Thực Hành Đại Toàn Thiện - Hướng Dẫn về Những Điểm Chính Yếu

Thực Hành Đại Toàn Thiện - Hướng Dẫn về Những Điểm Chính Yếu

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
untitled.png
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Thực Hành Đại Toàn Thiện

Hướng Dẫn về Những Điểm Chính Yếu



PRACTICING the GREAT PERFECTION

INSTRUCTION on the CRUCIAL POINTS

Tác giả:

Shechen Gyalsap Gyurme Pema Namgyal



Hình bìa trước: Guru Rinpoche đang ban quán đỉnh trong một hang núi. Chi tiết từ một bộ thangka cuối thế kỷ 19 miêu tả tám phương diện của đạo sư Liên Hoa Sinh. Ảnh chụp bởi Mathieu Ricard.



Dịch sang tiếng Anh bởi:

Nhóm Dịch Thuật Padmakara

Nhóm Dịch Thuật PADMAKARA chân thành cảm ơn sự hỗ trợ hào phóng của tổ chức Tsadra trong việc tài trợ dịch thuật và chuẩn bị cho cuốn sách này.



Việt dịch: Ẩn Tiên
(Cuốn sách này được dịch sang tiếng Việt không nhằm mục đích xuất bản hoặc kinh doanh)​
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
NỘI DUNG


Lời nói đầu của Shechen Rabjam Rinpoche

Lời giới thiệu của nhóm phiên dịch

1. Ngọn Đèn Rực Rỡ: Một bản tóm tắt những điểm chính yếu của việc rèn luyện Tâm Trí
2. Một chỉ dẫn cho Khenpo Jigme Drayang
3. Chỉ dẫn cốt lõi về Đại Toàn Thiện cho người mới bắt đầu
4. Trả lời các câu hỏi của Khenpo Jigme Drayang
5. Trích từ giáo lý của Đại Thành Tựu Giả Sherab Yarphel
6. Thêm nữa từ Sherab Yarphel
7. Một hướng dẫn cho Yinor
8. Trả lời câu hỏi của một Tulku
9. Một hướng dẫn về Cách Thực Hành
10. Kết luận hướng dẫn



Ghi Chú
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
LỜI NÓI ĐẦU


Đọc những giáo lý về tâm trí này của đạo sư tôn quý và tốt bụng nhất Shechen Gyaltsap Gyurme Pema Namgyal mang lại những ký ức mạnh mẽ về cách mà Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, ông nội yêu quý và là đạo sư gốc của tôi, thường giải thích về bản chất huyễn ảo của cái ngã, làm suy yếu sự chấp ngã của chúng ta, như một phương tiện để giới thiệu cho chúng ta bản chất của tâm trí. Tất nhiên, sự tương đồng nổi bật trong cách tiếp cận là không có gì đáng ngạc nhiên, khi người ta nhớ đến lòng sùng mộ không thể dò thấu mà Khyentse Rinpoche đã dành suốt cuộc đời cho Gyaltsap Rinpoche, vị thầy gốc của ông.

Khi Khyentse Rinpoche mới hơn mười ba tuổi, Gyaltsap Rinpoche đã giới thiệu cho ông bản tính của tâm trí ông, sử dụng những câu thơ lấy từ Lời cầu nguyện Guru Rinpoche trong Bảy Chương, đặc biệt là những từ ngữ:

Bên ngoài, những thứ được nhận thức đều thanh tịnh.​
Bên trong, tâm trí tự nó nhận thức mọi thứ là tự do và rộng mở.​
Giữa hai điều này, chỉ nhận ra trạng thái sáng tỏ.​
Nhờ lòng bi mẫn của chư Phật, quá khứ, hiện tại, và sẽ đến,​
Cầu cho tâm trí chúng ta được ban phúc và tự do.​

Nói điều này, và với bàn tay tác ấn điều phục hiện tướng, Gyaltsap Rinpoche nhìn thẳng vào Khyentse Rinpoche và hỏi ba lần với giọng trang nghiêm và ấn tượng: “Tâm của con là gì?” Vào lúc đó, Khyentse Rinpoche có niềm tin không lay chuyển rằng đạo sư của ông chính là Guru Rinpoche. Rinpoche từng nói với tôi điều đó, về lòng kính trọng dành cho vị thầy gốc của mình, ông sẽ không bao giờ dám sử dụng những câu thơ này để giới thiệu với học trò của mình về bản tính của tâm trí.

Tôi rất biết ơn Helena và Wulstan, cả hai đều là những đệ tử thân cận của Dilgo Khyentse Rinpoche đã mang lại cho chúng ta bản dịch hay, trong sáng và đầy cảm hứng về những giáo lý quý giá này. Chúng ta đã được ban cho một kho báu vô giá. Bây giờ tùy thuộc vào chúng ta khi đưa nó vào rèn luyện.



Shechen Rabjam thứ bảy,

Tu viện Shechen, Nepal, tháng 5, 2019
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÓM PHIÊN DỊCH

(Padmakara)

Shechen Gyaltsap Gyurme Pema Namgyal, tác giả của tuyển tập ngắn những giáo huấn thiết yếu này, sinh năm con cừu sắt thuộc chu kỳ sáu mươi tuổi thứ mười lăm (rabjung) (1871) ở vùng Derge, miền Đông Tây Tạng. Ông nhận được tên khai sinh từ cha mình, Adro Sherab, một ẩn sĩ yogi có thành tựu cao.1 Không lâu sau khi chào đời, đứa trẻ được nhiều lama quan trọng của phái Nyingma nhất trí công nhận là tái sinh của Orgyen Rangjung, Shechen Gyaltsap thứ hai.2 “Ngay cả khi ông được khảo hạch hàng trăm lần”, Jamyang Khyentse Wangpo cho biết, “vẫn chẳng có lỗi nào được tìm thấy”. Ông được đăng quang hợp pháp và nhận tước hiệu Gyurme Pema Tendzin Khedrup Gyatso’i De. Sau này, khi thọ nhận giới nguyện xuất gia đầu tiên từ Dzogchen Khenpo Damcho Ozer, ông được ban pháp danh Gyurme Pema Namgyal, danh hiệu mà ông được biết đến nhiều hơn.

Như được trông đợi, sự ra đời và thời niên thiếu của Shechen Gyaltsap có rất nhiều dấu hiệu tốt lành. Đặc biệt, như được ghi lại rằng bản năng Bồ Tát và thói quen từ bi rất mạnh trong ông đến mức từ những năm đầu đời, chưa bao giờ ông ăn thịt, ông thậm chí không thể chịu được mùi vị của nó. Dilgo Khyentse Rinpoche ghi lại rằng chỉ cần uống súp nấu trong những chiếc bình dùng để nấu thịt, có vẻ như sẽ tạo ra phản ứng dị ứng trong miệng ông. Đây có thể coi là một trong những dấu hiệu xác thực danh tính của ông vì người ta ghi lại rằng kiếp trước thường nhận xét về lỗi ăn thịt động vật bị giết để làm thực phẩm, việc tiêu thụ thịt mà ông coi là nguyên nhân gây ra bệnh tật, những căn bệnh đã rút ngắn tuổi thọ của ông. Trong mọi trường hợp, giống như Shabkar Tsogdruk Rangdrol và Patrul Rinpoche nổi tiếng trước ông. Shechen Gyaltsap kiêng thịt trong suốt cuộc đời, và đây chẳng phải là thành tựu tầm thường ở vùng cao nguyên lạnh giá Kham, nơi thực phẩm thay thế duy nhất là các sản phẩm từ sữa, bột tsampa làm từ hạt lúa mạch rang và các loại rau thưa thớt được nhập khẩu từ những vùng thấp hơn, màu mỡ hơn.

Shechen Gyaltsap nhận lễ xuất gia đầy đủ từ Gemang Khenpo Yonten Gyatso, hay còn gọi là Khenpo Yonga, tác giả của bản bình luận ba tập nổi tiếng Kho tàng của các phẩm tính quý giá của Jigme Lingpa. Thiên hướng tự nhiên đã đưa ông đến với kỷ luật tu viện, ông tuân thủ các giới nguyện trọn đời và hoàn toàn không tì vết. Sau khi xuất gia sống vô gia cư, theo cách diễn đạt truyền thống, người ta bảo rằng ông không bao giờ vượt qua ngưỡng cửa nhà của một cư sĩ nữa. Cuộc sống của ông từ đó trở đi chỉ bao gồm việc học tập, giảng dạy và thực hành thiền định trường kỳ.

Với thiên phú là trí thông minh sắc bén, một trí nhớ phi thường và xu hướng tự nhiên về nghiên cứu, ông đắm mình trong thế giới học thuật và thực hành của người Tây Tạng, mà vào thời của ông đã được đưa vào cuộc sống sôi động nhờ rime, hay bất bộ phái, phong trào sau đó nở rộ ở miền đông Tây Tạng. Sáng kiến tôn giáo, tri thức và xã hội này đã được khởi động trong thế hệ trước khi Shechen Gyaltsap ra đời bởi Jamyang Khyentse Wangpo, Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, Chogyur Dechen Lingpa, Patrul Rinpoche, cùng các đệ tử của họ: Mipham Rinpoche, Gemang Khenpo Yonten Gyatso, Minyak Kunzang Sonam và những người khác. Mục đích của nó là làm sống lại và phục hồi giáo lý Phật nói chung, đặc biệt là bảo tồn và phát huy các truyền thống của những trường phái cổ hơn: Nyingma, Sakya, Kagyu, nhiều phái trong số đó đang trong tình trạng suy tàn trầm trọng. Khi làm như vậy, mục đích được tuyên bố của nó là khôi phục lại thái độ tìm hiểu cởi mở, tôn trọng, chiết trung giữa các trường phái khác nhau của Phật giáo Tây Tạng thuộc loại đặc trưng cho một thời đại sớm hơn trước khi bầu không khí trí tuệ và tôn giáo bị lu mờ và làm chua chát bởi suốt hai thế kỷ áp bức, không khoan dung giáo phái. Các trung tâm học tập quan trong đã được phục hồi hoặc thành lập mới, những bộ sưu tập tài liệu lớn đã được tập hợp, biên soạn và xuất bản.

Cùng với nhiều người đương thời: Khenpo Kunzang Pelden, Kathok Situ, Shechen Rabjam thứ năm, và những người khác, Sechen Gyaltsap đã tham gia trọn vẹn vào phong trào quan trọng và có ảnh hưởng này, Jamyang Khyentse Wangpo, Jamgin Kongtrul và Mipham Rinpoche là những vị thầy chính của ông. Các nghiên cứu của ông rất đa dạng, bao gồm những tài liệu của tất cả các trường phái Phật giáo Tây Tạng: Kho tàng Luận Lý Học 3 của Sakya Pandita, Đại luận về các Giai Đoạn của Con Đường 4 của Je Tsongkhapa, các tác phẩm của Karma Rangjung Dorje, vân vân. Tuy nhiên, mối liên kết chính của Shechen Gyatsap là với phái Nyingma, tiểu sử của ông chứa đựng những danh sách dài các văn bản mà ông đã nghiên cứu cùng với những trao truyền mà ông đã nhận được. Đặc biệt, ông là một trong những đệ tử thân cận nhất của Mipham Rinpoche và bản thân ông đã trở thành một học giả có kiến thức uyên bác. Hơn nữa, vì lòng yêu thích học hỏi nên không lâu trước khi qua đời, Mipham đã để lại cho ông tất cả sách vở và bài viết của mình. Cùng với Kunzang Pelden và Kathok Situ, Shechen Gyaltsap chịu trách nhiệm tập hợp các tác phẩm được sưu tầm của Mipham và tổ chức truyền đọc chúng (lung). Do đó, ông đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn truyền thống giảng dạy độc đáo của Mipham Rinpoche, một sự tổng hợp đầy quyền uy và trình bày lại các giáo lý kinh điển và mật điển của phái Nyingma trải dài từ các tác phẩm của Jigme Lingpa, Longchen Rabjam và Rongzom Pandita, cho tới Santaraksita và Guru Rinpoche, những người sáng lập ban đầu của Phật giáo Tây Tạng.

Các tác phẩm của Shechen Gyaltsap đã được tập hợp lại ở Bhutan vào cuối những năm 1970 dưới sự bảo trợ của một trong những đệ tử nổi tiếng nhất của ông, Dilgo Khyentse Rinpoche. Bộ sưu tập này bao gồm mười chín tập tiếng Tây Tạng và gần đây đã được biên tập lại và xuất bản ở Đài Loan thành mười ba cuốn sách lớn theo phong cách phương Tây.

Bộ sưu tập này bao gồm các tác phẩm bao quát toàn bộ phạm vi kinh điển và mật điển, phần lớn vẫn chưa được các độc giả phương Tây biết đến. Chatral Rinpoche, người luôn kính trọng Shechen Gyaltsap, đã coi các tác phẩm được sưu tầm của ông như một “kho báu như ý” và tuyên bố rằng trong số tất cả các tác giả Nyingma của thời đại ngày nay, các tác phẩm của ông có tầm quan trọng và rõ ràng nhất. Tác phẩm đầu tiên của Shechen Gyaltsap được mang ra khỏi Tây Tạng là Cỗ Xe Giải Thoát, luận giải vĩ đại của ông về thực hành sơ khởi mật tông. Khi Dilgo Khyentse Rinpoche nhận nó, ông đội nó lên đầu rồi tuyên bố rằng nó có giá trị hơn toàn bộ số vàng trên thế giới.5

Giống như Mipham Rinpoche, Shechen Gyaltsap dành phần lớn cuộc đời mình trong cô tịch, tham gia vào việc nghiên cứu, sáng tác hoặc nhập thất thiền định, xuất hiện chỉ để ban những trao truyền và quán đỉnh, để giảng dạy các đệ tử thân thiết của mình hoặc tiếp đón những vị khách quan trọng.

Am thất chính của ông hiện nay đã được khôi phục, vẫn có thể được viếng thăm trên sườn núi cao phía trên trung tâm nhập thất Shechen, bản thân nó là một đoạn leo dốc phía trên tu viện. Từ cửa sổ nơi từng là phòng của ông, một không gian nhỏ chứa một chiếc giường, chỗ ngồi và ban thờ đơn giản, người ta có thể nhìn xuống đáy thung lũng xa bên dưới cùng những ngôi đển và công trình tu viện giờ đây đã được phục hồi một cách phong phú, hoặc nhìn qua những ngọn đồi cao, hoang vắng của Kham về phía nam và phía tây.

1724831968942.png


AM THẤT SHECHEN. THẤT TRÊN CAO NHẤT LÀ NƠI SHECHEN GYALTSAP ĐÃ SỐNG.

BỨC ẢNH ĐƯỢC CHỤP BỞI MATHIEU RICARD
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Một số câu chuyện chứng thực sự thành tựu tâm linh vĩ đại của Shechen Gyaltsap. Người ta ghi lại rằng có lần ông được Jamyang Khyentse Wangpo hướng dẫn một khóa nhập thất dài hạn về Vajrakilaya và thực hành cho đến khi mọi dấu hiệu thành tựu biểu lộ. Chỉ sau một trăm ngày, Shechen Gyaltsap kết thúc khóa nhập thất của mình và cử hành lễ hỏa cúng truyền thống, nói rằng thực hành đã hoàn tất. Ông nhận thấy rằng, như một trong những dấu hiệu của sự chứng đắc, ông đã để lại dấu chân của mình trên một tảng đá cạnh cửa mật thất. Không muốn người khác nhìn thấy, ông đã ném hòn đá đi thật xa, nhưng sau đó nó đã được một người học trò của ông nhặt lại. Sau khi qua đời, trong lễ hỏa táng, những người chứng kiến đã kể lại rằng thi thể của ông đã hoàn toàn biến mất trong ngọn lửa và không để lại dấu vết nào ngoài việc bất cứ nơi nào khói của lửa đọng lại trên cây cối và bụi rậm ở khu vực xung quanh, người ta đều tìm thấy các hạt xá lợi (rinsel).

Mặc dù nhiếp ảnh đã được biết đến ở Tây Tạng vào lúc Shechen Gyaltsap sinh tiền, và các bức ảnh người cùng thời với ông được chụp rất nhiều, Kathok Situ và Shechen Rabjam thứ sáu chẳng hạn, nhưng Shechen Gyaltsap luôn từ chối chụp ảnh, chắc chắn là bị ảnh hưởng từ Mipham Rinpoche, người rất nghi ngờ 7 máy ảnh hiện đại. Tuy nhiên điều không may là chẳng có tài liệu nào về ngoại hình của Shechen Gyaltsap, chỉ có những hồi tưởng cá nhân của Dilgo Khyentse Rinpoche được ghi lại trong cuốn tự truyền của chính ông.8 Hai lama gặp nhau lần đầu vào năm 1912 khi Shechen Gyaltsap đến thăm Denkhok để dự tang lễ dành cho Mipham Rinpoche. Vào thời điểm đó, Khyentse Rinpoche mới hai tuổi, và phải đến 1924, ở tuổi mười bốn, ông mới thực sự đến Shechen và thọ nhận giáo lý. Gyaltsap Rinpoche mất năm 1926, và do đó, cuộc gặp gỡ giữa đạo sư và đệ tử chỉ kéo dài hai năm. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng mãnh liệt đó đã để lại một dấu ấn không thể phải mờ trong cuộc đời Khyentse Rinpoche. Chính Shechen Gyaltsap đã tôn phong ông làm hóa thân của Jamyang Khyentse Wangpo, ban cho ông lễ xuất gia sramanera theo dòng truyền hạ Vinaya,9 ban cho ông vô số quán đỉnh và truyền trao giáo lý.

Giống như nhiều đạo sư thành tựu của Đại Toàn Thiện, Sechen Gyaltsap là một người rất ấm áp và giản dị. Khyentse Rinpoche nhớ lại lòng tốt của ông và cách ông vui mừng khi có sự hiện diện của trẻ em. Ông luôn ân cần và ăn nói nhỏ nhẹ trong các lễ quán đỉnh cũng như trong các dịp khác, chơi và đùa với các tulku và tu sĩ trẻ, kể cho họ nghe những câu chuyện.10 Mọi người hẳn nhiên đều yêu quý ông. Chính từ Shechen Gyaltsap mà Khyentse Rinpoche lần đầu tiên đã thấm nhuần thói quen nghiên cứu và học tập, và nhận được sư khuyến khích trong việc trau dồi kỹ năng làm thơ của mình. Tuy nhiên, dường như có một chút nghi ngờ rằng, với tư cách một đạo sư Đại Toàn Thiện, Shechen Gyaltsap có ảnh hưởng lớn nhất đối với đệ tử trẻ của mình. Quả thực, ông đã giới thiệu cho anh ta bản tính của tâm trí, kết quả là mặc dù thời gian họ gặp gỡ ngắn ngủi, Khyentse Rinpoche vẫn coi ông là vị thầy gốc tôn kính nhất của mình.

Nói chung, thầy Sechen Gyaltsap của tôi dường như thực sự sở hữu mọi phẩm chất của một đạo sư được giảng dạy trong kinh điển và mật điển, và ông có nền tảng đặc biệt trong kinh nghiệm về cái thấy cao nhất của Đại Toàn Thiện như thị. Sau đó, khi tôi nghiên cứu, nghiền ngẫm và chuẩn bị để giảng dạy những khía cạnh này, tôi cảm thấy may mắn vì đã nhận những giáo lý vàng kim như viên ngọc như ý từ đạo sư tôn quý của tôi, đức Phật hoàn hảo, khiến cho việc được sinh làm người là xứng đáng, và tôi thậm chí còn cảm thấy tận tâm và tràn đầy cảm hứng hơn bình thường. Ngay cả ngày nay, trong khi đang chuẩn bị giảng dạy những khía cạnh này, tôi vẫn luôn nhớ đến vị thầy tôn quý của mình ... và cầu thầy giúp cho sự giảng giải và nghiên cứu trở nên đầy ý nghĩa.11

Trong những năm sau này, khi nói về đạo sư yêu quý của mình, Khyentse Rinpoche, như một dấu hiệu tôn kính, thậm chí không bao giờ dám nhắc đến tên ông mà luôn gọi là Kadrinchen, “người tử tế nhất.”12

Ngoài trừ những hướng dẫn thứ tư và thứ năm của bộ sưu tập hiện tại, chủ yếu là những giải thích lý thuyết, những tài liệu được thu thập ở đây là những chỉ dẫn thiết yếu được thiết kế cho những người thực hành, hay khao khát thực hành những giáo lý của Đại Toàn Thiện. Chúng không dành cho độc giả phổ thông mà dành cho những người đã nhận quán đỉnh và chỉ dẫn từ một đạo sư đủ tiêu chuẩn của dòng truyền thừa. Theo nhiều cách, chúng rất đơn giản, hay nói chính xác hơn, được diễn giải một cách đơn giản đi ngược lại với sự sâu sắc lớn lao của chúng. Chúng ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, thường đề cập đến những giáo lý sâu rộng hơn mà hành giả có kinh nghiệm tự nhiên được mong đợi là sẽ lĩnh hội được. Chủ yếu thuộc cấp độ giáo lý “cắt đứt” (trekcho, khregs chod) của Đại Toàn Thiện, chúng đưa ra lời khuyên trực tiếp và thực tế về cách một hành giả nam hoặc nữ nên thiền định và ứng xử trong cuộc sống đời thường. Chúng bắt đầu với sự suy ngẫm sâu rộng về vấn đề dính mắc vào cái tôi và thiền định phân tích được thiết kế để nhổ tận gốc nó, tiến tới những hướng dẫn cụ thể hơn cho chính việc thực hành tâm trí, luôn nhấn mạnh vào những thái độ căn bản, không thể thiếu của hạnh xả ly và bồ đề tâm.

Trong hai hướng dẫn, Shechen Gyaltsap trích dẫn rất nhiều từ các tác phẩm của Sherab Yarphel, quả thực có hai hướng dẫn hoàn toàn dành riêng cho giáo lý của vị đạo sư vĩ đại này. Trong tiểu sử về Shechen Gyaltsap, Dilgo Khyentse Rinpoche ghi lại rằng Sherab Yarphel là vị tiền nhiệm trực tiếp trong dòng hóa thân của Jamgon Kongtrul. Ông là đệ tử của Pema Sangak Tendzin Chogyal, Shechen Gyaltsap đầu tiên,13 và trở thành một trong mười ba đại thành tựu giả hay drupthop (grub thob)14 của Shechen. Đến năm 19 tuổi, ông đã tích lũy được một trăm triệu lần trì tụng chú mani. Là một nhà sư giữ giới nghiêm ngặt, ông không bao giờ chạm tay vào vàng hay vật chất quý giá, và ngoài chuyến hành hương đến miền trung Tây Tạng vào năm hai mươi tuổi, ông đã dành cả cuộc đời mình ở Dechen Pema Oling, trung tâm nhập thất ở Shechen, sống ở nơi nhập thất mà Shechen Gyaltsap sau này được sử dụng làm mật thất của riêng mình. Cho đến năm ba mươi tuổi, ông miên mật hành trì giai đoạn phát sinh, hoàn thành tích lũy to lớn việc trì tụng mật chú, cũng như các yoga của giai đoạn thành tựu. Ông được cho là đã trải nghiệm đại lạc, quang minh, và vô niệm trong suốt chín năm, và nhờ sức mạnh của lòng sùng mộ với đạo sư, đã nhận ra bản tính của tâm trí mình ở tuổi ba mươi. Từ đó trở đi, ông tập trung chuyên nhất vào guru yoga và thực hành về tính thanh tịnh bản nguyên cùng với hiện diện tự phát thuộc giáo lý Đại Toàn Thiện. Ông đã chứng đắc trí tuệ bản nguyên thuộc bề bốn linh kiến của thogal và cuối cùng đạt đến trạng thái vĩnh cửu của pháp thân. Nhiều dấu hiệu bên ngoài đã chứng thực thành tựu viên mãn của ông. Ông để lại nhiều dấu tay và dấu chân trên đá, khả năng thấu thị của ông không bị suy giảm, có thể nhìn thẳng vào tâm trí người khác. Sau khi qua đời, nhiều người cho rằng xá lợi của ông có sức mạnh bảo vệ họ khỏi mọi nguy hiểm từ bên ngoài. Sự chứng ngộ đầy thăng hoa của ông đã tràn vào lĩnh vực sáng tác văn học, và ông được cho là đã để lại bốn hoặc năm tập tác phẩm. Đáng tiếc, những cuốn sách này chưa bao giờ được tập hợp và xuất bản đúng cách, cuối cùng đã bị thất lạc. Theo dư luận, ngay cả vào thời Khyentse Rinpoche vẫn còn ở Tây Tạng, chỉ có một tuyển tập ngắn các bài hát chứng ngộ cùng với những chỉ dẫn thực hành còn tồn tại; và có lẽ đến bây giờ những thứ này cũng đã chìm vào quên lãng. Vì vậy, những tài liệu được Shechen Gyaltsap trích dẫn lại trong cuốn sách này có thể là tác phẩm suy nhất còn sót lại của hành giả Đại Toàn Thiện vĩ đại đó.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
LỜI CẢM ƠN


Bản dịch này sẽ không thể thực hiện được nếu không có nguồn cảm hứng từ các lama, Pema Wangyal Rinpoche và Jigme Khyentse Rinpoche, và nếu không có lời khuyên cùng sự giúp đỡ từ Khenchen Pema Sherab ở tu viện Namdroling, Mysore, Ấn Độ. Chúng tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn đặc biệt đến họ và Gelong Konchok Tendzin (Matthieu Ricard) vì những thông tin hữu ích của ông liên quan đến tu viện Shechen cùng với những người được Gyaltsap Rinpoche nhắc đến, những hồi tưởng của ông về Dilgo Khyentse Rinpoche và sự cho phép sử dụng bức ảnh của ông chụp mật thất của Gyaltsap Rinpoche. Tài liệu này được dịch sang tiếng Anh bởi Helena Blankleder và Wulstan Fletcher thuộc nhóm dịch thuật Padmakara.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
THỰC HÀNH ĐẠI TOÀN THIỆN
I

NGỌN ĐÈN RỰC RỠ


Tóm tắt những điểm chính yếu của việc Rèn Luyện Tâm Trí


Namo Guru Manjusriye!

Tới Pháp Thân Kim Cang Trì,

Tới thầy tôi nguyện không bao giờ rời xa ông,

Tôi lễ lạy trong niềm tôn kính với thân, khẩu , ý.

Giờ đây tôi sẽ biên soạn một cách rõ ràng, cô đọng, tinh túy

Những điểm thiết yếu của thực hành.

Bạn hãy tự chuẩn bị bằng cách thọ nhận quán đỉnh, giữ samaya, và tịnh hóa dòng tâm thức của bạn theo những con đường chung và riêng của Đại Thừa.15 Về phần mình, tôi sẽ đưa ra một lời giải thích rất dễ hiểu về cách hai loại vô ngã được thành lập.

Khi bắn một mũi tên, trước tiên bạn cần nhìn thấy mục tiêu. Theo cách tương tự, bạn cần xác định gốc rễ của sự quy kết: cái mà ý thức bẩm sinh về cái ngã, hoặc cái “Tôi”, đối tượng hình thành của sự chấp ngã, được gán cho. Cái “Tôi” hay bản ngã này không được thấy là tồn tại trong các đối tượng giác quan của thế giới bên ngoài, không ai gọi chúng là “tôi”. Giống như vậy, không có ai coi sự quy tụ của năm tập hợp (năm uẩn), thân và tâm của người khác là “Tôi”. Vì họ được coi là người khác. Vậy khái niệm “Tôi” được quy kết cho cái gì?

Có nhiều quan điểm khác nhau để xem xét nhân dạng tự thân của một người, hay cái “Tôi”. Nó có thể liên quan đến trạng thái giới tính, liệu một người là nam hay nữ hay không phải cả hai, hoặc nó có thể liên quan đến dòng dõi gia đình, vân vân. Dù có như vậy, gốc rễ của việc quy kết cho cái ngã thường được cho là ở trong ba hạng mục tập hợp lại trong dòng tương tục của một người: thân thể, tâm trí và tên gọi. Cái ngã phải được tìm thấy đâu đó bên trong người ta. Nó không thể ở bất cứ nơi nào khác.

Bây giờ làm thế nào cái “Tôi” được nắm bắt trong ba mục này? Ví dụ cảm giác “Tôi bị bệnh” xảy ra liên quan đến thân thể, nghĩa là với bất cứ cơ quan nào trong số ngũ tạng hoặc lục phủ 17 của nó. Điều tương tự cũng áp dụng cho bề mặt bên ngoài cơ thể, bắt đầu từ ngọn tóc trên đầu cho đến móng chân, tất cả các bộ phận chính và phụ của cơ thể, chỉ cần một tia lửa hoặc một mũi gai đâm vào, người ta sẽ cảm thấy: “Nó làm tôi bị thương; nó đốt cháy tôi; tôi đã bị đau”. Tương tự như vậy với tâm trí, dù bị thúc đẩy bởi hoàn cảnh bên ngoài hay không, một người bám vào cảm giác về ngã, nghĩ rằng: “Hôm nay tôi hạnh phúc, hôm nay tôi buồn, tôi hiểu chuyện gì đang xảy ra, tôi không hiểu”. Điều gì đó tương tự xảy ra với tên của một người, dù nó được đặt bởi cha mẹ hay giáo viên của người đó. Bất cứ khi nào có ai gọi đến tên này, người ta nghĩ: “Họ đang gọi tôi, họ đang nói chuyện với tôi, họ đang nói điều gì đó tốt đẹp về tôi, họ đang xúc phạm tôi”.

Cho nên cái “Tôi” được nhận dạng với ba hạng mục này (thân thể, tâm trí, và tên gọi). Trên cơ sở của sự chấp ngã này, các phiền não như tham ái, vân vân, xuất hiện. Lần lượt, những phiền não này lại làm nảy sinh hành động, từ đó tạo ra toàn bộ khối đau khổ trong luân hồi. Vì vậy, gốc rễ của sự tồn tại, hay luân hồi bắt nguồn từ sự bám víu bẩm sinh vào cái “Tôi”.

Bây giờ, những chúng sinh bình thường, những người mà tâm trí không được đả thông dù có nghiên cứu giáo lý, vẫn sẽ không (như một vấn đề trên thực tế) hiểu được một cái ngã thường hằng, đơn nhất, tự chủ thuộc loại được nói đến trong các hệ thống ngoài Phật giáo. Một cái ngã thuộc loại này bị bác bỏ bởi nhận thức trực tiếp. Vì những trải nghiệm vui, buồn, vân vân, thỉnh thoảng mới được nắm bắt, điều này chứng tỏ rằng bản ngã (chủ thể của những trải nghiệm này) là không thường hằng.18 Bởi vì nó được nắm bắt theo những cách khác nhau, nên nó không thể được coi là đơn lẻ hay riêng biệt. Vì cái “tôi” hay bản ngã phụ thuộc vào (và bị ảnh hưởng bởi) những tình huống vui, buồn, vân vân, nên nó không độc lập hoặc tự chủ. Chẳng phải người ta có một cái ngã đã tồn tại từ trước và nó sẽ không còn tồn tại vào lúc nào đó trong tương lai. Vì nếu một người tìm kiếm cái mà người ta gọi là ngã của mình, thì không có gì được tìm thấy.

Nếu cái “Tôi” hay bản ngã, đối tượng được hình thành từ sự chấp ngã bẩm sinh và là gốc rễ của luân hồi, có tồn tại, nó phải được tìm thấy ở đâu đó trong ba hạng mục đã được đề cập: thân thể, tâm trí, và tên gọi. Vì vậy ta hãy kiểm tra chúng.

Về bản chất, thân thể là một tập hợp của nhiều hạng mục được nhóm họp lại với nhau, nghĩa là các thành phần chính và phụ của nó. Nhưng nếu nó được mổ xẻ dần dần (thành những phần ngày càng nhỏ hơn), sẽ đạt đến một điểm mà người ta không thể vượt qua: các hạt vô cùng nhỏ, không có hợp phần nhỏ (vi trần), là phạm vi hay giới hạn cuối cùng của tập hợp hình thể (sắc uẩn). Tâm trí, mặt khác, bao gồm tám thức và các yếu tố tinh thần. Hơn nữa, mỗi một trong số bốn tập hợp tinh thần gồm: cảm nhận (thọ), nhận thức (tưởng), các nhân tố tinh thần (hành), ý thức (thức), cũng bao gồm tính đa dạng tùy theo các đối tượng của nó và các khía cạnh tinh thần liên quan. Nhưng một lần nữa, tâm trí tự thân nó không thể bị chia nhỏ và phân tích vượt quá chính những khoảnh khắc không thể phân chia (sát na) cấu thành nên nó. Về tên gọi, đây là các nhân tố tinh thần không đồng thời với tâm (Ldan min ‘du byed),19 chỉ được quy kết hay dãn nhãn ngẫu nhiên khi những vật vô tri và tâm thức được kết hợp với nhau. Mặt khác, nếu tìm kiếm đối tượng được dán nhãn, sẽ không tìm thấy gì cả, nó chẳng tồn tại chút nào. Đây là trường hợp của tất cả tên, họ, vân vân.

Bằng cách khảo sát và suy nghĩ theo cách này, người ta có thể thấy rằng các hạt vi trần vô cùng nhỏ của vật chất, và những sát na khoảng khắc của tâm thức không cấu thành nên cái ngã, bởi vì chúng không tương ứng với cái ngã theo cách mà nó được định nghĩa (như là thường hằng, đơn nhất, và tự chủ). Ví dụ, chúng là vô thường, chúng biến mất và biến đổi trong từng khoảnh khắc. Những hạt vi trần đơn lẻ và các sát na khoảnh khắc riêng biệt của tâm thức cũng không thể được coi là cái ngã. Vì nếu có thì sẽ có vô số cái ngã. Có thể nghĩ rằng cái tôi bao gồm sự tập hợp và phối kết của tất cả các hạt vật chất và những khoảnh khắc của tâm thức, nhưng thực tế không phải vậy. Khi đã cho rằng “tập hợp” này không có sự tồn tại nếu không có sự tĩch lũy và nhóm họp của những hạt vi trần và sát na khoảnh khắc giống nhau, và cho rằng các vật thể riêng biệt đó, là cơ sở cho “tập hợp” này, không được thiết lập thành cái ngã, thì sự kết hợp đa dạng từ những thành phần giống nhau của chúng cũng chẳng phải là cái ngã.

Có thể nghĩ rằng ngã là một cái gì đó khác với ba thứ được đề cập trước đó (thân, tâm và tên gọi). Một lần nữa trường hợp này vô hiệu. Nếu đúng vậy thì bản ngã nhất thiết sẽ tồn tại như cặn thừa sau khi loại bỏ từng uẩn, vân vân. Nhưng điều này đã bị nhận thức trực tiếp bác bỏ: không còn gì để tìm thấy. Do đó, vì bản ngã và các uẩn không giống nhau cũng không khác nhau, nên chúng không thuộc về nhau hoặc tồn tại theo cách hỗ trợ và được hỗ trợ. Ví dụ như, trục xe, bánh xe, v.v, khi tập hợp lại với nhau thì được gọi là “xe ngựa”. Tuy nhiên nếu khảo sát chính xác, chiếc xe hoàn toàn không tồn tại như những vật đó hay cái gì đó tách rời khỏi chúng. Nó chỉ là việc đặt tên. Trên thực tế, “cỗ xe” và “các bộ phận” hoàn toàn không có liên hệ với nhau.

Người ta có thể hỏi: “Tại sao chúng sinh bị mê lầm? Điều gì khiến họ hiểu rõ bản ngã?” Chỉ có thể nói rằng bởi vì nhận thức sai lầm từ vô thủy và do bám víu vào những thứ không tồn tại như thể chúng có thật, như nhầm lẫn sợi dây thừng với con rắn, mà chúng sinh bị mê lầm. Vì sợi dây cuộn lại và trời tối nên người ta có thể bị đánh lừa, và khi nghĩ rằng sợi dây là con rắn, người ta cảm thấy vô cùng lo sợ và kinh hãi. Tuy nhiên, khi sai lầm xảy ra, không phải sợi dây đi chỗ khác và con rắn đến thế chỗ. Sơi dây chẳng phải là con rắn nhưng cũng không phải là cái gì tách rời khỏi con rắn. Thực ra, mặc dù hoàn toàn không có liên hệ nào giữa sợi dây và con rắn, nhưng ấn tượng rằng có một con rắn ở đó chỉ xảy ra do nhận thức sai lầm. Mặc khác, người ta chỉ cần thắp một ngọn đèn để mọi thứ trở nên rõ ràng rồi sẽ nhìn thầy sợi dây trực tiếp. Khi đã phát hiện ra đặc điểm thực tế của sợi dây, người ta sẽ thoát khỏi mọi sợ hãi về con rắn tưởng tượng. Một lần nữa, không phải sợi dây vắng mặt trước đó quay trở lại và con rắn có mặt trước đó bị trục xuất. Vì ngay từ đầu chưa từng có con rắn nào trong sợi dây.

Cúng giống như vậy, chính nhờ sức mạnh của nhận thức và niềm tin sai lầm mà chúng sinh cho rằng năm uẩn là ngã và do đó bị lừa dối. Tuy nhiên, như đã nói trước đó, nhờ việc khảo sát đi đến điểm trọng yếu, kết quả hoàn toàn chắc chắn sẽ lật đổ sự bám dính của người ta vào cái “Tôi”. Điều này xảy ra thông qua việc loại bỏ sử hiểu lầm trước đó của một người. Không phải là bây giờ một cái tôi cụ thể nào đó đã bị loại bỏ, vì ngay từ đầu, cái “Tôi”, hay cái ngã, chưa bao giờ được coi là tồn tại. Nó chỉ đơn giản là không được tìm thấy.

Sự không tồn tại của cái tôi cá nhân là mục tiêu cuối cùng cho sự chứng ngộ của các vị Thanh Văn (Sravaka). Nhờ sự hiểu biết của họ rằng trong sự tập hợp năm uẩn của dòng tương tục, không có sự tồn tại cố hữu của cái “Tôi”, hoặc bản ngã, họ có thể chấm dứt sự dính chấp cùng với các loại phiền não khác phát sinh ra trên nền tảng quan điểm về tập hợp tạm thời (jig tshogs la lta ba).20 Mặt khác, vì họ không hoàn toàn chứng ngộ tính vô ngã của mọi hiện tượng, nghĩa là bản tính bình đẳng của chúng (mnyam nyid),21 nên họ không thể loại bỏ tấm màn khái niệm, bao gồm việc gán thực tại cho ba phạm trù (chủ thể, đối tượng, và hành động). Chính vì họ không nhận ra tính bình đẳng của sống động và bình lặng, của luân hồi và niết bàn, nên họ không thể thoát khỏi niết bàn, đó là một cực đoan. Đây là mấu chốt vấn đề. Tuy nhiên, khi họ đạt được trạng thái bình đẳng, họ sẽ không thể rơi vào trạng thái cực đoan của niết bàn, và họ sẽ hiểu làm thế nào, trong sự phân tích đến cùng, chỉ có một cỗ xe (thừa).

Điều này cũng đúng đối với cái ngã của mọi hiện tượng. Do có sự bám dính vào cái “Tôi”, ý tưởng và sự bám chấp vào “Thân thể tôi”, “tâm trí tôi”, “tên tôi” xuất hiện. Điều tương tự cũng được áp dụng, cho cùng một lý do, cho các uẩn, các yếu tố, và các nguồn 22 , mọi hiện tượng trong vũ trụ và chúng sinh trong đó. Khi tất cả các đối tượng này được khảo sát, người ta thấy tình huống tương tự như đã được mô tả trước đây.

Bây giờ, các hạt vô cùng nhỏ, phạm vi cuối cùng của hình dạng, và các khoảnh khắc không thể phân chia của tâm thức trên thực tế chẳng là gì ngoài sự quy kết của suy luận triết học. Chúng không thực sự tồn tại (như những vật tự thân). Vì khi xem xét các hạt không thể phân chia, không có thành phần cấu tạo mà những đối tượng (được cho là) thô được tổ hợp nên, bản thân chúng vẫn có thể được phân chia thành các phần, trên, dưới, vân vân. Chúng trở thành nhiều gấp sáu hoặc gấp mười (tùy theo hướng phân chia), tất nhiên việc này bác bỏ khẳng định rằng chúng không có cấu phần. Hơn nữa, nếu chẳng phải như vậy thì cho dù có bao nhiêu hạt được tập hợp lại với nhau, chúng cũng chẳng bao giờ chiếm không gian của nhiều hơn một hạt không thể phân chia, và việc xây dựng các hạt tổng hợp mở rộng sẽ là không thể. Ngay cả một đống hạt như vậy cũng chẳng khác gì một hạt vô cùng nhỏ. Hơn nữa vì các hạt đều có kích thước hoàn toàn bằng nhau nên không có vấn đề gì về việc một hạt như vậy xâm nhập hoặc bị chứa bên trong một hạt khác.

Tình huống tương tự với những khoảnh khắc không thể phân chia của tâm thức, hay phạm vi giới hạn tột cùng của tâm trí. Khi những khoảnh khắc này tạo thành sự tiếp nối liên tục, mỗi khoảnh khắc đều có phần trước và phần sau, do đó có phần trung tâm. Nếu chẳng phải như vậy thì các khoảnh khắc sẽ không thể tạo thành một chuỗi liên tục, kết quả là một kiếp sẽ không quá một khoảnh khắc.

Do đó, vì (các hạt) vật chất và (các khoảnh khắc) của tâm thức không thể được tìm thấy, nên các yếu tố duyên hợp không có liên hệ, chẳng hạn như tên gọi, chỉ là các nhãn hiệu được dán lên những tình huống cụ thể trong đó tinh thần và vật chất được kết hợp với nhau. Chúng không tồn tại ngoài cách thức này.

Được bao gồm trong ba hạng mục này (hình thức, tâm trí, và tên gọi), tất cả những sự vật tồn tại có điều kiện hoặc được tập hợp thành (samskrita, dus byas, pháp hữu vi) là hoàn toàn không thật. Chúng không tồn tại ngoài trừ chỉ là những tên gọi được đặt ra để đối lập với những thứ vô điều kiện, vốn là những sự vật đối lập của chúng. Trên thực tế chúng không tồn tại. Do đó, mọi hiện tượng, dù có điều kiện hay vô điều kiện, đều có một sự tồn tại thuần túy danh nghĩa như những cái tên và chẳng có gì hơn. Chúng không có một chút bản thể nội tại nào. Chúng không thể được tìm thấy.

Hơn nữa, những cái tên chỉ là nhãn hiệu. Vì những chỉ dấu về ý nghĩa được thiết lập ở một thời điểm nào đó trong quá khứ, nên chúng luôn có thể bị gắn mới bằng mọi cách (vào những thứ khác) tùy theo thời gian và địa điểm. Chẳng có mối liên hệ nội tại nào giữa những cái tên và những thứ chúng chỉ định. Hơn nữa, nếu người ta phân tích một cái tên đến giới hạn của nó, hoặc đến giới hạn cuối cùng, nó không thể vượt ngoài các âm tiết hay âm thanh riêng biệt mà nó tạo thành, những thứ này, khi được nghiên cứu, không tồn tại theo cách có sẵn.Như vậy người ta có thể nói rằng khi mọi thứ được phân tích đến giới hạn của chúng thì chỉ còn pháp tính dharmata. Khi những suy nghĩ được phân tích đến giới hạn của chúng, sẽ có trạng thái không suy nghĩ. Khi lời nói được phân tích đến giới hạn thì không còn lời nói. Tất cả chúng: sự vật, tư tưởng, và lời nói, đều trong trạng thái bình đẳng.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Vậy tại sao, người ta có thể hỏi, những thứ này lại xuất hiện? Câu trả lời là chúng làm vậy bằng phương thức khởi sinh phụ thuộc (duyên khởi). Chính vì bản chất khởi sinh phụ thuộc là tính không nên chúng có thể xuất hiện. Nếu chẳng phải như vậy, nếu các hiện tượng được thiết lập như thực sự tồn tại ở cấp độ tối hậu, thì chúng không thể phụ thuộc lẫn nhau và toàn bộ chuỗi nhân quả sẽ bị cắt đứt.

Do đó, tất cả các hiện tượng đang xuất hiện, ngay từ lúc chúng được nhận thức, đều không có một chút tự tính nào. Hình sắc 24 vân vân là không. Toàn thể sự vật đa dạng không ngừng xuất hiện mà chẳng bao giờ khuấy động vào trong bản tính trống rỗng tối hậu của chúng. Không Sắc và tương tự. Vì tính không chẳng thể được tìm thấy ở đâu khác ngoài hình sắc, và vì hình sắc chẳng được tìm thấy ở đâu khác ngoài tính không, nên tính không chẳng là gì khác ngoài hình sắc, vân vân, và hình sắc chẳng là gì khác ngoài tính không. Vì vậy, sự hợp nhất nguyên thủy, bất khả phân giữa sắc và không, trạng thái bình đẳng vĩ đại, pháp tính siêu việt mọi cấu trúc khái niệm, là bản tính nền tảng và cuối cùng của mọi hiện tượng.

Giờ đây, tùy thuộc vào sự hợp nhất giữa sắc và không có được nhận ra như nó vốn có hay không, mà xuất hiện nhận thức của các bậc giác ngộ (trong đó bản tính và hình sắc của các hiện tượng hài hòa với nhau) hoặc nhân thức mê lầm của luân hồi (trong đó các hiện tượng không xuất hiện theo cách chúng thực sự là). Hơn nữa, theo nhận thức được thẩm định ở cấp độ tương đối, nhận thức về hiện tượng giới được chia làm hai loại: thanh tịnh và bất tịnh, chính nhờ điều này mà chúng ta có thể nói về luân hồi và niết bàn, trói buộc và giải thoát, vân vân, chỉ ra không sai lầm tất cả các phạm trù về nền tảng, con đường và kết quả. Ngược lại, từ quan điểm của sự chứng ngộ cuối cùng, chẳng có sự phân biệt nào về bản chất của những sự vật này, điều này tạo nên chân lý tối hậu, duy nhất, trạng thái bình đẳng của chúng.

Khi một người có thể chứng ngộ và quen thuộc với trạng thái bình đẳng này (bản chất cuối cùng của sự vật siêu việt sự tăng và giảm), chủ thể nhận thức, tâm trí, hay ý thức, cũng lắng xuống trong cùng trạng thái đó. Còn nhận thức nhị nguyên về sắc và không, tồn tại và không tồn tại, nghĩa là, nhận thức về mặt chủ thể nắm bắt và đối tượng được nắm bắt 25, sẽ không còn nữa.

Như được nói:

Khi thứ gì đó và sự không tồn tại của nó

Cả hai đều vắng mặt trước tâm trí,

Không có lựa chọn nào khác mà điều sau đây sẽ có:

Nó đi đến sự nghỉ ngơi hoàn hảo, nhờ thoát khỏi các khái niệm.26

Trong bình đẳng thiền vị của các bậc Thánh, việc tạo dựng khái niệm như vậy đã lắng xuống vào trong sự mở rộng tối hậu, không thể hình dung được bằng những thuật ngữ thông thường như là cái này hay cái kia. Như đã nói:

Vượt trên suy tưởng, ngôn từ hay tổ hợp là Bát nhã ba la mật.

Và:

Cái tối thượng không nằm trong tầm với của tri thức.

Vì tri thức được cho là tương đối.27

Bản tính nền tảng vượt xa tâm trí bình thường, không có những khuyết điểm cần loại bỏ và những phẩm chất cần đạt đến. Do đó, không có gì để khẳng định hay phủ nhận về nó, và chẳng có gì để hy vọng. Như được viết trong kinh Sự Không Sinh của các Hiện Tượng,28

Giác ngộ, được nói, là bản tính của chúng sinh.

Bản tính giác ngộ là ở mỗi chúng sinh.

Chúng sinh và giác ngộ chẳng phải hai thứ khác nhau.

Vĩ đại cao cả là những ai nhận ra điều này.

Như nhiều kinh điển và mật điển khác nhau đã tuyên bố, chẳng hạn như kinh Không Gian Báu và mật điển Bhairava Đỏ:29

Trong đó không có gì để loại trừ

Và không có gì nhỏ nhất để thêm vào.

Chân lý viên mãn được nhìn nhận viên mãn

Và được nhìn thấy viên mãn là giải thoát.

Khi mọi thứ được cho là “không có bản chất nội tại” hay được mô tả là “không sinh không diệt”, đây chỉ là những mô tả do tâm trí bình thường tạo ra. Chúng chẳng hơn gì một điểm để đi vào chân lý tối thượng sau cùng. Những ý tưởng như vậy bản thân nó không phải là cái tối thượng thực sự mà được coi là cái tối thượng tương trưng hoặc phù hợp, vì chúng chẳng hơn gì đối tượng của tri thức thông thường. Cái tối thượng cuối cùng, không có hình tượng, sự hợp nhất (của hình sắc và tính không) thoát khỏi mọi phạm trù quy ước, chủ thể và đối tượng, tư tưởng và ngôn ngữ. Vì trống rỗng, không có đặc tính, vượt ngoài mong đợi,30 chân lý tối thượng tự thân nó có bản tính của sự sáng chói, nó là địa hạt của trí tuệ sâu sắc, nguyên sơ trong thiền định của các bậc Thánh. Như chúng ta tìm thấy trong kinh điển:31

Sâu sắc, bình lặng, vô niệm, sáng tỏ, không được tạo ra:

Cam lộ chân lý, thứ giờ đây tôi đã khám phá.

Nếu tôi dạy nó, không ai có thể hiểu được;

Vì vậy tôi sẽ ở lại trong rừng, không nói ra.

Chân Như là không thể diễn tả được, vượt xa con đường của lời nói.

Bản tính của các hiện tượng giống như không gian.

Mọi tâm trí, mọi hoạt động của tri thức đều biến mất – người ta biết

Cái tối thượng, cái vĩ đại, điều kỳ diệu hoàn toàn tối cao.

Khi sự hợp nhất này (của hình sắc và tính không), vượt khỏi mọi cấu trúc khái niệm, được biến thành một đối tượng tinh thần và tư tưởng, tâm trí bình thường, chủ thể, thiền định về nó theo cách của một ý tưởng tổng quát hay hình ảnh tinh thần, thì đây là con đường của Kinh thừa. Một khi trạng thái hợp nhất này, sự vắng mặt của cấu trúc khái niệm, được thiết lập trên cơ sở của tâm trí bình thường, thì chân lý tối thượng đích thực sẽ được thiền trên đó; và đây là con đường nhanh chóng của Mật thừa.

Nhưng làm thế nào để điều này xảy ra? Tất cả các hiện tượng bên ngoài và bên trong, vũ trụ bên ngoài và những chúng sinh trong đó đều xuất hiện trong tâm trí; chúng biểu hiện nhờ tâm trí, vốn là gốc rễ của mọi sự. Vì vậy, không thể có một sự vật cụ thể nào thực sự tồn tại tách biệt và tách rời khỏi tâm trí, Mọi sự đều giống như sự xuất hiện của giấc mơ. Khi ngủ, người ta có thể, tùy theo thói quen của mình, mơ thấy ngựa, hay bò, vân vân. Những thứ người ta mơ thấy đều không tồn tại trước khi chìm vào giấc ngủ; chúng cũng sẽ không còn tồn tại sau khi người ta thức dậy. Trong lúc đó, chúng chẳng khác gì ngoài những hình dạng xuất hiện trong tâm trí mê lầm. Ngựa mơ, bò mơ, nơi chốn trong mơ vân vân, không có một chút dấu vết nào của bản chất nội tại. Tương tự như vậy, những nơi chốn, trạng thái tinh thần và người, xuất hiện vô tận trong trạng thái thức giấc hiện tại của chúng ta, trước đây không tồn tại, trước khi có bất cứ ảo tưởng nào đi lạc khỏi trạng thái nguyên sơ, và chúng cũng sẽ không tồn tại trong tương lai khi các ảo tưởng tan biến vào trong không gian bao la tối thượng. Chỉ bây giờ, và đối với tâm trí mê lầm, chúng mới xuất hiện để tồn tại cho dù chúng không tồn tại trong chân lý. Chúng giống như những đường thẳng đen xuất hiện trước mắt của người đã ăn dhatura.32

Bây giờ, vì thế giới ảo giác, ngoại giới này, vốn xuất hiện trên mức độ thông thường, không phải là bản thân tâm trí, và vì nó không tồn tại cho dù là ở mức độ nhỏ nhất ngoài tâm trí, nên nó là một hình dạng trống rỗng, xuất hiện nhưng không tồn tại. Trong chân lý tối thượng, hình sắc và tính không chẳng thể phân biệt được, hình sắc và tính không chẳng thể tách rời. Nếu người ta hiểu theo cách này, thì lập trường của phái Duy Thức Cittamatra, có nghĩa là các đối tượng bên ngoài không có sự tồn tại cố hữu, đã được xác lập.

Tuy nhiên sau đó, người ta phải quan sát ý thức bên trong của mình, xem xét các trạng thái tinh thần phát sinh, tồn tại và biến mất như thế nào. Lúc đầu người ta không tìm thấy nơi khởi nguồn, và tâm trí khởi nguồn; tâm trí trống rỗng. Khi đó người ta thấy rằng chẳng có nơi nào còn lại và không có tâm trí nào còn lại; tâm trí trống rỗng. Cuối cùng, không có chỗ diệt và không có tâm trí nào diệt; vì vậy tâm trí trống rỗng. Mặc dù tâm trí không thể được xác định là cái gì có hình dạng hay màu sắc, tuy nhiên, nó là nền tảng cho sự xuất hiện vô tận của toàn bộ các hình thức hiện tượng. Ngay lúc các hiện tượng xuất hiện, bản chất của chúng chẳng khác gì hơn tính không. Bởi vì sự chói sáng không ngừng của tính không biểu hiện như những hiện tượng trong mọi sự đa dạng của chúng, nên hình tướng và tính không ngay từ đầu đã hợp nhất không thể tách rời. Khi tất cả các quan niệm sai lầm về tâm trí đã được loại bỏ, xảy ra khi người ta nhận ra bốn loại tính không,33 nền tảng - quan điểm của Trung Quán về việc thoát khỏi mọi tạo tác khái niệm - được chứng ngộ.

Khi người ta nghỉ ngơi một cách tự nhiên và không có bất cứ sự sắp đặt nào, không có bất cứ sự xao lãng nào và không thiền định (có mục đích), trong bản tính nền tảng của tâm trí, trong đó hình sắc và tính không hợp nhất bất khả phân, người ta sẽ nhận ra rằng sự tĩnh lặng và chuyển động của tâm trí có bản tính không chia tách giống nhau. Nó chính là bản thể của tâm trí, sáng chói, trống rỗng, trần trụi và không giả tạo, nó là trí tuệ đồng khởi, bản nguyên. Bời vì những hình sắc và tâm trí là không thể tách rời, như trong ví dụ về nước và mặt trăng phản ánh trong đó, khi các hiện tượng đa dạng được hiểu có cùng một hương vị, con đường, thiền Đại Ấn đã được thành tựu.

Sau đó, người ta quan sát bản tính nền tảng, không giả tạo này (sự hợp nhất bất khả phân giữa tính sáng và tính không). Khi trạng thái đại bình đẳng (trong đó cả hình sắc lẫn tính giác đều không được nhận dạng như vậy) được xác định, chẳng phải như một loại đối tượng trơ lỳ nào đó mà như tính thanh tịnh bản nguyên, không sinh, tỉnh giác và trống rỗng, đây là kết quả, trạng thái nguyên thủy của sự rộng mở và tự do. Đó là chứng ngộ “cắt đứt” (trekcho) của thực hành Đại Toàn Thiện.

Trong những quan điểm trước đây (của Duy Thức, Trung Quán, và Đại Ấn), tâm trí được khách thể hóa, và một khi (bản tính của nó) được quyết định, thì thiền định cũng tương ứng theo đó. Như vậy, một lý luận phân tích tinh tế đã diễn ra. Ngược lại, trong Đại Toàn Thiện, khi người ta đi đến kết luận rõ ràng rằng, bản tính của tâm trí, hay tính giác, là không sinh, người ta trực tiếp nhận ra nó và do đó không có nhiều chỗ cho hoạt động trí tuệ và sự đi lạc khỏi bản tính nền tảng.

Đây là lý do vì sao Longchenpa, Pháp Vương toàn tri, và Trì Minh Terdak Lingpa, cùng những người khác đã trình bày hai phương pháp. Họ nói rằng, nhờ thực hành sơ khởi, ngôi nhà của tâm trí phàm tục sẽ bị phá hủy. Nhờ thực hành chính thức, lúc giới thiệu vào bản tính của tâm trí, họ nói rằng người ta nên đi đến kết luận dứt khoát rằng thực tại tối hậu, pháp tính, chính là tính giác, trống rỗng và không sinh. Trong các mật điển và văn bản của Đại Toàn Thiện, có giáo lý sâu rộng về cách phân biệt tâm trí (bình thường) với tâm tỉnh giác.34 Tuy nhiên, những điểm then chốt thiết yếu nhất được tìm thấy trong những lời dạy khẩu truyền của bậc thầy vinh quang của tôi.35

Khi tâm trí này trong trạng thái hiện tại trực tiếp của nó, tức là tính giác, được giữ nguyên như nó vốn là mà không có bất cứ sự chỉnh sửa nào, thì điều này tạo thành “trạng thái thứ tư”, trong đó tất cả các hoạt động tinh thần liên quan đến ba thời quá khứ, hiện tại, và tương lai đều lắng xuống (bzhi cha gsum bral). Đó là trạng thái trong đó hình sắc và tâm trí không được xác định như bình thường, một trạng thái không có đặc tính và không thể chỉ ra được. Tuy nhiên điều này phải được giải quyết triệt để từ bên trong chính mình. Khi nó được giải quyết như vậy, cái được giải quyết và tác nhân giải quyết không phải là hai (thứ khác nhau). Đây là (cái được gọi là) “pháp tính”, trạng thái đại bình đẳng. Pháp Tính nghĩa là gì? Bản tính của nó (ngo bo) là tính không; nó không thể được quan sát. Đặc trưng của nó (rang bzhin) là chiếu sáng sự hiện diện của chính nó. Năng lực nhận thức của nó (thugs rje) bao trùm tất cả và không ngừng nghỉ. Nó là tính giác trong đó ba thân không tách rời. Tóm lại bản chất thực sự của tâm trí, dòng chảy tự nhiên từ vô thủy này, là tính giác bản nguyên không bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự thay đổi và sắp đặt nào.

Tính giác có thể được biểu thị một cách phủ định (ngụ ý), bằng cách nói nó không phải là cái gì. Nó không tồn tại như một đối tượng của sự hiểu biết. Nó không phải là không tồn tại như một cái gì đó bị tiêu diệt. Nó không phải là sự kết hợp của hai thứ này lại với nhau. Nó cũng chẳng phải là sự phủ định của hai thứ này cùng nhau. Ngoài hai lựa chọn cuối cùng này, không còn lựa chọn nào khác. Bởi vì tính giác không phải là một đối tượng khái niệm để tập trung. Nên nó không thể được coi là một vật theo bất cứ cách nào.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Tâm tỉnh giác cũng có thể được mô tả một cách khẳng định, bằng cách diễn giải nó được trải nghiệm như thế nào. Nó hoàn toàn trống rỗng. Nó hoàn toàn rõ ràng và sáng suốt. Nó trong trẻo thuần khiết. Nó có sức lan tỏa đồng đều. Đó là một trạng thái cởi mở liền mạch.36

Sự tỉnh biết cũng có thể được biểu thị thông qua phép loại suy. Giống như không gian, nó không có trung tâm hay ranh giới. Giống như ánh sáng mặt trời tràn ngập không gian, độ sáng của nó không bị giới hạn. Trong sự tỉnh giác, không có bên trong, không có bên ngoài; nó giống như một quả cầu pha lê. Chẳng có gì bên trong nó mà người ta có thể nắm bắt được; nó giống như đường bay của một con chim. Lại nữa, giống như không gian, nó không có khởi nguồn và kết thúc. Nó giống như viên ngọc như ý, vì mọi thứ xuất sắc đều tự nhiên hoàn hảo trong đó. Không bị ô nhiễm bởi lỗi lầm hay khiếm khuyết, nó giống như hoa sen.

Để tránh những ý kiến sai lầm về những giải thích này, người ta có thể nói về tâm tỉnh giác bằng những thuật ngữ sau. Nó là sự sáng chói vĩ đại, không giới hạn, không thiên vị, nó là sự trống rỗng vĩ đại, không thể quan niệm được và chẳng thể quan sát được, nó là một sự kết hợp tuyệt vời, vì cái này không thể tách rời khỏi cái kia. Nó hoàn toàn vượt khỏi sự diễn đạt và hình dung của tâm trí; nó là trạng thái vĩ đại vượt xa khỏi tâm trí thông thường.

Về bản tính thực sự của tính giác, nó không thể diễn tả được, vượt ngoài mọi chỉ dẫn bằng lời nói. Nó không thể tưởng tượng được, chẳng ý thức nào có thể biết được nó. Đó là sự thiếu vắng to lớn của việc xây dựng khái niệm, nó không được tìm thấy trong bất cứ cực đoan bản thể học nào. Chưa hết, vì chẳng có gì vượt qua được tính giác và mọi thứ được bao gồm bên trong nó, nên nó có thể được thiền định.37 Nó là sự tỉnh biết tự nhận thức vượt ngoài mọi diễn đạt bằng lời. Nó là sự hợp nhất của tính thanh tịnh bản nguyên và hiện diện tự phát, địa hạt độc nhất của trí tuệ nguyên thủy tự phát sinh. Tính giác được thiên phú với nhiều phẩm chất hoàn hảo. Do đó, không có nỗ lực và cố gắng trong thực hành và không mong đợi hay sợ hãi về kết quả. Đó là sự rộng mở tối thượng, tinh khiết, như lai tạng, tính không được thiên phú với những phẩm tính tối cao.

Tóm lại, tâm trí bình thường bị kích động bởi sự vận hành của gió nghiệp. Bất cứ thứ gì cũng có thể khởi lên bên trong nó, bất kỳ loại ý nghĩ nào cũng có thể xuất hiện trong nó dưới dạng nhận thức thông thường (mê lầm) phát sinh dưới dạng chủ thể nắm bắt và đối tượng được nắm bắt. Ngược lại, tính giác, tức là trí tuệ bản nguyên tự phát sinh, là bản chất thực sự của tâm trí bình thường này. Bản thân nó không bị biến đổi bởi những nhận thức nhị nguyên phân chia chủ thể - đối tượng như vậy. Nó vượt khỏi suy nghĩ, lời nói và cách diễn đạt. Đó là trạng thái vĩ đại vượt xa tâm trí thông thường. Bây giờ, liệu một người dựa vào khảo sát (về tâm trí) sử dụng lý luận Trung Quán, chẳng hạn như lập luận “không một cũng không nhiều” (gcig du bral),38 hoặc liệu người ta sử dụng chỉ dẫn cốt lõi “hủy diệt ngôi nhà tâm trí”, bằng thực hành sơ khởi, thì kết quả tương tự có đạt được không? Khi tính không được xác lập thông qua khảo sát lý luận, thì tâm trí (chủ đạo) và các yếu tố tinh thần 39 (xuất hiện theo trình tự thời gian và có thể bị phá hủy và loại trừ) là đang xác định các đặc trưng của tâm trí có điều kiện. Tuy nhiên, dù nó có được khảo sát hay không, bản tính của tâm trí, sự nhận biết về nó là kết quả của cuộc khảo sát như vậy, thì không có bất cứ sự sinh và diệt nào trong suốt ba thời. Nó vượt ngoài mọi chuyển động. Sự sáng chói rỗng rang được phú cho tinh túy của tính giác vốn vượt xa cả trói buộc và giải thoát từ thuở ban sơ. Khi được nhận ra trực tiếp, dù được khảo sát kỹ lưỡng đến đâu, nó cũng không, ở mức độ nhỏ nhất, rời xa bản chất, cách tồn tại của chính nó. Đây là đặc điểm nhận dạng của thực tại tối hậu, pháp tính vô điều kiện, phi tập hợp. Đó là tâm yếu về giáo lý của kinh điển và mật điển.

Bản tính này đã được trình bày dài dòng bằng nhiều từ ngữ và cách diễn đạt. Trong lần chuyển pháp luân thứ hai, nó được định nghĩa là bản tính nền tảng được phú cho ba cửa giải thoát hoàn hảo, như sự vắng mặt của sinh và diệt, vân vân. Trong lần chuyển pháp luân thứ ba, nó được định nghĩa là định tĩnh, an lạc, thường hằng, bất động, bất biến, vân vân. Trong mật thừa, nó là “mật điển nhân quả hoặc sự tương tục”, tâm trí không tạo dựng, đó là đại lạc, trí tuệ bản nguyên tự xuất sinh, vân vân. Tinh hoa tối thượng được trình bày như vậy chính là pháp tính, thực tại tối hậu, bản tính nền tảng và bất biến (của vạn vật). Do đó, không bị trói buộc vào những gì chỉ là diễn đạt bằng lời nói và không lãng phí sức lực của mình vào việc khẳng định hay phủ định, người ta nên khéo léo đi đến điểm thiết yếu. Thay vì chỉ tưởng tượng và tuyên dương rằng Phật tính nguyên sơ là vị vua không si mê, toàn tri, sáng tạo tất cả, tâm trí giác ngộ, thay vào đó, người ta nên thực hiện một cuộc điều tra kỹ lưỡng cho chính mình.

Việc chứng ngộ thực sự của tâm trí này tùy thuộc hoàn toàn vào sự chuyển giao năng lực gia trì từ kho tàng bí mật của trí tuệ đạo sư. Điều này đến từ lòng sùng mộ coi ông ta hay bà ta như pháp thân Phật. Một lời cầu nguyện chân thành tới bậc thầy giác ngộ tốt hơn hàng trăm cuộc khảo sát vô nghĩa về giáo lý tính không. Quả thật có nhiều sự tra cứu khuyến khích việc gia tăng của gió nghiệp. Vì vậy, ngay từ khoảnh khắc bản tính tỉnh giác được giới thiệu và chứng ngộ một cách không nhầm lẫn, nhờ lực gia trì từ vị thầy và sức mạnh thiền định của chính mình, người ta nên buông bỏ mọi hoạt động vô nghĩa gây xao lãng và trần trụi bảo toàn bản chất không giả tạo của tâm tỉnh giác trống rỗng mà người ta đã khai ngộ. Đây là điều bắt buộc. Trong tình huống đó, đôi khi khó duy trì được bản tính của tâm tỉnh giác bởi vì nó bị hư hỏng bởi “bùn lầy” của tâm trí đầy tạo tác.40 Tuy nhiên, nếu người ta vẫn tin chắc rằng gốc rễ của tất cả (những xáo trộn) này là do chính tâm bất sinh, bất cứ ý nghĩ nào khởi sinh lên từ nó, dù tích cực hay tiêu cực, đều không giúp ích hay gây hại gì. Không cần phải áp dụng bất cứ biện pháp khắc phục nào khác. Những tạp niệm sẽ lắng xuống một cách tự nhiên, giống như khi những nút thắt mà một con rắn bị buộc tự bung ra. Ba cách mà các vọng niệm lắng xuống sẽ xảy ra dần dần,41 nhờ vào việc người ta thực hành. Do đó, bất kể ý nghĩ nào khởi lên, dù tích cực hay tiêu cực, dòng tâm thức của người đó sẽ không bị nó giam giữ. Tại sao vậy? Bởi vì ý nghĩ đó sẽ không đi vào bên trong khoảng khắc thứ hai. Người ta không bị mắc kẹt bởi một khoảnh khắc nào của ý nghĩ. Lý do cho điều này là vì khoảnh khắc đầu tiên của ý nghĩ ngay lúc nó vừa khởi lên, đã bị niêm phong, nhờ sự chứng ngộ tính giác trống rỗng và không sinh. Giống như trong vùng đất vàng, nơi không thể tìm thấy một hòn đá bình thường ngay cả khi được tìm kiếm, tương tự, mọi ý nghĩ đều có bản tính của trí tuệ bản nguyên tự phát sinh vĩ đại, nó chẳng phải là bất cứ cái gì khác ở mức độ nhỏ nhất.

Do đó, đối với một hành giả đã thành tựu Đại Toàn Thiện, không có thừa cao hơn hay thấp hơn, không có con đường nhanh hay chậm, không có hành động đức hạnh hay bất thiện, vân vân. Không có sự khác biệt về phẩm chất như vậy. Mọi thứ đều được bao gồm đầy đủ, hoàn thiện, rộng mở và tự do, trong trạng thái của trí tuệ nguyên sơ, đơn nhất, tự phát sinh. Đây chính xác là nguyên nhân vì sao nó được gọi là toàn thiện. Bởi vì nền tảng cần chứng ngộ, con đường cần đi qua, và kết quả cần đạt được chẳng gì khác hơn là trí tuệ bản nguyên tự xuất sinh, nó thật vĩ đại. Ý nghĩa của thuật ngữ Đại Toàn Thiện được giải thích như vậy.

Về vấn đề này, một số người có quan điểm hạn hẹp nghĩ rằng nếu chân lý tối cao đích thực là cõi giới của thiền định bình lặng được trải nghiệm bởi các bậc Thánh (trong đó các sắc tướng nhị nguyên không xuất hiện), thì làm sao một điều như vậy có thể được hiện thực hóa ngay bây giờ, trong khi một người là chúng sinh phàm tục (bị phiền não) bởi các hoạt động vô tận của tinh thần?

Nói chung, tất cả các con đường của kinh thừa và mật thừa chỉ là những phương pháp khéo léo nhờ đó chân lý tối hậu, trạng thái bình đẳng vĩ đại, pháp tính sáng chói, có thể được nhận ra một cách trực tiếp hay gián tiếp. Chẳng thể phủ nhận rằng các học viên khác nhau sẽ chứng ngộ hoặc không chứng ngộ điều này thùy thuộc vào năng lực khác biệt của họ. Hiện nay, Thần Chú Bí Mật Thừa hay Kim Cang Thừa được thiết kế chủ yếu để dành cho những người có năng lực sắc bén, và những hướng dẫn tinh túy thuộc về hai giai đoạn (phát sinh và thành tựu) giới thiệu bản tính tâm trí là pháp thân. Tuy nhiên, tất cả những phương pháp thâm sâu này, trong các mật điển của cả Tân dịch và Cổ dịch, đều dành cho những người mới bắt đầu, tức là những chúng sinh bình thường. Còn các vị Thánh, đã đạt được nền tảng giác ngộ, đã nhận ra pháp tính thì không cần được giới thiệu vào bản tính của tâm trí thêm lần nữa.

Trong Đại Thừa, bao gồm những lần chuyển pháp luân thứ hai và thứ ba, bản tính căn bản của nền tảng được trình bày rộng rãi như việc thoát khỏi tình trạng chế định khái niệm, trạng thái bình đẳng, bản tính sáng chói, vân vân. Với suy nghĩ này mà Sakya Pandita đã nói trong Phân biệt Ba Thệ Nguyện:42

Nếu có một cái thấy vượt trội hơn sư giải thoát

Khỏi sự tạo dựng khái niệm của bát nhã ba la mật đa,

Cái thấy đó sẽ được phú cho sự tạo dựng như vậy

Và nếu cái thấy thoát khỏi điều này, thì không có gì khác biệt.43

Mặc dù mục tiêu trong cả kinh thừa lẫn mật thừa là pháp giới, đó là thoát khỏi sự tạo dựng khái niệm, nhưng những phương pháp mà trong đó trạng thái này được giới thiệu trực tiếp, ngay trong khoảnh khắc này và sau đó đưa vào con đường, lại bị che giấu và không được giảng dạy trong con đường kinh điển, do vậy bị giới hạn trong phạm vi của nó. Ngược lại, những phương pháp này không bị che giấu mà được trình bày rõ ràng và đẩy đủ trong Mật Thừa, vì vậy không biết đến những giới hạn đó. Quả thực, Mật Thừa sở hữu rất nhiều phương tiện thiện xảo và thoát khỏi những khó khăn.44 Do đó, nếu bản tính của tâm trí được giới thiệu một cách trần trụi và trực tiếp cho những người mới bắt đầu có năng lực sắc bén, thì họ sẽ có khả năng tu luyện và phát triển ứng dụng nó trong kinh nghiệm thực tế của mình.

Những khác biệt phân chia hai thừa, một đằng lấy nguyên nhân, bên kia lấy kết quả, làm con đường, cùng với nhiều cách khác nhau để định nghĩa chúng được trình bày rộng rãi trong các văn bản, chẳng hạn như Ngọn đèn của Ba Con Đường.45 Ví dụ, trong kinh Hướng dẫn cho Vua,46 chúng ta thấy như sau:

Văn Thù liền thưa với Đạo sư và nói:

“Thế Tôn, thầy đã xác nhận một cách chắc chắn nhất

Ba thừa giáo huấn.

Nhưng tại sao không nói về

Thừa chỉ dẫn tối hậu

Nơi, kết quả thể hiện tự nhiên trong nguyên nhân,

Phật quả không được tìm thấy bên ngoài tự thân?”

Trả lời, Đạo sư tuyên bố,

“Đối với những ai quan tâm đến nguyên nhân,

Thầy quay bánh xe pháp về nguyên nhân.

Con đường ngắn của Kim Cang Thừa

Sẽ xuất hiện đúng lúc cần đến.”

Cùng quan điểm đó, Pháp vương Toàn tri (Longchenpa) đã nói trong Giai điệu sấm sét của Brahma, Ý nghĩa tổng quan của Mật thừa:47

Chủ thể đã hiện thực hóa ngay trong khoảnh khắc này, bản tính bất khả phân của nhân và quả, gọi là trí tuệ bản nguyên của đại lạc, là cái thấy của tính giác tự nhận thức, cái thấy của kinh nghiệm trực tiếp.48 Đó là lý do mật thừa xuất sắc vượt xa kinh thừa.

Và như được nói trong Mở rộng bao la:49

Quan trọng hơn trí tuệ nguyên thủy là phiền não.

Vì nhờ thòng lọng của phiền não trói buộc,

Trí tuệ bản nguyên tự phát sinh được nhận rõ.

Hãy tin chắc và hiểu rằng trí tuệ và phiền não

Chỉ là một sự mở rộng, không hai.

Có sự quả quyết như vậy, phiền não sẽ lắng xuống trong bản tính của nó.

Nhưng nếu một người đơn giản tuyên bố rằng bản tính của tâm trí hiện tại của người đó, trạng thái tỉnh giác trần trụi và trống rỗng, là trí tuệ bản nguyên của pháp thân Phật, một vài người mới nhập môn sẽ không tin. Họ sẽ hỏi, nếu pháp thân là sự vắng mặt của việc tạo dựng khái niệm (một trạng thái vượt ngoài nhận thức nhị nguyên) và nếu bản chất của tâm trí tạo tác chính xác thuộc về lãnh địa của nhận thức và đặc tính nhị nguyên, thì làm sao chúng có thể là một và giống nhau? Những người này giống như những đứa trẻ được dạy rằng khối băng chỉ là nước. Họ không tin vào hỏi làm sao lại như vậy được, khi nước ở dạng lỏng và ẩm ướt, còn băng thì cứng như đá.

Những người ở trong hoàn cảnh tốt hơn một chút, dựa vào sự tìm hiểu của chính mình và những giáo lý mà họ tin tưởng, sẽ hiểu rằng tâm trí mà họ đang trải nghiệm bây giờ là mê lầm nhưng bản chất của tâm trí, cái sẽ xuất hiện như là kết quả của sự thanh lọc, chính là trí tuệ nguyên sơ. Điều này giống như nghĩ rằng mặc dù tạm thời nước không thể thấy được trong băng, tuy nhiên, bản chất sau cùng (xuất hiện khi băng tan) là nước, như thể băng là nguyên nhân (vật chất) của nước.

Tuy nhiên, nhờ lòng trắc ẩn của đạo sư, đức tin, lòng sùng mộ, vân vân, những hành giả có năng lực bén nhạy có thể nhận ra trực tiếp bản tính không sinh trong tâm hiện tại của họ. Mặc dù họ chưa nhận ra bản chất của mọi hiện tượng, nhưng pháp giới hiện diện khắp nơi, đối với những hành giả như vậy vẫn chưa thoát khỏi bức màn che chướng cần được loại bỏ trên con đường của cái thấy 50 , tuy nhiên họ vẫn có thể nắm bắt được trí tuệ, một cách thuyết phục, được thúc đẩy bởi sự chứng ngộ bản chất bất sinh của tâm, rằng mọi hiện tượng đều không sinh. Họ giống như những người sau khi nếm một miếng băng nhỏ, từ đó hiểu rằng mọi tảng băng đều giống nhau và sẽ không bao giờ lầm tưởng rằng băng không phải là nước nữa. Bởi vì sự chứng ngộ như vậy có thể biểu thị hoặc làm ví dụ cho trí tuệ bản nguyên của các bậc Thánh, nên nó được gọi là “trí tuệ mẫu mực”. Và mặc dù hiểu biết như vậy thuộc về cái tối thượng minh họa tạm thời (gnas skabs rnam grang pa’i don dam), tuy nhiên nó vẫn vượt xa hiểu biết và kinh nghiệm trước đây của một người (để có hiệu lực đủ hiểu ra rằng băng là nguyên nhân vật chất của nước). Quả thực, sự khác biệt giữa trường hợp thứ nhất và thứ hai giống như bức tranh vẽ mặt trăng so với sự phản chiếu của mặt trăng trong nước.

Tuy nhiên, khi sự sáng chói tối thượng chân thực được chứng ngộ, sự kiện này giống như sự tan chảy của toàn bộ khối băng thành nước. Khi băng tan, nó tan dần dần nhờ tác dụng của lửa hoặc mặt trời; nó không biến thành nước cùng một lúc . Tương tự như vậy, tất cả các dấu hiệu thô và tế của nhận thức nhị nguyên, tạo thành một phần của che chướng cần phải loại bỏ trên con đường thiền định, dần dần cạn kiệt, hòa tan vào sự rộng mở của tính bình đẳng vĩ đại của thực tại tối hậu, hay pháp tính. Cuối cùng, giống như toàn bộ khối băng đã tan chảy (và không còn dấu vết của tảng băng ban đầu), theo cách tương tự, không một dấu vết nhỏ nhất nào của nhận thức nhị nguyên còn sót lại, và người ta sẽ an trú vĩnh viễn trong tráng thái quân bình của thiền định. Đây chính là nền tảng của trạng thái giác ngộ cuối cùng.

Giờ đây, người ta nói rằng, nếu nền tảng của Phật qua được khảo sát, nó có hai khía cạnh. Đầu tiên, sự tự kinh nghiệm của một vị Phật, thân, cõi Phật, vân vân, chỉ biểu lộ trong ánh sáng chói lọi trong sự bình đẳng vĩ đại của pháp tính. Vì lý do này, nó hoàn toàn không tồn tại như một hiện tượng được cho là tùy thuộc. Hoàn toàn vô điều kiện và tinh khiết, nó là pháp thân, thân của thực tại tối hậu. Thứ hai, thân tương đối và biểu tượng của giác ngộ (kun rdzob brda yi sku) (đó là, sắc thân, hay rupakaya) biểu hiện từ bên trong pháp thân trong nhận thức của người khác, cụ thể là những chúng sinh cần được tu tập, như sự phô diễn huyền ảo không ngừng của duyên khởi.

Vì lý do này, khi sắc thân của một vị Phật được nhìn thấy sinh ra rồi chết đi, điều này chẳng khác hơn là sự phản ánh khả năng hạn chế của tâm thức chúng sinh cần được tu tập. Tương tự như vậy, khi chúng sinh hiểu kiến thức của chư Phật về sự vật theo một quá trình nhận thức dần dần, nhìn thấy các đối tượng kiến thức theo trình tự thời gian, điều này cũng chỉ xảy ra do cách thức các hiện tượng xuất hiện ở cấp độ thông thường. Sự thật là vì đối tượng kiến thức của chư Phật không có bản chất nội tại, chúng là một trạng thái bình đẳng. Cuối cùng, trong bản tính căn bản, thực tại tối hậu của chúng, chúng siêu việt mọi chuyển động và thay đổi. Chúng giống như không gian.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Bây giờ, liên quan đến sự chứng ngộ của những chúng sinh đang trên đường đạo trải nghiệm, trước hết có sự kiện là nó nảy sinh, và sau đó là câu hỏi về sự tăng trưởng hay suy tàn của nó. Từ nền tảng ban đầu trở đi, sự chứng ngộ phát triển và không suy giảm, trong khi trên nền tảng Phật quả, sự chứng ngộ không tăng cũng không giảm. Vì vào thời điểm đó, bốn loại “nền tảng an trú”, chẳng hạn như nền tảng của sự an trú trong xu hướng vô minh,52 như được mô tả trong thừa phổ thông, những che chướng bao gồm khuynh hướng kinh nghiệm ba giai đoạn kế tiếp nhau về ánh sáng, tăng trưởng ánh sáng, và toàn bộ đỉnh cao ánh sáng (snang gsum pho bai bag chags)53 được nói đến trong mật thừa thông thường; và sự chuyển động của tâm khí bất tịnh,54 , được thảo luận trong thừa phi thường của Đại Toàn Thiện, tất cả những sự sinh khởi duyên sinh cực kỳ vi tế như vậy đều cạn kiệt hoặc bị bắt giữ trong trạng thái bao la tối thượng. Khi đó, thân trí tuệ của một vị Phật biểu hiện. Đây là kim cang, hay thân bất hoại, thân thường hằng; thân vĩnh cửu, bất biến.55 Đây là thân vượt ngoài mọi vận động và biến chuyển xuyên qua toàn thể sự biến đổi của thời gian. Đó là thân của thời thứ tư;56 thời của tính bình đẳng.

Vì vậy, mặc dù từ quan điểm của thực tại tối hậu, hay pháp tính, không có chuyển động hay thay đổi, tuy nhiên từ quan điểm biểu lộ hiện tượng, chuyển động và thay đổi dường như xảy ra. Tuy nhiên vì đây là những phân biệt do tâm trí tạo dựng làm ra, điều quan trọng là phải phân biệt sự hiểu biết, kinh nghiệm và chứng ngộ. Như có câu nói: “Sự hiểu biết giống như một miếng vá, nó sẽ bong ra; kinh nghiệm giống như sương mù, nó sẽ tan biến; nhưng sự chứng ngộ giống như vua của các ngọn núi, nó sẽ không di chuyển cũng không thay đổi”.

Do đó, liên quan đến cuộc thảo luận liệu đối với những hành giả đang trên con đường, các giai đoạn thiền định và sau thiền định có khác biệt hay không, điều này nên được hiểu theo nghĩa khác biệt giữa kinh nghiệm và chứng ngộ. Trạng thái chứng ngộ không có sự khác biệt giữa thiền định và sau thiền định chỉ xảy ra ở cấp độ Phật quả hoàn hảo và không ở đâu khác. Quả thực, người ta dạy rằng ngay cả đối với các bồ tát ở ba địa thanh tịnh, cũng có một giai đoạn sau thiền định. Bây giờ, khi bản tính của tâm tỉnh giác được nhận ra không nhầm lẫn qua các con đường Đại Ấn và Đại Toàn Thiện, nhiều bậc thánh của truyền thống Đại Ấn và những người khác tin rằng bởi vì tính giác được kinh nghiệm trực tiếp, nó tạo ra tịnh quang tối thượng chân thực. Mặt khác, Longchenpa toàn tri và những người khác nói rằng trong việc hiện thực hóa đích thực của ánh sáng tối thượng, mười hai bộ của một trăm phẩm tính xuất sắc,57 trong số những thứ khác, phải hiện diện. Nhờ vậy, mặc dù tính giác như vừa đề cập được kinh nghiệm trực tiếp, Longchenpa và những người khác coi nó là tịnh quang ví dụ.

Những cách giải thích mâu thuẫn này trên thực tế chẳng phải là không tương thích. Bởi vì cái trước được giải thích từ quan điểm về bản chất nền tảng của sự vật, pháp tính, trong khi cái sau được trình bày từ quan điểm về phương thức xuất hiện của hiện tượng. Những người đề xướng phần tâm trí của Đại Toàn Thiện thuộc truyền thống Zur nói rằng khi một người hiểu và nhận ra tâm trí hiện tại của mình là không sinh, điều này (sự hiểu biết và nhận thức) là một phần của cái tối thượng minh họa tạm thời. Bởi vì mặc dù tính không, bản thể của sự vật, đã được nhận ra thực sự, nhưng những phẩm tính của nó không thực sự xuất hiện. Điều này là do toàn bộ hình tướng hiện tượng đã không lắng xuống vào trong sự mở trống bao la của thực tại tối hậu. Tuy nhiên, khi người ta tu luyện tiến triển dần dần trong tính không, mọi hiện tượng huyễn ảo cuối cùng sẽ lắng xuống, được tịnh hóa trong sự bao la của thực tại tối hậu; khi đó mọi phẩm tính, cao đến mức độ nền tảng của Phật quả hoàn hảo, sẽ xuất hiện một cách dễ dàng. Do đó, mặc dù không có sự vận động hay biến đổi nào trong bản tính tối hậu, nhưng hoàn toàn đúng khi nói rẳng, từ quan điểm của hành giả trên con đường, có vẻ như có sự chuyển động hoặc thay đổi.

Đối với những hành giả trên tư lương đạo, có sự hiểu biết; đối với người trên gia hạnh đạo, có kinh nghiệm, đối với kiến đạo, có sự chứng ngộ. Điều này đã được khẳng định bởi những đấng vĩ đại và cao quý, những người đã nhận thức rõ ràng sự thật của pháp tính, và nó nên được hiểu như một điểm mấu chốt sâu sắc. Những người mới bắt đầu, những người đang trên con đường tư lương, hãy nương tựa vào các vị thầy và lắng nghe hướng dẫn từ họ. Thông qua hiểu biết từ nghiên cứu và suy ngẫm, họ thoát khỏi những quan niệm sai lầm về bản tính nền tảng của sự vật, cụ thể, là sự hợp nhất (của hình sắc và tính không). Trên cơ sở đó, khi họ chứng ngộ tâm trí là không sinh và có kinh nghiệm tối hậu về điều này, thì tịnh quang ví dụ sẽ xuất hiện trong dòng tâm thức của họ. Bởi vì, nhờ tịnh quang ví dụ, họ sẽ được kết nối trực tiếp với tịnh quang tối thượng, nên giai đoạn này được gọi là “con đường kết nối”. Sự xuất hiện của tịnh quang ví dụ là tiêu chí xác định liệu một người có đang trên con đường kết nối hay không. Thời điểm mà tịnh quang ví dụ phát triển và chuyển hóa thành tịnh quang tối thượng là lúc mà chân lý về thực tại tối hậu, pháp tính, được chứng ngộ, và đây là kiến đạo. Từ thời điểm đó trở đi, quen dần với những gì đã được chứng ngộ là con đường thiền định, tu tập đạo. Khi điều này đã được hoàn thành, con đường không còn học hỏi nữa, vô học đạo, sẽ đạt được.

Vì vậy, ngay cả trong trường hợp trạng thái tối thượng tượng trưng, có nhiều khác biệt về tính chất và tốc độ của con đường, tùy thuộc vào việc, bằng các phương pháp thâm sâu, hiểu biết và kinh nghiệm có xuất hiện hay không. Tương tự như vậy đối với cách nhìn thấy cái tối hậu một cách trực tiếp, có những khác biệt về việc liệu người ta có nhìn thấy nó một cách hoàn hảo hay không. Ví dụ, khi một đối tượng giác quan được nhìn thấy, nó được nhận biết hoàn hảo hay ngược lại tùy thuộc vào việc nó được nhìn gần hay xa. Tương tự như vậy, có những khác biệt đáng kể giữa các giai đoạn chứng ngộ cao hơn và thấp hơn. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều tuyên bố được đưa ra liên quan đến những con đường nhanh và chậm, và sự hiện diện hay vắng mặt của những khác biệt một khi nền tảng giác ngộ cao quý đã đạt được, đây không phải là vấn đề khảo sát thông thường, nhất định như vậy, vì nó nằm ngoài tư tưởng diễn ngôn.

Nói ngắn gọn, nền tảng chung cho sự phát sinh của tất cả các hiện tượng luân hồi và niết bàn là thực tại tối hậu, pháp tính, trạng thái bình đẳng vĩ đại. Vì bản chất của nó thoát khỏi tám cực đoan khái niệm, sinh và diệt, thường và đoạn, đến và đi, đồng và dị, nên nó vốn thanh tịnh bản nguyên. Bởi vì tính (sáng chói), nó chẳng phải là hư vô trống rỗng. Bởi vì các thân, trí tuệ và mọi phẩm tính của Phật quả đều hiện diện một cách nguyên thủy và tự nhiên trong đó mà không cần phải tìm kiếm chúng ở nơi nào khác. Vì vậy, nó là trạng thái hiện diện tự phát (của những phẩm tính giác ngộ). Nhờ năng lực sáng tạo của tính giác, là sự hợp nhất giữa tính sáng và tính không, tất cả các hiện tượng luân hồi và niết bàn khởi lên. Nền tảng không ngừng và không bị cản trở cho sự sinh khởi của chúng là năng lực nhận thức bao trùm tất cả. Ba khía cạnh này được gọi là bản thể, đặc tính và năng lực nhận thức, tùy theo các khía cạnh khái niệm mà pháp tính được biểu thị. Nhưng ngoài điều đó ra, chúng không khác biệt chút nào. Tất cả hiện tượng của cả luân hồi và niết bàn đều được bao bọc bởi trí tuệ nguyên thủy bao trùm tất cả, trống rỗng, sáng chói và không ngừng. Đây là bản chất tối hậu, pháp tính của mọi hiện tượng, trạng thái bình đẳng vĩ đại. Nó chưa bao giờ và không bao giờ là một trạng thái ảo tưởng. Ngay cả bây giờ, trong nền tảng, ảo tưởng cũng không hiện diện. Pháp tính là pháp thân Phật duy nhất, vốn không có ảo tưởng.

Vì vậy trí tuệ ban sơ tự phát sinh đã không xuất hiện từ bất cứ nguyên nhân nào; nó cũng không được tạo ra từ các điều kiện. Nó không phụ thuộc vào lời nói hay sự xác minh của tâm trí. Vì lý do này, giáo lý nói rằng Phật quả không bắt nguồn từ tâm trí phàm phu, một kết quả không bắt nguồn từ nguyên nhân, và một hướng dẫn không bắt nguồn từ sự trao truyền. Nếu trí tuệ nguyên thủy tự xuất hiện này được nhận ra và kinh nghiệm, người ta đã đạt đến chiều sâu của mọi sự vật. Như được nói trong mật điển Bánh Xe của Lạc thọ tự sinh,58 :

Tôi tìm thấy giác ngộ không đến từ tâm trí.

Tôi nhận ra kết quả chẳng đến từ nguyên nhân.

Tôi biết mọi hướng dẫn không bắt nguồn từ truyền thừa.

Mọi giáo lý của chín thừa đều chỉ là một giáo lý,

Năm độc đều thanh tịnh như trạng thái vượt khỏi mọi ưu phiền.

Pháp thân bùng nổ từ sự mở rộng bao la của Tâm Trí.

Thực tại tối hậu, pháp tính, không bao giờ có thể bị hư hoại bởi những khuyết điểm của các đặc tính phù du, chẳng hạn như sự sinh khởi, vân vân. Do vậy, nó có bản chất ổn định, an bình, bất động, thường hằng, và vì vậy nó luôn trẻ trung. Mặc dù hiện tại nó bị bao bọc trong cái bẫy giống như cái bình của gió nghiệp chuyển động, gốc rễ của tâm trí ô nhiễm, tuy nhiên, mọi tính thù thắng vô song, như (mười) thần lực,59 đều hiện diện tự nhiên trong nó, giống như một thân thể được bao bọc bên trong một cái bình, vì lý do đó mà nó được gọi là “thân cái bình luôn trẻ trung”.

Sự phô diễn của nó (đó là, hình tướng của nền tảng) biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Vì nó phát sinh năng lực nhận thức, nên lòng trắc ẩn với chúng sinh xuất hiện. Vì nó xuất hiện như ánh sáng nên biểu lộ tính chói sáng của năm trí tuệ nguyên sơ. Bởi vì nó khởi lên như trí tuệ nguyên sơ nên sẽ xuất hiện một trí tuệ nội tại giúp tịnh hóa các phiền não trong tâm. Vì nó xuất hiện như những thân giác ngộ, nên ở đó biểu hiện các bản tôn của tịnh quang. Vì nó sinh khởi theo cách bất nhị nên chẳng có sự hiểu biết về đồng nhất hay dị biệt. Bởi vì nó phát sinh theo cách thoát khỏi mọi quan điểm bản thể cực đoan, nên có tự do trong một địa hạt duy nhất, nền tảng hoàn hảo vượt ngoài mọi chuyển động và thay đổi. Vì nó nảy sinh như trí tuệ bản nguyên thanh tịnh, nên những hình tướng của niết bàn không dứt. Bởi vì nó sinh khởi như luân hồi bất tịnh, nên những hình tướng ảo giác của sáu loại chúng sinh xuất hiện theo cách ảo ảnh huyễn thuật. Bởi vì nền tảng cho sự xuất hiện của tám cửa này, hoặc các con đường,60 không bị ngăn ngại nên nó được gọi là “chiều hướng hiện diện tự phát của nền tảng”. Tám cách phát sinh này đề cập đến sự phô bày hình tướng của nền tảng. Sự phô diễn này không có vị trí định hướng. Vì nó là kinh nghiệm của tính giác tự nhận thức, nên nó cùng tồn tại với nhận thức đó. Sự khác biệt giữa chư Phật và chúng sinh chỉ đơn giản nằm ở việc nhận ra hay không nhận ra điều này. Vì tính giác là nguyên nhân độc nhất của luân hồi và niết bàn, giống như mặt trước và mặt sau của một bàn tay.

Khi những hình sắc của nền tảng xuất hiện trong nền tảng nguyên sơ, sự tự kinh nghiệm của chính nền tảng đó, pháp tính, không bao hàm bất kỳ ảo tưởng nào. Nhưng do vô minh đồng khởi, đóng vai trò là nguyên nhân nên không thể nhận ra bản chất của sự xuất hiện này, và do vô minh khái niệm, đóng vai trò là điều kiện, gán cho cái “ta” và “người khác” là tách biệt, nên nhận thức nhị nguyên về chủ thể nắm bắt và đối tượng được nắm bắt phát triển ngày càng thô. Vì vậy, chúng sinh bị mắc kẹt trong cái bẫy của ảo tưởng ngẫu nhiên. Vô số hình tướng phát sinh (một cách chủ quan) về mặt tư tưởng, lời nói và hành động, hoặc (khách quan) về mặt môi trường, tâm trí và thân thể (của chúng sinh); tất cả chúng đều che đậy bộ mặt của nền tảng, hay thực tại tối hậu. Không cần phải nói về sự biểu lộ các phẩm tính giác ngộ của nền tảng, người ta thậm chí không biết rằng họ đang an trú trong chính mình. Điều này là do những che chướng đặc biệt của mỗi cá nhân xét theo góc nhìn về cách thức xuất hiện ảo giác. Tuy nhiên, từ quan điểm về bản tính nền tảng của các hiện tượng, do không bao giờ có bất kỳ sự khuấy động nào từ trạng thái ban đầu của nền tảng, pháp, nên tất cả các hiện tượng, bị xâm nhập bởi nó, đều là những hình tướng của nền tảng. Chúng chẳng là gì khác ngoài trí tuệ bản nguyên. Mọi hình tướng thân giác ngộ; mọi âm thành ngôn ngữ giác ngộ, mọi tiến trình tinh thần ý giác ngộ. Thân, ngữ, ý của một người một cách nguyên thủy vốn là ba kim cương, mọi hình tướng và hoạt động đều chẳng là gì khác ngoài ba mandala. Nếu người ta có thể xem chúng như con đường và trải nghiệm chúng mà không loại bỏ hay thêm vào bất cứ thứ gì, không bác bỏ hay chấp nhận bất cứ thứ gì, thì mọi vết nhơ của ảo tưởng bất tịnh sẽ được tịnh hóa và xóa sạch một cách tự nhiên. Cũng giống như khi người ta thức dậy và mọi giấc mơ đều tan biến. Mọi hình tướng và hoạt động sẽ khởi lên như thân và trí tuệ nguyên sơ.

Tương tự như vậy, chúng sinh lúc đầu bị mê hoặc về những hình tướng của nền tảng và hiện tại đang sống trong ảo tưởng. Tuy nhiên, bởi vì những hình tướng của nền tảng nảy sinh trong nền tảng, trạng thái đại bình đẳng, khi chúng sinh chết và quá trình tan rã các yếu tố chấm dứt, toàn bộ tám mươi trạng thái của tâm trí 61 dần dần dừng lại, và chúng sinh vẫn ở lại trong nền tảng, pháp tính, trong khoảnh khắc.

Vì lý do này, ba chiều hướng: bên ngoài, bên trong, và khác, được hòa trộn với nhau. Điều này đề cập đến sự sinh ra và hủy diệt của thế giới biểu hiện bên ngoài cùng cư dân của nó, sự biến động của tâm khí biểu hiện bên trong của cơ thể, và chiều “khác”, cụ thể, giai đoạn phát sinh của sự hỗ trợ và được hỗ trợ (cung điện và các vị thần) cùng với sự tan biến của họ vào trong tịnh quang (trong giai đoạn thành tựu). Trong bối cảnh này, người ta nên hiểu rằng các yếu tố được thanh lọc, các tác nhân thanh lọc, nền tảng và kết quả (của sự thanh lọc) đều không thể tách rời. Điều này tạo ra sự chứng ngộ tối thượng về những mật điển vô song của bí mật vĩ đại.

Hai cánh cửa của tự do và ảo tưởng được nói đến trong truyền thống không phổ biến của Đại Toàn Thiện, hiện diện khi những hình sắc của nền tảng xuất hiện trong nền tảng ban sơ, và khả năng tự do hay ảo tưởng vào lúc chết, hoặc trong trung ấm, như đang xảy ra trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, thì cũng giống như vậy. Trong trường hợp sau, khi tịnh quang vào lúc chết, cùng sự xuất hiện bardo của thực tại tối hậu biểu hiện nối tiếp nhau, hành giả có thể đạt được giải thoát, tùy theo năng lực khác nhau của họ, hoặc trong pháp thân vào lúc chết, hoặc trong báo thân lúc ở trạng thái trung ấm. Mặt khác, những chúng sinh bình thường không nhận ra được tịnh quang này và bị kinh hãi bởi âm thanh, ánh sáng, các tia, vân vân. Tâm trí của họ bị che phủ bởi cái hiểu nhị nguyên giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, và vì vậy các thân thể tinh thần của họ trong ảo giác trung ấm được sinh ra.

Trong khi một người đang thực hành trên con đường, nhiều kinh nghiệm khác nhau cho thấy nếu người đó bám dính bên ngoài vào những hình tướng của sáu thức, bên trong bám vào những suy nghĩ về năm độc, còn một cách bí mật bám vào bản tính nền tảng của tâm trí mình như những thứ được tiếp nhận hoặc từ chối, người đó sẽ bị trói buộc. Mặt khác, nếu người ta để mặc tất cả những thứ đó như chúng là, và đây là điểm chính yếu, thì người đó được giải thoát.

Cuối cùng, khi con đường trekcho đã được hoàn tất trọn vẹn, và cơ thể sắp tan rã thành các nguyên tử, người ta có thể dễ dàng hiển thị các hóa thân, và các chuyển hóa chẳng hạn như mười xứ vô hạn ayatana 62 là những khía cạnh biểu hiện của tâm khí trong trẻo. Hơn nữa, các linh ảnh, vân vân, trên đạo lộ thogal sẽ phát sinh dễ dàng nhờ sự kiện phát xạ của ánh sáng nền tảng hòa quyện vào tâm khí vi tế. Vì mọi sự cấu thành thế giới hiện tượng 63 đều do kết hợp những thành phần có điều kiện, chúng tăng trưởng hoặc giảm trừ một cách nối tiếp nhau. Tuy nhiên, cuối cùng, sự phô diễn này tan biến vào nền tảng, sử mở rộng bên trong của trạng thái thanh tịnh nguyên thủy, và giác ngộ xuất hiện ở nơi chốn tự do,64 tính thanh tịnh bản nguyên. Chúa Tể Nguyên Sơ, vị Phật đầu tiên, tự do, đi vào trạng thái mở trống nguyên thủy, ban sơ của nền tảng, nơi không có bất cứ ảo tưởng nào. Đây là lý do cho cái tên của ngài. Vì thế có câu: “Không có vị Phật đầu tiên và cuối cùng”, và còn: “Ta là vị Phật đầu tiên”.

Không có sự thoái chuyển (từ nơi chốn giải thoát), vì bản tính căn bản của nền tảng, thực tại tối hậu, đã trở thành hiện thực chính xác như nó là. Trạng thái ảo tưởng đã che đậy phương thức xuất hiện của nó, cùng với mọi khuynh hướng thói quen, đã vĩnh viễn biến mất. Giống như khi một hạt giống bị lửa đốt cháy, hay khi một người được chữa khỏi bệnh đậu mùa, những gì đã mất không bao giờ có thể quay trở lại, vì sự chuyển hóa cuối cùng đã xảy ra.

Những ai mong muốn thực hành trên con đường sâu xa này nên hiểu rằng mọi thứ đều được thấm nhuần bởi nền tảng, pháp tính, chỉ đơn giản là sự biểu lộ của trí tuệ nguyên thủy, ngoại hình của nền tảng. Không khẳng định hay phủ định, không bám víu vào bất cứ điều gì, họ nên chứng ngộ tính giác, tràn ngập khắp nơi, không dứt, trống rỗng nhưng chói sáng, trạng thái bình đẳng, nền tảng, pháp tính. Họ cần thực hiện điều này bằng cách để mặc nó không thay đổi và không giả tạo, nhìn nó trần trụi trong sự mở rộng nguyên thủy vĩ đại và tự do. Sau đó, họ nên hoàn thiện kỹ năng này và cuối cùng đạt được độ vững chắc trong đó. Đây là điểm quan trọng nhất.

A Ho

Trong Như Lai Tạng, ánh sáng chói chang của nền tảng nguyên thủy mở rộng,

Không có dấu vết của hình thức nhị nguyên.

Không có ý niệm “luân hồi và niết bàn”.

Nhưng khi các hình tướng của nền tảng, dàn hàng tự phát,

Phô bày trong ánh sáng lan tỏa ra ngoài,

Những cánh cửa của tự do và ảo tưởng ngẫu nhiên nảy sinh.

Bởi vì Phổ Hiền đã nhìn thấy màn trình diễn này của trí tuệ nguyên sơ,

Sự tự kinh nghiệm của ngài, như sự phô diễn của chính ngài,

Ngài nghiền nát hạt giống của vô minh đồng khởi trú ngụ trong nền tảng.65

Trong khi ngài, sinh ra đầu tiên, đạt tới

Nơi chốn tự do, thanh tịnh khởi nguyên,

Sự tồn tại này được tạo ra bởi chúng ta, thông qua sự giả mạo của vô minh.

Và chưa hết, như vàng dưới đất, như lửa trong một chiếc bình,

Yếu tố Phật, pháp tính, trí tuệ toàn khắp,

Trống rỗng nhưng sáng chói, vượt ngoài mọi thay đổi xuyên suốt ba thời,

Trú ngụ tự nhiên bên trong chúng ta.

Do đó, không cần buồn phiền hay chán nản.

Bạn nên tập trung vào thực hành.

Thành quả tu hành trong vô lượng kiếp trên con đường của các cỗ xe khó nhọc,

Trí tuệ trú ngụ bên trong,

Được hiển lộ rõ ràng trên con đường ngắn gọn của Ati Yoga.

Khi bằng sức mạnh của chính mình bạn bước lên

Trên cỗ xe tối thượng không có mọi vất vả,

Đến lúc đi theo những bước chân

Của hàng ngàn trì minh vương qua thời gian.

Leo lên con ngựa giống của sự ghê sợ vùng đất quỷ ám của luân hồi.

Được thúc đẩy bởi quyết tâm được giải thoát,

Và trên đôi cánh của ngọn gió siêng năng,

Nhanh chóng đi qua bầu trời phương tiện thiện xảo và trí tuệ.

Vì nếu bạn không nhanh chóng ra đi, thời gian sẽ không bao giờ đến

Để giải thoát khỏi ngục tù của ba khổ đau.

Bạn nên tin vào nghiệp, luật nhân quả

Đó là nấc thang dẫn đến những số phận cao hơn.

Quyết tâm chân thành thoát khỏi luân hồi là cánh cổng đi vào con đường giải thoát.

Chân thành quy y Tam Bảo là dấu hiệu của một Phật tử.

Không có ba điều này, chẳng có con đường nào khác;

Hãy luôn siêng năng thực hành!

Bồ đề tâm vì lợi ích của người khác là con đường vương giả của các vị bồ tát.

Sự hợp nhất giữa cái thấy và hành động là điều mang lại sự toàn tri.

Nếu tất cả những thứ này không được kết nối với trí tuệ bản nguyên siêu tuyệt,

Làm sao chúng có thể trở thành con đường Đại Thừa đích thực?

Nếu hạt giống của bốn thân không được tưới

Cam lộ của bốn quán đỉnh chín muồi,

Nếu thân và quả của phát sinh và thành tựu không lớn lên,

Thành thục trong giới nguyện hoàn bị và thanh tịnh,

Lời tuyên bố gia nhập Mật thừa chỉ là ngọn lửa vẽ sơn.

Nếu, đặc biệt nhất, ân phúc gia trì của dòng truyền trí tuệ

Không, thông qua lòng sùng mộ của bạn, thâm nhập vào tâm bạn,

Bạn nghe những lời khô khan lặp đi lặp lại

Bạn lang thang như một người mù từ khi sinh ra

Ngay cả khi trí tuệ nội tại được hiển thị trực tiếp.

Nhưng nếu bạn thực sự coi thầy mình là một vị Phật thực sự

Và có may mắn được hấp thu cam lộ của chỉ dẫn sâu xa

Với chiếc cốc của ba niềm tin,

Giống như người mù lại được nhìn thấy,

Có khó để bạn làm hiển lộ, thông qua lực gia trì,

Trí tuệ nguyên sơ ngự trong tâm trí bạn không?

Bạn sẽ không bị lừa dối bởi những tình trạng tối tăm và trì độn trống rỗng trong tâm trí,

Hay đi lạc đường vì những kinh nghiệm cá nhân về tính không và tính sáng.

Thoát khỏi mọi mục tiêu khái niệm, mặt trời quang đãng của lòng tin

Sẽ trội dậy từ bên trong, kho tàng đặc biệt của dòng truyền thực hành.

Mọi tồn tại hiện tượng, tất cả luân hồi và niết bàn, đều là biểu lộ của tâm trí.

Và nếu tìm kiếm “tâm trí”, nó sẽ không được tìm thấy ở đâu.

Nó là thứ chưa bao giờ được sinh ra.

Hình sắc và tâm trí không thể tách rời,

Chúng giống như nước và mặt trăng phản chiếu trong đó.

Hạnh phúc thay những yogi đã hiểu

Rằng mọi vật chỉ có một hương vị duy nhất

Trong sự mở rộng bao la, mở rộng mới mẻ lần đầu,

Sự tự do của tính giác, không gian thanh tịnh ban sơ

Thoát khỏi mọi tạo dựng khái niệm

Ở đó, hiện diện tự nhiên

Là những hình sắc không bao giờ ngừng dứt

Của trí tuệ nguyên thủy sáng ngời,

Tiềm năng nhận thức toàn khắp của tính giác

Là nguồn gốc của mọi thứ.

Đó là trạng thái nền tảng trong đó thật phi thường

Ba thân vượt khỏi mọi sự tách biệt.

Bản tính của nó ngay từ đầu đã là không;

Do vậy nó không trú ngụ trong cực đoan thường hằng.

Đặc trưng của nó là sáng chói;

Vì thế nó không chạm đến cực đoan đoạn diệt.

Mặc dù hai khía cạnh này chúng ta đang nói,

Chúng không phải là hai nhưng ngang bằng.

Và trong không gian của bình đẳng này,

Mọi hiện tượng cả luân hồi và niết bàn

Được khám phá (không cần tìm kiếm chúng),

Toàn vẹn, nguyên sơ, hiện tại.

Người u mê cho rằng cái không tồn tại là có.

Thật mệt mỏi biết bao khi xây dựng một con đập chứa nước của ảo ảnh!

Có lợi ích gì khi gánh vác gian khổ của quá nhiều khó nhọc như vậy?

Nếu bạn đạt đến điểm thiết yếu về bản chất của sự vật,

Trói buộc, giải thoát, không phải là hai,

Nếu bạn đạt đến không gian bình đẳng này,

Bạn đã đạt đến đỉnh cao tột cùng của cái thấy và thiền định

Hàng trăm xiềng xích của triết lý giả tạo tất cả đều tự lắng xuống.

Các hình tướng chẳng khác gì hơn là trò chơi của trí tuệ nguyên thủy vĩ đại.

Không cần phải lấy hay bỏ;

Không cần phải nắm giữ có mục đích,

Không quan tâm đến chúng! Từ bỏ chúng!

Nếu không hiểu rõ điểm chính yếu này,

Kinh nghiệm tính không và tính sáng tách biệt,

Vài kẻ ngốc hiểu lầm bản chất của tính giác Đại Toàn Thiện.

Khí – năng lượng xáo trộn cái nhìn tinh thần của họ, tâm trí họ bị bịt kín bởi các suy nghĩ,

Và cuối cùng sinh khí của họ sẽ gặp trở ngại.

Lợi ích của những việc cực nhọc này là gì?

Nhiều người coi việc thiền định chủ đạo của họ

Là sự vắng mặt đơn giản của mọi suy nghĩ.

Họ trải qua cuộc sống con người của mình trong trạng thái trống rỗng và không suy nghĩ.

Không có quan điểm rõ ràng và quyết đoán,

Họ đặt nền móng cho sự tuyệt vọng của mình.

Họ có nguy cơ cao lãng phí tất cả tự do và lợi thế.

Một số bị lừa bởi kinh nghiệm tập trung nhất niệm.

Họ khẳng định ngày và đêm của họ đã trôi qua

Trong sự chiếu sáng liên tục mà không cần thiền định.

Chưa hết, khi khó khăn ập đến,

Họ hành động như người thường.

Họ cạnh tranh với những người khác trong thực hành.

Hành vi như vậy có lợi ích gì?

Tất cả những hành động như vậy của tâm trí tạo dựng

Chỉ biểu hiện chuyển động của khí nghiệp.

Loại bỏ chúng. Để chúng trôi qua mà không quan tâm.

Thay vào đó, chỉ giữ bản tính tỉnh giác đối với bất cứ chuyện gì xảy ra.

Để mặc nó không bị can thiệp và tươi mới.

Chỉ một tác động nhỏ cũng sẽ là lỗi và sai lầm của bạn!

Vòng hoa của bài hát này

Giống như nó nảy sinh ngẫu nhiên trong tâm trí tôi

Tôi, Padma Vijaya, con trai yêu quý của các đạo sư phi thường,

Để giúp đỡ những huynh đệ kim cương nhất trí với tôi,

Hát lên bài ca này như nó chợt xuất hiện trong tâm, không có hy vọng và sợ hãi.

Mangalam
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
2

MỘT CHỈ DẪN CHO

KHENPO JIGME DRAYANG



Namo Guru Buddha Dharmakayaya!

Khenpo Jigme Drayang 66 đã nói rằng ông cần một sự giải thích về cách duy trì thực hành và cách hành động trong giai đoạn sau thiền định, mặc dù, tất nhiên, ông biết tất cả những cách tổng quát để đi qua con đường và duy trì thực hành ở cả hai thời trong và sau thiền định, như được mô tả trong kinh điển và mật điển.

Tất cả những phương pháp này đều có một mục đích căn bản: đóng vai trò càng nhiều càng tốt như một phương thức giải độc cho sự chấp ngã và phiền não. Trên con đường kinh điển, sự hiểu biết rằng các đối tượng bên ngoài không tồn tại thực sự sẽ chấm dứt thái độ tinh thần bám víu vào chúng như thật có. Chính xác hơn, trên cơ sở của đối tượng ham muốn, một người đàn bà đẹp chẳng hạn, trí thức (nguyên nhân của hoạt động tinh thần khiếm khuyết) làm nảy sinh ham muốn. Khi sự kiện này xảy ra, người ta có thể áp dụng thuốc giải độc bằng cách khảo sát điều này (dường như) đối tượng bên ngoài tinh thần (người đàn bà) và suy ngẫm về những khía cạnh không hấp dẫn của cô ấy. Hoặc một lần nữa, người ta có thể tự kiểm soát bản thân trong sự hiểu biết về bản chất huyễn ảo của cố ấy bằng cách trầm tư về sự thật là cô ấy không tồn tại thực sự. Đây là những con đường hoặc phương pháp duy nhất được đặt ra. Ở cấp độ này, không có sự trình bày về điểm cốt yếu của con đường mà ở đó ham muốn hay sân hận tự nhiên lắng xuống trong tỉnh giác 67 (phi đối tượng và tự chiếu sáng). Do đó, hai phương pháp trước đó được gọi là “con đường dài” và có thể được so sánh với con chó đuổi theo hòn đá (chứ không phải là người ném hòn đá). Bời vì phương pháp này không sử dụng phiền não thông thường làm con đường, nên nó thể hiện sự thiếu hiểu biết hoặc hạn chế nhất định ở mức độ phương tiện thiện xảo.

Trong Mật thừa nói chung, và đặc biệt trong trường hợp các giáo lý phi thường và vô song của Đại Ấn và Đại Toàn Thiện, một khi đã được xác lập rằng các hình tướng là tâm trí, tâm trí là tính không, tính không là sự vắng mặt của cấu trúc khái niệm, sự vắng mặt của cấu trúc khái niệm là trạng thái hợp nhất (của hình sắc và tính không), và trạng thái hợp nhất là không thể diễn tả được, hoặc vượt xa tâm trí thông thường, các phiền não có thể được sử dụng trực tiếp như con đường. Vì vậy, đây là cách tiếp cận vượt trội hơn hẳn. Nó có thể được so sánh với con sư tử đuổi theo (không phải hòn đá) mà là người ném hòn đá. Theo đó, chính nhờ nhận biết các phiền não là trí tuệ nguyên thủy, đau khổ là đại lạc, còn luân hồi là niết bàn, mà người ta có thể sử dụng phiền não như con đường. Cách tiếp cận này không có giới hạn về mức độ phương tiện thiện xảo, nó không có khó khăn, vân vân. Nhờ những đặc tính này mà nó là con đường nhanh chóng; tuy nhiên, trên thực tế, sự khác biệt duy nhất giữa hai cách tiếp cận này chỉ đơn giản là ở chỗ người ta nhìn ra ngoài hay hướng vào trong. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nếu người ta không thực sự áp dụng cách thứ hai này vào tâm trí mình, mà chỉ biết về nó thôi cũng sẽ chẳng có ích gì. Còn nếu rơi vào thái độ hướng ngoại thì cũng không khác gì những phương pháp khác.

Bây giờ có một số khác biệt nhỏ giữa Đại Ấn và Đại Toàn Thiện, tùy thuộc vào việc người ta nói rằng các hình tướng là hay không phải là tâm trí, hay hình tướng được nhận biết và đối tượng xuất hiện có giống nhau không, vân vân. Chúng có khác nhau ở chỗ, một mặt, tâm trí bình thường được phân biệt với bản tính của tâm, mặt khác, tâm bình thường được phân biệt với tính giác. Tuy nhiên, ngoài những khác biệt nhỏ nhưng tinh tế trong cách diễn đạt, nên hiểu rằng không có xung đột giữa Đại Ấn và Đại Toàn Thiện. Cả hai bình đẳng trong việc chạm đến điểm chính yếu: sự chứng ngộ chân lý của pháp tính.

Về câu hỏi liệu các hình tướng có phải là tâm trí hay không, và liệu người ta có thể phân biệt giữa hình tướng được nhận thức và đối tượng xuất hiện hay không, trong bối cảnh hiện tại, tôi sẽ không tháo luận về những khẳng định và lập luận trong các kinh văn vĩ đại của Nhất Thiết Hữu Bộ, Kinh Lượng Bộ, Trung Quán, Duy Thức và các hệ thống giáo lý khác. Tuy nhiên, về các truyền thống Đại Ấn và Đại Toàn Thiện, đức Gotsangpa 69 khẳng định (về phía Đại Ấn), “được cho là bất cứ thứ gì xuất hiện trong tâm trí của một người thì đều là tâm trí của người đó; nhưng những gì xuất hiện với người khác thì không phải như vậy”. Mặt khác, trong Đại Toàn Thiện, Longchenpa toàn tri đã nói, “hình tướng được nhận biết là tâm trí, nhưng đối tượng xuất hiện không phải là tâm trí”. Cả hai câu nói này đều liên quan đến tâm trí. Cả hai tuyên bố này đều dẫn đến cùng một luận điểm. Sự vật bên ngoài, đối tượng xuất hiện chung cho tất cả mọi người, xuất hiện nhờ sức mạnh của tập khí và không có sự tồn tại thực sự. Nó giống như những sợi tóc rơi (thấy bởi những người mắc chứng rối loạn thị giác) hoặc những hình ảnh trong giấc mơ. Do vậy, đối tượng bên ngoài không tồn tại bất kể là tâm trí hay cái gì khác với tâm trí, dù ở mức độ nhỏ nhiệm nhất. Như được tìm thấy trong Giới thiệu về Trung Đạo:

Vô biên của chúng sinh,

Vũ trụ đa dạng chứa đựng nó, được hình thành bởi tâm trí.

Phật nói rằng chúng sinh lang thang là do nghiệp sinh ra.

Phân chia giữa tâm trí và nghiệp không còn nữa.70

Và như được nói ở một trong số các kinh:

Nhiều thân thể và của cải ,

Kinh nghiệm sướng và khổ

Là những phóng chiếu của tâm trí, chúng được tạo ra bởi tâm trí.

Bằng một ví dụ, chúng giống những giấc mơ.

Theo đó, những sự vật xuất hiện trong nhận thức đồng thuận chung là những biểu hiện, dưới dạng đối tượng bên ngoài, của những khuynh hướng thói quen được tạo ra bởi cùng một loại hành động được thực hiện bởi tất cả mọi người và in sâu vào tâm trí, hay đúng hơn là nền tảng phổ quát. Tuy nhiên, trên thực tế, không có đối tượng cụ thể bên ngoài nào thực sự tồn tại tự thân trong sự đồng thuận chung. Những sự vật được hiểu nhiều hơn dưới dạng “nước” biểu hiện khác nhau tùy theo nhận thức nghiệp thanh tịnh hay bất tịnh (trong các cõi khác nhau của chúng sinh).71 Việc tranh luận rằng những gì xuất hiện với chúng ta không khác biệt với tâm trí của chính chúng ta sẽ được giải quyết đúng thời hạn.

Tương tự như vậy, sự khác biệt giữa tâm trí bình thường và bản tính của tâm, giữa tâm trí bình thường và tính giác đều dẫn đến cùng một điểm thiết yếu. Theo Đại Ấn, tất cả tâm trí và các yếu tố tinh thần xuất hiện trong ba cõi đều tham gia vào tâm trí vô minh và si mê, nền tảng chứa đựng những khuynh hướng thói quen của luân hồi. Điều kiện tối hậu của nó, trạng thái nền tảng không mê lầm hay bản tính bẩm sinh thanh tịnh của tâm trí, được nói đến, trong giáo lý Đại Ấn, là Pháp Thân. Mặt khác, trong Đại Toàn Thiện, tâm trí mê lầm, vô minh không biết về bản chất của chính nó, cùng với những nhận thức nhị nguyên (cái hiểu và đối tượng được hiểu) của nó, được dán nhãn là “tâm trí”, trong khi trí tuệ nguyên thủy, cái biết bản tính của chính nó, trạng thái vô điều kiện của sự hợp nhất bất khả phân (của hình sắc và tính không) được gọi và giới thiệu là “tính giác”. Không có mâu thuẫn nào giữa hai cách tiếp cận này (của Đại Ấn và Đại Toàn Thiện).

Nếu người ta không thành công, thông qua nghiên cứu và suy ngẫm, để loại bỏ mọi quan niệm sai lầm liên quan đến ý nghĩa sâu xa, bản tính nền tảng của mọi hiện tượng, hoặc nếu người ta chưa có kinh nghiệm hiệu quả quyết định về bản tính nền tảng này thông qua việc tiếp nhận gia trì từ đạo sư, thì dù có giải thích thế nào về Trung Quán, Đại Ấn và Đại Toàn Thiện, chúng cũng chẳng có lợi ích gì. Vì những giải thích này không đi xa hơn một quan điểm tri thức và không trở thành đạo lộ đích thực. Mặt khác, nếu một người hiểu đúng và vững tin sâu xa, không bị nghi ngờ trói buộc, về bản tính nền tảng và chân thực này, người ta sẽ không đánh giá thấp Trung Quán và Đại Ấn, ưa thích Đại Toàn Thiện như thứ gì đó cao siêu hơn, vì về bản chất chúng đều bình đẳng. Hơn nữa, tất cả các thừa, từ quan điểm thường hằng và hư vô thấp kém nhất của các trường phái ngoại đạo cho đến quan điểm cao nhất của Ati Yoga, đều là sự biểu hiện của trí tuệ nguyên thủy tự phát sinh duy nhất. Điều này nghĩa là tất cả chúng đều được bao gồm một cách hoàn hảo trong đó. Và đây là lý do tại sao, dùng từ ngữ theo nghĩa đen, người ta nói đến sự “viên mãn vĩ đại” của trí tuệ này. Tuy nhiên, người ta nên hiểu rằng tự vướng vào xiềng xích của cái thấy và thiền định, như được mô tả bằng thuật ngữ trí thức trong các hệ thống giáo lý, sẽ chẳng tạo ra điều gì khác ngoài khó khăn cho chính bản thân, giống như con tằm tự nhốt mình trong kén tơ của chính nó.

Về chuyện tu luyện thực tế trên con đường, nhìn chung, có thiền phân tích của các học giả, và thiền nghỉ ngơi của các ẩn sĩ yogi.72 Hai con đường này được dạy tùy theo năng khiếu tinh thần của hành giả liên quan. Đối với những người cần một lối tiếp cận phân tích, các mệnh đề triết học khác nhau liên quan đến các đối tượng biểu lộ và ẩn giấu cũng như sự tồn tại hay không tồn tại của tâm trí tự nhận thức, tất cả đều được giải thích trong các truyền thống kinh điển lớn, cùng với bốn hoặc năm luận thuyết vĩ đại của Trung Quán,73 chẳng hạn như lập luận chẳng một cũng chẳng nhiều. Tuy nhiên, trong trường hợp những hành giả như chúng ta, những điểm thiết yếu cần được nắm bắt theo những chỉ dẫn cốt tủy của các vị thầy. Những điểm này như sau.

Bất kể đối tượng của sáu thức xuất hiện như thế nào, dù là đối tượng của ham muốn, chẳng hạn như bạn tình, hay đối tượng của sự oán hận, chẳng hạn như kẻ thù, dù chúng là tốt hay xấu, tất cả đều được hiểu là các khía cạnh của tâm trí. Quả thực, nếu các khía cạnh của các đối tượng trong câu hỏi không xuất hiện trong tâm trí thì sẽ không có bằng chứng nào về sự tồn tại của chúng, và chúng sẽ bất lực trong việc tạo ra các phản ứng ham muốn hay tức giận, hoặc hành động như nguồn gốc của lợi hoặc hại. Tất cả chúng ta sẽ giống như những cư dân của Uttarakuru!74 Chính bởi vì chúng sinh bám vào những gì xuất hiện trong tâm trí họ như một thứ gì đó để được chấp nhận hay từ chối nên họ dấn thân vào hành động và lang thang trong luân hồi. Nhưng nếu họ nhận thấy những hình tướng này không tốt cũng không xấu, và nếu họ không bám víu vào chúng như vậy, thì những hình tướng đơn thuần sẽ không giúp ích hay làm hại họ.

Như đã được nói:

Những tôi sẽ không bác bỏ hình sắc đơn thuần;

Nhưng hãy kiềm chế đừng nghĩ rằng nó tồn tại trong chân lý.75

Và như Tilopa đã nói với Naropa:76

Sự bám dính, chứ không phải hình sắc, trói buộc con,

Do đó, hãy cắt đứt sự bám luyến của con, Naropa.

Hơn nữa, đạo sư vĩ đại của Oddiyana đã giải thích điểm chính yếu của việc sử dụng sáu thức như con đường trong lời chỉ dẫn “Những gì xuất hiện như đối tượng trước mắt con ...” vân vân. Cần phải hiểu rằng tất cả những trích dẫn này đều truyền tải cùng một thông điệp thiết yếu.

Vì vậy, ngay cả khi chúng sinh rơi vào các cõi địa ngục và chịu đựng hành hạ nóng và lạnh, đó chỉ đơn giản là tâm trí của họ xuất hiện trong khía cạnh đau khổ. Ví nếu những trải nghiệm này không xuất hiện trong tâm trí, ai hoặc cái gì sẽ biết về cái nóng hay cái lạnh như vậy, hoặc về những người canh gác địa ngục, vân vân? Khi người ta đạt đến quả vị Phật, cũng giống như vậy mà các thân, cõi Phật, những phẩm tính của trí tuệ nguyên sơ, các hoạt động giác ngộ, vân vân, cũng giống như những gì xuất hiện trong tâm trí hoàn toàn thanh tịnh. Chúng không tồn tại ngoài nó. Tương tự như vậy, người ta nói rằng cõi Thích Ca Mâu Ni, vị Phật của thời đại chúng ta, xuất hiện khác nhau tùy theo sự thanh tịnh hay bất tịnh của tâm thức chúng ta.77

Vì thế, mọi hình tướng thanh tịnh và bất tịnh, của bạn bè và kẻ thù, của mọi đau khổ và hạnh phúc trong thời điểm hiện tại, vốn là đối tượng của sự bám víu, của sự chấp nhận hay từ chối của chúng ta, chỉ là những hình tướng xuất hiện trong tâm trí chúng ta. Chúng không tồn tại ngoài nó, cũng giống như sự phản chiếu của mặt trăng không tách rời khỏi nước nơi nó xuất hiện.

Do đó, bất cứ điều gì khởi sinh, bất cứ thứ gì xuất hiện trong tâm trí, vui, buồn, vân vân, không thứ nào trong số đó tồn tại như một thực thể vững bền tách biệt khỏi chính tâm trí. Quả thực, nếu nó tồn tại như một thực thể tách biệt khỏi chính tâm trí thì sẽ không bao giờ có thể trải nghiệm được nó. Cũng không có bất kỳ phương tiện nào để kết thúc nó. Nó không thể dừng lại được. Nếu tâm trí, nền tảng của mọi hình tướng, được khảo sát, nó sẽ vượt qua ba giai đoạn sinh khởi, còn lại và chấm dứt khi chúng diễn ra theo trình tự thời gian. Bản tính của tâm trí là trống rỗng, và sự trống rỗng này không phải là sự trống rỗng được tạo dựng một lần nữa. Nó là sự trống rỗng tồn tại nguyên thủy trong sự mở rộng của thực tại tối hậu, thoát khỏi mọi đặc tính và cấu trúc khái niệm. Nhưng bản chất vô điều kiện tự nhiên của tâm trí, thoát khỏi cấu trúc khái niệm, tính không, chẳng phải là một lại trống rỗng trơ trơ và giống như không gian một cách đơn phương, một tình trạng hư vô hoàn toàn. Ngược lại, do chính bản tính của mình, nó biết mọi thứ và nhận thức được mọi thứ. Nó tự nhận thức và tự soi sáng. Sự biểu hiện của tính không này có thể xuất hiện như như bất cứ thứ gì. Nếu chẳng phải như vậy thì làm sao tâm của một vị Phật giác ngộ viên mãn có thể khởi lên, trí tuệ bản nguyên biết rõ mọi sự vật trong bản chất và tính đa dạng của chúng? Như vậy, bản tính của tâm trí là sự hợp nhất không thể tách rời của hình sắc và tính không, tính sáng và tính không, tính giác và tính không. Nó không thể diễn tả được và vượt xa trí tuệ thông thường. Đó là trí tuệ bản nguyên vĩ đại, trạng thái thứ tư của thời gian, thời của bình đẳng tính.78

Nếu với hiểu biết này mà người ta xem xét kỹ thì cả người phụ nữ xinh đẹp thần thánh (đối tượng của sự ham muốn) và kẻ sát nhân đã giết người (đối tượng của sự căm ghét) đều là những hình ảnh xuất hiện trong tâm trí người ta, chúng không tồn tại theo cách khác. Bây giờ, nền tảng cho sự xuất hiện của hai hiện tượng này chính là tâm trí, bản tính nền tảng của của tâm trí, trạng thái hợp nhất (của hình sắc và tính không), việc thoát khỏi cấu trúc khái niệm, chính là tính không. Vì lý do này, không thể tìm thấy điều gì dù nhỏ nhất, dù tốt hay xấu, do người phụ nữ hay kẻ sát nhân thực hiện. Vì chúng giống như những bức tranh không thể làm vấy bẩn bầu trời, hoặc giống như những biểu cảm trên mặt, an bình hay phẫn nộ, được phản chiếu trong một tấm gương mà bản thân tấm gương không thể sửa đổi theo bất cứ cách nào, dù tốt hay xấu. Nếu một người không hiểu rằng điều này là như vậy mà cho rằng mọi thứ là thực sự tồn tại thì kết quả của sai lầm đó là những gì chúng ta gọi là “luân hồi”, “vô minh”, “trạng thái trống rỗng, không xác định”, hoặc “nền tảng phổ quát”. Mặt khác, nếu người ta không coi mọi thứ là thực sự tồn tại, thì ngay cả khi không áp dụng biện pháp đối trị, chúng cũng sẽ lắng xuống một cách tự nhiên và nhường chỗ cho “niết bàn”, “tỉnh giác”, “trí tuệ nguyên thủy” và “pháp thân”. Yogi hoang dại và phi thường Drukpa Kunlek 79 đã nói:

Tính giác, thanh tịnh, bản nguyên, trạng thái vô minh, vô định hình

Đối với Kunlek không có gì khác để thiền định.

Trong mật tông, chúng ta thấy có nói rằng: “các trạng thái vô minh và trí tuệ nguyên thủy không phải là hai thứ khác nhau”.

Do đó, chính trong tâm trí mình, người ta phải phân biệt luân hồi và niết bàn. Nếu người ta có thể làm được điều này thì bất cứ điều gì biểu hiện, hiện tượng bên ngoài của sáu thức; thái độ bên trong của việc chấp nhận hay từ chối chúng; và các phiền não, tư tưởng, vân vân, ở mức độ bí mật, là sự phô bày của thực tại tối hậu, pháp tính. Đó là sự biểu hiện của cùng một thực tại tối hậu. Mặc dù nó sinh khởi, nhưng nó sinh ra từ thực tại tối hậu không sinh. Mặc dù nó vẫn tồn tại, nhưng nó vẫn ở trong thực tại tối cao bất sinh. Mặc dù nó chấm dứt, nhưng nó chấm dứt trong thực tại tối hậu vô sinh. Do đó, người ta có thể bị lừa dối, nhưng người ta bị lừa dối trong trạng thái thực tại tối thượng. Người ta có thể đạt được giải thoát, nhưng người ta làm được điều đó trong trạng thái thực tại tối hậu. Nếu người ta tìm kiến ngay cả một nguyên tử của một loại “hiện tượng” nào đó khác với thực tại tối thượng, người ta sẽ không tìm thấy nó. Còn bản thân nó, thực tại tối hậu của sự vật nằm ngoài phạm vi của tâm trí bình thường; nó vượt qua đối tượng được hình thành với những đặc điểm có thể được diễn đạt và suy nghĩ. Nó không thể tưởng tượng được và không thể phá hủy được, giống như chính trái tim của không gian. Như tổ Tilopa đã nói:

Kyeho!

Đây là trí tuệ nguyên sơ tự nhận biết,

Vượt ngoài phạm vi ngôn ngữ, vượt xa phạm vi tâm trí.

Chẳng có gì để TÔI Tilopa phải thể hiện;

Vì bạn nên biết rằng nó tự bộc lộ chính nó.

Bất cứ tư tưởng tốt hay xấu nào xuất hiện trong trạng thái của thực tại tối thượng, như những cơn sóng nhô lên rồi chìm xuống biển, chúng khởi sinh như trò chơi của pháp thân và vì thế (trong tự thân chúng) không thể mang lại lợi ích hay tổn hại. Như đã nói trong Chứng Đạo Ca 80 “Tâm trí không trù tính luôn hiện diện và các yogi nên hiểu (những suy nghĩ như vậy) giống như nước đổ vào nước”. Nếu một người có được hiểu biết như vậy thì đây là điểm cốt yếu quan trọng nhất của mọi thực hành: sử dụng sáu thức, hạnh phúc và đau khổ, bệnh tật, năm độc, tư tưởng, vân vân, làm con đường. Do đó, không khảo sát đối tượng bên ngoài (vì người ta đã kết luận rằng sự hiện diện của đối tượng là trong chính tâm trí), người ta làm ổn định tâm trí mình mà không chấp nhận hay chối bỏ bất cứ điều gì, và không áp dụng các phương pháp đối trị khắc phục. Như vậy, mọi suy nghĩ và hình sắc sẽ khởi lên như thực tại tối hậu, pháp tính.

Như Lingje Repa 81 đã nói:

Nếu bạn an định trong một trạng trạng thái tươi mới và không trù tính, giác ngộ sẽ xảy ra.

Nếu bạn giữ nó như một dòng suối chảy, nó sẽ biểu lộ trọn vẹn.

Hãy từ bỏ mọi đặc điểm, mọi mục tiêu khái niệm.

An trú ngay trong thiền định, bạn người thực hành!

Điều này ám chỉ đến chánh niệm, chân thật và không nỗ lực. Như thành tựu giả Sherab Yarphel đã nói:

Nếu khi tư tưởng sinh khởi không cần thiết,

Đưa tâm trí tôi trở lại,

Đây, tôi hiểu, là chánh niệm không tạo tác.

Không có một phương pháp nào sâu sắc hơn để làm cho các hình tướng hiện tượng của trạng thái sau thiền định sinh khởi như trí tuệ bản nguyên. Như được nói đến trong Sáu mục đích của Thiền:82

Bất cứ suy nghĩ nào xuất hiện, nếu người ta có thể hiểu

Chúng là thực tại tối hậu,

Thì ngược lại không cần phải thiền về pháp thân.

Tuy nhiên, một số người có năng lực tình thần kém hơn không thể đạt được trải nghiệm đầy đủ về điều này và bám vào sự hiểu biết lý thuyết của họ cùng với khía cạnh của tính không, họ giam hãm tâm trí mình bên trong mà để lại những hình tướng bên ngoài, chia tách rất lớn giữa đối tượng được nhận biết và chủ thể nhận biết. Họ thiền về mỗi tính không nhưng chẳng thể thiền về các hiện tượng xuất hiện (như chỗ hợp nhất của hình sắc và tính không). Họ bị kích động bởi những tư tưởng do tâm trí tạo tác ra, họ trải qua nhiều kinh nghiệm khác nhau, cao hoặc thấp. Khi điều này xảy ra, những hành giả như vậy không nên tập trung vào khía cạnh tính không của tâm trí mà thay vào đó nên tập trung vào (tính không) của các đối tượng bên ngoài xuất hiện, tạo ra các ô nhiễm tham ái, sân hận cùng với trải nghiệm hạnh phúc và đau khổ. Bằng cách tu luyện theo phương pháp này, họ sẽ tiến bộ. Điều này được cho là một phương tiện nhờ đó việc thoát khỏi cấu trúc khái niệm có thể được tăng cường thành trạng thái nhất vị.83

Lại nữa, có một số người vì không nhận ra được bản tính của tâm trí mình, và vì không sùng mộ thầy mình nên đã đánh mất kinh nghiệm bên trong. Thay vào đó, họ đặt niềm tin vào sự hiểu biết đơn thuần về sách vở và không hài lòng với việc chỉ bảo tồn bản tính của tâm trí hoặc tỉnh giác trong dòng chảy tự nhiên của nó, họ cho rằng điều đó chỉ xảy ra khi có điều gì đó xấu (mà họ ám chỉ là “tâm bình thường”) bị loại bỏ và sẽ đạt được một điều gì đó rõ ràng và trong trẻo gọi là “tính giác” hay rigpa. Họ dính mắc vào trạng thái sáng chói và trống rỗng của tâm trí giữa hai ý niệm, với miệng há hốc và mắt nhìn chăm chú vào không gian, cái nhìn tinh thần của họ phụ thuộc vào các năng lượng khí. Kết quả cuối cùng là họ không thành tựu được Đại Toàn Thiện mà chỉ thành công trong việc quấy nhiễu luồng sinh khí của chính mình. Họ không biết, họ không hiểu, bất cứ điều gì.84 Nếu họ thiền, tâm trí họ không vui, nếu họ từ bỏ nó, họ không an tâm. Không có hiệu quả, dù có cố gắng thế nào, cuối cùng, họ hoàn toàn phát điên. Ngày nay có rất nhiều người như thế này.

Vì vậy, người ta không nên sa lầy vào quá nhiều suy nghĩ phức tạp về chỉquán, tâm bình thường và tâm tỉnh giác. Tâm trí không nên tập trung quá căng thẳng. Thay vào đó, điều chính yếu cần nhớ là nếu, với lòng kính trọng và sùng mộ với thầy của mình, người ta có thể đơn giản rời bỏ “tâm bình thường và đơn giản của khoảnh khắc hiện tại” (tha mal gyi shes pa),85 trạng thái tỉnh giác tươi mới, với chính nó trong dòng chảy tự nhiên của nó, và nếu người ta có thể không để ý, không có bất kỳ mối quan tâm nào đến bất cứ kinh nghiệm nào xuất hiện, thì đây chính là kinh nghiệm sâu xa nhất trong tất cả.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Tóm lại, dù đó là đối tượng xuất hiện trong tâm trí hay tâm trí xuất hiện như đối tượng, thì tất cả đều giống nhau. Nếu, dựa vào chánh niệm hoàn hảo không nỗ lực, người ta an trú trong bất cứ thứ gì sinh khởi mà không chối bỏ hay theo đuổi nó, người ta cuối cùng cũng sẽ nhận ra tính bất khả phân của hình sắc và tâm trí, cùng với tính nhất vị của mọi sự vật đa dạng. Ngay cả thứ là tác nhân cho một sự chứng ngộ như vậy cũng sẽ trở thành không có nền tảng và không có gốc rễ. Thực tại tối hậu, là đối tượng của thiền, và tâm trí thiền định về nó sẽ hòa quyện với nhau trong trạng thái bất nhị duy nhất. Như vậy, không có thiền định, người ta vẫn sẽ cai trị tối cao trong vương quốc của pháp thân.

Gotsangpa, Pháp vương, dạy chúng ta điểm chính yếu tương tự:

Về cơ bản, bất cứ hạnh phúc hay nỗi buồn nào, bất kỳ lỗi lầm hay phẩm tính nào, bất cứ sự giúp đỡ hay tổn hại nào có thể xảy ra với bạn, hãy đơn giản là thư giãn và an trú trong đó, không chối bỏ hay buông thả. Mọi thứ xuất hiện trong tâm trí; chúng không có tồn tại thực chất nào ngoài nó. Hãy giữ cách thực hành này, chánh niệm và không xao lãng. Hơn nữa, vào thời kỳ của bốn yoga,86 bạn nên hành động như sau. Khi thực hành nhất niệm, chánh niệm bền bỉ là quan trọng nhất . Khi bạn ở trạng thái thoát khỏi sự tạo dựng khái niệm, vấn đề là phải tỉnh giác về tính không. Nghĩa là, khi ham muốn hay sân hận biểu hiện, tính không của chúng sẽ gợi lên trong tâm trí. Trong thực hành thoát khỏi cấu trúc khái niệm này, mọi thứ nhất thiết phải được xem là trống rỗng và tính không do đó được coi là có tầm quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, có một khía cạnh của nỗ lực trong vấn đề này. Khi bạn trải nghiệm nhất vị, một chánh niệm hoàn hảo và không cần nỗ lực sẽ xuất hiện đối với tư tưởng lan man. Bởi vì những ý niệm khởi lên chính là thiền định nên không cần nỗ lực gì cả. Không cần phải nhắc nhở bản thân rằng các ý nghĩ thực tại tối hậu, pháp tính. Trong giai đoạn sau thiền định, các hiện tượng được nhận biết chỉ là những ảo ảnh. Và khi tính không được xem như chính là nguyên lý của nhân quả nghiệp báo, và khi nhân quả nghiệp báo khởi lên như tính không, bạn đang ở gần trạng thái chánh niệm vượt trên tâm trí bình thường. Cuối cùng, trong yoga không thiền định, chánh niệm vượt ngoài tâm trí bình thường thực sự xảy ra, và vào thời điểm đó, bất cứ thứ gì xuất hiện như một đối tượng bên ngoài thì thậm chí không được coi là ảo ảnh.

Khi thực hành, nhờ lòng tốt của thầy, bạn hoàn toàn hiểu rằng tâm trí của chính bạn, cụ thể là, mọi suy nghĩ xuất hiện, đều không có nền tảng và không có gốc rễ. Và bạn duy trì hiểu biết này. Nếu một ý niệm xuất hiện, bạn nghỉ ngơi trong nhận thức về bản tính của nó. Ngoài việc liên tục duy trì trạng thái này, chẳng có việc gì khác cho bạn làm.

Vào lúc đó, bởi vì tâm trí như không gian của bạn, thoát khỏi nhận thức nhị nguyên phân chia người nhận thức và đối tượng được nhận thức, không được coi là chính bạn, nên bố thí được hoàn thiện. Vì tâm trí không bị ô nhiễm bởi lỗi lầm và sa đọa, nên giới luật được hoàn thiện. Vì bạn không bị phiền não bởi những ý niệm về hạnh phúc hay khổ đau, nhẫn nhục được hoàn thiện. Vì bạn an trú trong trạng thái không xao lãng, tinh tấn được hoàn thiện. Bởi vì không có khác biệt giữa thiền định và sau thiền định, sự vững vàng thiền định được hoàn thiện. Và vì trạng thái này thoát khỏi ảo tưởng nên trí tuệ được hoàn thiện.

Sáu chu kỳ của bình đẳng vị cũng được hoàn thiện. Cho rằng chúng khởi lên như pháp thân, tư tưởng được coi là con đường. Vì năm độc lắng xuống trong trí tuệ nguyên sơ nên phiền não được coi là con đường. Bởi vì người ta hiểu rằng tất cả những chướng ngại, công việc của chư thiên và thần linh, chỉ là tâm trí của chính mình, nên những chư thiên và thần linh này được lấy làm con đường một cách không sợ hãi. Bởi vì bất cứ điều gì biểu hiện cũng đều khởi lên như đại lạc, mọi đau khổ đều được coi là con đường. Vì không có đau đớn và ưu phiền nên bệnh tật được coi là con đường. Bởi vì không có sự khác biệt giữa thiền định và sau thiền định, nên không có ý niệm nào về sinh hay tử, điều đó có nghĩa là chính cái chết được coi như con đường.

Tương tự như vậy, Sherab Yarphel, thành tựu giả vĩ đại của Shechen đã nói:

Nếu bạn nhận ra trạng thái tinh thần vượt qua sự tạo tác,

Đây là Trung Quán.

Nếu bạn nhân ra nhất vị của mọi hiện tượng,

Đây là Đại Ấn.

Nếu bạn nhận ra trạng thái nền tảng thoát khỏi thiền định

Đây là Mahasandhi.87

Bây giờ tôi sẽ giải thích giải thoát xảy ra thế nào ở ba trạng thái vĩ đại này.

Nếu bạn được giải thoát nhờ chánh niệm,

Đây là Mahasandhi.

Nếu cái thấy liên kết với dính mắc, thì nó không phải là cái thấy.

Nếu bạn thoát khỏi sự tĩnh lặng của tâm trí,

Đây là Đại Ấn.

Nếu thiền gắn liền với chánh niệm cưỡng ép, đó không phải là thiền.

Nếu bạn được giải thoát nhờ vận động tinh thần

Đây là Trung Quán.

Nếu hành động liên kết với dính mắc,88 đó không phải là hành động.



Và ông cũng nói:



Hãy để tôi nói thẳng. Vấn đề là thế này.

Đối với những người được phú cho trí tuệ, không có cái thấy.

Đối với những người đạt đến địa cuối cùng, không có thiền.

Đối với những người vượt xa hai hai điều này, không có hành động.

Và làm thế nào, không có ba điều này, có thể có kết quả?



Nếu, trên thực tế, bốn điều này có mặt, đó không phải là tối thượng.

Chúng là, như được nói, sân chơi của lũ trẻ con.

Kiến tính, thiền định, hành động, ước muốn và hy vọng những thứ này

Là một căn bệnh làm kiệt sức, giáo lý nói vậy.

Hãy thư giãn thoải mái, bạn sẽ thấy không gian bao la bên trong, tuyệt vời làm sao!



Với cái thấy không có trung tâm hay chu vi,

Cái tối thượng là thiền mà thoát khỏi sự suy xét.

Về hành động thì không có mục đích,

Không thành tựu là quả tối thượng.

Không có cái thấy, đây là cái thấy tối cao.

Không thiền định là thiền định tối cao.

Không hành động là hành động tối cao.

Ba thứ “tối cao” không thể tách rời này được cho là quả vị cao nhất.



Danh mục không có cực đoan, đây là cái thấy cao nhất.

Sáng chói vô niệm là thiền định cao nhất.

Sự sụp đổ của mọi hành động có chủ ý là hành động cao nhất.

Thanh tịnh và sáng chói hợp nhất được cho là đạo quả cao nhất.



Đối với cái thấy không còn dính mắc,

Không có mục tiêu là cách thiền tốt nhất.

Đối với hành động thoát khỏi mọi hành động có ý định,

Không được hay mất, đây là kết quả cao nhất.



Đối với cái thấy không có gốc rễ, trống rỗng ngay từ đầu,

Sự tự lắng xuống của các đặc tính khái niệm là thiền định tối cao.

Đối với hành động thoát khỏi sự mong đợi.

Thực sự không hành động với chủ ý là kết quả cao nhất.89



Vô ngã là cái thấy cao nhất.

Không có ý niệm và các đối tượng là thiền định tối thượng.

Không có tác nhân là hành động tối thượng.

Không có gì bị lọc bỏ và không có gì để đạt đến, đây là kết quả tối thượng.



Đối với chánh niệm về thực tại tối hậu, tính không nguyên thủy,

Sự sụp đổ của những nhận thức thông thường là tối cao.

Nếu bạn có thể thiền không dao động về bản tính nền tảng,

Bạn sẽ đạt được giác ngộ, không còn nghi ngờ gì nữa.



Muốn cái thấy, muốn thiền định,

Muốn hành động, khi ba thứ này xuất hiện,

Nó được gọi là ảo tưởng.

Nếu bây giờ tôi giải thích, nó là thế này:



Điều không sai là có cái thấy mà nhìn ra trạng thái nền tảng

Một cách hoàn toàn tự nhiên.

Vì, bản thân nó, chỉ là bản tính của tâm trí.

Nhưng khi ước muốn có được cái thấy xuất hiện,

Đây là một ý niệm chấp ngã phiêu lưu.



Và tương tự, không có gì sai khi nghỉ ngơi trong

Dòng chảy tự nhiên của thiền định;

Đó chỉ là tình trạng tự nhiên của chính tâm trí.

Nhưng khi ước muốn thiền định xuất hiện,

Đây là một ý niệm phiêu lưu dính mắc vào thiền.



Và chẳng có hại gì khi tự do thực hành 90

Cái thấy và thiền định.

Đó chỉ là trạng thái không hai của chính tâm trí.

Nhưng khi ước muốn thực hành xuất hiện,

Đó chỉ là sự lan truyền mạo hiểm của tư tưởng nhị nguyên

Ảo tưởng và bám dính vào mê lầm không gián đoạn.



Nói ngắn gọn, cái thấy, thiền định và hành động,

Cả ba đều tốt khi chúng xảy ra hoàn toàn tự nhiên.

Khi còn ham muốn cái thấy, thiền định và hành động

Thì được hiểu là khiếm khuyết.

Vì đó là hành động tinh thần quy tâm vào cái ngã,

Trong khi trí tuệ bản nguyên thì vượt ngoài tâm trí.



Trong khoảnh khắc bạn giữ chánh niệm về bản tính của tâm,

Không có chủ thể nhận thức và đối tượng được nhận thức.

Thiền, hành, đều dễ dàng

Nhưng trong khoảnh khắc thứ hai khi sự trong trẻo này của tâm trí

Bị kích động, sẽ khó cho không và lạc xảy ra.



Chừng nào còn sự bám dính nhị nguyên chủ thể - đối tượng,

Các hiện tượng được nhận thức là thứ này hoặc thứ kia,

Các tạp niệm không được vượt qua.

Và thông qua mê mờ, trì độn, hôn trầm,

Chánh niệm sẽ bị mơ hồ và không rõ.

Và dù bạn có rèn luyện bản thân,

Trong tình huống đó, bạn sẽ không đạt được giải thoát.



Chừng nào còn hy vọng nhìn thấy hay sợ bỏ lỡ

Đạo nền tảng của vạn vật,

Làm sao bạn có thể thấy trạng thái thực sự

Của hình sắc và tính không hợp nhất?



Chừng nào alaya , nền tảng phổ quát, còn hiện hiện,

Bạn sẽ không thấy được bản tính hoàn toàn thanh tịnh.

Nhưng khi cái thấy, trong cấp độ của chính mình, như kim cương,

Đã lấp đầy alaya,

Tính giác và sự mở trống bao la sẽ không được thấy là hai.



Nếu đây là khát vọng của bạn, bạn nên hành động như sau.

Với trí tuệ nhận thức tất cả không hai,

Bạn nên nhiều lần hủy diệt tâm trí

Là thứ nắm bắt các thuộc tính khái niệm của sự vật.

Và khi cái thấy được chứng ngộ,

Nếu tâm trí của bạn không thay đổi, đồng thời

Các ý niệm của bạn xuất hiện và tan biến

Ngay khi chúng xuất hiện, chúng sẽ chấm dứt trực tiếp.

Dù thời thiền có thể ngắn, sự tiến bộ sẽ rất lớn.



Tất cả những thứ nên biết

Là những điểm quan trọng để thực hành

Bây giờ có thể nói ngắn gọn

Nếu trí tuệ trong trẻo của yogi

Không thể phân biệt các thuộc tính của sự vật

Rồi sự xuất hiện của chủ thế - đối tượng chấm dứt,

Đó chỉ là trạng thái của Hoshang,91

Thiếu trí tuệ toàn giác.



Những người đã hoàn thành mọi nền tảng của giác ngộ,

Có thể thoát khỏi mọi suy nghĩ và trạng thái tâm lý,

Nhưng họ chẳng phải là không có trí tuệ toàn giác.

Hành vi bên ngoài của họ tràn ngập kỷ luật,

Họ cố gắng học tập và suy ngẫm.

Hạnh kiểm bên trong của họ là để thực hành nhập thất

Các giai đoạn phát sinh và thành tựu.

Phẩm hạnh bí mật của họ là để thực hành Đại Toàn Thiện,

Trong đó có thực hành trekcho và thogal

Là cực bí mật và tối thượng.

Chẳng có giáo lý nào tốt hơn thế này.



Kinh nghiệm nhất tâm 92 là một vỏ bọc ràng buộc.

Mặc dù bạn có thể thiền và thiền về cái rỗng rang sáng chói,

Việc các sai lầm hay các phẩm tính sẽ xuất hiện là hoàn toàn không chắc chắn.

Tốt nhất là nên theo một vị thầy đích thực.



Khi bạn bỏ lại đằng sau lớp vỏ của kinh nghiệm

Của thoát khỏi sự tạo dựng ý niệm,

Mặc dù đây là lúc không có các quan niệm sai lầm

Về các hiện tượng, không sinh và trống rỗng,

Nó nên được hiểu

Rằng trộn lẫn hình sắc với tính không là tốt nhất.



Trong nhất vị, tâm trí hòa hợp với hình sắc.

Vì tốt và xấu không phân biệt.

Không cần lọc bớt hay thêm vào.

Thiền, hành cả hai đều dễ.

Tuy nhiên sự phân biệt rõ ràng các hiện tượng là tốt nhất.



Không thiền định là lúc ô nhiễm được tịnh hóa.

Cái thấy và thiền định đều không cần nỗ lực,

Tỉnh giác tự nhận thức, thanh tịnh và sáng chói,

Nắm chắc sẽ thoát khỏi cấu trúc khái niệm.

Điều này, nên được hiểu, là tốt nhất.



Nhiều điều đã được giải thích về tâm trí,

Tuy nhiên, không liên kết những suy nghĩ trong quá khứ và tương lai,

Khi bạn trực tiếp và ngay lập tức nhận ra

Trí tuệ (là kết quả từ thiền định),

Tự nó là trí tuệ bản nguyên tự xuất sinh.

Thư giãn bên trong không hy vọng hay sợ hãi,

Bạn nên đơn giản sống trong nghỉ ngơi tự do và tự nhiên.



Quả thực, không bỏ những gì xuất hiện bên ngoài,

Và không giam hãm tâm trí mình bên trong,

Những tư tưởng về hình tướng lắng xuống.

Khi không có sự xuất hiện đầu tiên và tính không sau này,

Trạng thái này được gọi là “sự hợp nhất của hai chân lý”.

Bản tính hoàn toàn thanh tịnh của tâm trí được tìm thấy trong đó.



“Rất tốt, (có người nói), tâm trí gặp hình sắc

Nhưng không trộn lẫn với nó.”

Nhưng nếu tâm trí thiền định được giữ bên trong

Và hình sắc mà nó thiền định thì để lại nơi khác,

Những ý nghĩ khảo sát và tìm kiếm sẽ đến

Sự an trú trong tĩnh lặng sẽ bị mất.

Chánh niệm sẽ tranh đấu với sự xao lãng

Và sẽ không có tuệ giác sáng suốt.

Không chia cắt các hình tướng và tâm trí,

Bạn nên thực hành “tĩnh lặng, chuyển động, chánh niệm”.



SherabYarphel cũng nói:



Ema!

Nếu bây giờ tôi hát cho bạn nghe một bài hát về kinh nghiệm và giác ngộ của tôi,

Giải thoát dứt khoát và chắc chắn là như thế này.

Khi tỉnh giác tự nhận thức

Cháy bùng lên trong sự mở rộng tối thượng,

Bên ngoài pháp thân tỏa sáng

Bên trong có nền tảng phổ quát.

Nhìn hai thứ này, tôi ngạc nhiên!

Khi tôi nghỉ ngơi thư giãn trong trạng thái tự nhiên của tâm trí,

Đôi khi tôi thấy ánh sáng trong trẻo rực rỡ

Của ý thức nền tảng phổ quát

Tôi không biết đây là cái thấy cuối cùng;

Tôi đơn giản giữ lại sự sáng chói

Của “tâm trí đơn giản và bình thường”93

Vào những khoảnh khắc hôn trầm và chìm đắm nghiêm trọng,

Tôi được bao bọc trong nền tảng phổ quát,

Và chánh niệm giảm sút;

Cái Thấy, thiền định, hành động, tất cả đều thiếu rõ ràng.

Đó là lúc tôi lấy tính sáng tỏ làm con đường

Của tịnh quang của tỉnh giác.

Đôi khi bản tính của tâm trí

Xuất hiện tự nhiên,

Hoặc khi tôi có thể sử dụng nó như con đường,

Nền tảng phổ quát chìm vào pháp thân,

Và ở đó tôi hiểu được cái thấy cuối cùng.

Và mặc dù đôi khi có những xao lãng,

Như sóng dâng lên trên biển,

Những sự xao lãng như vậy không rơi

Ra khỏi thực tại tối hậu,

Vậy là tôi đã hiểu một điểm chính yếu

Của việc nhìn ra bản tính của tâm trí.



Ngắn gọn, lúc nào tôi cũng thấy

Nhiều cái thấy và thiền định khác nhau và không chắc chắn

Giống như nắm lấy bầu trời bằng tay của mình

Nhưng khi tôi không cố gắng trong tất cả những thiền định như vậy,

Đó là lúc tôi thấy bản tính thực sự trong chính nó,

Phương thức nền tảng bất biến trong sự vật.

Khi vỏ bọc của các thuộc tính

Của các hình tướng nhị nguyên bị loại bỏ,

Tỉnh giác tự nhận thức được thấy trần trụi bay vút lên.

Khi tôi có thể duy trì hoàn toàn tự do trong trạng thái tự nhiên,

Tôi thấy đối tượng của sáu thức

Khởi sinh tự nhiên, như chúng là.

Khi các ý nghĩ khởi lên,

Tôi không cần phải mang tâm trí quay trở lại,

Tôi hiểu rằng đây là giữ cho bản tính không giả tạo.

Nếu tôi không có hy vọng hay sợ hãi, và nếu tôi không chỉnh sửa bất cứ thứ gì,

Tôi nhận ra rằng điều này để thấy

Bản tính này trần trụi không cố định.

Nếu nhận ra nó, tôi có thể thư giãn trong nó,

Tôi hiểu đây là tính thanh tịnh nguyên thủy.



Nếu, đứa trẻ của thầy, con quá căng thẳng,

Con sẽ bị cản trở sau thiền định;

Thời gian sẽ không bao giờ đến

Để thấy hai chân lý hợp nhất.

Nhưng nếu con quá buông lỏng,

Thiền của con sẽ suy giảm;

Tâm trí của con chắc chắn sẽ trống rỗng và nặng nề.

Do đó, không căng cũng không trùng,

Giữ vững “tâm trí sáng tỏ và bình thường”, con ta.



Đừng suy ngẫm và đừng thiền định,

Mà chỉ nghỉ ngơi trong trạng thái đích thực của con.

Điều quan trọng là phải vô tư và thoải mái.

Với chánh niệm không xao lãng,

Hãy cảnh giác từ xa.

Đây là con đường cuối cùng và đúng đắn, con ta.

Nếu con áp dụng ngày càng thuần thục kỹ năng này,

Con sẽ chẳng nghi ngờ gì đạt được

Sự diệt tận thực sự, pháp thân.



Khi con bảo lưu không tạo tác,

Trạng thái tươi mới của chánh niệm,

Lúc đó con sẽ nhận ra

Trí tuệ nguyên thủy tự nhận thức.

Nếu những ý nghĩ trước không làm sinh khởi những ý nghĩ sau,

Dù nhiều thứ có thể nảy sinh

Chúng sẽ là những phẩm tính tốt.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Sherab Yarphel cũng nói:



Những người dành cả đời mình

Thực hành thánh Pháp

Sẽ không hối tiếc ngày cả khi

Họ phải đi đến ba cõi thấp hơn.



Những người vì lợi ích của Pháp

Cúng dường mọi thứ họ sở hữu

Sẽ không hối hận ngay cả khi

Họ chết vì lạnh và đói.



Những người có Pháp trong tâm trí

Không dính mắc vào những thú vui của cuộc sống này

Sẽ không hối tiếc ngay cả khi

Họ phải chịu đau khổ trong trung ấm.



Những người có hành động làm hài lòng

Những vị thầy đích thực

Sẽ không hối hận ngay cả khi

Những năm cuối đời của họ bị điên loạn và mất trí.



Những người không làm điều ác

Vì mục đích riêng hoặc chung

Sẽ không hối hận ngay cả khi

Mọi người gọi họ là kẻ kém cỏi và thảm hại.



Những người không bám dính

Vào bạn bè hay kẻ thù của cuộc đời này

Sẽ không hối tiếc ngay cả khi

Ham muốn và giận dữ biểu lộ vào lúc họ chết.



Những người nghĩ rằng lạc thú, đau khổ, thịnh vượng, suy tàn

Đều là hậu quả của những hành động trong quá khứ

Sẽ không hối hận ngay cả khi

Những vận may sau này của họ trở nên tồi tệ.



Nếu tâm trí và Pháp hòa quện,

Đạo hạnh sẽ là mọi hành vi của bạn

Và bạn sẽ không hối hận ngay cả khi

Bạn không thực hiện nhiều “thực hành đức hạnh”.



Nếu trên Tam Bảo

Bạn không ngừng nương tựa

Bạn sẽ không hối hận ngay cả khi

Vua cái Chết tấn công bạn mà không báo trước.



Nếu bạn có nhưng ít bám dính

Đối với bạn bè, người đồng hành và tài sản của mình,

Bạn sẽ không hối hận ngay cả khi

Công chúng cho rằng bạn ngu dốt và sai lầm.



Nếu bạn thành thạo điều phục tâm trí mình

Ham muốn lạc thú của nó và nỗi sợ đau đớn của nó

Bạn sẽ không hối hận thực tế là bạn không tốt

Khi gắn bó với bạn bè và đánh bại kẻ thù của mình.



Nếu bạn thoát khỏi ham muốn và bám chấp,

Bảo vệ những gì bạn có và tìm kiếm những gì bạn thiếu,

Bạn sẽ không hối hận ngay cả khi họ nói

Rằng bạn không biết cách làm và tạo ra của cải.



Nếu bạn không bao giờ có đủ Pháp

Khéo léo tránh xa tội lỗi,

Bạn sẽ không hối tiếc về

Những hành động tốt và trí khôn trong phương thức của mình.



Nếu, thông qua hành động như vậy,

Suy nghĩ của bạn không bị ảnh hưởng bởi sự hối tiếc,

Niềm vui bạn có trong các hành động tốt

Sẽ thịnh vượng và gia tăng.



Nếu, khi bạn thực hành hiện hạnh, bệnh tật tấn công

Hoặc nỗi đau tinh thần nào đó khó chịu đựng,

Bạn sẽ tìm thấy sự thoải mái trong suy nghĩ

Đó là dấu hiệu cho thấy nghiệp ác đã cạn kiệt.



Nếu, theo giáo lý nói, bạn không có những tàn dư nghiệp như vậy,

Bạn sẽ không có chánh niệm về Pháp.

Ngược lại nếu bạn có nó,

Nhiều chướng ngại khác nhau, do Ma Quỷ kích động, tiến vào.



Con người, dù yếu đuối, có lẽ một trăm tuổi,

Vẫn chỉ nghĩ đến những nhu cầu, cho cuộc sống hiện tại của họ.

Hiếm người nghĩ đến cái chết

Và thực hành thiện hạnh trong chốc lát.



Cụ thể là vì nghiệp chướng,

Không có gì chắc chắn.

Một số, khi còn trẻ ít dính mắc và ham muốn.

Nhưng khi về già, mong ước và khao khát của họ tăng lên.



Một số người khi ác nghiệp bùng nổ trong cuộc đời họ,

Bỏ qua ý nghĩ về cái chết

Và vì lợi ích cuộc sống hiện tại,

Hoàn thành mọi loại ác hạnh.



Một số không buồn phiền vì luân hồi

Và không muốn rời bỏ nó.

Tăng trưởng quan niệm sai lầm

Họ hoàn toàn thiếu đức tin.



Có một số người, không ngừng

Dưới sức mạnh của ma quỷ,

Không thể phân biệt tốt từ xấu,

Họ bị năm độc quấy rối nghiêm trọng.



Kiêu ngạo, tự mãn,

Họ trộn lẫn với tín ngưỡng dân gian.

Họ mê mải suy đoán về những điều

Không thể tưởng tượng và không thể diễn đạt được.



Mặc dù họ vào tu viện

Và những viện nghiên cứu,

Ngay lần đầu nghe giảng về hướng dẫn thâm sâu,

Họ thấy chán nản và mệt mỏi.



Sau này, họ có thể nghiên cứu và đạt được một số hiểu biết,

Nhưng họ không thấm nhuần, không thu được lợi ích lớn lao nào.

Họ giữ mối làm ăn với các gia chủ nam và nữ,

Cạnh tranh với họ theo cách thức thế gian.



Ngay cả trong chốc lát, họ cũng khó có thể

Giữ được suy nghĩ và hành động trong sự hài hòa với Pháp.

Tóm lại, tất cả đàn ông cũng như đàn bà, cao và thấp,

Chỉ sợ mất mát và nghèo đói trong đời hiện tại của họ.

Thật khó để họ có được một ý nghĩ

Làm lợi lạc cho người khác ở những đời tương lai.



Và ngay cả nếu, vì tai nạn do nghiệp chướng,

Suy nghĩ về Pháp đến với họ,

Họ trì hoãn việc luyện tập của mình đến một ngày nào đó

Và do vậy tự lừa dối mình.



Sherab Yarphel còn nói:



Kaye!

Khi người ta đã, vì lợi ích của chính mình, đạt được pháp thân,

Được nói rằng, vì lợi ích của người khác,

Người ta phải có vô số kỹ năng về phương tiện,

Cũng như bốn cách tập hợp đệ tử.

Nhưng tôi, trước khi thuần hóa tâm trí mình,

Nghĩ rằng tôi có thể thuần hóa tâm trí người khác!



Nhưng khi tôi chỉ tay vào trong

Và tự khảo sát tâm trí của mình. Tôi thấy có nhiều lỗi lầm.

Sự chứng ngộ của tôi không mang lại giải thoát.

Sự chứng ngộ của tôi chỉ là khoe khoang rỗng tuếch.

Thật kỳ lạ, một con cóc lại tự xưng là sư tử!

Kẻ kiêu ngạo hoàn toàn không có khả năng

Tiến vào cõi mở trống bao la, cái thấy bình đẳng tính.

“Hãy yên tâm mà nghỉ ngơi”, tôi tự nhủ

Cho đến khi các dấu hiệu bên trong biểu lộ ra ngoài.

Vẫn còn nhiều điều kỳ diệu đang chờ xem,

Thật tuyệt vời!



Tương tự vậy, Tenphel,94 cũng là một thành tựu giả vĩ đại của Shechen, cũng nói:



Khi bên ngoài bạn thấy giàu sang và lạc thú thay đổi thế nào,

Và bên trong không cần bất cứ cái gì,

Trong mọi thứ hào phóng, đây là vua.

Bây giờ bạn không cần thu thập ngân quỹ cho các hoạt động bố thí.



Khi bên ngoài bạn thấy các hiện tượng phù du như thế nào,

Và bên trong bạn có thể cắt đứt ham muốn và dính mắc,

Việc này đã được tuyên bố là vua của các thực hành.

Bây giờ bạn không cần phải hành thiền kịch liệt nữa.



Nếu bên ngoài, bằng những phương pháp sâu xa vào khéo léo,

Bạn có thể lĩnh hội được những điểm quan trọng,

Và bên trong bạn biết bạn nên hành động ra sao

Trong trạng thái tỉnh giác,

Đây là thực hành thâm sâu của mật tông.

Giờ đây ngay cả ăn thịt và uống rượu, bạn cũng ổn.



Nếu bên ngoài bạn hiểu rằng trong luân hồi và niết bàn,

Tất cả đều thiếu sự tồn tại,

Và bên trong bạn biết rằng chẳng có gì để thiền,

Đây là hiểu biết cuối cùng về kinh điển và mật điển,

Giờ đây ngay cả khi không có các kinh văn vĩ đại, bạn vẫn ổn.



Nếu bên ngoài bạn hiểu rằng tất cả chúng sinh

Trong sáu cõi có cha và mẹ bạn

Và bên trong bạn có thể nỗ lực

Theo cách mang lại lợi ích cho họ,

Đây là tu tập tinh thần của chư bồ tát.

Giờ đây bạn không cần những bài pháp về lòng bi từ nữa.



Nếu bên ngoài bạn biết rằng điều xấu xuất hiện chỉ là ảo ảnh,

Và bên trong bạn có thể duy trì bản tính nền tảng không sinh,

Đây quả thực là tỉnh giác, vị thầy chân thật và tối thượng.

Bây giờ bạn không cần tìm kiếm các vị thầy khác.



Nếu bên ngoài bạn hiểu rằng

Tất cả những gì có thể nói ra chỉ như tiếng vang

Và bên trong bạn hiểu

Cảm giác về những gì không thể nói tới,

Đây là hiểu biết vĩ đại nhất trong mọi hiểu biết.

Bây giờ dù cho bạn không học, mọi thứ đều ổn.



Nếu bên ngoài bạn nhìn thấy thân thể mình

Như một ẩn thất trên ngọn núi trống rỗng,

Và bên trong tâm trí bạn không lạc lối

Trong những hoàn cảnh biến cố,

Đây là sự cô tịch hoàn hảo và tối thượng.

Bây giờ bạn không cần phải tìm kiếm một mật thất bên ngoài.



Nếu bên ngoài bạn không dính mắc vào các thực hành công hạnh phức tạp,

Và bên trong bạn không có hy vọng cũng như sợ hãi ảo tưởng,

Đây là tu tập đạo hạnh, tối thượng và vô niệm.

Bây giờ không cần phải có danh mục những việc tốt đã làm!



Nếu bên ngoài bạn từ bỏ sự bám dính

Vào các hình sắc, âm thanh, và ý tưởng,

Bên trong, bạn nỗ lực trong tính không, pháp thân,

Đây là vua của thiền.

Giờ đây bạn không cần phải nhập thất bủa vây bởi những khó khăn.



Nếu bên ngoài các hình sắc đối với bạn

Như một cung điện rộng lớn và vô biên,

Và bên trong bạn ngẫm rằng chúng sinh là chư Phật,

Đây là chỉ dẫn cho các giai đoạn phát sinh và thành tựu

Giờ đây bạn không cần thiền về cõi Phật nào khác.



Nếu bên ngoài bạn thấy các hình sắc

Như ba thân Phật,

Và bên trong bạn chìm vào

Bên trong bản tính của tâm trí,

Đây là tam thân Phật đích thực.

Giờ đây bạn không cần thiền về pháp thân riêng biệt.



Thành tựu giả Tenphel nói:



Tôi, một kẻ ăn xin, cơ cực, không thể tự vệ,

Cầu nguyện không ngừng, không quên,

Đối với Tam Bảo, những người bảo vệ tôi không lừa dối,

Vì thế tôi hạnh phúc và hồi hướng niềm vui của mình cho chúng sinh lang thang.

Từ bỏ sự dính mắc vào hạnh phúc và niềm vui của tôi.

Tôi an nghỉ trong trạng thái thoát khỏi đau khổ và lạc thú.

Và thậm chí nếu một số đau buồn xảy ra,

Tôi thấy nó như tàn dư của hành động quá khứ,

Và mong ước nó sẽ gột rửa sạch

Nỗi đau của các bà mẹ trong sáu cõi.

Tôi, kẻ ăn xin điên loạn này, biết đạo hạnh là gì.

Giờ đây mọi việc tôi làm đều biến thành thực hành công hạnh.



Và còn:



Các bạn, những tín đồ trung thành của tôi, hãy nhớ và nương tựa

Trong bài ca vui vẻ và hân hoan này

Của tôi, một kẻ ăn xin.

Tôi quan sát tâm trí nhưng không thấy gì cả.

Bây giờ ngay cả khi tôi không xem nó,

Nó đây rồi, khá rõ ràng.

Bây giờ tôi ngủ trong một trạng thái

Không thể diễn tả.

Đây là cái thấy

Của tôi, một kẻ ăn xin.



Đối với sự sáng tỏ của tâm trí tôi không bám dính.

Bất cứ điều gì, tâm trí tôi có thể nghĩ,

Bên trong trạng thái tâm trí duy trì.

Vì tâm trí không tự khuấy động

Không có gì để thiền

Không thiền chính là thiền của tôi.



Hạnh động bất thiện tôi đã đặt sang một bên.

Mọi việc làm đều hướng tới công hạnh tôi đã chuyển hướng

Không hành động, nhờ vậy, ở đó tôi nghỉ ngơi thoải mái.

Đây là hành động của tôi

Một ông già thật thà và ngu ngốc.



Với tâm trí sùng mộ, không lừa dối,

Với niềm vui chân thực và khao khát giáo lý,

Tôi cắm lá cờ chiến thắng:

Thực hành một cuộc sống độc thân

Là thệ nguyện samaya của tôi, một yogi.



Trong cõi của Đấng Chiến Thắng,

Tôi tịnh hóa các bà mẹ, chúng sinh trong sáu cõi.

Thân, khẩu, ý của tôi phát sinh

Như thần bản tôn, mật chú, pháp thân.

Giờ đây tôi ngủ trong trạng thái không có hy vọng và sợ hãi.

Đó là kết quả mà tôi, yogi đã khai ngộ, đạt được.



Nếu, một lần nữa, tôi xem xét kỹ lưỡng ý nghĩa,

Kiến, thiền, hành, và kết quả,

Tất cả giờ đây chẳng là gì khác ngoài tâm trí tôi.

Và trong pháp thân, bản tính bất sinh của tâm trí tôi,

Tỉnh giác tự nhận thức là Phổ Hiền,

Người xuất hiện và hoạt động vì lợi ích

Của chúng sinh lang thang thiếu hiểu biết.

Thật buồn cười! Hành động và tác nhân

Chúng có phải cái gì khác chính tôi

Giờ đây tôi ngủ trong trạng thái không dính mắc.

Với một tâm trí tự do đến độ sâu khó dò của nó,

Tôi cắm lá cờ chiến thắng cho thành tựu của mình.



Dù bạn làm việc gì, hãy chỉ làm việc tốt

Và nghỉ ngơi thoải mái, ai quan tâm người khác nói gì?

Lời này đến từ tim tôi,

Các bạn thân ái, quý mến của tôi.

Tôi có thể tặng bạn trái tim hồng của mình,



Sự khác biệt là gì ở đó?

Đó là tâm huyết của một ngàn thánh mẫu dakini.

Đưa nó vào thực hành, đó là yêu cầu của tôi.



Như một bản tóm lược ngắn gọn, Dharmaradza,93 pháp vương của Shechen nói:



Trong thực hành chính, hãy để tâm trí bạn tự nhiên

Không trộn lẫn với các trạng thái được tạo dựng bởi trí thức,

Bảo tồn trạng thái như vậy của “tâm trí đơn giản và bình thường”

Thoát khỏi cái được quan sát và người quan sát.

Ngoài ra không có một nguyên tử nào để thiền định.

Bất cứ suy nghĩ nào có thể biểu hiện

Chúng chìm xuống ngay lúc vừa khởi lên,

Giống như sóng lắng xuống trong nước.

Nếu bị nắm bắt bởi bạn, những suy nghĩ

Giống như những công trình để lại dấu vết trên dòng nước lũ.

Nếu cái được quan sát và người quan sát đều được tìm thấy

Không có nền tảng và gốc rễ,

Đó là dấu hiện bạn thực hành.

Và ở đây điểm quan trọng nhất

Là bảo tồn trạng thái này nhưng không níu giữ

Không nghĩ rằng nó là cái gì đó tốt

Nếu luyện tập như vậy nhiều lần,

Ngay cả không hành thiền,

Bạn không bao giờ bị mất sự sáng ngời của tính giác.

Khi không có thiền định, không có vọng tưởng lang thang,

Sự chứng ngộ thực tại tối hậu

Vượt xa tâm trí bình thường, sẽ đến với bạn.

Nếu bụi bẩn của tư tưởng chưa được gột rửa trong sạch,

Sẽ không có chứng ngộ tính giác, trí tuệ bản nguyên.

Biết cách phân biệt

Tính giác và tâm bình thường

Đây là đặc trưng riêng biệt của giáo lý Đại Toàn Thiện.

Vì chẳng có gì được thấy qua quan sát,

Hãy nghỉ ngơi trong trạng thái của người quan sát.

Đừng “thiền” mà giữ vững tính sáng chói của tâm tỉnh biết

Từ bỏ mọi hành xử hai mặt,

Chấm dứt mọi chấp nhận và từ chối,

Bạn không cần phải cố gắng đạt được kết quả,

Vì nó đã hoàn thành bên trong bạn.

Với lòng sùng mộ không lay chuyển, khẩn cầu

Đạo sư của bạn, ban cho bốn quán đỉnh.

Trộn lẫn tâm trí bạn với sự nghỉ ngơi trong thiền định.

Tâm trí – pháp thân siêu việt

Sẽ khởi sinh trong bạn.

Lời khuyên này từ tim tôi

Chắt lọc những điểm then chốt trong thực hành.



Ông còn nói:



Khi bạn sống trong cô tịch,

Bạn trẻ, đừng hành động bất cẩn.

Hãy chán nản sâu sắc với luân hồi,

Và hoàn toàn nương tựa nơi Tam Bảo.

Phát khởi từ bi, thông cảm, bồ đề tâm, tu luyện chúng.

Trong tim cầu nguyện vị thầy, người cha thực sự.

Không để tâm trí bạn lang thang đến nơi nó muốn,

Giữ nó bằng sợi dây chánh niệm và tỉnh giác.

Nếu không ở trong ẩn thất, bạn lang thang khắp các làng mạc,

Và đi vào nhập thất chỉ để cho đẹp,

Điệu bộ như vậy chỉ phí đời người của bạn.

Đừng để bản thân sa đà vào những việc đó!



Tâm trí là gốc rễ của mọi hiện tượng.

Nhìn vào bản tính của nó, bạn sẽ thấy nó trống rỗng.

Mọi chuyển động của nó đều lắng xuống

Vào trong trạng thái rỗng không và sáng chói.

Nhưng đừng áp đặt sự tĩnh lặng, đừng dừng chuyển động của nó.

Bất cứ thứ gì sinh khởi,

Hãy nghỉ ngơi không chỉnh sửa hoặc dự liệu.

Bất cứ thứ gì xuất hiện cũng chẳng thành vấn đề,

Các đối tượng của sáu thức,

Cứ để chúng ở nơi chúng đang là,

Không ngăn chặn cũng không mời gọi chúng.

Nếu không đeo bám chúng,

Chúng sẽ chỉ như ảo ảnh huyễn thuật.

Thật là lú lẫn và xây dựng một con đập chứa nước ảo ảnh!

Khi các chướng ngại xuất hiện và những hoàn cảnh tốt hoặc xấu,

Cầu nguyện tới thầy bạn, người cha yêu quý của bạn, không ngừng.

Khi bạn cần xua tan chướng ngại

Và nâng cao thực hành của mình,

Tìm kiếm trong các tài liệu, bài giảng của thầy mình, vua của pháp.

Khi nỗi buồn và chán nản ấp tới trong cô độc,

Hãy đọc về cuộc đời của các thành tựu giả trước đây.

Giờ đây trong lúc này, khi bạn tự do và độc lập,

Hãy chắc rằng thánh Pháp sẽ sinh ra trong bạn.

Trước khi bệnh tật và cái chết đến,

Bạn hẳn đã đạt được niềm tin không nản lòng.

Nếu khoảng ngắn ngủi này của đời người,

Bạn không đạt được mục tiêu tối thượng,

Mà lại để mình bị cuốn theo những điều trần tục,

Chẳng có thất bại nào lớn hơn thế nữa,

Giờ đây bạn đã gặp đức Phật

Trong con người đạo sư của bạn,

Nếu bạn không có lòng sùng mộ và niềm tin trọn vẹn,

Mà chỉ trích và nuôi dưỡng tà kiến,

Chẳng có điều ác nào lớn hơn điều này.

Giờ đây bạn có cả tự do và thuận lợi

Nếu dành cả đời mình trong tiêu cực và không lập công bồi đức,

Chẳng có lối sống nào tồi tệ hơn như vậy.

Nếu trong cuộc đời ngắn ngủi và thoáng qua này,

Bạn dành cả ngày với mắt và lưỡi xao lãng,

Và lãng phí cả đêm trong giấc ngủ,

Không có sai lầm nào lớn bằng điều này.

Bây giờ là lúc phấn đầu vì lợi ích của chính bạn.

Nếu bạn không chuẩn bị sẵn sàng

Để khi chết bạn sẽ không hối tiếc,

Kiếp người của bạn bị lãng phí

Chẳng có mất mát nào lớn hơn thế này.

Đối với mọi người trong tam giới luân hồi,

Vào mỗi cuối cuộc đời,

Không còn nơi nào khác để đi ngoài cái chết

Và lúc đó chẳng có sự giúp đỡ nào ngoài Pháp.

Những thứ phức tạp là giả dối, không có bản chất,

Và vô tận là những hành vi luân hồi.

Dù bạn có bao nhiêu, bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn.

Chẳng có giới hạn nào cho những thứ tâm trí tham muốn.

Và dù bạn tích trữ tất cả tài sản của mình,

Bạn cũng không thể mang theo chúng khi chết.

Chẳng có cách nào chịu đựng nỗi khổ của những số phận thấp hơn.

Ngoài thầy của bạn ra, chẳng còn hy vọng nào khác.

Hãy kiên định và can đảm.

Hãy chắc chắn để đạt được hành phúc vĩnh cửu của bạn.



Đây là những lời của Dharmaradza. Hơn nữa, như đạo sư ở Orgyen, người biết ba thời, đã nói, điều quan trọng là không đánh mất cái thấy của mình trong hành động hoặc hành động của mình trong cái thấy. Vì vậy, trong thiền định, người ta nên tự tin an trú trong trạng thái bình lặng thiền định. Sau đó, trong các giai đoạn sau thiền, hành vi của người ta phải tương ứng với những gì đã được nói trong tất cả những phần khác nhau của giáo lý, tùy theo mức độ kinh nghiệm của người đó. Điều quan trọng nhất là người ta nên đặt nền tảng trên kỷ luật đạo đức và đi đến một niềm tin rõ ràng bằng phương tiện của cái thấy. Người ta nên tu luyện với sự tập trung và nâng cao kinh nghiệm của mình với lòng sùng mộ và tôn trọng. Những trở ngại nảy sinh từ hy vọng, sợ hãi và niềm tin vào hiện hữu thực sự của vạn vật cần được loại bỏ, và như một sự phụ trợ cho điều này, người ta nên chọn cho mình một lối ứng xử dựa trên “vị bình đẳng” của vạn hữu. Không ngừng suy niệm về việc thoát khỏi luân hồi, nhớ đến vô thường và cái chết, nên là động lực thúc đẩy hành giả tu luyện. Người ta không bao giờ được để mất chánh niệm, tỉnh giác và tính cẩn thận. Người ta nên tu tập không sai sót trên toàn thể con đường trong đó tính không và từ bi, trí tuệ và các phương tiện thiện xảo, các giai đoạn phát sinh và thành tựu được hợp nhất không thể tách rời. Người ta nên tận dụng bất cứ điều gì có thể đóng vai trò như một phương thuốc giải độc cho sự chấp ngã và phiền não, những phiền não cần được loại bỏ, chuyển hóa hoặc sử dụng như con đường, tùy theo khả năng tâm trí của mỗi người. Người ta phải luôn quân bình tám mối bận tâm thế tục và giữ ở vị trí thấp nhất. Người ta nên tránh chỉ trích giáo lý hoặc con người. Người ta nên tôn kính mọi người tốt, xấu, và tầm thường trên đỉnh đầu của mình. Bất cứ điều gì xảy ra, hạnh phúc, đau buồn, bệnh tật, vân vân, nên được hiểu là kết quả của những hành động trong quá khứ và nên được đưa vào phục vụ trên con đường. Bất cứ điều gì có thể xảy ra, người ta không nên để Pháp bị ảnh hưởng bởi nó. Cuối cùng, với thái độ tuyệt vời của bồ đề tâm vì lợi ích của chúng sinh, người ta nên, trên phạm vi rộng lớn, cầu nguyện với khát vọng vì lợi ích của người khác.

Nếu bên trong người ta chế ngự được những phiền não và đẩy mạnh việc thực hành đến mức tối đa mà người khác không nhận thấy, thì chính điều này đã bao gồm tất cả những điểm chính yếu của việc thực hành.

Tất cả những lời nói suông về những phẩm tính mà tôi không có

Làm sao nó có thể mang lại lời ích gì cho người khác?

Nếu những người có kiến thức nhìn thấy nó. Tôi sẽ xấu hổ.

Và bạn là người đã nghiên cứu,

Bạn được phú cho con mắt Pháp!

Tuy nhiên, chính bạn đã yêu cầu nó.

Bạn là người đánh trống!

Vì vậy bây giờ tôi tặng bạn.

Hãy nhận nó, món cúng dường niềm tin thanh khiết của tôi

Và khi bạn nhìn thấy lỗi lầm của nó, hãy tha thứ cho tôi.

Tôi cầu nguyện rằng, nhờ công hạnh này,

Chúng ta có thể đến cõi nguyên thủy.



Theo yêu cầu của Jigme Drayang, người bạn tâm hồn vĩ đại của tôi, người có nhiều phẩm chất đến từ ba sự tu tập, tôi, Pema Namgyal, một tu sĩ già ở Shechen, đã biên soạn văn bản này dựa trên một số đoạn trích từ những giáo lý của các học giả quá khứ, và những đạo sư thành tựu của cùng một tu viện.

Thiện hạnh!
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
3

HƯỚNG DẪN CỐT LÕI VỀ

ĐẠI TOÀN THIỆN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Con xin đỉnh lễ đức Phật thứ hai, đấng toàn tri của lời nói, Longchen Rabjam trên nền tảng vinh quang của Samye.

Bây giờ là lúc đưa ra một giải thích ngắn gọn về những điểm cốt yếu trong việc thực hành thực tế của Đại Toàn Thiện. Để bắt đầu, điểm cốt yếu liên quan đến thân là bạn nên ngồi trên một chỗ thoải mái, thư giãn và trong tư thế bảy điểm của Vairocana. Đặc biệt, vì mắt là cửa ngõ cho sự phát sinh của trí tuệ nguyên thủy, bạn không nên sử dụng bất cứ sự hỗ trợ trực quan nào mà hãy nhìn thẳng vào không gian. Điểm cốt yếu của lời nói là bạn nên để mình thở khá tự nhiên, không phải bằng mũi mà rất nhẹ nhàng bằng miệng. Có những lý do quan trọng cho mỗi điểm chính này và bạn nhất thiết không được xem nhẹ chúng.

Bước đầu tiên là nuôi dưỡng cảm giác buồn chán và mệt mỏi với luân hồi, quyết định rằng bạn sẽ rời xa nó mãi mãi, phát triển cảm giác bi mẫn cũng như thái độ về bồ đề tâm.

Sau đó hãy thiền định về vị thầy của bạn trong hình tướng bình thường, ngồi trên hoa sen và một đĩa mặt trăng phía trên đỉnh đầu bạn. Hãy cầu nguyện với vị thầy của bạn rằng sự chứng ngộ phi thường về con đường sâu xa sẽ nhanh chóng hình thành trong tâm bạn, với lòng sùng mộ đến mức khiến bạn rơi nước mắt. Những lời nói suông và môi miệng đều vô ích. Để sự khai ngộ Đại Toàn Thiện nảy sinh trong bạn, điều cần thiết là nhận được sự ban phúc từ một vị thầy thuộc dòng truyền thừa đó. Và bởi vì việc nhận được phúc lành phụ thuộc vào lòng sùng mộ của học trò, đây mới là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, không có bất cứ sự tự mãn nào đối với tất cả số lần trì tụng và thực hành mà bạn có thể đã hoàn thành, bạn nên cầu nguyện vị thầy của mình với lòng nhiệt thành lớn lao. Cuối cùng, trong khi áp dụng những quán tưởng thích hợp, bạn nên nhận bốn quán đỉnh từ ông và hòa trộn tâm trí bạn với tâm trí ông một cách không thể phân chia, bạn nên duy trì, thoát khỏi mọi bám chấp, trạng thái đại lạc của bản tính nền tảng, trống rỗng nhưng chói sáng.

Điều này không có nghĩa là bạn đang thiền định trong trạng thái trống rỗng và vô định của nền tảng phổ quát. Bạn cũng không thiền định trong trạng thái ý thức của nền tảng phổ quát, vốn đơn giản là trong sáng và tỉnh giác. Bạn cũng không đang tu tập trong kinh nghiệm choáng ngợp của vô niệm. Điều đó cũng không có nghĩa là bạn đang hành thiền trong một trạng thái mà những ý nghĩ về đủ thứ sự vật, xuất hiện như những đối tượng của tinh thần, đang không ngừng chuyển động.

Vậy pháp thiền này như thế nào? Khi ý nghĩ trước đã kết thúc, ý nghĩ sau chưa nảy sinh và bạn không quan tâm đến ý nghĩ đang xảy ra trong hiện tại, thì sẽ xuất hiện một tâm tỉnh giác tự nhận thức, trần trụi, một trạng thái rộng lớn trong đó tính sáng và tính không hợp nhất. Đây là tâm trí thanh tịnh bản nguyên siêu nghiệm của con đường trekcho thuộc Đại Toàn Thiện. Đó là một trạng thái trần trụi của sự rộng mở, trong đó các hiện tượng (luân hồi và niết bàn) đều bị cạn kiệt.

Khi trạng thái này đã được nhận biết, việc thực hành bao gồm thư giãn và an trú trong dòng chảy tự nhiên của nó. Bạn cần biết cách phơi bày nó một cách trần trụi trong bất cứ tình huống nào, dù là về cái thấy, thiền định hay hành động. Một số người không thể làm được điều này có thể nói rằng đó là một trạng thái không sinh, không trụ, không diệt. Những người khác nghĩ rằng nó là cái này hay cái kia, đặt ra một cái tên cho thứ mà thực ra là không tên. Họ bị mắc kẹt trong những cái bẫy của hoạt động tinh thần và khoảnh khắc khai ngộ sẽ không bao giờ đến với họ. Ngôn từ và lý luận chỉ có thể thiết lập nên những thứ không hơn gì một ý tưởng về pháp thân trần trụi, tâm trí siêu nghiệm, trống rỗng, và tỉnh giác. Tuy nhiên, khi sự ban phúc của một vị thầy đáp ứng được sức mạnh thiền định của bạn, sau một thời gian, bạn sẽ có thể cắt đứt những quan niệm sai lầm bên trong mình giống như một đứa trẻ đạt đến mức có thể tự mình suy nghĩ rõ ràng. Đây là lý do tại sao điều quan trọng nhất là phải kiên trì liên tục trong thiền định mà không bao giờ từ bỏ nó.

Nếu, là một người mới bắt đầu thực hành, bạn quá thư giãn thì sẽ có nguy cơ rơi vào tạp niệm của suy nghĩ miên man thông thường. Do đó, bạn nên nương tựa vào chánh niệm, không bao giờ mất cảnh giác. Dù tâm trí bạn tĩnh lặng, chuyển động hay chánh niệm (về hai trạng thái này), điều quan trọng là phải thiền định, quán sát một cách trần trụi cái nhận ra những trạng thái này, nói cách khác, sự tỉnh giác tươi mới của bạn. Khi bạn thiền theo cách này, dấu hiệu cho thấy sự tỉnh giác của bạn được thư giãn là bạn sẽ cảm thấy mình có nhiều ý nghĩ phóng đãng, kích động và phiền não hơn trước, những trải nghiệm bất tận về hỷ lạc, trong sáng và vô niệm sẽ xảy ra. Nhưng nếu, trong trạng thái thoát khỏi mong đợi và nắm giữ, bạn có thể kiềm chế không vướng mắc vào những kinh nghiệm này, chấp nhận một số thứ này và từ chối những thứ khác, và nếu, khi thiền, bạn quan sát trần trụi sự tỉnh biết nơi mà từ đó những kinh nghiệm này sinh khởi, những trải nghiệm như vậy sẽ trở thành những người bạn (cho thiền định của bạn). Mặt khác, nếu bạn bị vướng mắc, bạn sẽ bị ràng buộc và xiềng xích.

Nếu tâm trí bạn trở nên quá buồn ngủ, hôn trầm và mất đi tất cả tính trong trẻo của tỉnh giác, bạn nên quán chủng tự A hoặc một quả cầu ánh sáng trong luân xa tim bạn. Hãy tưởng tượng rằng thứ này bắn xuyên qua đỉnh đầu bạn và lơ lửng trong không gian có nhiều dài bằng một mũi tên phía trên đầu bạn. Hãy ghi nhớ điều này, hãy nín thở khi ở bên ngoài. Đây là cách để thoát khỏi buồn ngủ và hôn trầm. Ngược lại, nếu tâm trí bạn quá kích động, bạn nên thư giãn sâu bên trong cơ thể và tâm trí. Hạ ánh mắt xuống và hình dung một điểm sáng ở chóp mũi. Việc này sẽ giúp thoát khỏi sự kích động.

Ngoài ra, đôi khi bầu trời không có mây và trong trẻo, bạn nên quay lưng về phía mặt trời và tập trung mắt nhìn vào giữa bầu trời. Thở rất chậm và giữ hơi thở của bạn ở bên ngoài. Và ngay lập tức, pháp thân trần trụi, trống rỗng, tỉnh giác và không bị cản trở, sẽ hiển lộ từ bên trong bạn. Lời chỉ dạy cốt tủy cực kỳ sâu sắc này được gọi là “trí tuệ về không gian ba phần” (mam kha’sum phrugs kyi dgongs pa).96

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng tư thế bảy điểm và thở tự nhiên, thư giãn tâm trí mình giây lát trong trạng thái vô niệm. Sau đó, duỗi thẳng tay và chân, nằm ngửa và nhìn vào không gian. Hãy phát âm chữ Ha mạnh mẽ ba lần, thở ra và để tâm trí bạn dịu xuống trong trạng thái tự nhiên của nó. Một trí tuệ vô niệm sẽ khởi lên trong đó mọi hiện tượng đều cạn kiệt.

Hoặc một lần nữa, an định (tâm trí của bạn) một cách tự nhiên như trước và ngồi trong tư thế bảy điểm, nếu bạn giữ trạng thái thư giãn với hình tướng của bất cứ thứ gì xảy ra và nếu, với cái nhìn chăm chú thấp hơn, bạn an định thoải mái và tự do trong tính không của hình tướng đó, nói cách khác, nếu bạn an định trong một trạng thái trong sáng rộng mở, ở đó không có sự phân chia giữa bên ngoài và bên trong, việc nhận ra tính không tương tự như không gian sẽ hiển lộ.

Hoặc một lần nữa, nếu, không an định tâm trí bạn vào khía cạnh tính không, bạn để nó không có bất cứ bám dính nào vào các hình tướng rõ ràng (của cái bạn đang nhận thức), bạn sẽ nhận ra rằng các hình tướng là không thể nắm bắt và không có thực chất.

Hoặc một lần nữa, nếu bạn tập trung vào chuyển động của những suy nghĩ nảy sinh trong tâm tỉnh giác trong trẻo của bạn, những suy nghĩ tương tự, giống như những cơn sóng chìm xuống nước, sẽ tự lắng xuống toàn bộ trong trạng thái không có sự hỗ trợ và nắm giữ. Nhờ đó bạn sẽ có sự chứng ngộ. Những trải nghiệm này khởi lên mạnh mẽ và đột ngột, do đó là những phương tiện thiện xảo sâu sắc để tạo ra sự vững tin bên trong bạn.

Tóm lại, nhập định an trụ bên trong của tính giác như được đề cập bên trên, trạng thái thanh tịnh bản nguyên trong đó các hiện tượng đều cạn kiệt, là một trạng thái siêu việt cả thiện hạnh và bất thiện hạnh, các phẩm chất tốt và xấu, một trạng thái vượt xa cả xác nhận lẫn bác bỏ, cả vận động và biến đổi. Đây là trạng thái của trí tuệ ban sơ. Nó siêu việt tâm trí bị mắc kẹt trong nhận thức nhị nguyên. Đó là mục tiêu tối thượng của sự giác ngộ trong Trung Quán, Đại Ấn và Đại Toàn Thiện. Tính giác này là thứ mà chúng ta luôn sở hữu. Nhận ra nó, bảo lưu nó mà không tập trung chặt chẽ thông qua nỗ lực có chủ ý, và cũng không bị kích động thái quá do xao lãng, nói cách khác, pháp môn yoga duy trì sự nhận biết này trong một dòng chảy tự nhiên không giả tạo, như một dòng suối, chính là bản chất của việc thực hành.

Trong tình huống đó, bất cứ thứ gì xuất hiện, những nhận thức liên kết với sáu thức, năm độc, sự tăng giảm của kinh nghiệm thiền định, vân vân, tất cả những điều đó biểu hiện như năng lực sáng tạo của tính giác, tâm trí giác ngộ. Chúng giống như cầu vồng trên bầu trời hay sóng trên mặt nước. Là các hình tướng, chúng đều bình đẳng ở chỗ chúng hiện diện. Về tính không, chúng bình đẳng trong trạng thái trống rỗng. Về tính đúng (ở mức độ tương đối), chúng bình đẳng trong tính đúng, và về những ảo tưởng sai lầm, chúng bình đẳng về mặt sai lầm. Mội sự vật chẳng là gì khác hơn ngoài sự biểu lộ của tính giác. Vì vậy bạn không nên ưa thích hay chối bỏ chúng; không nên lựa chọn hay từ bỏ chúng, không nên bám vào các pháp đối trị để xua tan chúng. Khi bạn thư giãn trong trạng thái tỉnh giác tươi mới mà từ đó mọi thứ như vậy khởi sinh, mọi sự biểu lộ sẽ tự nhiên lắng xuống. Điều quan trọng là phải thành thạo trong việc nhận ra điều này.

Vào thời điểm đó, mặc dù khía cạnh tĩnh lặng được gọi là “tinh thần bình lặng” (samatha), còn khía cạnh nhận ra tính giác trần trụi, xuyên suốt và trống rỗng được gọi là “tuệ giác sâu sắc” (***), sự thật là những khía cạnh song sinh này không thể tách rời nhau. Chúng là bất khả phân. Khi bạn hiểu ra rằng bản tính của tỉnh giác là trống không, bạn được giải phóng khỏi cực đoan thường hằng. Khi bạn thấy đặc tính sáng chói của tính giác, bạn được giải phóng khỏi cực đoạn không tồn tại, hoặc hư vô. Bởi vì bạn không đặt kỳ vọng vào những kinh nghiệm thiền định về hỷ lạc, sáng tỏ và vô niệm, nên bạn được giải thoát khỏi tam giới.97 Và bởi vì sự bám chấp vào các pháp đối trị đều tiêu tan một cách tự nhiên, không có sai lệch nào xảy ra và không có gì che đậy bản tính nền tảng. Bạn không mong đợi đạt được Phật quả vào một thời điểm nào đó sau này, vì đây là điều chỉ xảy ra khi bạn bị mắc kẹt trong cạm bẫy của lý luận và suy đoán. Thay vào đó, bạn sử dụng con đường thực tế, ngay lúc này, là ba thân cấu thành quyền thừa kế tự nhiên của chính bạn. Đây là một chỉ dẫn đặc biệt về Đại Toàn Thiện. Đối với những hành giả có sự hiểu biết như vậy, mặt trời hạnh phúc sẽ xuất hiện từ bên trong, bất kể họ đang ở trong hoàn cảnh nào.

Bây giờ, mọi trở ngại và sai lệch đều xảy ra do hy vọng và những nỗi sợ hãi, tất cả đều xuất phát từ sự bám chấp của bạn vào sự tồn tại thực sự của sự vật, điều quan trọng là không bám víu vào bất cứ thứ gì. Bất kể điều gì xảy ra, dù đó là bệnh tật thể chất, nỗi buồn tinh thần, sự ám ảnh gắn chặt vào phiền não như thể nó có thật, và mọi thái độ thông thường của việc chấp nhận hay từ chối, trước hết bạn nên xác định chúng và sau đó cầu nguyện xin thầy của bạn ban phúc. Sau đó, bạn nên khảo sát trải nghiệm đó, không phải đại khái mà chi tiết, tìm kiếm xem trạng thái tinh thần chấp nhận hay bác bỏ phát sinh từ đâu, nó xuất hiện ở đâu và đi đến đâu khi nó biến mất. Nếu bạn tìm kiếm theo cách này, Pháp thân trần trụi, trống rỗng và tỉnh giác, không thể không khởi lên từ bên trong, trí tuệ nguyên sơ vượt ngoài nhận thức nhị nguyên về chủ thể và đối tượng, nó không tồn tại như một thực thể, không trụ ở đâu cả, và điều đó thì không thể diễn tả bằng lời. Khi điều này xảy ra, và trong khi bạn đang duy trì sự hiện diện của trạng thái này, mọi trở ngại và sai lệch sẽ tự lắng xuống toàn bộ.

Đỉnh cao của tất cả các thực hành, mục đích của nó là nâng cao khả năng thiền định của bạn, bao gồm lòng sùng mộ và kính trọng đối với vị thầy. Vì vậy, điều quan trọng là không coi vị thầy của bạn như một người bình thường mà phải có niềm tin và lòng sùng mộ thường xuyên cho phép bạn nhìn nhận ông như một vị phật đích thực. Ngoài ra, nếu bạn thiền luân phiên về vô thường, từ bi, các giai đoạn phát sinh và thành tựu, cả khái niệm và vô niệm (nghĩa là, có đặc tính và phi đặc tính),98 những cách giống nhau này sẽ tăng cường lẫn nhau và rất hiệu quả. Vào cuối mỗi thời khóa, bạn nên hồi hướng công đức của mình, và ở giai đoạn sau thiền định, bạn nên luôn đưa các hiện tượng vào con đường bằng cách xem chúng như những ảo ảnh huyễn thuật.

Về yoga giấc ngủ thực hành vào ban đêm, khi nằm xuống, bạn nên cầu nguyện để trải nghiệm giấc ngủ của mình như trạng thái sáng tỏ, và bạn nên hòa nhập tâm trí mình với tâm thầy. Duy trì trạng thái tỉnh giác tươi mới không gián đoạn bởi các suy nghĩ, bạn nên (tự cho phép mình) chìm vào cơn buồn ngủ.

Hơn nữa, điều quan trọng cần phải hiểu rằng nếu không có sự xác nhận rõ ràng của cái thấy, nhận thức của bạn, sự bám dính của bạn vào sự tồn tại đích thực của các đối tượng được nhận thức và tâm trí nhận thức sẽ không suy giảm. Do đó, khi thiền định, điều quan trọng là phải an định với niềm tin rõ ràng vào (bốn nguyên tắc kim cương) của sự không tồn tại, tính bình đẳng bao trùm tất cả, hiện diện tự nhiên và bản tính đơn nhất của mọi hiện tượng (med pa, phyal ba, lhun grub, gcig pu).99 Trừ khi thiền định được duy trì liên tục, nếu không chỉ việc sở hữu tâm tỉnh giác sẽ không đủ để làm kinh nghiệm nhị nguyên lắng xuống. Điều bắt buộc là phải nỗ lực tinh tấn liên tục. Nếu trong cách hành xử của mình bạn không thể phân biệt rõ ràng (giữa cái thiện và bất thiện), thì có một nguy cơ lớn là điều duy nhất bạn đạt được sẽ là ba hoa điên loạn về sự trống rỗng của cả cái thiện và bất thiện. Trong các thời điểm sau thiền, điểm chính yếu là coi mọi thứ như mộng huyễn, trong khi vẫn duy trì tính chắc chắn kiên định về tính không thể thay đổi của luật nhân quả, vì như vậy bất cứ điều gì bạn hoàn thành sẽ là thiện lành.

Chừng nào còn có sự phân chia giữa phương tiện thiện xảo và trí tuệ, bạn sẽ còn bị trói buộc (trong luân hồi). Vì vậy, điều quan trọng là khởi hành trên con đường tuyệt vời này, làm hài lòng các đấng chiến thắng, trong đó, tính không và từ bi, tích lũy công đức và trí tuệ được hợp nhất.

Đây là tẩt cả những điểm chính yếu quan trọng nhất. Do đó, tôi yêu cầu bạn giữ chúng trong tim.

Nếu nỗi buồn về luân hồi và ý nghĩ về vô thường của bạn

Không nảy sinh trong tâm trí bạn,

Và bạn vẫn còn đắm chìm trong những lừa dối của cuộc đời này,

Bạn sẽ không bao giờ nhận ra chân Pháp.

Cầu cho quyết tâm không giả tạo thoát ly luân hồi

Sẽ sinh ra trong tâm trí bạn.



Nếu bạn không có tâm từ bi,

Nếu bạn không có bồ đề tâm tối thượng,

Bạn sẽ sống trong bóng tối của những mục tiêu ích kỷ.

Con đường hoàn hảo của Đại Thừa sẽ không bao giờ hiển lộ.

Cầu cho bạn khởi phát tâm giác ngộ thanh tịnh, tối thượng.



Nếu bạn không đắc được nền tảng cao quý của sự chứng ngộ,

Bạn dường như chỉ có ích cho những người khác,

Không giúp đỡ họ, chính bạn sẽ bị trói buộc.

Đừng tự lừa dối mình bằng sự bận rộn xao lãng.

Thay vào đó hãy nỗ lực thực hành ở một chốn đơn độc.

Nếu phương tiện thiện xảo và trí tuệ tách biệt,

Bạn sẽ giống một người bị gãy chân.

Bạn sẽ không còn sức lực để du hành đến mức độ toàn giác.

Thay vào đó hãy dấn thân vào con đường hợp nhất không lỗi lầm

Tính không, từ bi; phát sinh và thành tựu;

Và hai sự tích tập.



Nếu không có sự ban phúc từ một đạo sư của dòng truyền thừa đích thực

Ngay cả thiền định không ngừng cũng sẽ chẳng thể mang lại sự khai ngộ

Về bản tính nền tảng

Qua mối liên kết được đánh dấu bằng lòng sùng mộ xuất chúng,

Cầu cho bạn nhận được quán đỉnh tối cao

Của trạng thái tâm truyền thẳng sang tâm.



Tỉnh giác tự nhận thức sáng tỏ,

Đại Toàn Thiện vượt xa tâm bình thường,

Là hiện diện, nguyên thủy và tự phát,

Của những thân và trí tuệ,.

Thông qua sự hướng dẫn cốt lõi

Trong bốn trạng thái không giả tạo về “buông bỏ”,

Cầu cho bạn đạt được vương quốc bất diệt

Của trạng thái trong đó mọi hiện tượng đều cạn kiệt.

Và khi bạn đạt được trạng thái này

Trong đó bạn sẽ mạng lại lợi ích cho chúng sinh,

Hãy khoác lên mình chiếc áo giáp kiên nhẫn không mệt mỏi trong công việc vì người khác,

Nghĩ rằng: “từ dòng sông sinh tử, nguyện chỉ mình tôi

Giải thoát tất cả bà mẹ tôi, vô tận như không gian bao la”.



Lời khuyên này được đưa ra bởi một yogi thoải mái và vui vẻ cho người bạn Kamala của mình. Nó có mục đích như một hướng dẫn cốt lõi có thể hỗ trợ người mới bắt đầu.

Bây giờ nó đã hoàn thành. Ithi.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
4



TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA

KHENPO JIGME DRAYANG



Namo Manjusriye!

Trong thời kỳ của nền tảng nguyên sơ, vốn là chung cho cả luân hồi và niết bàn, bản thể (ingo bo), đặc tính (rang bzhin) và năng lực nhận thức (thugs rje) tất cả đều không thể tách rời. Tính không thể tách rời này là pháp tính, thực tại tối hậu (nói cách khác, tính giác), đến lượt nó là trạng thái bình đẳng vĩ đại. Điều này không nhất thiết phải được nhận ra. Vì nó giống như một người về bản chất có thể sở hữu một hình dáng đẹp trai, nhưng cho đến khi anh ta gặp một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như sự hiện diện của một chiếc gương, sẽ không bao giờ hoàn toàn chắc chắn về diện mạo của mình. Vì vào thời kỳ của nền tảng chung, vẫn chưa có sự loại bỏ vô minh có cùng bản tính (như tính giác) và là nguyên nhân (của hai loại vô minh khác)100 vì vô minh này không phải là chính nó hiện diện trong nền tảng, và vì một thực tại tối hậu hoạt động trên chính nó là một mâu thuẫn về ngôn từ, nên nền tảng chung không thể nhận thức về chính nó trong một hành động phản xạ, chủ thể - đối tượng – tự nhận thức. Nếu trí tuệ bản nguyên, biểu hiện của năng lực nhận thức (thuga rje’i rtsal) (của nền tảng), trong tự thân có thể hiện thực hóa hoặc nhận ra bản tính nền tảng (của nền tảng), thì cái gì có thể phân biệt trạng thái của nền tảng với kết quả?

Bây giờ các hình tướng của nền tảng phát sinh từ nền tảng, hai cánh cửa hay khả năng tự hiện diện: cánh cửa giải thoát và cánh cửa ảo tưởng. Nói theo cách này là phù hợp, cũng giống như (có hai khả năng) khi người ta gặp một tấm gương và nhìn thấy hình dáng của mình được phản chiếu trong đó. Những người lớn hơn và trưởng thành hơn nhận ra rằng đó là hình dáng của chính họ phản chiếu trong gương và không hề hoảng sợ, trong khi những đứa trẻ không hiểu điều này có thể sợ hãi.

Đây là điểm cốt yếu của giáo lý (về sáu đặc điểm đặc biệt về tự do của Phổ Hiền), nơi người ta nói rằng những hình tướng của nền tảng được nhận ra như sự tự kinh nghiệm về thực tại tối hậu (tính giác); rằng những hình tướng được nhận biết này còn cao hơn chính nền tảng; rằng những phẩm chất đặc biệt của nền tảng được phân biệt rõ ràng; rằng trên cơ sở của sự phân biệt rõ ràng này, giải thoát xuất hiện, vân vân.101

Vào lúc đó (cụ thể là sự tự do của Phổ Hiền) trí tuệ bản nguyên vĩ đại, sự biểu hiện năng lực nhận thức, biết toàn bộ hình tướng của nền tảng là sự phô diễn của chính nó, sự phô diễn của trí tuệ nguyên sơ tự xuất hiện, tâm trí giác ngộ sáng tạo tất cả, nói cách khác, sự hiển bày của Pháp Thân Phổ Hiền.Và được phú cho tính quyết đoán chắc chắn, sau khi nhận ra nó như vậy, nó nắm giữ chính pháp tính và không rời. Điều này có thể được xác lập bởi tâm trí bình thường bằng lý luận thích hợp.Trong khoảnh khắc (của nhận thức) trí tuệ toàn giác, tức là trí tuệ nguyên sơ tự sinh (shes rab rang byung gi ya shes) vĩnh viễn tiêu diệt tất cả các hạt giống vô minh có cùng bản chất với tính giác (nguyên nhân), cả vô minh đồng khởi và vô minh khái niệm (các điều kiện), với kết quả là các hình tướng của nền tảng không bao giờ có thể trở thành nền tảng của ảo tưởng một lần nữa.

Ngắn gọn, mặc dù nền tảng và kết quả giống nhau đơn giản nhờ vào phẩm hạnh của pháp tính, đó là, sự bất khả phân trong bản thể, đặc tính và năng lực nhận thức tối cao của nó, tuy nhiên, vào thời kỳ của nền tảng, nền tảng (tính giác) không thể nhận ra chính nó để có thể phục vụ như nền tảng của ảo tưởng. Vì vậy, tại điểm đó, nó được gọi là “sự mở rộng nền tảng vô định” (gzhi dbyings lung ma bstan). Và vì nó là nền tảng chung của cả luân hồi và niết bàn, nó còn được gọi là “chân như bị ô nhiễm”. Vào thời điểm có kết quả, sự biểu hiện của năng lực nhận thức, cụ thể là trí tuệ nguyên sơ vĩ đại, hay còn gọi là “trí tuệ phân biệt tất cả ô nhiễm”, nhận ra bản chất của chính nó. Khi điều này xảy ra, cánh cửa ảo tưởng bất tịnh bị đóng lại còn cánh cửa trí tuệ nguyên sơ thanh tịnh tan hòa vào pháp tính. Như vậy trí tuệ nguyên sơ nắm giữ điều kiện khởi nguyên của pháp tính. Và vì tự do đã đạt được trong ánh sáng thuần tịnh nguyên thủy, thân cái bình mãi trẻ trung 102 , nên sự tự do tương tự không bao giờ có thể bị mất. Đây là kết quả cuối cùng, pháp thân được phú cho tính thanh tịnh 103 hai phần. Ở đây có sự khác biệt giữa nền tảng và kết quả.

Theo quan điểm tổng quát, cách thức mà hình tướng của nền tảng xuất hiện từ chính nền tảng là một quá trình duyên khởi vô cùng tinh tế. Tuy nhiên, trong phân tích cuối cùng, cho rằng mọi thứ có thể phát sinh từ pháp tính (thực tại tối hậu không hiện hữu như bất cứ thứ gì cả), phạm vi tối thượng của tự do, ảo tưởng, và của mọi sự vật đều được tìm thấy trong pháp tính. Vì vậy, giải thoát hay si mê đều không nằm ngoài pháp tính, vốn chính là tính giác, nhưng nếu người ta nhìn vấn đề từ quan điểm thông thường, có thể nói rằng có hai loại Phật quả, Phật quả của nền tảng không bao giờ mê lầm, và Phật quả của sự chứng ngộ chân thật.

Bây giờ liên quan đến bản tính nền tảng, pháp tính:

Trước như vậy thì sau cũng sẽ như vậy.

Nó là pháp tính bất biến.

Như trích dẫn nêu rõ, không thể có sự phân chia trong thực tại tối thượng, pháp tính. Trong quá khứ chưa bao giờ có ảo tưởng, trong tương lai cũng sẽ không bao giờ có ảo tưởng, và trong giây phút hiện tại cũng không có ảo tưởng trong nền tảng. Do đó, nền tảng luôn như vậy. Tuy nhiên, từ quan điểm về cách mà các hiện tượng xuất hiện, mặc dù trước đó vào thời kỳ của nền tảng, không có ảo tưởng trong cùng nền tảng đó (vốn thanh tịnh nguyên thủy), tuy nhiên đối với sự hiện diện tự phát (hình tướng tự thân của nền tảng), hạt giống của ảo tưởng không được loại bỏ. Mặc dù trí tuệ nguyên sơ, như nền tảng cho sự sinh khởi của năng lực nhận thức, hiện diện, nhưng trên thực tế nó chưa được nhận ra, và vì lý do này, có thể chấp nhận khi nói rằng pháp tính cung cấp nền tảng chung cho cả ảo tưởng và giải thoát. Tuy nhiên, sau đó, vào thời điểm có kết quả, trí tuệ nguyên sơ nội tại đã được nhận ra, hạt giống của ảo tưởng đã bị tiêu diệt vĩnh viễn. Nó giống như những người khỏi bệnh đậu mùa (họ không bao giờ có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh này lần nữa).

Do đó, mặc dù thực tại tối hậu, pháp tính, là vô điều kiện, tuy nhiên từ trạng thái của nó, hay dưới dạng biểu hiện của nó, mọi hình thức hiện tượng đều có thể sinh khởi. Điều này là do bản tính nền tảng của chúng là tính không, thoát khỏi sự tạo dựng khái niệm. Như được nói:

Nơi tính không được thừa nhận,

Mọi thứ cũng được thừa nhận tương tự.104



Tuy nhiên, nền tảng mở rộng chẳng trống rỗng theo nghĩa là không có gì đơn thuần, vì nó chiếu sáng đến trung tâm của nó và được phú cho sự tỉnh giác. Chính vì lý do này mà tự do, ảo tưởng và tất cả các trạng thái khác đều có thể xảy ra. Nếu nó chẳng hơn gì trạng thái chân không vô điều kiện, thì những hình tướng hiện tượng của luân hồi và niết bàn không thể khởi sinh từ nó. Trong phân tích cuối cùng, nó sẽ chẳng là gì khác ngoài cực đoạn hư vô và thực tế sẽ không có bất kỳ chức năng nào. Nhưng ngược lại, và đây là sự khác biệt lớn lao, nền tảng là sự hợp nhất bất khả phân giữa sự rộng mở tối thượng và trí tuệ bản nguyên; chính nhờ sự kiện cốt yếu này mà mọi hiện tượng, luân hồi, niết bàn và con đường, có thể sinh ra từ nó. Hơn nữa, nền tảng này là cơ sở khác biệt cho tính quy kết như sau (được trình bày trong Karika):



Niết bàn không phải là một trạng thái hỗn hợp,

Trong khi vạn sự cả tồn tại và không tồn tại đều là hỗn hợp.105



Nếu chẳng phải như vậy thì cái gì sẽ vượt ngoài đau khổ, và thực sự nó sẽ đi đến đâu? Đối với trạng thái hợp nhất vô điều kiện (của trí tuệ và sự mở rộng tối thượng), tất cả các hiện tượng về nền tảng, con đường và kết quả đều có thể sinh khởi. Vì vậy, liên quan đến cả giải thoát và mê lầm, trạng thái này có hiệu lực một cách nhân quả. Đây là ý nghĩa câu nói “Kim cương huyễn là kẻ cai trị tối cao”. Vì vậy đối với ba trạng thái nền tảng, con đường và kết quả, điều quan trọng phải hiểu rằng hình sắc và tính không là sự hợp nhất không thể tách rời. Giống như những màu sắc cầu vồng xuất hiện không bị cản trở khi một tinh thể gặp những điều kiện thích hợp, mọi hình tướng (của nền tảng, vân vân), sự hiện diện tự phát của đặc tính (tính sáng chói của nền tảng), ngay từ đầu và mãi mãi không thể tách rời khỏi sự mở rộng bao la của tính không, thanh tịnh bản nguyên là nền tảng sinh khởi của chúng. Nếu chẳng phải như vậy, kiểu sai lầm sẽ xuất hiện như được chỉ ra trong văn bản:

Vì không có nguyên nhân và không phụ thuộc vào các điều kiện,

Nó phải tồn tại vĩnh cửu hoặc không bao giờ tồn tại.106



Mặc dù hình tướng của nền tảng có mặt bên trong sự mở rộng và sinh khởi của chính nền tảng, nhưng bản thân nền tảng không đứng về phía chúng. Bởi vì, nó là tính không và không thể bị pha trộn bởi bất cứ sự phân mảnh hay thiên vị nào.

Khi người ta xem xét cách mà những hình tướng này biểu lộ, nghĩa là, những trình diễn khác nhau của tính sáng, chẳng hạn như các hình thức của nền tảng phát sinh ra từ chính nền tảng, vốn trước đó không biểu hiện như sự chiếu sáng chói lọi ra bên ngoài nhưng xuất hiện vào giai đoạn sau này, những hình tướng tương tự này, vì lý do đó, dường như mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, từ quan điểm về phương thức tồn tại tối hậu của chúng, những sự phô bày này chỉ là sự tỏa rạng tự nhiên của nền tảng, pháp tính, trạng thái bình đẳng. Bây giờ, vì bản chất nền tảng không phải là thứ gì đó ngẫu nhiên, thứ gì đó (không tồn tại trước đây nhưng) mới xuất hiện, nên những hiển lộ bên trong nó không thể tách rời khỏi nó như thể chúng có bản chất khác. Để có một trình bày chi tiết về cách thức mà cái sau tự khởi sinh, vô điều kiện, và thường hằng, mọi người nên tham khảo Chu kỳ tâm trí không tạo dựng.107

Cần hiểu rằng những phô diễn ánh sáng này là sự xuất hiện không nỗ lực trong sự bức xạ chói lọi của trí tuệ bản nguyên tự sinh. Chúng không nên được coi là những hiện tượng có điều kiện với những đặc tính cụ thể. Vì nếu như vậy, tất cả những điểm cốt yếu của “con đường của kết quả” dứt khoát và bí mật sẽ bị mất đi. Đây là lý do vì sao cần phân biệt nền tảng phổ quát với pháp thân,108 ý thức thông thường với trí tuệ nguyên thủy, tâm trí bình thường với tính giác,109 vân vân.

Tóm lại, xét về mức độ thanh tịnh tương ứng của chúng, những trải nghiệm này xảy ra khi tâm khí bất tịnh được kiểm soát thông qua yoga sáu nhánh (của Kalachakra) được cho là khác với sự phô diễn của tịnh quang (sự chói sáng của trí tuệ bản nguyên) biểu hiện một cách tự nhiên và dễ dàng thông qua các phương tiện thiện xảo thâm sâu của Đại Toàn Thiện.

Khi những hình tướng của nền tảng lần đầu xuất hiện trong nền tảng nguyên sơ, việc đạt được giải thoát hay không tùy thuộc vào năng lực của người được đề cập, có thể sắc xảo hay trì độn, giống như một lưỡi dao có thể sắc hay cùn. Vì như đã nói trong các kinh điển như Tóm lược về trí tuệ Vua của các tạo vật,110 bất cứ thứ gì (dù giải thoát hay trói buộc) đều có thể phát sinh từ thực tại tối hậu, vốn chẳng tồn tại như bất cứ thứ gì cả. Vì lý do đó, bản thân nền tảng không trở nên tốt hay xấu. Vì nền tảng này không rơi vào bất cứ cực đoan nào. Về sự trình bày chi tiết vấn đề này, mọi người nên tham khảo Kho báu của mọi Thừa,111 viết bởi Kathok Sakya Dorje.112

Trong bản tính của thực tại tối hậu vô điều kiện, không có gì gọi là nhị nguyên của người nhận thức và vật được nhận thức. Nhưng do bám chấp vào những hình tướng hiển hiện trong đó như là của mình, người ta rơi vào ảo tưởng. Nó giống như nhầm sợi dây với con rắn. Sự hiểm lầm này phát sinh tình cờ, tuy nhiên thứ này chẳng là gì khác hơn ngoài hình tướng của nền tảng, sự phô diễn của pháp tính, thực tại tối hậu. Do đó, nếu nó được truy ngược về nguồn gốc, nó chẳng nằm ngoài sự phô bày trạng thái thanh tịnh và bình đẳng của pháp thân.

Đây là lý do tại sao cả tự do và ảo tưởng đều không được thừa nhận là ở trong trạng thái nền tảng, pháp tính. Vì trong nền tảng không có tự do hay ảo tưởng. Tự do và ảo tưởng được gán cho những hình tướng của nền tảng bởi vì chính việc thông qua sự nhận biết hay không nhận biết những hình tướng này là sự phô diễn của nền tảng mà tự do hay ảo tượng xuất hiện.

Vì vậy, mặc dù trí tuệ nguyên thủy của nền tảng xuất sinh ngay trong lòng nền tảng, nhưng tự thân nền tảng không chín muồi thành kết quả bởi vì không có trí tuệ toàn giác, không có trí tuệ tự sinh 113 biểu lộ bên trong nó. Ngược lại, vào thời kỳ có kết quả, trí tuệ toàn giác này (biểu hiện của năng lực nhận thức), nhận ra bản tính của chính nó và do vậy nền tảng chín muồi thành kết quả. Chín hay không chín không có thực tại từ quan điểm phân tích rốt ráo về pháp tính; nó chỉ được nói đến ở mức độ quy ước, tương đối. Giống như cái gọi là sự chuyển hóa (của tâm trí thành trí tuệ bản nguyên) được đề cập đến trong các thừa thấp hơn.

Những cách thức mà (các hình tướng) của hiện diện tự nhiên phát sinh thông qua tám cửa 114 vân vân được giải thích rõ ràng trong các mật điển và những bản bình luận về ý nghĩa của chúng. Đặc biệt, đối với một hành giả trên con đường, việc làm sáng tỏ những cách phát sinh này, cũng như việc thảo luận về sự khai ngộ vào bản tính của tâm trí, sẽ được tìm thấy trong Tầm nhìn của lưới ánh sáng, là một phần trong Tâm yếu của Dakini.115 Sự thật là nếu những gì khởi sinh qua sáu cửa được công nhận là trí tuệ bản nguyên vĩ đại, sự biểu hiện (của năng lực nhận thức), và nếu đạt được sự làm chủ cái gọi là “trạng thái bình đẳng vĩ đại tự nhiên”, đây thực sự là cánh cửa của trí tuệ bản nguyên thanh tịnh. Mặt khác, nếu nó không được nhận biết như vậy vì chấp ngã và nhận thức nhị nguyên của người nhận thức và cái được nhận thức, người ta sẽ lạc vào kinh nghiệm thông thường về chấp nhận và bác bỏ, và đây là cánh cửa của ảo tưởng bất tịnh. Tất nhiên, gốc rễ của hai cánh cửa này tương ứng là tính giác hay trí tuệ nguyên sơ, và vô minh hay tâm trí si mê. Nếu một nghiên cứu đúng đắn được thực hiện về cách tất cả các hiện tượng bất tịnh sinh khởi, tồn tại và hoại diệt, tương ứng với sự biểu hiện của tính giác và biểu hiện của tâm trí bình thường, người ta sẽ nắm bắt được điểm chính yếu sâu xa cần được lĩnh hội.

Bạn đã hỏi tôi khi nào Garab Dorje đạt được tự do, thắc mắc liệu có phải lúc đức Kim cang tát đỏa ban cho ông quán đỉnh trực tiếp theo cách của một vị vua, hay đó là lúc cuối cùng ông hòa tan vào thân ánh sáng vô nhiễm.

Nói chung tất cả giáo lý sâu xa và tối hậu của Đại Thừa đều đồng ý khi nói rằng hóa thân tối thượng của Thích Ca Mâu Ni vĩ đại đã giác ngộ hiển nhiên ngay từ đầu. Do vậy, những hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời và hành động của ngài, xuất hiện theo số phận nghiệp của chúng sinh cần được hướng dẫn, từ sự phát sinh lần đầu của tâm giác ngộ, cho đến khi ngài đạt tỉnh thức rốt ráo, chuyển pháp luân và thu rút hóa thân, tất cả đều là những biểu hiện của một vị Phật duy nhất. Tương tự như vậy, trong bối cảnh của những giáo lý tối thượng thuộc bí mật tột cùng, người ta nói rằng các vị thầy Phổ Hiền, Kim cang tát đỏa, Tâm nguyên thủy, con trai chư thiên, hóa thân Garab Dorje, và những vị khác đều là những ảo ảnh huyễn thuật biểu lộ ra, xuất hiện phù hợp với nhu cầu chúng sinh. Vì vậy dù họ có đạt được tự do hay không theo nghĩa lịch sử, thì cũng không thể nói hoặc tưởng tượng theo những phương thức tư duy hoặc phát ngôn thông thường được.

Từ góc nhìn của một người bình thường, tu tập tiệm tiến trên con đường, tôi nghĩ rằng với sự trợ giúp của các phương tiện thiện xảo có tính biểu tượng của quán đỉnh trực tiếp được ban cho theo cung cách của một vị vua, hoặc một quán đỉnh quyền năng của tính giác, pháp tính sẽ không bị bỏ lại ở mức độ logic lý thuyết mà thực sự được thấy và kinh nghiệm. Nói cách khác, khi người ta được giới thiệu vào bản tính của tâm trí, người ta sẽ thấy pháp tính trong thực tế. Sau đó, trong thiền, khi đã quen dần với những gì mình thấy, những kinh nghiệm thiền về tính giác sẽ tăng trưởng với kết quả là sức tỉnh giác sẽ đạt đến đỉnh cao. Cuối cùng, mọi hình tướng hiện tượng (biểu hiện của tính giác) sẽ hòa tan vào nền tảng, trạng thái bao la nguyên thủy nơi mọi hiện tượng đều cạn kiệt, và người ta sẽ đạt được trạng thái hợp nhất của con đường không cần học nữa trong tính thanh tịnh bản nguyên của không gian bên trong, nơi chốn của tự do.

Ý nghĩa của việc quán đỉnh trực tiếp theo cung cách của một nhà vua là gì? Khi một chuyển luân vương, hay chúa tể vũ trụ lên ngôi, con voi thần của Đế Thích lấy một chiếc bình vàng cùng vòi của mình xức lên vương miện trên đầu vua, qua đó trao quyền cho ông làm lãnh chúa vương quốc mình. Tương tự như vậy, khi một người được giới thiệu trực tiếp vào trạng thái của trí tuệ nguyên sơ nội tại và được quán đỉnh vào trí tuệ bản nguyên vĩ đại (biểu hiện của năng lực nhận thức), tất cả những gì xuất hiện đều lắng xuống vào trạng thái của trí tuệ nguyên sơ, tôi nghĩ điều này giống với việc trao quyền theo cung cách của một vị vua.

Khi một người hoàn thiện bốn linh kiến của thogal, người đó sẽ khởi sinh trong thân thể của trạng thái đại chuyển di. Sau khi các hình tướng của nền tảng hòa tan vào trạng thái bao la thanh tịnh bản nguyên, người đó sẽ hóa hiện trở lại trong một sắc thân tùy theo nhu cầu. Nhưng vì hai thân này chia sẻ cùng một ý nghĩa thiết yếu, tôi nghĩ rằng có lẽ cả hai nên được bao gồm trong thân trí tuệ của trạng thái hợp nhất không cần học nữa.

“An trú trong bản tính của tâm một khi nó đã được nhận ra” và “an trú hoàn toàn và ngay lập tức trong tính giác” cả hai đều có chung một điều. Vì lý do này, tất cả các điểm thiết yếu được bao gồm trong sự nhận biết về bản tính nền tảng tự nhiên và không tạo dựng của tâm trí, sự thẩm thấu thiền định nội tại của tâm tỉnh giác, trí tuệ bản nguyên, thanh tịnh ngay từ đầu, vượt ngoài tri thức. Điều này cũng giống như nói rằng tất cả chúng đều được bao hàm trong sự nhận biết pháp tính, trạng thái bình đẳng vượt xa việc loại bỏ những lỗi lầm và bổ sung các đức tính, rồi duy trì trạng thái đó mà không chấp nhận hay bác bỏ bất cứ điều gì. Vì như đã nói rằng bất cứ thứ gì xuất hiện đều chỉ là (sự hiển bày của) trí tuệ nguyên sơ.

Bây giờ, về sự hiểu biết rõ ràng và riêng biệt của cả tính sáng và tính không, có thể nói như sau. Đầu tiên, khi nhận quán đỉnh, người ta dựa vào nhiều phương pháp tượng trưng để giới thiệu vào tính giác (trạng thái thứ tư, thoát khỏi ý niệm về ba thời). Người ta cũng dựa vào các thực hành như “không gian ba phần”. Nhờ đó, người ta có thể kinh nghiệm tính giác vốn sáng chói và trống rỗng, giống như một tia sáng mặt trời ló ra từ những đám mây. Tuy nhiên, nếu người ta cho rằng đây là trạng thái tối hậu, và nếu người ta không nhận ra những tư tưởng quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như toàn thể tâm trí cùng với các yếu tố tinh thần là trạng thái bình đẳng vĩ đại của pháp tính, thực tại tối hậu, thì người ta sẽ bám dính vào trạng thái sáng chói và trống rỗng này và sẽ không ngừng tách biệt hai trạng thái này với nhau. Tâm nhãn của người đó sẽ bị ảnh hưởng bởi nội - khí của chính mình, cuối cùng người đó sẽ tưởng tượng bằng tri thức của mình một cách chính xác những gì vượt ngoài trí tuệ, dính mắc vào chính trạng thái vượt ngoài bám chấp! Cuối cùng người ta sẽ không thành tựu được Đại Toàn Thiện và sẽ chẳng đạt được gì ngoài sự xáo trộn của sinh - khí. Điều này xảy ra rất nhiều trong thời đại ngày nay.

Sự thật là người ta nên duy trì thiền định về trạng thái bình đẳng, thoát khỏi mọi thiên vị, thiền định không gượng ép và trôi chảy như một dòng sông. Nếu người ta thực hiện nhiều thay đổi, ngăn chặn cái này, trau dồi cái kia, thì việc này sẽ đơn giản là nguyên nhân của sai lệch; trong trạng thái trống rỗng và vô định của nền tảng phổ quát, vốn không tỉnh biết và không rõ ràng, người ta sẽ không thể loại bỏ những quan niệm sai lầm về bản tính của nền tảng đích thực, với kết quả là trí tuệ bản nguyên tự sinh của tuệ quán sẽ không xuất hiện từ bên trong. Như vậy, người ta thiền định trong một trạng thái vượt ngoài ngôn từ và công thức chỉ theo nghĩa là không thể xác định hay nhận ra bất cứ thứ gì! Nó dựa trên luân hồi, nó có bản chất của vô minh. Kinh nghiệm không lời, không rõ ràng này giống với trạng thái của trí tuệ ban sơ, trạng thái vượt khỏi ngôn từ, tư tưởng và sự diễn đạt, nó phát sinh sức mạnh của tuệ quán *** đã được hoàn thiện và bản tính nền tảng, sâu sắc đã được hiện thực hóa như nó vốn có, chỉ trong chừng mực cả hai đều không thể diễn tả được! Tuy nhiên, chúng khác nhau tùy theo sự phát sinh hay nói cách khác là sự chắc chắn dứt khoát liên quan đến bản tính nền tảng và trong việc từ bỏ hoặc loại trừ những nghi ngờ và quan niệm sai lầm về nó, vân vân. Hai trạng thái này khác nhau giống như trải nghiệm mở hoặc nhắm mắt. Điều này có thể hiểu được từ kinh nghiệm nội tâm của chính mình. Trạng thái sau, trạng thái của trí tuệ bản nguyên, dựa vào tỉnh giác, nền tảng vô nhiễm và cao quý của trí tuệ nguyên sơ tự sinh. Nếu người ta quen dần với trạng thái này, trí tuệ toàn giác (biểu hiện của tính giác), có khả năng phân biệt các hiện tượng theo đặc tính cụ thể và tổng quát, có thể khiến tất cả nhữnng phẩm chất là dấu hiệu của con đường phát sinh một cách dễ dàng. Đây là lý do tại sao hai trạng thái vừa đề cập phải được phân biệt. Ngoại trừ những người đã tu tập *** trong các kiếp trước và có kinh nghiệm về nó, đây là điều mà chúng sinh bình thường khó nhận ra, hậu quả là họ mắc nhiều sai lầm. Nếu trong thời thiền, những người mới thực hành phân tích quá nhiều và lo lắng về chuyện liệu trạng thái tinh thần của họ là tâm trí bình thường hay tỉnh giác, ý thức hay trí tuệ bản nguyên, nền tảng phổ quát hay pháp thân, họ sẽ bị phân tâm và bối rối. Đây chỉ là những trạng thái dò xét tri thức và không giúp ích gì trong việc nhận ra bản tính nền tảng của tâm trí. Do đó, điều cần nhớ trong tâm là một trạng thái tự nhiên không gượng ép chính là tinh hoa của thiền định. Như đã nói:

Nếu bạn nhận ra chính những suy nghĩ của bạn là pháp tính,

Không cần phải tìm kiến pháp giới ở nơi nào khác.

Như ngài Milarepa nói:

Nếu về điều không thể nghĩ bàn bạn biết bạn có thể thiền thế nào,

Lưỡi dao phiền não của bạn gỉ sét, độ sắc bén của nó biến mất.116

Nhưng nếu bạn suy nghĩ, quán chiếu quá nhiều,

Bạn có thiền thế nào đi nữa, bạn đang trong cái bẫy của ảo tưởng.



Do đó, kinh nghiệm bên trong về pháp tính sẽ dần dần và tất yếu sẽ dẫn đến độ chắc chắn và xác tín về nó. Mặt khác, chỉ suy đoán sẽ không dẫn đến đâu cả.

Bây giờ, về ý nghĩa của thuật ngữ mi je: Hành động (nghiệp) và phiền não được cho là không thể tách rời (mi je) khỏi đau khổ. Tuy nhiên, từ này cũng có nghĩa là “sức chịu đựng” hay “sự nhẫn nại vĩ đại, như đã được giải thích trong Hoa Sen Trắng, bình luận về Kho tàng quý giá của viên ngọc như ý 117 (Gyalwa Longchenpa). Cá nhân tôi thấy không có cách giải thích nào khác cho thuật ngữ này.

Cuối cùng, khi người ta đạt đến kết quả tối thượng, trạng thái bao la tinh khiết, thoát khỏi mọi bức màn che chướng, người ta chứng nhập bản tính nền tảng tối hậu của pháp giới, nơi hình sắc và tính không hợp nhất không thể chia tách. Từ quan điểm dựa trên khía cạnh của tính thanh tịnh nguyên thủy, sự bao la này là pháp thân của tính sáng bên trong. Từ quan điểm trên khía cạnh của hình sắc không bị ngăn che, sự tự kinh nghiệm của chính nó, hiện diện tự phát, đó là một loạt các cõi báo thân Phật, vân vân. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tốt nhất nên hiểu rằng hai (thân: pháp thân và báo thân) này không thể phân biệt được về mặt khác nhau, trước hoặc sau, những khoảnh khắc trong thời gian, vân vân. Cả hai hợp nhất không thể phân chia trong trạng thái bình đẳng.

Một vật được nhìn thấy và người nhìn không có sự tồn tại trong phương thức tối cao của pháp tính. Về bản chất chúng đều có cùng một trạng thái bình đẳng. Tuy nhiên, hàng loại các thân giác ngộ và các cõi Phật khởi lên từ pháp tính biểu hiện một cách rõ ràng và không ngừng. Do đó, tôi nghĩ rằng không có mâu thuẫn khi coi cái sau là không thể tách rời (với pháp tính). Đối tượng cuối cùng cần được chứng ngộ là trí tuệ thanh tịnh, tối thượng, nguyên sơ, nó thấy được tính chất không thể phân chia của hai chân lý.

Vì thế, ở đây, để trả lời các câu hỏi của bạn, tôi đã viết ra chính xác những gì tôi nghĩ đến. Đây không phải là một cuộc điều tra phân tích dựa trên những bình luận có thẩm quyền. Vì trong tâm trí khái niệm có nhiều điều không chắc chắn và không thể xác định rõ ràng, nên có thể còn nhiều sai sót trong những gì tôi đã viết. Do vậy, hãy đọc điều này với con mắt thanh tịnh của Pháp, so sánh nó với những bình luận có thể tin cậy được, chẳng hạn như những bài viết của Đấng Toàn Tri Vĩ Đại (Longchenpa), và bỏ qua bất cứ điều gì sai lầm.

Để trả lời câu hỏi của Khenpo Jigme Drayang uyên bác, một người có khả năng diễn giải kinh điển và mật điển về cả kinh văn lẫn lý luận, Pema Namgyal viết bất cứ điều gì nảy ra trong tâm trí khi ông đang ốm trên giường.
Thiện hạnh!
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
5

CHỌN RA TỪ LỜI DẠY CỦA

ĐẠI THÀNH TỰU GIẢ SHERAB YARPHEL


Đây là một trình bày ngắn gọn về nền tảng, con đường và kết quả, được minh họa bằng những ví dụ và dễ hiểu, lấy từ các tác phẩm của đại thành tựu Sherab Yarphel, người đã chứng ngộ chân lý của pháp tính trên con đường cao quý.

Nền tảng chung (của cả luân hồi và niết bàn), bản tính nền tảng của tự tính Phật, được cho là không thể phân chia giữa tính thanh tịnh nguyên thủy và hiện diện tự nhiên. Từ quan điểm về bản tính tối hậu, thanh tịnh bản nguyên, như lai tạng tồn tại trong suốt ba thời, không chuyển động hay thay đổi, không tăng hay giảm. Nó không có trung tâm hay chu vi, vượt khỏi mọi phân biệt về khái niệm và ngôn từ. Nhìn trên quan điểm về đặc tính sáng chói của nó, mặc dù bản thân nó không có màu sắc hay đặc trưng xác định, tuy nhiên nó là nền tảng, hiện diện tự phát và không ngừng nghỉ, từ đó mọi sự vật phát sinh. Vượt ngoài cả hiện tượng và tâm trí, pháp tính tự nó là tính sáng bên trong, niêm phong bên ngoài của nó chưa hề bị phá vỡ. Nó giống như ánh sáng của pha lê, một loại ánh sáng tụ hợp bên trong. Trong khi pháp tính là bất biến, sự phô diễn tự nhiên của năng lực nhận thức biểu lộ theo nhiều cách khác nhau, ánh sáng tỏa ra bên ngoài hiển thị như những hình tướng hiện tượng của luân hồi, niết bàn và con đường. Tuy nhiên, nếu những hiện tượng này được khảo sát, chúng sẽ được thấy là không có sinh, trụ, diệt. Giống như khi một tia sáng mặt trời chiếu vào một viên pha lê, ánh sáng bên trong sau đó sẽ tán xạ ra bên ngoài, mặc dù về bản chất, sự tán xạ ra ngoài này không có sự “sự ra”.

Như một cách để minh họa kết quả (sự hoàn hảo của các phẩm tính từ bỏ và giác ngộ), người ta có thể nói rằng khi những tia sáng mặt trời biến mất, ánh sáng của pha lê được tái hấp thụ vào ánh sáng bên trong của nó.

Hiện giờ, rất nhiều giai đoạn của con đường khi chúng xuất hiện, từ nghiên cứu và nội quán trở đi, hay, một lần nữa, tất cả những hình tướng của nền tảng, xảy ra bên trong nền tảng, pháp tính hay nhận biết, giống như một vỏ ốc xà cừ trắng. Xét theo cùng một ví dụ, tất cả những giai đoạn này giống với sự xuất hiện và nhận biết về vỏ ốc xà cừ màu trắng này là màu vàng của một người mắc bệnh vàng da. Điều này tương ứng với nền tảng phổ quát và ý thức của nền tảng phổ quát, từ đó phát triển năm thức giác quan và đối tượng của chúng, giống như màu vàng xuất hiện đối với cơ quan thị giác (bị bệnh) và tâm thức cho rằng đối tượng là thực sự tồn tại.118 Sự chấp ngã phát sinh một cách tự nhiên trong tâm thức được gọi là “tâm thức ô nhiễm”.119 Nó giống như một đứa trẻ có năng lực tinh thần chưa phát triển và nghĩ rằng vỏ ốc xà cừ thực sự có màu vàng.

Trong trường hợp của người bình thường, việc nghiên cứu, suy ngẫm và thiền định ở mức độ tri thức đơn thuần có thể dẫn đến sự chắc chắn về tính vắng mặt của sự tồn tại đích thực. Không cần phải nói rằng họ khó thấy được trạng thái thanh tịnh bản nguyên, như lai tạng. Những người như vậy thậm chí không thể nắm bắt được hình tướng và khái niệm mê lầm. Họ giống người già bị bệnh vàng da, không thể nhìn thấy màu sắc của vỏ ốc xà cừ như nó vốn có, không thể nắm bắt nhận thức về độ vàng của nó.

Tuy nhiên, thông qua thực hành về chỉ và quán, các hình tướng mê lầm và các hiểu biết sai lầm dần dần giảm bớt để cuối cùng cái thấy về “nhất vị” được nhận ra, nền tảng phổ quát được thanh lọc một phần và pháp thân hay như lai tạng trở nên (một phần) dễ thấy. Nếu điều này được thừa nhận là chân lý tối hậu của pháp tính, và nếu những khía cạnh bất tịnh của nền tảng phổ quát được thừa nhận là hiện tượng tương đối, sai lầm và lừa dối, thì vấn đề trở nên dễ hiểu. Điều này tương tự như một người được chữa khỏi một phần bệnh vàng da và kết quả là người đó có thể nhận ra những mảng màu trắng ở rìa vỏ ốc xà cừ, trong khi những vùng khác có vẻ là màu vàng. Cuối cùng, thông qua thiền định về các chính đạo, kết quả của sự tịnh chỉ đích thực, pháp thân không có trung tâm và chu vi được chứng nhập, điều này giống như một người được chữa khỏi bệnh vàng da hoàn toàn và có thể nhìn thấy toàn bộ ốc xà cừ, từ trung tâm tới các cạnh của nó, hoàn toàn trắng.

Vì, như đã nói, mỗi ví dụ chỉ có thể minh họa một phần đối tượng được đề cập đến, vì nếu nó bao trùm mọi khía cạnh của sự vật thì nó phải chính là sự vật đó, điều quan trọng là phải phân biệt hai trường hợp. Và chính vì nhờ vào “trí tuệ ví dụ” (cái biểu đạt) mà “trí tuệ tối hậu” (cái được biểu đạt) đươc so sánh, nên người ta nói rằng “Nhờ có ví dụ, mà đối tượng tương quan của nó được nhận ra, nhờ lý lẽ được đưa ra, niềm tin được gia tăng”.

Một mặt, có một tiến trình tiến triển trong đó tám thức dần dần bộc lộ, cùng với những nhận thức sai lầm của chúng, chúng không ngừng sinh sôi nảy nở và ngày càng trở nên thô thiển. Mặt khác, có những quy trình ngược lại, nhờ đó, thiền định về các chính đạo, tám thức giảm dần và ngày càng trở nên vi tế cho đến lúc cuối cùng chúng bị nắm bắt. Hai quá trình này được minh họa bằng sự tròn và khuyết của mặt trăng. Tương tự như vậy, cả nền tảng và kết quả đều có thể được minh họa bằng ánh sáng bên trong của mặt trăng đen. Cho nên biết nghiên cứu, quán chiếu và thiền định thì sẽ chứng ngộ được chân lý tối thượng.

Bây giờ tiếp theo là một trình bày ngắn gọn về luân hồi, niết bàn và con đường. Từ quan điểm về tính không, bản tính tối hậu của tính giác là thanh tịnh bản nguyên và vì vậy nó không phải là thứ có thể được tưởng tượng, mô tả, hoặc khảo sát. Tuy nhiên, khi nó được xem xét từ quan điểm về hình dáng bề ngoài, mặc dù tính giác, tâm trí giác ngộ, không tồn tại như bất cứ thứ gì, nó giống như không gian, là nền tảng mà từ đó mọi thứ có thể phát sinh. Năng lực sáng tạo của tính giác, năng lực biểu hiện hoàn toàn không chướng ngại, giống như bề mặt của một tấm gương trong suốt hoàn toàn không có vết nhơ. Sự phô diễn của nó là một dãy các hiện tượng khởi lên như những hình tướng khác nhau của vũ trụ và chúng sinh, theo cách của tám ví dụ về ảo tưởng.120

Bây giờ, đối với sự phô diễn này, cả hình tướng được nhận thức lẫn đối tượng của nhận thức đều được đặt ra,121 mặc dù chúng không tồn tại ở thế giới bên trong cũng như bên ngoài. Chúng xảy ra theo cách những hình ảnh phản chiếu và giống như tám ví dụ về ảo ảnh. Trong khi nhìn chung người ta nói về các sự vật và bản chất của chúng thì thay vào đó, theo truyền thống Nyingma, chúng ta nói rằng các sự vật không tồn tại trong khi chúng xuất hiện rõ ràng. Chúng tôi cũng nói rằng các tâm chủ đạo và các nhân tố tinh thần xuất hiện như sự phô bày bất tịnh năng lực sáng tạo của tính giác.

Tóm lại, tính giác tồn tại không phải là luân hồi hay niết bàn, tuy nhiên nó là nền tảng không bị ngăn trở mà từ đó mọi thứ phát sinh. Sức mạnh sáng tạo của tính giác là năng lực mà từ đó cả luân hồi và niết bàn đều có thể biểu hiện. Sự phô diễn của năng lực sáng tạo này là một loạt các hình tướng rõ ràng, không tồn tại như tâm trí hay cái gì khác ngoài tâm trí, và trống rỗng, trong sáng và không có nền tảng. Do đó, chúng ta nên hiểu rằng năng lực sáng tạo và sự phô diễn (của tính giác) đều không có căn cứ và không có gốc rễ, với kết quả là khi đạt được giải thoát, giống như khi thức dậy từ một giấc mơ, mọi sự vật và thuộc tính của chúng đều được thanh lọc vào trạng thái nguyên bản và không còn khuấy động nào nữa từ trạng thái tự nhiên, nguyên sơ của tính giác tự nhận thức, pháp thân bất biến.

Luận điểm này có thể được trình bày bằng những thuật ngữ ngắn hơn. Quyền năng sáng tạo hay sự biểu lộ đề cập đến khả năng của tính giác để mang lại sự biểu hiện khác nhau của cả luân hồi và niết bàn. Nó giống như ánh sáng mặt trời, khiến hoa sen nở ra và hoa huệ ban đêm khép lại. Phô diễn đề cập đến tính giác biểu lộ qua ánh sáng rực rỡ của nó hoặc mặt trời qua các tia sáng của nó. Trang nghiêm ám chỉ sự tự kinh nghiệm của tính giác, khi được nhận biết, là sự trang hoàng cho bản tính tự sinh của tính giác, như những đám mây cầu vồng, và mặt trời, mặt trăng, các vì sao tô điểm bầu trời.

Nền tảng hoàn toàn thanh tịnh của mọi đối tượng kiến thức được gọi là “mở rộng tối thượng”. Tâm trí hoàn toàn thanh tịnh và các yếu tố tinh thần là “những người biết” hay tác nhân của kiến thức, được gọi là “trí tuệ bản nguyên tự nhận thức”.

Vào thời điểm của các con đường cao và thấp (luân hồi và niết bàn) bản tính của tâm trí được coi là “pháp tính” khi đề cập đến khía cạnh trống rỗng của nó. Về khía cạnh hình dáng bên ngoài của nó, tâm trí và chúng sinh được phú cho tâm trí được gọi tương ứng là “các thuộc tính” và “người sở hữu các thuộc tính”.

Hơn nữa, từ góc nhìn của các phương tiện thiện xảo ở mức độ tương đối, người ta hay nói về chân lý của con đường, hoặc các chính đạo, còn từ góc độ kết quả tối thượng được tạo ra bởi các phương tiện thiện xảo đó, người ta nói về chân lý của sự tịch diệt, hay chân đoạn tận.

Các hiện tượng xuất hiện không phải là tâm trí nhưng chúng chẳng khác gì ngoài sự xuất hiện của các khuynh hướng thói quen tâm trí. Do đó, nếu chúng được đánh giá dưới dạng chủ thể (tâm trí), chúng được coi là những hình dạng trống rỗng.Những hình ảnh phản chiếu của các đối tượng xuất hiện (nghĩa là kinh nghiệm, hoặc nhận thức hoàn toàn chủ quan của tâm trí về các đối tượng đó) tự chúng không phải là các đối tượng xuất hiện, và chúng cũng không phải là sự xuất hiện của một cái gì khác, cái gì đó khác với đối tượng xuất hiện. Do đó, ngay cả khi các hiện tượng được đánh giá dưới dạng đối tượng, chúng cũng chỉ là những hình thái trống rỗng.

Tương tự, những hình tướng được biết đến là giả ảo và không có sự tồn tại đích thực được gọi là “tương quan đúng đắn”. Những thứ được coi là đúng gọi là “tương quan sai”.122

Kiến thức thông qua yếu tố tinh thần phân biệt rằng các hiện tượng không có bản thể nội tại được biết đến như là “tối hậu tượng trưng”. Chứng ngộ trí tuệ bản nguyên cao quý của sự hợp nhất (hình sắc và tính không) của nhất vị bất khả phân của các hiện tượng gọi là “tối thượng không tượng trưng”.

Như được nói trong các mật điển rằng “tâm trí là uẩn của bốn danh”.123 Nhận thức (tưởng) nắm bắt các đặc trưng của sự vật và được phân loại thành nhỏ, trung bình và lớn. Cảm giác (thọ) gắn chặt vào các kinh nghiệm dễ chịu, đau đớn hoặc trung tính. Các nhân tố điều kiện (hành) cấu thành những nỗ lực biểu lộ và là năm mươi mốt khuynh hướng tâm lý. Ý (thức) là cái nhận biết và được phân biệt thành tám loại. Bây giờ, nếu đệ tử không có kinh nghiệm (về cái thấy) vượt ngoài mọi tham chiếu, siêu nghiệm bốn danh uẩn này, thì đạo sư sẽ không thể giới thiệu cho họ bản tính của tâm trí và các đệ tử sẽ thấy khó hiểu.

Đặc biệt, khi ý thức tinh thần hòa tan vào nền tảng phổ quát và sau đó thức tỉnh như pháp thân, điều này được gọi là “trí tuệ về tính không”. Vào lúc đó, thức (là một trong các uẩn) chấm dứt. Như trong Ratnakuta 124 có nói: “Mặc dù chúng thoát khỏi tâm trí bình thường, ý, và thức, chúng vẫn chưa từ bỏ trạng thái tập trung. Đây là bí mật không thể nghĩ bàn của tâm trí như lai”. Tương tự, khi một người thoát khỏi ý thức tinh thần, vì nó không còn biểu hiện nữa, trạng thái này được gọi là sự vắng mặt của các đặc tính khái niệm, hay sự vắng mặt của bản thể nội tại. Khi điều này xảy ra, nhận thức (tưởng) với tư cách là một trong các uẩn chấm dứt. Và vì vào thời điểm đó, không có kinh nghiệm tinh thần bên trong cũng như không có sự nắm bắt nào đó ở bên ngoài, nên thọ uẩn chấm dứt. Khi điều này xảy ra, vì mọi nỗ lực liên quan đến kỳ vọng của một người đều sụp đổ và bất cứ thứ gì sinh khởi đều lắng xuống một cách tự nhiên thì tập hợp các yếu tố điều kiện (hành uẩn) cũng chấm dứt. Dù những nhận xét này đúng hay sai (khi so sánh với các kinh điển, mật điển và những chỉ dẫn cốt lõi), những gì tôi viết đều tương ứng với kinh nghiệm của chính tôi.

Nếu một người biết cách thiền định đúng đắn về tính không, thoát khỏi các đặc tính khái niệm và không mong đợi, người đó sẽ nắm giữ con đường đến giải thoát và toàn giác. Nếu không có ba cánh cửa giải thoát hoàn hảo này, sự giải thoát và toàn giác sẽ khó đạt được. Tại sao vậy? Bởi vì khi một người tu hành trong tính không, người đó sẽ thành tựu pháp thân. Nếu tu luyện trong sự tự do thoát khỏi những đặc tính khái niệm, người đó sẽ thành tựu báo thân. Nếu tu tập trong trạng thái không mong cầu, người đó sẽ thành tựu hóa thân. Có thể nói rằng cái thấy tương ứng với tính không, thiền định tương ứng với việc thoát khỏi các đặc tính khái niệm, hành động tương ứng với sự thiếu vắng của tâm mong đợi. Hay, một lần nữa, người ta có thể nói rằng cái thấy không thể được chỉ ra, thiền định hoàn toàn vượt xa (người thiền và cái gì đó được thiền về), và hành động thì nằm ngoài mọi mong đợi. Tất cả các tuyên bố này đều tương thích với nhau và không có mâu thuẫn giữa chúng.

Về cách tu luyện trong ba cửa giải thoát hoàn hảo, có thể nói như sau. Khi thực hành thiền chỉ samatha không bị xao lãng, người ta nên ở trong trạng thái tự nhiên, tự do, không suy tư và thiền định, vượt qua hy vọng và sợ hãi, nghĩa là ở trạng thái mà bất cứ thứ gì phát sinh đều tự nhiên lắng xuống. Đây là trạng thái chiếu sáng tự nhiên, một trạng thái tỉnh thức rộng rãi của tính không trong đó nhận thức (thông thường), suy nghĩ (thông thường), và hiểu biết (thông thường) đều không còn hiện diện nữa.

Như được nói trong Những lời kim cương: 125

Sự chói ngời của tính giác xuất hiện đột ngột trong trạng thái an trú tĩnh lặng.

Tỉnh thức rộng rãi về nó là tuệ quán sâu xa.

Và:

Có sự thư giãn hoàn toàn nhưng không bám víu vào nó.

Có chuyển động sống động nhưng không xác định nó.

Có sự lắng xuống những không hồi tưởng.

Đây gọi là ba thân tự phát.

Nếu vì không nhớ, người ta bị xao lãng khỏi trạng thái an trú tĩnh lặng, và suy nghĩ, nhận thức, cùng với hiểu biết xảy ra, người ta nên hiểu rằng điều này là hoàn toàn không mong muốn.

Vì vậy, chừng nào người ta chưa nhận ra rằng mọi hiện tượng đều là đối tượng của kiến thức vốn không có sinh ra, duy trì, và chấm dứt, và rằng tâm trí, kẻ biết, cũng thoát khỏi sinh, trụ, diệt, thì chừng đó bản tính của tâm trí vẫn chưa được nhận ra.

Một số người kiêu hãnh khẳng định rằng dù người ta thiền như thế nào, trừ những trạng thái tinh thần xuất hiện và tan rã ngay lập tức, không có đối tượng lẫn chủ thể của thiền định. Nhưng nếu trạng thái này được khảo sát, nó chỉ là nền tảng phổ quát, không phải pháp thân. Bởi vì khi nền tảng phổ quát hòa tan vào pháp thân, vẫn còn lại những hình tướng của tính sáng tỏ để thiền định, mặc dù không có người thiền, một sự kiện được chứng minh bằng kinh nghiệm.

Nếu nhập thiền chỉ samatha bất động, người ta có thể, với trí tuệ sáng suốt và không sai lầm, khảo sát một cách hiệu quả bốn đại (tất cả đều có khả năng bị hủy diệt và tan rã) như bản chất đặc trưng của sắc, những yếu tố nhỏ hơn cấu thành năm giác quan và năm đối tượng của chúng, cũng như những hình dạng không thể nhận biết được, vân vân, tóm lại, nếu người ta có thể nghiên cứu cả hiện tượng bên ngoài và tâm trí bên trong, thì ngoài trạng thái khác nhau của chúng, dù thấp kém hay tối cao, tất cả chúng đều có thể được tìm thấy đi đến cùng một điểm. Đúng như đức Phật đã tuyên thuyết với Ca Diếp: “Trí tuệ nhận biết mọi hiện tượng là gì? Nó cốt ở việc siêng năng tìm kiếm tâm trí”. Ngài cũng nói, “Điều này là khó nhận ra nhất khi việc học tập, quán chiếu và thiền định của một người không tập trung vào các hiện tượng của tâm trí”.

Trong khi bản thân nền tảng là không thể phân chia, xét về hình dáng bề ngoài của nền tảng, có vô số sự phân loại, chẳng hạn như các thừa kế tiếp nhau, vân vân. Như Maitreya đã nói ( trong Abhisamayalamkara):

Bởi vì pháp giới không có sự phân chia,

Phật tính cũng không thể phân chia.

Thông qua các đối tượng cụ thể dựa trên nó,

Nó quả thực có thể được phân loại.

Khi người ta duy trì chính đạo, sự tập trung đạt được qua thiền chỉ samatha, trong khi sức mạnh của trí nhớ được đặt nền trên ***. Đây là giáo lý của kinh Trí Tuệ Bản Nguyên Mở Rộng.126

Cái thấy là sự chứng ngộ về pháp tính, hiện diện nguyên thủy, trống rỗng, sáng chói, không có trung tâm và chu vi, vượt khỏi mọi nhận dạng. Thiền là duy trì không có ý tưởng, không có đặc tính khái niệm, và không tham chiếu đến bất cứ điều gì – trong chánh niệm không ngừng và không xao lãng về pháp tính. Hành động là không bám chặt vào cái thấy, trong khi thiền định để mọi chuyển động tinh thần trong một cách thế tự nhiên, thư giãn và tự do. Khi bản tính trống rỗng, đặc trưng sáng chói và năng lực nhận thức toàn khắp được hòa trộn với nhau thành một nút thắt duy nhất không thể phân chia và do đó được làm chủ, điều này tạo thành kết quả. Nếu bạn trở nên tinh thông trên chính đạo này, hoàn toàn thanh tịnh, chắc chắn bạn sẽ hiện thực hóa được sự diệt khổ chân thực. Vậy hãy giữ điều này trong tâm bạn!

Những lời dạy này được Sherab Yarphel ban cho. Đó là những lời của một người đã thực sự chứng ngộ được chân lý của pháp trên con đường cao quý, và vì lý do này, tôi nghĩ rằng chúng vô cùng có ý nghĩa. Nếu một người nghiên cứu những giáo lý của vị Pháp vương này, chẳng hạn những hướng dẫn chi tiết của ông về cách bảo lưu cái nhìn trần trụi về tính giác tự nhận thức (chỉ dẫn cao nhất của truyèn thống Đại Toàn Thiện), và nếu một người nghiên cứu những giáo lý cô đọng trong những phần thiết yếu của chúng, tất cả những chỉ dẫn và định hướng về thiền đối với các giáo huấn cốt lõi của Đại Ấn, Đại Toàn Thiện, và Đại Trung Quán, người ta sẽ hiểu tất cả những điểm cốt yếu của chúng, và những quan điểm cụ thể về chúng sẽ vô cùng rõ ràng.
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
6

THÊM TỪ SHERAB YARPHEL



Bậc thế tôn trong một đời đã đạt giác ngộ,

Tên là Bát Nhã, thật ý nghĩa khi nghe

Đến ngài và tập hội của mọi thành tựu giả

Tôi cúi đầu, khẩn cầu lực gia trì để tâm trí tôi được chín muồi và giải thoát.

Tất cả các bạn những người mong ước giải thoát, đây là cách mà các bạn nền thực hành. Đầu tiên, nếu các bạn không có ước muốn cao cả để giải thoát bản thân một cách dứt khoát khỏi luân hồi, thì dù bạn có siêng năng và liên tục trong nỗ lực sống đạo đức với thân, khẩu, ý, tất cả những gì bạn đang làm chỉ là trả công dịch vụ đầu môi chót lưỡi, một sự giả vờ. Do đó, hãy sử dụng những quyền tự do và thuận lợi của mình một cách có ý nghĩa, và giống như Geshe Chenggawa,127 hãy vui vẻ thực hành thiện hạnh cả ngày lẫn đêm.

Hãy suy ngẫm về vô thường và tính mong manh của cuộc đời bạn. Nhớ rằng không thể chắc chắn khi nào kẻ thù của bạn, Thần Chết, sẽ đến với bạn. Bạn không biết chuyện gì sẽ đến trước, ngày mai hay kiếp sau. Trong tinh thần sợ hãi, kinh khiếp, và có thể đoán trước, hãy giống như Geshe Kharak Gomchung,128 không có bất cứ hứng thú nào với các hình sắc của cuộc sống hiện tại.

Khi bạn nghĩ về cách mà các hành động thiện và ác chín muồi, hãy nhớ rằng tất cả những trải nghiệm về hạnh phúc và đau khổ trong những đời tương lai của bạn đặc biệt phụ thuộc vào thái độ và ý định của bạn. Do đó, hãy giống như Geshe Ben Gungyal,129 và kiềm chế đừng trộn lẫn suy nghĩ tiêu cực dù nhỏ nhất với bất kỳ hoạt động thiện hạnh nào của bạn.

Hãy lưu ý cẩn thận về con đường trong đó toàn thể luân hồi đều khiếm khuyết trong bản chất và hãy coi nó như một hố lửa hoặc vùng đất của ma quỷ, hãy né tránh sự hoàn hảo và xa hoa của cuộc sống này và thay vào đó hãy giống như Nanda trẻ tuổi khi ông đã nhìn thấy cõi địa ngục.330

Vì bất cứ hy vọng và mong đợi nào bạn có về lợi ích tinh thần và vật chất sẽ không bao giờ được đáp ứng đầy đủ theo những mong muốn của bạn, mà sẽ chỉ là nguồn gốc của đau khổ, hãy từ bỏ tất cả những hy vọng như vậy và hãy giống như Serkyamo, người đã làm chính xác như vậy và trở nên hạnh phúc hơn nhiều.

Hãy từ bỏ mong muốn bảo vệ và duy trì tài sản của mình, tích trữ sự giàu có và tăng cường lợi nhuận của bạn. Hãy giống như con chim nước, vứt đi cá chết và sống mãn nguyện.

Bị phân tâm bởi một người bạn đời, bạn sẽ luôn khổ sở và thiện hạnh của bạn sẽ suy giảm. Vì vậy, hãy từ bỏ cuộc sống gia đình, bạn sẽ hạnh phúc như vừa thoát khỏi tổ rắn.

Thay vào đó hãy sống cô tịch vì ở đó sự tập trung thiền định sẽ xuất hiện tự nhiên, những phương cách bất thiện sẽ giảm bớt và thiện hạnh sẽ tăng trưởng. Bạn sẽ giống như người thợ săn trong chuyện kể, đã thấy lợi ích của việc độc cư, sống cuộc đời ẩn sĩ và đạt được sự ổn định tinh thần cao độ.

Mặt khác, ngay cả khi bạn sống cô độc, nếu bạn không thể giải phóng tâm trí của bạn khỏi những suy nghĩ và phiền nhiễu, về mặt thể chất, bạn có thể trông giống như một thiền giả vĩ đại, nhưng tâm trí của bạn sẽ giống như một khu chợ. Ngược lại, chính tâm trí bạn mới là nơi cô tịch.

Để đạt được khả năng quán tưởng vững vàng, bạn phải sống một mình. Hãy giống như cô gái chỉ đeo một chiếc vòng tay và đạt được mọi mục tiêu của cô ấy.

Sự chân thành là cửa ngõ dẫn đến ánh sáng Pháp. Vì vậy bạn nên từ bỏ thái độ bè phái đối với các hệ thống giáo lý khác, thay vào đó thực hành nhận thức thanh tịnh đối với toàn bộ chúng.

Vì nền tảng của mọi phẩm chất như vậy là kỷ luật, bạn nên quý trọng những lời thề và giới luật của mình giống như con người của mắt bạn.

Vì gốc rễ con đường Đại Thừa là tư tưởng và hành động vì tha nhân, hãy rèn luyện tâm trí bạn trong bồ đề tâm quý giá, với từ và bi, trân trọng người khác hơn chính mình.

Tinh hoa giáo lý của Phật Đà nằm ở sự truyền thừa và khai ngộ. Do đó, với khả năng trí thức tốt nhất của bạn, hãy cố gắng nghiên cứu, quán chiếu và thiền định về các giáo lý, cùng với sự diễn giải, thực hành và các hoạt động liên quan đến chúng.

Điều quan trọng nhất, hãy tin chắc rằng vị thầy gốc của bạn chính là hiện thân của mọi đối tượng quy y, và xem mọi công việc của ông là những hoạt động thiện xảo mà nhờ đó chúng sinh có thể được hướng dẫn. Hãy biết ơn, ghi nhớ lòng tốt của ông. Được truyền tải bởi lòng sùng kính và thông qua sức mạnh mãnh liệt của niềm khao khát, bạn sẽ có thể chuyển hóa tâm trí mình. Bằng cách hồi tưởng lại ông nhiều lần mà không bao giờ quên, bạn sẽ có thể dừng lại những nhận thức thông thường của mình. Và nếu, với lòng sùng mộ khao khát được phú cho bốn đặc điểm này, bạn có thể hoàn toàn nương dựa vào ông và nhất tâm cầu nguyện đến ông, bạn sẽ ngay lập tức nhận được sự ban phúc của ông; những phiền não của bạn sẽ lập tức dừng lại và trí tuệ của bạn sẽ ngay lập tức trở nên sâu sắc hơn. Mọi lỗi lầm của bạn sẽ được xua tan và những phẩm chất tốt đẹp sẽ tăng trưởng như hơi ấm của mùa hè. Những điều này sẽ tự phát sinh bất ngờ.

Trong khi bạn đang tu tập thiền định về tâm trí, đừng tự hỏi rằng liệu bạn đã thấy hay chứng ngộ bản tính nền tảng hay chưa. Chỉ cần không có hy vọng hoặc sợ hãi, và sống thư giãn sâu sắc bên trong. Đừng lo lắng về chuyện bạn đúng hay sai. Một điểm chính yếu quan trọng cho sự thực hành liên tục như dòng chảy của bạn nằm trong ba hướng dẫn này.

Đừng cố gắng thành tựu tính không; đừng ngăn chặn các hình tướng. Hai điểm này có ý nghĩa tương ứng với các giai đoạn thiền định và sau thiền định.

Đặc biệt, đừng cố gắng mạnh mẽ để làm tâm trí bạn tĩnh lặng. Đừng đình chỉ chuyển động của nó và đừng tu tập chánh niệm. Quả thực, nếu tâm trí bạn tĩnh lặng, điều sống còn là hãy để kệ nó trong trong dòng chảy tự nhiên, không tập trung vào những gì xuất hiện. Nếu tâm trí bạn đang chuyển động, một lần nữa, điều thiết yếu là để nó như vậy, không bám chặt vào nó, không chỉnh sửa hay điều khiển nó. Và nếu bạn đang trong trạng thái chánh niệm, một lần nữa, điều quan trọng là phải ở đó một cách tự do mà không góp thêm bất cứ sức lực nào vào niềm hy vọng, nỗi sợ hãi hoặc các pháp đối trị của chúng. Ba điểm này có tầm quan trọng lớn nhất. Vì kết quả của việc rèn luyện tĩnh lặng, chuyển động và chánh niệm là báo thân, hóa thân, pháp thân, nên bạn rèn luyện bản thân ở khía cạnh nào không thành vấn đề. Vì thế, đừng chấp nhận một thứ và từ chối những thứ khác.

Quan trọng hơn, sẽ là không đúng khi duy trì tính nhị nguyên của người quan sát và địa điểm hoặc đối tượng được quan sát. Như được nói: “Đừng tìm thứ bị quan sát, hãy tìm người quan sát”.

Nếu nó bình lặng, thì tâm trí này, trong sự tĩnh lặng của nó, không nên làm gì khác ngoài việc giữ nguyên tính tự nhiên của nó. Nếu nó chuyển động, thì tâm trí này, khi nó chuyển động, không nên làm gì khác ngoài việc giữ nguyên tính tự nhiên của nó. Nếu nó đang chánh niệm, thì tâm trí này, trong trạng thái chánh niệm, không nên quan sát bất cứ điều gì khác mà chỉ giữ nguyên trạng thái tự nhiên của nó. Tóm lại, dù tâm trí bạn tĩnh lặng, chuyển động hay chánh niệm, nó không bao giờ nên có hai đối tượng để chú ý, như người quan sát và vật được quan sát, người hành thiền và đối tượng thiền. Vì nếu bạn hành thiền theo cách nhị nguyên này, sức mạnh để đạt được giải thoát sẽ là nhỏ.

Vì vậy, theo đuổi việc thực hành của bạn trong sự chắc chắn rằng bản chất, đặc tính và năng lực nhận thức (chỉ khác nhau về ý nghĩa trên các phương diện khác nhau của pháp tính) là không thể phân chia. Nếu bạn làm vậy, thì sự tĩnh lặng, chuyển động và chánh niệm sẽ khởi sinh như trí tuệ bản nguyên.

Để soi một chút ánh sáng vào thực hành của Ayu và Mati, hai lama từ Ju, những người đắm chìm trong tu tập tam vô lậu học, Tôi, ông già Tsering Drugyal ,131 đã trích một vài đoạn từ lời dạy của thành tựu giả vĩ đại Sherab Yarphel, người đã đạt đến linh kiến thứ tư về sự cạn kiệt của các hiện tượng, và viết chúng vào văn bản dưới ánh sáng của một ngọn đèn bơ ở Dechen Pema Oling, nơi an cư của vị thành tựu giả vĩ đại đó:

Thiền hay không thiền đều là sự sắp đặt.

Trong trạng thái tự nhiên,

Không có người thiền và hành động thiền.

Cầu cho những thiền giả lớn tuổi này

Tìm thấy tự do thoát khỏi trói buộc của “thiền”

Và nắm giữ vương quốc vĩnh cửu của pháp thân.

Mangalam
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
7

MỘT CHỈ DẪN CHO YINOR



Namo Guru Vajradharaya!

Nếu bạn không có quyết tâm thực sự để rời bỏ luân hồi mãi mãi (biết rằng bản chất của nó là đau khổ), và nếu bạn không có lòng từ bi, cùng với thái độ quý giá của bồ đề tâm (biét rằng chúng sinh đều là cha mẹ bạn), thì dù bạn có giả vờ thiền định về các giai đoạn phát sinh và thành tựu đến mức nào, và dù bạn giả vờ trì tụng những lời cầu nguyện và thần chú đến mức nào, bất kể bạn làm gì, bạn cũng không thể đi trên con đường đích thực. Nếu bạn không nhớ những gì cần thực hiện ngay bây giờ (liên tục quên đi vô thường và cái chết) thì mọi thứ bạn làm sẽ được thực hiện vì cuộc sống hiện tại và bạn sẽ không bao giờ có thời gian để thực hành chính Pháp.

Do đó, từ lúc đầu, đừng vội vàng, mà hãy đi vào trọng tâm của việc rèn luyện tâm trí theo con đường ba giai đoạn của chúng sinh. Đây là quan trọng nhất. Bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng các kinh Đại thừa dạy con đường này, cùng với những bình luận về chúng do các đạo sư uyên bác Ấn Độ và Tây Tạng biên soạn: những bài thuyết giảng tổng quát và đặc biệt là Bảy Điểm Luyện Tâm, Nhập Bồ Tát Hạnh của Santideva, Trang Hoàng của Giải Thoát của Gampopa, vân vân. Ngoài ra, những chỉ dẫn thực hành sơ khởi trong Tâm Yếu của sự Mở Trống Bao La 132 chứa đựng những lời giải thích rất rõ ràng mang lại lợi ích to lớn cho những người mới bắt đầu thực hành. Để hiểu được nó, điều quan trọng là phải nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm vững, thực hành và hấp thụ nó càng nhiều càng tốt.

Từ khi quy y cho đến khi thực hành mật thừa, bạn nên giữ vững ở mức độ tốt nhất có thể, tùy theo năng lực tinh thần của mình, tất cả những thệ nguyện và giới luật bạn đã thọ nhận, tuân thủ chặt chẽ tất cả những gì được phép và những gì bị cấm. Nếu bạn không giữ được các thệ nguyện, bạn nên lập tức phục hồi chúng bằng cách sám hối và quyết định tu sửa một cách kiên quyết. Bằng phương tiện của bốn pháp đối trị, bạn nên trì tụng thường xuyên Lời sám hối của Bồ tát sa đọa, và mật điển Lời sám hối vắn tắt và chi tiết , trì tụng chú trăm âm càng nhiều càng tốt.

Phật Đà tuyên bố rằng chỉ có ngài và những bậc đồng đẳng với ngài mới có thể phán xét người khác; chúng sinh bình thường không thể làm được điều đó. Vì vậy, bạn không nên tìm kiếm lỗi lầm và chê bai giáo lý hoặc người khác mà thay vào đó hãy đào luyện một niềm tin khách quan và nhận thức thanh tịnh.

Với ý đồ và việc thực hiện hoàn chỉnh, hãy chắc chắn rằng bất cứ thiện hạnh nào, dù lớn hay nhỏ, mà bạn hoàn thành (bố thí, vân vân) đều trở thành con đường làm hài lòng những đấng chiến thắng. Vì nó rất quan trọng với lợi ích của chúng sinh, ngay cả trong cô tịch, bạn cũng không bao giờ nên bỏ qua thái độ tốt lành và bồ đề tâm; với thái độ thanh tịnh này, bạn nên hồi hướng cho người khác bất cứ công đức nào bạn có thể thành tựu được. Điều này rất quan trọng.

Phải thừa nhận rằng thật khó để thực hành giai đoạn phát sinh một cách thực sự hoàn hảo. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải có ít nhất một thực hành thiền định đơn giản thuộc loại khát vọng. Tất cả những điểm quan trọng trên con đường này được giải thích trong Kết quả của Sự hợp nhất 133 (của giai đoạn phát sinh và thành tựu) của Getse Mahapandita.134 Tài liệu này làm sáng tỏ tất cả các phương pháp thực hành những nghi thức theo truyền thống của chúng ta theo một cách dễ hiểu. Vì thế bạn nên tham khảo nó. Điều quan trọng nữa là bạn cần thực hành càng nhiều càng tốt trì tụng thầm và trì tụng thành tiếng các mật chú, để xua tan những che chướng của lời nói, và để trở nên lão luyện, tuân theo các chỉ dẫn trong những sách hướng dẫn về niệm chú, cùng với mọi thay đổi trong việc quán tưởng sự phát quang và tái hấp thu (của ánh sáng tùy theo các hoạt động khác nhau).

Lợi ích lớn có được từ thực hành giai đoạn thành tựu là sẽ được ban tặng các đặc tính; nhưng cũng có những nguy hiểm to lớn. Nếu bạn không xua tan được những chướng ngại, rất nhiều lỗi lầm sẽ xuất hiện và giai đoạn thành tựu sẽ khó làm chủ được. Đối với giai đoạn thành tựu không có các đặc tính, Đại Ấn và Đại Toàn Thiện, bạn phải đặt nền tảng đúng đắn như được mô tả trong những cuốn cẩm nang hướng dẫn đích thực, và thực hành từ đầu đến cuối. Hơn nữa, về Đại Toàn Thiện, có rất nhiều tài liệu được biên soạn bởi các Trì Minh Vương trong quá khứ. Trong số đó, các tác phẩm của Pháp vương toàn tri (Longchenpa), không thể phân biệt được với những giáo lý của Phổ Hiền và Kim Cang Trì, có một năng lực gia trì đặc biệt. Chúng nổi trội nhờ vào sự phong phú phi thường của những chỉ dẫn cốt lõi, chứa đầy những điểm then chốt sâu sắc. Do vậy, bạn nên xem chúng như sinh lực của con đường.

Mặt khác, nếu bạn đọc nhiều tài liệu khác kém rõ ràng hơn, bạn nên hiểu rằng hệ thống thuật ngữ được sử dụng trong các hệ thống giáo lý khác không giống nhau. Hơn nữa, do năng lực khác nhau của các đệ tử, một số đạo sư đã ban những lời dạy với những ý nghĩa ẩn tàng riêng biệt. Điều này có nghĩa là khi tham khảo các diễn tả của những tài liệu như vậy, bạn sẽ không thể cắt đứt những quan niệm sai lầm của mình và có nguy cơ xuất hiện một cơn bão tư tưởng nổi lên. Vì thế, vào thời điểm hiện tại, khi bạn là người mới bắt đầu thực hành, nếu bạn tuân theo một văn bản duy nhất của những chỉ dẫn xác thực, và nếu bạn thực hành chủ yếu theo những hướng dẫn của thầy bạn, bạn sẽ gặt hái được một vụ thu hoạch thực sự.

Các vị thầy khác nhau sẽ có cách hướng dẫn và thực hành khác nhau. Tuy nhiên, mối quan tâm chính của họ là cái mà chúng ta gọi là “tâm trí”, thứ đôi khi tỉnh giác rõ ràng và đôi lúc lại trì độn, hỗn loạn, lúc thì vui mừng khi việc thực hành công hạnh phát triển nhanh chóng nhưng lại không vui khi nó chậm chạp. Bạn nên kiểm tra kỹ xem từ đâu tâm trí này khởi lên, nó ở đâu, một khi nó đã phát sinh; và nó đi đâu, khi nào nó lắng xuống. Bạn nên tìm kiếm hình dạng và màu sắc của nó, xem nó luông giống hay khác nhau. Đừng hài lòng chỉ với kiến thức lý thuyết; hãy kiểm tra tâm trí bạn một cách kỹ lưỡng. Khi bạn tìm kiếm nó, bạn không thấy gì cả. Nó không có sự tồn tại nào hết, nó không thuộc về loại hiện tượng có đặc trưng bởi quá trình sinh, trụ, diệt. Bản chất của tâm không thể được xác định, điều này được cho là “bản chất tính không”. Tuy nhiên, tính không này chẳng phải là không có gì, một sự trống rỗng như không gian. Mọi hiện tượng của luân hồi và niết bàn, những gì xuất hiện và những gì được quy kết, đều biểu lộ rõ ràng với nó, khía cạnh này được cho là “đặc tính sáng chói” của tâm trí. Bất cứ suy nghĩ nào, tốt hay xấu, nảy sinh thông qua năng lực sáng tạo của tâm trí, nếu bạn quan sát bản chất của tính giác từ nơi chúng sinh khởi, chúng sẽ lắng xuống hoặc biến mất theo cách riêng của chúng. Khía cạnh này của tỉnh giác sáng suốt được gọi là “năng lực nhận thức”, biểu hiện của tính giác. Ba điều này: bản thể trống không, đặc tính sáng chói, và năng lực nhận thức là không tách rời nhau. Chúng có chung một bản tính. Chúng chỉ được định nghĩa như vậy trên các khía cạnh phân biệt một cách khái niệm.

Tóm lại, trạng thái thứ tư của tâm trí, không bị bóp méo bởi những ý nghĩ về quá khứ, hiện tại và tương lai, nói cách khác, trí tuệ bản nguyên tự sinh, rõ ràng, sáng chói, trong suốt, và tỉnh biết sống động, là pháp thân, trí tuệ bản nguyên an trú bên trong. Đây là thứ bạn cần chứng ngộ và giữ gìn trong dòng chảy tự nhiên của nó. Các hành giả Đại Ấn gọi nó là “tâm bình thường”, hành giả Trung Quán gọi nó là “chân lý tối thượng”, những người thực hành Chân Đoạn Diệt gọi là “tâm trí trực tiếp gặp gỡ”, vân vân. Dù những nhãn hiệu này và nhãn hiệu kia có thể khác nhau, sự thật là chúng đều ám chỉ đến cùng một thứ.

Khi tâm trí không phóng chiếu những suy nghĩ mà vẫn duy trì bình lặng và thanh thản, đây là “tĩnh lặng”. Khi tư tưởng phóng chiếu tự nhiên đến các đối tượng của giác quan thì đây là “chuyển động”. Dù có tĩnh lặng hay chuyển động, chỉ có một trạng thái “tỉnh giác” nhận biết được hai trải nghiệm này. Nhận ra điều này và an trú tự nhiên ở trong nó, quan sát nó trần trụi, là thứ chúng ta gọi “thiền định”, trạng thái duy trì thực hành.

Khi đó, bất kể các suy nghĩ biểu hiện ba độc xuất hiện, tham muốn đối tượng của nó, những người yêu mến, giận dữ không thể chịu đựng đối với kẻ thù, vân vân, và trạng thái mơ hồ, quên lãng, chẳng biết điều gì nên và không nên làm, bất cứ trạng thái nào khởi lên, đừng thay đổi chúng bằng cách áp dụng các phương pháp đối trị; đừng theo đuổi chúng hoặc đẩy chúng đi. Thay vào đó, hãy quan sát chúng một cách trần trụi trực tiếp. Chúng sẽ biến mất không dấu vết, rồi sẽ xuất hiện trạng thái trong sáng, an lạc, vô niệm của trí tuệ bản nguyên. Thực ra, cái gọi là sự chuyển hóa năm độc thành năm trí tuệ chỉ là một cách nói khác rằng, bằng cách quan sát bản chất của bất cứ độc nào trong năm độc xảy ra, nó sẽ giảm bớt. Nó sẽ biến mất không để lại dấu vết.

Bất cứ hình tướng nào, đối tượng của sáu thức xuất hiện (hình dáng, chẳng hạn, là đối tượng của mắt), bạn nên giữ thái độ không hy vọng hay sợ hãi, không lựa chọn cái này hay bác bỏ cái kia. Thay vào đó, hãy thư giãn trong trạng thái tỉnh biết tươi mới, người nhìn thấy những trạng thái này. Sự bám chặt của bạn vào chúng như những thứ thực sự tồn tại sẽ được giải phóng ngay lúc đó. Đây là điều mà chúng ta gọi là “sự tự lắng xuống của sáu tập hợp tâm thức”.

Bất cứ ý nghĩ nào xuất hiện, dù thiện, ác, hay trung tính, đừng cố gắng ngăn chặn chúng bằng pháp đối trị. Đừng cố gắng biến cái xấu thành cái tốt, đừng đuổi theo chúng bằng cách thông thường. Thay vào đó, hãy đơn giản thư giãn với bản chất của những suy nghĩ này, chúng sẽ lắng xuống mà không cần sử dụng bất kỳ pháp đối trị nào, giống như một con rắn bị buộc lại trong một nút thắt rồi tự cởi ra. Đạt được niềm tin rằng bản thân những suy nghĩ này không thể biến bạn thành tốt hay xấu, được gọi là “tin vào những phương thức lắng dịu của những suy nghĩ trong Đại Toàn Thiện”. Đây là một điểm chính yếu trong chỉ dẫn cốt lõi của thừa cao nhất, vô song.

Khi các suy nghĩ lắng xuống, khí nghiệp tụ họp vào kinh mạch trung tâm, và như một dấu hiệu cho thấy điều này đang xảy ra, nhiều kinh nghiệm linh kiến của tính giác (snang nyams) sẽ xuất hiện, cũng như những kinh nghiệm về ý thức (nhị nguyên) (shes nyams), như hỷ lạc, sáng chói, vô niệm, vân vân. Như được khuyên là người ta không nên bám víu vào chúng như một điều gì đó cao siêu. Thay vào đó không nuôi dưỡng bất cứ ý tưởng tự cao nào, người ta chỉ nên thiền định, khiến chúng liên tục sụp đổ vào trạng thái trần trụi, trống rỗng, nhưng tỉnh giác, vượt ngoài tâm trí bình thường. Những trải nghiệm này sẽ chấm dứt, và sự chứng ngộ cuối cùng, trí tuệ bản nguyên tối cao, chân thực, chân lý của kiến đạo, sẽ hiển lộ.

Khi bạn thực hành theo cách này, phương pháp tối thượng để xua tan chướng ngại và củng cố thiền định của bạn là xem thầy bạn như đức Phật thực sự. Đừng bao giờ đánh mất lòng sùng kính đó, bạn nên cầu nguyện đến ông và thọ nhận bốn quán đỉnh, bạn nên hòa nhập tâm mình với tâm ông một cách không thể tách rời. Bạn nên biết rằng đây là sinh lực của con đường. Thỉnh thoảng bạn cũng nên nghiên cứu chi tiết Hỏi Đáp về Thiền Định 135 của Khyentse (Jigme Lingpa).

Bất kể kinh nghiệm thiền định nào xảy ra, dù cao siêu hay thấp kém, đừng dừng lại hay đắm chìm trong chúng, mà từ sâu bên trong bạn, hãy buông bỏ mọi hy vọng và sợ hãi. Hãy luôn tinh tấn, càng nhiều càng tốt, hãy hòa trộn thiền định của bạn với các hoạt động của giai đoạn sau thiền định. Ngay cả khi những tình huống nghiêm trọng xảy ra, đừng để mình bị phân tán bởi chúng mà hãy an trú vững chắc trong trạng thái tự nhiên, không gượng ép. Qua thời gian, bạn nên thực hiện bất cứ điều gì có thể đánh vào điểm thiết yếu. Chẳng hạn, bạn có thể tấn công vào khía cạnh bản thể thông qua thực hành không gian ba mặt (không gian bên ngoài bầu trời trống trải, không gian bên trong tâm trí trống không, không gian bí mật rigpa trống rỗng), hoặc đạt được trạng thái xác thực bằng cách truy vết mọi thứ trở ngược về tính giác.

Tóm lại, bằng cách hỗ trợ chánh niệm liên tục, như dòng sông, không nỗ lực và hoàn hảo, điều bắt buộc là bạn phải liên tục rèn luyện bồ đề tâm, tâm giác ngộ quý báu: là tính không được phú cho cốt tủy của bi tâm. Nếu làm điều này, thì nhờ sự ban phúc của vị thầy và sức mạnh thiền định của bạn, sự hiểu biết, kinh nghiệm và sự chứng ngộ, sau một thời gian sẽ nảy sinh từ bên trong. Những quan niệm sai lầm của bạn sẽ tan biến trong bản tính của chính chúng, với một tâm trí an vui và thư thái, bạn sẽ kinh nghiệm một niềm tin sâu xa, đến mức bạn không cần phải hỏi ai thêm bất kỳ câu hỏi nào nữa. Điều này tôi đã nghe từ vị thầy vô song của tôi, vị Phật đích thực và hoàn hảo trong hình hài con người.

Những giáo lý của Liên Hoa Vương tự sinh mà chúng ta giờ đây vừa gặp

Những giáo lý thiêng liêng này giờ đây chúng ta có sức mạnh để thực hành.

Tu luyện trong những điểm chính yếu nhờ đó chúng ra nhận ra sự rộng mở và giải thoát,

Cầu cho chúng ta, tôi và những người khác, được ngự trị trong vương quốc nguyên sơ.

Để hoàn thành tâm nguyện của Yinor danh tiếng, tôi, một người nhàn rỗi, đã viết ra tài liệu này và dâng hiến nó cho anh. Thiện hạnh!
 

Prahevajra

Registered
Phật tử
Tham gia
6/6/16
Bài viết
48
Điểm tương tác
7
Điểm
8
8

ĐÁP LẠI THỈNH CẦU CỦA MỘT TULKU

Với bản tính nền tảng không tạo dựng,

Tỏa sáng và tự do từ khởi nguyên,

Sự mở rộng vĩ đại vượt ngoài cái thấy, thiền định, hành động,

Không đến, không đi,

Không chấp nhận và từ chối, tôi cúi đầu.

Trong ba từ, tôi sẽ giải thích ngay đây

Bản chất của cái thấy, thiền định, hành động.



Trong luân hồi và niết bàn, mọi thứ đều là phô diễn của tâm trí.

Bản chất tâm trí này không sinh hay diệt,

Không chuyển động cũng không thay đổi suốt ba thời.

Không tên gọi, không khái niệm nào chỉ ra được nó,

Vì nó nằm ngoài tầm với của tri thức phân biệt tất cả.

Cho nên bây giờ hãy nghỉ ngơi trong không gian rộng mở của pháp tính,

Vượt ngoài mọi cực đoan bản thể luận.



Tuy nhiên, bạn có thể nghĩ về mọi thứ,

Chúng chẳng như vậy trong chân như.

Tuy vậy chúng được nắm bắt,

Tất cả chỉ là cạm bẫy của ảo tưởng.

Trong chân như hoàn hảo,

Chẳng có sự chứng ngộ và vắng mặt của chứng ngộ.

Do vậy, việc tốt là phóng thích chính bạn

Khỏi mọi mục tiêu của tâm trí bình thường.



Đây không phải là thiền

Mọi điểm tập trung đều biến mất.

Nó cũng chẳng phải là không thiền

Ảo tưởng và xao lãng, tất cả đều đã thanh tịnh từ thuở ban sơ.

Nếu bạn đạt tới bản tính nền tảng

Vượt xa tầm với của tâm trí bình thường,

Đây là chân thực tại.

Do đó hãy an trụ trong tâm sáng chói vĩ đại,

Thoát khỏi mọi chuyển động, sáng tỏ tự thân.



Tự do từ thuở ban đầu,

Chẳng có gì để được giải phóng sau đó.

Tốt hay xấu, bất cứ suy nghĩ nào xuất hiện

Những biểu lộ của tính giác

Tất cả đều lắng xuống tự nhiên.

Hãy từ bỏ các pháp đối trị.

Không thay đổi thứ gì, chỉ thư giãn mà thôi

Trong bản tính không khiên cưỡng.



Bản tính của tâm tỉnh giác, trống rỗng, sáng ngời,

Trong đó mọi ý niệm lắng xuống ngay khi chúng vừa khởi lên,

Là trạng thái nguyên thủy của ba thân.

Vì vậy thông qua con đường trực tiếp của bốn loại nghỉ ngơi

Không gượng ép 136 trong trạng thái tự nhiên của tâm trí,

Đạt được bí mật bản nguyên vĩ đại ngay trong kiếp này.



Tóm lại, tất cả những gì xuất hiện là thủ ấn vĩ đại,

Thân giác ngộ của thần bản tôn.

Âm thanh và lời nói là sự cộng hưởng trống rỗng,

Ngôn ngữ giác ngộ hoặc mật chú.

Mọi ký ức và suy nghĩ, tự chúng lắng xuống,

Là tâm trí giác ngộ, tô điểm bằng ánh sáng

Vào mọi lúc thực hiện yoga ba kim cương.



Để lời mời của hóa thân tối cao,

Người có hạnh kiểm của một thành tựu giả,

Không nên bỏ qua những lời nói bình thường này

Được viết bởi Gyurme Pema Namgyal,

Người mang tên “tulku”.

Cầu cho công đức này đưa tất cả chúng sinh đến giác ngộ. Thiện hạnh!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên