- Tham gia
- 26/6/15
- Bài viết
- 223
- Điểm tương tác
- 163
- Điểm
- 43
Chương 1: Lời Tựa.
Quý Vị, đã từng tiếp xúc với Tham Trang, chắc rất quen khi nghe câu: Phật là Thầy ( giới và kinh, luật,luận ). Tu là đích ( luôn trao dồi, kết quả sao cũng được. Hễ luôn tinh tấn hết khả năng ) và văn chương là bạn tri kỷ với trò.
Trong không gian, thời gian bất kỳ, người bạn ấy đã thay trò giải quyết tất cả mừng, giận, buồn, vui, thương ghét, muốn - thất tình - văn chương là người bạn toàn mỹ.
Khi chúng ta tìm cầu cái toàn mỹ tức là hằng ngày ta đối diện với cái chưa toàn mỹ đúng không ạ? Ta mới mượn pháp toàn mỹ làm phương tiện. Đến khi ta nhận ra tất cả là phương tiện thì làm gì có việc mượn cái này thế cái kia.
Có người hỏi trò rằng : Tu thiền là tu làm sao?
Hay đã nghe trò bàn luận học hỏi về thiền rất thích. Giờ đang tu tịnh độ định chuyển qua thiền.
Theo trò, thiền là tất cả những gì bạn đang đối diện trong cuộc sống với tâm không tham, không sân và không si. Luôn yên lặng nhưng làm chủ. Luôn tịnh nhưng hằng biết (trí huệ ). Sống trong mộng biết là mộng. Chỉ biết để chi Quý Vị? Để hợp tan không thất tình vọng động. Để không mong cầu, và để từ bi không mong đợi người hiểu - vì tâm từ luôn trùm khắp.
Vậy thì có cái gì ngoài thiền mà chuyển với không chuyển. Ngay ý chuyển đã không phải là thiền, vậy chuyển pháp môn có đúng không? Niệm phật đến vô biệt niệm (niệm không hay nhưng luôn tịnh để sáng (trí) tánh niệm. Có người gọi niệm như không niệm, không niệm mà niệm. Đó là thiền mà đã là thiền thì chuyển để tìm thiền hóa ra Quý Vị đứng trước Như Lai lại tìm Như Lai. Mật tông cũng thế trì không chấp, tự nhiên nhìn duyên (câu hay bài chú) tâm luôn tịnh theo câu trì... tất cả không ngoài thiền.
Quý Vị phải hiểu tất cả các pháp điều là phương tiện đã là phương tiện thì mai thọ pháp này, mốt chuyển pháp kia như thế tức chấp phương tiện là thật. Còn chấp là thật thì mê, mê trái với giác thì sao gọi là chuyên tu. Đạt phương tiện thì buông, buông nhưng Quý Vị có mất không? Thưa không! Buông nhưng đã trùm khắp thì chỗ nào cũng có sao mất được. Đã là trùm khắp thì trong tịnh độ, trong mật tông, trong sám hối, ... Luôn có thiền vậy không cần thọ thiền mới là chuyên tu thiền, học thiền mới là thiền sinh. Mà tất cả chúng ta tu sửa không chấp luôn tin sâu nhân quả, không mê đều là đang tu thiền.
Giống như câu tham thoại đầu của Tổ Sư thiền.
- Không phải vật, không phải Phật, không phải tâm là cái gì?
Nghi tình nổi lên liền. Vì có cái gì ngoài Phật, tâm và vật? Nên ta nghi tình để tìm còn cái gì ngoài tâm, Phật và vật. Không có vì trùm khắp. Nhưng phải nghi để quét sạch vọng còn lại câu thoại. Câu thoại là trí minh để nghi tình đưa vào cái bao la. Khi Sĩ Đatta còn nhỏ, Ngài ra 4 cửa thành thấy sanh, lão, bệnh, tử. Ngài đã tham thoại đầu. Thoại đầu là câu hỏi đặt ra trước lúc vọng nổi. Vậy trước lúc vọng ta yên tịnh. Yên tịnh là thiền, trong thiền phát huệ ra câu hỏi gọi là thoại đầu. Ngài luôn hỏi sao con người lại sanh, già, bệnh rồi chết? Và làm sao để thoát khỏi Sanh, lão, bệnh, tử. Thế là Ngài đi tìm đáp án. Đến khi tu khổ hạnh Ngài thấy không đáp được nghi tình trong Ngài và những ngày đêm dưới cội cây, bắt đầu từ lúc sao hôm vừa mộc và kết thúc khi sao mai, Ngài đã chứng đầy đủ minh hạnh túc. Bừng vở nghi tình. Câu trả lời rung động mấy ngàn thế giới từ hữu hình cho đến vô hình (nhơn, thiên, ...) thảy đều biết.
Vậy thì Hành Trình Đi Tìm Dấu Chùa Xưa, mượn văn chương để nói lên pháp hữu vi. Lấy hữu vi để đến vô vi.
Nếu Quý Vị động sẽ thấy trò động. Quý Vị tịnh sẽ thấy trò tịnh. Vì tâm luôn làm chủ các pháp.
( MỜI QUÝ VỊ ĐÓN XEM CHƯƠNG 2: MỘNG TRONG MỘNG )
Quý Vị, đã từng tiếp xúc với Tham Trang, chắc rất quen khi nghe câu: Phật là Thầy ( giới và kinh, luật,luận ). Tu là đích ( luôn trao dồi, kết quả sao cũng được. Hễ luôn tinh tấn hết khả năng ) và văn chương là bạn tri kỷ với trò.
Trong không gian, thời gian bất kỳ, người bạn ấy đã thay trò giải quyết tất cả mừng, giận, buồn, vui, thương ghét, muốn - thất tình - văn chương là người bạn toàn mỹ.
Khi chúng ta tìm cầu cái toàn mỹ tức là hằng ngày ta đối diện với cái chưa toàn mỹ đúng không ạ? Ta mới mượn pháp toàn mỹ làm phương tiện. Đến khi ta nhận ra tất cả là phương tiện thì làm gì có việc mượn cái này thế cái kia.
Có người hỏi trò rằng : Tu thiền là tu làm sao?
Hay đã nghe trò bàn luận học hỏi về thiền rất thích. Giờ đang tu tịnh độ định chuyển qua thiền.
Theo trò, thiền là tất cả những gì bạn đang đối diện trong cuộc sống với tâm không tham, không sân và không si. Luôn yên lặng nhưng làm chủ. Luôn tịnh nhưng hằng biết (trí huệ ). Sống trong mộng biết là mộng. Chỉ biết để chi Quý Vị? Để hợp tan không thất tình vọng động. Để không mong cầu, và để từ bi không mong đợi người hiểu - vì tâm từ luôn trùm khắp.
Vậy thì có cái gì ngoài thiền mà chuyển với không chuyển. Ngay ý chuyển đã không phải là thiền, vậy chuyển pháp môn có đúng không? Niệm phật đến vô biệt niệm (niệm không hay nhưng luôn tịnh để sáng (trí) tánh niệm. Có người gọi niệm như không niệm, không niệm mà niệm. Đó là thiền mà đã là thiền thì chuyển để tìm thiền hóa ra Quý Vị đứng trước Như Lai lại tìm Như Lai. Mật tông cũng thế trì không chấp, tự nhiên nhìn duyên (câu hay bài chú) tâm luôn tịnh theo câu trì... tất cả không ngoài thiền.
Quý Vị phải hiểu tất cả các pháp điều là phương tiện đã là phương tiện thì mai thọ pháp này, mốt chuyển pháp kia như thế tức chấp phương tiện là thật. Còn chấp là thật thì mê, mê trái với giác thì sao gọi là chuyên tu. Đạt phương tiện thì buông, buông nhưng Quý Vị có mất không? Thưa không! Buông nhưng đã trùm khắp thì chỗ nào cũng có sao mất được. Đã là trùm khắp thì trong tịnh độ, trong mật tông, trong sám hối, ... Luôn có thiền vậy không cần thọ thiền mới là chuyên tu thiền, học thiền mới là thiền sinh. Mà tất cả chúng ta tu sửa không chấp luôn tin sâu nhân quả, không mê đều là đang tu thiền.
Giống như câu tham thoại đầu của Tổ Sư thiền.
- Không phải vật, không phải Phật, không phải tâm là cái gì?
Nghi tình nổi lên liền. Vì có cái gì ngoài Phật, tâm và vật? Nên ta nghi tình để tìm còn cái gì ngoài tâm, Phật và vật. Không có vì trùm khắp. Nhưng phải nghi để quét sạch vọng còn lại câu thoại. Câu thoại là trí minh để nghi tình đưa vào cái bao la. Khi Sĩ Đatta còn nhỏ, Ngài ra 4 cửa thành thấy sanh, lão, bệnh, tử. Ngài đã tham thoại đầu. Thoại đầu là câu hỏi đặt ra trước lúc vọng nổi. Vậy trước lúc vọng ta yên tịnh. Yên tịnh là thiền, trong thiền phát huệ ra câu hỏi gọi là thoại đầu. Ngài luôn hỏi sao con người lại sanh, già, bệnh rồi chết? Và làm sao để thoát khỏi Sanh, lão, bệnh, tử. Thế là Ngài đi tìm đáp án. Đến khi tu khổ hạnh Ngài thấy không đáp được nghi tình trong Ngài và những ngày đêm dưới cội cây, bắt đầu từ lúc sao hôm vừa mộc và kết thúc khi sao mai, Ngài đã chứng đầy đủ minh hạnh túc. Bừng vở nghi tình. Câu trả lời rung động mấy ngàn thế giới từ hữu hình cho đến vô hình (nhơn, thiên, ...) thảy đều biết.
Vậy thì Hành Trình Đi Tìm Dấu Chùa Xưa, mượn văn chương để nói lên pháp hữu vi. Lấy hữu vi để đến vô vi.
Nếu Quý Vị động sẽ thấy trò động. Quý Vị tịnh sẽ thấy trò tịnh. Vì tâm luôn làm chủ các pháp.
( MỜI QUÝ VỊ ĐÓN XEM CHƯƠNG 2: MỘNG TRONG MỘNG )