Thần Chú Đại Bi thật thông thiên triệt địa

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Trích " Sự Nghiệp Hoằng Hóa của Hòa Thượng Tuyên Hóa "

22- Nước ngập Đông Tĩnh.



Có câu “Đạo cao một tấc, Ma cao một trượng” vì chữa bịnh cho Quả Tá, Ngài phải chống chọi với các loài Hải quái trong nhiều tuần lễ đến khi chúng phải rút lui nhưng đứa bé đã không được thần thông trở lại. Bị bại trận bọn thủy quái hết sức tức tối vì mất một quyến thuộc tương lai nên quyết phải báo thù, làm ngập lụt nhiều nơi rất nguy hiểm đến mạng người. Sau này tàu bè đi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, cũng mấy lần bị hải yêu tác quái, mỗi lần đều nhờ sự cảm ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm, mà tàu bè đến nơi được bình yên. Có hôm Ngài cùng với các đệ tử đi ngang qua Làng Đông Tĩnh trú tại nhà cư sĩ họ Quách; ông là một đệ tử đã Quy y Ngài. Làng này có tên như vậy vì tọa tạc trên vùng đất trũng, bốn bên có tường cao giống như miệng giếng. Ngài vừa đến đây thì đột nhiên trời chuyển mưa to, và một trận lụt tốc cuốn qua làng với sóng nước chảy cuồn cuộn như vỡ bờ. Đồng thời, nước giếng trong thôn cũng vụt chảy ra. Hơn tám trăm căn nhà bị lụt, nhiều người bị nguy khốn, leo lên nóc nhà ở.

Gặp nạn Ngài bảo các đệ tử và mọi người trong nhà họ Quách đều nên tụng Chú Đại Bi. Tuy chung quanh nhà chỉ có một hàng rào cây cao khoảng tám tấc, vậy mà có thể ngăn được nước lũ chảy xiết. Hàng rào thật sự đã bảo vệ cho mấy thầy trò vì chỉ có một ít nước rỉ vào, cộng thêm nước mưa, trong nhà chỉ bị ngập chừng một tấc nước. Đại lực thần Chú Đại Bi thật thông thiên triệt địa. Chỉ một lát sau mưa tạnh nước từ từ rút xuống nhưng không may trận lụt này có hơn mấy mươi người chết, nhiều người thấy quái vật giống như trâu nước bơi lội man dại trong sóng nước.

Có thể là Ngài và các đệ tử đã được chư Phật và Bồ Tát cùng Trời Rồng bảo hộ. Nhưng lần đó không phải là lần chót mà quái vật muốn trả thù Ngài. Ngài lại gặp chúng một lần nữa, như chúng ta thấy trên chuyến tàu từ Thiên Tân đến Hồ Bắc. Thế nên trị bịnh giúp người đôi khi gặp nguy hiểm, vì có thể làm cho ma quỷ nổi giận, oán hờn, thật không phải là chuyện đùa.

Ngài cũng từng nói: Lúc trẻ chuyện gì cũng can dự vào, tu hành đến giai đoạn bị ma chướng thử thách này; mới phân lường được thấp cao.



23- Long Vũ Mao Bồng.

Tại Đồn Đại Nam Câu, Khu Hương Phường, Phố Hợp Nhĩ Tân, có người họ Diêu mọi người đều gọi ông là lão Diêu. Khi chưa quy y Tam Bảo ông là người giang hồ lãng tử, không những hút nha phiến mà còn chích ma túy cờ bạc rượu chè không tật xấu nào mà ông không có.

Khi ấy Nhật Bổn đang thống trị vùng Đông Bắc, thành lập nước Mãn Châu. Triều Thanh bị phế bỏ và vua Tuyên Thống được tôn làm Hoàng đế Mãn Châu, nhưng ông vua này chỉ là bù nhìn, làm tay sai cho Nhật Bổn, mọi việc trong chánh quyền đều bị người Nhật thao túng lạm quyền. Nhật Bổn lại sợ quân Nga xâm lược vào Mãn Châu, nên xây những công sự phòng thủ dọc theo sông Hắc. Khắp nơi họ bắt lao công phục dịch không trả thù lao. Những người bị bắt đi trại lao công rất ưu sầu vì không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ với gia đình nơi quê nhà ấm cúng. Đời sống trong các trại lao công thống khổ không kể xiết, chẳng khác chi địa ngục trần gian. Những người nghe sợ phát run, giống như địa ngục chốn trần gian, khổ không thể nói. Những người nghe biết điều này không ai khỏi rùng mình ớn lạnh.

Ông Diêu vì không nghề nghiệp nên bị quân Nhật coi là một “âdân lang thang” và bị tống đi sống Hắc thuộc vùng biên giới Mãn-Nga làm lao công. Ban ngày làm việc như trâu ngựa, tối

đắp rơm ngủ. Vì không thể chống nổi đêm băng hàn giá buốt, ông thường nghĩ cách thoát thân. Bốn bề doanh trại đều có dây điện cao thế nếu lở chạm phải sẽ bị điện giựt chết. Tuy vậy, ông luôn tìm cơ hội đào tẩu vì không chịu được sự áp bức và ngược đãi vô nhân đạo của những người cầm quyền. Một đêm nọ ông mơ thấy ông nhất định trốn khỏi doanh trại để tìm tự do không kể thân mạng. Vừa định chạy trốn, đột nhiên có một ông Lão tóc bạc phơ tiến đến nói với ông:


- Giờ không phải lúc trốn vì ông chưa thọ hết khổ. Ông hãy nhẫn nhục thêm một thời gian nữa. Khi đúng thời cơ, tôi sẽ báo cho ông biết. Hy vọng ông luôn đề cao cảnh giác chớ bỏ lỡ dịp may.

Nói xong ông Lão liền biến mất. Ông Diêu tin lời ông Lão và trở vào doanh trại.

Khoảng hai tuần sau, ông Diêu lại mơ thấy ông Lão tóc bạc lúc trước nói đến với ông rằng:

- Hôm nay thời cơ trốn trại của ông đến; ngoài cửa có con chó trắng, ông hãy nhớ cho kỹ là phải đi sát theo sau nó đừng bị lạc. Ông sẽ không bị thất bại đâu! Hãy nhớ!

Ông hết sức mừng rỡ và chợt tỉnh. Đi ra ngoài cửa, quả nhiên thấy con chó trắng đang đứng chờ ông. Nghe lời ông lão, ông đi theo sau con chó. Khi đến hàng rào điện, thoáng một cái con chó đã nhảy qua hàng rào, ông thì lấy rơm phủ trên hàng rào rồi cũng nhảy qua bình an vô sự. Ông cảm thấy như được thoát ra miệng cọp. Đến khi quay đầu lại chẳng thấy con chó trắng đâu cả, ông mới biết là đã được quý nhân giúp đở.

Vì sợ quân Nhật đuổi bắt, ban ngày ông trốn trong lùm cây, đói ăn rau dại, khát uống nuớc suối, tối mới dám tiếp tục hành trình. Trải qua nhiều ngày gian khổ như vậy ông mới về đến quê hương. Biến cố này kích động mạnh tâm thức ông ta. Ông giác ngộ rằng đời người thật là khổ nên quyết định xuất gia tu đạo. Nhưng khi đến chùa nào xin xuất gia, ông cũng đều bị từ chối. Khi tới Chùa Tam Duyên, vì thấy ông áo ăn mặc quần rách rưới, dơ bẩn, người trong Chùa tưởng ông là kẻ ăn xin chỉ vì muốn có cơm ăn mà xin xuất gia, nên không nhận ông. Trong lúc Chùa lớn không thâu, Chùa nhỏ không thâu không chứa, ông ta gặp một quái nhân không biết từ đâu đến, hình dạng giống như người ăn mày. Quái nhân tự xưng là một người tu hành chân chánh, biết ba mươi sáu ngôi sao Thiên cương, bảy mươi hai phép pháp thuật, có thể bay trên không, cỡi mây lướt gió, gọi gió kêu mưa, trị được những bịnh nan y, biết pháp cải lão hoàn đồng. Không ai tin lời người lạ, chỉ trừ ông Diêu tin và lạy y làm thầy. Sau đó ông dùng thủ đoạn bất chánh kiếm tiền để phụng dưỡng ông thầy mới. Mãi sau, ông Diêu mới phát hiện ông “Thầy” chỉ là kẻ vô loại chẳng có tài cán chi nên bỏ đi.

Một thời gian sau, lão Diêu biết được Ngài An Từ Độ Luân đang ở tại Đồn Đại Nam Câu (vì việc Cao Đức Phước nguyện chặt tay cúng Phật, cầu cho bệnh mẹ ông sớm bình phục, bài 16 -Y nguyện cứu người -phần thứ 6.) Ông đến trước mặt Ngài quỳ mãi không đứng dậy, cầu xin xuất gia. Lúc ấy Ngài không màng đến ông, hướng vào vách tọa thiền. Khoảng một giờ sau, Ngài xoay đầu lại nhìn thấy ông Diêu vẫn quỳ nơi ấy. Ngài hỏi:

- Ông làm gì vậy?

- Xin Thầy từ bi nhận con làm đệ tử.

- Ông muốn theo tôi xuất gia à? Nhưng tôi thì không có đức hạnh, lại không có công phu gì để dạy ông, tôi chỉ sợ ông sẽ bị thất vọng đó thôi.

- Con chỉ thỉnh cầu Ngài nhận con làm đệ tử là con mãn nguyện lắm rồi, ngoài ra con không cầu xin gì cả.

- Tại gia tu đạo không dễ, xuất gia tu đạo lại khó hơn. Luận ngữ có câu: “Việc lớn chưa rõ, như để tang cha mẹ, việc lớn rõ rồi, lại như để tang cha mẹ.” Xuất gia là việc khổ nhọc, nhẫn những gì người khác không nhẫn nổi, nhường nhịn những gì người khác không nhường nhịn được, ăn những gì người khác không thể ăn, thọ nhận những gì kẻ khác không thể thọ, quên mình vì người, bỏ việc riêng tư mà lo việc công ích. Vậy ông làm được không? Nếu làm được tôi sẽ nhận ông làm đệ tử; nếu không làm được thì đừng theo tôi xuất gia.

Ông Diêu không chút lưỡng lự, liền thưa:

- Bạch Thầy! Tất cả khổ nhọc con đều nhẫn nổi, xuất gia tuy khổ, nhưng con tin rằng không khổ bằng bị bắt đi làm lao công trong doanh trại Nhật. Con tự tin rằng con sẽ chịu đựng được hết.

Ngài liền nói kệ rằng:

Niệm niệm chớ quên sanh tử khổ

Tâm tâm nghĩ tưởng thoát luân hồi

Rời bến mê trở về nguồn cội

Đập vỡ hư không, Phật tánh minh

Nay chính thời mạt pháp

Kẻ xuất gia tuy nhiều

Chân chánh tu hành đếm được bao nhiêu

Theo đường Đạo, vạn người dưới thế

Mấy ai đặng chứng quả độ đời

Nếu ông thành tâm muốn xuất gia

Hãy nên lập chí nguyện sâu xa

Phát tâm Bồ Đề thù thắng

Thấp đuốc sáng trong bão táp

Như lửa hực luyện tinh kim

Ngày sau đạo nghiệp viên thành

Tinh tấn hoằng dương Phật pháp

Đem Phật giáo soi sáng khắp nơi

Mới không cô phụ nguyện xuất gia.

Qua những lời đối đáp, Ngài biết ông có thể thọ nhẫn được khổ cực, nên dẫn về Chùa Tam Duyên, thế phát xuất gia, thọ giới Sa Di, pháp danh Quả Thuấn; Ngài bảo Chú đảm nhận công việc nhà bếp. Chú siêng năng, làm việc cẩn thận, chân chánh dụng công tu hành, mỗi ngày ăn một bữa, ngủ ngồi, trước khi ngủ đều hành thiền và có thể nhập định suốt đêm. Những khi Ngài có điều gì dạy bảo, chỉ cần dùng tâm tưởng là Quả Thuấn đáp ứng ngay. Có lần, Quả Thuấn thấy bên cạnh miếu Long Vương ở Tây Sơn, vùng Đại Nam Câu, có một mãnh đất trống, và được sự đồng ý của Ngài, nên cất am tranh làm đạo tràng tu hành.

Quả Thuấn đến Chùa Tam Duyên thỉnh Ngài đến làm Lễ Khai Quang, cùng An vị Phật trong am, Ngài dẫn Quả Năng, Quả Trực, Quả Tá đến đó làm lễ. Đêm đó có mười vị Long Thần nơi Miếu bên cạnh am đến đảnh lễ Ngài, cầu thỉnh thọ quy y Tam Bảo. Lúc đó vào mùa Hè, trời nắng không mưa, lúa mạ héo vàng, nông dân nương nhờ thời tiết mà sống, nên buồn rầu than van mạng khổ, chỉ biết cầu trời từ bi thương xót ban nước cam lồ! Ngài nói với chúng Rồng:

- Công việc của các vị là làm mưa, tại sao lại để trời khô hạn thế này mà không cho mưa xuống?

- Bạch Ngài! Vì chưa được lệnh của Ngọc Hoàng Đại Đế, nên chúng con không dám phun mưa, nếu không sẽ bị trừng phạt.

- Các vị hãy lên Bảo điện Lăng Tiêu của Ngọc Hoàng Đại Đế, thỉnh Đại Đế từ bi, cho mưa trong phạm vi bốn mươi dặm. Nếu ngày mai phun mưa thì ngày mốt các vị sẽ được Quy y.

Quả nhiên hôm sau trời đổ mưa đúng trong vòng bốn mươi dặm, nhờ vậy lúa mạ như được

nước cam lộ thấm nhuận nên sinh sôi nẩy nở, đến mùa Thu ngủ cốc được thâu hoạch nhiều hơn năm trước. Ngày thứ ba, chư Thần Rồng đến trước chánh điện nơi am tranh, thọ tam Quy y. Để kỷ niệm việc này, Ngài đặt tên cho Am là Long Vũ Mao Phụng tức Am Rồng vâng lệnh phun mưa và treo tấm biển này trước am để kỷ niệm.

Quả Thuấn vào trú trong am chẳng bao lâu, có hai vị cư sĩ đồng thôn của họ Lưu và Dương An Tử đến ở cùng, cả hai đều là Phật tử thuần thành. Dạo ấy mỗi ngày họ đều cùng Quả Thuấn tụng kinh công phu khuya chiều tinh cần trì Chú Đại Bi. Chẳng bao lâu, Lưu cư sĩ xuất gia, còn Dương An Tử thì tòng quân, tham gia đội Bát Lộ Quân.

Trong hai năm đầu gia nhập quân đội, Dương An Tử thường xuyên thư từ về nhà, đến mùa thu năm Dân Quốc thứ ba mươi bảy (1948), đột nhiên dứt bặt tin tức, đợi cả sáu, bảy tháng sau vào một hôm nọ Quả Thuấn đang ở trong am tụng trì Chú Đại Bi, ngay lúc đó bên cạnh có Cha Cao Đức Phúc là Cao Vạn Phong; đột nhiên Dương An Tử trở về, gọi ở ngoài cửa.

Quả Thuấn nghe tiếng kêu vội ra mở cửa, Dương An Tử vừa vào đến cửa, phóng thẳng vào nhà trong, đến ngay lò lửa nằm xuống rồi nói:

- Tôi đi Hàn Quốc đánh giặc bị thương nặng, giờ đây tôi rất ư mỏi mệt, nên về đây nằm. Quả Thuấn vẫn điềm nhiên tiếp tục trì Chú Đại Bi. Nào ngờ trong giây phút ấy, Dương An Tử đột nhiên biến thành con hồ ly, khoảng trong chốt lát hình dáng con Hồ Ly biến mất.

Thật ra nguyên do của chuyện này ra sao?

Dương An Tử sớm đã vong thân trên chiến trường, hoặc giả não bộ của ông đã bị con hồ ly ăn, nhân đó nó hóa thành hình dáng của ông, cốt đến đây phá hoại sự tu hành của Quả Thuấn. Cũng may là ngay trong lúc ấy Quả Thuấn đang trì tụng Chú Đại Bi, cộng thêm công đức tu hành hằng ngày của Quả Thuấn, nên yêu quái dã thú hồ ly khinh sự rồi lẫn trốn.

Sự kiện này phát sanh chẳng bao lâu, Quả Thuấn cảm thấy đương thời Phật-giáo trong cảnh suy vi, Tăng chúng bị áp bức tra tấn, tượng Phật bị hủy hoại, kinh sánh bị đốt cháy nên Quả Thuấn phát nguyện thiêu thân cúng dường Phật.

Dân Quốc năm thứ ba mươi ba, ngày 15 tháng 7 năm 1944, Quả Thuấn đã phát đại nguyện xin thiêu thân cúng dường Phật. Lúc đó Ngài dẫn số đệ tử đến trước Phật đài thấp hương xin phát nguyện rằng, nếu con sống đến trăm tuổi, nguyện xin thiêu thân cúng dường Phật. Quả Thuấn noi gương Ngài cũng trước Phật đài phát nguyện rằng, chỉ cần thời cơ thích hợp nguyện sẽ thiêu thân cúng dường Phật, như Dược Vương Bồ Tát mà không đợi đến trăm tuổi.

Đến năm Dân Quốc thứ ba mươi tám, ngày 18 tháng 4 năm 1949 là ngày Quả Thuấn thiêu thân, Thầy tự trang bị trăm cân củi và ba cân rưỡi dầu đậu, ngồi kiết già trên đồng củi, châm lửa tự thiêu, thân hóa thành tro. Ngày sau, người trong thôn phát hiện Am Rồng Phun Mưa đã cháy bởi trận lửa lớn, luống khói vẫn còn nghi ngút. Khi đến quan sát, mới hay rằng Thầy thiêu thân cúng dường Phật. Tuy thân thể của Thầy đã thành tro, nhưng trái tim vẫn còn nguyên vẹn, không bị lửa cháy, mọi người đều rơi lệ thương tiếc khôn nguôi, họ đem cốt và trái tim của Thầy mai táng tại nơi đó.

Cái chết của Dương An Tử và việc Thầy Quả Thuấn tự thiêu, do cư sĩ Cao Phúc Đức viết thư cho hay, Nhật báo Hoa Kiều tại Hương Cảng cũng có đăng toàn bộ tin tức vào Ngày 22 tháng 9 năm 1949. Lá thư kể về chuyện họ Dương được một ký giả Nhật báo Hoa Kiều họ Mao lưu giữ.

www.chuakimquang.com/vn/Gioi-Thieu/Bai-V...Am-Tranh-Khong-Chay/
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên