Tham Trang

Tìm hiểu về "Ý THỨC" đối với sự tu tập PG

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,369
Điểm tương tác
997
Điểm
113
Hề hề,

Nói thêm một chút về Tâm Phan Duyên

Tâm, khởi sanh do Ý thuộc Hành uẩn
Phan Duyên, chữ Hán Việt. Phan có nghĩa là, níu kéo - leo trèo - nương theo. Duyên thì có hai, Duyên trần và Duyên thức.
Duyên trần là Tâm duyên cảnh trần gồm Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc và Pháp. Cảnh trần này hoặc đã duyên trong quá khứ tức Chấp Thủ - Hữu hay nay duyên trong hiện tại sinh Ái - Thủ - Hữu.
Duyên thức là những dữ kiện kinh nghiệm được tích trữ tại Ý thức dưới dạng ký ức trong cuộc sống một đời chính là Chấp Thủ hay Chấp Trước sanh Hư vọng phân biệt (Vọng tưởng).
Như trên đã nói Tư - Cetana, khởi sanh từ Thập nhị xứ (Tạng Pali) hay từ Mana duyên A lai da (Hán tạng/Duy thức tông); Và được nuôi dưỡng bởi Thọ, Tưởng, Thức chính là các kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ tạo thành xu hướng tâm. Khi đã có xu hướng tâm thì gọi là Tư Ý có bốn Vị (Agati - Tư Vị) khởi sanh do tánh Tham, Sân, Si mà hình thành tánh, Ưa - Ghét - Sợ hãi - Si mê, Chính trạng thái tâm lý này quyết định Ngã và Tư ngã (Tâm xác quyết)
Tham, Sân, Si được gọi Phiền não căn bản; tánh vốn kiên cố như kim cang chỉ có thể phá tan bởi Bát nhã tuệ khởi sanh từ Tam Tam muội, Không - Vô tướng - Vô nguyện. Vì vậy với người ngoài cửa Không môn chỉ có thể điều ngự bằng phép Ẩn liệt Hiển thắng là giảm bớt Tham bằng Bố thí - Thiểu dục Tri túc, giảm bớt Sân bằng Từ bi, giảm bớt Si bằng Tuệ hữu lậu, Văn, Tư, Tu. Khi Tâm sở bất thiện Tham, Sân, Si lắng xuống thì Tâm sở Thiện, Vô tham, Vô sân, Vô si hiển lộ mở đường vào Tứ thiền, Tứ không và Tứ vô lượng.

Những trải nghiệm quán sát, quán chiếu Tâm Phan Duyên rất thú vị. Khi thời cơ đến sẽ trình hiện cho quý vị thưởng lãm xem chơi, hề hề.


Trừng Hải
Note: khởi nguồn của Ý có sự khác biệt giữa Pali và Hán tạng nhưng chung quyết đều đồng thể tướng (đại đồng) chỉ khác danh tướng (tiểu dị) mà thôi.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 46%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
246
Điểm tương tác
172
Điểm
43
Hề hề,

Nói thêm một chút về Tâm Phan Duyên
......
Khi Tâm sở bất thiện Tham, Sân, Si lắng xuống thì Tâm sở Thiện, Vô tham, Vô sân, Vô si hiển lộ mở đường vào Tứ thiền, Tứ không và Tứ vô lượng........

Trừng Hải
* Tứ Thiền và xã Ý Niệm.- Có phải là Không Còn Tâm Ý Thức ?

Kính Tiền Bối Trừng Hải:

+ Đức Phật dạy: ”Cần thận trọng, chớ tin vào tâm ý của các ông. Tâm ý các ông không đáng tin cậy. Chỉ sau khi các ông đã chứng được đệ tứ quả A La Hán (vào Định Không Tâm), các ông mới có thể tin vào cái tâm này.”
(42 chương)

+ 2 cảnh giới Thiền là: 1. Vô Tưởng Định 2. Diệt Tận Định.- Thì Ý Thức không hiện khởi.(như bài kệ Duy Thức)

Ý thức thường hiện khởi ..... (Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh Vô Tưởng thiên ...... Ngoại trừ sinh nơi trời Vô Tưởng
Cập Vô Tâm nhị định ....... ..... Cùng hai Định Không Tâm
Thùy miên dữ muộn tuyệt" ..... Ngủ say cùng chết giấc)


HH xin hỏi: (Như vậy vào 1. Vô Tưởng Định 2. Diệt Tận Định.- Thì Ý Thức không hiện khởi.)
Phải chăng là kết quả của Tưởng Thọ Diệt Vô Vi (A la Hán) ?

+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy:
Phật bảo A-nan: - Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, theo các thứ điên đảo, tự nhiên tạo giống nghiệp như chùm ác-xoa. Những người tu hành không thể thành được vô thượng Bồ-đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác và thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma, đều do không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm. Họ giống như nấu cát mà muốn thành cơm ngon, dù trải qua số kiếp như vi trần, trọn không thể được.

1. Cội gốc căn bản thứ nhất là dùng tâm phan duyên cho là tự tánh. (hết trích)

Kính Tiền Bối. Như vậy hành giả có nên Nương vào Ý Thức để tu tập Thiền Định ?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,369
Điểm tương tác
997
Điểm
113
* Tứ Thiền và xã Ý Niệm.- Có phải là Không Còn Tâm Ý Thức ?

Kính Tiền Bối Trừng Hải:

+ Đức Phật dạy: ”Cần thận trọng, chớ tin vào tâm ý của các ông. Tâm ý các ông không đáng tin cậy. Chỉ sau khi các ông đã chứng được đệ tứ quả A La Hán (vào Định Không Tâm), các ông mới có thể tin vào cái tâm này.”
(42 chương)

+ 2 cảnh giới Thiền là: 1. Vô Tưởng Định 2. Diệt Tận Định.- Thì Ý Thức không hiện khởi.(như bài kệ Duy Thức)

Ý thức thường hiện khởi ..... (Ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh Vô Tưởng thiên ...... Ngoại trừ sinh nơi trời Vô Tưởng
Cập Vô Tâm nhị định ....... ..... Cùng hai Định Không Tâm
Thùy miên dữ muộn tuyệt" ..... Ngủ say cùng chết giấc)


HH xin hỏi: (Như vậy vào 1. Vô Tưởng Định 2. Diệt Tận Định.- Thì Ý Thức không hiện khởi.)
Phải chăng là kết quả của Tưởng Thọ Diệt Vô Vi (A la Hán) ?

+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy:
Phật bảo A-nan: - Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, theo các thứ điên đảo, tự nhiên tạo giống nghiệp như chùm ác-xoa. Những người tu hành không thể thành được vô thượng Bồ-đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác và thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma, đều do không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm. Họ giống như nấu cát mà muốn thành cơm ngon, dù trải qua số kiếp như vi trần, trọn không thể được.

1. Cội gốc căn bản thứ nhất là dùng tâm phan duyên cho là tự tánh. (hết trích)

Kính Tiền Bối. Như vậy hành giả có nên Nương vào Ý Thức để tu tập Thiền Định ?

Hề hề,

Đối với bản Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh thì Trừng Hải vô duyên nên xin không đề cập đến. Hề hề

Niệm, vốn là danh từ Hán Việt, nghĩa là Ý nghĩ, Ý tưởng, suy nghĩ ở trong lòng và tri giác ở bên ngoài. Nó tương đương với chữ Thought trong tiếng Anh, Suy nghĩ - Ý nghĩ - Tư tưởng. Như vậy chữ Xã (?) Ý Niệm rất tối nghĩa nếu không muốn nói vọng ngữ.
Hãy lấy chữ Vô Niệm để hiểu rõ về chữ Niệm.
Vô Niệm, theo Thiền sư Huệ hải thì là Chánh niệm. Từ định nghĩa này nên nhiều Phật tử lý giải Vô niệm là không Vọng niệm, hay không có niệm bất chánh Tham, Sân, Si chứ không phải là không có Niệm. Họ lấy lý do rằng nếu không có Niệm # Thought, Suy nghĩ, Ý nghĩ, Tư tưởng thì đó không phải là hữu tình đang sanh hoạt (Như chết não, sống đời sống thực vật) và nhiều nhiều lý giải khác nữa...
Tất cả những lời đó đều không đúng với Tông chỉ Vô niệm của Lục tổ bởi chữ "Tông chỉ" nghĩa là đề cập đến mục đích của việc làm (PHƯƠNG TIỆN) nhưng không có mục đích lẫn việc làm (VÔ PHƯƠNG TIỆN) vì việc làm và mục đích là một, NHẤT TÂM.
Chữ Vô (Nothings) là không một vật; nên Vô niệm là không một tri giác (ý tưởng) hay cái biết (Ý nghĩ) nào về VẬT hiện hữu.
Như vậy chữ Vô niệm này chính là Trung đạo đế, Bất thường Bất đoạn...và siêu vượt Thường, Đoạn...do siêu việt nên làm sáng rõ Thường, Đoạn...như nó là tức rốt ráo KHÔNG (Empties)
...

Còn câu hỏi về Tứ thiền ở Nhị thiền thì Ý thức hư vọng đình chỉ vì không Tầm không Tứ, Nhưng khi xá thiền thì Ý thức lại hoạt động...

Ý thức vẫn có vai trò trong pháp Chỉ Quán (như bài kệ mà bạn Quan Âm Các trích dẫn ở trên về Công - Tội). Nó phức tạp, vi tế và thuộc pháp tâm truyền dễ gây hiểu lầm nên xin thôi.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Kính Bác Trừng Hải và các Bạn.

Nhân Bác Trừng Hải nhắc đến Lục Tổ. VQ nhớ đến Câu chuyện Lục Tổ và Sư Huyền Giác (Pháp Bảo Đàn).


Huyền Giác vừa gặp Huệ Năng đi quanh ba vòng chống tích trượng đứng.
Huệ Năng bảo:
- Phàm làm Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy.
Huyền Giác đột ngột dùng ngay nhát kiếm:
Sinh tử sự đại
Vô thường tấn tốc

Nghĩa là sinh tử việc lớn, vô thường mau chóng, cần giải quyết ngay lễ nghĩa làm gì.
Huệ Năng đáp:
Hà bất thể thủ vô sinh
Liễu vô tốc hồ

Sao không nhận cái lý “Vô sinh” và thấu rõ cái nghĩa “không chóng”.
Nghĩa là sao không tự nhận cái nguyên lý vô sinh thường còn bất biến. Nguyên lý vô sinh ấy là “tự tánh”.
Bởi vì chữ “thể” chỉ cho “tự tánh” và chữ “liễu” là chỉ cho cái dụng của “tự tánh”, đó là trí.
Vậy ý của Tổ muốn thử xem Huyền Giác đã thấy “tánh” chưa. Mà nếu đã thấy tánh, thì tánh tức là dụng, là trí huệ Bát Nhã. Dùng trí này mà quán chiếu thì làm gì có vấn đề sống chết và mau chóng phải đặt ra.
Thấu rõ ý ngầm của Tổ trong câu hỏi, Huyền Giác đáp ngay:
Thể tức vô sinh, liễu bổn vô tốc.
(Thể tức vô sinh, thấu vốn không chóng).
Như vậy Huyền Giác đã biết được tự tách vốn không sinh diệt, vượt cả không gian, thời gian, làm gì có mau chóng.
Nghe Huyền Giác đáp, Huệ Năng khen:
Như thị! Như thị!
(Đúng thế! Đúng thế!)
Như thế Huyền Giác tìm đến Tổ vừa để thử thầy vừa để xin ấn chứng.
Và Huyền Giác chống tích trượng đứng, đâu phải là ngạo mạn, mà đó là ý chỉ thâm diệu của thiền tông.
Nhưng đến đây cuộc thử thách vừa ngưng lại, để rồi tiếp tục gay cấn hơn.
Thừa cơ hội Huyền Giác xin kiến về, Huệ Năng lại dùng mũi nhọn đâm vào đối thủ (cơ phong vấn đáp) một lần nữa lại nói về việc “chậm mau”.
Phản thái tốc hồ?
(Về chóng thế sao?)
Huyền Giác đỡ ngay thế kiếm “mau chóng” bằng thế kiếm “Bất động”
Bổn tự phi động, khởi hữu tốc đa?
(Vốn mình chẳng động, há có mau chóng sao?)
Với ý nghĩa tự tánh, vốn là tự tại, vượt ngoài động tịnh, chóng chậm, vượt cả không gian, thời gian, làm gì có mau chóng?
Huệ năng liền tấn công quyết liệt, dồn đối phương ở vào thế chân tường bằng nhát kiếm “Ai’’.
Thuỳ tri phi động?
(Ai biết chẳng phải động?)
Chữ “Ai” là năng, là chủ tể.
“Cái chẳng động” là sở.
Năng và sở nối liền nhau bằng nhịp cầu “biết”.
Nếu Huyền giác mà suy tư để thấy mình có “Cái chẳng động” thì rõ là Huyền Giác còn động.
Nhận được ý đó, Huyền Giác lập tức đẩy lại ngay:
- Nhân giả tự sinh tâm phân biệt.
Ấy là tại Tổ sinh tâm phân biệt.
Câu trả lời ấy đủ chứng tỏ là Huyền Giác không phải suy lường về “cái chẳng động” mà đã liễu được cái chân lý “bổn lai chẳng động”.
Lục Tổ liền khen :
Nhữ thậm đắc vô sinh chi ý
(Người thực đã thấu được cái ý vô sinh)
Lời khen của Lục Tổ là một nhát kiếm bọc nhung vô cùng nguy hiểm. Vì lời khen này nhấn mạnh vào chữ “Ý”.

  • Trên kia là chữ “Ai”
  • Bây giờ là chữ “Ý”

Trên kia là chủ – bây giờ là khách.
Ý của Tổ trắc nghiệm Huyền Giác đã thật sự dung thông chưa? Lãnh hội được ý đó. Huyền Giác đáp lại:
- Vô sinh khởi hữu đa? (Vô sinh há có ý sao?)
Một ý nghĩ mà không móng lên, ấy là trạng thái “vô sinh”.
Thế chưa đủ, Lục Tổ còn bồi thêm một nhát kiếm Tối thượng thừa, chẻ vào ba vấn đề: Ai, Ý, phân biệt.
- Vô ý thuỳ dương phân biệt?
(không ý thì ai phân biệt?).
Đây là vấn đề cơ bản nhất. Nếu phá hết ngã, pháp, vượt qua mọi đối đãi thì đi đến kết quả gì ?

  • Nếu phân biệt, nếu suy lường thì vọng niệm dấy lên.
  • Không phân biệt, không suy lường lại khác gì gỗ đá.

Nếu phân biệt rõ cội nguồn, muôn vật mà bổn tánh vẫn như như bất động, tức là nhảy được qua bờ kia vậy.
Do vậy Huyền Giác mới trả lời:
Phân biệt diệt phi ý.
(Phân biệt cũng chẳng phải là ý)
- Hết trích-

* Như thế chúng ta thấy Sư Huyền Giác đã vượt qua mọi ý niệm suy lường. Ý Thức, vọng Ngã, suy lường phân biệt.- Đây là cảnh Giới Vô Sanh.

* Ở trên Bác An Long dẫn trích đoạn kinh Lăng Già về Như lý tác ý rất hay:\

CHÂN NGHĨA : NHƯ LÝ TÁC Ý : TRONG PHẬT HỌC CHÍNH THỐNG Là : "Ý "NHẬN BIẾT BẰNG ;TỰ TRỰC TRI ,TỰ TRỰC GIÁC , TỰ TRỰC KIẾN ...CÁC HIỆN TRẠNG HIỆN DIỆN, HIỆN HÀNH: ...NHƯ THỊ...ĐÚNG NHƯ ĐANG LÀ...( LÝ CHÂN THẬT =LÝ LẼ CHÂN THẬT VỀ SỰ VẬN HÀNH THEO ĐÚNG NHƯ QUY LUẬT CHÂN THẬT = NHƯ THỊ...ĐANG LÀ... = DO TỰ TRỰC TRI ,TỰ TRỰC GIÁC, TỰ TRỰC KIẾN )
# Chứ KHÔNG PHẢI Cái CHÂN LÝ THẾ GIAN QUY ƯỚC , KIẾN LẬP DO Ý ,Ý THỨC VỌNG TƯỞNG MÊ LẦM Của NHỮNG TƯ TƯỞNG. (hết trích)


* Kinh Niết Bàn Phật dạy: Y Trí bất y Thức.- Cho nên không nên y cứ trên Ý Thức mà tu. Phải chuyển Ý Thức thành Diệu Quan Sát Trí mới là Diệu Pháp.
 
Sửa lần cuối:

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 46%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
274
Điểm tương tác
143
Điểm
43
* Nhất Tâm Tự Nhiên.

Trong một dịp thăm hỏi Thầy Thích Minh Phú (du học về thăm). Thầy chia sẻ về "tác ý", như sau:

"Trong mỗi sát na, tâm thức chỉ tác ý làm được một việc.

Tâm thức sẽ không thể làm một lúc 2 việc trong mỗi sát na tác ý.

Có câu:
"Dù động hay tịnh, sự thật vẫn là tịnh.
Dù loạn tâm hay chánh niệm, cũng vẫn luôn là nhất tâm.
Nhất tâm không do mình thiền định mà vốn dĩ nguyên lý nhất tâm tự nhiên, vận hành của tâm thức này đã có sẳn mà mình không biết làm sao để dùng nó thôi".

Ghi chú:
Vị nào có căn cơ, ngộ tánh tốt, tự chiêm nghiệm và ứng dụng nguyên lý này, hoà nhập tâm vào trạng thái nhất tâm tự nhiên, như nương tựa chiếc phao tự nhiên vốn có của mình.

Học các bài học từ cuộc sống

Khi bất kỳ ai tác ý sai và hành nghiệp sai, tự họ phải tự trả giá và học các bài học về dụng tâm tác ý sai và hành nghiệp sai của mình mà cải thiện tốt hơn.

Việc đó là việc của mỗi người. Họ làm được gì tốt thì mừng cho họ. Họ làm việc gì xấu thì họ phải chịu các kết quả của nó.

Đó là việc của họ, không phải việc của mình.

Cuộc đời tự có câu trả lời, không cần mình phải lo nhiều.

Mọi người tự chiêm nghiệm về các bài học đúng - sai, tốt - xấu trong cuộc sống nha."
(hết trích .- Th Minh Phú)

Các Bạn ý kiến về chia sẻ này ra sao ạ ?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,369
Điểm tương tác
997
Điểm
113
* Nhất Tâm Tự Nhiên.

Trong một dịp thăm hỏi Thầy Thích Minh Phú (du học về thăm). Thầy chia sẻ về "tác ý", như sau:

"Trong mỗi sát na, tâm thức chỉ tác ý làm được một việc.

Tâm thức sẽ không thể làm một lúc 2 việc trong mỗi sát na tác ý.

Có câu:
"Dù động hay tịnh, sự thật vẫn là tịnh.
Dù loạn tâm hay chánh niệm, cũng vẫn luôn là nhất tâm.
Nhất tâm không do mình thiền định mà vốn dĩ nguyên lý nhất tâm tự nhiên, vận hành của tâm thức này đã có sẳn mà mình không biết làm sao để dùng nó thôi".

Ghi chú:
Vị nào có căn cơ, ngộ tánh tốt, tự chiêm nghiệm và ứng dụng nguyên lý này, hoà nhập tâm vào trạng thái nhất tâm tự nhiên, như nương tựa chiếc phao tự nhiên vốn có của mình.

Học các bài học từ cuộc sống

Khi bất kỳ ai tác ý sai và hành nghiệp sai, tự họ phải tự trả giá và học các bài học về dụng tâm tác ý sai và hành nghiệp sai của mình mà cải thiện tốt hơn.

Việc đó là việc của mỗi người. Họ làm được gì tốt thì mừng cho họ. Họ làm việc gì xấu thì họ phải chịu các kết quả của nó.

Đó là việc của họ, không phải việc của mình.

Cuộc đời tự có câu trả lời, không cần mình phải lo nhiều.

Mọi người tự chiêm nghiệm về các bài học đúng - sai, tốt - xấu trong cuộc sống nha."
(hết trích .- Th Minh Phú)

Các Bạn ý kiến về chia sẻ này ra sao ạ ?

Hề hề,

Tư tưởng khởi sanh từ Ý thức (Tư tưởng là hành vi của Ý thức) nên tuy Tư tưởng chỉ có một (Trong một sát na tâm thì chỉ duy nhất có một tâm hay ý) nhưng đẳng sau Tư tưởng chính là Ý thức. Chính Ý thức này phân chia thành Người suy nghĩ (Chủ thể của Tư tưởng) và suy nghĩ (Tư tưởng) - Đọc Tứ phần/Duy thức tông.
Vậy vấn đề nảy sanh ở đây là làm sao hợp nhất Ý thức và Tư tưởng hay đúng hơn là không có sự chia tách giữa Ý thức và Tư tưởng nghĩa là Thân, Khẩu, Ý hợp nhất tức Nhất niệm/Nhất điểm tâm.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 46%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
274
Điểm tương tác
143
Điểm
43
Theo tôi được thầy Minh Phú chia sẻ: Thầy ấy đang làm luận án về LỘ TRÌNH TÂM.
Tìm hiểu trong Vi Diệu Pháp tôi thấy có nói về Lộ Trình Tâm như sau:

* Lộ Trình Tâm.-
(Theo Sư Th Giác Chánh định nghĩa: Lộ Trình Tâm.- Là tiến trình sanh diệt của tâm. Tùy theo trường hợp sanh khởi lộ trình tâm được phân ra lộ dài, lộ ngắn, lộ lớn, lộ nhỏ. Tùy theo nơi chốn sanh khởi, lộ trình tâm được phân biệt làm hai loại: lộ trình qua ngũ môn và lộ trình qua ý môn. Ðơn vị đo lường trong lộ trình tâm được gọi là tâm Sát Na.

A- Tâm Sát na của Lộ trình tâm.

Trong trạng thái thụ động, khi tâm không bị kích thích bởi đối tượng, được gọi là tâm Hộ kiếp (Bhavaṅga). Khi bị kích thích bởi đối tượng thì một tâm sẽ khởi lên trên mặt tâm Hộ kiếp, rồi chìm xuống để một tâm khác khởi lên (thông thường chúng ta không thể giữ mãi một tâm không cho chìm vào tâm Hộ kiếp). Như vậy, đời sống của một tâm bao gồm 3 giai đoạn: Sanh (Uppāda), Trụ (Ṭhiti) và Diệt (Bhaṅga). Ðời sống đó được gọi là tâm sát na (Cittakhana).....

B- Lộ trình qua Ý MÔN:

1) Lộ Tâm Ðắc Thiền
Thiền: là trạng thái tâm an trú trong một đề mục, thiêu đốt các phiền não (đúng ra Thiền chỉ có thể dập tắt các phiền não một cách tạm thời). Ðối với người Huệ yếu, thì dòng tâm thức khi đắc thiền phải diễn tiến đũ 6 giai đoạn như trên; còn đối với người Huệ mạnh thì chỉ có 5 giai đoạn vì giai đoạn Chuẩn Bị không có.
(lượt dẫn)


3) Lộ Tâm Nhập Thiền
An chỉ (Appanā): nhứt tâm trên đối tượng gọi là An Chỉ (Ekaggaṃ cittaṃ ārammane appenti). Ở lộ này, dòng tâm thức an trú vào đề mục, tuy dòng tâm thức sanh diệt nhiều lần nhưng vẫn đồng một thứ tâm. Lộ này có 2 loại: Nhập Thiền hợp thế và Nhập Thiền Cơ. Thiền hợp thế là Thiền Sắc giới và Thiền Vô Sắc giới; còn Thiền Cơ là thiền nhập để làm căn bản hiện thần thông. Thiền Cơ chỉ nhập được bằng Ngũ Thiền Sắc giới mà thôi. Dòng tâm thức để nhập hai loại thiền này diễn tiến như sau: Hôï Kiếp quá khứ, Hộ Kiếp rúng động, Hộ Kiếp ngưng lại, Khán ý môn, Chuẩn bị, Cận Hành, Thuận Thứ, Bỏ Bực, Thiền (1 trong 18 tâm thiền hiệp thế).
- Luọt trích-

Kính Bác Trừng Hải.

  • Các Kinh nghiệm về Ý Thức của Bác rất đáng trân trọng và tôi đang nghiêm túc nghiêng cứu để ứng dụng.
  • Đối với tư liệu Lộ trình Tâm Ý Môn này cũng chỉ là nêu lên để từ từ nghiêng cứu thôi ạ.

Vì thật ra tôi cũng chỉ là kẻ mài mò để Giải Trừ Ý Thức. Thể nhập Nhất Tâm Tự Nhiên hay tư tưởng Bắc Tông gọi là CHÂN NHƯ hay TÁNH THANH TỊNH BẢN NHIÊN của Tâm Thường Trú Vô Sanh ạ...
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,369
Điểm tương tác
997
Điểm
113
Kính đạo hữu Quan Âm Các

Lộ trình tâm (Sắc pháp) nói ngắn gọn là Sanh - Trụ - Diệt nên tuy là một sát na tâm nhưng tự sát na tâm đó có biến đổi từ sanh (khởi đầu) sang trụ (duy trì) sang diệt (dứt dòng). Khi cả ba sát na này đồng một thể tướng (khác danh tướng) thì đắc Nhất Điểm Tâm. Thể tướng này chính là vị đầu tiên trong Hành xã, Bình đẳng tâm, vô phân biệt chủ - khách, ta - người, tâm - cảnh...
Tâm thường hành bình đẳng thì vượt qua ba chướng (Pháp bảo đàn kinh), Tư hoặc (Bì), Kiến hoặc (Nhục), Vô minh hoặc (Cốt-Tủy) vào Vô Tâm hay Vô Niệm.

trừng hải
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,581
Điểm tương tác
230
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
KINH LĂNG GIÀ
(Trang 24 -Việt dịch :Thích Duy Lực )
..." -Đại Huệ ! HIỆN THỨC VÀ PHÂN BIỆT SỰ THỨC ,HAI THỨC NÀY TƯỚNG HOẠI VÀ CHẲNG HOẠI LÀM NHÂN VỚI NHAU ,Đại Huệ SỰ HUÂN TẬP BẤT TƯ NGHÌ VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN BẤT TƯ NGHÌ LÀ CÁI NHÂN CỦA HIỆN THỨC .NHẬN LẤY CÁC CẢNH TRẦN VÀ HUÂN TẬP TỪ VÔ THỈ LÀ CÁI NHÂN CỦA PHÂN BIỆT SỰ THỨC "...
KINH LĂNG GIÀ ( Trang 62 - Việt dịch : Thích Duy Lực )

Khi ấy Thế Tôn Muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

Phật tử KHÉO QUÁN SÁT ,
Thế pháp DO TÂM TẠO .
THỊ HIỆN ĐỦ THỨ THÂN ,
SỨC THẦN THÔNG TỰ TẠI .
TẤT CẢ ĐỀU THÀNH TỰU ,
SỞ TÁC VÔ CHƯỚNG NGẠI .

---( Hết Trích )...
------

Khì Khì ....
Cơm , Canh Đã Hấp Nóng . Xim Mời ...Tùy Tự Chọn Món .
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 46%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
274
Điểm tương tác
143
Điểm
43
* Góc nhìn về "Ý Thức" ở Pháp Tánh Học.
Kính các Bạn: Trong nền Phật học có 2 khuynh hướng khác nhau:

1/. Pháp Tướng.- Lấy Duy Thức Học làm căn bản.(Trong đó tiển khai sâu về Ý Thức)
2/. Pháp Tánh.- Lấy Không Tuệ làm nền tảng. (Trong đó dùng Pháp Duyên Sanh và Không Tuệ để tu trì)

Dưới sự soi chiếu của Pháp Tánh. Không sao tránh khỏi nhiều sai biệt, không theo đường lối của Duy Thức Học.- Mong các Bậc cao nhân lượng thứ và thông cảm.

Vâng ! Thưa các Bạn.
Dưới cái nhìn Không Tuệ Học. Như ở kinh Kim Cang BN dạy:

"Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh.
Như sương, như ánh chớp.
Thường quan sát như thế.". (hết trích)

Thế nào là pháp hữu Vi ?
Đáp: Pháp nào do Các Nhân Duyên tập tán mà thành, trụ, hoại, không .- là pháp hữu Vi.

Xét về "Ý Thức". Bách Pháp dạy:

* Ý thức,có 5 duyên sanh: 1. Căn, 2. Cảnh, 3. Tác ý, 4. Căn bản y, 5. Chủng tử.

Nhãn thức cửu duyên sanh
Nhĩ thức duy tùng bát
Tỹ, Thiệt, Thân tam,thất
Hậu tam; ngũ, tam, tứ

Dịch nghĩa

Nhãn thức đủ chín duyên
Nhĩ thức chỉ còn tám
Tỹ, Thiệt, Thân có bảy
Sau ba; năm, ba bốn
(bách pháp luận)

Như vậy.- Ý Thức rỏ là pháp Hữu Vi (vì do 5 duyên sanh).
* Do vậy Đối với Pháp Tánh. Hành giả phần đông không dùng Ý để tu mà Thành Đạo quả nơi Pháp Tánh.

Bởi vậy kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy: "

Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, theo các thứ điên đảo, tự nhiên tạo giống nghiệp như chùm ác-xoa. Những người tu hành không thể thành được vô thượng Bồ-đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác và thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma, đều do không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm. Họ giống như nấu cát mà muốn thành cơm ngon, dù trải qua số kiếp như vi trần, trọn không thể được.

1. Cội gốc căn bản thứ nhất là dùng tâm phan duyên cho là tự tánh." (hết trích)
(Nhưng trong phẩm chọn viên thông. Vẫn có Thánh giả chọn Ý Thức mà tu vẫn thành Đạo.- Bất khả tư nghì !!! ạ)
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
187
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Kính thưa quí vị, và quí vị Quan Âm Các.

Pháp Tướng, và Pháp Tánh chỉ là Phương Tiện thiện xảo.
Còn thành Đạo Quả gì đó không do phương tiện quyết định được đâu.

Đạo là do Nhân gì mà thành Đạo Quả?
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,581
Điểm tương tác
230
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Kính thưa quí vị, và quí vị Quan Âm Các.

Pháp Tướng, và Pháp Tánh chỉ là Phương Tiện thiện xảo.
Còn thành Đạo Quả gì đó không do phương tiện quyết định được đâu.

Đạo là do Nhân gì mà thành Đạo Quả?
Theo An Long :
1- TỰ PHÁT TÂM BỒ ĐỀ=>TU ,HỌC ==>ĐẾN KHI THÀNH CHÁNH ĐẲNG ,CHÁNH GIÁC.
2 -LUÔN TỰ CẢNH TỈNH MÌNH VỚI : TỨ NGUYỆN THỆ .
 

Duy Long Nhân

Registered
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
20/12/24
Bài viết
144
Điểm tương tác
1
Điểm
18
Kính thưa quí vị, và quí vị Quan Âm Các.

Pháp Tướng, và Pháp Tánh chỉ là Phương Tiện thiện xảo.
Còn thành Đạo Quả gì đó không do phương tiện quyết định được đâu.

Đạo là do Nhân gì mà thành Đạo Quả?
Lợi ích thật sự của Tự Độ làm được cho mọi người là gì?
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,581
Điểm tương tác
230
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
Lợi ích thật sự của Tự Độ làm được cho mọi người là gì?
Khì Khì...
...Mình Cảm Nhận Thấy Hắn " Rất Tào Tháo "...Cưỡng Vai Đề Bà Đạt Đa...=RẤT TÀI " Kích Động " Moi Tin....Hơi Cố Chấp ...Nhưng Trực TâmVô Hại :D
 

Quan Âm Các

Active Member
Reputation: 46%
Tham gia
23/8/14
Bài viết
274
Điểm tương tác
143
Điểm
43
* Thiền đối với Ý Thức.- "Hành khởi giải tuyệt"

Theo giáo môn thông thường, sự tu hành phải trải qua bốn giai đoạn là: Tín, giải, hành, chứng. Ban đầu do tin rồi đi tìm hiểu (giải), theo sự hiểu mà thực hành, vừa thực hành vừa tìm hiểu thêm, vừa hiểu thêm vừa thực hành thêm từng bậc tiến lên chứng từ thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa cho đến đẳng giác, diệu giác. Đó là cách tu thông thường.

Còn Tổ Sư thiền thì không phải vậy. Trước tiên cũng phải có tin, có hiểu, nhưng khi bắt đầu thực hành thì không được tìm hiểu nữa. Thiền môn gọi là "Hành khởi giải tuyệt" tức là đã bắt đầu tham thiền rồi thì sự tìm hiểu kiến giải phải chấm dứt. Cho nên Tham thiền không cho hiểu thiền, hiểu đạo. Tại sao vậy? Vì đang tham thiền là đã có thiền, có đạo rồi. Nếu đi tìm hiểu thiền hiểu đạo nữa thì cũng như mình đã có một cái đầu rồi còn sinh thêm một cái đầu thứ hai nữa. Tổ Sư gọi: "Đầu thượng an đầu" (trên đầu thêm đầu) thì cái đầu thứ hai, không những không có ích cho cái đầu bổn lai, lại còn làm chướng ngại khổ sở cho cái đầu bổn lai nên phải mời Bác sĩ cắt bỏ mới được khôi phục sức khỏe lại.

Vậy hiểu thiền hiểu đạo còn không cho huống là đi tìm hiểu cái khác nữa. Phải biết rằng ham tìm hiểu rất chướng ngại cho sự chứng ngộ. Thế nên "Hành khởi giải tuyệt" là vậy.

(Trích "Đường lối thực hành tham Tổ Sư Thiền")

Kính các Bạn.

Thiền Tổ Sư là thế. Phải giải trừ ý thức.- "Hành khởi giải tuyệt" là vậy.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
187
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Tri kiến lập tri tức vô minh bổn, Tri kiến vô kiến, tức tư Niết Bàn…
Nghĩa là:
Thấy biết mà dựng lập thấy biết, chính là cội gốc vô minh;
Thấy biết, không dựng lập thấy biết, tức khắc là Niết Bàn.



Kinh Lăng Nghiêm nói:
“Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, cái “lập tri” ấy tức là tự tri.
Thế gian nói “Tri”, nói “Kiến” ấy là thế lưu bố tưởng, Phật cũng nói là tri là kiến, nhưng không có chấp cái tri ấy là thật, nên chẳng có lập tri.

nên nói “Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”.

Nay do tập khí từ lâu đời, chúng ta việc gì cũng muốn tri, muốn kiến,

Phật muốn thuyết pháp độ chúng sinh cũng phải tùy thuận chúng sinh, cũng phải nói tri, nói kiến, nhưng không chấp đó là thật; hễ chấp thật tức tự lập cái tri, là căn bản của vô minh,

Nếu không kiến lập tức Niết bàn.

.
Trong Kinh Lăng nghiêm nói:
“Tại sao và khi nào phát sinh cái vô minh?
Ấy là bởi cái GIÁC có minh, chính cái “minh” đó là tri.
Từ sở minh lập ra năng minh, do tri đó mới sinh ra tri tịch và tri vọng; từ minh đó sinh ra năng minh sở minh, năng chiếu sở chiếu, hễ năng sở lập thì tính chiếu bị đánh mất.

Tự tính chẳng phải tri, chẳng phải vô tri, chẳng thể dùng lời của thế gian diễn tả, nhưng vì lời của thế gian nói tri nói kiến là thế lưu bố tưởng, nên Phật phải nói tri nói kiến. Thật ra tự tính chẳng thể kiến lập cái tri, hễ có kiến lập tức là chúng sinh, tức là bệnh.

Nói chữ “vọng” cũng chỉ là thế lưu bố tưởng, nếu chấp thật có vọng thì sinh ra trước tưởng, nếu vọng chẳng phải thật thì buông bỏ cái gì?

Có tâm muốn buông bỏ đã là chấp cái vọng là thật rồi!
Nên trong Thiền tông, Tổ sư kiến tánh có bài kệ rằng:

“Nhược nhơn kiến huyển bổn lai chơn,
Thị tắc danh vi kiến Phật nhơn”.

Ý nói nếu người nào thấy huyển vốn là chơn thì người ấy tức đã thấy Phật vậy.
HT. Thích Duy Lực
phatgiao.org.vn/tri-kien-lap-tri-tuc-vo-minh-bon-d31918.html
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Tri kiến lập tri tức vô minh bổn, Tri kiến vô kiến, tức tư Niết Bàn…
Nghĩa là:
Thấy biết mà dựng lập thấy biết, chính là cội gốc vô minh;
Thấy biết, không dựng lập thấy biết, tức khắc là Niết Bàn.



Kinh Lăng Nghiêm nói:
“Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn”, cái “lập tri” ấy tức là tự tri.
Thế gian nói “Tri”, nói “Kiến” ấy là thế lưu bố tưởng, Phật cũng nói là tri là kiến, nhưng không có chấp cái tri ấy là thật, nên chẳng có lập tri.

nên nói “Tri kiến vô kiến, tư tức Niết bàn”.

Nay do tập khí từ lâu đời, chúng ta việc gì cũng muốn tri, muốn kiến,

Phật muốn thuyết pháp độ chúng sinh cũng phải tùy thuận chúng sinh, cũng phải nói tri, nói kiến, nhưng không chấp đó là thật; hễ chấp thật tức tự lập cái tri, là căn bản của vô minh,

Nếu không kiến lập tức Niết bàn.

.
Trong Kinh Lăng nghiêm nói:
“Tại sao và khi nào phát sinh cái vô minh?
Ấy là bởi cái GIÁC có minh, chính cái “minh” đó là tri.
Từ sở minh lập ra năng minh, do tri đó mới sinh ra tri tịch và tri vọng; từ minh đó sinh ra năng minh sở minh, năng chiếu sở chiếu, hễ năng sở lập thì tính chiếu bị đánh mất.

Tự tính chẳng phải tri, chẳng phải vô tri, chẳng thể dùng lời của thế gian diễn tả, nhưng vì lời của thế gian nói tri nói kiến là thế lưu bố tưởng, nên Phật phải nói tri nói kiến. Thật ra tự tính chẳng thể kiến lập cái tri, hễ có kiến lập tức là chúng sinh, tức là bệnh.

Nói chữ “vọng” cũng chỉ là thế lưu bố tưởng, nếu chấp thật có vọng thì sinh ra trước tưởng, nếu vọng chẳng phải thật thì buông bỏ cái gì?

Có tâm muốn buông bỏ đã là chấp cái vọng là thật rồi!
Nên trong Thiền tông, Tổ sư kiến tánh có bài kệ rằng:

“Nhược nhơn kiến huyển bổn lai chơn,
Thị tắc danh vi kiến Phật nhơn”.

Ý nói nếu người nào thấy huyển vốn là chơn thì người ấy tức đã thấy Phật vậy.
HT. Thích Duy Lực
phatgiao.org.vn/tri-kien-lap-tri-tuc-vo-minh-bon-d31918.html
sen2.jpg


Tự Độ nói câu này hay nè....
Đây là Y Trí Bất Y Thức.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
187
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Thế gian kêu trâu là trâu, kêu ngựa là ngựa là ngôn ngữ của mỗi quốc gia đã mặc định, mặc ước, qui định.
Sự Thật là Trâu chỉ là cái Tên gọi đã được mặc định, mặc ước, qui định.
Theo đạo Phật chẳng có cái gì là con Trâu. Con Trâu chỉ là HIỆN TƯỢNG như bong bóng nước. Biến Hiện tùy theo Duyên Khởi.


Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa thế lưu bố tưởng. Ý nghĩa của từ thế lưu bố tưởng theo Tự điển Phật học như sau:

thế lưu bố tưởng có nghĩa là:

Thế là thế gian, lưu là lưu hành, bố là phổ biến, tưởng là tư tưởng. Nghĩa là những tư tưởng mà thế gian phổ biến lưu hành như vậy rồi. Cũng như kêu trâu là trâu, kêu ngựa là ngựa.

Trên đây là ý nghĩa của từ thế lưu bố tưởng trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
phatgiao.org.vn/tu-dien-phat-hoc-online/the-luu-bo-tuong-k27288.html
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,369
Điểm tương tác
997
Điểm
113
* Thiền đối với Ý Thức.- "Hành khởi giải tuyệt"

Theo giáo môn thông thường, sự tu hành phải trải qua bốn giai đoạn là: Tín, giải, hành, chứng. Ban đầu do tin rồi đi tìm hiểu (giải), theo sự hiểu mà thực hành, vừa thực hành vừa tìm hiểu thêm, vừa hiểu thêm vừa thực hành thêm từng bậc tiến lên chứng từ thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa cho đến đẳng giác, diệu giác. Đó là cách tu thông thường.

Còn Tổ Sư thiền thì không phải vậy. Trước tiên cũng phải có tin, có hiểu, nhưng khi bắt đầu thực hành thì không được tìm hiểu nữa. Thiền môn gọi là "Hành khởi giải tuyệt" tức là đã bắt đầu tham thiền rồi thì sự tìm hiểu kiến giải phải chấm dứt. Cho nên Tham thiền không cho hiểu thiền, hiểu đạo. Tại sao vậy? Vì đang tham thiền là đã có thiền, có đạo rồi. Nếu đi tìm hiểu thiền hiểu đạo nữa thì cũng như mình đã có một cái đầu rồi còn sinh thêm một cái đầu thứ hai nữa. Tổ Sư gọi: "Đầu thượng an đầu" (trên đầu thêm đầu) thì cái đầu thứ hai, không những không có ích cho cái đầu bổn lai, lại còn làm chướng ngại khổ sở cho cái đầu bổn lai nên phải mời Bác sĩ cắt bỏ mới được khôi phục sức khỏe lại.

Vậy hiểu thiền hiểu đạo còn không cho huống là đi tìm hiểu cái khác nữa. Phải biết rằng ham tìm hiểu rất chướng ngại cho sự chứng ngộ. Thế nên "Hành khởi giải tuyệt" là vậy.

(Trích "Đường lối thực hành tham Tổ Sư Thiền")

Kính các Bạn.

Thiền Tổ Sư là thế. Phải giải trừ ý thức.- "Hành khởi giải tuyệt" là vậy.

Hề hề,

Đúng là "Hành khởi giải tuyệt", bởi theo lý mà hành. Thuần lý tri hành thì dứt tâm phân biệt (tuyệt ngôn tuyệt lự). Nhưng Lý thì có Thô có Tế. Chỗ thô thì dễ giải dễ hành; còn chỗ tế thì nan giải nên đến cần phương tiện xảo (Trí giải) mới lãnh ngộ mà hành. Cũng vì vậy nên chính Thiền tông mới nói tiểu ngộ, đại ngộ . Có tiểu có đại thì cũng là lần lượt mà tiến lên. Việc cho rằng môn giáo "Tín, Giải, Hành, Chứng" không phải cách tu của Tổ sư thiền chỉ là lời hư ngụy nếu không muốn nói là cuồng thiền.

Trừng Hải
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 24%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
187
Điểm tương tác
26
Điểm
28
sen2.jpg


Tự Độ nói câu này hay nè....
Đây là Y Trí Bất Y Thức.
Kính ngài Viên Quang.
Cá nhân này cũng đã từng đọc bài của Ngài cũng đã viết như trên rất nhiều lần trong diễn đàn này, và chỗ khác meqanam
Vì tự kiếm bài của Ngài không được nhanh như Google it.

Tất cả những gì cá nhân này đăng trên đây chỉ là góp nhặt trên Google.
Chính quí vị, đại chúng là Duyên Khởi cho cá nhân này đi góp nhặt trên Google.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top