- Tham gia
- 6/8/10
- Bài viết
- 1,020
- Điểm tương tác
- 193
- Điểm
- 63
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 4 THÁNG 10, 2015)
(TUẦN THỨ 4 THÁNG 10, 2015)
Khách viếng Gian hàng Nhật Bản tại triển lãm thế giới ở Milan được chư tăng hướng dẫn tọa thiền Photo: KYODO
Ý ĐẠI LỢI: Món chay của Phật phái Soto Nhật Bản được giới thiệu tại Milan
Milan, Ý Đại Lợi - Vào ngày 24-10-2015 tại Gian hàng Nhật Bản trong cuộc triển lãm thế giới theo chủ đề thực phẩm, khách tham quan đã được nếm món ăn thuần chay từ một Thiền tự của Nhật Bản.
Ryuju Muramatsu từ chùa Eiheiji ở tỉnh Fukui, một trong 2 ngôi chùa chính của Thiền phái Soto, đã trình bày cách nấu một trong những món ăn chính.
Muramatsu đã giải thích tinh thần của cuộc sống không chất thải, “Khi còn là một tăng sinh, tôi thậm chí đã ăn cả lá và vỏ vốn thường bị loại khỏi rau củ như là phần bỏ đi’’.
Một khách viếng nếm thử món ăn đã nói, “Đây là trải nghiệm lần đầu tiên của tôi. Ngon tuyệt”.
Đồng thời, các nhà sư đến từ một ngôi chùa của phái Soto ở miền bắc nước Ý đã giới thiệu về zazen, tức thực hành tọa thiền.
(japantimes.co.jp – October 25, 2015)
MÃ LAI: Các tu sĩ Phật giáo tặng xe lăn và gậy đi bộ cho cảnh sát bang Perak
Ngày 22-10-2015, cảnh sát bang Perak đã nhận 21 xe lăn và 50 gậy đi bộ từ Hiệp hội Phật giáo Mã Lai.
Datuk Osman Salleh, cảnh sát trưởng Perak, nói rằng ông biết ơn khi nhận những món quà này. Chúng sẽ được phân phối cho các trụ sở cảnh sát quận huyện. “Chúng tôi vẫn cần 108 xe lăn để có thể chuyển cho mọi đồn cảnh sát ở Perak,” ông nói sau khi nhận những món quà từ chủ tịch Xi Ang Fah của ban từ thiện Hiệp hội Phật giáo Mã Lai và Tai Foo Low, chủ tịch chi hội tại bang này.
Ông Osman hy vọng các tổ chức phi chính phủ sẽ tham gia tặng xe lăn cho những cảnh sát cũng như người dân bị thương tật. Ông nói thống kê cho thấy rằng từ năm 2010 đến 2015, cảnh sát đã có 69 người bị thương và 28 người bị bệnh mãn tính.
(The Japan Times – October 22, 2015)
Hiệp hội Phật giáo Mã Lai tặng xe lăn và gậy đi bộ cho cảnh sát Perak
Photo: R. K. Asrin
Thiề sư Thích Nhất Hạnh đã được chọn để nhận Giải thưởng Hòa bình và Tự do Pacem in Terris (Bằng an dưới Thế) của năm nay. Một vị đại diện của Thầy Nhất Hạnh cùng với 120 tu sĩ thuộc giáo phái của ông sẽ nhận giải thưởng nhân danh ông vào ngày 31-10, là ngày kỷ niệm 50 năm giải thưởng này được trao cho người bạn của ông - Tiến sĩ Martin Luther King , Jr.
Được trao tặng hàng năm kể từ năm 1964 bởi Hội đồng Công giáo Liên đới chủng tộc của thành phố Davenport (bang Iowa), đây là một giải thưởng hòa bình Công giáo để kỷ niệm lá thư gửi thông điệp Bằng an dưới Thế của Giáo hoàng John XXIII vào năm 1963. Giải được tặng, “để tôn vinh một người về thành tựu trong hòa bình và công lý, không chỉ trong đất nước mình mà là cho cả thế giới”.
Tiến sĩ King khi đề cử Thầy Nhất Hạnh cho Giải Nobel Hòa bình năm 1967 đã nói rằng: “Nhất Hạnh đã đi khắp thế giới, cố vấn cho các chính khách, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các học giả và văn sĩ, và giành được sự ủng hộ của họ. Ý tưởng của ông cho hòa bình, nếu áp dụng, sẽ xây dựng một tượng đài cho sự hiệp nhất, cho tình huynh đệ thế giới, cho nhân loại”.
(Lion’s Roar – October 26, 2015)
Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. và Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Photo: plumvillage.org
Nara, Nhật Bản – Chùa Toshodaiji ở Nara đang trưng bày một ảnh kỹ thuật số của bức tranh cuộn emaki miêu tả cuộc đời của Ganjin (688-763), một tu sĩ Phật giáo đã thành lập chùa này.
Được xem là một tài sản văn hóa quan trọng của quốc gia, nguyên bản bức tranh cuộn mang tên “Toseiden Emaki” này do một nhà sư tại Kamakura thực hiện, và tặng cho chùa Toshodaiji vào thời Kamakura (cuối thế kỷ thứ 12 đến đầu thế kỷ 14).
Tranh mô tả câu chuyện về Ganjin, nhà sư Trung Hoa thời nhà Đường, người đã vượt nhiều khó khăn để đến Nhật và sau đó dạy giới luật Phật giáo cho nhiều tăng sĩ Nhật cho đến khi ông viên tịch.
Bức tranh cuộn gồm 5 phần, tổng chiều dài nguyên bản là khoảng 88 mét. Do việc trưng bày bản gốc có thể gây ra hư hỏng, nên tranh chỉ được triển lãm cho công chúng trong một số dịp giới hạn.
Cộng tác với Công ty In ấn Toppa ở Tokyo, chùa Toshodaiji có kế hoạch trưng bày các tranh này trong dạng kỹ thuật số, trên một màn hình lớn bên trong chùa. Triển lãm kéo dài cho đến ngày 3-11-2015.
(The Yomiuri Shimbun – October 26, 2015)
Triển lãm một tranh kỹ thuật số từ tranh cuộn “Toseiden Emaki” tại chùa Toshodaiji, Nhật Bản
Photo: The Yomiuri Shimbun
Melang, Trung Java – Vào ngày 26-10-2015, Nữ hoàng Magrethe II của Đan Mạch đã viếng Borobudur, ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới, tọa lạc tại Melang, Trung Java.
Đến khu phức hợp chùa Borobudur vào lúc 9:30 a.m giờ địa phương, nữ hoàng đi bộ lên tầng 3 của chùa để được nhìn tận mắt bức phù điêu Lalitavistara miêu tả cuộc đời của Đức Phật.
“Nữ hoàng Magrethe II của Đan Mạch vô cùng vui thích chuyến viếng thăm chùa Borobodur của mình”, Marsis Sutopo, Trưởng Trung tâm bảo tồn Borobudur nhận xét.
Trước khi đến viếng chùa này, nữ hoàng Đan Mạch đã thăm vùng Yogyakarta ở tỉnh Yogyakarta vào ngày 24-10. Nữ hoàng đã được chào đón bởi Tiểu vương HB X và vương phi GKR Hemas khi bà đến cung điện của họ.
(ANTARA News – October 28, 2015)
Chùa Borobudur (ảnh trên); Nữ hoàng Magrethe II của Đan Mạch (ảnh dưới)
Photos: wikipedia
http://www.phapvan.ca