Hắc phong

Thế nào là Thiền ?.

suongphale

Registered
Phật tử
Reputation: 34%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
234
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Giáo lý Phật giáo được ca ngợi là "thậm thâm vi diệu" nhưng cũng chẳng đến mức không thể hiểu được. Xem ra còn dễ hơn nhiều so với tích phân, đạo hàm, cấu trúc ADN ... của khoa học hiện đại. Nếu như không muốn nói là quá đơn giản, chẳng hiểu sao có cả ngàn Kinh, Luật, Luận để mà phân tích mổ sẻ cho những điều đơn giản đó.

Cái khó vốn dĩ không nằm trong kinh điển, hiểu đúng, hiểu sai ... mà nằm trong sự thực hành. Có 4 từ thôi "duy trì chánh niệm", làm thử xem sao, bỏ hết cái đống sách vở kinh điển giáo điều ngổn ngang đi, thực hành mỗi một công năng thôi "duy trì chánh niệm", 16h/ngày (nếu ngủ đủ 8 tiếng), với 365 ngày/năm ... làm được không? Hay còn nhiều vướng nơi tụng cái nọ, giải thích cái kia, cỗ bàn, lễ lạt ...

Không phải "duy trì chánh niệm" hay là thử 16 tiếng một ngày trong tâm chỉ có 6 chữ hồng danh "nam mô a di đà phật" hoặc mật chú "Ohm mani Padme hung" xem sao ... hành trì như thế tỉ mỉ từng dây phút xem sao, duy trì lâu dài xem sao ... Sau đó ngồi lại nói về kinh nghiệm, cảm nhận mình duy trì nó như thế trong 1 năm, 3 năm, 6 năm (trong núi Tuyết) hay 9 năm (trong hang động của núi Thiếu Lâm) hoặc 12 năm (trong hang động trên dãy Himalaya)... xem sao.

Có thể kết quả là chả có gì đâu, vẫn như thế thôi, có một cái tâm an nhiên, tự tại, không bị vướng chấp gì cả. Họ đã như thế, không nên hỏi họ là "tâm họ đang như thế nào?" mà phải hỏi họ "làm sao để được như họ" ấy. Họ nói cách mà họ làm rất chân thực, thì làm theo đi, đừng biện luận xem cách đó đúng hay sai, tốt hay xấu ... thuốc độc ngấm vào da, bạn sẽ chết trước khi bạn biết các nguyên nhân gây ra tai nạn đó.

Viết một lần và có lẽ không có gì để tiếp tục bàn thảo ... Dù sao Phật giáo cũng không còn gì thú vị nữa cả, nên chăng đi học Thiên chúa giáo, Hindu hay Islam...

Chào Bạn Linus
Thưa bạn , tôi xin có ý kiến về những gì bạn đã viết
Nếu nói là Biết hay Hiểu bằng Tri Kiến thì người ta sẽ nhận định là có Bạn học Phật biết một mà không biết mười , về Phật giáo
Còn nếu có vị học giả nào biết hay hiểu đến bảy , tám phần trong mười phần về giáo lý nhà Phật ... thì cũng chỉ là hiểu biết , (như hiểu biết về tích phân , đạo hàm , cấu trúc ADN... và các trình độ kiến thức khoa học , vật lý học, toán học ...cao hơn ), trong khi đó người theo đạo Phật có hai hạng : học Phật và tu Phật ( không phải đức Phật dạy hai loại đâu , mà đức phật dạy người ta tu, nhưng vì muốn hành ,thì trước phải hiểu , còn sau này tự nhiên có hạng người học Phật là chuyện ngẫu nhiên thôi).
Học Phật mà không tu Phật đại khái có thể ví như người nói về các thức ăn ngon mà chẳng chịu ăn .Tu Phật là người thiết thực nghĩ đến cận tử nghiệp .
Theo thiển ý , sở dĩ nhiều người không theo đạo Thiên Chúa Giáo ,Islam ... là vì trong đạo ấy nói về một Đấng Thượng Đế , đã sanh ra muôn loài .Thì người ta không ý thức được vì sao ngài lại sanh ra những người rất là khổ sở và đồng thời lại sanh ra những người rất là sung sướng trong đời sống , mà không sanh đồng đều .Bạn Linuscó thể giải thích chỗ này cho tôi được hiểu ?
Kính bạn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Reputation: 56%
Tham gia
26/10/12
Bài viết
426
Điểm tương tác
89
Điểm
43
Chào Bạn Linus
Thưa bạn , tôi xin có ý kiến về những gì bạn đã viết
Nếu nói là Biết hay Hiểu bằng Tri Kiến thì người ta sẽ nhận định là có Bạn học Phật biết một mà không biết mười , về Phật giáo
Còn nếu có vị học giả nào biết hay hiểu đến bảy , tám phần trong mười phần về giáo lý nhà Phật ... thì cũng chỉ là hiểu biết , (như hiểu biết về tích phân , đạo hàm , cấu trúc ADN... và các trình độ kiến thức khoa học , vật lý học, toán học ...cao hơn ), trong khi đó người theo đạo Phật có hai hạng : học Phật và tu Phật ( không phải đức Phật dạy hai loại đâu , mà đức phật dạy người ta tu, nhưng vì muốn hành ,thì trước phải hiểu , còn sau này tự nhiên có hạng người học Phật là chuyện ngẫu nhiên thôi).
Học Phật mà không tu Phật đại khái có thể ví như người nói về các thức ăn ngon mà chẳng chịu ăn .Tu Phật là người thiết thực nghĩ đến cận tử nghiệp .
Theo thiển ý , sở dĩ nhiều người không theo đạo Thiên Chúa Giáo ,Islam ... là vì trong đạo ấy nói về một Đấng Thượng Đế , đã sanh ra muôn loài .Thì người ta không ý thức được vì sao ngài lại sanh ra những người rất là khổ sở và đồng thời lại sanh ra những người rất là sung sướng trong đời sống , mà không sanh đồng đều .Bạn Linuscó thể giải thích chỗ này cho tôi được hiểu ?
Kính bạn

Kính lễ Cô suongphale,

Cầu Pháp rất vui và thành thật tán thán công đức Hoằng Dương Chánh Pháp của Đạo hữu.
Xin được lưu giữ làm tài liệu cho sau này. Cảm ơn.

Thân, CP.
Học Phật và Tu Phật: Suongphale
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Giáo lý Phật giáo được ca ngợi là "thậm thâm vi diệu" nhưng cũng chẳng đến mức không thể hiểu được. Xem ra còn dễ hơn nhiều so với tích phân, đạo hàm, cấu trúc ADN ... của khoa học hiện đại. Nếu như không muốn nói là quá đơn giản, chẳng hiểu sao có cả ngàn Kinh, Luật, Luận để mà phân tích mổ sẻ cho những điều đơn giản đó.

Cái khó vốn dĩ không nằm trong kinh điển, hiểu đúng, hiểu sai ... mà nằm trong sự thực hành. Có 4 từ thôi "duy trì chánh niệm", làm thử xem sao, bỏ hết cái đống sách vở kinh điển giáo điều ngổn ngang đi, thực hành mỗi một công năng thôi "duy trì chánh niệm", 16h/ngày (nếu ngủ đủ 8 tiếng), với 365 ngày/năm ... làm được không? Hay còn nhiều vướng nơi tụng cái nọ, giải thích cái kia, cỗ bàn, lễ lạt ...

Không phải "duy trì chánh niệm" hay là thử 16 tiếng một ngày trong tâm chỉ có 6 chữ hồng danh "nam mô a di đà phật" hoặc mật chú "Ohm mani Padme hung" xem sao ... hành trì như thế tỉ mỉ từng dây phút xem sao, duy trì lâu dài xem sao ... Sau đó ngồi lại nói về kinh nghiệm, cảm nhận mình duy trì nó như thế trong 1 năm, 3 năm, 6 năm (trong núi Tuyết) hay 9 năm (trong hang động của núi Thiếu Lâm) hoặc 12 năm (trong hang động trên dãy Himalaya)... xem sao.

Có thể kết quả là chả có gì đâu, vẫn như thế thôi, có một cái tâm an nhiên, tự tại, không bị vướng chấp gì cả. Họ đã như thế, không nên hỏi họ là "tâm họ đang như thế nào?" mà phải hỏi họ "làm sao để được như họ" ấy. Họ nói cách mà họ làm rất chân thực, thì làm theo đi, đừng biện luận xem cách đó đúng hay sai, tốt hay xấu ... thuốc độc ngấm vào da, bạn sẽ chết trước khi bạn biết các nguyên nhân gây ra tai nạn đó.

Viết một lần và có lẽ không có gì để tiếp tục bàn thảo ... Dù sao Phật giáo cũng không còn gì thú vị nữa cả, nên chăng đi học Thiên chúa giáo, Hindu hay Islam...


Viết hay lắm bạn Linus.Bạn đi đúng trọng tâm vấn đề rồi

Giáo Pháp của Đức Phật thật giản dị,dễ hiểu...chỉ là khó thực hành thôi.

Bỏ cả đời ra cũng khó thực hành thành công,cho nên bạn Linus thấy nản vì có lẽ bạn chỉ HỌC mà không HÀNH chăng?
 

Linus

Registered
Phật tử
Reputation: 1%
Tham gia
9/5/13
Bài viết
6
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Có vài câu hỏi không cần câu trả lời nhưng cần mỗi người tự suy ngầm.

Làm sao bạn "thấy" được cái "thấy" của người khác?

Bằng các giác quan, bằng hiểu biết suy diễn hay trì giới, nhập định để tuệ giác sinh khởi và tham thấu được cái thấy biết hay chỉ là thấy biết được hết các khả năng thấy biết?

Lại nữa, làm sao để huấn luyện tâm (cái mà hay được gọi là vọng tâm) trở nên có kỷ luật để không sinh phân biệt? Mà không sinh phân biệt có phải là không so sánh, nhưng khi "ví von" thì có phải so sánh không? Không hơn, không kém cũng không bằng thì còn ví von làm gì?

Phật giáo hình như không bàn đến việc có hay không có Thượng đế, hình như có hay không có không phải vấn đề cần bàn, mà thậm chí cái Luân hồi đó có cái gì đó giống Thượng đế, nơi mà con người bị kìm kẹp và níu giữ. Cái "nghiệp" đó giữ lại như lực trọng trường khiến cho con người đứng được trên mặt đất. Nhưng điểm mạnh của các tôn giáo Thần khải khác lại là khiến con người sống quy thuận, sống tuân thủ quy luật của tạo hóa (không phải luận do con người tạo ra, nhưng thường thì những đạo luật con người tạo ra nghịch với tạo hóa thì cũng không trường tồn). Nên nó vẫn tồn tại nghìn năm song song với Phật đạo. Và thật không đúng lắm nếu thấy "ít" người theo các tôn giáo khác ngoài Phật giáo. Thống kê của các tổ chức thế giới thì Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Hindu nhiều không kém tín đồ Phật giáo.

Nhưng lan man thế để làm gì nhỉ? Trước hết Thầy dạy cái tâm lăng xăng là "khổ", rồi, thấy nó đúng là "khổ" thật, vì mình không làm chủ được nó, không an nhiên tự tại được. Vậy tìm cách để chế ngự nó. Nhưng trong con đường tìm cách chế ngự, an trụ, lại thấy dựa vào cái gì cũng chẳng thể được vì mọi thứ có cái gì đứng im đâu, vận động thay đổi liên miên chẳng có gì chắc chắn thường còn để mà bám vào. Vậy nên dạy trụ vào "không gì cả". Khó quá. Con đường "không trụ vào đâu cả" là con đường đạt đến an nhiên tự tại. Không vội, không vội, từ từ mà đi. Dù là tiệm cận hay trực nhận có sao. Thong thả từng bước đi sẽ an nhiên tự tại.

Ồn ào quá !!!
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Có vài câu hỏi không cần câu trả lời nhưng cần mỗi người tự suy ngầm.

Làm sao bạn "thấy" được cái "thấy" của người khác?

Bằng các giác quan, bằng hiểu biết suy diễn hay trì giới, nhập định để tuệ giác sinh khởi và tham thấu được cái thấy biết hay chỉ là thấy biết được hết các khả năng thấy biết?

Lại nữa, làm sao để huấn luyện tâm (cái mà hay được gọi là vọng tâm) trở nên có kỷ luật để không sinh phân biệt? Mà không sinh phân biệt có phải là không so sánh, nhưng khi "ví von" thì có phải so sánh không? Không hơn, không kém cũng không bằng thì còn ví von làm gì?

Phật giáo hình như không bàn đến việc có hay không có Thượng đế, hình như có hay không có không phải vấn đề cần bàn, mà thậm chí cái Luân hồi đó có cái gì đó giống Thượng đế, nơi mà con người bị kìm kẹp và níu giữ. Cái "nghiệp" đó giữ lại như lực trọng trường khiến cho con người đứng được trên mặt đất. Nhưng điểm mạnh của các tôn giáo Thần khải khác lại là khiến con người sống quy thuận, sống tuân thủ quy luật của tạo hóa (không phải luận do con người tạo ra, nhưng thường thì những đạo luật con người tạo ra nghịch với tạo hóa thì cũng không trường tồn). Nên nó vẫn tồn tại nghìn năm song song với Phật đạo. Và thật không đúng lắm nếu thấy "ít" người theo các tôn giáo khác ngoài Phật giáo. Thống kê của các tổ chức thế giới thì Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Hindu nhiều không kém tín đồ Phật giáo.

Nhưng lan man thế để làm gì nhỉ? Trước hết Thầy dạy cái tâm lăng xăng là "khổ", rồi, thấy nó đúng là "khổ" thật, vì mình không làm chủ được nó, không an nhiên tự tại được. Vậy tìm cách để chế ngự nó. Nhưng trong con đường tìm cách chế ngự, an trụ, lại thấy dựa vào cái gì cũng chẳng thể được vì mọi thứ có cái gì đứng im đâu, vận động thay đổi liên miên chẳng có gì chắc chắn thường còn để mà bám vào. Vậy nên dạy trụ vào "không gì cả". Khó quá. Con đường "không trụ vào đâu cả" là con đường đạt đến an nhiên tự tại. Không vội, không vội, từ từ mà đi. Dù là tiệm cận hay trực nhận có sao. Thong thả từng bước đi sẽ an nhiên tự tại.

Ồn ào quá !!!

Hihihi,lại lan man rồi.

Muốn biết phải tự mình thực hành thôi.Đạo Phật rất dễ hiểu.

Nhưng cái "hiểu" thông qua "học" đó lại là cái "hiểu" của người khác mất rồi.

Càng nói nhiều thì lại càng chẳng hiểu gì cả.

Mờ mịt quá !!!
 

suongphale

Registered
Phật tử
Reputation: 34%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
234
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Chào bạn Linus

Linus nói:
... Nếu như không muốn nói là quá đơn giản, chẳng hiểu sao có cả ngàn Kinh , Luật , Luận

Tuy Lý có thể người tu có thể hiểu rồi nhưng chưa hành đạt đạo.Thì chúng ta biết thực hành là khó .Chính vì chỗ thực hành khó đó mà đức Phật để lại bao nhiêu Kinh- Luật - Luận cho chúng ta trên tinh thần hỗ trợ cho chúng ta thêm sáng suốt .Dụ như đi trong rừng rậm hoang vu chúng ta cần không chỉ thực phẩm khô và nước ,đèn, ..v v.. mà còn cả bản đồ chỉ rõ từng ly từng tý ,chỗ nào có nước độc chỗ nào có hồ sâu , chỗ nào rẽ trái, phải chỗ nào đi thẳng ,có vậy người đi rừng mới không lạc đường .
Tóm lại nếu người học Phật cần tu , thì trong kinh dạy ,người tu Phật cũng cần học Phật , càng tu cao càng phải học nhiều hơn .
"Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ dàng tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến .Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành" (Kinh Niết Bàn )
Tôn giáo nào cũng đều khuyên bảo người ta ăn hiền ở lành , nhưng theo đạo Phật thì lên Trời cũng còn phải tu vì chưa là tu xong
Chúc bạn Linus sáng suốt.
 

Linus

Registered
Phật tử
Reputation: 1%
Tham gia
9/5/13
Bài viết
6
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Hay lại hỏi thế này. Một người Thiên Chúa giáo có thái độ thành kính với Chúa trời, thuận theo lời Chúa dạy mà tận tâm tận lực giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, sẵn lòng chia vui với mọi người, mang lại sự hạnh phúc cho những người xung quanh, và đặc biệt là họ khi giúp khổ, khi chia vui với mọi người lại không bám chấp nơi trạng thái vui buồn của đối cảnh, họ hoàn toàn hạnh phúc với trạng thái tâm lý vằng vặc như trăng rằm, như gương sáng không có bóng dáng của bất cứ thứ gì. Như thế có nên hoan hỉ cho người Thiên Chúa giáo này không nhỉ?
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 100%
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Hay lại hỏi thế này. Một người Thiên Chúa giáo có thái độ thành kính với Chúa trời, thuận theo lời Chúa dạy mà tận tâm tận lực giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, sẵn lòng chia vui với mọi người, mang lại sự hạnh phúc cho những người xung quanh, và đặc biệt là họ khi giúp khổ, khi chia vui với mọi người lại không bám chấp nơi trạng thái vui buồn của đối cảnh, họ hoàn toàn hạnh phúc với trạng thái tâm lý vằng vặc như trăng rằm, như gương sáng không có bóng dáng của bất cứ thứ gì. Như thế có nên hoan hỉ cho người Thiên Chúa giáo này không nhỉ?
Xin được kính chào mừng đạo hữu Linus tham gia Diễn Đàn này !

Câu hỏi của anh rất hay.

Hiện tại trên thế giới có khoảng 99% Phật tử (kể cả những vị đra dẫn chúng) đều nhầm lẫn (không phân biệt) Phật đạo và Ngoại đạo, dẫn đến có những chủ trương "Tam Giáo Quy Nguyên", "đạo nào cũng dạy làm lành (hướng thiện)".
Bởi vì sao ? Bởi đạo Phật cũng dạy chúng ta làm lành hướng Thiện kia mà !

Nào ai có biết đâu, chỉ vì muốn thuận theo chấp nhất của loài người mà Phật Giáo có Nhân Thiên Thừa (Giáo lý dạy làm lành lánh dữ, ưa điều Thiện, giữ tâm trong sáng). Thậm chí có nhiều chỗ đức Phật dạy "Người Bà La Môn chân chính thì phải như thế này, người Bà La Môn chân chính thì phải như thế kia ......."
http://www.diendanphatphap.com/dien...ôn-ngữ)-Phần-cuối-(từ-câu-306-đến-423)/page27
(Kinh Pháp Cú _ từ câu 383 trở đi .....
).

Đạo Phật không phải thực sự giống như Đạo Bà La Môn hay bất kỳ tôn giáo nào trên thế giới. Đạo Phật không giống môn tôn giáo nào hết, thậm chí đạo Phật cũng không là một tôn giáo luôn.
Cho nên ai muốn ca ngợi những con người Thánh Thiện thì cứ ca ngợi, ai muốn xây dựng "Thiên Đường tại thế" thì cứ xây dựng; nhưng Thiền Tông thực sự thì coi những chuyện Thánh Thiện, Minh Triết gì đó chỉ là "trò trẻ con" mà thôi. (So với Phật _ bậc đã Toàn Giác _ thì tất cả Thần Trời đều là trẻ con mê lầm).

THIỀN TÔNG THỰC SỰ THÌ VƯỢT LÊN TRÊN MỌI THIỆN ÁC, ĐỘNG TỊNH.

Kính trình !
 

Linus

Registered
Phật tử
Reputation: 1%
Tham gia
9/5/13
Bài viết
6
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Ấy là lại phải nhắc một câu, "nói Thiền tông thực sự không phải là Thiền tông thực sự nên gọi là Thiền Tông thực sự". Cảm ơn bạn hoatihon, mình nghĩ thế là đủ cho chủ đề "Thiền là gì?". Hẹn bạn ở một topic khác.
 

suongphale

Registered
Phật tử
Reputation: 34%
Tham gia
14/12/11
Bài viết
234
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Tu Tập Thiền Bằng Cách Quán Tâm Trong Tĩnh Lặng

Có thể nói tóm tắt lối tu tập Thiền của phái Tào Động trong hai chữ này :"Mặc Chiếu "
Điều này được trình bày rõ rệt trong bài thơ trích từ tập "Ghi Chú Về Mặc Chiếu "của thiền sư Hoằng Trí thuộc phái Tào Động:

Im lặng và bình tịnh quên hết ngữ ngôn
Cái ấy trạm nhiên hiện tiền .
Khi người ta nhận ra nó , nó bao la không ngằn mé
Trong Thể của nó , người ta nhận thức rõ ràng
Cái ý thức chiếu diệu này phản chiếu dị kỳ
Cái tịnh chiếu này đầy huyền diệu
Sương và trăng , sao và suối
Tuyết trên rặng tùng
Và mây lững lờ trên đỉnh núi
Từ tăm tối chúng đều trở nên rực rỡ
Từ u ám chúng đều biến thành ánh sáng xán lạn
Vô lượng huyền diệu thấm nhập vào sự bình tịnh này
Trong cái mặc chiếu này tất cả nỗ lực thú hướng biến mất
"Mặc" là chữ cứu cánh (của tất cả giáo lý )
"Chiếu" là câu đáp của tất cả các tướng.
Không có nỗ lực gì
Câu đáp này tự nhiên và đột phát
Bất hòa sẽ khởi dậy
Nếu trong "chiếu" không có "mặc"
Tất cả sẽ trở nên lãng phí và phụ thứ
Nếu trong "mặc" không có "chiếu "
Chân lý của "mặc chiếu" thật viên mãn và hoàn hảo .
Nhìn xem! Trăm sông chảy
Thành từng dòng thác lũ ,
Về đại dương!

Không có đôi lời giải thích và phê bình về bài thơ này, có lẽ đối với nhiều độc giả ý nghĩa của "mặc chiếu" vẫn còn bí ẩn.Chữ Trung Hoa "mặc" có nghĩa là "im lặng" hay "tĩnh lặng ", "chiếu" có nghĩa là "suy tưởng" hay "quan sát ".Như thế , "mặc chiếu" có nghĩa là hay "suy tưởng tĩnh lặng" hay "quan sát tĩnh lặng ".Nhưng cả hai chữ "tĩnh lặng" và "suy tưởng" ở đây có những ý nghĩa đặc biệt và không được hiểu chúng theo những nghĩa thông thường .Ý nghĩa chữ "mặc"sâu xa hơn chỉ là "yên lặng" hoặc "yên tĩnh", nó hàm nghĩa siêu việt tất cả ngôn ngữ và tư tưởng , biểu thị một trạng thái "bên trên ", của sự bình tịnh lan tràn khắp.Cũng vậy ý nghĩa chữ "chiếu" cũng sâu xa hơn cái nghĩa thông thường của nó là "suy nghiệm về một vấn đề hay một ý tưởng" , nó không hề có mùi vị của hoạt động tinh thần hoặc tư tưởng suy niệm , nhưng là một trực thức sáng như gương luôn luôn chiếu diệu và rực rỡ trong cái tự-thể-nghiệm thuần túy của nó .Nói một cách gọn gàng hơn nữa , "mặc ' có nghĩa là sự tĩnh lặng của "vô niệm ", và "chiếu " có nghĩa là ý thức sống động và sáng tỏ.Do đó ,"mặc chiếu" là ý thức sáng tỏ trong sự tĩnh lặng và vô niệm .Kinh Kim Cương nói "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm "(không trụ vào đâu cả mà móng khởi cái tâm )chính là ngụ ý như vậy đấy .Vấn đề vĩ đại là , làm sao ta đặt tâm mình vào một trạng thái như vậy được ?Muốn thế cần được chỉ dạy trực tiếp và tu tập với một vị thầy .Trước tiên phải khai mở cái "huệ nhãn " của người đệ tử , nếu không người đệ tử sẽ không bao giờ biết cách đem tâm mình vào trạng thái "mặc chiếu "Nếu ta biết cách tu tập "mặc chiếu " thiền , ta hẳn đã thực hiện được một cái gì trong thiền .Kẻ không được truyền thụ không bao giờ biết cách làm công việc này .Do đó , lối mặc chiếu thiền của phái thiền Tào Động này , không phải chỉ là lối tập lặng hay tĩnh thông thường .Đó là Định của thiền , của Bát Nhã Ba la mật .Nghiên cứu kỹ bài thơ trên ta sẽ thấy rõ trong bài thơ ấy các yếu tố trực giác và siêu việt của Thiền .Cách hay nhất để học lối Thiền này là tu tập với một thiền sư có thẩm quyền. tuy nhiên nếu bạn không tìm ra được một vị thầy , bạn thử cố tu tập theo mười đề nghị mà tác giả đã học được một cách hết sức khó khăn , hy vọng sẽ được các bạn thực hành có hiệu quả lợi ích.

1-Nhìn vào tâm trạng bạn trước khi bất cứ một ý niệm nào móng khởi
2-Khi bất cứ một ý niệm nào móng khởi , bỏ nó đi và đem tâm bạn trở lại trạng thái tâm nhìn tâm
3-Hãy thực hành lúc nào cũng nhìn vào tâm
4-Trong khi sinh hoạt khác , có dịp , hãy nhớ lại "cảm giác nhìn"trong lúc sinh hoạt thường
5- Đặt tâm bạn vào một trạng thái như thể bạn mới gặp ( nghe hay nhìn ) một chuyện xúc động
6- Suy tưởng về những điều khó hiểu , tập trung tư tưởng
7-Tu tập với thiện hữu pháp môn bão hương như trong Pháp ngữ của Hư Vân Thiền sư
8-Ngay giữa những hoạt động huyên náo nhất , dừng lại và nhìn vào tâm trong chốc lát
9- Suy tư mà mắt mở lớn trong những khoảng thời gian ngắn
10-Đọc đi đọc lại kinh Bát Nhã Ba la mật như kinh Kim Cương, Tâm kinh Bát Nhã ...
Bất cứ ai tu tập chăm chỉ về mười đề nghị này cũng có thể khám phá cho mình mặc chiếu có nghĩa là gì .
(SƯU TẦM )
 
P

phamvandung57

Guest
Chào suongphale : vậy là chúng ta đã cùng nhau đi một đoạn đường ngắn. tuy vậy tôi cảm thấy rất quí trọng bạn. bởi cái tâm ngay thẳng, sáng suốt biết nhìn nhận đúng sai.một người luôn hướng tới vì một muc tiêu tối thượng của người học phật là đi đến giải thoát. chính vì thế tôi muốn chia sẻ tài liệu mà những năm nghiên cứu và thực hành để có thể giúp hành giả không mất thời gian sưu tầm và phải đọc những cái mà mình không cần thiết để rút ngắn con đường tu học. tôi xin cóp đường linh mời bạn nghé xem, nếu thấy có lợi cho bạn thì tôi vui rồi. ngoài ra tôi không có ý gì khác,chúc bạn vui khỏe.
phamvandung57.blogspot.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top