trừng hải

Phụ đề NB

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Cám ơn bác Trừng Hải đã góp ý,

Theo thiển ý của con thì mỗi chúng sanh đều có mỗi nghiệp sai biệt, chư Phật chư đại Bồ Tát đều có nguyện lực độ sanh, vì thế cho dù ở hoàn cảnh nào, quốc độ nào đều là do Nguyện Lực và Nghiệp Lực chi phối ạ .
Kính.

Chư Phật Đà, Bồ tát đều có đại nguyện lực độ sanh nhưng để thọ nhận hồng phước đó thì mỗi chúng sanh cũng phải tự mình phát nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng y theo Lời Đức Phật Dạy không hào ly sai biệt. Vì vậy chớ có suy nghĩ theo kiểu "tùy duyên" đa phần là do tư ý là nơi sanh tư ngã và vạn pháp vô thường, khổ, hề hề.

Trừng Hải

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
MỘNG DU tỉnh dậy trong CHIÊM BAO

Hì hì, quả là HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN MƯỜI PHƯƠNG VÔ NGẠI KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN. Nhưng có bao nhiêu người nghe được hồng danh ấy mà giải thoát, được Niết Bàn?

Hì hì, một chút ám thị vậy.

KINH KIM CANG
BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Cưu Ma La Thập - Việt dịch: Thích Trí-Tịnh

Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng tiếng tăm cầu ta, (HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN??????)
Người ấy tu đạo tà!
Chẳng thấy được Như-Lai.

Wishful thinking! Good Luck
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
KINH KIM CANG
BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
Hán dịch: Cưu Ma La Thập - Việt dịch: Thích Trí-Tịnh

Nếu dùng sắc thấy ta,
Dùng tiếng tăm cầu ta, (HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN??????)
Người ấy tu đạo tà!
Chẳng thấy được Như-Lai.

Wishful thinking! Good Luck

Theo Ng Chiếu nghĩ rằng.


Đoạn Kinh trên nhằm phá chấp, phá đi cái thấy cái nghe bằng trí tuệ thế gian. Nếu thấy bằng trí tuệ xuất thế gian thì Phật thường trụ, Phật Pháp bất khả tư nghì,Vô ngôn tuyệt luận ,Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp.

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,295
Điểm tương tác
924
Điểm
113
Hì hì, quả là HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN MƯỜI PHƯƠNG VÔ NGẠI KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN. Nhưng có bao nhiêu người nghe được hồng danh ấy mà giải thoát, được Niết Bàn?

Hì hì, một chút ám thị vậy.

Một vật mà đạo hữu Không thấy, không nghe, không biết thì chưa hẳn là không tồn tại. Hay nói cách khác do bởi sống trong sự hồ nghi nên nhãn quan hoặc là hẹp hòi hoặc là méo mó nên sự thật hiếm khi tồn tại. Và lời của Trừng Hải chỉ là dộng một tiếng đại hồng chung đánh thức hữu tình rời khỏi nghi tâm mà thôi, hề hề.

Trừng Hải
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Lý Như-Huyễn

Theo Ng Chiếu nghĩ rằng.


Đoạn Kinh trên nhằm phá chấp, phá đi cái thấy cái nghe bằng trí tuệ thế gian. Nếu thấy bằng trí tuệ xuất thế gian thì Phật thường trụ, Phật Pháp bất khả tư nghì,Vô ngôn tuyệt luận ,Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp.

Kính.


Các pháp trong thế gian

Tất cả đều như huyễn

Nếu biết được như vậy

Thì tâm không bị động.

Chúng sanh, thế giới, kiếp

Chư Phật và Phật pháp

Tất cả như huyễn hóa




kinh Hoa Nghiêm



Kính thưa Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu,

Ở cõi tạm này!

Kính xin Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu có cái gì CÓ THẬT mà Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu phải CHẤP hay KHÔNG?

Hay là Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu CHẤP vào kinh Phật CÓ THẬT?

Nếu là như vậy thì Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu cần phải GIÁC NGỘ cái gì HUYỄN CHÂN, THẬT GIẢ như Đức Phật có phải hay hơn là PHÁ CHẤP vào kinh Phật CÓ THẬT hay KHÔNG phải không thưa Ngài?


Kính
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
I don't think therefore who the heck i am?????

Một vật mà đạo hữu Không thấy, không nghe, không biết thì chưa hẳn là không tồn tại. Hay nói cách khác do bởi sống trong sự hồ nghi nên nhãn quan hoặc là hẹp hòi hoặc là méo mó nên sự thật hiếm khi tồn tại. Và lời của Trừng Hải chỉ là dộng một tiếng đại hồng chung đánh thức hữu tình rời khỏi nghi tâm mà thôi, hề hề.

Trừng Hải

Mod Trừng Hải kính.

Cái Không Thấy, Không Nghe, Không Biết?

Tại sao Ngài phải KHỔ như vậy?

Có phải Không Thấy, Không Nghe, Không Biết là không phải KHỔ phải không thưa Ngài?

Kính


I think therefore I am exist! Tôi nghĩ nên Tôi hiện hữu.
by René Descartes

I don't think therefore who the heck I am???????? Tôi không nghĩ nên Tôi....Tôi....Tôi.....Tôi........cà lăm
by Vô Minh




- Lương Vũ Đế hỏi Tổ Bồ-đề-đạt-ma:

"Ai đang đối diện với trẫm đây?"

- "Không biết." trả lời. Tổ Bồ-đề-đạt-ma

Có cần phải biết cái gì tồn tại hay không tồn tại để CHẤP CÓ CHẤP KHÔNG rồi sau đó lại phải PHÁ CHẤP???????
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Các pháp trong thế gian

Tất cả đều như huyễn

Nếu biết được như vậy

Thì tâm không bị động.

Chúng sanh, thế giới, kiếp

Chư Phật và Phật pháp

Tất cả như huyễn hóa




kinh Hoa Nghiêm



Kính thưa Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu,

Ở cõi tạm này!

Kính xin Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu có cái gì CÓ THẬT mà Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu phải CHẤP hay KHÔNG?

Hay là Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu CHẤP vào kinh Phật CÓ THẬT?

Nếu là như vậy thì Ngài Đại Biểu Nguyên Chiếu cần phải GIÁC NGỘ cái gì HUYỄN CHÂN, THẬT GIẢ như Đức Phật có phải hay hơn là PHÁ CHẤP vào kinh Phật CÓ THẬT hay KHÔNG phải không thưa Ngài?


Kính chào đh Vô Minh,


Ng Chiếu là kẻ sơ cơ mới học Phật Pháp, là cư sĩ tại gia thôi ạ.


Nếu là một cư sĩ tại gia mà bàn luận đến Pháp Như Huyễn thì cũng đi quá xa rồi....nhưng Ng Chiếu muốn cùng trao đổi sở học, sở hành để tìm kiếm chút tư lương trên con đường tìm về cõi Phật.


Đúng như lời đh nói, một pháp còn không có lấy gì có vạn pháp khi và chỉ khi tâm đồng nhất, vô phân biệt. Kinh luận, ngôn ngữ, và văn tự chỉ là phương tiện để thấy được vạn pháp chân như tùy theo từng căn cơ. Ở mức độ tu học và bàn luận của đh Vô Minh thì Ng Chiếu nghĩ không nên vạch hỏi những câu văn và lời trao đổi, nó chỉ là phương tiện diễn đạt thôi.


Còn đối với ai chưa hiểu rõ lý Như Huyễn mà chấp mọi pháp là Không thì dễ rơi vào Chấp Không là Đoạn Kiến.


Vài lời tâm sự của Ng Chiếu có gì sai sót xin lượng thứ.


Kính.


 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha...

Chào bạn Vô Minh!

Cái câu "Không Biết" của Tổ Đạt Ma không phải là nói ổng không biết mà chỉ là ổng cho Lương Vũ Đế một gậy vì tội ngu mở mắt chiêm bao thôi.

Có ai đời hỏi : Đối điện trẫm là ai?

Đáng ra phải trả lời là : Mắt ông mù à?

Ha ha.... :chuot11:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Kính các bạn một ly trà [smile]:

[nếu KLL có nói gì sai Phật lý, kính xin thày VQ tận tình chỉ dạy .. KLL nguyện học theo ]


www.budsas.org

Mời mọi người cùng nhìn vào thử sơ đồ: TÂM PHÁP ở trang thứ ba của trang mạng này .. để chúng ta đồng duyệt một vấn đề:

tại sao ... PHÁP CHƠN ĐẾ "HỮU VI" ... bao gồm 121 tâm vương, 52 tâm sở, và 28 sắc pháp ? ...

- tại sao lại gọi là "CHƠN ĐẾ" ?


Các bạn có ai muốn thử suy nghĩ vấn đề này không ? [smile]

- nếu là CHƠN ĐẾ thì từ xưa đến nay .. cho dù là bao nhiêu người .. thì TÂM vẫn bao gồm những "SINH MẠNG" những con người Ở TRONG TÂM như vậy ... đúng không ? [smile]


một vấn đề quan trọng hơn .. là khi nhìn xuống ở biểu đồ đó .. trong các PHÁP CHƠN ĐẾ "HỮU VI" .. trong phần 121 tâm có bao gồm 40 TÂM SIÊU THẾ .. và bốn mươi tâm siêu thế đó bao gồm luôn cả các tâm TÂM ĐẠO và TÂM QUẢ từ DỰ LAI, NHẤT LAI, BẤT LAI cho tới A LA HÁN

- như vậy có thể nào chúng ta nói: các PHÁP HỮU VI -->> đều là HUYỄN BÀO ẢO ẢNH HẾT không ?

[smile]

-->có thể nào ý nghĩa cũa HUYỄN BÀO ẢO ẢNH có một chút xíu ý nghĩa khác đi tí nào chứ ? ... [smile]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đạo hữu Trừng Hãi thân mến. Nghi tâm? Thật là quý quá. Vô Năng đã khi nào nghi ngờ Phật pháp. Vô Năng chẳng qua phân biệt lợi và hại khi Đức Phật (nhục thân) còn trụ thế. Hì hì. Nghe nói khi Phật nhập Niết bàn, nhiều Đại A La Hán cũng theo nhập Niết bàn, đến nỗi khiến cho chư thiên ưu sầu. Trưởng lão Ca Diếp từng nói, phải đợi kết tập kinh điển xong rồi tùy ý "diệt độ". Kiều Phạm Ba Đề có kệ đáp lời thỉnh mời kết tập kinh điển của trưởng lão Ca Diếp:
"Kiều-phạm-ba-đề cúi đầu lễ,
Đại đức tăng, diệu chúng bậc nhất.
Nghe Phật diệt độ, tôi diệt theo,
Như Voi chúa đi, Voi con theo".

Nghe mà tan nát lòng. Vấn đề là tại sao nhiều vị lại muốn theo Phật? Nếu nói Phật thường trụ thế gian, vậy tại sao nhiều vị lại muốn theo Phật nhập diệt? A La Hán là quả vị gì, vì sao còn những suy nghĩ "voi con theo voi chúa"? Hì hì

Đạo hữu Vô Minh mến, quả thực như kinh kim cang, nhưng kính hỏi đạo hữu, cũng lời đó, Đức Phật nói thì người người khai ngộ, chứng quả. Cũng lời đó, chúng ta nói, muốn kiếm một người được Sơ quả cũng là lạc đà chui lỗ kim rồi. Đạo hữu chớ hiểu lệch ý của VN. Hì hì.

Này bạn hiền.

Vì NHÂN DUYÊN Đức Phật ra đời!
Nhưng không phải ai cũng có NHÂN DUYÊN với Đức Phật.

Đức Phật không còn thì có Phật Pháp.

Ai có NHÂN DUYÊN với Phật Pháp thì phải đợi hai chuyện:

1- NHÂN DUYÊN với Phật Pháp thì phải chín mùi như trồng cây phải đợi trái chín rụng tức khắc giác ngộ.

2- NHÂN DUYÊN với NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO phải trả cho xong.

Có NHÂN DUYÊN thì mới có NHÂN QUẢ xảy ra không theo thứ tự trước sau.

À quên Phật Pháp không phải kinh Phật!

Vì kinh Phật là cái cuốc, cái xẻng.

Thay vì suốt ngày ôm ấp, ca ngợi, khoe khoang, khoác lác cái cuốc, cái xẻng thì hãy xử dụng cái cuốc, cái xẻng đi trồng cây ăn trái có phải thực dụng hơn không.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

Đức Phật không còn thì có Phật Pháp.

À quên Phật Pháp không phải kinh Phật!


Hai câu này của bạn VM cho xin nhé ... bởi vì phật đạo tu hành tại tâm .. ở tại tâm .. mới thấy có đủ "PHẬT PHÁP" [smile]


Nhưng câu hỏi của bạn VN cũng rất hay ... lại cũng hợp với đoạn kinh Kim Cang mà bạn đang nói tới:

nhược dĩ sắc kiến ngã

dĩ âm thinh cầu ngã

thị nhơn hành tà đạo

bất năng kiến Như Lai


thì trong 121 tâm của PHÁP CHƠN ĐẾ HỮU VI có tới 40 tâm siêu thế: bao gồm 20 tâm đạo và 20 tâm quả .. từ quả Dự Lai tới A La Hán ... như vậy đó có phải là những TÂM PHÁP SIÊU THẾ từ đó đi tới "NIẾT BÀN" không ?



---> vậy thì CON ĐƯỜNG của những "TÂM PHÁP" SIÊU THẾ có bị giới hạn bởi những quan niệm "TÂM HIỆP THẾ" hoặc là TÂM TỤC ĐẾ không ?


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Lý Như-Huyễn

Kính các bạn một ly trà [smile]:

[nếu KLL có nói gì sai Phật lý, kính xin thày VQ tận tình chỉ dạy .. KLL nguyện học theo ]


www.budsas.org

Mời mọi người cùng nhìn vào thử sơ đồ: TÂM PHÁP ở trang thứ ba của trang mạng này .. để chúng ta đồng duyệt một vấn đề:

tại sao ... PHÁP CHƠN ĐẾ "HỮU VI" ... bao gồm 121 tâm vương, 52 tâm sở, và 28 sắc pháp ? ...

- tại sao lại gọi là "CHƠN ĐẾ" ?


Các bạn có ai muốn thử suy nghĩ vấn đề này không ? [smile]

- nếu là CHƠN ĐẾ thì từ xưa đến nay .. cho dù là bao nhiêu người .. thì TÂM vẫn bao gồm những "SINH MẠNG" những con người Ở TRONG TÂM như vậy ... đúng không ? [smile]


một vấn đề quan trọng hơn .. là khi nhìn xuống ở biểu đồ đó .. trong các PHÁP CHƠN ĐẾ "HỮU VI" .. trong phần 121 tâm có bao gồm 40 TÂM SIÊU THẾ .. và bốn mươi tâm siêu thế đó bao gồm luôn cả các tâm TÂM ĐẠO và TÂM QUẢ từ DỰ LAI, NHẤT LAI, BẤT LAI cho tới A LA HÁN

- như vậy có thể nào chúng ta nói: các PHÁP HỮU VI -->> đều là HUYỄN BÀO ẢO ẢNH HẾT không ?

[smile]

-->có thể nào ý nghĩa cũa HUYỄN BÀO ẢO ẢNH có một chút xíu ý nghĩa khác đi tí nào chứ ? ... [smile]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:

Má ơi!
Người này nói như Mod Trừng Hải có TÍN LỰC vào copy and paste là CÓ THẬT?

Có ai muốn thử có thể nào nghĩa cũa HUYỄN BÀO ẢO ẢNH của Đức Phật có một chút xíu nghĩa khác đi tí nào chứ? ... [smile]



KINH KIM CANG*
BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

Hán dịch: Cưu Ma La Thập- Việt dịch: Thích Trí-Tịnh



Tất cả những pháp hữu-vi
Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.
Như bóng nước, như ảnh-tượng.
Xét suy như thế cho thường chớ quên!



Copy&Paste là PHÁP CHƠN ĐẾ "HỮU VI"????


ờ Copy&Paste mà đúng không ?
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Lý Như-Huyễn - Chỗ đức Phật Nhiên-Đăng đức Như-Lai có chứng đắc pháp chăng?"

Này VM, như VN nói, VN đang nói "lợi" và "hại" khi có Phật (nhục thân) trụ thế và không trụ thế. Việc đạo hữu nói hiễn nhiên như mặt trời mọc đằng đông rồi.

Này bạn hiền.

Trồng cây ăn trái phải có Đức Phật mới trồng được à?????

KINH KIM CANG
BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT

Hán dịch: Cưu Ma La Thập - Việt dịch: Thích Trí-Tịnh




Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề:

"Ý của ông nghĩ thế nào?
Thuở xưa, hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng,

đức Như-Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không.

Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, nơi pháp:


đức Như-Lai thiệt không có chỗ chứng đắc."
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Lý Như-Huyễn

Kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

Đức Phật không còn thì có Phật Pháp.

À quên Phật Pháp không phải kinh Phật!


Hai câu này của bạn VM cho xin nhé ... bởi vì phật đạo tu hành tại tâm .. ở tại tâm .. mới thấy có đủ "PHẬT PHÁP" [smile]


Nhưng câu hỏi của bạn VN cũng rất hay ... lại cũng hợp với đoạn kinh Kim Cang mà bạn đang nói tới:

nhược dĩ sắc kiến ngã

dĩ âm thinh cầu ngã

thị nhơn hành tà đạo

bất năng kiến Như Lai


thì trong 121 tâm của PHÁP CHƠN ĐẾ HỮU VI có tới 40 tâm siêu thế: bao gồm 20 tâm đạo và 20 tâm quả .. từ quả Dự Lai tới A La Hán ... như vậy đó có phải là những TÂM PHÁP SIÊU THẾ từ đó đi tới "NIẾT BÀN" không ?



---> vậy thì CON ĐƯỜNG của những "TÂM PHÁP" SIÊU THẾ có bị giới hạn bởi những quan niệm "TÂM HIỆP THẾ" hoặc là TÂM TỤC ĐẾ không ?


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:


Tâm Tánh CHÂN NHƯ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN nghĩa là gì?




TÂM Chân như chỉ thể tính nằm ngoài mọi lý luận nhận thức.
Chân như là vô vi! Vì rằng ngay cả trí huệ giác ngộ của chư Phật tự nó vốn chẳng thực là chân như.
Bởi vì trí huệ giác ngộ được xếp vào những pháp hữu vi.

Phật Pháp là TÂM! Cái gì cho Phật Pháp là TÂM thì không phải là Phật Pháp.
TÂM là Phật Pháp! Cái gì cho TÂM là Phật Pháp thì không phải là TÂM.


ờ mà đúng không ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Phật Pháp là TÂM! Cái gì cho Phật Pháp là TÂM thì không phải là Phật Pháp.
TÂM là Phật Pháp! Cái gì cho TÂM là Phật Pháp thì không phải là TÂM.


ờ mà đúng không ?


Kính bạn hiền VM một ly trà [smile]:

[kính Thày VQ, nếu KLL có nói gì sai Phật lý, kính xin thày tận tình chỉ dạy .. KLL nguyện học theo ]

Như vậy, chúng ta cũng nhìn thấy ở trong các TÂM PHÁP = CHƠN ĐẾ "HỮU VI" có những TÂM SIÊU THẾ gọi là TÂM ĐẠO và TÂM QUẢ .. như vậy ... có thể tạm đặt đó là: HỮU VI NIẾT BÀN không ?

Và Đức Phật ngoài "Hữu Vi" Niết Bàn còn khẳng định có một TÂM PHÁP KHÁC = đó là VÔ VI NIẾT BÀN ... mà trong sơ đồ đó nói tới chính là CHƠN ĐẾ VÔ VI .

Này các Tỷ-kheo,

có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.

Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,

thời ở đây

-->> không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có sự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.



Cho nên ... lý do không có sự trình bày về CÁI KHÔNG SINH, KHÔNG HIỆN HỮU .. KHÔNG HỮU VI [smile] ... nên không có ai biết sự có mặt của CHƠN ĐẾ VÔ VI

vậy thì bạn VM trình bày "CHƠN ĐẾ VÔ VI" .. trình bày CÁI KHÔNG SINH, KHÔNG HIỆN HỮU, KHÔNG HỮU VI như thế nào ? [smile]


trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói tới: NHƯ LAI TẠNG là Bốn Khoa Bảy Đại ... như vậy ...

--> những món đó có phải là "NHỮNG MÓN KHÔNG SINH, KHÔNG BỊ LÀM, KHÔNG HỮU VI" không ? [smile]



, hay là bạn VM thường hay nói tới "TỰ TÁNH" ..

--> vậy cái "TỰ" thường sinh ra "TÁNH" là cái gì .. và CÁI ĐÓ có được coi là MÓN KHÔNG SINH, KHÔNG BỊ LÀM, KHÔNG HỮU VI không ? [smile]


KLL
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Nếu ông cố tìm hiểu thì ông đã ở xa nó rồi.

Kính bạn hiền VM một ly trà [smile]:

[kính Thày VQ, nếu KLL có nói gì sai Phật lý, kính xin thày tận tình chỉ dạy .. KLL nguyện học theo ]

Như vậy, chúng ta cũng nhìn thấy ở trong các TÂM PHÁP = CHƠN ĐẾ "HỮU VI" có những TÂM SIÊU THẾ gọi là TÂM ĐẠO và TÂM QUẢ .. như vậy ... có thể tạm đặt đó là: HỮU VI NIẾT BÀN không ?

Và Đức Phật ngoài "Hữu Vi" Niết Bàn còn khẳng định có một TÂM PHÁP KHÁC = đó là VÔ VI NIẾT BÀN ... mà trong sơ đồ đó nói tới chính là CHƠN ĐẾ VÔ VI .

Này các Tỷ-kheo,

có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.

Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi,

thời ở đây

-->> không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có sự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.



Cho nên ... lý do không có sự trình bày về CÁI KHÔNG SINH, KHÔNG HIỆN HỮU .. KHÔNG HỮU VI [smile] ... nên không có ai biết sự có mặt của CHƠN ĐẾ VÔ VI

vậy thì bạn VM trình bày "CHƠN ĐẾ VÔ VI" .. trình bày CÁI KHÔNG SINH, KHÔNG HIỆN HỮU, KHÔNG HỮU VI như thế nào ? [smile]


trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói tới: NHƯ LAI TẠNG là Bốn Khoa Bảy Đại ... như vậy ...

--> những món đó có phải là "NHỮNG MÓN KHÔNG SINH, KHÔNG BỊ LÀM, KHÔNG HỮU VI" không ? [smile]



, hay là bạn VM thường hay nói tới "TỰ TÁNH" ..

--> vậy cái "TỰ" thường sinh ra "TÁNH" là cái gì .. và CÁI ĐÓ có được coi là MÓN KHÔNG SINH, KHÔNG BỊ LÀM, KHÔNG HỮU VI không ? [smile]


KLL

MỖI NGÀY ĐỀU LÀ ĐẠO


Triệu Châu Tùng Thẩm hỏi Nam Tuyền: "Đạo là gì?"
(Phật Pháp là gì?
TÂM là gì?
TỰ TÁNH là gì?
CÁI KHÔNG SINH, KHÔNG HIỆN HỮU .. KHÔNG HỮU VI [smile] là gì?
NHƯ LAI TẠNG là gì?
CHƠN ĐẾ VÔ VI là gì?
CHÂN NHƯ là gì?
VÔ VI NIẾT BÀN là gì? )


Nam Tuyền bảo: "Đời sống hằng ngày là đạo"

Triệu Châu hỏi: "Có tìm hiểu được chăng?"

Nam Tuyền đáp: "Nếu ông cố tìm hiểu thì ông đã ở xa nó rồi."

Triệu Châu hỏi: "Nếu không tìm hiểu thì làm sao biết được nó là đạo?"

Nam Tuyền bảo:

"Đạo không bị lệ thuộc vào cái thế giới nhận biết, và cũng chẳng lệ thuộc vào thế giới không nhận biết.

Cảm quan là huyển hóa, và không cảm quan là vô tri.

Nếu ông muốn đạt đến đạo chân thực không nghi ngại, thì hãy du mình vào chốn thênh thang như bầu trời.

Ông không thể gọi nó là thiện mỹ hay không thiện mỹ."




Tâm Tánh CHÂN NHƯ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN nghĩa là gì?

TÂM Chân như chỉ thể tính nằm ngoài mọi lý luận nhận thức.
Chân như là vô vi! Vì rằng ngay cả trí huệ giác ngộ của chư Phật tự nó vốn chẳng thực là chân như.
Bởi vì trí huệ giác ngộ được xếp vào những pháp hữu vi.


Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.



Phật Pháp là TÂM! Cái gì cho Phật Pháp là TÂM thì không phải là Phật Pháp.
TÂM là Phật Pháp! Cái gì cho TÂM là Phật Pháp thì không phải là TÂM.


ờ mà đúng không ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Kính Bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

nếu chúng ta cố tìm kiếm cái chúng ta không đủ duyên để biết, không đủ nhân lực vật lực trí lưc, tâm tư để mà tìm thì cũng là khổ thiệt [smile]..

nhưng đó không phải là lý do, KHÔNG ĐI TÌM KIẾM .. KHÔNG BIẾT RÕ mà có thể giác ngộ được:

- Chơn Đế Hữu Vi

và,

- Chơn Đế Vô Vi



Đức Phật cũng nói: “Bà-la-môn! Do nhân rõ biết mà đạt được, cho nên là thường, lạc, ngã, tịnh.

Do nhân sanh ra mà có, cho nên là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Vì thế, chỗ thuyết dạy của Như Lai tuy có phân thành hai [nghĩa], nhưng sự phân hai này không thật có hai [nghĩa], cho nên Như Lai không hề nói hai lời. - Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Kiều Trần Như


KLL
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27/12/17
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đạo LÝ KHÔNG CÓ 1 thì làm sao Như Lai có thể nói Chơn Đế CÓ 2????????

Kính Bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

nếu chúng ta cố tìm kiếm cái chúng ta không đủ duyên để biết, không đủ nhân lực vật lực trí lưc, tâm tư để mà tìm thì cũng là khổ thiệt [smile]..

nhưng đó không phải là lý do, KHÔNG ĐI TÌM KIẾM .. KHÔNG BIẾT RÕ mà có thể giác ngộ được:

- Chơn Đế Hữu Vi

và,

- Chơn Đế Vô Vi



Đức Phật cũng nói: “Bà-la-môn! Do nhân rõ biết mà đạt được, cho nên là thường, lạc, ngã, tịnh.

Do nhân sanh ra mà có, cho nên là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh. Vì thế, chỗ thuyết dạy của Như Lai tuy có phân thành hai [nghĩa], nhưng sự phân hai này không thật có hai [nghĩa], cho nên Như Lai không hề nói hai lời. - Kinh Đại Niết Bàn, Phẩm Kiều Trần Như


KLL

Thật cũng lạ đời!

Chơn Đế là cái bánh vẽ gì mà Đức Phật miệng thì nói Pháp BẤT NHỊ mà trong đầu lại khởi niệm chia Chơn Đế bánh vẽ thành hai (NHỊ NGUYÊN) cho được như vậy ta????




Theo bạn thì Như Lai không hề nói hai lời thì chắc bạn nghĩ Như Lại phải CÓ nói 1 lời??????

Xem ra căn bản Phật Giáo của bạn không quá ngọn cỏ thì phải. **

Theo Lý Duyên Khởi thì:
CÓ 1 thì mới CÓ 2! KHÔNG CÓ 1 thì KHÔNG CÓ 2.

Như vậy:
Như Lai không hề nói hai lời!
Bởi vì Đạo LÝ KHÔNG CÓ 1 thì làm sao Như Lai có thể nói Chơn Đế CÓ 2 cho được phải không.

Bạn lải nhải Chơn Đế NHỊ NGUYÊN mà không biết Chơn Đế vốn VÔ NHẤT BẤT NHỊ.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Thật cũng lạ đời!

Chơn Đế là cái bánh vẽ gì mà Đức Phật miệng thì nói Pháp BẤT NHỊ mà trong đầu lại khởi niệm chia Chơn Đế bánh vẽ thành hai (NHỊ NGUYÊN) cho được như vậy ta????




Theo bạn thì Như Lai không hề nói hai lời thì chắc bạn nghĩ Như Lại phải CÓ nói 1 lời??????

Xem ra căn bản Phật Giáo của bạn không quá ngọn cỏ thì phải. **

Theo Lý Duyên Khởi thì:
CÓ 1 thì mới CÓ 2! KHÔNG CÓ 1 thì KHÔNG CÓ 2.

Như vậy:
Như Lai không hề nói hai lời!
Bởi vì Đạo LÝ KHÔNG CÓ 1 thì làm sao Như Lai có thể nói Chơn Đế CÓ 2 cho được phải không.

Bạn lải nhải Chơn Đế NHỊ NGUYÊN mà không biết Chơn Đế vốn VÔ NHẤT BẤT NHỊ.


Kính bạn Hiền VM một ly trà [smile]:

bạn uống thử ly trà này xem thử là nó NÓNG .. hay là LẠNH [smile]

Đức Phật nói: Thức --> sinh Danh/Sắc ---> sinh SANH [lục đạo luân hồi ]

thường nói là có NHỮNG CON NGƯỜI DO CHÂN LÝ sinh ra .. thì THỨC cũng là 1 phần chân lý đó .. bởi vì THỨC cũng sinh ra những con người ... ở trong tâm [smile]

Cho nên ... không phải là CHƠN ĐẾ VÔ VI là cái gì không có mặt ... nhưng không phải là NHỮNG CON NGƯỜI DO CHÂN LÝ sinh ra khi không biết họ là ai ... thì họ cũng không thấy được ..

thí dụ: những đứa con của MẶT TRỜI .. chưa chắc đã biết mình do MẶT TRỜI sinh ra [smile]



bây giờ chúng ta lại đi tới một khái niệm khác .. dân gian chúng ta thường hay nói:

Con ai sinh ra thì người đó nuôi .. thí dụ: Thức sinh ra Ai ..thì chính Thức cũng là "nhân vật" nuôi dưỡng đứa con do chính nó sinh ra


vậy thì: khi đau khổ xuất hiện .. cứ lấy Tứ Diệu Đế đi chẳng hạn .. thì lại có Diệt Đế [smile]

- và khi đó .. chính Thức cũng lại mà món: KHÔNG NHẬN những đứa con đó [smile]


chúng ta có thể đặt câu hỏi như thế này không ?

Vậy đặc tính của THỨC là SANH ? ... hay là đặc tính của THỨC là VÔ SANH ?



Có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi

--> vậy THỨC có được tính là CÁI ĐÓ không ? [smile]


KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
Kính bạn Hiền VM [smile]

Trong lúc bạn vẫn thưởng thức ly trà ấy .. thì chúng ta nói tiếp tới hai loại tâm ... được liệt kê ... trong các TÂM PHÁP "CHƠN ĐẾ HỮU VI"

- Tâm Hiệp Thế

- Tâm Siêu Thế bao gồm 20 tâm đạo và 20 tâm quả


vậy thì, theo chúng ta hiểu .. thì LOẠI "TÂM NÀO" mới có thể đi tới nhận thức: THỨC chính là CÁI KHÔNG SANH, KHÔNG HIỆN HỮU, KHÔNG BỊ LÀM .. KHÔNG HỮU VI ? [smile]


KLL
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên