Tổng quan về pháp...

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Đề Tựa
Vườn hoa Phật Giáo hiện nay có rất nhiều loại hoa, mới nhìn qua thì thấy hoa nào cũng đẹp… người xem hoa chưa có kinh nghiệm nên không biết phải chọn loại hoa nào, vì thế đã có rất nhiều tranh cãi trong vườn hoa Phật Giáo.
Thật vậy, giáo nghĩa Phật Giáo hiện nay không đồng nhất: Tiểu thừa bảo thủ giáo nghĩa ban đầu nên chủ trương trốn chạy, Đại thừa bảo thủ giáo nghĩa cứu khổ chúng sinh nên chủ trương dấn thân, dẫn đến buông lung phóng túng… nhưng Tiểu thừa và Đại thừa chỉ là hai nấc thang phương tiện để thể nhập giáo nghĩa cứu cánh Phật thừa. Người tu hiện nay vì nghiệp lực sâu nặng hoặc vì tuệ lực giới hạn nên đã bằng lòng với những giáo nghĩa phương tiện… được chút ít cho là đủ nên đã không đến được với Vô Thượng Đạo, vì thế sau khi chết, phần nhiều những người tu theo các giáo nghĩa cực đoan này đều rơi vào con đường quỉ thần với danh xưng hộ pháp… thật quá xót xa!
Hơn bốn mươi năm hoằng pháp, Phật Thích Ca không có nói một lời nào bằng văn tự, vì thế không nên nói rằng Phật Thích Ca có nói hay không có nói bất kỳ một loại kinh nào! Các loại kinh lưu hành hiện nay đều do các đệ tử của Phật truyền miệng cho nhau, chỉ được viết lại sau này (khoảng hơn 200 năm sau khi Phật Niết Bàn) nên vấn đề tam sao thất bổn là dĩ nhiên… vì lý do người nghe giảng, mỗi người có sự nhận biết khác nhau. Do tâm đắc điều nào đó mà hình thành riêng một hệ phái đưa đến đủ phe, nhiều phái… đấu đá nhau gây nên thảm cảnh đau lòng giữa những người mệnh danh là đệ tử của Phật.
Nước biển chỉ có một vị độc nhất là vị mặn, Đạo Phật chỉ có một vị độc nhất là vị giải thoát, vì thế tất cả các tông phái mắc kẹt đều là tà kiến ngoại đạo, bởi vì tri kiến mắc kẹt là tri kiến ếch ngồi đáy giếng!
Đứng ở góc độ mỗi dòng sông, mỗi con suối… thì có lớn, có nhỏ, có dài, có ngắn,… nhưng khi về đến biển thì chỉ một vị duy nhất là vị mặn, một không gian duy nhất là mênh mông, một đặc tính duy nhất là lắng trong, một màu sắc duy nhất là tùy thuộc vào mức độ sâu hay cạn. Vì thế pháp môn nào dung nạp tất cả nhưng không mắc kẹt ở một khái niệm nào thì pháp môn ấy mới là pháp môn mà Đức Phật muốn chúng ta phải phát huy.
Đừng cãi cọ, đừng đấu đá nhau thêm nữa! Giới luật là thọ mạng của chư Phật, giới luật còn thì Phật pháp còn… vì thế chúng ta cần phải chấp hành giới luật để cho tâm bớt chạy theo cảnh… Đây là căn bản giới luật cần phải có!
Chúng ta cần phải thiền định mới có được những nhận biết sâu hơn về vũ trụ pháp giới, mới có được những nhận biết sâu hơn về nội tâm và ngoại cảnh, mới sử dụng được những phương pháp thiền quán thích hợp giúp chúng ta tạm thời vượt qua nội tâm và ngoại cảnh… Đây là căn bản thiền tông mà chúng ta cần phải biết!
Chúng ta có thể trì chú để cô lập những manh động của nội tâm, để không còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào, để dễ dàng thể nhập thanh tịnh pháp thân… Đây là căn bản mật tông mà chúng ta không thể không biết!
Chúng ta phải xác định rằng gốc của các pháp là thanh tịnh để chúng ta quay về với bổn tâm thanh tịnh sẵn có trong mỗi chúng ta… Đây là căn bản tịnh độ tông mà chúng ta cần phải biết rõ!
Chúng ta phải phân tích tâm lý để biết cách tiêu mòn những nghiệp vi tế… Đây là căn bản duy thức tông mà chúng ta không thể không quan tâm!
Chúng ta phải phân tích sâu hơn nữa để không bị các khái niệm về vũ trụ pháp giới, các khái niệm về chúng sinh, các khái niệm về Phật… khống chế. Đây là căn bản tam luận tông mà người tu chúng ta cần phải tinh thông!
Chúng ta phải xác định rõ ràng tri kiến Phật là tri kiến trong sáng khách quan có sẵn trong mỗi chúng ta, chúng ta không nên coi thường cái tri kiến đó, chúng ta phải tạo điều kiện để cho cái tri kiến trong sáng đó phát huy tác dụng để dẫn dắt chúng sinh hữu duyên giác ngộ tu hành. Đây là căn bản pháp hoa tông mà chúng ta cần phải nắm vững!
Chúng ta phải hòa nhập thế gian để tiêu mòn và đoạn tận vi tế nghiệp, nhất là chúng ta phải thông suốt và thực hành bốn vô ngại pháp giới là Lý Vô Ngại Pháp Giới, Sự Vô Ngại Pháp Giới, Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới, Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới… như thế mới sớm viên mãn Bồ Đề, trang nghiêm giải thoát. Đây là căn bản hoa nghiêm tông mà những người đệ tử của Phật không thể nào không biết đến!
Đừng đứng ở một góc độ nào mà cho là Đạo Phật thế nọ, thế kia! Hãy thực hành pháp tu tổng hợp này! khi nào không còn chạy theo ngoại cảnh, không còn lang thang trong thế giới nội tâm, không còn mắc kẹt trong thế giới vô hình và không còn tự hào rằng ta đã đạt được bất kỳ một cái gì, nghĩa là không còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào… đến lúc đó chúng ta mới thật sự cảm nhận được pháp vị chân thật của Đạo Giải Thoát!

Vi trần CNKT (còn tiếp...)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Tổng quan về Pháp (tiếp theo)

Tổng Quan Về Pháp
Bây Giờ chúng ta lần lượt phân tích 8 căn bản của pháp môn này:
1. Căn Bản giới luật: Giới luật là hệ thống luật nghi và giới pháp giúp chúng ta cách ly phần nào thế giới bên ngoài, đồng thời giúp chúng ta dừng lại đúng lúc để không phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.
* Giới luật được hình thành như thế nào? Do ai đặt ra?
Giới luật không phải hoàn toàn do ai đặt ra, căn bản giới luật hình thành dựa vào những sai lầm của các đệ tử của Phật Thích Ca khi Đức Phật còn tại thế gian. Sự thêm bớt của giới luật hiện nay không đồng nhất, tùy thuộc nghiệp lực và tuệ lực và nhất là tùy thuộc hoàn cảnh môi trường mà sự chấp hành giới luật của người tu hiện nay không giống nhau, tuy nhiên căn bản của giới là 4 trọng giới (Sát, Đạo, Dâm, Vọng) thì không thể tùy tiện .
* Thế nào là giới Tiểu Thừa?
Giới chỉ có lợi cho chính mình được gọi là giới Tiểu Thừa, đó là giới của chúng Thinh Văn và Duyên Giác.
* Giới cụ thể của chúng Thinh Văn và Duyên Giác là những giới nào?
Giới Thinh Văn gồm có: Sa Di 10 giới, Sa Di ni 10 giới, Tỳ Kheo 250 giới, Tỳ Kheo ni 348 giới.
Giới của Duyên Giác là Tam Nghiệp giới ( giới hạn trong ý nghĩ, giới hạn trong lời nói, giới hạn trong hành động).
* Thế nào là giới Bồ Tát? Giới Bồ Tát có mấy loại?
Giới vừa lợi ích cho chính mình, vừa lợi ích cho chúng sinh gọi là giới Bồ Tát. Giới Bồ Tát có 2 loại là Giới của Bồ Tát Đại Thừa và giới của Bồ Tát Phật Thừa.
Giới của Bồ Tát Đại Thừa là 10 giới trọng và 48 giới khinh.
Giới của Bồ Tát Phật Thừa là tam nghiệp giới và tam tụ giới: Tam nghiệp giới là giới hạn trong suy nghĩ, giới hạn trong lời nói và giới hạn trong hành động. Tam tụ giới là không làm điều ác, thường làm việc lành và tùy duyên phương tiện giúp đỡ chúng sinh.
* Thế nào là khai, giá, trì, phạm?
Khai là khai mở, là tạm thời phương tiện khai mở giới.
Giá là ngăn ngừa, những giới có giá trị ngăn ngừa như những giới phụ có thể tạm thời khai mở khi cần thiết. Ví dụ: Giới không được ăn phi thời, ngày một bữa ngọ trưa (Giới Sa Di) nhưng khi bệnh hoạn thì có thể ăn thêm buổi chiều nếu cảm thấy cần thiết. Nếu già yếu không ăn được nhiều thì có thể ăn thêm buổi sáng ( tuyệt đối không ăn vặt và không ăn chiều nếu không có bệnh vì ăn nhiều sẽ nhiều Dục, nhiều bệnh, khó tu!).
Trì là chấp trì như 4 trọng giới phải chấp trì tuyệt đối.
Phạm là vi phạm như 4 trọng giới phải tuyệt đối chấp trì, không được vi phạm, nếu vi phạm là mất giới, phải sám hối đến khi nào thấy hảo tướng (thấy tướng tốt như thấy Phật xoa đầu, thấy mặc y vàng…) thì giới mới được phục hồi, nếu không được như thế thì phải tập sự thọ giới trở lại.
* Thế nào là chỉ trì? Thế nào là tác phạm?
Chỉ là không làm, trì là trì giới. Chỉ trì có nghĩa là đối với những việc ác nếu chúng ta không làm, như thế là chúng ta đã trì giới.
Tác là làm, phạm là vi phạm. Tác phạm có nghĩa là đối với những việc ác nếu chúng ta làm, như thế là chúng ta đã phạm giới.
* Thế nào là tác trì? Thế nào là chỉ phạm?
Tác là làm, trì là trì giới. Tác trì có nghĩa là đối với những việc thiện nếu chúng ta làm, như thế là chúng ta đã trì giới.
Chỉ là không làm, phạm là vi phạm. Chỉ phạm có nghĩa là đối với những việc thiện nếu chúng ta không làm, như thế là chúng ta đã phạm giới.
* Thọ giới có cần phải có người làm chứng hay không?
Nếu không có đủ lòng tin và chưa có đủ kiến thức căn bản thì cần phải có người làm chứng để hỗ trợ tâm lý và để chỉ dẫn cho chúng ta biết cách tháo gỡ khi chúng ta gặp phải những vấn đề khó giải quyết.
* Nếu tự thọ giới (không có người làm chứng) chúng ta có đắc giới hay không?
Đắc giới hay không là do chúng ta có giữ được giới hay không giữ được giới, nếu chúng ta thấy rằng giới pháp giúp chúng ta và chúng sinh được nhẹ nhàng an vui thì chúng ta có thể tự tập giới không cần phải phát nguyện, không cần phải có người làm chứng.
* Chúng ta phải thọ giới như thế nào (phải theo thứ tự hay tùy chọn)?
Nếu chúng ta phải tự lao động kiếm sống thì chúng ta có thể tự thọ giới Bồ Tát.
Nếu chúng ta không phải lao động kiếm sống mà phải thọ nhận cúng dường của đàn tín thì chúng ta phải tập giới Sa Di 2 năm, sau đó tập giới Tỳ Kheo 2 năm, nếu chúng ta tỏ ngộ thì chúng ta có thể thọ giới Bồ Tát.

Thu Tử di chuyển (xáp nhập 2 bài vào một chủ đề)
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Tổng quan về pháp... ( tiếp theo)

2. Căn Bản Thiền Học:
* Thế nào là Thiền? Thế nào là phương pháp thiền? Làm thế nào để tâm thức dừng lặng?
Thiền là trạng thái tâm thức dừng lặng. Phương pháp thiền là những phương pháp giúp chúng ta ổn định nội tâm như: Thiền Định hoặc Thiền Quán. Nếu chúng ta không mắc kẹt ở một nơi nào, không mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào thì tâm thức sẽ dừng lặng.
* Làm thế nào để tâm không mắc kẹt ở một khái niệm nào?
Khi bình thường không có chuyện gì xảy ra thì chúng ta không nên khởi sinh bất kỳ một khái niệm nào
Khi có chuyện xảy ra thì chúng ta phải bình tỉnh, như thế mới có được những nhận định trong sáng khách quan, nhờ nhận định vấn đề một cách khách quan nên chúng ta không bị vấn đề đó khuynh đảo, vì vậy chúng ta sẽ có được những vận dụng thích hợp để giải quyết tốt vấn đề.
* Khi không có chuyện gì xảy ra, nếu tâm thức chúng ta biến động thì chúng ta phải làm gì để ổn định nội tâm?
Có 2 cách để ổn định nội tâm là:
Cách 1: Đi chơi nếu mệt mỏi hoặc kiếm chuyện gì đó để làm nếu không mệt mỏi.
Cách 2: Thở chậm và sâu để ổn định tim mạch, đồng thời trì chú Đại Bi hoặc 7 Bộ chú.
* Khi có chuyện xảy ra, làm thế nào để có được những nhận định trong sáng khách quan?
Thở chậm và sâu để ổn định tim mạch đồng thời trì chú, khi nội tâm được ổn định thì phân tích vấn đề để tìm hướng giải quyết.
* Thế nào là Vô Thượng Đạo?
Vô Thượng Đạo là Bất Nhị Đạo.
* Thế nào là Bất Nhị Đạo?
Bất Nhị Đạo là Đạo không mắc kẹt ở 2 nguồn đối đãi.
* Thế nào là 2 nguồn đối đãi?
Hai nguồn đối đãi là hai nguồn đối lập như: vui và buồn, thương và hận, vinh và nhục, thích và chán, hưng và suy, được và mất… nó là những cặp song sinh, không tồn tại độc lập: Nếu chúng ta mắc kẹt ở một khái niệm nào thì khái niệm đối lập với nó liền xuất hiện.
* Thế nào là Thiền Định?
Thiền Định là phương pháp cột tâm như tụng kinh, niệm Phật, trì chú, quán hơi thở… để ổn định nội tâm.
* Thế nào là thiền quán?
Thiền quán là phương pháp quán chiếu như mổ xẻ và phân tích vấn đề để thấy được bộ mặt thật của vấn đề, để không bị vấn đề đó chi phối, như thế nội tâm mới được ổn định lâu dài.
* Thế nào là Thiền Xả?
Thiền Xả là phương pháp xả bỏ tất cả mọi khái niệm từ nội tâm đến ngoại cảnh: Không sinh tâm mắc kẹt ở một nơi nào, không sinh tâm mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào.
* Thế nào là Tổ Thiền?
Tổ Thiền là loại Thiền mà chư Tổ sử dụng để cho chúng đệ tử tham cứu, là loại thiền tham cứu công án, vì thế Tổ Thiền còn được gọi là Thiền Công Án, mục đích của loại Thiền này là để tỏ ngộ cái vĩnh hằng, để sống với cái vĩnh hằng đó. Ví dụ: Ta là ai trước khi có Trời Đất.
Trời Đất ở đây là thuật ngữ ẩn dụ. Trời tượng trưng cho hư không, Đất tượng trưng cho vạn hữu. Vì thế trước khi có trời đất có nghĩa là trước khi có khái niệm hư không và vạn hữu. Vậy trước khi có khái niệm hư không và vạn hữu thì Ta là cái gì? Có phải là cái Như Lai Thanh Tịnh Tâm hay không? Có phải là trạng thái tâm thức dừng lặng hay không? Nếu đã thật sự tỏ ngộ thì chúng ta chỉ cần tạo điều kiện để cho cái Như Lai Thanh Tịnh Tâm phát huy tác dụng, tức là tạo điều kiện để cho tâm thức dừng lặng hoặc là tạo điều kiện cho chúng ta không mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào, chúng ta không cần phải tham cứu gì thêm nữa! ( còn tiếp...) Vi trần cẩn chí!

Thu Tử di chuyển bài
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Tổng quan về Pháp (tiếp theo)

* Thế nào là Mật Giáo? Mật Giáo xử dụng những phương tiện nào? Mật Giáo xử dụng phương tiện với mục đích gì?
Mật Giáo là giáo nghĩa mật nhiệm. Những phương tiện của Mật Giáo như: Kiến lập đạo tràng, tay bắt ấn, miệng đọc chân ngôn, ý tưởng đến cảnh giới riêng của từng loại chân ngôn.
Mật Giáo xử dụng phương tiện với mục đích kiềm chế Thân, Khẩu, Ý để thanh tịnh thân, khẩu, ý. Thân khẩu ý thanh tịnh thì tịnh Tuệ sẽ được khai mở, nhờ vậy mà vượt qua được tất cả những biến động xuất phát từ nội tâm và ngoại cảnh, thể nhập thanh tịnh pháp thân, như thế mới sớm thành tựu viên mãn báo thân. Thành tựu viên mãn báo thân mới thật sự thoát ly sinh tử, mới có thể thị hiện những hóa thân thích hợp dẫn đắt chúng sinh giác ngộ tu hành. Bước đầu tu tập Mật Giáo vì chưa có kinh nghiệm nên thường câu nệ hình thức, mong cầu đủ thứ… vì thế dễ rơi vào tà đạo, cần phải cảnh giác để không luống uổng một đời tu học!
* Mật Giáo ở pháp môn tổng hợp này được xử dụng như thế nào?
Mật giáo ở pháp môn tổng hợp này không xử dụng hình thức đạo tràng, không khởi tâm mong cầu bất kỳ một điều gì, chỉ mượn thần chú để định tâm, xử dụng những tần số âm thanh siêu việt của thần chú để hóa giải những tần số trong cõi vô hình, để không bị những tần số đó khống chế. Nếu chúng ta còn mong cầu đủ thứ thì sẽ không thể nào thoát khỏi sự khống chế của các tần số trong cõi vô hình! Mật nhiệm có sẵn trong mỗi chúng ta, nếu bị mắc kẹt trong cái mật nhiệm đó thì sẽ bị cái mật nhiệm đó nó khống chế… đưa ta vào tà đạo, gây tạo ác nghiệp, sa đọa ác đạo, lãng phí một kiếp con người!
4. Căn Bản Tịnh Độ Giáo:
* Thế nào là Tịnh Độ Giáo? Tịnh độ giáo xử dụng những phương tiện nào?
Tịnh độ giáo là giáo nghĩa của pháp môn tịnh độ, chủ trương chán bỏ Ta Bà ngũ trược, cầu sinh về Tây Phương Tịnh Độ của Phật A di Đà.
Tịnh độ giáo xử dụng 3 phương tiện là: Trì danh niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, Quán tưởng niệm Phật (Quán tưởng cảnh giởi Tịnh độ thông qua pháp tu Thập lục quán), Thật tướng niệm Phật (không hơn thua tranh chấp, trở về với cái gốc thanh tịnh sẵn có trong mỗi chúng ta).
* Pháp môn tổng hợp này xử dụng phương tiện nào?
Pháp môn tổng hợp này chỉ xử dụng phương tiện Thật tướng niệm Phật thông qua ý nghĩa về tiền thân đức Phật A di đà là Vua Vô tránh niệm và Pháp Tạng Tỳ Kheo. Thật nghĩa của cụm từ Vua Vô tránh niệm là hành động, lời nói và ý nghĩ không tranh chấp, là buông bỏ tất cả mọi khái niệm để trở về với cái gốc thanh tịnh có sẵn trong mỗi chúng ta, cái gốc thanh tịnh đó được ẩn dụ thông qua cụm từ Pháp Tạng Tỳ Kheo (Pháp Tạng có nghĩa là gốc của các Pháp, Tỳ Kheo có nghĩa là thanh tịnh).
* Pháp môn tổng hợp này có mắc kẹt ở cái tướng Tịnh độ ở Tây phương hay không?
Pháp môn tổng hợp này không mắc kẹt ở cái tướng Tịnh độ ở Tây phương, chỉ hướng đến cái thật tánh tịnh độ, là trở về với cái gốc thanh tịnh có sẵn trong mỗi chúng ta, nghĩa là thân khẩu ý không tranh chấp để cho cái Như Lai thanh tịnh tâm phát huy tác dụng, tâm có thanh tịnh thì Tuệ mới khai mở, mới tỏ ngộ Phật pháp, mới không còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào, như thế mới thoát ly sinh tử, viên mãn Bồ đề.
( còn tiếp )
Vi trần CNKT cẩn chí!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Kiểm nghiệm...

10 năm sống trong thế giới ảo đã cảm nhận được điều đó, mình không dám phô trương... mình chỉ muốn chia xẻ kinh nghiệm này cho những ai đồng cảm, nếu có điều nào vô tình xúc phạm, xin các bạn thông cảm cho kẻ khùng này! Trước năm 1990 mình mê lắm, mong cầu đủ thứ nên mới bị khùng, giờ đây sáng mắt rồi... nên không như thế nữa! Đôi lời tâm sự, mong chút cảm thông, nếu bài viết này không đúng chánh pháp, xin các bạn từ bi chỉ giáo!
Vi trần cẩn chí!
( 22/8/2014 )


Thu Tử di chuyển bài
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
10 năm sống trong thế giới ảo đã cảm nhận được điều đó, mình không dám phô trương... mình chỉ muốn chia xẻ kinh nghiệm này cho những ai đồng cảm, nếu có điều nào vô tình xúc phạm, xin các bạn thông cảm cho kẻ khùng này! Trước năm 1990 mình mê lắm, mong cầu đủ thứ nên mới bị khùng, giờ đây sáng mắt rồi... nên không như thế nữa! Đôi lời tâm sự, mong chút cảm thông, nếu bài viết này không đúng chánh pháp, xin các bạn từ bi chỉ giáo!
Vi trần cẩn chí!
( 22/8/2014 )


Thu Tử di chuyển bài

Tổng quan về pháp (tiếp theo)
5. Căn Bản Tam Luận Tôn:
* Tam luận tôn lập giáo trên các bộ luận nào?
Tam luận tôn lập giáo trên 3 bộ luận là: Trung luận, Bách luận và Thập nhị môn luận.
Trung luận gồm có 4 quyển do ngài Long thọ biên soạn, Bách luận có 2 quyển do ngài Đề bà biên soạn, Thập nhị môn luận có 1 quyển do ngài Long thọ biên soạn. Cả 3 bộ luận này đều nhằm vào việc phá chấp của tiểu thừa và phá chấp của ngoại đạo.
* Chủ trương của Tam luận tông là gì?
Chủ trương của Tam luận tông là Trung đạo bát bất, là Đạo trung dung với 8 cái bất là: Bất sinh, bất diệt, bất thường, bất đoạn, bất nhất, bất dị, bất lai, bất khứ.
* Pháp môn tổng hợp này vận dụng Tam luận tông như thế nào?
Pháp môn tổng hợp này vận dụng bát bất trung đạo để hướng đến cái Đạo bất nhị là cái đạo ra ngoài nhị nguyên đối đãi, là cái đạo không mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào, là cái mà chúng ta gọi là Vô thượng đạo.
* Tam luận tông còn gọi là Tánh không tông vì Tam luận tông cho rằng thật tánh vốn không, như thế có đúng hay không? Không đúng! Nếu bảo rằng thật tánh vốn không, như thế là mắc kẹt ở cái không, là tà kiến ngoại đạo, không phải là kiến giải Phật đạo. Thật tánh nó là cái vĩnh hằng cho nên nó không phải là cái có, cũng không phải là cái không! Có thể tạm nói rằng: Nó là cái rỗng lặng, nó hàm tàng hư không và vạn hữu nhưng không đồng nhất với hư không và cũng không đồng nhất với vạn hữu.
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
6. Căn Bản Duy Thức Học:
* Thế nào là Duy Thức Tông?
Duy thức tông là tông phái không nói về tâm tánh mà nói về tướng của thức (nói về tướng của các pháp) nên còn gọi là Pháp tướng tông, là môn Tâm lý học Phật giáo.
* Duy Thức Tông do ai sáng lập? Ai có công phát triển tông duy thức này? Bồ tát Di lặc sáng lập tông duy thức. Ngài Vô Trước và Thế Thân phát triển tông duy thức.
* Chủ trương của tông duy thức là gì? Người tu duy thức cầu sinh về nơi đâu?
Duy thức tông chủ trương chuyển thức thành trí. Người tu duy thức cầu sinh về tịnh độ Đâu Suất (cung trời Đâu Suất là tầng thứ 4 trong 6 tầng trời cõi dục). Trung tâm Đâu Suất là đạo tràng của Bồ Tát Di Lặc.
* Pháp tu tổng hợp này vận dụng duy thức như thế nào?
Pháp tu tổng hợp này chủ yếu sống theo 11 thiện tâm sở và cảnh giác 26 Ác tâm sở để chuyển 8 thức thành 4 trí.
* 11 Thiện tâm sở cụ thể như thế nào?
11 Thiện tâm sở là: Tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.
Tín là tin chắc rằng Như Lai là cái vĩnh hằng bất hoại. Thánh phàm là cặp song sinh không độc lập tồn tại. Thật vậy khi không có chuyện gì xảy ra, tâm thức ta thường dừng lặng, trạng thái tâm thức dừng lặng là trạng thái không sinh niệm được gọi là trạng thái vô sinh, đây chính là trạng thái bất sinh bất diệt của tâm thức, thuật ngữ nhà Phật gọi là Như Lai. Khi có chuyện gì xảy ra nếu ta kiềm chế được thì ta là thánh, nếu ta không kiềm chế được thì ta là phàm. Ta phải tin chắc rằng Như Lai là cái vĩnh hằng có sẵn trong mỗi chúng ta, chúng ta phải tạo điều kiện cho cái Như Lai ấy phát huy tác dụng bằng cách nhận biết rõ ràng nhưng không sinh tâm mắc kẹt ở một nơi nào.
Tàm là cảm thấy xấu hổ khi ta có những hành động và lời nói xấu ác, khi ta bị mắc kẹt ở một nơi nào.
Quí là cảm thấy thẹn lòng khi ta có những ý tưởng ác, khi ta xúi giục người khác làm ác.
Vô tham là không tham lam, thậm chí không khởi tâm tham cầu bất kỳ một điều gì...
Vô sân là không sân giận bất kể lý do gì.
Vô si là không si mê, không khởi tâm yêu ghét v.v…
Tinh tấn là nỗ lực thanh lọc tạp niệm tiến tới thanh tịnh.
Khinh an là tạo điều kiện để cho thân nhẹ nhàng, tâm an vui đồng thời cũng tạo điều kiện cho chúng sinh hữu duyên cũng được như vậy.
Hành xả là thực hành buông xả: Không bảo thủ cố chấp, không háo danh háo thắng, không thích đủ thứ v.v…
Bất hại là không gây tổn hại cho bất kỳ một đối tượng chúng sinh nào.
* 26 ác tâm sở cụ thể như thế nào?
26 ác tâm sở là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến, Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, Xan, Cuống, Siểm, Hại, Kiêu, Vô tàm, Vô quí, Trạo cử, Hôn trầm, Bất tín, Giãi đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn, Bất chánh tri.
Tham là tham lam. Sân là sân giận. Mạn là ngông nghênh, Nghi là hoài nghi, nghi ngờ. Ác kiến là kiến chấp tà ác như: Thân kiến (kiến chấp bảo thủ xác thân mà phát sinh ác nghiệp), biên kiến (kiến chấp một bên như chấp có hoặc chấp không mà phát sinh ác nghiệp), tà kiến (kiến chấp sai quấy như mê tín dị đoan, tin cuồng chấp bướng v.v…), kiến thủ (bảo thủ cố chấp kiến giải của mình), giới cấm thủ (bảo thủ những giới cấm quá khích của ngoại đạo mà phát sinh ác nghiệp). Phẫn là căm phẫn. Hận là uất hận. Phú là che giấu lỗi lầm. Não là sầu não, não loạn chính mình và não loạn người khác. Tật là tật đố, đố kỵ, ganh ghét. Xan là bỏn xẻn rít rắm. Cuống là lừa đảo. Siểm là nịnh hót bợ đỡ. Hại là tổn hại chúng sinh. Kiêu là kiêu căng, tự cao, tự đắc. Vô tàm là hành động và lời nói xấu ác mà không biết xấu hổ. Vô quí là ý nghĩ xấu ác mà không thấy thẹn lòng, xúi giục người khác làm ác mà không thấy thẹn lòng. Trạo cử là lắc xắc không có oai nghi. Hôn trầm là hôn mê, không nhận biết được gì. Bất tín là mất lòng tin, không tin rằng Như Lai là cái sẵn có trong mỗi chúng ta. Giãi đãi là lười nhác. Phóng dật là phóng túng theo lạc thú thế gian hoặc phóng tâm trốn chạy thế gian để cầu an hưởng lạc. Thất niệm là mất chánh niệm, không xác định được mục tiêu, mơ hồ không rõ được thế nào là Vô thượng Bồ đề. Tán loạn là tâm tán loạn,hoang man không ổn định. Bất chánh tri là cái biết không đúng hướng, là cái biết chưa đến nơi đến chốn, là cái biết mắc kẹt, là cái biết ếch ngồi đáy giếng.
* Chuyển 8 thức thành trí cụ thể như thế nào? Có mấy cách chuyển?
Chuyển 8 thức thành 4 trí là chuyển Tiền ngũ thức thành Thành sở tác trí, chuyển ý thức thành Diệu quan sát trí, chuyển Tiềm thức thành Bình đẳng tánh trí, chuyển Tàng thức thành Đại viên cảnh trí.
Có 2 cách chuyển:
Cách 1: Nếu chưa tỏ ngộ thì bắt đầu chuyển Tiền ngũ thức thành Thành sở tác trí, nghĩa là kiềm chế không cho cái nhận biết của mắt mắc kẹt ở cảnh sắc, kiềm chế không cho cái nhận biết của tai mắc kẹt ở âm thanh, kiềm chế không cho cái nhận biết của mũi mắc kẹt ở mùi ngửi, kiềm chế không cho cái nhận biết của lưỡi mắc kẹt ở vị nếm, kiềm chế không cho cái nhận biết của thân mắc kẹt ở môi trường sống. Như thế là ta đã chuyển được Tiền ngũ thức thành Thành sở tác trí, là trí thành tựu không mắc kẹt khi ngũ căn tiếp xúc với ngũ trần. Nhờ vậy cho nên Ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí, là trí quan sát vi diệu không mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào. Vì thế Tiềm thức chuyển thành Bình đẳng tánh trí, là trí nhận biết bình đẳng khách quan, không bảo thủ cố chấp, không háo danh háo thắng, không thích đủ thứ. Nhờ vậy mà Tàng thức chuyển thành Đại viên cảnh trí, là trí rỗng sáng tròn trịa như một cái gương soi to lớn: Do sáng nên có sự nhận biết, do rỗng nên không lưu giữ bất kỳ một ảnh tượng nào nếu không cần thiết.
Cách 2: Nếu ngộ được Tâm vốn rỗng sáng như một cái gương soi to lớn và sống theo điều tỏ ngộ đó: Nhận biết rõ ràng thế giới bên ngoài và thế giới bên trong tâm thức nhưng không mắc kẹt ở một nơi nào, không mắc kẹt ở một khái niệm nào một cách liên tục… như thế là ta đã chuyển được Tàng thức thành Đại viên cảnh trí, nhờ vậy cho nên Tiềm thức liền chuyển thành Bình đẳng tánh trí và Ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí, đồng thời Tiền ngũ thức chuyển thành Thành sở tác trí.
Pháp tu Duy thức được tiến hành thông qua 2 cách, người tỏ ngộ chân tâm hoặc người chưa tỏ ngộ chân tâm đều có thể thực hành. Duy thức là pháp tu thực tế có thể giúp chúng ta sớm viên mãn Bồ đề, viên dung giải thoát.
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
7. Căn Bản Pháp Hoa:
* Pháp hoa tông ở đây có phải là Thiên thai tông do ngài Trí giả đại sư sáng lập hay không?
Không! Đây là pháp tu hoa sen, dựa vào tính chất của hoa sen, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn để điều chỉnh chính mình, đồng thời dựa vào kinh Pháp hoa để khai mở cái tri kiến trong sáng khách quan, để thấy được cái tri kiến trong sáng khách quan, để thấy được rõ ràng cái tri kiến trong sáng khách quan và để thể hiện cái tri kiến trong sáng khách quan trong cuộc đời này, không phải chạy trốn thế gian, vì thanh tịnh có được ở thế gian này mới là thanh tịnh thật sự.
Căn bản Pháp hoa trong pháp tu tổng hợp này là hạnh Thường bất khinh, là không khinh thường cái Phật của chính mình và không khinh thường cái Phật của chúng sinh, đồng thời tạo điều kiện để cho cái Phật của chính mình và cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng, như thế mới có thể quét sạch mê lầm, trang nghiêm giải thoát.
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
8. Căn Bản Hoa Nghiêm:
* Căn bản Hoa nghiêm xử dụng ở đây có phải là Hiền Thủ tông do ngài pháp tạng Hiền Thủ khai sáng hay không?
Căn bản Hoa nghiêm xử dụng ở pháp tu tổng hợp này không hoàn toàn giống như Hoa nghiêm tông của ngài pháp tạng Hiền Thủ.
Căn bản Hoa nghiêm xử dụng cụ thể ở đây chính là 4 vô ngại pháp giới, đó là: Lý vô ngại pháp giới, Sự vô ngại pháp giới, Lý Sự vô ngại pháp giới và Sự Sự vô ngại pháp giới.
Lý vô ngại pháp giới ở đây có nghĩa là tánh vô ngại của pháp giới. Thật vậy, tánh các pháp vốn rỗng lặng cho nên tánh của pháp giới cũng rỗng lặng, vì tánh của pháp giới rỗng lặng cho nên nó dung thông nhau, không bị chướng ngại. Nếu hiểu được ý này thì chúng ta sẽ không nhận những thói quen làm tánh và sẽ không nhận những đặc tính tạm thời của các pháp làm tánh. Nếu được như thế thì chúng ta đã thành tựu Tuệ giác minh giải, là ngộ phần lý, tức là chúng ta nhờ dựa vào kinh sách mà hiểu được rõ ràng tánh của các pháp vốn rỗng lặng cho nên pháp giới dung thông không bị chướng ngại mặc dù đã có những quan điểm khác nhau về pháp giới. Nhờ vậy mà chúng ta phát hiện được cái thật tánh vĩnh hằng của pháp giới và phát hiện được cái thật tánh vĩnh hằng của chúng ta là rỗng lặng, vì thế chúng ta sẽ không còn bị một thói quen nào khống chế, từng bước làm chủ thế giới bên ngoài.
Sự vô ngại pháp giới có nghĩa là tướng vô ngại của pháp giới. Thật vậy, tướng của các pháp sinh diệt theo duyên, vì thế chúng ta phát hiện được rằng tướng của các pháp là vô tướng. Tướng của các pháp là vô tướng cho nên tướng của pháp giới cũng là vô tướng, nó tự thích nghi để tồn tại. Nếu chúng ta biết rõ được điều này thì chúng ta sẽ không mắc kẹt ở thế giới bên ngoài và sẽ không mắc kẹt ở cái thân tứ đại giả hợp này cho nên chúng ta sẽ tự biết thích nghi để tồn tại.
Lý Sự vô ngại pháp giới có nghĩa là tánh và tướng của các pháp không gây chướng ngại cho nhau nghĩa là tánh của các pháp là vô tánh và tướng của các pháp là vô tướng nên nó không mâu thuẫn nhau, không chướng ngại nhau, nó hòa hợp một cách nhịp nhàng, đó là sự hòa hợp của thể tánh và tướng dụng, giúp chúng ta dung thông tánh tướng để không còn mắc kẹt ở nội tâm và ngoại cảnh, hình thành Tuệ giác song chiếu là tuệ giác chiếu soi bên trong nên vượt qua được thế giới nội tâm và tuệ giác chiếu soi bên ngoài nên vượt qua được thế giới bên ngoài nghĩa là kiềm chế được tam nghiệp mặc dù ý nghiệp còn manh động. Như thế mới có được những kiểm nghiệm quí giá, mới có thể tiêu mòn và đoạn tận những vi tế nghiệp.
Sự Sự vô ngại pháp giới có nghĩa là vạn sự vạn vật không có định tướng cho nên pháp giới không có định tướng, vì thế vạn sự vạn vật không bị chướng ngại nhau trong pháp giới, chúng ta có thể vận dụng các pháp theo một qui luật nào đó để biến các pháp thành những vật dụng có ích cho đời sống chúng sinh như biến sức của gió, sức của nước, bức xạ của mặt trời… thành dòng điện và ngược lại biến dòng điện thành gió, thành hơi lạnh, thành hơi ấm, thành âm thanh, thành hình ảnh v. v… và xa hơn nữa biến sinh tử thành Niết bàn, biến địa ngục thành thiên đường, biến Ta bà khổ đau thành Tây phương Cực lạc. Nếu được như vậy là chúng ta đã thành Vô thượng đạo: Chúng ta hoàn toàn có đủ năng lực, chúng ta có thể tùy duyên phương tiện xử dụng những hóa thân thích hợp để dẫn dắt những chúng sinh hữu duyên thoát khỏi sinh tử luân trầm, siêu sinh Tịnh độ.
Chân Như Không Tánh (Vi trần) cẩn chí!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
8. Căn Bản Hoa Nghiêm:
* Căn bản Hoa nghiêm xử dụng ở đây có phải là Hiền Thủ tông do ngài pháp tạng Hiền Thủ khai sáng hay không?
Căn bản Hoa nghiêm xử dụng ở pháp tu tổng hợp này không hoàn toàn giống như Hoa nghiêm tông của ngài pháp tạng Hiền Thủ.
Căn bản Hoa nghiêm xử dụng cụ thể ở đây chính là 4 vô ngại pháp giới, đó là: Lý vô ngại pháp giới, Sự vô ngại pháp giới, Lý Sự vô ngại pháp giới và Sự Sự vô ngại pháp giới.
Lý vô ngại pháp giới ở đây có nghĩa là tánh vô ngại của pháp giới. Thật vậy, tánh các pháp vốn rỗng lặng cho nên tánh của pháp giới cũng rỗng lặng, vì tánh của pháp giới rỗng lặng cho nên nó dung thông nhau, không bị chướng ngại. Nếu hiểu được ý này thì chúng ta sẽ không nhận những thói quen làm tánh và sẽ không nhận những đặc tính tạm thời của các pháp làm tánh. Nếu được như thế thì chúng ta đã thành tựu Tuệ giác minh giải, là ngộ phần lý, tức là chúng ta nhờ dựa vào kinh sách mà hiểu được rõ ràng tánh của các pháp vốn rỗng lặng cho nên pháp giới dung thông không bị chướng ngại mặc dù đã có những quan điểm khác nhau về pháp giới. Nhờ vậy mà chúng ta phát hiện được cái thật tánh vĩnh hằng của pháp giới và phát hiện được cái thật tánh vĩnh hằng của chúng ta là rỗng lặng, vì thế chúng ta sẽ không còn bị một thói quen nào khống chế, từng bước làm chủ thế giới bên ngoài.
Sự vô ngại pháp giới có nghĩa là tướng vô ngại của pháp giới. Thật vậy, tướng của các pháp sinh diệt theo duyên, vì thế chúng ta phát hiện được rằng tướng của các pháp là vô tướng. Tướng của các pháp là vô tướng cho nên tướng của pháp giới cũng là vô tướng, nó tự thích nghi để tồn tại. Nếu chúng ta biết rõ được điều này thì chúng ta sẽ không mắc kẹt ở thế giới bên ngoài và sẽ không mắc kẹt ở cái thân tứ đại giả hợp này cho nên chúng ta sẽ tự biết thích nghi để tồn tại.
Lý Sự vô ngại pháp giới có nghĩa là tánh và tướng của các pháp không gây chướng ngại cho nhau nghĩa là tánh của các pháp là vô tánh và tướng của các pháp là vô tướng nên nó không mâu thuẫn nhau, không chướng ngại nhau, nó hòa hợp một cách nhịp nhàng, đó là sự hòa hợp của thể tánh và tướng dụng, giúp chúng ta dung thông tánh tướng để không còn mắc kẹt ở nội tâm và ngoại cảnh, hình thành Tuệ giác song chiếu là tuệ giác chiếu soi bên trong nên vượt qua được thế giới nội tâm và tuệ giác chiếu soi bên ngoài nên vượt qua được thế giới bên ngoài nghĩa là kiềm chế được tam nghiệp mặc dù ý nghiệp còn manh động. Như thế mới có được những kiểm nghiệm quí giá, mới có thể tiêu mòn và đoạn tận những vi tế nghiệp.
Sự Sự vô ngại pháp giới có nghĩa là vạn sự vạn vật không có định tướng cho nên pháp giới không có định tướng, vì thế vạn sự vạn vật không bị chướng ngại nhau trong pháp giới, chúng ta có thể vận dụng các pháp theo một qui luật nào đó để biến các pháp thành những vật dụng có ích cho đời sống chúng sinh như biến sức của gió, sức của nước, bức xạ của mặt trời… thành dòng điện và ngược lại biến dòng điện thành gió, thành hơi lạnh, thành hơi ấm, thành âm thanh, thành hình ảnh v. v… và xa hơn nữa biến sinh tử thành Niết bàn, biến địa ngục thành thiên đường, biến Ta bà khổ đau thành Tây phương Cực lạc. Nếu được như vậy là chúng ta đã thành Vô thượng đạo: Chúng ta hoàn toàn có đủ năng lực, chúng ta có thể tùy duyên phương tiện xử dụng những hóa thân thích hợp để dẫn dắt những chúng sinh hữu duyên thoát khỏi sinh tử luân trầm, siêu sinh Tịnh độ.
Chân Như Không Tánh (Vi trần) cẩn chí!

Bổ sung bài viết Tổng quan về pháp.
* Pháp quán tưởng (quán tưởng niệm Phật, Thiền quán, quán ý nghĩa của mỗi loại chân ngôn) có thể hình thành ảo giác đưa đến bệnh thần kinh, cần phải cảnh giác!

Tên thật của tôi là Ưu Đậm Họa Hôi ("hậu sinh khả úy" tiền sinh vô ưu!).
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Bổ sung bài viết Tổng quan về pháp.
* Pháp quán tưởng (quán tưởng niệm Phật, Thiền quán, quán ý nghĩa của mỗi loại chân ngôn) có thể hình thành ảo giác đưa đến bệnh thần kinh, cần phải cảnh giác!

Tên thật của tôi là Ưu Đậm Họa Hôi ("hậu sinh khả úy" tiền sinh vô ưu!).

Tổng Luận Bát Nhã.

• Trẻ con vô tư hồn nhiên, không mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào…như thế có phải là Vô thượng Bồ-đề hay không?
Không! Vì khi không có chuyện gì xảy ra thì trẻ con vô tư hồn nhiên…nhưng khi trẻ con mong muốn một điều gì, nếu không được thỏa mãn thì chúng khóc la, vì thế vô tư hồn nhiên theo kiểu trẻ con…không phải là Vô thượng Bồ-đề!
• Khi bị một người nào đó xúc phạm…ta bình thản như không có chuyện gì xảy ra, như thế có phải là đã đạt được Vô thượng Bồ-đề hay không?
Không hẳn là như vậy! Khi bị xúc phạm…nếu ta nhận biết một cách rõ ràng nhưng ta không nổi sân…và từ đó về sau, ta không bị điều đó khuấy động, tất cả những lãnh vực khác cũng đều như vậy…như thế mới là đạt được Vô-thượng Bồ-đề!
• Khi thành Phật, Chư Phật thường ở nơi nào?
Khi chưa thành Phật thì cần phải có chỗ ở thích hợp để tu tập; khi thành Phật, dục vọng không còn, vì thế Chư Phật ở bất cứ nơi nào cũng là Tịnh độ! Chư Phật thị hiện thân ở khắp mọi nơi, tùy duyên dẫn dắt chúng sinh nhưng không để lộ tung tích! Chúng ta cần phải ghi nhớ điều này để không bị mê hoặc…mới không đi lạc vào hang ma, ổ quỉ!
• Chúng ở Tịnh độ và chúng ở Thiên giới cùng với Thiên ma, Tử ma…khác nhau như thế nào?
- Chúng ở Tịnh độ: Tâm không còn vọng tưởng đảo điên, khi bị ảo tưởng quá khứ khống chế…thì Phật Adiđà, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Thí và Chư Đại Bồ-tát… liền xuất hiện chỉ dẫn phương pháp thoát ly ảo tưởng…
- Chúng ở Thiên giới: Đam mê hưởng thụ có khi không làm chủ được bản thân, hoặc nhân danh một điều gì đó như: Nhân danh thiện, nhân danh cứu khổ cứu nạn…mà gây tạo ác nghiệp…vì thế mà sa đọa ác đạo khi phước duyên đã hết.
- Thiên ma: Phóng túng chạy theo dục lạc, xúi giục người khác phóng túng chạy theo dục lạc, vì thế lửa dục đốt cháy thân tâm dẫn đến gây tạo ác nghiệp…sa đọa ác đạo!
- Tử ma: Vì không thoát ly được ảo tưởng quá khứ nên bị ảo tưởng quá khứ khống chế, vì thế dễ gây tạo ác nghiệp, sa đọa ác đạo!
• Tu-đà-hoàn phải tu 8 muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo, Tư-đà-hàm phải tu 6 muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo, Anahàm phải tu 4 muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo, Alahán phải tu 2 muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo, Bích Chi Phật phải tu một muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo…có phải như vậy hay không?
Đúng vậy! Ngoài ra những con số ấy còn ẩn dụ cho những pháp tu tùy từng đối tượng.
• Những pháp tu ẩn dụ đó như thế nào…?
 8 muôn = 8 x 10 x 1000
Số 8 tượng trưng cho 8 giải thoát (bát giải thoát)
Số 10 tượng trưng cho 10 đạo giới (thập đạo giới)
Số 1000 tượng trưng cho 1000 như thị
1000 = 10 x 100
Số 10 tượng trưng cho 10 như thị (thập như thị)
Số 100 tượng trưng cho các pháp (100 pháp)
1000 như thị có nghĩa là đối với các pháp, Tâm không hề biến động…
Thập đạo giới: Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời, Thinh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật khái niệm.
Bát giải thoát (8 giải thoát):
1. Tâm mắc kẹt ở sắc tướng, quán sắc tướng không tồn tại liên tục…để thoát ly sắc tướng.
2. Tâm mắc kẹt ở vô sắc tướng, quán vô sắc tướng không tồn tại liên tục…để thoát ly vô sắc tướng.
3. Quán thân duyên sinh tứ đại (đất, nước, lửa, khí) không tồn tại liên tục…để thoát ly thân.
4. Quán hư không vô biên để thoát ly ảo tưởng.
5. Quán thức lưu trú sinh, diệt…không tồn tại liên tục để thoát ly ảo tưởng.
6. Quán tâm thức sinh, diệt…không sở hữu được để thoát ly ảo tưởng.
7. Quán phi tưởng phi phi tưởng chưa rốt ráo vì còn dụng tưởng phi tưởng nên cần phải thoát ly cái ảo tưởng phi tưởng ấy.
8. Quán diệt tận định còn phải dựa vào tịnh-cảnh nên chưa liên tục…vì thế cần phải thoát ly cả hai khái niệm Tịnh và Động
Vì thế số 8 muôn: Tượng trưng cho pháp tu mở rộng để thành Vô thượng Đạo của Tu-đà-hoàn là: Hành 8 giải thoát đối với 10 đạo giới (Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời, Thinh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật khái niệm) thảy đều không còn bị động (10 đạo giới đều là Tịnh độ).
 6 muôn = 2 x 3 x 10 x 1000
Số 2 tượng trưng cho nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động…
Số 3 tượng trưng cho tam giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
Số 10 x 1000 tượng trưng cho thập đạo giới (Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời, Thinh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật khái niệm) thảy đều Thanh tịnh.
Vì thế số 6 muôn tượng trưng cho pháp tu mở rộng để thành Vô-thượng Đạo của Tư-đà-hàm là không mắc kẹt ở các khái niệm nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động…đồng thời đối với tam giới (Dục giới, sắc giới, vô sắc giới) và thập đạo giới (Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời, Thinh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật khái niệm) thảy đều không còn bị động (10 đạo giới đều là Tịnh độ).
 4 muôn = 2 x 2 x 10 x 1000
Số 2 x 2 tượng trưng cho các pháp nhị nguyên đối đãi trong nhị giới là sắc giới và vô sắc giới (vì Anahàm đã vượt qua được dục giới)…
Số 10 x 1000 tượng trưng cho sự không biến động đối với các pháp trong thập đạo giới (10 đạo giới thảy đều là Tịnh độ)…
Vì thế số 4 muôn tượng trưng cho pháp tu mở rộng để thành Vô-thượng Đạo của A-na-hàm là đối với các pháp nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động …trong sắc giới và vô sắc giới cùng với thập đạo giới…thảy đều không còn biến động (thập đạo giới đều là Tịnh độ).
 2 muôn = 2 x 10 x 1000
Số 2 tượng trưng cho pháp nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động…(bởi vì Alahán ra khỏi tam giới nhưng chỉ thanh tịnh được ở những nơi không có quá nhiều biến động).
Số 10 x 1000 tượng trưng cho sự không biến động đối với các pháp trong 10 đạo giới (10 đạo giới đều là Tịnh độ).
Vì thế số 2 muôn tượng trưng cho pháp tu mở rộng để thành tựu giải thoát của Alahán là ra khỏi sự chi phối của các pháp nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động…và đối với thập đạo giới thảy đều không còn biến động (10 đạo giới đều là Tịnh độ).
 1 muôn = 1 x 10 x 1000
Số 1 tượng trưng cho cái Giác (vì Bích Chi Phật chủ yếu dựa vào ý Giác)…
Số 10 x 1000 tượng trưng cho sự không biến động đối với các pháp trong 10 đạo giới (10 đạo giới đều là Tịnh độ)…
Vì thế số 1 muôn tượng trưng cho pháp tu mở rộng của Bích Chi Phật để thành Vô thượng Đạo là ra khỏi cái gọi là giác (không mắc kẹt ở khái niệm Giác) đồng thời đối với 10 đạo giới…Tâm không còn biến động (10 đạo giới đều là Tịnh độ). (còn tiếp)
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Tổng Luận Bát Nhã.

• Trẻ con vô tư hồn nhiên, không mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào…như thế có phải là Vô thượng Bồ-đề hay không?
Không! Vì khi không có chuyện gì xảy ra thì trẻ con vô tư hồn nhiên…nhưng khi trẻ con mong muốn một điều gì, nếu không được thỏa mãn thì chúng khóc la, vì thế vô tư hồn nhiên theo kiểu trẻ con…không phải là Vô thượng Bồ-đề!
• Khi bị một người nào đó xúc phạm…ta bình thản như không có chuyện gì xảy ra, như thế có phải là đã đạt được Vô thượng Bồ-đề hay không?
Không hẳn là như vậy! Khi bị xúc phạm…nếu ta nhận biết một cách rõ ràng nhưng ta không nổi sân…và từ đó về sau, ta không bị điều đó khuấy động, tất cả những lãnh vực khác cũng đều như vậy…như thế mới là đạt được Vô-thượng Bồ-đề!
• Khi thành Phật, Chư Phật thường ở nơi nào?
Khi chưa thành Phật thì cần phải có chỗ ở thích hợp để tu tập; khi thành Phật, dục vọng không còn, vì thế Chư Phật ở bất cứ nơi nào cũng là Tịnh độ! Chư Phật thị hiện thân ở khắp mọi nơi, tùy duyên dẫn dắt chúng sinh nhưng không để lộ tung tích! Chúng ta cần phải ghi nhớ điều này để không bị mê hoặc…mới không đi lạc vào hang ma, ổ quỉ!
• Chúng ở Tịnh độ và chúng ở Thiên giới cùng với Thiên ma, Tử ma…khác nhau như thế nào?
- Chúng ở Tịnh độ: Tâm không còn vọng tưởng đảo điên, khi bị ảo tưởng quá khứ khống chế…thì Phật Adiđà, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Thí và Chư Đại Bồ-tát… liền xuất hiện chỉ dẫn phương pháp thoát ly ảo tưởng…
- Chúng ở Thiên giới: Đam mê hưởng thụ có khi không làm chủ được bản thân, hoặc nhân danh một điều gì đó như: Nhân danh thiện, nhân danh cứu khổ cứu nạn…mà gây tạo ác nghiệp…vì thế mà sa đọa ác đạo khi phước duyên đã hết.
- Thiên ma: Phóng túng chạy theo dục lạc, xúi giục người khác phóng túng chạy theo dục lạc, vì thế lửa dục đốt cháy thân tâm dẫn đến gây tạo ác nghiệp…sa đọa ác đạo!
- Tử ma: Vì không thoát ly được ảo tưởng quá khứ nên bị ảo tưởng quá khứ khống chế, vì thế dễ gây tạo ác nghiệp, sa đọa ác đạo!
• Tu-đà-hoàn phải tu 8 muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo, Tư-đà-hàm phải tu 6 muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo, Anahàm phải tu 4 muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo, Alahán phải tu 2 muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo, Bích Chi Phật phải tu một muôn kiếp mới thành Vô thượng Đạo…có phải như vậy hay không?
Đúng vậy! Ngoài ra những con số ấy còn ẩn dụ cho những pháp tu tùy từng đối tượng.
• Những pháp tu ẩn dụ đó như thế nào…?
 8 muôn = 8 x 10 x 1000
Số 8 tượng trưng cho 8 giải thoát (bát giải thoát)
Số 10 tượng trưng cho 10 đạo giới (thập đạo giới)
Số 1000 tượng trưng cho 1000 như thị
1000 = 10 x 100
Số 10 tượng trưng cho 10 như thị (thập như thị)
Số 100 tượng trưng cho các pháp (100 pháp)
1000 như thị có nghĩa là đối với các pháp, Tâm không hề biến động…
Thập đạo giới: Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời, Thinh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật khái niệm.
Bát giải thoát (8 giải thoát):
1. Tâm mắc kẹt ở sắc tướng, quán sắc tướng không tồn tại liên tục…để thoát ly sắc tướng.
2. Tâm mắc kẹt ở vô sắc tướng, quán vô sắc tướng không tồn tại liên tục…để thoát ly vô sắc tướng.
3. Quán thân duyên sinh tứ đại (đất, nước, lửa, khí) không tồn tại liên tục…để thoát ly thân.
4. Quán hư không vô biên để thoát ly ảo tưởng.
5. Quán thức lưu trú sinh, diệt…không tồn tại liên tục để thoát ly ảo tưởng.
6. Quán tâm thức sinh, diệt…không sở hữu được để thoát ly ảo tưởng.
7. Quán phi tưởng phi phi tưởng chưa rốt ráo vì còn dụng tưởng phi tưởng nên cần phải thoát ly cái ảo tưởng phi tưởng ấy.
8. Quán diệt tận định còn phải dựa vào tịnh-cảnh nên chưa liên tục…vì thế cần phải thoát ly cả hai khái niệm Tịnh và Động
Vì thế số 8 muôn: Tượng trưng cho pháp tu mở rộng để thành Vô thượng Đạo của Tu-đà-hoàn là: Hành 8 giải thoát đối với 10 đạo giới (Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời, Thinh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật khái niệm) thảy đều không còn bị động (10 đạo giới đều là Tịnh độ).
 6 muôn = 2 x 3 x 10 x 1000
Số 2 tượng trưng cho nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động…
Số 3 tượng trưng cho tam giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
Số 10 x 1000 tượng trưng cho thập đạo giới (Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời, Thinh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật khái niệm) thảy đều Thanh tịnh.
Vì thế số 6 muôn tượng trưng cho pháp tu mở rộng để thành Vô-thượng Đạo của Tư-đà-hàm là không mắc kẹt ở các khái niệm nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động…đồng thời đối với tam giới (Dục giới, sắc giới, vô sắc giới) và thập đạo giới (Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời, Thinh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, Phật khái niệm) thảy đều không còn bị động (10 đạo giới đều là Tịnh độ).
 4 muôn = 2 x 2 x 10 x 1000
Số 2 x 2 tượng trưng cho các pháp nhị nguyên đối đãi trong nhị giới là sắc giới và vô sắc giới (vì Anahàm đã vượt qua được dục giới)…
Số 10 x 1000 tượng trưng cho sự không biến động đối với các pháp trong thập đạo giới (10 đạo giới thảy đều là Tịnh độ)…
Vì thế số 4 muôn tượng trưng cho pháp tu mở rộng để thành Vô-thượng Đạo của A-na-hàm là đối với các pháp nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động …trong sắc giới và vô sắc giới cùng với thập đạo giới…thảy đều không còn biến động (thập đạo giới đều là Tịnh độ).
 2 muôn = 2 x 10 x 1000
Số 2 tượng trưng cho pháp nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động…(bởi vì Alahán ra khỏi tam giới nhưng chỉ thanh tịnh được ở những nơi không có quá nhiều biến động).
Số 10 x 1000 tượng trưng cho sự không biến động đối với các pháp trong 10 đạo giới (10 đạo giới đều là Tịnh độ).
Vì thế số 2 muôn tượng trưng cho pháp tu mở rộng để thành tựu giải thoát của Alahán là ra khỏi sự chi phối của các pháp nhị nguyên đối đãi như: Thế gian và xuất thế gian, Tịnh và Động…và đối với thập đạo giới thảy đều không còn biến động (10 đạo giới đều là Tịnh độ).
 1 muôn = 1 x 10 x 1000
Số 1 tượng trưng cho cái Giác (vì Bích Chi Phật chủ yếu dựa vào ý Giác)…
Số 10 x 1000 tượng trưng cho sự không biến động đối với các pháp trong 10 đạo giới (10 đạo giới đều là Tịnh độ)…
Vì thế số 1 muôn tượng trưng cho pháp tu mở rộng của Bích Chi Phật để thành Vô thượng Đạo là ra khỏi cái gọi là giác (không mắc kẹt ở khái niệm Giác) đồng thời đối với 10 đạo giới…Tâm không còn biến động (10 đạo giới đều là Tịnh độ). (còn tiếp)

Tổng luận Bát nhã (tiếp theo)
• Tại sao Bồ-tát phải tu 3 Atăngkỳ kiếp mới thành Vô thượng Đạo, như thế có phải lâu hơn chúng Thinh-văn và Duyên-giác hay không? Ngoài ra còn có ẩn dụ gì không?
Bồ-tát tỏ ngộ được Phật pháp: Thành Phật rồi cũng phải thị hiện hành Bồ-tát hạnh để dẫn dắt chúng sinh…vì thế 3 Atăngkỳ kiếp tượng trưng cho thời gian liên tục trong 3 thời kỳ là: Quá khứ, hiện tại và tương lai…chư Bồ-tát thảy đều không bỏ hạnh nguyện dẫn dắt chúng sinh.
Ngoài ra 3 Atăngkỳ là số ẩn dụ cho những biến động của nội tâm trong 3 thời kỳ là: Đã qua, hiện tại và sắp tới… Mỗi niệm có thể hình thành một kiếp... quá khứ có vô số niệm nên hình thành vô số kiếp, hiện tại có vô số niệm nên hình thành vô số kiếp, tương lai có vô số niệm nên hình thành vô số kiếp.Vì thế quá khứ, hiện tại, tương lai…hình thành tổng cộng 3 vô số kiếp hoặc 3 Atăngkỳ kiếp. Nếu chúng ta không mắc kẹt trong những ảo tưởng quá khứ, không mắc kẹt ở những tham vọng hiện tại, không mắc kẹt ở những mơ ước tương lai…như thế là chúng ta đã vượt qua được 3 A-tăng-kỳ kiếp!
• Thời gian thành Phật của Bồ-tát tùy theo nguyện lực và nghiệp lực nên có khác nhau, có phải vậy không?
Đúng vậy! Tuy có 10 loại Phật nhưng Như-lai Phật thế tôn mới là Phật thật! Thập địa Bồ-tát trở lên có thể thị hiện thành Phật nhưng chưa có đủ diệu lực, chỉ có Như-lai Phật thế tôn mới có đầy đủ diệu lực!
• Như-lai Phật thế tôn và Phật thế tôn khác nhau như thế nào?
- Như-lai Phật thế tôn: Tam nghiệp thanh tịnh (suy nghĩ, lời nói và hành động đều Thanh tịnh) vì nghiệp vi tế của ý đã không còn tác dụng.
- Phật thế tôn: Ý nghiệp chưa thanh tịnh…chỉ cần khéo diễn xuất thì thế gian sẽ tôn vinh, loại Phật kiểu này nhiều lắm! Ma, Quỷ…cũng có thể giả làm Phật thế tôn, chúng ta cần phải cảnh giác để không phải ân hận về sau!
• Nên tu tại gia hay tu xuất gia?
Nếu thích hợp ở môi trường nào thì nên tu ở môi trường đó. Xuất gia hay tại gia chỉ là hình thức, khi nào không còn mắc kẹt ở một nơi nào…mới là xuất gia thật sự!
• Bồ-tát khi lâm phàm, có cần phải Tiệm tu hay không?
“Bồ-tát còn mê khi cách ấm” vì vi tế nghiệp chưa đoạn tận…cho nên Bồ-tát khi lâm phàm cũng phải tiệm tu, nhưng tỏ ngộ và thể nhập của Bồ-tát nhanh hơn những chúng sinh khác…!
• Nếu không xử dụng hình thức thì phải tu như thế nào để không mất quá nhiều thời gian và không mất phương hướng?
Muốn không mất quá nhiều thời gian và không mất phương hướng, chúng ta phải:
1. Chọn nghề nghiệp thích hợp.
2. Tập giới Sa di 2 năm rồi tập giới Tỳ kheo đến khi nào tỏ ngộ thì thọ giới Bồ-tát.
3. Thực hành giới Bồ-tát nhưng không bỏ giới Sa di và giới Tỳ kheo.
4. Thường xuyên tham cứu Phật pháp để biết được khả năng của chính mình mới vận dụng được những phương pháp thích hợp giúp cho chúng ta và chúng sinh vượt qua chướng ngại…đây là chặng đường kiểm nghiệm để tập hợp kinh nghiệm hình thành Đạo chủng trí để chuyển Tiềm thức (Mạt-na thức) thành Bình đẳng tánh trí (trí nhìn thấy và thể hiện được tinh thần bình đẳng không phân biệt…) như thế mới có đủ cơ sở để chuyển Tàng thức (Alạida thức) thành Đại viên cảnh trí (trí trong sáng như gương soi to lớn) hình thành Nhất thiết chủng trí (trí biết hết tất cả vạn sự, vạn vật một cách rõ ràng không sai sót) như thế mới viên dung Phật hạnh.
• Tu hành có cần phải gia nhập Đoàn thể, Giáo hội hay không?
Nếu cần danh vọng, lợi lộc, quyền lực…thì nên gia nhập Đoàn thể, Giáo hội…
• Nếu không gia nhập Đoàn thể, Giáo hội…thì khi có rắc rối gì…không có ai bảo vệ, làm sao tu được?
Chỉ có Giới đức và Trí tuệ mới bảo vệ được cho Ta… không có ai có thể bảo vệ cho Ta, nếu Ta hư thân mất nết!
• Hiện tại có nhiều người thuộc Đoàn thể, Giáo hội… nói xấu những người không thuộc Đoàn thể, Giáo hội…và ngược lại…, như vậy phải sống như thế nào mới đúng Chánh pháp?
“Chúng sinh đa bệnh nên Bồ-tát đa hạnh…” vì thế hình thành vô lượng pháp môn tu, mỗi người mỗi việc: Tùy duyên hành đạo, không đúng cũng không sai, mỗi người tự biết đúng, sai…để điều chỉnh! Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Không có Bồ tát nào đố kỵ Bồ tát nào…!” vì thế người tu nói xấu nhau là điều không thể nào có được…như thế là phạm trọng giới thứ sáu, thứ bảy và thứ mười của Giới Bồ-tát. Những phương pháp nào giúp chúng ta tiêu mòn và đoạn tận những khổ đau không chỉ cho riêng ta mà còn tạo điều kiện giúp cho chúng sinh tiêu mòn và đoạn tận khổ đau…thì chúng ta nên học tập, những phương pháp nào đem đến khổ đau cho chúng ta và chúng sinh thì chúng ta không nên học tập! Phật pháp là bất định pháp: Có khi có những phương pháp tốt cho người này nhưng lại không tốt cho người khác! Vì thế chúng ta cần phải biết tùy duyên vận dụng những phương pháp thích hợp giúp chúng ta và chúng sinh tiêu mòn và đoạn tận khổ đau trang nghiêm giải thoát…đây mới là mục đích chính mà chúng ta cần phải hướng tới!
• Bồ tát nào phải chấp hành Sa di giới, Tỳ kheo giới và Bồ tát giới…Bồ tát nào chỉ chấp hành nghiêm túc Bồtát giới, còn Sa di giới và Tỳ kheo giới thì chỉ vận dụng tùy duyên?
- Bồ tát cần phải chấp hành nghiêm túc Sa di giới, Tỳ kheo giới và Bồ tát giới là Bồ tát thị hiện Thinh văn (có hình thức giống như Phật lúc sinh tiền) vì Bồ tát dạng này:
1. Phải làm gương để dẫn dắt chúng sinh.
2. Phải duy trì giới tướng để Phật pháp mãi trường tồn.
3. Phải có đủ giới đức mới xứng đáng lãnh thọ cúng dường.
- Bồ tát chỉ chấp hành giới Bồ tát, còn Sa di giới và Tỳ kheo giới…thì phương tiện tùy duyên vì dạng Bồ tát này:
1. Phải lao động để mưu sinh.
2. Phải tùy duyên phương tiện để dẫn dắt chúng sinh.
3. Phải kiểm nghiệm để tiến tu…
• Tại sao có người tu đến bạc đầu mà vẫn bảo thủ cố chấp, háo danh háo thắng?
Sở dĩ có người tu đến bạc đầu mà vẫn bảo thủ cố chấp, háo danh háo thắng…vì họ không tỏ ngộ Phật pháp.
• Tại sao có người tuổi còn trẻ mà đã tỏ ngộ Phật pháp …còn có người tu đến già mà vẫn chưa tỏ ngộ Phật pháp?
- Người tuổi còn trẻ mà đã tỏ ngộ được Phật pháp là vì tiền kiếp họ đã tỏ ngộ Phật pháp…
- Người tuổi già mà chưa tỏ ngộ Phật pháp là vì tiền kiếp họ chưa tu…hoặc tiền kiếp họ chỉ tu phước mà không tu trí…hoặc hiện tại họ coi Đạo Phật là một cái nghề…để khỏe thân và để không gây tạo ác nghiệp…
• Chúng ta làm lụng khổ sở để có được nhiều tiền, của… để cúng dường cho những người tu…như vậy là chúng ta mắc nợ người tu hay là chúng ta cho vay?
Có thể chúng ta mắc nợ người tu ấy…nên phải trả nợ, nhưng cũng có thể chúng ta đang cho vay…
• Vay mượn của Đàn tín thì sớm muộn gì cũng phải trả nợ, có phải vậy không?
Đúng vậy! Sớm muộn gì cũng phải trả nợ…nhưng khi nào tỏ ngộ Phật pháp thì sẽ có được phương pháp trả nợ mà không vay mượn thêm nữa!
• Hành trình hồi nhập là hành trình trả nợ phải không?
Đúng vậy! Đây là hành trình kiểm nghiệm: Vừa trả nợ, vừa bồi tu Phước, Trí…!
• Hành trình hồi nhập tùy thích…hay phải tùy duyên…?
Phải thật sự tỏ ngộ Phật pháp mới thực hành hồi nhập:
- Nếu đời này tỏ ngộ Phật pháp mà gặp phải ác duyên nhưng không có sứ mệnh đối với chúng sinh và Đạo pháp thì có thể thực hành hồi nhập!
- Nếu đời này tỏ ngộ…mặc dầu không có sứ mệnh đối với chúng sinh và Đạo pháp nhưng không gặp ác duyên…thì không nên thực hành hồi nhập!
• Người có sứ mệnh đối với chúng sinh và Đạo pháp dù gặp ác duyên hay không gặp ác duyên…cũng không nên hồi nhập, có phải vậy không?
Đúng vậy! Người có sứ mệnh đối với chúng sinh và Đạo pháp…đời đời kiếp kiếp đóng vai trò làm gương để dẫn dắt chúng sinh, đây là hình thức trả nợ chúng sinh, không cần phải hồi nhập!
• Tu trong thuận cảnh và tu trong nghịch cảnh…cách tu nào nhanh kết quả hơn?
- Tu trong thuận cảnh nếu chưa tỏ ngộ…thường chậm kết quả vì không có cơ hội để kiểm nghiệm…
- Tu trong nghịch cảnh nếu đã tỏ ngộ thì nhanh kết quả vì có cơ hội để kiểm nghiệm…
• Nếu đã tỏ ngộ thì tu cách nào cũng được, có phải vậy không?
Đúng vậy! Thích hợp cách nào thì tu theo cách ấy… không nên bảo thủ cố chấp, không nên háo danh háo thắng…!
• Người tu Tịnh độ và người tu thiền tại sao lại có quan điểm khác nhau? Tại sao lại kích bác nhau?
Người tu Tịnh độ và người tu Thiền thường có quan điểm khác nhau và thường kích bác nhau…vì họ không hiểu được thế nào là Thiền? Thế nào là Tịnh? (còn tiếp)
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Tổng luận Bát nhã (tiếp theo)
Tổng luận Bát nhã (tiếp theo)

* Thiền là gì? Tịnh là gì?
1. Thiền là phương pháp để ổn định nội tâm, để tâm không chạy theo cảnh và để cảnh không lưu lại trong tâm… tức là phương pháp để trở về với bổn tâm thanh tịnh có sẵn trong mỗi chúng ta từ chỗ từng phần đến toàn phần:
- Dựa vào cảnh tịnh để tạm thời ổn định nội tâm là từng phần.
- Tiếp cận cảnh có nhiều biến động để kiểm nghiệm, để điều chỉnh, để tiêu mòn và đoạn tận mầm biến động của nội tâm, để an trú trong cái bổn tâm thanh tịnh một cách liên tục là toàn phần.
2. Tịnh là trở về với bổn tâm thanh tịnh từ chỗ từng phần đến toàn phần:
- Cột tâm ở một nơi nào đó như: Tụng kinh, niệm Phật, nghiên cứu giáo lý…để ổn định nội tâm là từng phần.
- Tìm hiểu ý nghĩa hai tiền thân của Đức Phật Adiđà là Vua Vô Tránh Niệm và Pháp Tạng Tỳ Kheo:
* Vua Vô Tránh Niệm là tam nghiệp (thân, khẩu, ý) không tranh chấp, không hơn thua, không bảo thủ cố chấp, không háo danh háo thắng…
* Pháp Tạng Tỳ Kheo có nghĩa là: Thanh Tịnh là gốc của các pháp (Pháp tạng là chỗ về của các pháp, Tỳ kheo là thanh tịnh)…
Nếu chúng ta hiểu rõ ý nghĩa này và sống theo ý nghĩa này thì những biến động của nội tâm sẽ tiêu mòn và đoạn tận…như vậy là chúng ta đã trở về Tây phương Tịnh độ: Tây phương là phương Tây là phương của mặt trời lặn, mặt trời lặn thì đi ngủ không còn hơn thua tranh giành, không còn háo danh háo thắng, không còn bảo thủ cố chấp…được như thế mới ngủ được một giấc ngon lành, mới hàm dưỡng được thể lực và trí lực, mới đủ sức và đủ sáng… để vượt qua những biến động của ngày mai, để hoàn thành tốt những công việc của ngày mai. Vì lý do này cho nên phương Tây tượng trưng cho phương thanh tịnh, do đó mới có tên là Tây phương Tịnh độ.
* Như thế Thiền và Tịnh cũng đều hướng về cái gốc thanh tịnh có sẵn trong mỗi chúng ta, có gì khác đâu mà kích bác lẫn nhau! Tuy phương tiện có khác nhau tùy theo nghiệp lực nhưng không nên vì thế mà kích bác lẫn nhau…
- Những phương tiện của Thiền như: Phương pháp quán hơi thở, Phương pháp quán bất tịnh, phương pháp quán bạch cốt, phương pháp tham cứu thoại đầu, phương pháp tham cứu công án…tất cả đều dựa vào khái niệm để đoạn tận khái niệm…có khác gì phương pháp tụng kinh, phương pháp niệm Phật, phương pháp quán tưởng hình tượng Phật, phương pháp quán tưởng cảnh Tây phương Tịnh độ…để lìa những khái niệm đảo điên, để trở về với bổn tâm thanh tịnh…
- Bảo rằng Thiền là Không môn, là cửa không, là bất lập văn tự, là giáo ngoại biệt truyền…nhưng vì mắc kẹt trong cái gọi là không môn, mắc kẹt ở cái gọi là bất lập văn tự, mắc kẹt ở cái gọi là giáo ngoại biệt truyền…nên đã trở thành Hữu môn và đã lập cái văn tự là “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền…”! Chúng ta cần phải cảnh giác để “không diễn trò một cách vô ích”, lãng phí một đời! Thực tế của hành thiền không phải là để “lòe thiên hạ”, thực tế của Tịnh-độ không phải là trốn chạy thế gian…mà cùng trở về với bổn thể thanh tịnh có sẵn trong mỗi chúng ta, chúng ta phải buông bỏ từ chỗ từng phần đến chỗ toàn phần: Khi nào chúng ta không còn ham muốn bất kỳ một điều gì thì dầu ở bất cứ nơi nào… tâm chúng ta vẫn không biến động, đây chính là điểm đến của Thiền và cũng là quê hương của Tịnh!

• Thiền và Tịnh…pháp tu nào kết quả hơn?
Tu Thiền thường bị mắc kẹt ở cái Không…tu Tịnh thường bị mắc kẹt ở cái Có…cho nên tu kết hợp Thiền và Tịnh…sẽ không bị mắc kẹt ở một nơi nào, vì thế tu pháp Tịnh Thiền dễ đạt kết quả hơn.
(còn tiếp)







Thu Tử XOÁ, ở đây (box này) không cho thảo luận. Với muathularung thì đã nhắc nhở mấy lần rồi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên