Kim Cang Kinh :
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điện,
ưng tố như thị quán”
(Tất cả pháp hữu vi đều như mộng huyễn bọt bóng, như sương hay như điện, nên xem xét như vậy)
Pháp hữu vi là pháp có tạo ra, tức là pháp sinh diệt, chẳng hạn con người là pháp hữu vi có sinh lão bệnh tử.
Pháp hữu vi là do chuyển động mà phát sinh vọng tưởng chứ không có thật.
Chẳng hạn chuyển động của hạt electron khiến ta lầm tưởng là có nguyên tử. Mà bản thân các hạt cơ bản như photon, electron, quark, cũng là do vọng niệm tưởng tượng ra chứ không phải có thật. Trong thí nghiệm hai khe hở (double slit experiment) các nhà khoa học đã chứng thực chỉ khi có người quan sát thì hạt electron mới xuất hiện. Còn khi không có ai quan sát thì hạt electron chỉ là sóng, không phải vật chất và không có vị trí nhất định.
Nỉels Bohr nói rằng : “Mọi thứ chúng ta gọi là có thực được cấu tạo bằng những thứ không được xem là thật.
Lập trường của Bohr gần với Phật giáo hơn nói rằng hạt cơ bản chỉ xuất hiện khi có người (không thật) quan sát, nếu không có ai quan sát thì hạt cơ bản chỉ là hạt ảo, trừu tượng (Phật pháp nói Nhất thiết pháp vô tự tính, ý nói hạt electron không có sẵn đặc trưng). Niels Bohr nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập thì trừu tượng- tức không phải vật thật).
Vô Sinh Pháp Nhẫn cũng tức là Tâm.
Long Thọ Bồ Tát nói rằng Tâm như hư không vô sở hữu nghĩa là tâm giống như hư không, không có thật nhưng nó lại có khả năng tạo ra mọi cảnh giới từ vật chất cho tới tinh thần và tóm tắt trong nhóm chữ “ngũ uẩn giai không” nghĩa là 5 tập hợp : Sắc (vật chất), Thọ (cảm giác), Tưởng (tưởng tượng, suy nghĩ), Hành (chuyển động), Thức (phân biệt) đều là không tức là không có thật.
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh,
Như lộ diệc như điện,
ưng tố như thị quán”
(Tất cả pháp hữu vi đều như mộng huyễn bọt bóng, như sương hay như điện, nên xem xét như vậy)
Pháp hữu vi là pháp có tạo ra, tức là pháp sinh diệt, chẳng hạn con người là pháp hữu vi có sinh lão bệnh tử.
Pháp hữu vi là do chuyển động mà phát sinh vọng tưởng chứ không có thật.
Chẳng hạn chuyển động của hạt electron khiến ta lầm tưởng là có nguyên tử. Mà bản thân các hạt cơ bản như photon, electron, quark, cũng là do vọng niệm tưởng tượng ra chứ không phải có thật. Trong thí nghiệm hai khe hở (double slit experiment) các nhà khoa học đã chứng thực chỉ khi có người quan sát thì hạt electron mới xuất hiện. Còn khi không có ai quan sát thì hạt electron chỉ là sóng, không phải vật chất và không có vị trí nhất định.
Nỉels Bohr nói rằng : “Mọi thứ chúng ta gọi là có thực được cấu tạo bằng những thứ không được xem là thật.
Lập trường của Bohr gần với Phật giáo hơn nói rằng hạt cơ bản chỉ xuất hiện khi có người (không thật) quan sát, nếu không có ai quan sát thì hạt cơ bản chỉ là hạt ảo, trừu tượng (Phật pháp nói Nhất thiết pháp vô tự tính, ý nói hạt electron không có sẵn đặc trưng). Niels Bohr nói “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập thì trừu tượng- tức không phải vật thật).
Vô Sinh Pháp Nhẫn cũng tức là Tâm.
Long Thọ Bồ Tát nói rằng Tâm như hư không vô sở hữu nghĩa là tâm giống như hư không, không có thật nhưng nó lại có khả năng tạo ra mọi cảnh giới từ vật chất cho tới tinh thần và tóm tắt trong nhóm chữ “ngũ uẩn giai không” nghĩa là 5 tập hợp : Sắc (vật chất), Thọ (cảm giác), Tưởng (tưởng tượng, suy nghĩ), Hành (chuyển động), Thức (phân biệt) đều là không tức là không có thật.