Ba Tuần

Tiểu Ngộ - Đại Ngộ - Triệt Ngộ

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tổ La Hầu La Đa

người nước Ca Tỳ La, đi hóa đạo đến thành Thất La Phiệt. Ở đây có con sông gọi là Kim Thủy, sông này nước có mùi vị thơm ngon đặc biệt, giữa dòng sông lại hiện ra năm hình Phật.

Tổ dẫn các học chúng ngược dòng sông đi lên, đến nơi thấy Ngài Tăng Già Nan Đề đang ngồi yên nhập định. Tổ và chúng quan sát chờ đợi, trải qua 21 ngày, Ngài Nan Đề mới xuất định.

Tổ hỏi:

- Thân ông định hay tâm ông định ?

Đáp:

- Thân tâm đều định.

Tổ hỏi:

- Thân tâm đều định sao có xuất nhập ?

Đáp:

- Tuy có xuất nhập mà không mất tướng định, như vàng trong giếng, thể vàng thường tịch.

Tổ hỏi:

- Vàng ở trong giếng hoặc vàng ra ngoài giếng, vàng không động tĩnh thì có vật gì ra vào ?

Tổ nói:

- Nếu vàng trong giếng thì cái ra ngoài là vàng nào ?

- Nếu vàng ngoài giếng thì cái ở trong là vật gì ?

Đáp:

- Vàng nếu ngoài giếng thì cái ở trong chẳng phải vàng, vàng nếu trong giếng thì cái ra ngoài chẳng phải vật.

Tổ nói:

- Nghĩa này không đúng.

Đáp:

- Nghĩa kia chẳng phải.

Tổ nói:

- Nghĩa này phải hỏng.

Đáp:

- Nghĩa kia chẳng thành.

Tổ nói:

- Nghĩa kia chẳng thành mà nghĩa của ta thành.

Đáp:

- Nghĩa của ta tuy thành vì pháp chẳng phải ta.

Tổ nói:

- Nghĩa của ta đã thành vì ngã mà vô ngã.

Hỏi:

- Vì ngã mà vô ngã lại thành nghĩa gì ?

Tổ nói:

- Vì ngã mà vô ngã nên thành nghĩa của ông.

Hỏi:

- Này nhân giả ! Thầy được vô ngã đó nơi vị nào ?

Tổ đáp:

- Thầy ta là Ca Na Đề Bà chứng được vô ngã đó.

Ngài Nan Đề:

- Cúi đầu lễ Ngài Đề Bà, người làm nên nhân giả. Vì nhân giả vô ngã, tôi muốn thờ nhân giả làm thầy.

Tổ nói:

- Vì ta đã vô ngã, ông nên thấy cái ngã của ta. Nếu ông xem ta là thầy thì nên biết ta đây chẳng phải ngã của ta.

Ngài Nan Đề nghe qua tâm ý rỗng rang, xin được độ thoát.

Tổ nói:

- Tâm ông tự tại chẳng bị cái ngã trói buộc.

Bèn truyền Pháp Nhãn Tạng cho Ngài.

Kệ rằng:

Ư pháp thật vô chứng,
Bất thủ diệc bất ly.
Pháp phi hữu vô tướng,
Nội ngoại vân hà khởi ?


Dịch:

Nơi pháp thật không chứng,
Chẳng giữ cũng chẳng lìa.
Pháp chẳng tướng có không,
Trong ngoài làm sao khởi ?


Tổ truyền pháp xong, ngồi yên thị tịch. Tứ chúng xây tháp thờ cúng dường.

Nhằm năm 112 TCN.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tổ Tăng Già Nan Đề

là con trai vua Bảo Trang Nghiêm ở thành Thất La Phiệt. Mới sanh ra đời đã biết nói và thường tán thán Phật sự. Năm lên bảy, Tổ chán thú vui thế gian, Ngài nói kệ xin cha mẹ cho xuất gia:

Khể thủ đại từ phụ,
Hòa nam cốt huyết mẫu;
Ngã kim dục xuất gia,
Hạnh nguyện ai mẫn cố.

Dịch:

Cúi lạy đấng từ phụ,
Kính lễ mẹ tình thâm.
Nay con muốn xuất gia,
Mong được thương xót cho.



Cha mẹ Ngài tìm cách khuyên ngăn, Tổ trọn ngày không ăn khiến cha mẹ phải nhượng bộ, cho xuất gia hiệu là Tăng Già Nan Đề, tu ở Hoàng Cung.

Vua cho mời Sa môn Thiền Lợi Đa làm thầy dạy Ngài, trải 19 năm tu tại gia, Ngài chưa từng mỏi mệt. Ngài thường tự nghĩ: " Thân ta ở trong cung Vua, sao gọi là xuất gia ?"

Vào một buổi chiều trời quan mây tạnh, Ngài gặp một con đường bằng phẳng bất giác bước đi thong thả, được khoảng mười dặm đến một ngọn núi cao, thấy có hang đá bèn vào ngồi thiền trong đó. Sáng hôm sau, Vua nghe tin mất tích Thái tử, liền đuổi Thiền Lợi Đa ra khỏi nước, cho người tìm kiếm Ngài khắp nơi mà không được. Trải qua mười năm Ngài được thọ ký và đắc pháp nơi Tổ La Hầu La Đa.

Sau Ngài du hóa đến nước Ma Đề, chợt có luồng gió mát ập đến, chúng đều cảm thấy thân tâm khoan khoái lạ thường, không biết tại sao. Tổ nói:

- Đây là gió do đạo đức cảm nên, sẽ có bậc Thánh ra đời nối tiếp "đèn Tổ".

Nói xong, Tổ dùng thần lực đưa đại chúng du lịch qua các sơn cốc. Chẳng bao lâu đến dưới một ngọn núi, Tổ bảo chúng rằng:

- Đỉnh núi này có mây tía phủ như lộng che ở trên, chỗ Thánh nhân ở đây rồi !

Lát sau, chợt thấy một đồng tử từ nhà trong núi đi đến trước mặt Tổ, tay cầm gương tròn. Tổ hỏi:

- Ông tuổi bao nhiêu ?

- Trăm tuổi.

- Tuổi ông còn nhỏ, sao nói trăm tuổi ?

- Tôi không biết lý lẽ, tôi đúng 100 tuổi.

- Ông có cơ duyên với Phật chăng ?

- Phật dạy: Nếu người sống trăm tuổi, không biết cơ duyên Phật, sao bằng sống một ngày, mà hiểu được rõ ràng ?!

- Vật trong tay ông biểu thị điều gì ?

- Đồng tử đáp:

Chư Phật đại viên giám,
Nội ngoại vô hà ế.
Lưỡng nhân đồng đắc kiến,
Tâm nhãn giai tương tợ.

Dịch:

Gương tròn lớn chư Phật,
Trong ngoài không dấu vết.
Hai người cùng thấy được,
Tâm nhãn đều tương tợ.

Cha mẹ đồng tử nghe được lời đối đáp của con thì cho con xuất gia. Tổ cho thọ giới cụ túc, đặt tên là Già Da Xá Đa.

Một hôm gió thổi, nghe tiếng kêu của linh đồng treo trên điện Phật, Tổ hỏi Ngài Xá Đa:

- Linh kêu hay gió kêu ?

- Chẳng phải linh kêu, chẳng phải gió kêu mà tâm con kêu.

- Tâm là gì ?

- Tất cả đều vắng lặng.

- Lành thay, lành thay ! Tổ bèn nói kệ phó pháp rằng:

Tâm địa bổn vô sanh,
Nhân địa tòng duyên khởi.
Duyên chủng bất tương phương.
Hoa quả diệc phục nhĩ.


Dịch:

Tâm địa, gốc vô sanh.
Nhân "địa" duyên sanh khởi.
Duyên giống chẳng ngại nhau.
Hoa quả cũng như thế.


Tổ truyền pháp xong, đưa tay phải vin cành cây mà hóa. Đại chúng đưa toàn thân Tổ xây tháp thờ cúng dường tại gốc cây.

Nhằm năm 73 TCN.
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
17h49.

GỞI BA TUẦN.

Cảm ơn ông lắm, mấy cái này tôi rất thích đọc lâu lâu rồi, nhưng tìm mãi trên google khi xưa chả thấy đâu cả, chắc tôi vô duyên thôi.
Nay ông gởi quà này đến tận tay tận mắt tôi...Ôi! thật khỏi mất công tìm kiếm! Khỏe quá khỏe quá! để tôi từ từ thưởng thức nha!
Như một ly cà phê ngon hảo hạng ta phải thong thả, thong thả ngồi chéo ngoảy, thả hồn theo mây gió rồi từ từ nhấm nháp hương vị của nó vậy mới ngon mới thú vị... có phải không ông bạn của tôi!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tổ Già Da Xá Đa

người nước Ma Đề, dòng họ Uất Đầu Lam. Cha là Thiên Cái, mẹ là Phương Thánh. Nhân lúc bà mang thai, có lần mộng thấy vị thần cao lớn tay cầm tấm gương, rồi bảy ngày sau đản sanh Ngài.

Khi còn nhỏ Ngài đã thích an nhàn yên tĩnh, nói lời phi thường, hay cầm tấm gương đi vân du, nhân gặp Tổ Nan Đề mà được hóa độ.

Sau khi đắc pháp Tổ cùng đồ chúng đến nước Đại Nguyệt Chỉ giáo hóa, đi ngang nhà một Bà La Môn nọ, thấy có khí tượng lạ, Tổ ghé vào nhà đó, gia chủ tên Cưu Ma La Đa ra hỏi:

- Đây là đồ chúng nào ?

Đáp:

- Đây là đệ tử Phật.

Ngài La Đa vừa nghe tên hiệu Phật, tâm thần kinh hãi liền đóng cửa lại. Tổ đứng chờ hồi lâu rồi tự gõ cửa.

Ngài La Đa nói vọng ra:

- Nhà này không có người.

Tổ nói:

- Ai đáp không có người đó ?

Ngài La Đa nghe xong chợt tỉnh ngộ, vội vã mở cửa tiếp rước Tổ. Sau khi được Tổ khai thị về nhân duyên quá khứ, Ngài phát túc mệnh trí, đem lòng thành kính xuất gia, thọ cụ túc giới.

Về sau Ngài được Tổ truyền pháp, nói kệ phó pháp rằng:

Hữu chủng hữu tâm địa,
Nhân duyên năng phát manh.
Ư duyên bất tương ngại,
Đương sanh sanh bất sanh.


Dịch:

Có giống có tâm địa,
Nhân duyên giúp nẩy mầm.
Nơi duyên không ngại nhau,
Đương sanh sanh bất sanh.


Nói xong, Tổ liền vọt thân lên không trung, hiện 18 loại thần biến, hóa Hỏa quang Tam muội tự thiêu thân, đại chúng gom xá lợi xây tháp thờ cúng dường.

Nhằm năm 12 TCN.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Tổ Cưu Ma La Đa

Kệ phó pháp:

Tánh thượng bổn vô sanh,
Vị đối cầu nhân thuyết.
Ư pháp kỳ vô đắc,
Hà hoài quyết bất quyết ?


------------------------------------------

Tổ Xà Dạ Đa

Kệ phó pháp:

Ngôn hạ hợp vô sanh,
Đồng ư pháp giới tánh.
Nhược năng như thị giải,
Thông đạt sự lý cánh.


------------------------------------------

Tổ Bà Tu Bàn Đầu

Kệ phó pháp:

Bào huyễn đồng vô ngại,
Như hà bất liễu ngộ.
Đạt pháp tại kỳ trung,
Phi kim diệc phi cổ.


------------------------------------------

Tổ Ma Noa La

Kệ phó pháp:

Tâm tùy vạn cảnh chuyển,
Chuyển xứ thật năng u.
Tùy lưu nhận đắc tánh,
Vô hỉ phục vô ưu.


------------------------------------------

Tổ Hạc Lặc Na

Kệ phó pháp:

Nhận đắc tâm tánh thời,
Khả thuyết bất tư nghị.
Liễu liễu vô khả đắc,
Đắc thời bất thuyết tri.


------------------------------------------

Tổ Sư Tử

Kệ phó pháp:

Chánh thuyết tri kiến thời,
Tri kiến câu thị tâm.
Đương tâm tức tri kiến,
Tri kiến tức vu kim.


------------------------------------------

Tổ Bà Xá Tư Đa

Kệ phó pháp:

Thánh nhân thuyết tri kiến,
Đương cảnh vô thị phi.
Ngã kim ngộ chân tánh,
Vô đạo diệc vô lý.


------------------------------------------


Tổ Bất Như Mật Đa

Kệ phó pháp:

Chân tánh tâm địa tàng,
Vô đầu diệc vô vĩ.
Ứng duyên nhi hóa vật,
Phương tiện hô vi trí.


-----------------------------------------

Tổ Bát Nhã Đa La

Kệ phó pháp:

Tâm địa sanh chư chủng,
Nhân sự phục sanh lý.
Quả mãn bồ đề viên,
Hoa khai thế giới khởi.


------------------------------------------

Tổ Bồ Đề Đạt Ma
(470-543)

Kệ phó pháp:

Ngô bổn lai tư độ,
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp,
Kết quả tự nhiên thành.


Lại dạy:

Diệc bất đổ ác nhi sanh hiềm,
Diệc bất quán thiện nhi cần thố,
Diệc bất xả trí nhi cận ngu,
Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ,
Đạt đại Đạo hề quá lượng,
Thông Phật tâm hề xuất độ,
Bất dữ phàm Thánh đồng triền,
Siêu nhiên danh chi viết Tổ.


------------------------------------------

Tổ Huệ Khả
(487-593)

Kệ phó pháp:

Bổn lai duyên hữu địa,
Nhân địa chủng hoa sanh.
Bổn lai vô hữu chủng,
Hoa diệc bất tằng sanh.


------------------------------------------

Tổ Tăng Xán
(?-606)

Kệ phó pháp:

Hoa chủng tuy nhân địa,
Tòng địa chủng hoa sanh.
Nhược vô nhân hạ chủng,
Hoa địa tận vô sanh.


------------------------------------------

Tổ Đạo Tín
(580-651)

Kệ phó pháp:

Hoa chủng hữu sanh tánh,
Nhân địa hoa sanh sanh.
Đại duyên dữ tín hợp,
Đương sanh sanh bất sanh.


------------------------------------------

Tổ Hoằng Nhẫn

Kệ phó pháp:

Hữu tình lai hạ chủng,
Nhân địa quả hoàn sanh.
Vô tình ký vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.


------------------------------------------

Tổ Huệ Năng
(638-713)

Kệ phó pháp:

Tâm địa hàm chư chủng,
Phổ vũ tất giai sanh.
Đốn ngộ hoa tình dĩ,
Bồ Đề quả tự thành.


------------------------------------------

Thiền sư Hoài Nhượng ở Nam Nhạc
(677-744)

Kệ phó pháp:

Tâm địa hàm chư chủng,

Ngộ trạch tức giai manh.

Tam Muội hoa vô tướng,

Hà hoại phục hà thành.


Lại dặn:

Tất cả các pháp đều từ tâm sanh,
Tâm không chỗ sanh pháp không chỗ trụ.
Nếu đạt tâm địa việc làm không ngại,
Chẳng gặp thượng căn dè dặt chớ nói.


------------------------------------------​

Thiền sư Đạo Nhất ở Giang Tây, trên núi Mã Tổ
(709-788)

Dạy rằng:

Những người các ông, mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm mình đó chính là tâm Phật. Đạt ma Đại sư từ nước Nam Thiên Trúc đến đây, đích thân tới Trung Hoa để truyền pháp thượng thừa nhất tâm, khiến các ông khai ngộ. Lại dẫn văn Kinh Lăng Già để ấn chứng tâm địa chúng sanh, sợ các ông điên đảo chẳng tự tin pháp nơi tâm này, mỗi người đều có, nên Kinh Lăng Già nói:

"Phật nói tâm là tông, vô môn là pháp môn"

Lại nói:

"Phàm cầu pháp nên không có sở cầu"

Ngoài tâm không có Phật khác, ngoài Phật không có tâm khác, chẳng lấy thiện chẳng bỏ ác, hai bên sạch dơ đều chẳng nương cậy, đạt đến tánh tội rỗng không niệm niệm bất khả đắc, vì vô tự tánh cho nên tam giới duy tâm, sum la vạn tượng là sở ấn của nhất pháp.

Phàm là sắc được thấy đều là tâm hay thấy, tâm chẳng tự là tâm, nhân sắc mới có tâm. Các ông chỉ cần tùy lúc nói năng, ngay sự là lý đều không chỗ ngại, Đạo quả Bồ Đề cũng lại như thế.

Cái được sanh nơi tâm thì gọi là sắc, biết sắc rỗng không nên sanh tức chẳng sanh, liễu ngộ tâm này như thế thì có thể tùy lúc mặc áo ăn cơm, trưởng dưỡng Thánh thai, tùy duyên qua ngày tháng, còn việc gì nữa ?

Kệ phó pháp:

Tâm địa tùy thời thuyết,
Bồ đề diệc chỉ ninh.
Sự lý câu vô ngại,
Đương sanh tức bất sanh.



Tăng hỏi:

- Hòa thượng vì cái gì nói tâm này là Phật ?

- Vì dỗ con nít khóc.

- Hết khóc rồi làm gì ?

- Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật.

- Trừ hai hạng người đó ra, chỉ dạy thế nào ?

- Nói với y chẳng phải vật.


Một đêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.

Sư hỏi:

- Ngay bây giờ nên làm gì?

Trí Tạng thưa:

- Nên cúng dường.

Hoài Hải thưa:

- Nên tu hành.

Phổ Nguyện phủi áo ra đi.

Sư bảo:

- Kinh về Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyện vượt ngoài sự vật.

------------------------------------------

Thiền sư Phổ Nguyện ở Trì Châu, trên núi Nam Tuyền.
(738-835)​

Dạy rằng:

Thánh quả rất đáng sợ, người siêu việt số lượng còn chẳng nại hà (giống như không có cách nào đối phó), ta lại chẳng phải nó, nó lại chẳng phải ta - nó làm sao nại hà ta - những nhà kinh luận nói pháp thân là cùng tột, gọi là lý tận tam muội, nghĩa tận tam muội. Như lão Tăng, khi xưa bị người dạy cách phản bổn hoàn nguyên, hiểu theo như thế là việc tai họa. Các anh em, gần đây thiền sư quá nhiều, muốn tìm một người ngu độn chẳng thể được. Chẳng phải hoàn toàn không có, nhưng mà rất ít, nếu có thì ra đây cùng ta thương lượng. Như thời không kiếp, có người tu hành hay không? Có hay không? Sao chẳng ai đáp? Các ông bình thường lưỡi như dao bén (biện luận rất hay), nay ta hỏi đều không mở miệng, tại sao không ra đây nói? Các anh em, chẳng kể việc lúc Phật ra đời. Mọi người hiện nay cứ gánh Phật trên vai mà đi, nghe lão Tăng nói: “Tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo”, bèn tụ nhau suy đoán. Lão tăng chẳng có chỗ để các ông suy đoán, nếu các ông rút hư không làm cây gậy, đánh được lão Tăng, thì mặc kệ các ông suy đoán.

Lúc ấy có tăng hỏi: “Từ xưa chư Tổ cho đến Giang Tây Mã Tổ đều nói: “Tức tâm là Phật, bình thường tâm là đạo." Nay Hòa Thượng nói tâm chẳng phải Phật, trí chẳng phải đạo, khiến học nhơn rất sanh nghi hoặc, xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy”.

Sư lớn tiếng đáp rằng: “Ông nếu là Phật, thì còn gì để nghi Phật như thế. Lão Tăng chẳng phải Phật, cũng chẳng gặp Tổ Sư, ông nói như thế hãy tự tìm Tổ Sư đi”.

Tăng nói: “Hòa thượng dạy thế này, bảo học nhơn làm sao hộ trì được".

Sư nói: “Ông mau dùng tay nâng hư không đi”.

Tăng nói: “Hư không chẳng tướng động làm sao nâng?”

Sư nói: “Ông nói chẳng tướng động đã là động rồi, hư không làm sao biết nói chẳng tướng động, đây đều là kiến giải, tình chấp của ông thôi”.

Tăng nói: “Hư không chẳng tướng động còn là tình chấp, vậy hồi nãy bảo con nâng vật gì?”

Sư nói: “Ông đã biết chẳng nên nói nâng, còn tính ở đâu hộ trì nó?”.

Tăng hỏi: “Tức Tâm là Phật, tâm ấy làm Phật được chăng?”.

Sư đáp: “Tức Tâm là Phật, tâm ấy là Phật thuộc về tình chấp, đều do suy lường mà thành. Phật là trí nhơn, tâm là chủ chiêu tập nghiệp. Lúc đối vật mới có diệu dụng, Đại đức chớ nhận tâm nhận Phật. Nếu nhận được là cảnh, bị gọi là sở tri ngu. Nên Giang Tây Mã Tổ nói, chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật để dạy người đời sau thực hành. Hiện nay kẻ học đạo đắp y đi khắp nơi, nghi việc không đáng kể như thế này còn được chăng?".


Triệu Châu hỏi: “Đạo chẳng phải ngoài vật. Ngoài vật chẳng phải đạo. Thế nào là đạo ngoài vật?”

Sư liền đánh.

Triệu Châu nắm lấy gậy rằng: “Về sau chớ đánh lầm người”.

Sư nói: “Rồng rắn dễ phân biệt. Nạp tử (Tu sĩ) khó lừa gạt”.

------------------------------------------

Thiền sư Tòng Thẩm ở Triệu Châu, tại chùa Quan Âm
(778-897)​

Dạy rằng:

Phật vàng không độ được lò đúc, Phật gỗ không độ được lửa, Phật đất không độ được nước, Phật thật ngồi ở trong.

Bồ-đề Niết-bàn Chân như Phật tánh trọn là y phục đắp vào thân, cũng gọi phiền não, thật tế lý địa để ở chỗ nào?

Một tâm chẳng sanh, muôn pháp không lỗi. Ngươi cứ nghiên cứu lý này, ngồi quán xét hai ba mươi năm, nếu chẳng hội thì chặt đầu Lão tăng đi! Nhọc nhằn nắm bắt mộng huyễn không hoa, tâm nếu chẳng khác thì muôn pháp nhất như.

Ðã chẳng từ ngoài được thì câu chấp làm gì? Giống in như con dê gặp vật gì cũng liếm cũng nhai. Lão tăng thấy Hòa thượng Dược Sơn (Duy Nghiễm) có người hỏi, Ngài liền bảo "ngậm lấy miệng chó". Lão Tăng cũng dạy: "Ngậm miệng chó." Chấp ngã thì nhơ, không chấp ngã thì sạch, giống như con chó săn tìm kiếm vật để ăn. Phật pháp ở chỗ nào? Ngàn người muôn người thảy đều là kẻ tìm Phật, mà ở trong đó tìm một đạo nhân không có. Nếu cùng vua KHÔNG làm đệ tử, chớ bảo tâm bệnh khó trị. Khi chưa có thế giới, trước đã có tánh này, khi thế giới hoại, tánh này chẳng hoại. Một phen được thấy Lão tăng, sau lại chẳng phải người khác, chỉ là chủ nhân này. Cái đó lại hướng ngoài tìm làm gì? Khi ấy chớ xoa đầu moi óc, nếu xoa đầu moi óc liền mất vậy.


Có một người đến chùa để dâng hương, Sư hỏi một ông Tăng :

- Ông ta đến dâng hương, chúng ta ở đây bàn cãi, đời sống ở đó vẫn tiếp diễn chứ ?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
KHÁN THOẠI ĐẦU.
Thiền sư Nguyệt Khê.

Niệm khởi niệm diệt chẳng phải Phật tánh, Phật tánh là như như bất động, chẳng khởi vọng niệm; khởi vọng niệm là nhất niệm vô minh, hễ lay động liền phân làm hai mặt: tức là chánh niệm và bất chánh niệm.

Bất chánh niệm là vọng, chánh niệm cũng là vọng, đều là tác dụng của kiến, văn, giác, tri, chẳng liên quan với Phật tánh. Nếu vọng niệm từ bên ngoài đến thì chẳng dính dáng với ông, đâu cần đoạn dứt nó! Nếu vọng niệm từ bên trong ra thì cũng như nguồn suối luôn luôn có nước ra, dứt rồi lại sanh, sanh rồi lại dứt, đến khi nào mới hết? Vậy tu hành dứt vọng niệm, lý này thật chẳng thông.

Thật ra kiến, văn, giác, tri có hai mặt: nhiễm duyên và tịnh duyên đều là vọng niệm của nhất niệm vô minh. Người tu hành suy nghĩ điều lành, hành việc thiện là tịnh duyên; suy nghĩ điều ác, hành việc tà là ác duyên, hai thứ đều là vọng.

Đem nhiễm duyên, tịnh duyên dứt sạch, kiến, văn, giác, tri chẳng còn, ấy là chỗ đen tối trống rỗng của vô thỉ vô minh.

Nay Phật tánh bị vô thỉ vô minh che khuất, muốn thấy Phật tánh ắt phải đập tan vô thỉ vô minh mới thấy được. Muốn đập tan vô thỉ vô minh, cần phải dùng lục căn của vọng niệm hướng vào chỗ hầm sâu đen tối nhìn thẳng đi, chớ nên gián đoạn, nhìn đi nhìn lại, khi thời tiết đã đến, “ồ” lên một tiếng thì vô minh tan rã, cái bản thể cùng khắp hư không của Phật tánh ngay đó liền hiện ra.

Sau kiến tánh thì sanh tử, thiện ác, thị phi từ vô lượng kiếp trọn mâm trình ra, lúc bấy giờ kiến, văn, giác, tri, lục căn, vọng niệm, tất cả đều biến thành Phật tánh. Trong Phật tánh vốn sẵn đủ ngũ nhãn, lục thông, chẳng cần cầu bên ngoài; nếu người đã kiến tánh thì đi, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm, cuộc sống hằng ngày đều ở trong định.


Tăng hỏi:

- Con dụng công tham “niệm Phật là ai ?”, đi, đứng, nằm, ngồi suốt ngày cũng chẳng lìa câu “niệm Phật là ai?” này, tại sao dụng công nhiều năm mà chẳng minh tâm kiến tánh?

Sư nói:

- Ông dụng công như thế là niệm thoại đầu, chẳng phải tham thoại đầu, tham thoại đầu phải hướng vào nội tâm tham cứu, tức là khởi nghi tình, đâu phải dùng miệng niệm mà được kiến tánh. Phật tánh vốn là Phật, Phật chẳng niệm Phật;

Nay ông nên dùng cái niệm "niệm Phật là ai ?" này hướng vào chỗ Phật chẳng niệm Phật nhìn thẳng đi, xem coi là cái gì; đi, đứng, nằm, ngồi chớ nên gián đoạn, một khi nhân duyên đầy đủ hầm sâu vô minh bị phá tan, liền được kiến tánh.

Tăng hỏi:

- Cách con dụng công, đi, đứng, nằm, ngồi, tất cả cuộc sống tiếp xúc hàng ngày đều chẳng chấp trước; ví như ăn cơm chẳng chấp trước ăn cơm, mặc áo chẳng chấp trước mặc áo, nói chuyện chẳng chấp trước nói chuyện, tất cả tiếp xúc chẳng chấp trước tiếp xúc, như thế thì được đại giải thoát đúng như phá chấp trước của Phật nói. Vậy cái chẳng chấp trước của con phải minh tâm kiến tánh chăng? Hợp với lý Thiền tông chăng ?

Sư nói:

- Phật nói phá chấp trước là phá chấp trước “có tu Tứ Đế” của Tiểu thừa, ấy là hóa thành chẳng phải bửu sở, khích lệ họ tu Nhị thừa; Phật lại phá Nhị thừa chớ nên chấp trước Thập Nhị Nhân Duyên, lọt vào Không chấp, ấy chỉ là phương tiện tạm thời, chưa thể kiến tánh, cần tu Lục Độ của Đại thừa mới được kiến tánh. Cái phá chấp trước của Phật là bảo Tiểu thừa, Nhị thừa chớ chấp trước ngã chấp, pháp chấp, không chấp, chẳng phải muốn họ giữ cái “không chấp trước” ở trong bộ não. Cái chẳng chấp trước của ông tức là chấp trước, nếu ông chẳng chấp trước phân biệt, làm sao nhận được mặc áo nói chuyện, ăn cơm ?

- Sau khi kiến tánh thì tất cả tư tưởng chấp trước hay chẳng chấp trước đều biến thành Phật tánh, đi, đứng, nằm, ngồi đều là diệu dụng của Phật tánh, khi ấy chẳng cần ông nghĩ đến chẳng chấp trước, nó tự nhiên chẳng chấp trước.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
THAM THOẠI ĐẦU.
Thiền sư Lai Quả.

Lúc ta còn tham học, đến các Chùa thấy dán câu "Niệm Phật là ai ?" Nhìn qua rồi thì cảm thấy hình như không giống với tất cả học vấn thế gian. Học vấn thế gian hễ học thì thông liền, còn câu thoại đầu thì không dễ gì thông, nghiên cứu như vậy "niệm Phật là ai?" Là tôi chăng ? Suy nghĩ một hồi thì cảm thấy không phải là tôi. Vậy lấy gì làm tôi? Hơn nữa, tôi nói niệm Phật là tôi, tôi hôm nay sửa tấm giấy đỏ lại, niệm Phật là tôi, thế có thể được không? Nếu không sửa được tức là không phải tôi. Vậy không phải tôi thì là Phật sao? Không phải, tất cả đều là không phải, như vậy suy nghĩ phân biệt một lúc, quày đầu lại mới biết mình đã sai lầm rồi !

Ai dạy các ông ở trong phân biệt suy nghĩ mà dụng công phu ?

Ông phải biết đề lên câu thoại đầu cảm thấy không hiểu thì ở chỗ không hiểu không rõ mà đi tìm cứu cánh, ấy tức là nghi tình.

Ở trong nghi tình nầy dụng công phu lâu đi rồi, dụng đến quày đầu trở lại lúc ấy ông mới triệt để nhận thức được chính mình.


Cổ nhân đã nói: "treo cao túi bát, lấy ngộ làm kỳ hạn".

Cứ ngay thẳng mà dụng công đi, quyết định lấy câu thoại đầu làm chính hạnh của ta, dù kiếp này không ngộ thì phát nguyện kiếp sau, không hỏi 3 kiếp, 5 kiếp hay 30 kiếp, quyết định không tu pháp môn nào khác. Các ông được cái chí nguyện kiên cố như vậy mà hành thì ta dám bảo đảm nhất định sẽ được khai ngộ.

"Niệm Phật là ai, là người nào, không hiểu được, cứu kính là ai cũng không rõ ràng. Ngoài ra một tí suy nghĩ, đoán này đoán nọ cũng không có. Các ông ở chỗ này thẩm định sâu sắc một tí xem có vọng tưởng không ? Còn hôn trầm không? Hãy nghiên cứu cẩn thận, không phải chuyện nhỏ nhặt đâu.

Trên tâm hạnh các ông đều biết phiền não không tốt, vọng tưởng xấu xa, nghiệp chướng không được nổi lên, nhưng mà tuy biết phiền não là không tốt, phải vứt đi, vọng tưởng là cái xấu phải bỏ đi, sự thật thì có thể bỏ được chăng? Giả sử vứt được thì vứt ngay bây giờ xem nào, dù ông bản lĩnh to bằng trời sợ không làm được như lời đâu, đã không làm được thì không được như thế, theo thế mà nghiên cứu thì chữ HÀNH tất nhiên không được thiếu sót !

Ta sơ lược chỉ cho các ông một chỗ hạ thủ rất xác thực, mong các ông cứ nghe thì lãnh hội ngay và một mạch mà HÀNH thì sẽ đến nhà.

Trước nhất phải biết: từ vô lượng kiếp do một niệm bất giác nên đều hướng ngoại mà chạy cho đến nay vẫn còn bất tri bất giác, thậm chí đều không biết có nhà, vì thế nên gọi là chúng sanh. Phải biết hướng ngoại là gì? Hướng nội là gì?

- Hướng ngoại là lục đạo luân hồi sanh tử bất định; hướng nội là bổn lai diện mục cùng đồng một thể với chư Phật. Dạy các ông tham thoại đầu là dạy các ông hướng nội, tham thoại đầu tức là tham thiền, là hướng nội. Tóm lại, muốn thấy bổn lai diện mục mà không hướng nội là không được; không hướng nội ấy là sinh tử.

- Vì sao tham thoại đầu là hướng nội? Có lẽ các ông không rõ ràng, ta giảng một thí dụ cho các ông nghe:

+ Các ông đang ngồi đây ta hỏi các ông: "Có thấy bàn thờ Phật không?" Các ông đương nhiên trả lời là thấy, ta hỏi thêm: "Trên bàn thờ có gì?" Nhất định các ông sẽ trả lời là: Bên trong có Phật Tỳ-Lô và những thứ khác." Ta lại hỏi: "Người thấy bàn thờ Phật là ai?" Các ông hãy quay đầu hướng vào chính mình xem! Trong lúc đó không thấy có Phật, ngay cả bàn thờ Phật cũng không có luôn, các đồ vật khác còn có không?

Không những không còn mà còn phải quay đầu lại tham vấn trên cái niệm của chính mình đi.

Các ông thử nghĩ xem thấy bàn thờ là hướng ngoại, không thấy là hướng nội; không thấy bàn thờ Phật trên niệm nầy mà "truy" ấy là hướng nội. Theo như thí dụ nầy mà thấy thì tham thoại đầu cũng vậy.

+ Niệm Phật, có Phật để niệm được là hướng ngoại; tham "niệm Phật là ai" thì cứ trên niệm ấy mà tham vấn, ấy là hướng nội, hướng nội tức là tham thiền.

Hôm nay ta đem ví dụ về sự tham thiền giảng cho các ông nghe qua rồi các ông không được nói là không biết tham thiền, không hiểu được tham câu thoại đầu nữa.

Ta hôm nay giao hẹn rõ ràng cho các ông rồi, hãy phát tâm. Tham đi!

Tham thiền không phải là việc hưởng nhàn.

Phải thành thực chịu thêm một phen khổ sở, sự ham sung sướng, thích ý, tuyệt đối là không được.

Từ vô thủy đến nay bị cái thân, tâm, thế giới này trói buộc chặt chẽ, các ông muốn được rời bỏ chốc lát, tơ hào cũng chẳng được đâu!

Trong Thiền tông việc đầu tiên là cần các ông quét cho trống rỗng, cần các ông quên hết.

Ta muốn lìa khổ mà không dụng công, thì không được, ta muốn độ chúng sanh thoát khổ mà không dụng công cũng không được. Cho nên từ sáng tới tối, khắc khắc công phu, thời thời thực hiện công phu, rất sợ đánh mất công phu.

Phải giữ lấy lập trường nhất định, dù cho bất cứ người nào nạt ta, mắng ta, đánh ta thì chung qui câu thoại đầu vẫn không được bỏ.

Dù cho bên ngoài ra thế nào, việc sanh tử của ta chưa liễu thoát được thì chung quy không chịu bỏ công phu.

Người xưa dụng công không kể nóng lạnh, không có đêm ngày, bất luận đó là nơi nào.

Chỉ mong hiểu được câu thoại đầu.

Đem câu thoại đầu mà niệm liên tiếp, ấy cũng là không đúng đâu! Niệm như thế thì không bao lâu tâm khí sẽ đau; cần từng câu từng câu một, không chậm không gấp, rõ ràng trong sáng. Nếu gấp thì bị thương thân, chậm thì dễ nổi vọng tưởng, niệm [tham cứu] không rõ ràng trong sáng thì dễ buồn ngủ.

Nghi tình đang cuồn cuộn, ông muốn không tham nó cũng không cho, cứ liên tiếp mãi như thế.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top