M

Phật giáo phổ thông

Minh Tuệ

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/24
Bài viết
8
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Kính thưa quý Thầy thân mến,

Cây có gốc, nước có nguồn, lời Phật dạy cũng có điều căn bản. Nay con đem những điều căn bản này, soạn biên lại, luận rõ ra, cầu cho muôn loài được an lạc, cầu cho chúng sanh thành Phật đạo.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Minh Tuệ

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/24
Bài viết
8
Điểm tương tác
4
Điểm
3
ĐẠO
Đạo là lối đi, lối là con đường là phương hướng, đi là thực hành. Phật giáo sở dĩ gọi là Đạo bởi vì phương hướng là xả bỏ, thực hành là giữ tâm tỉnh lặng. Tâm là Phật, là bản thể, tỉnh lặng là tánh dụng của tâm, cũng còn gọi là Phật tánh. Tỉnh là không mê mờ u ám, biết thấy rõ ràng; lặng là yên ắng vắng bặt sự so đo tính toán, phân biệt phải trái đúng sai tốt xấu, chẳng kẹt vào bên hưởng thụ dục lạc thế gian, cũng không vướng vào sự cắt tuyệt viễn ly nhưng nhu cầu vật chất thiết yếu vừa đủ.

Như lời Phật dạy: Tất cả các việc ác, dù nhỏ bé như vi trần hạt bụi, đều chẳng làm. Hết thảy các việc thiện lành, dù nhỏ nhặt như mảy lông cọc tóc cũng chẳng bỏ. Trong tất cả thời gian mỗi ngày, thường tự xét định quán sát nơi nội tâm mình, khiến cho ra vào tới lui, tỉnh tỉnh lặng lặng, lặng lặng tỉnh tỉnh, phòng hộ tâm thân như phòng nước lửa giặc dữ, khiến thị phi hơn thua ghen ghét chẳng dấy khởi lên như mây đen che khuất mặt trời, khiến cho tâm hồn thường quang phẳng lặng, thì nơi nơi đều là cõi an vui, chỗ chỗ đều khiến người loài an lạc. Ấy là sơ lược nói là Đạo của đức Từ Tôn.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

Minh Tuệ

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/24
Bài viết
8
Điểm tương tác
4
Điểm
3
ĐẠO (2)
Chánh niệm, Tỉnh giác, Ngộ Đạo, Kiến đạo, Tu đạo, Đắc Đạo.

Giữ thiện xả ác, nhân vào thiện giới mà sinh ra thiện duyên, gặp được thiện quả, thành người thiện học Phật. Tâm thiện là mảnh đất tốt để hạt giống Phật đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái. Giữ cái chánh niệm tỉnh lặng thì đạt được sự Tỉnh giác của nội tâm, ở nơi nội tâm tỉnh tỉnh lặng lặng lặng lặng tỉnh tỉnh thì nhân duyên mới khai mở Đạo nhãn sáng chói, như đức Thế Tôn giữa đêm nhìn sao mai mọc, liền thấy rõ con đường đi, biết rõ lối mà lội, biết rõ đường mà về. Từ đó về sau, đường tỏ là kiến, hành trì là tu, thành tựu nguyện hành giới định viên mãn là Đắc. Lý có đốn ngộ, sự phải tiệm tu. Sự tu học trải qua thời gian lâu xa, khiến cho hạt lép hẹt cỏ chẳng còn vương vãi, chỉ thuần là tịnh là chân, giáo chính là hạnh, hạnh chính là đời sống hằng ngày không chút gì cao vọng. Ở đó, sống như thế, ở người hành như thế, ở tâm tỏ như thế, mãi mãi nhìn về nơi cao thượng mà hạ mình khiêm cung chẳng chê trách hiềm khích thị phi giữa đời. Ấy là bậc Trượng phu trong hàng Thiện nhân cầu đạo xuất thế gian thượng thượng vậy.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

Minh Tuệ

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/24
Bài viết
8
Điểm tương tác
4
Điểm
3
ĐẠO(3)
Chớ cho rằng thiện tâm thì không cần phải thiện hạnh, thiện khẩu. Tại bởi như thế tức là tâm quanh co, tâm dối gạt, là tâm che đậy, là tâm khen mình chê người, là tâm "hoang vu" v..v đối với thiện giới còn xa cách như Trời với Đất, huống gì là cái Đạo xuất thế gian thượng thượng, cái lòng vô ngã vô vi thì xa cách muôn trùng xa.

Tuy là xa cách muôn trùng bởi tâm ý quanh co thị phi hơn thua đua danh đoạt lợi, những cũng tại một niệm nơi mình chưa thiện chưa chân, thế nên cả một đời đức Từ Tôn độ vô lượng vô số chúng sanh chủng loại, mà chẳng có lấy một chúng sanh Ngài cho là Ngài độ, cho tới một ngôn một cú Ngài cũng chẳng cho là có thuyết có ngôn, là vì tâm Phật rỗng rang bao trùm vi trần sơn hà đại địa, mà chẳng có một nhiễm một mảnh bụi trần, vẫn cũng là xưa nay rỗng lặng, tịch tịch tỉnh tỉnh mà thôi.

Chớ nên so đo so sánh phân biệt để tự làm cho Tâm Không bị ngăn ngại, thành ra biển tâm trong lặng nổi cuồn cuộn ngọn sóng ba đào, một đời vốn an mà thành bất an, một kiếp vốn lạc mà thành bất lạc, tự mình gieo nhân phiền não mà nay gặp cảnh rối ren, nay ở nơi rối ren cần tự phản tỉnh, tâm lặng thì cảnh tự an, chẳng do bên ngoài mà được vậy.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

Minh Tuệ

Registered
Phật tử
Tham gia
11/7/24
Bài viết
8
Điểm tương tác
4
Điểm
3
PHÁP.

Như lời Thế Tôn dạy: các pháp là vô thường, là vô ngã; đó là dấu hiệu của các pháp hữu vi - là các pháp có hình tướng, có thể nhận thức, có thể đặt tên gọi tên. Ngoài các pháp hữu vi, thì còn lại là các pháp vô vi, các pháp ấy vô sanh, vô tướng, bất sinh bất diệt.

Kỳ thật, sắc là vô thường, chia nhỏ tới cùng tột trở thành các hạt không thể phân chia, tức hạt cơ bản, hay lân hư trần. Các hạt không thể phân chia, không rõ tồn tại từ bao giờ, cùng với hư không như thể là bất sinh bất diệt, các tướng trạng lớn hơn đều từ chúng duyên hợp mà biểu hiện ra. Chúng có đó mà không rõ do đâu mà có, nên chúng hiện hữu, xong bằng mắt thịt thì chẳng thể nhận thức được chúng, do đó mà cái hữu ấy rất vi diệu, gọi là diệu hữu. Trong cái hữu vi diệu ấy, các hạt đôi khi tồn tại ở dạng năng lượng như ánh sáng trong những điều kiện nhất định. Mối liên hệ giữa năng lượng và trọng lượng, giữa hạt và sóng được biểu hiện: E = mc2. , được ứng dụng trong bom nguyên tử, khi được kích hoạt có thể phá vỡ liên kết tạm thời tưởng như vững chắc của vật chất, làm cho vật chất trở lại trạng thái bản nguyên của nó trong khoảng thời gian nhất định. Nhưng để là chuyển hóa từ năng lượng thành hư không, ngoan không thì là điều chưa từng thấy ? Sắc tức là Không, Sắc chẳng khác Không, ý chỉ cho cái vô thường ( duyên hợp hiện hữu ), vô ngã ( không có dạng thức nhất định ) cũng không khác cái bản thể hư không vô sở hữu, đều là vô sanh ( chẳng do nhân duyên gì sanh ra, chẳng do ai tạo ra, hiện hữu tự thủa nào không rõ ).

Nên Pháp ấn ấy có ba là vô thường, vô ngã và vô sanh. Cái gọi là Khổ - ấy là sự mê lầm của nhận thức, chẳng phải đặc điểm chắc thật nhân diện của các pháp. Nếu pháp ấn là khổ, thì Niết Bàn, Vô vi đều là pháp, ắt Khổ, nhưng chẳng phải như thế, vì vậy biết nói Khổ là pháp ấn, ấy là sự sai lệch của nhân thực mê lầm gây ra mà thôi.

A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên