Trung bộ toát yếu

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Giới thiệu


Trung Bộ Kinh là một trong năm bộ kinh của Kinh Tạng, gọi là Trung Bộ vì mang hình thức trung bình, đó là những pháp thoại mà phần lớn được Ðức Phật trực tiếp truyền dạy cho Chư Tăng trong sinh hoạt hàng ngày của Ngài. Vì thời lượng vừa phải nên những lời bài kinh trong Trung Bộ Kinh chuyên chở những đề tài như những bài tiểu luận và chính vì thế nên phong phú và sâu sắc. Theo nhiều học giả thì nội dung nổi bật nhất của Trung Bộ Kinh là Phật ngôn hướng dẫn cách tu tập cho các hành giả, ở đây thường chỉ cho các tỳ kheo. Hòa thượng Thích Minh Châu, dịch giả của Kinh Tạng Pàli, đã viết trong lời giới thiệu bản dịch: "Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân mới có thể tự mình tìm hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm trên cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy chớ không phải đạo đến để nhờ người khác thấy hộ, đạo của người có mắt (Cakkumato), không phải đạo của người nhắm mắt; đạo của người thấy, của người biết (Passoto Jànato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (Apassoto Ajànato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy mình, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm". Nội dung Kinh Trung Bộ quả thật cho chúng ta cơ hội trắc nghiệm quý báu đó.
Đây là Giáo trình do Ni sư Thích Nữ Trí Hải biên soạn, y cứ theo bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu, với phần Anh ngữ của Hòa thượng Nanamoli.
Trang web Diệu Pháp
http://www.dieuphap.net
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
TRUNG BỘ KINH

BÀI KINH SỐ 1
PHÁP MÔN CĂN BẢN

I. TOÁT YẾU


Mùlapariyàya Sutta - The root of all things.
The Buddha analyses the cognitive processes of four types of individuals - the untaught ordinary person, the disciple in higher training, the arahant and the Tathàgata. This is one of the deepest and most difficult suttas in the Pali Canon, and it is therefore suggested that the earnest student read it only in a cursory manner on a first reading of the Majjhima Nikàya, returning to it for an in-depth study after completing the entire collection.
Gốc rễ của vạn pháp.
Phật phân tích tiến trình nhận thức của bốn hạng người: phàm phu chưa nghe pháp, bậc hữu học, A la hán và Như lai. Kinh này là một trong những kinh sâu sắc và khó hiểu nhất trong tạng kinh Pali, bởi thế đề nghị học giả nghiêm túc sau khi đọc qua một lần đầu, hãy đọc trở lại kinh này khi đã xem trọn 152 kinh


II. TÓM TẮT
Gốc rễ của đau khổ là dục hỷ: ham muốn, vui thích đối với các pháp từ vật chất đến tinh thần, từ phàm đến thánh, từ bốn đại đến hạng sinh vật, người, chư thiên, các cõi thiền, và Niết bàn.


Về các pháp ấy, có những cách nhận thức khác nhau tùy theo trình độ tu học: lối nhận thức sai lầm của phàm phu gọi là tưởng tri, của người biết qua sách vở là thức tri, của bậc thánh hữu học là thắng tri, của A la hán là tuệ tri. Và cuối cùng, cái biết của Phật là liễu tri.


Phàm phu tưởng tri các pháp, ví dụ địa đại, như sau:
1. Vị ấy nghĩ tự ngã là địa đại;
2. Nghĩ tự ng
ã ở trong địa đại;
3. Nghĩ tự ng
ã tách biệt với địa đại;
4. Nghĩ "địa đại l
à của ta."
Như thế là không liễu tri địa đại. Về các pháp khác cũng thế, bao gồm:
Chúng sinh, Chư thiên, Sinh chủ, Phạm thiên, Quang âm thiên, Biến tịnh thiên,Quảng quả thiên, Thắng giả, Không vô biên xứ cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, kiến văn giác tri, Ðồng nhất và sai biệt, Tất cả, Niết bàn.
Ðối với 4 đại và các pháp khác, các bậc hữu học không có thái độ tưởng tri của phàm phu, nghĩa là:
1. Vị ấy không nghĩ tự ngã là địa đại;
2. Không nghĩ tự ng
ã ở trong địa đại;
3. Không nghĩ tự ng
ã tách biệt với địa đại;
4. Không nghĩ "địa đại l
à của ta ", không dục hỷ địa đại.
Như thế gọi là thắng tri. Nhờ thắng tri các pháp, không dẫn đến tham, mạn và kiến, nên các bậc hữu học có khả năng liễu tri các pháp.
Các bậc A la hán đối với các pháp trên thắng tri một cách sâu xa, nghĩa là biết đúng thực chất vô thường khổ vô ngã của chúng, nên gọi là liễu tri các pháp. A la hán không dục hỷ niết bàn vì đã liễu tri niết bàn; hơn nữa, vì đã tận trừ tham, sân và si.
Ðức Như lai không tưởng tri địa đại… niết bàn như kiểu phàm phu, không dục hỷ các pháp, vì đã liễu tri dục hỷ là nguồn gốc của đau khổ. Lại nữa, nhờ liễu tri lý duyên khởi, Ngài đã tận trừ ái thủ vì biết nó sẽ đưa đến hữu, sinh và già chết.


III. CHÚ GIẢI
Tham, mạn, kiến: Khi một người do thấy, nghe… mà đâm ra tham luyến tái sinh làm một hạng chúng sinh nào đó, ấy gọi là "tham". Khi người ấy tự xếp hạng mình là hơn, bằng hoặc thua kẻ khác, ấy là "mạn". Và khi có quan điểm rằng chúng sinh là thường hoặc vô thường, đó gọi là "kiến". Thái độ tưởng tri của phàm phu đưa đến tham, mạn, kiến như sau:
Nghĩ tự ngã ở trong địa đại (Ðịnh sở cách, Locative): dẫn đến "mạn"
Nghĩ tự ngã tách biệt với địa đại (Xuất xứ cách, Ablative): dẫn đến "kiến"
Nghĩ "địa đại là của ta" (Sở thuộc cách, Genitive), dục hỷ địa đại: dẫn đến "tham"
Chúng sinh, nghĩa là tất cả sinh vật dưới cõi trời Tứ thiên vương.
Chư thiên: sáu cõi trời dục giới.
Sinh chủ, ám chỉ Ma vương thống lĩnh tất cả sinh loài.
Phạm thiên hay Ðại phạm - Mahàbramhma, vị trời sinh ra trước nhất trong mỗi đại kiếp, thọ mạng ngang bằng với thọ mạng vũ trụ trong đại kiếp ấy. Các vị tu chứng sơ thiền cũng tái sinh vào cõi này.
Quang âm thiên: cõi của nhị thiền. Ở đây bao gồm cả trời Thiểu quang và Vô lượng quang.
Biến tịnh thiên: cõi của tam thiền. Ở đây bao gồm trời Thiểu tịnh và Vô lượng tịnh.
Quảng quả thiên: cõi của tứ thiền.
Thắng giả (Abhibhù) chỉ cõi trời Vô tưởng, vì ở đây không còn 4 uẩn vô sắc.
Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ là 4 cõi trời vô sắc.
Kiến văn giác tri: những gì được thấy, nghe, cảm giác và nhận thức, mà gọi là "tưởng tri " (sai lầm), là khi có chấp thủ "tôi " và "của tôi ", hoặc có phát sinh mạn, tham và kiến.
Ðồng nhất và sai biệt: những vị tu thiền khi tâm đạt đến một cảnh giới duy nhất không biến đổi, thì chấp là "đồng nhất ". Những người không chứng đắc thì chấp có nhiều cảnh khác nhau. Loại tưởng tri "đồng nhất " sản sinh triết học nhất nguyên và tôn giáo nhất thần, loại tưởng tri "sai biệt " sản sinh triết học đa nguyên, tín ngưỡng đa thần.
Tất cả: chỉ tất cả các pháp nói trên, gom chung lại thành một khối. Tưởng tri về tất cả có thể sản sinh các thuyết phiếm thần hoặc nhất thần, tùy theo tương quan giữa cái tôi và tất cả.
Niết bàn: chỉ 5 loại niết bàn hiện tại, chủ trương của 62 tà kiến ngoại đạo được nói trong kinh Phạm Võng, Trường bộ: thụ hưởng các khoái lạc giác quan là niết bàn, bốn cõi thiền là niết bàn. Mong cầu, hưởng thụ năm thứ này là tham, kiêu hãnh khi đạt được là mạn, xem loại niết bàn ảo tưởng đó trường cửu, là kiến.


IV. PHÁP SỐ
Bốn đại: địa thủy hỏa phong.
Bốn Không định hay Bốn Vô sắc: Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu, Phi tưởng phi phi tưởng.


V. KỆ TỤNG
<dir> Gốc rễ của đau khổ
L
à hỷ tham các pháp
Vật chất và tinh thần
Pháp phàm và pháp thánh:
Bốn
đại và ba cõi
Cùng "niết bàn hiện tại ".
Sở dĩ có hỷ tham
Vì tưởng tri bốn
đại
C
ùng tất cả pháp khác
Là "tôi " và "của tôi ".
Nhờ liễu tri các pháp
Không "tôi ", không "của tôi "
Như lai không dục hỷ
Bất cứ một pháp nào.
Ph
ăng tận nguồn khổ đau:
Ái thủ đưa đến Hữu
Từ Hữu, có Sinh, Gi
à
Bệnh, chết và sầu ưu.
Do liễu tri như vậy
Từ bỏ mọi ái dục
Tận trừ tham, mạn, kiến
Ðạt vô thượng an ổn.

</dir>
 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Bài Kinh Số 2:
Tất Cả Lậu Hoặc

I. Toát Yếu


<o:p></o:p>
Sàbbàsava Sutta - All the taints.
The Buddha teaches the Bhikkhus seven methods for restraining and abandoning the taints, the fundamental defilements that maintain bondage to the round of birth and death.
Tất Cả Nhiễm Ô.<o:p></o:p>
Phật dạy các Tỳ kheo bảy phương pháp để chế ngự và từ bỏ ô nhiễm, tức những phiền não căn bản cứ tiếp tục trói buộc con người vào chu kỳ sinh tử.
II. Tóm Tắt <o:p></o:p>
Có hai cách tác ý các pháp (hay để tâm suy tư về một việc gì): Như lý và không như lý. Như lý là khi tác ý, lậu hoặc chưa sinh không sinh, đã sinh được trừ diệt. Không như lý tác ý là khiến cho lậu hoặc chưa sinh phát sinh ra, lậu hoặc đã sinh thì tăng trưởng.
Bảy cách đoạn trừ là: bằng tri kiến, bằng phòng hộ, bằng thọ dụng, bằng kham nhẫn, bằng tránh né, bằng trừ diệt, bằng tu tập.
III. Chú Giải <o:p></o:p>
Lậu hoặc hay ô nhiễm gồm ba loại: dục lậu, hữu lậu, và vô minh lậu. Loại 1 trói buộc con người vào khoái lạc giác quan, loại 2 vào tư tưởng quan niệm, và loại 3 vào sinh tử luân hồi nói chung.
Ðoạn trừ bằng Tri kiến là không để ý chuyện không đáng để ý, và chỉ tác ý những gì cần tác ý. Pháp của Như Lai dạy là cốt cho người biết tác ý như lý và thấy rõ những gì không đáng tác ý. Không đáng tác ý là những vấn đề liên hệ đến bản ngã trong quá khứ, hiện tại, vị lai, nguồn gốc của sáu tà kiến như sau:
1. "Ta có tự ngã" - "self exists for me": thuyết duy linh, thuộc thường kiến.
2. "Ta không có tự ngã " - "no self exists for me": thuyết duy vật, cho chỉ có thể xác, chết là hết.
3. "Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã " - "I perceive self with self": chấp "ngã " gồm cả hai, linh hồn và thể xác.
4. "Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã " - "I perceive not-self with self": chấp "ngã " chỉ là phần hồn.
5. "Không do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã " - "I perceive self with not-self": chấp "ngã " chỉ là phần xác.
6. "Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta là thường trú không chuyển biến": "It is this self of mine that speaks and feels and experiences here and there the result of good and bad actions; but this self of mine is permanent… no subject to change" Một dạng hoàn toàn chấp hữu, chấp thường.
Bị trói buộc bởi những tà kiến ấy, phàm phu không thoát khỏi sinh già chết sầu bi khổ ưu não. Ngược lại, Thánh đệ tử nhờ tác ý như lý "đây là khổ " đây là nguyên nhân khổ "đây là khổ diệt " "đây là con đường đưa đến diệt khổ "… mà ba kiết sử được trừ diệt là thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Ðấy gọi là đoạn trừ bằng tri kiến.
Ðoạn trừ bằng phòng hộ là giữ gìn chính niệm khi sáu căn tiếp xúc sáu trần.
Ðoạn trừ bằng thọ dụng là biết đủ đối với bốn vật dụng ăn mặc ở bệnh.
Ðoạn trừ bằng kham nhẫn là hoan hỷ chịu đựng những cảm giác khó chịu về thân tâm.
Ðoạn trừ bằng tránh né là tránh những người, vật, nơi chốn nguy hiểm, có thể làm phát sinh phiền não.
Ðoạn trừ bằng trừ diệt là không chấp nhận cho dục niệm, sân niệm, hại niệm khởi lên, diệt trừ chúng ngay trong mầm mộng.
Ðoạn trừ bằng tu tập là thường tu tập bảy giác chi: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả. Trong bảy pháp, niệm hay chính niệm cần luôn luôn có, sáu pháp còn lại thuộc vào hai nhóm: trạch pháp tinh tấn hỷ thuộc "động", khinh an định xả thuộc "tĩnh.” Khi tâm lừ đừ, nên tu tập các pháp động, khi tâm quá hăng, nên tu các pháp tĩnh để châm chước, như thợ luyện vàng.
IV. Pháp Số Liên Hệ <o:p></o:p>
Hai cách tác ý: như lý và phi như lý.
Hai nhẫn: nhẫn sự chịu khó về thân và về tâm.
Ba lậu hoặc: (lậu: lọt; hoặc: mê lầm) dục, hữu, vô minh.
Bốn vật dụng: về ăn mặc ở bệnh.
Sáu căn môn: mắt tai mũi lưỡi thân ý.
Bảy cách trừ hoặc: tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt, tu tập.
Bảy giác chi: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả.
V. Kệ Học Thuộc Lòng <o:p></o:p>
Muốn tận trừ nhiễm ô
Phải biết rõ thấy rõ:
Biết tác ý như lý
Thấy gì "không như lý.”
"Như lý" là cách nghĩ
Khiến ô nhiễm không sinh
Lại có thể diệt trừ
Nhiễm ô đã sinh khởi.
Có bảy cách trừ mê:
Tri kiến và phòng hộ
Thọ dụng và kham nhẫn
Tránh né và trừ diệt
Giác chi là thứ bảy.
Ðoạn trừ nhờ phòng hộ
Là gìn giữ sáu căn
Tức giữ gìn cửa "ý"
Khi tiếp xúc sáu trần.
Ðoạn trừ bằng thọ dụng
Là biết đủ không tham
Bốn vật dụng cần dùng
Cốt vượt qua biển khổ.
Ðoạn trừ bằng kham nhẫn:
Những thống khổ khốc liệt
Do người, vật gây nên
Vui nhận không than oán.
Ðoạn trừ nhờ tránh né
Tránh mạo hiểm du hành
Tránh giao du bất đáng
Thì phiền não không sinh.
Ðoạn trừ bằng trừ diệt
Những ý xấu khởi lên
Liên hệ dục, sân, hại
Tỳ kheo phải dứt liền.
Tu tập bảy giác chi
Hướng ly tham, từ bỏ
Ðoạn trừ các ô nhiễm
Là diệt tận khổ đau.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên