành suy nghĩ sẽ dừng lại ngay khi bạn ghi nhận nó. Bạn không thể vừa ghi nhận mà vừa suy nghĩ. Chỉ khi nào chánh niệm trở nên mạnh thì bạn mới có thể quan sát được suy nghĩ.
30. Khi thực sự hiểu biết bản chất của hiện tượng sự vật, bạn sẽ không bao giờ quên được điều đó.
31. Chúng ta phải nhận ra được các phiền não gây tác hại ra làm sao. Phải mất nhiều thời gian cho tới khi tâm thực sự chán nản đối với các phiền não. Chỉ hiểu biết về mặt văn tuệ rằng tham sân si là không tốt thì chưa đủ. Thực tế hầu hết mọi người muốn sống chung cùng với tham sân si. Tất cả chúng ta đều trải qua vô vàn những giai đoạn khó khăn trong việc liên tục quan sát các phiền não, không có một ngả tắt nào cả. Chỉ khi tâm thực sự chán ngấy đối với các phiền não nó mới có thể tự giải thoát.
32. Đừng vội vã mà hãy duy trì tiến trình học hỏi.
33. Tại sao khi ở nhà các phiền não trở nên mạnh hơn? Vì đó là nhà của tôi, vợ của tôi, xe của tôi…
34. Nếu bạn thực sự liên tục ghi nhận, những suy nghĩ về nỗi sợ sẽ không thể khởi sinh. Nếu tiếng động chỉ là tiếng động thì trí tưởng tượng sẽ không đi quá xa. Bất cứ cái gì bạn cho rằng mình thấy hay mình nghe được đều chỉ là những khái niệm.
35. Chánh niệm rập khuôn không thể sử dụng được trong cuộc sống thường ngày mà chỉ có chánh niệm tự nhiên làm được điều đó, đó là loại chánh niệm biết làm công việc của nó. Sau đó khi trí tuệ khởi phát sẽ thấy được thiện và bất thiện, nó sẽ từ bỏ những bất thiện để làm việc thiện. Càng thực hành nhiều thì bạn sẽ càng hiểu tiến trình này.
36. Bên trong hay bên ngoài đều chỉ là những khái niệm.
37. Luôn kiểm tra xem tại sao tâm đang làm điều này, nó cảm thấy thế nào?
38. Tại sao tâm trở nên trạo động? Bạn đã làm điều gì trước đó? Hãy ghi nhớ kiểm tra điều này!!
39. Khi bạn trở nên bối rối trạo động thì chính là lúc cần phải thực hành.
40. Khi tâm được bình an tĩnh lặng không phải là do đối tượng quan sát mà là do có sự thích thú, thái độ chân chánh và tính liên tục của chánh niệm.
41. Nếu ở trung tâm thiền bạn không thể thực hành nói chuyện có chánh niệm thì bạn không thể làm được điều đó ở bên ngoài.
42. Nếu bạn nghĩ rằng mình có một việc rất quan trọng phải xử lý, hãy dừng lại và tự hỏi xem liệu nó có thực sự quan trọng không, tại sao bạn lại háo hức nghĩ tới việc đó như vậy.
43. Trong khi làm việc, sự tích tụ căng thẳng sẽ bị chậm lại hoặc thậm chí ngừng hẳn nếu bạn thực hành chánh niệm về hơi thở trong một phút đều đặn hàng giờ hay bất kỳ khi nào bạn có thời gian.
44. Khi mới bắt đầu hành thiền mọi người không có tín tâm hoặc nó chưa đủ mạnh để duy trì việc thực hành, do vậy họ cần nhiều động lực khích lệ. Tín tâm cần có thời gian để phát triển.
45. Cái bạn cho là lạc thú thì chính nó là khổ đế.
46. Điều quan trọng là phải loại bỏ sự dính chấp hay cần phải hiểu xem tại sao có sự dính chấp ở đó? Muốn loại bỏ một cái gì đó là do tâm sân.
47. Chánh niệm và trí tuệ sẽ tự động loại bỏ phiền não, chúng ta chỉ có thể tạo ra các nhân duyên thích hợp. Chúng ta cần nhận biết và chấp nhận phiền não.
48. Cảm thấy tự tin cho rằng mình đã hiểu được phiền não đó là do hoạt động của tâm si.
49. Chúng ta cần học đi học lại hay phải trả bài nhiều lần cho tới khi thực sự hiểu được vấn đề.
50. Cái mà bạn chẳng biết bao giờ đủ cả. Trí tuệ hiểu rằng cái gì đang xảy ra và cái gì cần phải làm. Trí tuệ được phát triển ở nhiều góc độ khía cạnh khác nhau.
51. Càng kháng cự lại cái gì đang xảy ra thì bạn càng muốn thay đổi nó, điều đó sẽ trở nên tồi tệ hơn.
52. Hãy suy nghĩ làm thế nào để giữ chánh niệm mà đừng có suy nghĩ về kinh nghiệm xảy ra.
53. Khi bạn thất vọng chán chường về mọi thứ thì đó chính là vấn đề.
54. Chúng ta phải có hành động. Nếu không làm gì cả thì suy nghĩ sẽ kéo dài triền miên. Phiền não thì rất khoẻ và chạy rất nhanh nên trí tuệ cần phải nhanh hơn để tóm chúng lại.
55. Nếu muốn có hiểu biết thực sự thì chúng ta phải thực hành trong những tình huống thực tế.
56. Xem xét khám phá hay trạch pháp tức là có sử dụng năng lượng của trí tuệ.
57. Trí tuệ không bao giờ tin suông; nó luôn xem xét khám phá.
58. Chúng ta phải dùng tới suy nghĩ, nhưng tố chất chúng ta khai thác là trí tuệ. Vấn đề là trí tuệ không phải là bản thân suy nghĩ, nó nằm, nó nằm đằng sau suy nghĩ, sự biểu đạt, thái độ chân chánh và sự hiểu biết.
59. Sự hiểu biết để giải quyết một vấn đề chính là trí tuệ.
60. Chúng ta cần sử dụng các khái niệm tục đế để nói về trí tuệ và thực tại chân đế. Khái niệm và thực tại cùng tồn tại.
61. Những ai có nhiều định tâm cần được khích lệ để tìm tòi khám phá.
62. Những ai có bản tánh thông minh, muốn hiểu biết sẽ tự động quan sát kỹ và sâu hơn bất cứ cái gì họ ghi nhận.
63. Trí tuệ không bao giờ dễ dàng thoả mãn. Trí tuệ hiểu rằng nó luôn có thể đi xa hơn.
64. Nếu cho rằng mình có thể dễ dàng thoả mãn bạn sẽ chịu đau khổ.
65. Những ai thông minh sẽ thực hành chăm chỉ hơn.
66. Muốn hưởng một cuộc sống an chính là sự biếng nhác
67. Hãy thận trọng khi đưa ra một nguyện lực. Mọi người thường đưa ra nguyện lực mà thậm chí không xem xét tới khả năng thực tế của họ.
68. Chúng ta không thể ngăn cản được các phiền não mà phải học cách xử lý chúng. Những ai chơi game thì hiểu điều này rất rõ. Bạn phải giải quyết các vấn đề hay vượt qua các khó khăn trước khi trước khi có thể tiến tới một mức độ cao hơn.
69. Chúng ta không thể loại bỏ một phiền não bằng cách sử dụng một phiền não khác. Bất cứ khi nào bạn xử lý một phiền não chúng ta cần ghi nhận khách quan mà mà không có bất kỳ sự can thiệp nào. Chúng ta cần nhận biết, quan sát và hiểu xem cái gì đang xảy ra. Bất kỳ khi nào cho rằng một đối tượng nào đó là xấu hay không tốt tức là chúng ta đã tạo ra sự sân hận. Hãy kiểm tra lại thái độ của bạn.
70. Sự ngã mạn khởi sinh liên tục, nhưng đối với tâm thì nó cũng chỉ là một đối tượng. Bạn có thể học cách nhận biết sự có mặt hay vắng mặt của sự ngã mạn này.
71. Bất cứ khi nào bạn để tâm rảnh rỗi phiền não sẽ tấn công.
72. Có ít nhất 2 nguyên nhân chủ yếu tác động tới kinh nghiệm hiện tại của bạn, đó là: Động lực của các thói quen tốt xấu và việc mà bạn hiện đang làm.
73. Bất kỳ khi nào thấu hiểu được một sự vật hiện tượng bạn sẽ kinh nghiệm được cảm giác của sự tự do.
74. Mọi người không muốn sống cùng sự vật như nó đang là mà họ luôn mốn sự vật hiện tượng diễn ra theo ý mình.
75. Nếu bạn không có sự hiểu biết thông thường thì làm sao hy vọng có được tuệ giác thiền quán.
76. Bản chất của Pháp là nếu bạn đạt được gì thì cũng không vui sướng, mà nếu không đạt được cũng không thất vọng. Nhiều thiền sinh cảm thấy rất vui sướng khi họ có được một kinh nghiệm nào đó và lại rất thất vọng nếu không có được kinh nghiệm đó. Đây không phải là việc thực hành Pháp. Thực hành Pháp không phải để có được một kinh nghiệm mà để có được sự hiểu biết.
77. Có ba loại quan sát: quan sát bằng mắt, quan sát bằng tâm và quan sát bằng tuệ giác.
78. Mục tiêu thực sự là để hiểu sự vật hiện tượng. Hạnh phúc tự động sẽ đi liền sau đó.
79. Trong thiền quán chúng ta muốn biết xem cái gì đang xảy ra, tại sao nó xảy ra như vậy và chúng ta cần phải làm gì với nó.
80. Khoảnh khắc bạn muốn hạnh phúc bình an thì chính đó là vấn đề. Mong muốn là một vấn đề. Chúng ta cần phải thực hành với thông tin đúng đắn, suy nghĩ đúng và thái độ chân chánh.
81. Mỗi khi bạn vội vã háo hức làm hay muốn biết một điều gì đó tâm sẽ bắt đầu tập trung tích tụ và muốn có được kết quả.
82. Sự hiểu biết thực sự chỉ có thể xảy ra trong khoảnh khắc.
83. Giữ giới là làm cái cần phải làm và ngăn ngừa cái không nên làm.
84. Cảm thọ vedana là một loại động từ.
85. Sẽ là sai lầm nếu muốn những người khác kính trọng chúng ta.
86. Hướng tâm tới đối tượng đúng là chánh tư duy.
87. Bạn không thể giả bộ hiểu biết Pháp, trình độ hiểu biết của bạn luôn biểu hiện thông qua lời nói và hành động.
88. Khi không có trí tuệ thì tâm si có mặt.
89. Khi hiểu về trí tuệ tốt hơn thì bạn cũng hiểu tâm si tốt hơn.
90. Tưởng Sanna và trí tuệ Panna hoạt động đồng thời.
91. Chánh niệm quan sát cái đang xảy ra còn trí tuệ biết phải làm gì.
92. Toàn nhân loại không công bằng. Mọi người làm điều bất thiện vì họ không được hiểu biết tốt hơn, đó là do tâm si.
93. Muốn những người khác làm giống bạn là một sự mong muốn ngờ nghệch.
94. Tiến trình để có được sự hiểu biết thường rất đau đớn.
95. Cố gắng duy trì sự chú tâm trên đối tượng là tà tinh tấn.
96. Bất cứ cái gì bạn nhận biết cũng chỉ là đối tượng. Tất cả các đối tượng đều là hiện tượng tự nhiên. Hãy để chúng xảy ra.
97. Mỗi khi bạn đánh giá một sự vật hiện tượng là tốt hay xấu thì tâm si đang tóm chặt lấy bạn.
98. Bất kể bao nhiêu điều bất thiện bạn đã làm, trí tuệ có thể giải phóng bạn ngay trong kiếp sống này.
99. Bạn đã từng có hay chưa một khoảnh khắc bình an mà tuyệt đối không có mong muốn, lo âu, khắc khoải?
100. Khi tâm cảm thấy hỷ lạc do có sự hiểu biết nó sẽ được khích lệ để quan sát sâu hơn.
101. Tìm tòi khám phá là quan sát cái đang xảy ra để hiểu được toàn bộ bức tranh.
102. Hành thiền là đang nuôi dưỡng tưới tẩm các thiện tâm.
103. Có được chánh niệm tự nhiên cũng giống như việc lái xe. Bạn biết phải làm gì, làm ra sao và cần chú ý tới cái gì.
104. Cái gì đang xảy ra ngay bây giờ?
105. Tại sao chúng ta thích những cái đó? vì chúng ta không coi chúng như chúng đang hiện có - đúng như thực tế của chúng.
106. Thực tại không có hướng và không đi về đâu cả.
107. Sự vật hiện tượng không xảy ra vì bạn muốn chúng xảy ra mà do các điều kiện nhân duyên đã chín muồi.

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2552
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
THE PATH IN HARMONY

Con đường hài hoà

Chúng ta phải sử dụng cận định (Upacara samadhi) nghĩa là chúng ta nhập vào trạng thái tĩnh lặng và khi tâm đạt trạng thái tương đối tĩnh lặng, chúng ta thoát ra và quan sát hoạt động bên ngoài. Quán sát bên ngoài với tâm tĩnh lặng sẽ làm phát sinh trí tuệ. Điều này khá khó hiểu vì nó hầu như giống với việc suy nghĩ hay tưởng tượng thông thường. Khi đang có suy nghĩ chúng ta có thể cho rằng tâm không được bình an, nhưng thực tế suy nghĩ đang diễn ra trong trạng thái tĩnh lặng. Vẫn có sự quan sát, nhưng nó không làm ảnh hưởng tới sự tĩnh lặng. Chúng ta có thể để suy nghĩ xảy ra để quán chiếu, tìm hiểu nó. Đó không phải là việc suy nghĩ vu vơ. Việc quan sát này xuất phát từ một trạng thái tâm bình an tĩnh lặng. Điều này được gọi là “hay biết trong tĩnh lặng và tĩnh lặng trong sự hay biết”. Nếu nó chỉ đơn thuần là việc suy nghĩ hay tưởng tượng thông thường thì tâm sẽ không bình an tĩnh lặng mà nó sẽ bị khuấy động.
Có hai loại chánh định và tà định. Tà định là tâm nhập vào trạng thái tĩnh lặng nhưng không có sự ghi nhận nào cả. Bạn có thể ngồi 2 giờ hay thậm chí cả ngày nhưng tâm không hề biết nó đang ở đâu hoặc cái gì đã xảy ra. Bạn chỉ có được sự tĩnh lặng, đơn giản vậy thôi. Nó giống như một con dao bén sắc nên chúng ta rất ngần ngại khi sử dụng. Đây là loại tĩnh lặng mê mờ vì không có nhiều sự hay biết ở đó. Hành giả có thể cho rằng họ đã đạt trạng thái siêu thoát mà không cần tìm hiểu gì nữa. Samadhi này - định lực có thể là kẻ thù hay rào cản ở giai đoạn này. Trí tuệ không thể nào khởi sinh vì không có sự nhận biết đúng sai.
Với chính định thì dù ở mức độ tĩnh lặng nào cũng luôn có sự hay biết. Đây là loại định sẽ làm khởi sinh trí tuệ, bạn không thể để mất nó. Các hành giả nên hiểu rõ diều này. Bạn không nên thực hành nếu không có sự hay biết. Nó phải có mặt ngay từ đầu cho tới lúc kết thúc. Đây là loại định lực không có sự nguy hiểm.
Bạn có thể thắc mắc làm sao trí tuệ có thể khởi sinh từ Samadhi này. Khi đã có chánh định trí tuệ có khả năng nảy sinh bất kỳ lúc nào trong tất cả các oai nghi hay tư thế. Khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi thấy mùi, lưỡi cảm nhận vị giác, tâm ta luôn có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất của các loại cảm thọ này mà không dính chấp vào chúng.
Khi có trí tuệ tâm sẽ không chọn lựa. Trong bất kỳ tư thế nào chúng ta đều có sự hay biết rõ ràng về việc thích hay không thích. Chúng ta xả bỏ cả hai loại này mà không dính chấp vào chúng. Đây là loại thực hành đúng đắn mà chúng ta cần áp dụng với tất cả các tư thế, không chỉ đối với thân mà còn đối với cả tâm, nó phải có chánh niệm và tỉnh giác trong suốt thời gian. Khi có chánh định trí tuệ sẽ khởi sinh. Đây là tuệ giác, sự hiểu biết về sự thật.
Có hai loại bình an tĩnh lặng: thô và vi tế. Sự bình an tĩnh lặng có được từ samadhi là loại thô. Khi tâm bình an tĩnh lặng chúng ta có được sự an lạc. Tâm coi sự an lạc này là ???? bình an tĩnh lặng - sự an lạc hay đau khổ vẫn còn nằm trong luân hồi sinh tử. Không có sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử chừng nào chúng ta còn dính chấp vào sự an lạc. Do vậy sự an lạc thì không phải là bình an tĩnh lặng mà sự bình an tĩnh lặng thì không phải là sự an lạc.
Còn loại bình an tĩnh lặng vi tế có được do trí tuệ ở đây chúng ta không nên nhầm lẫn sự bình an tĩnh lặng với sự an lạc. Chúng ta thấy rằng khi tâm có trí tuệ, nó quan sát và biết được sự hạnh phúc và khổ đau, thì chính đó là sự bình an tĩnh lặng. Sự an tĩnh này có được do trí tuệ sẽ thấy được sự thật của cả hạnh phúc và khổ đau. Sẽ không còn có sự dính chấp vào các trạng thái này tâm ta sẽ vượt lên trên hạnh phúc và khổ đau. Đây là mục tiêu thực sự của việc thực hành.

J KRISHNAMURTI
1. Bạn có phát hiện ra được tiến trình hay diễn biến của cơn sân không? Khá dễ dàng để có thể thấy được nguyên nhân và biết được tại sao bạn lại nổi sân, nhưng liệu bạn có ghi nhận được các sắc thái và biểu hiện của cơn sân? Bạn có quan sát nó như đang xem một con vật mới lạ không?

2. Chúng ta chỉ chuyển hướng sự quan tâm bằng cách thay thế một quan tâm khác. Nhưng tóm lại tất cả các thay thế đó đều giống nhau, có chăng là chỉ khác nhau về mặt ngôn từ mà thôi.

3. Cái mà bạn tìm kiếm thì bạn sẽ có được, nhưng nó không phải là sự thật. Hãy chỉ nên thụ động ghi nhận tiến trình suy nghĩ và ghi nhận cả ước muốn được giải thoát khỏi nó.

4. Việc chiếm hữu cho dù mang tính tích cực hay tiêu cực đều là một gánh nặng. Ngay khi bạn chiếm hữu được bạn sẽ mất đi sự quan tâm thích thú. Trong quá trình cố gắng chiếm hữu, bạn luôn tỉnh thức và thích thú nhưng khi đạt được thì thật buồn chán. Bạn lại muốn chiếm hữu nhiều hơn nhưng quá trình theo đuổi này chỉ tiến tới sự tẻ nhạt. Chừng nào bạn còn nhiều mục tiêu và ra sức đạt được thì còn có sự thích thú. Nhưng ngay khi đã đạt được rồi, nó sẽ trở thành buồn chán.

5. Làm thế nào ghi nhận được việc chúng ta bị ràng buộc? Điều đó chỉ có thể được do có sự hiểu biết một tiến trình khác đó là việc dính chấp. Nếu có thể hiểu được tại sao có sự dính chấp thì chúng ta mới có thể ghi nhận được sự ràng buộc mình.

6. Dính chấp là một lối thoát và lối thoát này củng cố sự ràng buộc. Nếu tôi dính chấp vào bạn là bởi vì bạn đang trở thành lối thoát cho bản thân tôi do vậy bạn rất quan trọng đối với tôi và tôi phải sở hữu nắm giữ bạn. Bạn trở thành nhân tố ràng buộc còn lối thoát là sự ràng buộc.

7. Chúng ta luôn cố gắng trở thành cái này hoặc cái khác hay đạt được một trạng thái nhất định hoặc để có một kinh nghiệm nào đó và tránh đi những cái khác như vậy cái tâm luôn bị bận rộn, nó không bao giờ lặng yên để lắng nghe những đau đớn và giằng xé trong tâm.

8. Ghi nhận một thói quen mà không lựa chọn và nuôi dưỡng một thói quen khác chính là việc chấm dứt thói quen đó.

9. Có một sự khác biệt lớn giữa tâm bận rộn và tâm nhanh nhậy, tâm nhanh nhậy thì lặng yên hay biết và không có sự lựa chọn.

10. Chừng nào bạn còn ham thích vào sự dính chấp thì nỗi sợ vẫn đang bị che khuất và bị khoá chặt lại, nhưng nó đang còn tiềm ẩn.

GÓP NHẶT (Sayadaw U Tejaniya)
1. Khi tâm hiểu được lợi ích của việc thực hành, nó sẽ tìm được thời gian và cách thức thích hợp để áp dụng những điều đã học được.
2. Nếu thấy được rõ ràng sự khác biệt to lớn phẩm chất tâm khi có chánh niệm và khi không có chánh niệm, bạn tự động muốn duy trì chánh niệm ngày càng nhiều hơn.
3. Hãy ghi nhớ mục đích của thiền minh sát không phải là để giải thoát bạn khỏi những gì đang xảy ra để giúp bạn hiểu được cái đang xảy ra.
4. Khi xử lý cảm xúc bạn có thể tự hỏi mình bốn câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên là: “Khi có cảm xúc này, nó làm cho thân và tâm tôi tốt lên hay xấu đi? Nó làm cho tôi thoái mái hay khó chịu?” Câu hỏi thứ hai là: “Cảm xúc này ra làm sao, nó tiến triển thế nào?” Câu hỏi thứ 3 là: Tại sao tôi có cảm xúc này?” và câu hỏi thứ 4 là: “Liệu cảm xúc này có cần thiết hay không?”. Ngoài ra còn có các câu hỏi khác như: “Ai đang nổi sân vậy?”, “cơn sân này là cái gì?”. Những câu hỏi như vậy sẽ làm cho tâm trở nên thích thú, tỉnh thức. Nhưng đừng đặt ra quá nhiều câu hỏi, nó sẽ làm bạn rối trí, thường mỗi lần một câu hỏi là đủ rồi.
5. Hãy học cách duy trì chánh niệm và định (tức là sự ổn định của tâm) trong cuộc sống thường ngày.
6. Cái gì làm cho tâm trạo động? Tại sao bạn lại đánh mất chánh niệm? Tại sao tâm trở nên háo hức? Có cần thiết phải vội vã không? Tìm hiểu khám phá theo cách này sẽ giúp bạn sử lý thành thạo hơn các tình huống khó khăn và ngăn ngừa được các bất thiện tâm khởi sinh.
7. Trong suốt cả ngày cho dù có ở công sở hay không, hãy tạo thói quen kiểm tra loại cảm xúc phản ứng nào có mặt trong tâm mình khi tiếp xúc với mọi người.
8. Mỗi khi thích hay không thích khởi sinh tâm sẽ không chỉ đơn thuân ghi nhận mà nó cần tự hỏi tại sao thích hoặc không thích khởi sinh. Nó sẽ nhận thấy rằng tự bản thân đối tượng không phải là xấu hay đẹp, tích cực hay tiêu cực mà do sự đánh giá hay định kiến tạo ra đối tượng như vậy.
9. Khi phát hiện thấy có sự đánh giá, bạn cần phải tìm hiểu xem: việc đánh giá này dựa trên trí tuệ hay tâm si. Nếu do tâm si, tâm sẽ phản ứng cùng với tham hoặc sân. Nếu do trí tuệ, tâm sẽ quan sát đối tượng như nó đang hiện có và sẽ không có phản ứng, không có việc thích hay không thích.
10. Trong việc quan sát, chánh tư duy hay thái độ chân chánh cần phải đi đầu.
11. Nếu quan sát kỹ và truy về nguồn gốc của hành động hay tâm bất thiện bạn sẽ thấy nó xuất phát từ một trong những thói quen bất thiện ở mức độ vi tế, đó là thói quen mà bạn đã có trước đây.
12. Khi trí tuệ tăng trưởng bạn sẽ càng nhận thấy rằng ngay cả ước muốn nhìn dù là vô hại nhất thì cũng là bất thiện và nó ngăn không cho bạn thấy được sự thật.
13. Tự hỏi xem tại sao bạn lại thích một số loại thức ăn nhất định nào đó, hãy tìm ra lý do thích đáng để trả lời cho việc tại sao bạn cần ăn những thứ đó.
14. Một kỳ vọng cho dù là vi tế nhất cũng làm bóp méo bức tranh.
15. Bạn cần phải học hỏi từ việc mình đang làm, không chỉ ngồi đó và mong chờ kết quả.
16. Hãy duy trì việc quan sát tiến trình khi bị mất hoặc khi thiết lập được chánh niệm và học hỏi từ đó.
17. Đối tượng quan sát có thể rất đơn giản và trực tiếp, nhưng tuệ giác có được từ sự quan sát đó thì có thể rất sâu.
18. Phiền não sẽ không còn lối vào nếu bạn nhường quyền ưu tiên cho trí tuệ.
19. Phiền não là những ảo thuật gia tài ba nếu bạn không ghi nhận sự có mặt của chúng.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên