Tâm bình thường là Đạo

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
221
Điểm tương tác
160
Điểm
43
LẠI NÓI VỀ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ. Hay còn gọi là bình thường, đơn giản.

Có lẽ Quý Vị sẽ nói trò không có gì mới.

Đúng vậy Phật Pháp vốn thường hằng là có sẵn nhưng bị che lấp. nên làm gì có mới?

Hơn nữa trò nhắc lại những vì xảy ra quanh chúng ta như lời nói của trẻ con, lời nói đùa...những con người sự vật quanh chúng ta đều không ngoài Phật Pháp.

Vì sao trò nhắc hoài không sợ Quý Vị chán. Vì chúng ta thường sống chung những thứ bình thường đó, trò nghĩ mình cũng phải trang bị kiến thức riêng dù không nói là hoàn hảo cũng đủ sẵn sàng đối diện.

Chiều nay, trò cũng có chút sóng lăn tăn. Nhưng khi nghe 1 tóp người cải nhau in ỏi. Có 1 trong số những người đó nói

- Chịu chơi thì đừng run.

Câu nói thật thô. Vậy làm sao là Phật Pháp đây?

Khi nghe câu nói này trò nhìn vào tâm và nhận ra, những Vị đó chưa chắc đã hành đúng chân lí, vậy mà "không run", Còn mình đã chọn con đường giải thoát thì sao run?

Có run sợ mới là gốc của khổ đau, mình có thật sự giải thoát chưa?

Nhân đó những lăn tăn của trò mất hẳn.

Để trò kể thêm câu chuyện này cho Quý Vị nghe khỏi nghi ngờ.

Triệu Châu hỏi Nam Tuyền

- Thế nào là đạo?

Nam Tuyền đáp - Tâm bình thường là đạo.

Triều Châu hỏi - Lại có thể nhằm tiến đến chăng?

Đáp - Nghĩ nhằm tiến đến là trái.

Hỏi - Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?

Đáp - Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng, không biết là vô ký, nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang , rỗng rang đâu thể gắng nơi phải quấy.


Nhân đó Triều Châu liền ngộ đạo.

Khi có Vị khẳn định "tâm bình thường là đạo". Chúng ta dễ gì tin ngay và Triều Châu cũng thế cứ nghĩ phải tiến đến mới giải thoát, nhưng khi vừa khởi niệm đã là không bình thường nên "trái".

Vậy chúng ta biết tìm đạo ở đâu?

chẳng phải nghĩ sao biết là đạo?

Ở đây Ngài Nam Tuyền giải thích rất rõ ràng.

Giống như ta nhìn vào lòng bàn tay: Biết là vọng, mà không biết sẽ thành vô ký.

Vậy ta phải làm sao đây?

Cái gì cũng sai, đạo có khó lắm không?

Thật sự là không.

Ta cứ để tâm tự nhiên trùm khắp. Như thế thật bình thường, không cần có đúng sai.

Vì tâm thanh tịnh làm gì có phải quấy.

Dựa theo câu của Ngài Nam Tuyền ta thấy mình có nên tranh luận đúng sai không?

Có thấy cao thấp lớn bé không?

Rất bình thường., Bình đẳng phải không ạ .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Xin hỏi!

Kính ni sư! Tiểu bối vô tri xin được hỏi hầu ni trưởng rằng:
Tâm bình thường là đạo. Vậy phải chăng tâm không bình thường không là đạo?
Sở dĩ tiểu bối hỏi điều này vì ngay mới hôm qua Tin Tin được nghe một người trên trước nói rằng đời này muốn giải thoát khó lắm, thế nên tui chỉ tu phước thôi. Liền đó, có một người khác hỏi "Thế chú có muốn thành Phật không?". Tin Tin thấy vị kia ngẫm nghĩ rồi bảo "Không" một cách rất dứt khoát.
Vậy phải chăng Tâm muốn thành Phật là tâm bình thường và tâm không muốn thành Phật là tâm không bình thường?
Tin Tin rất mong nhận được câu trả lời của ni trưởng cùng các vị trưởng thượng ngõ hầu mở được mắt huệ cho người mê.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Kính ni sư! Tiểu bối vô tri xin được hỏi hầu ni trưởng rằng:
Tâm bình thường là đạo. Vậy phải chăng tâm không bình thường không là đạo?
Sở dĩ tiểu bối hỏi điều này vì ngay mới hôm qua Tin Tin được nghe một người trên trước nói rằng đời này muốn giải thoát khó lắm, thế nên tui chỉ tu phước thôi. Liền đó, có một người khác hỏi "Thế chú có muốn thành Phật không?". Tin Tin thấy vị kia ngẫm nghĩ rồi bảo "Không" một cách rất dứt khoát.
Vậy phải chăng Tâm muốn thành Phật là tâm bình thường và tâm không muốn thành Phật là tâm không bình thường?
Tin Tin rất mong nhận được câu trả lời của ni trưởng cùng các vị trưởng thượng ngõ hầu mở được mắt huệ cho người mê.

Phật vốn chẳng phải tu hành mới được. trả lời muốn hay không muốn đều chẳng cho. vì không muốn cũng là cái ngã , mà muốn cũng là cái ngã. nếu vị kia khi bị hỏi mà chắp tay sau đít đi thẳng e là có lý hơn chăng?
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Nhật dụng vô phi Đạo

Gửi bởi Tin Tin :
Kính ni sư! Tiểu bối vô tri xin được hỏi hầu ni trưởng rằng:
Tâm bình thường là đạo. Vậy phải chăng tâm không bình thường không là đạo?
Sở dĩ tiểu bối hỏi điều này vì ngay mới hôm qua Tin Tin được nghe một người trên trước nói rằng đời này muốn giải thoát khó lắm, thế nên tui chỉ tu phước thôi. Liền đó, có một người khác hỏi "Thế chú có muốn thành Phật không?". Tin Tin thấy vị kia ngẫm nghĩ rồi bảo "Không" một cách rất dứt khoát.
Vậy phải chăng Tâm muốn thành Phật là tâm bình thường và tâm không muốn thành Phật là tâm không bình thường?
Tin Tin rất mong nhận được câu trả lời của ni trưởng cùng các vị trưởng thượng ngõ hầu mở được mắt huệ cho người mê.

Phật vốn chẳng phải tu hành mới được. trả lời muốn hay không muốn đều chẳng cho. vì không muốn cũng là cái ngã , mà muốn cũng là cái ngã. nếu vị kia khi bị hỏi mà chắp tay sau đít đi thẳng e là có lý hơn chăng?

Kính thưa nhị vị. Tranglinh, xin thay lời Ni sư Tham Trang bồi đáp với quý vị nha ?

Thế nào là .- tâm bình thường ?

Ở Hương Hải Thiền Sư ngữ lục có dạy:

Bài 35

Nhật dụng vô phi đạo,
Tâm an tức thị thiền.
U thê vân hác để,
Mộng mị tuyết bồng biên.


Dịch:

Đạo tức hằng ngày dụng,
Tâm an đó là thiền.
Dừng nghỉ đáy hang mây,
Nằm mơ bên lều tuyết.


Đạo tức hằng ngày dụng, Tâm an đó là thiền.

Đạo ở đâu?

Ngay trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Vậy thì trị nhật, nấu cơm có đạo không?

Hay là chỉ có rau, có củi, có lửa, có nồi niêu?

Ngay lúc mình nấu cơm, đạo ở chỗ đó chớ không phải ở đâu xa. Vậy ở trong bếp, ra rẫy mà tâm mình an thì đâu cũng là thiền. Nhưng bệnh của chúng sanh là vào bếp thì nói chuyện trong bếp, ra đồng thì nói chuyện ngoài đồng, chớ không chịu an. Bởi vậy nên mất thiền. Thiền không ở xa, ở tất cả chỗ, nếu tại một vị trí nào, làm một công tác gì mà tâm luôn luôn an nhiên, thì chúng ta đang thiền rồi.

Dừng nghỉ đáy hang mây, Nằm mơ bên lều tuyết.

Chúng ta có cái bệnh lúc nào cũng mơ ước chuyện đâu đâu, chẳng khác nào người dừng nghỉ ở dưới đáy hang mây và nằm mơ bên lều tuyết, nghĩa là chỉ tưởng tượng thôi, không nhìn không thấy được lẽ thật.

Chúng ta mơ ước tu để ngày mai được về đâu đó hưởng an lạc vui tươi, đi chơi chỗ này du lịch chỗ kia, thích tưởng tượng những chuyện không thật như lều tuyết hang mây, còn cái chân thật cái cứu kính hằng ngày mình không quan trọng. Đó là quở trách người tu.


Kính các bạn.

Bình thường tâm, tức là cái tâm "Nhật dụng vô phi Đạo" mà Hương Hải Thiền Sư đã dạy ở trên.

Kính góp ít lời thô thiển ạ.

Mong được chỉ dạy thêm.
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Phật vốn chẳng phải tu hành mới được. trả lời muốn hay không muốn đều chẳng cho. vì không muốn cũng là cái ngã , mà muốn cũng là cái ngã. nếu vị kia khi bị hỏi mà chắp tay sau đít đi thẳng e là có lý hơn chăng?

Khó nghĩ!
Nếu chắp tay sau đít mà đi thì chẳng phải sẽ khiến người mê ngơ ngẩn. Người đi không có lỗi, chỉ thương kẻ có lòng.
Phải chăng cứ bỏ đi là đặng?
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
...

Khó nghĩ!
Nếu chắp tay sau đít mà đi thì chẳng phải sẽ khiến người mê ngơ ngẩn. Người đi không có lỗi, chỉ thương kẻ có lòng.
Phải chăng cú bỏ đi là đặng?
Vì là ở chuyên mục giáo lý Thiền Tông, nên càng cố sức dùng lời thì càng không thể nói. không phải nói là có lỗi .
là vì không có cái để chỉ , để thấy mà nói. vì nói nói in tuồng một vật thì không đúng...
Thôi thì gắng tìm Bố Đại Hòa Thượng chỉ cho nên làm cách nào vậy hề hề
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28




Kính thưa nhị vị. Tranglinh, xin thay lời Ni sư Tham Trang bồi đáp với quý vị nha ?

Thế nào là .- tâm bình thường ?

Ở Hương Hải Thiền Sư ngữ lục có dạy:

Bài 35

Nhật dụng vô phi đạo,
Tâm an tức thị thiền.
U thê vân hác để,
Mộng mị tuyết bồng biên.


Dịch:

Đạo tức hằng ngày dụng,
Tâm an đó là thiền.
Dừng nghỉ đáy hang mây,
Nằm mơ bên lều tuyết.


Đạo tức hằng ngày dụng, Tâm an đó là thiền.

Đạo ở đâu?

Ngay trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Vậy thì trị nhật, nấu cơm có đạo không?

Hay là chỉ có rau, có củi, có lửa, có nồi niêu?

Ngay lúc mình nấu cơm, đạo ở chỗ đó chớ không phải ở đâu xa. Vậy ở trong bếp, ra rẫy mà tâm mình an thì đâu cũng là thiền. Nhưng bệnh của chúng sanh là vào bếp thì nói chuyện trong bếp, ra đồng thì nói chuyện ngoài đồng, chớ không chịu an. Bởi vậy nên mất thiền. Thiền không ở xa, ở tất cả chỗ, nếu tại một vị trí nào, làm một công tác gì mà tâm luôn luôn an nhiên, thì chúng ta đang thiền rồi.

Dừng nghỉ đáy hang mây, Nằm mơ bên lều tuyết.

Chúng ta có cái bệnh lúc nào cũng mơ ước chuyện đâu đâu, chẳng khác nào người dừng nghỉ ở dưới đáy hang mây và nằm mơ bên lều tuyết, nghĩa là chỉ tưởng tượng thôi, không nhìn không thấy được lẽ thật.

Chúng ta mơ ước tu để ngày mai được về đâu đó hưởng an lạc vui tươi, đi chơi chỗ này du lịch chỗ kia, thích tưởng tượng những chuyện không thật như lều tuyết hang mây, còn cái chân thật cái cứu kính hằng ngày mình không quan trọng. Đó là quở trách người tu.


Kính các bạn.

Bình thường tâm, tức là cái tâm "Nhật dụng vô phi Đạo" mà Hương Hải Thiền Sư đã dạy ở trên.

Kính góp ít lời thô thiển ạ.

Mong được chỉ dạy thêm.

Thưa cùng quý hữu Trang Linh!
Ngay lúc mình nấu cơm, đạo ở chỗ đó chớ không phải ở đâu xa. Vậy ở trong bếp, ra rẫy mà tâm mình an thì đâu cũng là thiền. Nhưng bệnh của chúng sanh là vào bếp thì nói chuyện trong bếp, ra đồng thì nói chuyện ngoài đồng, chớ không chịu an. Bởi vậy nên mất thiền. Thiền không ở xa, ở tất cả chỗ, nếu tại một vị trí nào, làm một công tác gì mà tâm luôn luôn an nhiên, thì chúng ta đang thiền rồi.
Ai là chúng sinh?
Là Tin Tin hay Trang Linh, là ta hay người?
Trong bến không nói chuyện trong bếp, chẳng lẽ lại đi nói việc ngoài rẫy. Nếu không cho nói cả chuyện trong bếp lẫn chuyện ngoài đồng thì có lý nào câm nín suốt ngày, suốt năm tháng. Ấy gọi là thiền chăng? Im lặng là thiền vậy ra khi Trang Linh trao đổi cùng Tin Tin thì đã đánh mất thiền hay vẫn trụ nơi thiền với tâm an nhiên.
Nếu đánh mất thiền khi hỏi đáp thì thiền có xuất nhập. Nếu khi đối đáp vẫn trụ nơi thiền hóa ra là thiền có nơi chốn, có chỗ trụ; Đã có nơi chốn trụ thì tâm an nhiên vẫn còn tựa cảnh, tâm còn tựa cảnh chẳng phải là còn vướng bận sao?
Chúng ta có cái bệnh lúc nào cũng mơ ước chuyện đâu đâu, chẳng khác nào người dừng nghỉ ở dưới đáy hang mây và nằm mơ bên lều tuyết, nghĩa là chỉ tưởng tượng thôi, không nhìn không thấy được lẽ thật.

Chúng ta mơ ước tu để ngày mai được về đâu đó hưởng an lạc vui tươi, đi chơi chỗ này du lịch chỗ kia, thích tưởng tượng những chuyện không thật như lều tuyết hang mây, còn cái chân thật cái cứu kính hằng ngày mình không quan trọng. Đó là quở trách người tu.

Chúng ta luôn mơ ước chuyện đâu đâu. Thế quý hữu Trang Linh đang mơ ước điều gì?
Xin lỗi quý hữu nếu câu hỏi trên là đường đột, là không đúng! Song Tin Tin cũng mong nhận được câu trả lời từ tận đáy lòng của quý hữu.
Mến!
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Thôi thì gắng tìm Bố Đại Hòa Thượng chỉ cho nên làm cách nào vậy

Cảm ơn quý hữu auduongphong đã tiến dẫn! Tin Tin vọng tìm Bố Đại Hòa Thượng. Ngưỡng mong được gặp thiện tri thức chỉ điểm.
Kính lễ chư Phật, chư Bồ tát!
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
...

Cảm ơn quý hữu auduongphong đã tiến dẫn! Tin Tin vọng tìm Bố Đại Hòa Thượng. Ngưỡng mong được gặp thiện tri thức chỉ điểm.
Kính lễ chư Phật, chư Bồ tát!

Hễ bất cứ ai muốn vào cửa đạo thì cũng lấy chữ tín, tin làm đầu. nhưng tín, tin cũng có nhiều cấp bậc.
Riêng Thiền Tông thì phải là tuyệt đối. Người chưa có cái này thì không thể đi theo Thiền Tông được.
Phật là giác, vô tâm là đạo ( chân tâm )vốn từ vô thỉ, nhưng chỉ vì một niệm bất giác mà vô minh khởi hành nên thành chúng sinh, mà sinh có tâm vọng tưởng.
Mặc dầu vậy chân tâm là thường trụ, luôn hiện hành chẳng bao giờ dứt. nhưng vì từ vô thỉ chúng sinh huân tập nhiều thói quen theo vô minh mà thành nghiệp chướng sâu dày.. nên cũng được gọi là tâm, nhưng là cái tâm vọng tưởng dính mắc vào mọi thứ do tiếp xúc với trần, cảnh mà thành gọi là tâm.
Vậy nói nôm na là chúng sinh luôn có hai tâm song hành. nhưng cái tâm vọng tưởng thì lúc có lúc không. khi tâm vọng tưởng sinh rồi diệt hay chưa sinh thì chân tâm vẫn hiện hành mà cái tâm vọng tưởng không nhận biết có chân tâm ,mà cứ chấp vào cái tâm vọng của mình cho là thật.
Lại nữa Tâm chân thật là không tạo tác, tâm vọng là tạo tác. tạo tác thì sinh sinh, diệt diệt, nên trôi lăn trong luân hồi( đoạn này có trong kinh điển rồi ).
Nay chỉ nói rằng. người tu đạo nếu chưa nhận biết mình có cái tâm chân thật thì có tu mấy cũng chẳng vào được đạo. nên Thiền Tông lấy thấy Tánh rồi mới tu đạo thành Phật được.
Thấy Tánh nghĩa là nhận biết cái tâm chân thật vốn có từ vô thỉ bất sanh bất diệt đó mà sống với cái đó thì gọi là TU
Tu là biết cái tâm vọng tưởng vốn không thật thì bỏ, mà bỏ từ từ rồi cũng hết. cho nên kinh nói như tấm gương lau chùi nhiều rồi cũng sạch và hiển lộ sáng trong. vậy bỏ bằng cách nào?
Lời chư Phật , Tổ dạy thì nhiều không kể xiết. ở đây bạo gan nói đến cái pháp của Thiền Tông cũng chỉ là gượng gạo.
Lời cư Tổ nói : nếu không cho thật chết cái tâm phàm thì không có lý nào mà hiển lộ cái chân thật được. cho nên có câu đại tử đại hoạt, tiểu tử tiểu hoạt.
muốn được vậy thì không còn cách nào khác là phải tạm dùng phương tiện gọi là thiền.
Thiền Tông lấy tham thiền là chính, cũng chỉ là miếng ngói gõ cửa mà thôi. đến một lúc nào đó hành giả sẽ tự biết. điều này không ai nói ra được cả. Chư Tổ có hướng dẫn. nhưng hành giả không nhất thiết phải rập khuôn theo chư Tổ. Tôi chưa ngộ đạo nhưng cảm thấy cũng rất khó nói.
Nhưng cái gì cần nói, chư Tổ đã nói hết cả rồi..
Còn chuyện nhận ra được Tánh là thành Phật ngay thì chỉ có Thích Ca tự nhiên, Di Lặc Trời sinh mà thôi.
Nói tóm lại chúng ta đang thực hành những phương pháp loại trừ vọng tưởng để hiển lộ cái chân thật . thì tốt nhất không cần tranh luận nhiều về những cái thiếu thiết thực.
Với Phật pháp thì có muôn phương như thuốc chữa bệnh. người nào biết dùng thì bệnh khỏi nhanh. ngược lại cứ nghe nói thuốc hay mà chưa chắc đã hợp với mình thì không hẳn là tốt.
Thuốc hay nhanh khỏi cũng là độc dược. nếu không phải can đảm, nghiệp duyên nhiều đời thì nên cẩn thận. nếu đúng là hợp duyên hợp thuốc thì có khi thuốc đưa vào miệng là bệnh đã lành hơn phân nửa...
Đôi lời mạo muội cùng Tin Tin, nếu sai thì xin được lắng nghe chỉ dạy
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Hễ bất cứ ai muốn vào cửa đạo thì cũng lấy chữ tín, tin làm đầu. nhưng tín, tin cũng có nhiều cấp bậc.
Riêng Thiền Tông thì phải là tuyệt đối. Người chưa có cái này thì không thể đi theo Thiền Tông được.
Phật là giác, vô tâm là đạo ( chân tâm )vốn từ vô thỉ, nhưng chỉ vì một niệm bất giác mà vô minh khởi hành nên thành chúng sinh, mà sinh có tâm vọng tưởng.
Mặc dầu vậy chân tâm là thường trụ, luôn hiện hành chẳng bao giờ dứt. nhưng vì từ vô thỉ chúng sinh huân tập nhiều thói quen theo vô minh mà thành nghiệp chướng sâu dày.. nên cũng được gọi là tâm, nhưng là cái tâm vọng tưởng dính mắc vào mọi thứ do tiếp xúc với trần, cảnh mà thành gọi là tâm.
Vậy nói nôm na là chúng sinh luôn có hai tâm song hành. nhưng cái tâm vọng tưởng thì lúc có lúc không. khi tâm vọng tưởng sinh rồi diệt hay chưa sinh thì chân tâm vẫn hiện hành mà cái tâm vọng tưởng không nhận biết có chân tâm ,mà cứ chấp vào cái tâm vọng của mình cho là thật.
Lại nữa Tâm chân thật là không tạo tác, tâm vọng là tạo tác. tạo tác thì sinh sinh, diệt diệt, nên trôi lăn trong luân hồi( đoạn này có trong kinh điển rồi ).
Nay chỉ nói rằng. người tu đạo nếu chưa nhận biết mình có cái tâm chân thật thì có tu mấy cũng chẳng vào được đạo. nên Thiền Tông lấy thấy Tánh rồi mới tu đạo thành Phật được.
Thấy Tánh nghĩa là nhận biết cái tâm chân thật vốn có từ vô thỉ bất sanh bất diệt đó mà sống với cái đó thì gọi là TU
Tu là biết cái tâm vọng tưởng vốn không thật thì bỏ, mà bỏ từ từ rồi cũng hết. cho nên kinh nói như tấm gương lau chùi nhiều rồi cũng sạch và hiển lộ sáng trong. vậy bỏ bằng cách nào?
Lời chư Phật , Tổ dạy thì nhiều không kể xiết. ở đây bạo gan nói đến cái pháp của Thiền Tông cũng chỉ là gượng gạo.
Lời cư Tổ nói : nếu không cho thật chết cái tâm phàm thì không có lý nào mà hiển lộ cái chân thật được. cho nên có câu đại tử đại hoạt, tiểu tử tiểu hoạt.
muốn được vậy thì không còn cách nào khác là phải tạm dùng phương tiện gọi là thiền.
Thiền Tông lấy tham thiền là chính, cũng chỉ là miếng ngói gõ cửa mà thôi. đến một lúc nào đó hành giả sẽ tự biết. điều này không ai nói ra được cả. Chư Tổ có hướng dẫn. nhưng hành giả không nhất thiết phải rập khuôn theo chư Tổ. Tôi chưa ngộ đạo nhưng cảm thấy cũng rất khó nói.
Nhưng cái gì cần nói, chư Tổ đã nói hết cả rồi..
Còn chuyện nhận ra được Tánh là thành Phật ngay thì chỉ có Thích Ca tự nhiên, Di Lặc Trời sinh mà thôi.
Nói tóm lại chúng ta đang thực hành những phương pháp loại trừ vọng tưởng để hiển lộ cái chân thật . thì tốt nhất không cần tranh luận nhiều về những cái thiếu thiết thực.
Với Phật pháp thì có muôn phương như thuốc chữa bệnh. người nào biết dùng thì bệnh khỏi nhanh. ngược lại cứ nghe nói thuốc hay mà chưa chắc đã hợp với mình thì không hẳn là tốt.
Thuốc hay nhanh khỏi cũng là độc dược. nếu không phải can đảm, nghiệp duyên nhiều đời thì nên cẩn thận. nếu đúng là hợp duyên hợp thuốc thì có khi thuốc đưa vào miệng là bệnh đã lành hơn phân nửa...
Đôi lời mạo muội cùng Tin Tin, nếu sai thì xin được lắng nghe chỉ dạy



[MOVLLEFT]Phật là giác, vô tâm là đạo ( chân tâm )vốn từ vô thỉ,
nhưng chỉ vì một niệm bất giác mà vô minh khởi hành
nên thành chúng sinh,
mà sinh có tâm vọng tưởng.
Mặc dầu vậy chân tâm là thường trụ,
luôn hiện hành chẳng bao giờ dứt.


....................................
images
[/MOVLLEFT]
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Thưa cùng quý hữu Trang Linh!
Ngay lúc mình nấu cơm, đạo ở chỗ đó chớ không phải ở đâu xa. Vậy ở trong bếp, ra rẫy mà tâm mình an thì đâu cũng là thiền. Nhưng bệnh của chúng sanh là vào bếp thì nói chuyện trong bếp, ra đồng thì nói chuyện ngoài đồng, chớ không chịu an. Bởi vậy nên mất thiền. Thiền không ở xa, ở tất cả chỗ, nếu tại một vị trí nào, làm một công tác gì mà tâm luôn luôn an nhiên, thì chúng ta đang thiền rồi.
Ai là chúng sinh?
Là Tin Tin hay Trang Linh, là ta hay người?
Trong bến không nói chuyện trong bếp, chẳng lẽ lại đi nói việc ngoài rẫy. Nếu không cho nói cả chuyện trong bếp lẫn chuyện ngoài đồng thì có lý nào câm nín suốt ngày, suốt năm tháng. Ấy gọi là thiền chăng? Im lặng là thiền vậy ra khi Trang Linh trao đổi cùng Tin Tin thì đã đánh mất thiền hay vẫn trụ nơi thiền với tâm an nhiên.
Nếu đánh mất thiền khi hỏi đáp thì thiền có xuất nhập. Nếu khi đối đáp vẫn trụ nơi thiền hóa ra là thiền có nơi chốn, có chỗ trụ; Đã có nơi chốn trụ thì tâm an nhiên vẫn còn tựa cảnh, tâm còn tựa cảnh chẳng phải là còn vướng bận sao?
Chúng ta có cái bệnh lúc nào cũng mơ ước chuyện đâu đâu, chẳng khác nào người dừng nghỉ ở dưới đáy hang mây và nằm mơ bên lều tuyết, nghĩa là chỉ tưởng tượng thôi, không nhìn không thấy được lẽ thật.

Chúng ta mơ ước tu để ngày mai được về đâu đó hưởng an lạc vui tươi, đi chơi chỗ này du lịch chỗ kia, thích tưởng tượng những chuyện không thật như lều tuyết hang mây, còn cái chân thật cái cứu kính hằng ngày mình không quan trọng. Đó là quở trách người tu.

Chúng ta luôn mơ ước chuyện đâu đâu. Thế quý hữu Trang Linh đang mơ ước điều gì?
Xin lỗi quý hữu nếu câu hỏi trên là đường đột, là không đúng! Song Tin Tin cũng mong nhận được câu trả lời từ tận đáy lòng của quý hữu.
Mến!

Kính thưa bạn Tin tin.

Tổ dạy:

Tâm an tức thị THIỀN.

An nghĩa là an trú vào Vô sở trụ.

Nếu bạn chạy theo CĂN- TRẦN- THỨC, vào bếp, nói chuyện bếp, ra đồng nói chuyện đồng,.

Như vậy là Tám chứ đâu có thiền bè gì đâu !!! Hi hi hi...
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Hễ bất cứ ai muốn vào cửa đạo thì cũng lấy chữ tín, tin làm đầu. nhưng tín, tin cũng có nhiều cấp bậc.
Riêng Thiền Tông thì phải là tuyệt đối. Người chưa có cái này thì không thể đi theo Thiền Tông được.
Phật là giác, vô tâm là đạo ( chân tâm )vốn từ vô thỉ, nhưng chỉ vì một niệm bất giác mà vô minh khởi hành nên thành chúng sinh, mà sinh có tâm vọng tưởng.
Mặc dầu vậy chân tâm là thường trụ, luôn hiện hành chẳng bao giờ dứt. nhưng vì từ vô thỉ chúng sinh huân tập nhiều thói quen theo vô minh mà thành nghiệp chướng sâu dày.. nên cũng được gọi là tâm, nhưng là cái tâm vọng tưởng dính mắc vào mọi thứ do tiếp xúc với trần, cảnh mà thành gọi là tâm.
Vậy nói nôm na là chúng sinh luôn có hai tâm song hành. nhưng cái tâm vọng tưởng thì lúc có lúc không. khi tâm vọng tưởng sinh rồi diệt hay chưa sinh thì chân tâm vẫn hiện hành mà cái tâm vọng tưởng không nhận biết có chân tâm ,mà cứ chấp vào cái tâm vọng của mình cho là thật.
Lại nữa Tâm chân thật là không tạo tác, tâm vọng là tạo tác. tạo tác thì sinh sinh, diệt diệt, nên trôi lăn trong luân hồi( đoạn này có trong kinh điển rồi ).
Nay chỉ nói rằng. người tu đạo nếu chưa nhận biết mình có cái tâm chân thật thì có tu mấy cũng chẳng vào được đạo. nên Thiền Tông lấy thấy Tánh rồi mới tu đạo thành Phật được.
Thấy Tánh nghĩa là nhận biết cái tâm chân thật vốn có từ vô thỉ bất sanh bất diệt đó mà sống với cái đó thì gọi là TU
Tu là biết cái tâm vọng tưởng vốn không thật thì bỏ, mà bỏ từ từ rồi cũng hết. cho nên kinh nói như tấm gương lau chùi nhiều rồi cũng sạch và hiển lộ sáng trong. vậy bỏ bằng cách nào?
Lời chư Phật , Tổ dạy thì nhiều không kể xiết. ở đây bạo gan nói đến cái pháp của Thiền Tông cũng chỉ là gượng gạo.
Lời cư Tổ nói : nếu không cho thật chết cái tâm phàm thì không có lý nào mà hiển lộ cái chân thật được. cho nên có câu đại tử đại hoạt, tiểu tử tiểu hoạt.
muốn được vậy thì không còn cách nào khác là phải tạm dùng phương tiện gọi là thiền.
Thiền Tông lấy tham thiền là chính, cũng chỉ là miếng ngói gõ cửa mà thôi. đến một lúc nào đó hành giả sẽ tự biết. điều này không ai nói ra được cả. Chư Tổ có hướng dẫn. nhưng hành giả không nhất thiết phải rập khuôn theo chư Tổ. Tôi chưa ngộ đạo nhưng cảm thấy cũng rất khó nói.
Nhưng cái gì cần nói, chư Tổ đã nói hết cả rồi..
Còn chuyện nhận ra được Tánh là thành Phật ngay thì chỉ có Thích Ca tự nhiên, Di Lặc Trời sinh mà thôi.
Nói tóm lại chúng ta đang thực hành những phương pháp loại trừ vọng tưởng để hiển lộ cái chân thật . thì tốt nhất không cần tranh luận nhiều về những cái thiếu thiết thực.
Với Phật pháp thì có muôn phương như thuốc chữa bệnh. người nào biết dùng thì bệnh khỏi nhanh. ngược lại cứ nghe nói thuốc hay mà chưa chắc đã hợp với mình thì không hẳn là tốt.
Thuốc hay nhanh khỏi cũng là độc dược. nếu không phải can đảm, nghiệp duyên nhiều đời thì nên cẩn thận. nếu đúng là hợp duyên hợp thuốc thì có khi thuốc đưa vào miệng là bệnh đã lành hơn phân nửa...
Đôi lời mạo muội cùng Tin Tin, nếu sai thì xin được lắng nghe chỉ dạy

Thưa quý hữu auduongphong!
Tín lấy gì mà y tựa?
Quý hữu đã gượng nói lời chí đạo đáng nhận một gậy chăng? Thưởng phạt tùy tâm. Nên nói... nên nói.
Vì chúng sinh bệnh nên bồ tát bệnh. Thật lao nhọc cho quý hữu cùng chư vị trưởng thượng, tôn túc.
Kính lễ y hành là việc nên làm của học nhân, chúng sinh phàm tử rồi sẽ mở mắt.
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Kính thưa bạn Tin tin.

Tổ dạy:

Tâm an tức thị THIỀN.

An nghĩa là an trú vào Vô sở trụ.

Nếu bạn chạy theo CĂN- TRẦN- THỨC, vào bếp, nói chuyện bếp, ra đồng nói chuyện đồng,.

Như vậy là Tám chứ đâu có thiền bè gì đâu !!! Hi hi hi...

Thưa cùng quý hữu Trang Linh!
Phải chăng quý hữu là thiền nhân nên thường dùng thiền ngữ?
Quý hữu thật kiệm lời, những điều Tin Tin tham hỏi tựa như nước đổ lá môn chẳng nhận được nghĩa lý. Chợt thấy phiền muộn!
Thiền ngữ quý ở vô tâm, chẳng tựa chỗ kiệm lời bởi lẽ Phật Thích Ca 49 năm chưa từng nói một lời nào.
Mong quý hữu vì người mê mà tận tụy.
Kính!
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
[MOVLLEFT]Phật là giác, vô tâm là đạo ( chân tâm )vốn từ vô thỉ,
nhưng chỉ vì một niệm bất giác mà vô minh khởi hành
nên thành chúng sinh,
mà sinh có tâm vọng tưởng.
Mặc dầu vậy chân tâm là thường trụ,
luôn hiện hành chẳng bao giờ dứt.


....................................
images
[/MOVLLEFT]

Kính hỏi Quyền admin vienquang6!
Chân tâm là thường trụ chẳng dứt. Còn vọng tâm hay vọng tưởng có dứt không?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính hỏi Quyền admin vienquang6!
Chân tâm là thường trụ chẳng dứt. Còn vọng tâm hay vọng tưởng có dứt không?

Kính thưa bạn Tin Tin.

VQ xin giao lưu với bạn qua pháp thoại này:

Có một đứa trẻ nhỏ, lần mò vào căn nhà tối. Đang đi hắn ta đạp nhằm cái đuôi rắn.

images


Hốt hoảng, hắn ta vội chạy ra ngoài, nhờ người lớn đi bắt rắn dùm.

Vị đại nhân nọ, biết rằng trong bóng tối khó nhận chân sự việc, nên đốt đèn cho sáng, và trang bị đủ vật dụng cần thiết để bắt rắn.

images


Sau khi kéo quân đoàn đi diệt rắn, đã đến đích.

Bật đèn lên. Ồ !!! Thì ra chỉ là một sợi dây thừng.

images


Kính thưa bạn Tin Tin. Theo bạn:

* Cái lúc mà đèn đã chiếu sáng, đã thấy rõ ràng con rắn khi nãy chỉ là sợi dây thừng, Thì con rắn lúc nảy ở đâu ? Bị giết chưa ?

Kính thưa bạn:

Ba thưở cầu tâm tâm chẳng có,

Tấc lòng, kiếm vọng, vọng hoàn không.

Vọng nguyên vô xứ tức Bồ Đề,

Đó mới gọi là chơn đắc đạo.


 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Kính thưa bạn Tin Tin.

VQ xin giao lưu với bạn qua pháp thoại này:

Có một đứa trẻ nhỏ, lần mò vào căn nhà tối. Đang đi hắn ta đạp nhằm cái đuôi rắn.

images


Hốt hoảng, hắn ta vội chạy ra ngoài, nhờ người lớn đi bắt rắn dùm.

Vị đại nhân nọ, biết rằng trong bóng tối khó nhận chân sự việc, nên đốt đèn cho sáng, và trang bị đủ vật dụng cần thiết để bắt rắn.

images


Sau khi kéo quân đoàn đi diệt rắn, đã đến đích.

Bật đèn lên. Ồ !!! Thì ra chỉ là một sợi dây thừng.

images


Kính thưa bạn Tin Tin. Theo bạn:

* Cái lúc mà đèn đã chiếu sáng, đã thấy rõ ràng con rắn khi nãy chỉ là sợi dây thừng, Thì con rắn lúc nảy ở đâu ? Bị giết chưa ?

Kính thưa bạn:

Ba thưở cầu tâm tâm chẳng có,

Tấc lòng, kiếm vọng, vọng hoàn không.

Vọng nguyên vô xứ tức Bồ Đề,

Đó mới gọi là chơn đắc đạo.



Kính thưa cùng Quyền admin vienquang6!
Con rắn vốn chẳng có nên không thể giết. Sợi dây hãy còn kia dụ là chân tâm à?
Hóa ra đó là phản vọng quy chân của đạo Lớn ư?
Cảm ơn Quyền admin đã khai thị! Chơn đắc đạo còn tu chứng không hay phản vọng quy chân là hiệp đạo?
Kính!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thưa cùng Quyền admin vienquang6!
Con rắn vốn chẳng có nên không thể giết. Sợi dây hãy còn kia dụ là chân tâm à?
Hóa ra đó là phản vọng quy chân của đạo Lớn ư?
Cảm ơn Quyền admin đã khai thị! Chơn đắc đạo còn tu chứng không hay phản vọng quy chân là hiệp đạo?
Kính!

Kính thưa bạn Tin Tin. VQ tên là vienquang, xin bạn cứ gọi thẳng tên và bỏ bớt các cái râu ria kèm theo, thì VQ sẽ cảm ơn lắm lắm.

kính thưa bạn:

Sợi dây mà chúng ta tưởng là con rắm. kinh gọi là " Biến kế sở chấp", Nay sợi dây mà bạn tưởng là chân tâm thì có khác chi lúc nảy.

Ngài huyền giác nói: "Giác là hết khỏi cần tu với chứng". nhưng tiếc thay, VQ chưa được toàn giác nên vẫn còn đang tu ạ.

kính.

 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Kính thưa bạn Tin Tin. VQ tên là vienquang, xin bạn cứ gọi thẳng tên và bỏ bớt các cái râu ria kèm theo, thì VQ sẽ cảm ơn lắm lắm.

kính thưa bạn:

Sợi dây mà chúng ta tưởng là con rắn. kinh gọi là " Biến kế sở chấp", Nay sợi dây mà bạn tưởng là chân tâm thì có khác chi lúc nảy.

Ngài huyền giác nói: "Giác là hết khỏi cần tu với chứng". nhưng tiếc thay, VQ chưa được toàn giác nên vẫn còn đang tu ạ.

kính.


A! Bình đẳng vô phân biệt! Đành nhập gia tùy tục gượng gọi quý hữu vienquang! Kính!
Ra là bỏ con rắn, bỏ cả sợi dây, bỏ mà không bỏ, không bỏ mà bỏ. Nên nói vậy hay nín?
Ngài Huyền Giác nói Giác là hết khỏi cần tu chứng, hoan hỉ ngủ lại một đêm. Quý hữu vienquang ngủ lại một đêm, ngủ rồi hẳn về.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Thưa quý hữu auduongphong!
Tín lấy gì mà y tựa?
Quý hữu đã gượng nói lời chí đạo đáng nhận một gậy chăng? Thưởng phạt tùy tâm. Nên nói... nên nói.
Vì chúng sinh bệnh nên bồ tát bệnh. Thật lao nhọc cho quý hữu cùng chư vị trưởng thượng, tôn túc.
Kính lễ y hành là việc nên làm của học nhân, chúng sinh phàm tử rồi sẽ mở mắt.
Trước là tựa vào lời chư Phật không hư dối. sau là tựa nơi chính mình cùng tất cả chúng sanh có cái hay thấy , hay nghe , hay biết mà không cần tu chứng. ở loài cỏ cây hoa lá thì cứ gieo vào đất thì đủ ngày đủ tháng là mọc mầm.. rồi đơm hoa kết trái theo 4 mùa xoay chuyển, đâu nhờ đến ai . ở nơi hữu tình thì đồng một cái cái thấy cái nghe.. không sai biệt. thí dụ như mọi người đang ngồi nghe giảng kinh không ai có cái tâm để nghe những cái khác. nhưng có một con gà gáy hay con mèo kêu thì mọi người già trẻ, gái trai đều đồng nghe thấy như nhau mà không cần tác ý...
Vậy có thể tự khẳng định mình cùng tất cả có cái bất sinh, bất diệt như lời chư Phật nói, mà ngay đó nhận lấy cái chân thật, thường hằng thường gọi là TÂM..
Cổ đức đã từng : nói cũng ba mươi gậy , không nói cũng ba mươi gậy hề hề.
auduongphong xứng đáng nhận gậy lắm.
Thầy thuốc có khi chữa bệnh cho người mới hay cũng biết mình cũng có bệnh. hóa ra nhờ chúng sinh bệnh mà bồ tát cùng chúng sinh đều được lợi ích.
Đa tạ người nhiều lắm
 

Tin Tin

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 7 2015
Bài viết
164
Điểm tương tác
46
Điểm
28
Trước là tựa vào lời chư Phật không hư dối. sau là tựa nơi chính mình cùng tất cả chúng sanh có cái hay thấy , hay nghe , hay biết mà không cần tu chứng. ở loài cỏ cây hoa lá thì cứ gieo vào đất thì đủ ngày đủ tháng là mọc mầm.. rồi đơm hoa kết trái theo 4 mùa xoay chuyển, đâu nhờ đến ai . ở nơi hữu tình thì đồng một cái cái thấy cái nghe.. không sai biệt. thí dụ như mọi người đang ngồi nghe giảng kinh không ai có cái tâm để nghe những cái khác. nhưng có một con gà gáy hay con mèo kêu thì mọi người già trẻ, gái trai đều đồng nghe thấy như nhau mà không cần tác ý...
Vậy có thể tự khẳng định mình cùng tất cả có cái bất sinh, bất diệt như lời chư Phật nói, mà ngay đó nhận lấy cái chân thật, thường hằng thường gọi là TÂM..
Cổ đức đã từng : nói cũng ba mươi gậy , không nói cũng ba mươi gậy hề hề.
auduongphong xứng đáng nhận gậy lắm.
Thầy thuốc có khi chữa bệnh cho người mới hay cũng biết mình cũng có bệnh. hóa ra nhờ chúng sinh bệnh mà bồ tát cùng chúng sinh đều được lợi ích.
Đa tạ người nhiều lắm

Thưa cùng quý hữu auduongphong!
Thật quý hóa!
Mến!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên