VO-NHAT-BAT-NHI

Tự xưng là Thánh đã giải thoát có được không?

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,881
Điểm tương tác
773
Điểm
113
Thời mạt pháp này, có rất nhiều người tụ xưng là Thánh Nhân giải thoát như A LA HÁN, Bồ Tát, Phật.
Hiện tượng tự xưng này ngày càng nhiều. Vậy tự xưng như vậy có đúng với Phật Pháp không?

1. Tự xưng là Phật ngang với Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni?

Chắc chắn là tà tri kiến. Bởi vì, khi đã có một Phật chuyển pháp luân thì trong ba thời pháp của Phật ấy, không có vị Phật nào khác.
Bởi vì Phật phải tự mình khai mở giáo pháp, tự mình chuyển thuyết tam tạm kinh điển, ..... Do đó, khi đã có giáo lý Phật ở đời thì phải đợi cho giáo lý ấy tận diệt, không còn Phật Pháp tại thế gian. Lúc đó thì mới có thể danh chính ngôn thuận tự xưng là Phật = Toàn giác.

Kết luận: Phật Pháp tại trái đất này còn những ai tự xưng là Phật ngang với Đức Thích Ca đều là tà tri kiến!

2. Tự xưng Bồ Tát cứu độ chúng sanh?

Bồ Tát thường che giấu thân phận của họ, chỉ có thể tiếc lộ lúc xả thân tự đại (chết).
Bởi tinh thần của Bồ Tát là VÔ SỞ ĐẮC, cái họ hướng đến là Phật Quả, cho nên khi chưa chứng Phật Quả họ sẽ không chấp nhận mình là thế này hay thế kia, họ chỉ duyên với Tự Tạnh thôi. Do đó, lúc sanh thời họ chẳng bao giờ tự xưng hoặc nhận mình là Bồ Tát cả.

Khi chết thì vì để gia tăng tín tâm cho người khác, họ có thể tiếc lộ, xong rồi chết.

KL: Hiện đời xưng Bồ tát để hành đạo thì đó là tà tri kiến!

3. Tự xưng là A LA HÁN?

A LA HÁN là những vị hiểu rõ chân lí Vô Ngã và sống được với chân lí đó (cắt ái đoạn dục xong hết, còn gọi là lậu tận thông).

Các vị A LA HÁN không còn vụ lợi cá nhân, với ngũ uẩn đã không còn dính mắc, họ chỉ chờ để Niết Bàn, họ không có lí do để phải tự xưng mình là A LA HÁN.
Lại nữa, A LA HÁN mà muốn độ sanh thì họ không còn là A LA HÁN nữa mà là Bồ tát. Bồ tát lại theo tinh thần Vô Sở Đắc. Do đó, lại càng không có lí do để xưng là A LA HÁN!

KL: Tự xưng A LA HÁN để hành đạo là tà tri kiến!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Lời của VNBN là lời Tà kiến (Biên kiến) dễ đưa người vào chỗ cực đoan, chấp trước.

Chư đạo hữu hãy cẩn thận với những lời nhận xét một bên như vậy vì Phật Pháp là pháp tùy duyên nghĩa là tùy Người (Vị, căn cơ...), tùy Xứ (phong tục tập quán, lễ nghi...), tùy Thời (nhận thức, trình độ, văn tư tu...) nên được chư cổ đức gọi là Bất định pháp.

Hề hề

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
991
Điểm tương tác
391
Điểm
83
Con chào bác Trừng Hải, đạo hữu VNBN và các đạo hữu,

Theo suy nghĩ riêng con thì lời của đạo hữu VNBN đúng và cũng chưa đúng, vì :

1/ Đối với hàng Phật tử sơ cơ, người mới phát tâm học Phật thì việc phân biệt đúng sai là việc nên biết để thấy được đâu là đúng , đâu là chưa đúng.
2/ Đối với các Phật tử nghiên cứu sâu về Phật pháp, đã thấu được trí huệ bát nhã thì những lời nói trên không đúng , vì chấp trước là cản trở sự học Phật ạ. Trong Kinh Pháp Hoa có phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát là một ví dụ.

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Con chào bác Trừng Hải, đạo hữu VNBN và các đạo hữu,

Theo suy nghĩ riêng con thì lời của đạo hữu VNBN đúng và cũng chưa đúng, vì :

1/ Đối với hàng Phật tử sơ cơ, người mới phát tâm học Phật thì việc phân biệt đúng sai là việc nên biết để thấy được đâu là đúng , đâu là chưa đúng.
2/ Đối với các Phật tử nghiên cứu sâu về Phật pháp, đã thấu được trí huệ bát nhã thì những lời nói trên không đúng , vì chấp trước là cản trở sự học Phật ạ. Trong Kinh Pháp Hoa có phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát là một ví dụ.

Kính.

Đạo hữu Nguyên Chiếu mến

Phân biệt đúng sai ở người Phật tử không phải là nương theo lời nhận xét của thế gian pháp mà nương theo Giáo pháp của Phật Đà theo chính Văn, Tư, Tu của tự bản thân mình.
Văn, Tư, Tu này bước đầu phải dựa vào Tín tâm và Phát nguyên.
Tín tâm thì có ba: Tin vào ba chân lý, Vô thường, Khổ, Vô ngã. Tin vào Tam bảo, Phật - Pháp - Tăng. Và tin vào Giáo pháp Phật Đà Dạy chắc chắn sẽ là đường dẫn về giải thoát.
Tín tâm thì câu hữu với Huệ nên gọi là Tín giải, Tín thâm. Phát nguyện là Niệm câu hữu với Giới và Định.
Về Lý thì dùng Giới, Định, Huệ để phân biện; về Sự thì có Tam Pháp ấn, Tứ y pháp mà phân biệt.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top