Quan điểm cá nhân về triết lý của Phật giáo

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Chào các bạn, tôi xin trình bày quan điểm riêng của mình về Phật giáo. Trước tiên là khái quát triết lý của Ấn giáo, sau đó là Phật giáo. Có gì sai sót thì kính mong các bậc cao nhân trong diễn đàn chỉ giáo, xin cám ơn trước.




Triết học Ấn độ giáo


Samkhya:

Là thường phái lâu đời nhất của Ấn giáo, theo quan điểm Nhị nguyên, cho rằng thế giới này có 2 bản nguyên vật chất và tinh thần cùng tồn tại độc lập nhau. Vật chất (Prakiti) là các sự vật hiện tượng trong thế gian, chúng có đặc tính là có hình tướng, thô kệch, vô tri giác, tối tăm, năng động. Tinh thần, là linh hồn của con người, gọi là Chân ngã (Purusha), chúng có đặc tính hoàn toàn ngược lại, đó là vô hình tướng, rất vi tế, có tri giác, sáng soi, an lạc và tĩnh tại. Do vậy mà Chân ngã hợp tác với lại vật chất để bổ xung những thiếu xót của nhau. Ví dụ như 2 thằng mù và thằng què, thằng mù cõng thằng què thì cả hai có thể đi được và thấy được. Chân ngã, tức là cái TA của mỗi con người, cho nên có rất nhiều Chân ngã. Vì nếu có một Chân ngã thì khi nó vô minh là tất cả đều vô minh và khi nó giác ngộ thì tất cả đều giác ngộ, nhưng thực tế không như vậy. Chân ngã là cái TA thật, là khán giả thụ động nhìn ngắm thế gian này. Khi Chân ngã bám chấp vào thế gian rồi lầm tưởng mình là thân xác này, là ý thức này, thế là phát sinh ra đau khổ, chạy theo cảnh trần mà tạo nghiệp và phải chịu cảnh luân hồi hết đời này đến kiếp khác. Dù cho cái Ta giả tạo có đau khổ, có yêu ghét giận hờn…nhưng cái Ta thật, là Chân ngã, vẫn nhìn ngắm thụ động và vô tình (không có tình cảm) trong suốt quá trình tái sinh luân hồi đau khổ của kiếp người. Cho đến khi nhận ra rằng mình chính là Chân ngã thì lúc đó người giác ngộ sẽ có hành động “rút lui ra khỏi thế gian”, tức là dù thân xác còn đó nhưng bậc giác ngộ đã trở về với Chân ngã thường hằng bất diệt, luôn an lạc và tĩnh tại. Những người còn lại vẫn bị vô minh thì cứ lặn ngụp trong thế gian này, vì họ không biết mình là ai. Phương pháp đạt đạo của phái này là dùng trí tuệ để suy ngẫm mà dẫn đến giác ngộ (lúc này chưa có Thiền). Chính vì có đau khổ nên mới có động lực làm cho con người phải đi tìm hiểu căn nguyên, từ đó tìm về con người thật của mình.


Vedanta:

Là trường phái mới nhất, ra đời cùng lúc với Duy thức tông của PG, cho rằng thế giới này chỉ có một bản nguyên duy nhất tồn tại, đó là Đại ngã (Brahman). Đại ngã chính là linh hồn vũ trụ, thế gian này chỉ là giấc mộng của Đại ngã nên nó huyễn ảo, chỉ có Đại ngã mới có thật mà thôi. Mọi sự vật hiện tượng trong thế gian này như con người, cảnh vật…đều do Đại ngã mơ mộng mà ra. Đại ngã có những đặc tính như Chân ngã, nhưng có vài điểm khác biệt đó là nó năng động và chỉ có 1 mà thôi, đó cũng chính là cái TA chân thật của mình. Do vậy có thể nói TA chính là tác giả và cũng là khán giả duy nhất của thế gian này. Mọi sự vật hiện tượng của thế gian đều là sự hiển bày của Đại ngã cho nên về bản chất thật cũng đều là Đại ngã. Ví như đại dương là Đại ngã thì những cơn sóng là thế gian, nó do đại dương làm ra rồi cũng trở về đại dương. Dù các cơn sóng lúc hiện lúc mất nhưng đó là hình tướng mà thôi, còn nước của sóng cũng là nước của đại đương. Ví như đất sét là Đại ngã thì mọi vật dụng làm từ đất sét như nồi, ấm, ly, chén…là những hình tướng khác biệt là do dụng (cho con người sử dụng) chứ thể (bản thể) của chúng vẫn là đất sét. Cho nên cái chén dù có mất đi thì vật liệu đất sét của nó vẫn như như bất biến. Nguyên nhân làm cho con người phải chịu cảnh khổ đau cũng được giải thích giống như Samkhya, tức là do bám chấp vào thế gian rồi lầm tưởng mình là thân xác này, là ý thức này, thế là phát sinh ra đau khổ, chạy theo cảnh trần mà tạo nghiệp và phải chịu cảnh luân hồi hết đời này đến kiếp khác. Đến khi chợt nhận ra thế gian này chỉ là một giấc mơ do mình tạo ra nó, Đại ngã đã trở lại với bản chất thật của mình, biết rằng TA là một thực thể thường hằng bất diệt, luôn an lạc và tĩnh tại. Hành giả nhận ra như vậy chính là một bậc giác ngộ.



Đó là 2 trường phái tượng trưng nhất cho Lục đại môn phái Ấn giáo. Một môn phái lớn khác là Yoga, khác với Vedanta ở chỗ cho rằng mỗi người đều có một Tiểu ngã (Atman), giác ngộ và nhập Niết bàn là khi Tiểu ngã hòa nhập vào Đại ngã, giống như nước của một con sông đổ ra biển. Yoga chú trọng thực hành Thiền định, cho rằng mọi giải thích đều chỉ là lý thuyết và “hãy đến rồi thấy”. Các môn phái kia không khác gì nhiều, cũng dựa trên căn bản Tiểu ngã và Đại ngã, phương pháp thì chú trọng về thực hành đạo đức tiết hạnh, hoặc là hành xác…Nói chung thì quan điểm của Ấn giáo là dựa trên linh hồn, nó rất vi tế nên nằm ở tầng mức sâu nhất. Đầu tiên là thân xác và cảnh giới, tiếp theo là ý thức, sau cùng là linh hồn. Do con người cứ lăng xăng bám lấy cảnh giới mà không nhận ra linh hồn, phải tĩnh tâm lại, giống như nước trên bề mặt phải lặng sóng thì mới nhìn thấy đáy hồ. Chỉ có những người có trí tuệ cao trong giới tăng lữ thì mới có thể giác ngộ, hết vô minh, còn các tầng lớp khác thì ngu độn, chỉ biết cúng bái tôn thờ Do đó từ một Đại ngã (Brahman) các đạo sư đã biến tấu nó ra thành một Thượng đế Ishvara cho con người tôn thờ, từ Brahman hóa thân ra nhiều thần linh khác nhau ứng với mỗi lãnh vực. Họ không hiểu ra sự thật rằng Ta chính là Thượng đế chứ không phải cái gì khác, tu hành là để trở thành Thượng đế chứ không phải là tôn sùng Thượng đế.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Minh triết của Phật giáo



Từ xa xưa đến nay con người luôn băn khoăn và đau đầu với những thắc mắc như :"vũ trụ từ đâu mà có","tôi là ai,tôi từ đâu đến đây,chết rồi tôi sẽ ra sao...",v.v... Để đáp ứng cho nhu cầu tinh thần đó của con người mà triết học và tôn giáo xuất hiện.Trong công cuộc đi tìm bản chất tối hậu của vạn vật,đã có vô số lời giải đáp ; nhưng theo quan điểm của tôi thì chỉ có Phật và lão Tử là những người đã thấy đúng bản chất tối hậuy. Về sau còn có thêm Trang tử kế tục Lão tử,Phật giáo thì sau này có Mã minh,Long thọ,Thế thân là những người sáng lập ra Phật giáo đại thừa,họ đều có cách diễn đạt còn thông thoáng hơn nữa.

_ Rốt cuộc là họ đã tìm thấy cái gì ?
Họ đã vỡ lẽ ra một điều rất "kinh khủng" rằng con người đã bị ... ảo giác làm cho đánh lừa,bị hiện tượng "trông con gà mà tưởng ra con cuốc" :D Những gì mà mắt chúng ta thấy,tai chúng ta nghe... đều là không có thật !! Nhưng chúng ta thì cứ mặc nhiên mà chấp trước là có thật.Tức là thấy thế giới này có thật,có tôi thật,có người thân của tôi,kẻ thù của tôi...đều là co thật.Chính từ lối suy nghĩ sai lầm căn bản này mà sinh ra đủ thứ phiền toái trên đời,vọng tưởng này đẻ ra thêm vọng tưởng khác,nên Phật mới nói là "chúng sanh vì ngu muội mà sanh ra điên đảo vọng tưởng" !

Nhưng làm sao biết được họ nói đúng ? Chỉ còn có cách là tự thân chúng ta kiểm nghiệm lại xem từ những điều đơn giản nhất.Tức là quan sát kỹ lại những gì mình biết xem có cái gì là vô lý hay hợp lý mà trước giờ chúng ta hay lẫn lộn.Cũng giống như nằm mơ rồi tỉnh giấc mới biết mình mơ.Khi hồi tưởng lại những gì mình mơ thì thấy có nhiều điều rất vô lý,liền vỗ đùi một cái đét mà rằng "phải chi lúc đó mình hiểu ra thì hay biết mấy".
Thật ra những gì vừa nói cũng chỉ là tạm nói mà thôi,vì chân tướng của vạn vật không thể dùng tư tưởng để lãnh hội được.Mà ngôn ngữ lại là biểu hiện của tư tưởng nên không thể nói cái mà Thánh nhân muốn nói.Do đó trong quá trình tìm hiểu chân lý,chúng ta nên "y nghĩa bất y ngữ" như PG có khuyên,cũng như "được cá quên nôm,được ý quên lời" như Lão tử có khuyên.


Chỉ có Phật giáo là để lại giáo lý rất bài bản,cụ thể nên những gì tôi sẽ trình bày theo tư tưởng của PG.Để cho vấn đề dễ tiếp cận và lĩnh hội được cho cả những người chưa biết mô tê gì,tôi viết theo thứ tự từ thấp lên cao,tạm chia ra nhiều chủ đề sau :


Khổ,Vô thường,Vô ngã,Tánh không --> Duyên khởi --> Tâm - Vật --> Có - Không,Thật - Giả --> Nhị nguyên,Nhất nguyên --> Bất nhị,Bất nhất --> Tứ cú --> Vô nguyên,Vô ngôn.


====================================


KHỔ,VÔ THƯỜNG,VÔ NGÃ (TÁNH KHÔNG)


Trước tiên chúng ta theo cách tiếp cận của Phật Thích Ca,ngài cho rằng luôn hiện diện 3 đặc điểm quan trọng của tình trạng con người và vạn pháp.Đây cũng là những đầu dây mối nhợ rất dễ thấy để chúng ta lần tìm về nguồn cội của chính mình.Đó là Khổ,Vô thường,Vô ngã.

Về sau Long thọ có chế ra cái tên "Tánh không" thật ra chỉ là bình cũ rượu mới,vì nó chỉ là thay thế cho cái tên "Vô ngã" :D


KHỔ thì chắc ai cũng bị đau khổ rồi nên nghe nói là công nhận liền,biết nó là gì rồi nên khỏi giải thích.VÔ THƯỜNG thì khó hiểu hơn chút xíu,chỉ có VÔ NGÃ là khái niệm mà nhiều người dễ hiểu lầm nhất.Để đơn giản hơn nữa,chúng ta chỉ cần biết THƯỜNG là gì,NGÃ là gì thì cứ hiểu ngược lại là đúng ngay VÔ THƯỜNG,VÔ NGÃ (tức là không có THƯỜNG,không có NGÃ).

_ THƯỜNG : là bất kẻ cái gì mà thường hằng,bất biến (không thay đổi)
_ NGÃ : là bất kể cái gì mà tự nó có như vậy môt cách độc lập (tự thân hiện hữu).

Như vậy khi PG cho rằng tất cả vạn vật đều là VÔ THƯỜNG,VÔ NGÃ thì có nghĩa là cái gì cũng biến đổi,sinh diệt ; cũng đều nương tựa vào cái khác mà có.Đây chỉ là những sự thật mà Phật quan sát thấy vạn vật xung quanh đúng là như vậy.Chúng ta cứ tự mình kiểm chứng xem có đúng vậy không...


Nói thêm về cái mà PG gọi là "tam pháp ấn" :

_ KHỔ : Phật đã liệt kê ra rất nhiều loại khổ,nhưng chủ yếu là nói về đau khổ về mặt tinh thần.Chứ về mặt thế xác thì chẳng hạn,khi bị đau nhức cơ thể,hãy tìm bác sĩ xin chích cho mũi thuốc tê là hơn :D Đừng phí công tìm xem phật pháp có triệu chứng đau nhức cơ thể hay không,vì PG chỉ cứu khổ về mặt tinh thần là chính.

_ VÔ THƯỜNG : sự biến đổi của vạn vật cũng có hai dạng.Dạng đầu tiên là biến đổi ở bên trong nhưng hình tướng vẫn còn.Dạng kia là xuất hiện và biến mất hình tướng,tức là sinh diệt.Dạng đầu cũng là sinh diệt nhưng ở tầng mức vi mô nên chúng ta không nhìn thấy,chỉ thấy biểu hiện bên ngoài là vật đó có bị biến đổi hình dạng bên ngoài.

_ VÔ NGÃ : cái tên "ngã" có nhiều tên gọi khác nữa như bản ngã,bản thể,tự thể,bản chất,bản tánh,thực thể...
Long thọ dùng cái tên TÁNH KHÔNG thay cho VÔ NGÃ,tức là nói rằng "không có bản tánh" hoặc "bản tánh trống không","bản tánh trống rỗng" ; cũng chỉ là chung một nghĩa với cách nói "không có bản ngã" (VÔ NGÃ) Thật ra cái từ KHÔNG cũng đã có từ lâu rồi.PG hay dùng từ KHÔNG để ám chỉ là không có bản ngã.Chúng ta nên nhớ lỹ điều này,vì nhiều người hay lẫn lộn KHÔNG là cái nghĩa "KHÔNG CÓ" đối đãi với "CÓ".KHÔNG cũng không phải là HƯ VÔ,là cái mà con người vọng tưởng chứ không hề có hư vô (hư không).Để phân biêt,PG có khi nói là CHÂN KHÔNG,còn khái niệm hư vô thì dùng từ NGOAN KHÔNG.

Điều đáng nói ở đây là KHÔNG có khi thì nói theo cách khẳng định,chứ không theo cách phủ định như trên.Thay vì nói "các pháp không có bản thể" thì lại nói "các pháp có bản thể là không",dễ gây hiểu lầm rằng các pháp có bản thể,được đặt tên là "không" :D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
DUYÊN KHỞI



Giáo lý căn bản của PG,vì nó là hòn đá tảng làm cái nền để qua đó xây nên ngôi nhà Phật pháp,là 4 câu nói về Lý Duyên khởi :

"Cái này có do cái kia có
Cái này không do cái kia không
Cái này sinh do cái kia sinh
Cái này diệt do cái kia diệt"

(Kinh Phật tự thuyết. Tiểu bộ I)


Thật ra theo tôi thì chỉ cần nói 2 câu đầu tien là đủ rồi.Sở dĩ Phật nói dài dòng như vậy là muốn nhấn mạnh đến chuyện sinh tử,vì thấy ai cũng sợ chết muốn tìm cầu phương cách liễu thoát sanh tử :D Mà Phật pháp cũng chỉ vì ích lợi cho con người nên mới thiết lập ra.Giải thích chút xíu là các bạn hiểu ngay : "có" nghĩa là có mặt,hiện hữu,tồn tại ; còn "không" ở đây nghĩa là không có mặt,không hiện hữu,không tồn tại.Tức là cái nghĩa "không có" đối đãi với "có" (Xin đừng lầm lẫn với "không" theo nghĩa "Tánh không")
Như vậy thì một cái gì đó mà được sinh ra cũng có nghĩa là có mặt,còn bị hoại diệt nghĩa là không có mặt.

Nó là một chân lý "tuyệt đối",hiểu theo nghĩa là nó bao ham bất kỳ một pháp nào,ở đâu và khi nào.Cũng giống như khi nói "1 + 1 = 2" là một chân lý tuyệt đối,vì nó đúng tuyệt đối xét trong mọi trường hợp.ĐỪng có ai nghĩ nó không còn đúng khi ở trên mặt trăng,hay trong tương lai nó sẽ không còn đúng nữa.PG hay dùng từ PHÁP để ám chỉ đến mọi sự vật hiện tượng trên thế gian.Nó bao hàm toàn bộ,pháp có thực ngoài đời hay chỉ là vọng tưởng trong đầu.Những pháp "vô vi" đối đãi với "hữu vi" cũng là pháp,hình ảnh tưởng tượng trong đầu mình như "lông rùa,sừng thỏ" cũng là pháp,...
Sở dĩ tôi dài dòng như vậy là vì muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng hàng đầu của Lý duyên khởi này.Nó là chiếc "kính chiếu yêu" để chúng ta nhìn thấy đâu là Chánh pháp đâu là Tà pháp.Chẳng hạn có người nói rằng "pháp này ngoài tầm của Lý duyên khởi nên không thể áp dụng được".Hiểu vậy là sai vì Lý duyên khởi bao trùm lên hết thảy.Những ý nghĩ "tà đạo" như vậy cũng giống như hình ảnh của con khỉ Tôn hành giả,dù thần thông quảng đại tới đâu cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Như lai :))


Trở lại "3 pháp ấn" kẻo nhiều bạn theo không kịp.Chúng ta thấy chúng có liên quan mật thiết với nhau.Do đâu mà chúng ta bị đau khổ ? Chung quy cũng chỉ vì "muốn mà không được" :D Tôi muốn cô gái đó phải yêu tôi nhưng cô ta lại yêu một kẻ khác,tôi muốn được bất tử nhưng biết mình sẽ phải chết... :(( Nói thêm chút là có người thắc mắc :"sống trên đời cũng có lúc sướng lúc khổ chứ sao ông Phật chỉ thấy toàn là khổ,quan điểm gì mà bi quan quá".Thật ra lão Cù đàm cũng biết điều đó chứ,con người ai cũng có lúc khổ lúc sướng,nhưng "đau khổ" lúc nào cũng là trạng thái sau cùng mà thân phận của kiếp người phải đối mặt.Anh cho rằng mình giàu có,vợ đẹp con ngoan,sống cả đời sướng như tiên ư,chưa hề biết đến khổ là gì ư ? Thế đến khi chết anh có đem chúng theo về bên kia thế giới được không ? Những người như vậy khi đối diện với cái chết còn đau khổ hơn những người khác.Chỉ có những người cảm nhận đau khổ thật sâu sắc mới tìm cầu con đường thoát khổ.PG nhấn mạnh đến điều đó để đánh động chúng ta hãy mau mau tỉnh thức.
Xâu chuỗi lại "Khổ - vô thường - vô ngã" cho các bạn thấy mối liên hệ.Khổ là do vô thường,mà vô thường là do vô ngã,mà vô ngã là cái sợi dây chúng ta nắm để lần tìm ra con đường thoát khổ.Một lão già than thở "tôi già nhanh quá,cũng chỉ vì thế giới vô thường mà ra".Một cô bé thấy vậy nói "ông ơi,nhờ vô thường mà sau này con mới trở thành người lớn đó chớ".Thế đấy,sướng hay khổ cũng do vô thường mà ra.Nhưng vô thường cũng là biểu hiện của vô ngã.Cái gì cũng vậy,hễ nó là vô thường thì cũng là vô ngã,mà nếu cái gì đã là ngã thì nó phải là thường.Các bạn hãy nhớ lại phần trước thì rõ ...


Ngã cũng có nghĩa là cái gì đó tự thân hiện hữu.Có nghĩa nó là một thực thể,một cái gì đó có thật.Đơn giản thôi,khi không cần nương tựa vào cái gì khác,không cần cái gì khác sinh ra nó (vì nó tự có mặt mà) thì cũng có nghĩa là nó không bao giờ mất đi.Như vậy tự hữu cũng có nghĩa là hằng hữu,mà hằng hữu nghĩa là thường hằng bất biến,tức là "thường" đấy.
Nói thêm về cái gọi là "tự tánh",nghĩa là tánh chất (tính chất) tự có.Phàm thì cái gì tồn tại thì hiển nhiên nó phải tự có những tính chất,đặc điểm của riêng nó để phân biệt với những cái khác.Vậy là chúng ta thêm một ý nữa là "cái gì là ngã thì phải có tự tánh".Nó tự có mặt nên thường hằng bất biến,kéo theo hệ lụy là cái tự tánh của nó cũng thường hằng bất biến.Còn cái nghĩa "tự tánh" theo nghĩa là "tự có bản tánh" thì quá rõ rồi,tức là có ngã (bản ngã).

Cái gì "thường" thì do cái đó là "ngã,có tự tánh",còn cái gì "vô thường" lại do cái đó là "vô ngã,vô tự tánh".Cái gì là vô ngã thì khác với ngã (là tự thân mà hiện hữu) cho nên nó hiện hữu là nhờ nương tựa vào các thứ khác.Nếu không có những pháp kia thì nó không còn hiện hữu được.
_ Xét về nội tại : một pháp do những pháp khác kết hợp lại mà thành.
_ Xét về ngoại tại : pháp có mặt là do các pháp khác tạo điều kiện sinh ra nó.
Ở đây ta có thêm khái niệm PG gọi là "nhân duyên".Các pháp được sinh ra và mất đi là do nhân duyên.Tức là khi hội đủ điều kiện thì một pháp được sinh ra,khi điều kiện thay đổi thì nó bị hoại diệt.Ví dụ : tôi do cha mẹ tôi sinh ra,nếu trước đây không có cha mẹ tôi thì không thể có tôi.Cái bàn do ông thợ mộc làm ra,nếu không có ông thợ mộc đã đóng ra cái bàn thì không thể có cái bàn,v.v...
Đó là nói đến mối liên hệ bên ngoài,còn bản thân các pháp đều có cấu trúc hợp thành.Con người do hai phần tâm hồn và thể xác hợp thành.Nếu thiếu vắng một trong hai là không thể có con người.PG gọi phần thể xác là "sắc uẩn" còn phần tâm hồn (tinh thần,ý thức,tâm thức...) thì chia ra 4 uẩn gọi là "thọ,tưởng,hành,thức".Phật chia ra như vậy chỉ là để tiện cho việc phân tích về tâm lý con người mà thôi.Cái bàn do 4 cái chân bàn,1 cái mặt bàn,cùng đinh,sơn...hợp thành.Nếu không có những thứ đó thì không còn cái bàn nữa.PG hay nói là "do nhân duyên giả hợp" là ý vậy.Cái bàn chỉ là một tên gọi giả danh,vì nó chỉ là một tập hợp của những thứ không phải là cái bàn.Cho nên gọi là "cái bàn" chỉ là một giả danh chứ không phải là một cái bàn thật với tư cách như một thực thể (bản ngã).


Trở lại 2 câu đầu của Lý duyên khởi,ta thấy nó chính là lời phát biểu của vô ngã đấy.Ngã (bản ngã) là nó tự có mặt.Còn vô ngã (không có bản ngã) cho nên nó có mặt (hiện hữu) là do cái khác có mặt,cho nên cái khác không có mặt thì nó không thể có mặt.





_ Long thọ đã đúc kết bằng công thức : Duyên khởi <=> Tánh không.

Như đã nói ở phần đầu,"Tánh không" chỉ là một cách nói khác của "Vô ngã".Nhưng ông Long thọ lại khoái dùng từ "Tánh không" thì chúng ta cứ chìu ý ông ta cũng chả chết thằng tây nào :D

Trong Bát nhã tâm kinh có câu :"Sắc tức thị không..." Cái từ "Sắc" lúc đầu được hiểu theo nghĩa là "sắc uẩn",nhưng đã được triển khai ra mà hiểu theo nghĩa khác là toàn bộ thế giới hiện tượng mà ta đang sống.Còn từ "Không" nghĩa là Tánh không.Mà thế giới hiện tượng nghĩa là Duyên khởi,còn Duyên khởi nghĩa là Tánh không.Cho nên "Sắc tức thị không,không tức thị Sắc" có nghĩa là "Duyên khởi tức là Tánh không,Tánh không tức là Duyên khởi".Đơn giản có vậy mà nhiều người vẫn cứ hiểu sai,thế là trầm trồ cho rằng nó rất cao siêu ; rồi tự suy diễn ra cái nghĩa "cao siêu" đó mà thành ra sai bét.Có nhiều vị học giả và cả những vị hòa thượng hay viết sách giải nghĩa không đúng ý của Bát nhã tâm kinh nhưng có nhiều bạn lại đem nó vào diễn đàn rồi làm cho nhiều người ngây thơ theo đó mà hiểu bậy bạ ý của Thánh nhân,làm trò cười cho những người ngoại đạo :D Thường hay gặp nhất là cho rằng "Không" trong Bát nhã là nghĩa "không có",còn Sắc nghĩa là Có,cho nên họ giải thích rằng "Sắc tức thị không,không tức thị Sắc" có nghĩa là "Có tức là Không có,Không có tức là Có".Thật ra Sắc là toàn bộ thế giới hiện tượng,nên Có và Không có đều thuộc về Sắc,còn Không là Tánh không.

Quả là như lời Phật nói "Ai theo ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta" !!


Vì biết sẽ có nhiều người cứ lầm tưởng Duyên khởi và Tánh không như hai cái gì đó khác nhau,nên kinh sách cũng chìu theo đó mà luận giải để thấu đáo nghĩa lý hơn.Như vậy trong nhận thức con người sẽ chia ra Duyên khởi là hiện tượng,còn Tánh không là bản chất.Để rồi nhìn từ hai phía thì chúng ta đều thấy sở dĩ hiện tượng là như vậy cũng chỉ vì bản chất như vậy mà ra.Ngược lại,vì cái bản chất như vậy nên mới có hiện tượng như vậy.Nhắc lại : "Sắc tức thị không,không tức thị Sắc" có nghĩa là "Duyên khởi tức là Tánh không,Tánh không tức là Duyên khởi".Do đó mà Long Thọ (Nagarjuna) ,ông tổ của PG đại thừa đã đúc gọn thành công thức : Duyên khởi = Tánh Không,nói một cách khác là "Thế gian và Niết bàn không mảy may sai biệt".Giống như hai mặt của một đồng tiền,giả như có người nhìn từ mỗi mặt bên mà không thấy toàn bộ lầm tưởng là có hai thứ khác nhau.


Long thọ còn nói :"Tất cả đều là không,ngay cả không cũng là không nốt" Nghĩa là tất cả vạn vật đều không có bản tánh.Nhưng có người cứ hiểu trật rằng "không" là hư không,nên phải thòng thêm là "không cũng là không nốt".Hễ nghĩ gì đến "không" như là một thực thể (bản thể,bản tánh) hay hư không (hư vô) đều không phải,vì đã nói trước là vạn vật đều không có bản tánh (bản ngã) rồi.


Bát nhã ba la mật đa có câu :"Khi xuất hiện,các vật đều trống rỗng.Vì trống rỗng nên chúng mới xuất hiện".Thì cũng cùng một nghĩa như câu nói khác của Long thọ "Vì không nên các pháp mới thành tựu và hợp lý".

=> Khi xuất hiện,các vật đều trống rỗng : là nói theo cách từ bên ngoài hiện tượng mà xét đến bản chất của sự vật.Còn "Vì trống rỗng nên chúng xuất hiện" hay là "Vì không nên các pháp mới thành tựu và hợp lý" là nói theo cách từ bên trong bản chất mà xét đến hiện tượng.Kinh nói "các vật đều trống rỗng" là nói hơi rút gọn làm nhiều người dễ hiểu lầm,ý câu kinh nói là "các vật đều trống rỗng về bản thể" (có bản thể trống không,không có bản thể).Thì cũng y như cái nghĩa mà tôi nói "vì vô thường nên là vô ngã,vì vô ngã nên là vô thường".Nói theo cách nói khác là vì duyên khởi nên là tánh không,vì tánh không nên là duyên khởi.

Ví dụ minh họa : nhìn vào cái gọi là "nước" thì thấy nó chỉ là do O2 và H2 hợp thành.Nước không phải là một thực thể (bản ngã) mà chỉ là giả danh,nên ta có thể nói nước là trống rỗng về bản thể.Nhìn chiều ngược lại từ trong ra ngoài,rõ ra là vì nhờ "nước" trống rỗng về bản thể,O2 và H2 là trống rỗng về bản thể nên O2 và H2 mới hợp thành mà tạo sinh ra "nước",mà cũng có thể ly tan để làm do "nước" mất đi.Cũng vậy, Cứ thử tưởng tượng,nếu như nước là một thực thể,tức là cái gì đó có thật,thì nó tự có chứ đâu cần phải do duyên hợp tan,như vậy nó cũng thường hằng bất biến.Tưởng tượng tiếp,nếu toàn bộ thế giới này đều là những pháp có bản ngã,là thực thể,thì sao ? Đó sẽ là một thế giới chết cứng,bất động,vì không có gì sinh ra hay mất đi,không có sự tương tác giữa các thực thể.Vì thực thể có tự tánh bất biến nên cái gì đã có tính chất nào thì nó mãi giữ cái tính chất đó.
Còn thế giới mà ta đang thấy thì đều những giả thể,do không có tự thể của riêng mình nên các pháp có sự tương tác với nhau,hòa hợp,ly tán...để tạo sinh những giả thể khác,làm cho thế gian trở nên sinh động,phong phú,thiên sai vạn biệt.Vì nhờ có không (không có bản thể) như vậy nên O2 mới hợp với H2 mà tạo ra pháp mới là H2O.Vì nhờ có không nên con người mới được sinh ra.Vì nhờ có không nên các pháp mới có sự thay đổi (vô thường) thành một pháp khác.Nếu tự tánh của con người mà là minh (sáng suốt) thì sẽ mãi như thế.Nếu tự tánh của con người mà là vô minh (không sáng suốt) thì sẽ mãi là kẻ ngu si.Vì nhờ có không nên người ngu dốt,vô minh mới có thể chuyển hóa thành người giác ngộ...


PG đại thừa đặt tên cho thế giới này một cái tên là "chân không diệu hữu".Chân không tức là Tánh không,còn diệu hữu tức là Duyên khởi.Sở dĩ dùng từ "diệu hữu" là muốn cảm thán sự hiện hữu kỳ diệu của vạn pháp.Các pháp tưởng rằng có mà không thật có,vì thực chất chúng là biểu hiện của chân không.Như vậy nói "chân không diệu hữu" cũng như nói "tánh không duyên khởi" đều có ý nói bản chất và hiện tượng đều như nhau.Ví dụ cái bàn tay của ta có những biểu hiện về hình tướng bên ngoài là nắm tay,xòe tay.Tuy hình tướng có thay đổi,cái này mất cái kia xuất hiện cứ thế mà hoán đổi nhau ; nhưng về bản chất thì cái bàn tay vẫn không đổi.Mà cái bàn tay đâu phải là cái gì khác,nó cũng chính là biểu hiện về hình tướng bên ngoài là nắm tay,xòe tay.Tôi muốn nói thêm cho trọn ý là ngoài chân không thì không thể có diệu hữu,ngoài diệu hữu thì không thể có chân không.



Xong phần Duyên khởi,có ai còn chưa hiểu thì cũng không sao,vì sau này còn có dịp trở lại nói tiếp.Ai có thắc mắc gì cứ nêu ra,đừng ngại rằng sợ nói ra người ta nghĩ mình là ngu dốt.Sự minh triết của con người có được là nhờ biết đặt ra những thắc mắc ngớ ngẩn,ngu dốt nhất.Chẳng hạn ai đó ngẫm nghĩ "thế giới này không biết là có thật hay giả tạo nhỉ ?" sẽ bị người ta cười cho là đồ điên.Thế nhưng nếu hỏi tiếp "Nếu các người cho là thật thì chứng minh xem,sao mà biết nó thật ?" Đến đây thì chắc sẽ có khối kẻ ngớ người ra liền.Chính vì xuất phát từ những câu hỏi ngu ngơ đó mà chúng ta mới sáng mắt ra mà nổi lên tinh thần phản quang tự tỉnh.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
TÂM – VẬT


Qua hai phần đầu tôi đã khái quát những vấn đề cốt lõi mà chúng ta quan tâm từ quan điểm của Phật giáo.Nhưng tôi đoan chắc rằng đa số,nếu không muốn nói là hầu hết,đều chưa thể tỏ ngộ.Chúng ta vẫn biết nói vậy là đúng,không thấy có gì sai trật cả,nhưng vẫn cảm giác còn lờ mờ chưa thể đạt được điều mà Thiền gọi là “hoát nhiên đại ngộ” để thốt lên rằng :”À,thì ra là thế…” :) Sở dĩ như vậy là vì con người có bản tính cố hữu là “chấp ngã”,Phật pháp lập ra đủ thứ phương tiện thiện xảo với mục đích chủ yếu là phá bỏ thái độ chấp ngã.Chấp tức là cố chấp,Ngã tức là bản ngã,”chấp ngã” tức là thái độ cứ cho rằng cái gì cũng có bản ngã,từ con người đến các pháp khác.Dù đã hiểu vô ngã là thế nào rồi,thấy rõ mọi thứ đều vô ngã ra sao rồi,thế nhưng không hiểu sao tôi vẫn cứ còn chấp ngã :) Do đó nên phần này và phần kế tiếp sẽ đi sâu vào phân tích,tìm hiểu để mọi người cùng nhận ra những chỗ mình còn kẹt nên chưa thấu suốt.

Từ ngàn xưa đến nay khi giải quyết vấn đề căn bản của triết học,duy tâm và duy vật là hai trường phái chính,luôn tranh cãi bất tận và sẽ còn mãi trong tương lai.Anh “duy vật” cho rằng “vật có trước,đẻ ra tâm”.Anh “duy tâm” cãi lại rằng “tâm mới là cái có trước,đẻ ra vật”.Bên cạnh “Nhị đại môn phái” trên thì còn một số môn phái khác nữa.Trường phái “Nhị nguyên luận” thì phán rằng “cả hai đều sai bét,vì Tâm và Vật là hai bản nguyên cùng có sẵn,cùng hòa hợp nhau mà kết thành vũ trụ”.Người theo chủ nghĩa hoài nghi thì cho rằng hiện nay chúng ta chưa có đủ dữ kiện nên chưa thể biết ai đúng ai sai cả,thôi thì cứ nghi ngờ tất cả cho chắc ăn :D Người theo “Bất khả tri” (Không thể biết) thì cực đoan hơn nữa,cho rằng con người mãi mãi không thể biết được bản chất tối hậu của thế giới.Phần lớn tôn giáo thì theo Hữu thần luận (duy linh),cho rằng có một Đấng tối cao,siêu việt,toàn năng là nguyên nhân đầu tiên khởi sinh ra mọi thứ…

Có thể nói tuyệt đại đa số con người đều theo duy vật,vì bản tính tự nhiên khi sinh ra đã là thế,nên cho rằng thế giới là có thật.Nếu như nó có thật thì ắt phải do những thứ có thật làm viên gạch tạo dựng nên thế giới này.Lý tưởng của khoa học chính là tìm ra những thực thể đó,những thứ tự có (hằng hữu) và có những tính chất bất biến nào đó và chúng đã kết hợp lại để tạo thành vũ trụ.Mỗi lần tưởng là đã tìm ra thì lại mỗi lần họ đã bị vỡ mộng :trước đây là nguyên tử,giờ đây đến hạt cơ bản.Chúng vẫn là những cái còn phân chia được,do cái khác tạo ra.Hiện nay họ đã nghiêng theo thuyết siêu dây,cho rằng chúng là thực thể tối hậu.Dù sao thì cũng đã có những dấu hiệu cho thấy rằng Tâm thức con người đã đóng vai trò quan trọng,sự thật này làm cho các nhà khoa học bắt đầu bối rối.Thí nghiệm “ánh sáng qua hai khe” cho thấy,photon là hạt hay sóng là do ý thức người quan sát can dự vào,nếu không có ý thức thì ánh sáng có tính chất “lưỡng tính” thì thật là mâu thuẫn,vô lý.Hiện tượng “con mèo lượng tử” của Shrodinger còn gây đau đầu hơn nữa : nếu không có con người mở cái hộp ra xem thì nó sẽ ở trạng thái vừa sống vừa chết,lại không thể chấp nhận được.
Ngay từ xa xưa,thuyết “nguyên tử” đã bị những luận sư Phật giáo phản bác.Cho rằng chúng là những hạt điểm không có kích thước.Như vậy thì chúng không thể tạo dựng ra thế giới được,vì sự kết hợp của những thứ không có kích thước,thể tích thì không thể sinh ra một thế giới có thể tích như chúng ta thấy (0 + 0…= 0) Hình dung cách thế chúng sắp xếp nhau,cái này bên cạnh cái kia,là cho thấy chúng ít ra phải có mặt phải mặt trái,có đầu có đuôi.Vậy là có kích thước thì vật thể mới có mặt bên trái,bên phải,như thể là có thể chia ra được.Nhiều người tưởng tượng chúng có móc để nối kết nhau,càng cho thấy chúng có cấu có thể chia ra được.Thuyết siêu dây từ bỏ ý tưởng về những “hạt điểm” mà cho rằng “thực thể sau cùng” là những sợi dây hai chiều.Chỉ cần ý tưởng sợi dây đã cho thấy là có thể phân chia ra từng đoạn mất rồi…
Vậy là người theo duy vật chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm nên không thể vỗ ngực cho rằng mình đúng được.Nhìn sang những người theo duy linh thì tình hình còn bi đát hơn.Nếu cho rằng có một thực thể uyên nguyên siêu việt tạo ra tất cả,thì thế cách tạo ra làm sao ? Đấng toàn năng “hô biến” để từ chỗ không có gì cả (hư vô) bỗng trở thành có vũ trụ,tức là từ Không Có thành ra Có.Điều này rất vô lý,vì quan sát thế giới ta thấy mọi thứ Có sau đều do thứ khác Có trước.Lại nữa,chưa bao giờ thấy từ một nhân có thể sinh ra một quả,nên ý tưởng cho rằng từ một Thượng đế (một nhân) sinh ra vũ trụ là cái quả của nó,không thể chấp nhận đối với lý trí con người.Do đó người theo thuyết duy linh chỉ còn có cách là dùng lòng tin mà thôi.

Bây giờ xem xét đến những người theo duy tâm.Vấn đề đầu tiên họ đặt ra là tất cả những thứ mà con người nhìn thấy,nếu không có “cái tôi” thì làm sao mà biết nó có hay không ? Đứng từ góc độ của bản thân mình mà xét,tôi nhận thức được vũ trụ vạn hữu là nhờ có giác quan thu nhận mà nếu không có chúng thì chắc chắn tôi không biết được gì cả.Cái tưởng rằng “thế giới khách quan” ở bên ngoài con người chẳng qua chỉ là cảm giác con người tạo ra.Cũng giống như khi nằm mơ,những cảnh vật trong mộng chỉ là do tâm thức vọng tưởng.Những thứ mà chúng ta gọi là “thế giới vạn hữu” đều chỉ là những hình dạng,màu sắc,âm thanh…do tâm thức của chính mình tạo ra.Thử phân tích về màu sắc cho dễ thấy.Ánh sáng đập vào một vật nào đó rồi đi vào não bộ chúng ta,tùy vào bước sóng khác nhau của ánh sáng mà ý thức của ta tạo ra màu sắc khác nhau,chứ thật ra đâu phải vật đó có màu sắc.Rõ ra là thế giới thật bên ngoài không có màu sắc,mà đó chỉ là cảm giác con người tạo ra rồi lầm tưởng là thế giới thật có màu sắc.Rồi đến hình dáng vật này vật kia,nếu không có màu sắc khác nhau ; chẳng hạn mọi vật bên ngoài chỉ có một màu sắc như nhau ; thì chúng ta đâu có phân biệt được cái này cái kia.Cùng một thế cách như vậy về màu sắc,âm thanh mà tai ta nghe được cũng là do tâm ý ta tạo ra…
Người theo “bất khả tri” cho rằng cái thế giới thật bên ngoài nó như thế nào chúng ta mãi mãi không thể biết,vì chúng ta chỉ nhận biết được thế giới bên ngoài nhờ có 5 giác quan mà thôi.Mà giác quan chúng ta chỉ biết thu nhận rồi biến cải ra thành những khái niệm như là hình ảnh,màu sắc,âm thanh,toàn là những thứ do tâm tạo ra chứ không thể thấy được tự tính của thế giới,cái mà I.Kant gọi là “vật tự nó”.Như vậy là người theo “bất khả tri” vẫn cho rằng có cái thế giới thật bên ngoài,nhưng do giới hạn tự nhiên của con người nên không thể nào biết bộ mặt thật của nó.
Còn người theo duy tâm lại phản bác luôn cái mà người ta cho rằng có thế giới thật bên ngoài,cái đó cũng chỉ là do ý thức con người bày đặt ra mà thôi.Chính cái cảm giác của tôi mới là nguyên nhân đầu tiên,nó là chủ nhân ông tạo ra mọi thứ rồi cũng chính nó vọng chấp là có thế giới bên ngoài mình.Cũng như ví dụ về giấc mơ,tâm thức chúng ta tạo ra giấc mơ rồi cũng tâm thức đó vọng tưởng là những thứ trong mơ đều thật có ! Tôi tạo ra nó rồi cũng chính tôi là người duy nhất thấy biết về nó.Giống như câu nói nổi tiếng của phái Nhất nguyên Vèdanta “Ta chính là tác giả và cũng là khán giả của thế gian”.

Có người thắc mắc nếu như “tất cả do tâm tạo” thì cái tâm đó là tâm của ai ? Hỏi như vậy là vẫn còn theo cách nhìn mặc nhiên cho rằng có thế giới bên ngoài rồi.Giống như khi nằm mơ,ở trong giấc mơ đó mà hỏi thì biết rõ là thật ra không có ai cả,chỉ có bản thân mình mà thôi.Bởi vì phải đứng ở góc độ từ bản thân chính mình mà suy xét,mới hiểu đúng ý người theo duy tâm.PG có câu nói rất thâm thúy “Hồi đầu thị ngạn”,tức là quay đầu lại thì thấy bến bờ.Nghĩa là hãy quay trở lại bên trong chứ đừng nhìn ra bên ngoài,xem xét cái tâm của mình mà nhận ra rằng chính nó là chủ nhân tạo tác ra thế gian,vọng tưởng ra cảnh vật sông núi,người này vật nọ.Nhiều người không hiểu được thâm ý đó mà giải nghĩa theo kiểu đạo đức học kiểu như “hãy hối lỗi,thành tâm để thành con người tốt” :D Lại có người châm biếm :”Nói vậy hóa ra tôi nói chuyện với cái đầu gối của mình à ?” Hỏi vậy chỉ đúng phân nữa,tư tưởng đúng là chính tôi,nhưng tư tưởng cũng phân ra thành chủ thể và đối tượng,tức là “cái tôi” và “cái thế giới bên ngoài tôi”.Có người thắc mắc “Nếu tất cả do tâm của tôi tạo ra thì tại sao nó không diễn ra theo đúng ý của tôi?” Người hỏi câu này nên xét đến trường hợp nằm mơ,giấc mơ do người nằm mơ tạo ra nhưng diễn biến của nó vẫn khách quan chứ không lệ thuộc vào ý muốn của người nằm mơ.Trong mơ thấy con cọp rượt đuổi tôi vẫn chạy trối chết :D

“Tam giới duy tâm,vạn pháp duy thức”,điểm qua hầu hết giáo lý PG ta thấy rõ là PG đứng trên quan điểm duy tâm,đả phá duy vật.Nhưng có một điểm khác biệt quan trọng : chủ nghĩa duy tâm cho rằng Tâm là bản nguyên đầu tiên,thực hữu.Còn PG chỉ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tâm,không có tâm thức thì không thể có cái gì,thế nhưng nó vẫn là vô thường,vô ngã,giả hữu.Dù có những môn phái nhấn mạnh đến Tâm thức nhưng chính họ cũng khuyến cáo là không nên chấp Tâm (Thức) như là một thực thể.
_ Kinh Lăng già nói: "Do tự tâm chấp trước, tâm hiện tợ cảnh bên ngoài, cảnh được thấy đó chẳng phải có thật, thế nên nói Duy tâm".
_ “Song các Tâm, Tâm sở là pháp y tha khởi, cũng như việc huyễn, không phải thật có, chỉ vì để khiến trừ cái bịnh vọng chấp thật có cảnh ở ngoài Tâm, Tâm sở, nên nói "Duy có thức". Nếu lại chấp "Duy thức" là thật có, thì cũng như chấp ngoại cảnh, đều là pháp chấp. … Nói y thức biến còn có tác dụng đặc biệt là đối trị cái bịnh vọng ngoại tha hóa, để xoay nhìn lại mình, thấy lại mình vốn là chủ nhân ông của mọi hiện hữu, như thấy lại bản lai diên mục. Từ đó chuyển bỏ dần lối thấy biết sai lầm gây đau khổ, thành cái Trí tuệ Bát nhã, trí Ðại viên cảnh, xây dựng cảnh giới an vui tự tại.” (Thành duy thức luận)
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
CÓ – KHÔNG , THẬT – GIẢ


Con người do giới hạn của giác quan mà cảm nhận cảnh vật xung quanh đều là thật,cái nào cũng có bản ngã.Nhưng suy xét kỹ thì chẳng thấy cái gì là thật cả,chẳng qua do nhìn thấy chúng có vẻ như thật.Vì bị ảo giác rằng mọi thứ đều là thật nên cũng vọng tưởng về hư không.Chúng ta cho rằng các pháp giống như những thực thể khác nhau,giữa những thực thể đó là “không có gì hết”,tức là hư không.Như vậy là cho rằng Có tức là thật có,còn Không tức là thật không.Thật có là nó tự có,nhưng như phần đầu đã phân tích rồi,chúng ta tìm mãi mà chưa thấy cái gì là tự có.Thật không là nó tự không,hư không nghĩa là “không có gì cả”.Thế nhưng qua quan sát thì tất cả đều là “có do cái khác có,không cũng do cái khác không”,chứ không thể có tự không được (tức là hư vô “không” mà không phải do cái khác không).
_Có thật : là cái gì đó tự có,không nương tựa vào cái khác.Vì tự thân hiện hữu nên mặc nhiên nó đã có từ nguyên thủy và mãi mãi không mất đi.
_Có giả : là cái gì đó không tự có,nó hiện hữu là do nương tựa vào cái khác.Nếu cái mà nó nương tựa không có thì nó không thể có.

Ví dụ : giấc mơ là giả vì nó nương tựa vào tâm thức người năm mơ,hình ảnh trên màn ảnh có là nhờ có máy chiếu nên mới có…Còn về cái gì đó có thật hay được nghĩ đến là Thượng đế,vì là một thực thể tự có mà không cần cái gì khác sinh ra nên nó cũng không bao giờ mất đi (hằng hữu)


Do nhận thức sai lầm nên chúng ta hay cho rằng cái gì cũng có bắt đầu,thật ra do chúng ta cắt xén sự vật nên thấy có bắt đầu và kết thúc,chỉ là tương đối. Thế là từ quan điểm tương đối đó mà suy diễn là vũ trụ cũng có sự khởi đầu nên đặt ra vấn đề về “nguyên nhân đầu tiên”,từ đó ý nghĩ về Thượng đế ra đời.Đó là do vọng tưởng vũ trụ giống như những vật thế khác,trong khi nó chỉ là một giả danh,tập hợp những thứ tạo nên nó mà những thứ đó cũng giả danh nốt. Thật ra thì xet về toàn bộ vạn vật mà không “chặt khúc” chúng ta thấy trước khi có cái gì thì cũng đã có cái gì trước đó,cho nên chỉ có thể nói “bắt đầu” có nghĩa với một sự vật cụ thể,còn nói về vũ trụ xét trên bình diện tổng thể thì không thể có “bắt đầu”.Suy nghĩ của chúng ta về CÓ – KHÔNG CÓ cũng sai lầm.“CÓ” thì phải nói “có cái gì” kèm theo thì người ta mới hiểu được,nếu không thì “có” trở nên vô nghĩa,tức là không có nghĩa gì cả.Cũng vậy,KHÔNG CÓ thì phải là “không có cái gì”.Ấy thế mà chúng ta cứ hay nghĩ đến cái gọi là hư vô,là “không có gì hết”.Tại sao vậy ? Thử lấy ví dụ cho rõ ý : có một cánh đồng cỏ tự bao đời nay,bỗng một hôm ta thấy có một con đường chạy ngang qua.Thế là trong đầu chúng ta nảy sinh ý nghĩ “trước đó không có gì cả,bây giờ bắt đầu có một con đường”,tức là trước khi có con đường thì chỉ là hư không.Nhưng phải hiểu cho đúng là trước khi có con đường,đã có cái gì đó chứ không phải là “có” hư không.Trước đó có cỏ mọc ngay chỗ bây giờ là con đường,bây giờ thì không có cỏ.Tức là CÓ cỏ mọc, KHÔNG CÓ cỏ mọc, CÓ con đường, KHÔNG CÓ con đường…chứ không bao giờ là KHÔNG CÓ…gì hết (hư không) .CÓ (hiện hữu) là ám chỉ đến cái gì,hay KHÔNG CÓ (không hiện hữu) cũng là ám chỉ đến cái gì,tức là bổ xung cái ý để cho có nghĩa.Cũng như nói ĐẸP,nói trống không như vậy thì vô nghĩa,phải nói là cái gì ĐẸP : cô gái này đẹp,cái nhà kia đẹp…thì người ta mói hiểu,mới là câu có nghĩa.
CÓ – KHÔNG CÓ là cái nhìn tương đối về thế giới hiện tượng theo cái thấy của con mắt,do đó nó không phải là bản chất,chân tướng thực sự của vũ trụ.Xét từng sự vật cụ thể thì CÓ – KHÔNG CÓ là khác nhau,vì có trước có sau ; nhưng xét về toàn bộ như một tổng thể thì lại là đồng thời,xuất hiện cùng một lần.Hễ “Có một cái gì” thì cũng đồng thời là “Không có một cái gì” rồi,ngược lại, Không có một cái gì thì cũng đồng thời là Có một cái gì.Như ở ví dụ trên : Có một con đường cũng đồng thời là Không có đám cỏ mà trước đây nó hiện hữu ở trên con đường.Do đó các pháp do duyên sinh,khi hợp khi tan,mà “hợp” ở chỗ này cũng đồng thời là “tan” ở chỗ khác.

Giờ xét xem CÓ – KHÔNG CÓ cái gì đó cụ thể xem có phải là có thật một vật nào đó hay không.Giả dụ chúng ta nhìn thấy cái bàn,cho rằng “có cái bàn”.Nhưng không phải là có cái bàn thật (thực thể) mà nó chỉ là một cái tên gọi để nói đến một tổ hợp những thứ không phải cái bàn : gỗ,đinh,sơn…Phân tích những vật liệu này thì thấy thêm,nếu không có ông thợ mộc thì không thể có cái bàn,nếu không có rừng,không có mỏ sắt…thì cũng không thể có cái bàn.Cứ quán chiếu sâu sắc mối liên hệ của chúng theo không – thời gian thì đến lúc chúng ta nhận thấy : muốn cho cái bàn hiện hữu thì phải có sự hiện hữu của tất cả các pháp khác trong vũ trụ,mà vũ trụ cũng được gói gọn trong từng pháp một giống như cái bàn.Đó là ý nghĩa thâm thúy của câu nói nổi tiếng trong Hoa nghiêm tông “Một là tất cả,tất cả là một”.Vì “một” chỉ là khái niệm tương đối để phân loại vật này vật nọ theo hình tướng,nhưng nhìn sâu vào thì thấy mỗi một hàm chứa tất cả pháp.Ngược lại,tất cả pháp chỉ được nhìn thấy khi xét đến mỗi một pháp bất kỳ.Câu nói của Huệ năng “Xưa nay chưa hề có một vật nào” cũng là ý nói không có vật thật (thực thể,bản ngã) chứ kẻo nhiều người hiểu sai,vì rõ ràng xưa nay ai cũng thấy có vô số vật,chứ sao lại chưa hề có một vật nào :D Trước đây Pháp Tạng đã làm một thí nghiệm cho Dương Quý Phi để cho thấy hình ảnh của thế giới theo quan điểm “Một là tất cả,tất cả là một”.Ở giữa phòng đặt một tượng Phật và một cây đèn cầy.Xung quanh tường gắn những tấm gương sao cho mỗi tấm đều phản chiếu hình ảnh những vật chứa trong phòng. Dương Quý Phi rất ngạc nhiên và thích thú khi thấy mỗi tấm gương đều phản chiếu tượng Phật và những tấm gương khác,và thấy tấm gương nào cũng chỉ có tượng Phật và cây đèn cầy.

Trước đây thời kỳ Newton người ta thường nghĩ,nếu giả dụ lấy hết mọi thứ trong vũ trụ thì còn lại không gian trống rỗng và thời gian cứ lặng lẽ trôi.Nhưng giờ đây,Einstein đã làm cho ta hiểu rõ ra là nếu lấy hết mọi thứ thì không – thời gian cũng không còn,vì chúng là thuộc tính của vạn vật chứ không phải là cái gì đó tự thân hiện hữu.Điều đó càng xác nhận giáo lý vô ngã của PG là đúng đắn,lý Duyên khởi luôn là chân lý tuyệt đối.Chẳng những không – thời gian không phải là tự hữu mà tính chất của chúng là riêng biệt,phụ thuộc vào vật thể.Một người ở gần “chân trời” của lỗ đen sẽ thấy thời gian trôi rất chậm,chỉ mới trong chớp mắt thôi mà ở trái đất thì đã trôi qua mấy ngàn năm,bao nhiêu là chuyện vật đổi sao dời ! Cũng như trong giấc mơ,chúng ta thấy diễn biến trong đó đã xảy ra nhiều ngày,khi tỉnh giấc thì thấy thời gian mới qua đi chỉ vài phút :)

Nhưng đừng có ai cho rằng cuộc đời thật y như giấc mơ rồi hiểu sai.Đó chỉ là ví dụ minh họa,giấc mơ thì có người nằm mơ,còn cuộc đời thật này tuy giống như mơ nhưng không phải là giấc mơ một của ai đó.Trước đây có người nghĩ rằng nếu thế gian này chỉ là giấc mộng thì chúng ta cứ tha hồ mà làm bậy.Đó là cách hiểu sai,vì ý người nói cho rằng có hai cái “tôi” : một cái tôi trong mơ là giả,còn cái tôi thật khác nữa.Do đó khi làm gì sai trái thì mặc kệ cái “tôi giả”,vì cái tôi có thật không hề hấn gì :D


Nếu như nói “giả” là vì có “thật” nên mới biết là giả.Cũng như khi tỉnh dậy,biết là có cái thế giới thật nên mới biết cái thế giới trong mơ là giả.Nếu đã không có cái gì thật thì tại sao nói rằng thế giới này là giả ảo ? Cũng vậy,chúng ta hãy thắc mắc tại sao thế giới này là vô ngã mà không thể khác đi,là có ngã ? Các bạn hãy tự suy ngẫm rồi tìm câu trả lời đi nhé.Nếu không tìm ra thì hãy chờ lời giải đáp ở những phần sau.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
NHỊ NGUYÊN , NHẤT NGUYÊN



Người ta thường nói tư tưởng con người lúc nào cũng là Nhị nguyên cả.Chúng ta thử ngẫm lại mà xem có đúng vậy không ? :D Dù ngôn từ có phong phú đến cỡ nào,chung quy lại cũng dựa trên 2 cặp đối lập mà khai triển ra : chẳng hạn từ “SÁNG – TỐI” --> sáng vừa,rất sáng,tốt mịt,nữa sáng nữa tối…
Như đã nói,tất cả đều do tâm tạo.Bây giờ nhìn lại thì thấy tâm ý con người lại luôn hành hoạt và bị giới hạn trong khuôn khổ Nhị nguyên,tức là lúc nào cũng dựa trên hai bản nguyên,hai phạm trù đối lập nhau.Ví dụ : nhân – quả,sinh – tử,tuyệt đối – tương đối,đúng – sai,sạch – dơ,chánh – tà ,v.v….Tất nhiên là chúng ta có thể nói khác đi,nhưng để hiểu được thì cũng phải dựa trên cái ý tưởng “2 trụ cột” đó mà hiểu nghĩa,chứ không thể khác được !

Nhìn lại triết học,ngoài trường phái Nhị nguyên luận,còn lại đều theo Nhất nguyên luận cả.Vì thâm tâm con người ai cũng cho rằng mọi thứ đều phải quy về một nguyên nhân tối sơ,làm nền tảng cho hết thảy.Dù quan sát thực tế chúng ta cũng thấy không thể có một nhân mà tạo nên quả của nó,vì một kết quả nào đó được tạo ra là do nhiều nguyên nhân (điều kiện) kết hợp.Thế nhưng tại sao con người ta vẫn cứ tin rằng có một cái gì đó Tuyệt đối,là nguyên nhân đầu tiên ? Cũng là do cái tư tưởng nhị nguyên mà ra.Chúng ta thấy rằng thế giới này chỉ là tương đối,có vô thường biến đổi,có sinh có tử,… thì ắt phải có cái thế giới tuyệt đối luôn thường hằng bất biến,vô sinh bất tử…Đối với một tôn giáo Nhất thần,Tuyệt đối là một Đấng tối cao đầy quyền năng,chính xác hơn là Toàn năng,tạo dựng nên tất cả.Đối với nhà duy vật thì đó là những thực thể nhỏ nhất,không thể phân chia,thường hằng bất biến.Đối với nhà duy tâm thì đó là Tâm thức con người,là chủ thể đầu tiên và duy nhất.Phật giáo cũng kiến giải theo lối duy tâm,cho rằng Tâm thức con người chính là chủ thể gầy dựng nên thế giới.Nhưng cũng nhấn mạnh đến đặc tính vô thường,vô ngã của Tâm thức giống như thân xác hoặc mọi pháp khác.PG dùng rất nhiều tên gọi để ám chỉ Tuyệt đối : Chân tâm,Chân không,Niết bàn,Như lai tạng,Bản lai diện mục,Chân như,Phật tánh…Ngoài ra,từ “Không” hoặc là “Phật” cũng được dùng để nói đến cái nghĩa “Tuyệt đối” chứ không chỉ là “không có bản ngã” hoặc là “Phật Thích Ca”.Mặc khác,Phật giáo cũng phủ nhận bản ngã,bác bỏ sự tồn tại của một nguyên nhân đầu tiên.Do đó phải hiểu cho đúng : “Tuyệt đối” của PG hiểu theo nghĩa là bản chất để đối lại với cái thế giới hiện tượng này,chứ không phải theo nghĩa Tuyệt đối là cái có trước tiên,tạo ra thế giới của chúng ta.Nhưng nó cũng khác với phái Nhất nguyên Vèdanta cho rằng thế giới này là giả ảo,chỉ có cái “bản chất” đó mới là thật ; PG cũng bác bỏ cả cái “bản chất” đó luôn,vì nó cũng là giả danh nốt :D Chúng ta thường nghe nói đến ẩn dụ “nhìn sợi dây hóa ra con rắn”,hiểu cái ý cho rằng sợi dây là giả tạo do con mắt bị quáng gà mà nhìn lầm,chỉ có sợi dây mới là cái có thật.Nhưng người học Phật phải hiểu cho đúng,đó là ẩn dụ để minh họa về “thật-giả”,chứ thật ra không có cả con rắn lẫn sợi dây.Bởi vậy mà ngài Long thọ mới nói “tất cả đều là không,ngay cả không cũng là không nốt”.Ai mà nghĩ rằng “không” là “hư không” (không có gì hết) hoặc “không” là một thực thể tuyệt đối nào đó đều sai lầm.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
BẤT NHỊ , BẤT NHẤT


Con người cứ tưởng hai bản nguyên đối lập là tồn tại độc lập nhau,nhưng thật ra chúng tồn tại nhau bằng cách dựa vào nhau mà thành.Nguyên lý duyên khởi “cái này có do cái kia có” ở đây được quy kết ngay trong hai bản nguyên đối lập.Hệ quả rất sâu sắc,vì “Nhị nguyên” tưởng như hai tự tánh riêng biệt nhưng hóa ra là nương nhau mà thành.Qua đó để thấy bản chất của chúng là như nhau,đều trống không như nhau !
Cũng giống như trong rạp hát,diễn viên và khán giả quan hệ nhau rất chặt chẽ.Nếu không có diễn viên thì khán giả không đến rạp xem,ngược lại,nếu không có khán giả đến thì cũng không thể có diễn viên.Hoặc như “mua – bán” : nếu không có “mua” thì “bán” không thể lập,mà không có “bán” thì làm gì có “mua”…

_ Bất nhị,bất nhất : là vì chúng không phải hai tự tánh độc lập nhau (nên gọi là không phải hai) mà cũng không phải là giống nhau (nên cũng không phải là một).
Cũng có khi chúng ta nghe nói chúng là một,nhưng lại theo cái ý là chúng có bản chất rỗng không như nhau,chứ đừng tưởng lầm là chúng giống nhau hoặc là có chung một nguồn gốc tạo ra.Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa giáo lý PG với AG.

Vì phần “Duyên khởi” và phần “Bất nhị” này là quan trọng nên tôi phân tích một số cặp Nhị nguyên để hiểu thêm :

_ Sinh – Tử : nhiều người lầm tưởng rằng liễu thoát sanh tử là đi tới một cõi nào đó để được sống bất tử :D Họ quên mất cái luật là hễ có sinh tất phải có tử,người giác ngộ cũng không thể đứng ngoài quy luật ! Phương cách liễu thoát sanh tử thật ra là nhìn ngay vào các pháp sinh tử để thấy rằng thật ra…không có sinh tử :)
Những gì chúng ta thấy về con người và vạn vật xung quanh tuồng như là thật có,nhưng thực chất như là ảo ảnh “nước” khi đi trong sa mạc : chỉ là do giác quan nó đánh lừa chúng ta.Thấy là vậy mà không phải như vậy.Cũng như ta thấy mặt trời mọc ở hướng đông,lặn ở hướng tây ; nhưng thật ra mặt trời đứng yên,còn mặt đất mà ta đang đứng tưởng là đứng yên lại là thứ chuyển động.Những phần trước đã nói,các pháp chỉ là giả danh chứ không phải thực thể.Do đó ta thấy có sinh có diệt là có sự sinh ra và mất đi của một giả danh chứ không phải thật có một cái gì đó sinh ra và mất đi.Nếu như nó là thật có,tức là một thực thể,thì hiển nhiên là nó tự có (hằng hữu) nên không cần phải sinh ra,cũng không thể mất đi.Vì tưởng con người là có thật,nhưng khi chết thì không thấy con người ở đâu nên ý nghĩ về một linh hồn bất diệt nảy sinh…
Xét đến tính chất “bất nhị” về sinh tử thì “sinh” và “tử” nương tựa nhau mà cùng hiện khởi đồng nhau (một lượt).Nương nhờ ý tưởng về “sinh” mà có cái ý tưởng và “tử” ; ngược lại cũng vậy.

_ Nhân – quả : cái có trước là nhân,cái có sau là quả của nó.Điều hiển nhiên ai cũng thấy là nhờ có nhân mới có quả.Nhưng họ lại không thấy được điều ngược lại : nhờ có quả nên cái có trước mới gọi là “nhân” :D Mà cũng chỉ là “nhân” đối với cái có sau,chứ nó lại là “quả” của cái trước nó nữa.Như vậy bản thân nó không phải là nhân hay quả,mà chỉ xét nó là “nhân” hay “quả” đối với trường hợp cụ thể.Ví dụ : A  B  C.Ta thấy B là quả của A nhưng lại là nhân của C.Ví dụ về vòng tuần hoàn của nước : nước sông hồ  biển  hơi nước  mây  mưa  nước sông hồ.Như vậy “nhân quả” chỉ là xét riêng từng trường hợp có trước có sau,có nhân có quả chứ trên tổng thể thì không có nhân quả.Cũng như câu nói “kỳ nhông là ông kỳ đà,kỳ đà là cha tắc ké,tắc ké là mẹ kỳ nhông” xét về mặt tổng thể thì không có con nào “chức” lớn hơn con nào :D
Nhân quả cũng diễn ra đồng thời xét về phương diện giả danh.Người mẹ sinh con rồi thì mới gọi là “mẹ”.Nếu chưa sinh con thì đó chỉ là người đàn bà mà không phải là mẹ.Như vậy “mẹ - con” đều xuất hiện cùng lúc.Nhờ có mẹ mới có con đã đành,nhưng không có con thì cũng không có cái danh xưng là “mẹ”.

_ Lớn – nhỏ : cũng do so sánh phân biệt nhau mà có.Trái quýt nhỏ hơn trái cam,trái cam nhỏ hơn trái bưởi.Như vậy trái cam là nhỏ hay lớn ? Thật ra bản thân nó vốn không có tính chất “nhỏ” hoặc “lớn”,chẳng qua là so sánh với cái này thì cho là nó “nhỏ”,nhưng so sánh với vật khác thì nó lại là “lớn”.

_ Tốt – xấu : Lão tử có nói “Thiên hạ cho là tốt thì đã có xấu rồi,cho là thiện thì đã có ác rồi”.Ví dụ khi đi đường gặp một cô gái đẹp,anh chàng liền thốt lên “cô nàng đẹp quá !” Làm sao biết là cô gái đó đẹp ? Do có hình mẫu “xấu xí” sẵn trong đầu,rồi so sánh với cái xấu mà biết là đẹp.Nếu không có xấu thì không thể biết đẹp là gì,ngược lại cũng vậy.

_ Đây – Đó : “Đó có là do Đây,Đây còn là nhờ Đó” (Trang tử)
Chúng ta nảy sinh ý nghĩ về chỗ này Đây là nhờ có ý nghĩ về Đó (ở đằng kia) làm duyên nương tựa.Ngược lại,”Đó” có ý nghĩa để hiểu được lại nhờ có trước cái ý về “Đây” làm duyên cho nó.Nếu tôi ở đây,anh ở đó,thì cái gì là đây hay đó ?Với tôi thì đây là tôi,đó là anh,còn đối với anh thì anh lại là đây,còn tôi mới ở đó.Nếu tôi đến chỗ anh,anh đến chỗ tôi thì ngược lại,Đó trở thành Đây,còn đây lại thành đó.
Cũng như quy ước bên trái – bên phải.Nếu tôi và anh đứng đối diện nhau thì bên trái của tôi là bên phải của anh.Điều quan trọng nhất là “trái” có là nhờ có “phải”,còn “phải” có là nhờ có trái”.


Phật đã đưa ra một ví dụ hình tượng về hai bó lau tựa vào nhau mà đứng vững.Chúng ta có thể dùng hình tượng đó để áp dụng cho mọi cặp nhị nguyên đối lập nhau.

_ “Ví như hai bó lau dựa vào nhau mà đứng. Cũng vậy, này Hiền giả, do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. ... Này Hiền giả, nếu một bó lau được kéo qua (một bên), bó lau kia liền rơi xuống. Nếu bó lau kia được kéo qua (một bên), bó lau này được rơi xuống. Cũng vậy, này Hiền giả, do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. ...” (Kinh Bó lau, Tương Ưng bộ, ii.112).
“Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Danh sắc có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Danh sắc do duyên gì?' Hãy đáp: 'Danh sắc do duyên thức'. Này Ananda, nếu có ai hỏi 'Thức có duyên nào không?', hãy đáp: 'Có'. Nếu có hỏi: 'Thức do duyên gì?' Hãy đáp: 'Thức do duyên danh sắc'”.
(kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh)
Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác.” (Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)

Tức là “cái thấy” và “cái bị thấy” nương nhau mà thành,phát sinh ra Thức,tức là ý thức,tư tưởng.Như vậy cả ba thứ đều là huyễn ảo,không thật có.Do đó những gì được phân tích hay lý luận cũng đều là do tư tưởng mà phát sinh nên cũng không thật nốt.Cũng như ta thấy mặt trời có mọc có lặn,ý thức ta theo đó mà nói là mặt trời có mọc có lặn.Đến đây chắc có người đã hiểu ra cái ý gì rồi,nhưng cũng nên nói thêm về “tam pháp ấn” kẻo nhiều người còn chưa thông :
_ Khổ - sướng : không có sướng thì cũng không có khổ,ngược lại,không có khổ thì không có sướng.
_ Thường – vô thường : hễ có thường tức có đoạn,mà có đoạn nên có thường.Không phải thường (vô thường),tức là có biến đổi và đoạn diệt.Ngay trong “thường” đã có tính chất đoạn diệt trên từng sát na rồi,tức là đã vô thường rồi ;do đó mới nói là vật đó bị thay đổi.Ngược lại,tuy vô thường nhưng vì thấy vẫn còn hình tướng nên cho là “vật này thường còn” mới nói nó bị thay đổi.
_ Ngã – vô ngã : trước đây có nói “vô ngã” là chân lý,nhưng thật ra nó cũng là tương đối,do đối đãi nhau mà thành.Nhân vì chấp có ngã (hữu ngã) nên mới bác bỏ,nói là vô ngã ; ngược lại,vì cho là không có ngã (vô ngã) nên hữu ngã mới được lập.Do đó “vô ngã” chỉ là phương tiện (chân lý tương đối) để chúng ta qua đó mà tìm đến mục đích là chân lý tuyệt đối.Nói theo cách gọi khác là “tánh không” cũng vậy.Vì cho rằng “có bản tánh” nên mới nói “không có bản tánh” (tánh không).Vả lại,muốn nói tánh không thì phải biết tánh không về cái gì.Tức là phải có pháp mới nói đến tánh không,cũng như nói “đẹp” thì phải là cái gì đẹp thì mới có nghĩa.
_ Tương đối – tuyệt đối : “không” còn được làm cái tên để ám chỉ đến cái chân tướng của vạn pháp,cái mà Thiền tông nói là “bổn lai diện mục” của chúng ta.Nhưng mà Tuyệt đối cũng nương nhờ đến Tương đối mà nói,do đó cũng là giả danh chứ không phải cái chúng ta tìm.
_ Chánh – tà : cũng nương nhau mà thành.Những gì chúng ta biết là “Chánh pháp” cũng chỉ là tương quan đối đãi với “tà pháp”,như vậy nó cũng là huyễn ảo chứ không phải thật.Bởi vậy kinh Kim cang mới nói “Chánh pháp còn phải bỏ huống gì là tà pháp”.
_ …..

Nếu đã hiểu ra cái ý nghĩa của “bất nhị” thì cặp đối đãi nào cũng nương tựa theo cùng cách thế như vậy. Long thọ nói đến “Bát bất” là chỉ sơ lược những cặp Nhị nguyên mà nhiều người quan tâm,chứ thật ra là có vô số “bất” :D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
TỨ CÚ


Tứ cú là 4 cách diễn đạt tư tưởng của chúng ta khi phán xét về mọi hiện tượng trên thế gian.Dựa theo tư tưởng Nhị nguyên mà có cái hệ quả là 4 cú.Chẳng hạn từ cặp Nhị nguyên đối đãi là “Có – Không” có thể triển khai thành ra tứ cú :
_ Cú thứ nhất : Có.
_ Cú thứ hai : Không
_ Cú thứ ba : vừa Có vừa Không.
_ Cú thứ tư : không Có cũng không Không.

Con người cho rằng các pháp thật có nên theo cú 1,nhưng thực tế khi đi sâu vào quán sát lại không phải như vậy.Do đó khẳng định các pháp là “có” thì sai.Nhưng cho rằng pháp thật ra “không có” cũng trật,vì nếu không có thì chúng ta không thể thấy gì cả,mà đã thấy nó sao lại bảo là không có.Nếu nói rằng “vừa Có vừa Không” cũng không phải,vì nó mâu thuẫn.Cú 3 thật ra cũng chỉ là sự kết hợp của cú 1 và cú 2 mà thành,mà 2 cú đó đã sai thì cú 3 chỉ là sự kết hợp của 2 lần nói sai :D Cú 4 thì cũng là hý luận,vì không khẳng định được điều gì.Nó chỉ là cách nói bác bỏ 2 cú đầu,đối đãi với cú 3.Như vậy nó cũng chỉ nương theo những cú trước mà nói.
Ở đây lại thấy có sự đối đãi giữa “khẳng định” và “phủ định”.Cú 1 khẳng định là “có” đã sai,thì cú 2 phủ định cú 1,cho là “không” cũng sai.Cú 3 khẳng định cả 2 cú đầu là “vừa Có vừa Không” đã sai,thì tất nhiên cú 4 “không Có cũng không Không” là cách nói phủ định của cú 3 cũng sai nốt.
Nếu như rời bỏ Tứ cú thì tư tưởng của chúng ta vẫn cứ nương theo đối đãi mà thành,không thoát được.Chẳng hạn cho rằng “không Có cũng không Không” là sai,thì nói phủ định rằng “không phải là không Có cũng không phải là không Không” chỉ là đối đãi nhau nên không đúng.Chúng ta thường nghe kinh sách PG nói “không…cũng không…”,chẳng hạn như nói kiểu “bất nhị,bất nhất” hay “bát bất” của Long thọ, là nói theo cú 4,thật ra cũng là gượng nói chứ không phải là chân lý tuyệt đối.



Nói về mâu thuẫn thì từ xưa Aristotle đã đưa ra 3 quy luật về logic học :

_ Luật đồng nhất : hễ cho là A thì phải toàn là A,không thể có B lẫn lộn trong đó.
_ Luật cấm mâu thuẫn : hễ là A thì không phải là B,vì A khác B nên không thể nói A cũng như B
_ Luật triệt tam : nếu A không đúng thì nó không phải là A,chứ không nói theo cách thứ ba nào khác

Như vậy cả phương đông lẫn phương tây đều có cách suy diễn dựa trên tư tưởng chung là Nhị nguyên.Tư tưởng đã như vậy thì ngôn từ,một sự diễn đạt ra bên ngoài của nó,cũng phải như vậy.Do đó mà nói đến Đệ nhất nghĩa đế (Chân đế) thì PG có câu “bất khả tư nghì,bất khả thuyết”.Trong kinh Kim cang cũng nói ý như vậy “Thuyết pháp tức là không có pháp nào để nói,ấy gọi là thuyết pháp”.Cũng vì sự giới hạn về ngôn từ,không thể diễn đạt được Chân đế nên Thiền tông mới nói “Hễ mở miệng ra nói là đã sai rồi”,hay như Lão tử là “Người biết thì không nói,người nói thì không biết”…

Có một câu chuyện nói về nguồn gốc của từ “mâu thuẫn” như sau :
Thời Chiến quốc có một tên lái buôn,đem “mâu” (giáo) và “thuẫn” (giáp) ra giữa chợ.Hắn cầm một cái mâu giơ lên mà rao:
_ Mâu của tôi rất bén,đâm cái gì cũng thủng.
Đoạn đến lượt quảng cáo về thuẫn,hắn cũng giơ lên mà rao :
_ Thuẫn của tôi rất bền,chẳng có cái gì đâm thủng được.
Mọi người xúm xít lại xem rất đông.Bỗng có một người cắc cớ hỏi :
_ Nếu lấy mâu và thuẫn của ông chọi nhau thì kết quả thế nào ?
Tên buôn lẻo mép nghe vậy đành … cứng họng :D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
VÔ NGUYÊN , VÔ NGÔN


…….


Có một câu chuyện vui rất giống với tình cảnh mà Phật phải trải qua :
Trong ngôi làng nọ,một người đang thuyết giảng về một phương pháp truyền tin bằng vô tuyến có thể xuyên đại dương.Sau khi thuyết trình xong,anh ta hỏi :
_ Mọi người đã hiểu chưa ?
Ai nấy đều gật đầu,tỏ ý hoan hỷ lắm.Có một bà lão lên tiếng :
_ Những gì anh trình bày tôi đều thông hiểu hết.Nhưng chỉ có một chuyện tôi vẫn còn thắc mắc.
_ Xin bà cứ nói.
_ Tại sao bức thư gởi xuyên qua đại dương như vậy mà vẫn không bị ướt ?
_ !!!!!

:D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Đã xong phần trình bày quan điểm riêng, là kiến giải của tôi về triết lý Phật giáo, mời các bạn vào cùng phân tích đúng sai nhé. À, trước đây tôi có viết một bài chỉ ra sự khác nhau khi nói về Tuyệt đối của PG và AG, giờ tôi đang bệnh, để khi nào khỏe vào đó lấy đem ra đây sau. Có nhiều người khi nhìn vào quan điểm của AG thấy rất giống mình. Họ sẽ ồ ra rằng tại sao kinh phật cũng nói giống vậy mà. Hí hí :D đúng là có nói vậy, nhưng đừng hiểu vậy, chỉ vì phàm phu vô minh nên chấp ngã, nương theo đó mà nói để phá chấp ngã chứ không phải vậy.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Đã xong phần trình bày quan điểm riêng, là kiến giải của tôi về triết lý Phật giáo, mời các bạn vào cùng phân tích đúng sai nhé. À, trước đây tôi có viết một bài chỉ ra sự khác nhau khi nói về Tuyệt đối của PG và AG, giờ tôi đang bệnh, để khi nào khỏe vào đó lấy đem ra đây sau. Có nhiều người khi nhìn vào quan điểm của AG thấy rất giống mình. Họ sẽ ồ ra rằng tại sao kinh phật cũng nói giống vậy mà. Hí hí :D đúng là có nói vậy, nhưng đừng hiểu vậy, chỉ vì phàm phu vô minh nên chấp ngã, nương theo đó mà nói để phá chấp ngã chứ không phải vậy.

Chào doccoden! latuan lướt qua nội dung bài viết cũng thấy được chỗ tâm huyết của bạn nên khá trân trọng chỗ tri kiến đấy. Tánh latuan lại thẳng thắn nên đã nhiều lần khiến một vài vị đạo hữu bỏ diễn đàn này mà đi đầu thai bằng nicknamne khác. Hic! Rõ khổ...
Để tiện cho việc trao đổi latuan muốn xác định lại chỗ lập cước của bạn ngõ hầu việc hỏi đáp không đến nỗi truy cùng giết tận, latuan vẫn coi trọng việc hỏi thẳng, đáp thật hy vọng bạn doccoden đây cũng có cách hành xử tương ưng thì tốt biết mấy.
Hỏi:
- doccoden đang đặt mình ở vị trí hành nhân hay học nhân, hành giả hay học giả?
Trân trọng!
P/S: Vì không thấy mấy gã loi choi quen thói hỏi đáp nên latuan đồng hành với bạn một đoạn vậy.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Xin ngài tọa trấn Phật học chuyên đề.

Nam Mô Đại Trí Văn Thù Bồ Tát.

Kính ngài doccoden.

Ngài quả là Thần Long giáng thế.

images_1.jpg


VQ cũng biết rằng diễn đàn này chỉ là vũng nước trâu, không đủ để giữ chân được dấu ấn rồng thiên.

Nhưng ngày nào còn duyên hội ngộ. VQ kính thỉnh ngài tọa trấn chuyên mục: Phật học chuyên đề.- Mục đích là để tôn vinh Chánh Pháp.

Mong được ngài hỷ xả tương trợ.

Cung kính.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
rất vui khi diễn đàn có những thiện tri thức chân tu như bạn xây dựng chánh pháp như lai. a di đà phật.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Bồ Tát.

Kính ngài doccoden.

Ngài quả là Thần Long giáng thế.

images_1.jpg


VQ cũng biết rằng diễn đàn này chỉ là vũng nước trâu, không đủ để giữ chân được dấu ấn rồng thiên.

Nhưng ngày nào còn duyên hội ngộ. VQ kính thỉnh ngài tọa trấn chuyên mục: Phật học chuyên đề.- Mục đích là để tôn vinh Chánh Pháp.

Mong được ngài hỷ xả tương trợ.

Cung kính.


Úi chà, Thần Long hả thầy?

Con thấy viết dài quá nản luôn định không đọc, nhưng thấy thầy ca ngợi như vậy để con vào kiên nhẫn đọc hết xem có đúng là Thần Long không, nếu đúng Thần Long thì con sẽ bắt về làm thú cưng hì hì... :icon_nude:

P/S: doccoden ta sợ ông luôn! ta bảo ông trình kiến giải cho ta công nay ông giống mụ gì ghẻ trộn gạo với lúa rồi bắt ta ngồi nhặt híc...

Ông cứ đợi đấy, ta cũng đành phải cố ngồi nhặt xem ông trộn cái gì trong cái đống này híc... :eek:nion32:
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Úi chà, Thần Long hả thầy?

Con thấy viết dài quá nản luôn định không đọc, nhưng thấy thầy ca ngợi như vậy để con vào kiên nhẫn đọc hết xem có đúng là Thần Long không, nếu đúng Thần Long thì con sẽ bắt về làm thú cưng hì hì... :icon_nude:

P/S: doccoden ta sợ ông luôn! ta bảo ông trình kiến giải cho ta công nay ông giống mụ gì ghẻ trộn gạo với lúa rồi bắt ta ngồi nhặt híc...

Ông cứ đợi đấy, ta cũng đành phải cố ngồi nhặt xem ông trộn cái gì trong cái đống này híc... :eek:nion32:

Hì hì! Ngỡ chẳng có ma nào ra trình diện Phật hóa ra đến cũng đông đủ, việc hộ giá Phật về niết bàn ta ko quen nay mời ông lao nhọc một chuyến. Chớ buông dưa lê lắm lắm, chỉ thẳng tim người cho latuan ta còn có thời gian xem, chớ kinh kinh sách sách như mối mọt đục gỗ thì latuan ngủ đông cho khỏe.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Hì hì! Ngỡ chẳng có ma nào ra trình diện Phật hóa ra đến cũng đông đủ, việc hộ giá Phật về niết bàn ta ko quen nay mời ông lao nhọc một chuyến. Chớ buông dưa lê lắm lắm, chỉ thẳng tim người cho latuan ta còn có thời gian xem, chớ kinh kinh sách sách như mối mọt đục gỗ thì latuan ngủ đông cho khỏe.

Ta chịu thua cho nó nhanh! ta chẵng phân biệt được cái ông này y kinh giảng nghĩa hay là kiến giải về sở ngộ nữa, ta chuồn! :khi16:
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Ta chịu thua cho nó nhanh! ta chẵng phân biệt được cái ông này y kinh giảng nghĩa hay là kiến giải về sở ngộ nữa, ta chuồn! :khi16:

Về kêu sư phụ Trừng Hải của ông ra mà hộ giá chứ. Thần long của ngài vienquang6 ắt cần đến trí của Văn Thù.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Này doccoden!

Ông viết như thế ta chịu ông rồi! xin ông tóm lược vấn đề lại cho ta nhờ... :eek:nion12:


Hay là thế này đi ông nêu cái quan điểm của ông về cái gã à quên chổ "VÔ NHẤT - BẤT NHỊ" mà ông gọi là "BẤT NHỊ, BẤT NHẤT" ấy có đoạn như thế này: "Tức là “cái thấy” và “cái bị thấy” nương nhau mà thành,phát sinh ra Thức,tức là ý thức,tư tưởng.Như vậy cả ba thứ đều là huyễn ảo,không thật có.Do đó những gì được phân tích hay lý luận cũng đều là do tư tưởng mà phát sinh nên cũng không thật nốt". ta không hiểu được, nếu như lời ông nói 3 cái đó là huyển ảo thì còn cái gì là thật không? nếu không có thật thì làm sao lại bảo là ảo? phiền ông nói rỏ ràng cái chổ này cho ta để ta còn nắm bắt được ý ông muốn nói tới cái gì để còn luận bàn cho nó vui cửa vui nhà hì hì....:khicon37:
 

NamoNamo

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 7 2016
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Đã xong phần trình bày quan điểm riêng, là kiến giải của tôi về triết lý Phật giáo, mời các bạn vào cùng phân tích đúng sai nhé. À, trước đây tôi có viết một bài chỉ ra sự khác nhau khi nói về Tuyệt đối của PG và AG, giờ tôi đang bệnh, để khi nào khỏe vào đó lấy đem ra đây sau. Có nhiều người khi nhìn vào quan điểm của AG thấy rất giống mình. Họ sẽ ồ ra rằng tại sao kinh phật cũng nói giống vậy mà. Hí hí :D đúng là có nói vậy, nhưng đừng hiểu vậy, chỉ vì phàm phu vô minh nên chấp ngã, nương theo đó mà nói để phá chấp ngã chứ không phải vậy.

Đọc xong các bài viết của bạn phân tích, vừa vui vừa buồn
Vui vì mãi mới có 1 bài phân tích về triết học Phật giáo thú vị và dễ hiểu như thế này.
Buồn, vì nó mới chỉ dừng ở triết học.
Với một cái tâm mở, mình muốn đọc thêm nữa.
Trân trọng và cảm ơn bạn!

Nhân thể, mình cũng xin hỏi ngu 2 câu sau:
- Tại sao lại xuất hiện con đường Bồ Tát. Dùng triết học để giải thích và so sánh thiệt hơn với con đường khác được hay không?
- Khá nhiều người trong diễn đàn này nói về việc Thấy Tánh, khiến cho việc Thấy Tánh trở nên giống như việc ngắt một cành hoa vậy, một diễn đàn này thôi mà đông như quân Nguyên. Trong khi thực tế kể lại từ xưa đến nay, các vị chân sư học và hành đến chảy máu mắt mà còn chưa đâu vào đâu?

P/S nếu nói về góc nhìn của Duy vật, thì hiện tại Duy Vật cũng đã coi mọi thứ được sinh ra từ sóng, mà bản chất của năng sóng là không có hình tướng, mà chỉ có tần số. Với bản chất này thì mọi thứ đều hình thành từ sóng, và vũ trụ này là 1 thể đồng nhất về sóng.

Nhận thức của con người luôn là "có cái gì đó" và "cần 1 thứ để chứa đựng cái đó", vì thế nó mới tạo ra 1 không gian chứa đựng sóng, và các sóng thì ở trong không gian đó. 2 cái là 1 mà thôi nhưng não thì không thể nhập 2 cái vào 1 mà vẫn tách ra.
Theo mình đọc bài bạn, cá nhân mình cho rằng Vô Ngã là triết lý đặc sắc nhất (trong bài viết của bạn), thì dưới góc nhìn này được giải thích khá đơn giản: Mọi thứ vì đều là sóng nên thực sự nó không có một hình tướng nào thật, cũng không thể tồn tại độc lập nhau được. Các sóng có tần số khác nhau nhưng thực ra đều nằm chung 1 nguồn phát, đồng nhất với nhau và tương tác lẫn nhau nhưng chúng thực ra đều là 1. Sự biến đổi trong 1 thể thống nhất đó, chính vẫn là nó, tương tác nội tại trong đó, và khi phối hợp với ý thức của con người quan sát và nhận thức cả tổng thể này, thì sinh ra vô thường, vô ngã:
- Cái bàn chỉ là giả lập của những nhân tố vô ngã hình thành nên nó, và nó cũng vô ngã: Góc nhìn của triết học Phật giáo
- Cái bàn là 1 biểu hiện phối hợp giữa sóng nhận thức của con người và sóng tạo ra cái bàn đó, mà sóng của cái bàn đó không thể tách rời sóng tạo thành cả vũ trụ, nhận thức của con người cũng nằm trong hệ thống sóng của toàn vũ trụ. Không thể có 1 thứ tách ra khỏi cả cái toàn thể chung được để mà "Hữu ngã", vì thế từng cái một bên trong tổng thể đó đều vô ngã. Toàn bộ tổng thể đó cũng vô ngã vì não người vẫn tách ra không nhập được giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng vào làm 1. Tức là khi não người nghĩ đến tổng thể nguồn sóng, thì cũng chỉ là 1 bộ phận trong nguồn sóng đó chứ vẫn chưa phải là tổng thể, vì thế nó vẫn vô ngã: Góc nhìn duy vật hiện đại.

Tổng thể đó - Là Tự Tánh!

Với góc nhìn này thì dù cố nhìn nhận thế giới theo Duy Tâm, Duy Vật, Bất Khả Tri, Duy Linh hay Triết Học của Phật Giáo, cũng là sự sai lầm, vì não vẫn không nhận thức được đúng 1 thứ quan trọng nhất: "nguồn sóng" và "Thứ chứa đựng nguồn sóng" là 1
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
...

Đọc xong các bài viết của bạn phân tích, vừa vui vừa buồn
Vui vì mãi mới có 1 bài phân tích về triết học Phật giáo thú vị và dễ hiểu như thế này.
Buồn, vì nó mới chỉ dừng ở triết học.
Với một cái tâm mở, mình muốn đọc thêm nữa.
Trân trọng và cảm ơn bạn!

Nhân thể, mình cũng xin hỏi ngu 2 câu sau:
- Tại sao lại xuất hiện con đường Bồ Tát. Dùng triết học để giải thích và so sánh thiệt hơn với con đường khác được hay không?
- Khá nhiều người trong diễn đàn này nói về việc Thấy Tánh, khiến cho việc Thấy Tánh trở nên giống như việc ngắt một cành hoa vậy, một diễn đàn này thôi mà đông như quân Nguyên. Trong khi thực tế kể lại từ xưa đến nay, các vị chân sư học và hành đến chảy máu mắt mà còn chưa đâu vào đâu?

P/S nếu nói về góc nhìn của Duy vật, thì hiện tại Duy Vật cũng đã coi mọi thứ được sinh ra từ sóng, mà bản chất của năng sóng là không có hình tướng, mà chỉ có tần số. Với bản chất này thì mọi thứ đều hình thành từ sóng, và vũ trụ này là 1 thể đồng nhất về sóng.

Nhận thức của con người luôn là "có cái gì đó" và "cần 1 thứ để chứa đựng cái đó", vì thế nó mới tạo ra 1 không gian chứa đựng sóng, và các sóng thì ở trong không gian đó. 2 cái là 1 mà thôi nhưng não thì không thể nhập 2 cái vào 1 mà vẫn tách ra.
Theo mình đọc bài bạn, cá nhân mình cho rằng Vô Ngã là triết lý đặc sắc nhất (trong bài viết của bạn), thì dưới góc nhìn này được giải thích khá đơn giản: Mọi thứ vì đều là sóng nên thực sự nó không có một hình tướng nào thật, cũng không thể tồn tại độc lập nhau được. Các sóng có tần số khác nhau nhưng thực ra đều nằm chung 1 nguồn phát, đồng nhất với nhau và tương tác lẫn nhau nhưng chúng thực ra đều là 1. Sự biến đổi trong 1 thể thống nhất đó, chính vẫn là nó, tương tác nội tại trong đó, và khi phối hợp với ý thức của con người quan sát và nhận thức cả tổng thể này, thì sinh ra vô thường, vô ngã:
- Cái bàn chỉ là giả lập của những nhân tố vô ngã hình thành nên nó, và nó cũng vô ngã: Góc nhìn của triết học Phật giáo
- Cái bàn là 1 biểu hiện phối hợp giữa sóng nhận thức của con người và sóng tạo ra cái bàn đó, mà sóng của cái bàn đó không thể tách rời sóng tạo thành cả vũ trụ, nhận thức của con người cũng nằm trong hệ thống sóng của toàn vũ trụ. Không thể có 1 thứ tách ra khỏi cả cái toàn thể chung được để mà "Hữu ngã", vì thế từng cái một bên trong tổng thể đó đều vô ngã. Toàn bộ tổng thể đó cũng vô ngã vì não người vẫn tách ra không nhập được giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng vào làm 1. Tức là khi não người nghĩ đến tổng thể nguồn sóng, thì cũng chỉ là 1 bộ phận trong nguồn sóng đó chứ vẫn chưa phải là tổng thể, vì thế nó vẫn vô ngã: Góc nhìn duy vật hiện đại.

Tổng thể đó - Là Tự Tánh!

Với góc nhìn này thì dù cố nhìn nhận thế giới theo Duy Tâm, Duy Vật, Bất Khả Tri, Duy Linh hay Triết Học của Phật Giáo, cũng là sự sai lầm, vì não vẫn không nhận thức được đúng 1 thứ quan trọng nhất: "nguồn sóng" và "Thứ chứa đựng nguồn sóng" là 1

Tôi không có đọc triết học hay đại loại những gì giống như vậy nên không bàn về vấn đề đó.
Nhưng thấy Ngài có phân vân về cái gọi là " Khá nhiều người trong diễn đàn này nói về việc Thấy Tánh, khiến cho việc Thấy Tánh trở nên giống như việc ngắt một cành hoa vậy, một diễn đàn này thôi mà đông như quân Nguyên. Trong khi thực tế kể lại từ xưa đến nay, các vị chân sư học và hành đến chảy máu mắt mà còn chưa đâu vào đâu?"
Đây là điều đáng mừng cho Đạo Phật. vì người học Phật mà hướng đến sự giải thoát mà thực hành Phật Pháp mới có sự khát khao thấy được cái chân thật mà chư Phật Tổ tạm gọi là Thấy Tánh.
Mà trên thực tế, những người học Phật theo phương pháp và con đường thấy tánh rồi khởi tu( nghĩa là tin tưởng và thấy biết có cái chân thật) ở nơi chính mình ( đọc thêm Tâm Bất Sinh ) thì như vậy sẽ không lạc vào tà giáo, mê tín dị đoan.
Ngày nay Pháp môn niệm Phật gần như chiếm phần đa trong tất cả các phương pháp thực hành theo đạo Phật. Nói như Ngài Duy Lực : "tôi hoằng dương Tịnh Độ mấy mươi năm mà chưa thấy ai Phát huệ . chỉ tại họ chấp quá nặng thành mê tín, thực hành không đúng yếu chỉ Tịnh Độ."
Lại bị một số tà sư lợi dùng trục lợi dẫn dắt vào tà mê nên ngày càng xa rời chánh pháp.
Mà ông cũng thấy đấy những người ở diễn đàn như ông nói ông xài họ hơi khó, không dễ nuốt như cháo canh , không giống mấy bà suốt ngày tụng kinh niệm Phật nhờ gia trì cho buôn may bán đắt cho gia đình giàu có khỏe mạnh....nhiều lắm híc... thì chắc ông nắm tóc người ta ngay và đổ đầy bụng họ.... híc....
Ông không theo và chưa đi trên con đường mà Chư Tổ Thiền Tông khai phá thì chớ có ra lời nông nổi.
Tôi hỏi ÔNg tại sao ông cứ khẳng định đường lối của ông là đường lối đúng đắn.
Ông chứng minh thêm đi rồi thuyết phục mọi người đi.
Chẳng lẽ cả cái diễn đàn này đang tu mù, chỉ có mình ông là sáng suốt minh triết?
Ngày xưa ông Thích Ca có biết quái gì về sóng với không sóng, chư Tổ cũng vậy mà sao vẫn nói đủ 3 tạng cho ông và tất cả học?
Liệu ông có lật được 3 tạng kinh điển ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên