Vãng Sanh 3 Ngày Sống Lại Kể Về Tây Phương Tịnh Độ

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Tịnh Nghiệp

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2012
Bài viết
59
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Pháp sư Khả Cứu đời Tống. Sư thường niệm kinh Pháp Hoa cầu sanh Tịnh Độ. Trong chương Tam Bối Vãng Sanh của kinh Vô Lượng Thọ, đoạn thứ tư có nói: Hễ ai tu học hết thảy pháp Đại Thừa, hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ thì A Di Đà Phật cũng đến tiếp dẫn giống hệt [như người chuyên tu Tịnh Độ]. Đủ thấy pháp môn này bao dung hết sức rộng lớn. Pháp sư Khả Cứu ngồi vãng sanh, mất đã ba ngày, sống lại, bảo các đồng tu: “Tôi đã đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, trông thấy tình hình hoàn toàn giống như kinh đã dạy”. Ngài lại nói những ai tu Tịnh Độ trong cõi đời, hoa sen trong ao bảy báu ở Tây Phương đều có ghi tên. Người Thượng Phẩm vãng sanh là lão hòa thượng của Quảng Giáo Viện tại Thần Châu. Khi ấy, lão hòa thượng còn chưa vãng sanh. Ngoài ra, còn có Tôn Thập Nhị Lang ở Minh Châu và chính sư Khả Cứu đều là đài vàng. Kém hơn là đài bạc, người chứng được đài bạc là Từ đạo cô. Pháp sư Khả Cứu thuật tình hình đã thấy cho mọi người nghe rồi lại vãng sanh. Sau này, Tôn Thập Nhị Lang lâm chung, nhạc trời vang rền hư không; khi Từ đạo cô lâm chung, có mùi hương lạ ngập thất không tan.

Pháp sư Hoài Ngọc, khi lâm chung, thấy A Di Đà Phật cầm đài bạc đến đón, Sư nghĩ ta bình sinh công phu rất đắc lực, cớ sao chỉ được đài bạc, tợ hồ chẳng cam lòng. Ý niệm vừa khởi, chẳng thấy A Di Đà Phật nữa. Sư lại dốc hết tánh mạng niệm Phật bảy ngày bảy đêm không ngớt, A Di Đà Phật lại hiện, cầm đài vàng tiếp dẫn.

Trong thế gian, người tu pháp môn Tịnh Độ chân tâm niệm Phật cầu vãng sanh, hoa sen của người ấy bèn sáng ngời, rực rỡ chóa mắt. Nếu giải đãi, biếng nhác, hoa liền khô héo. Đổi dạ chuyển sang tu pháp môn khác, hoa liền chết khô. Hết thảy sự vật trong Tây Phương đều chẳng sanh diệt, chỉ có hoa sen trong ao bảy báu là có sanh, có diệt. Sự tươi, khô, sanh, diệt ấy do hành nhân cảm thành, chứ không liên quan gì tới A Di Đà Phật.

Khi niệm Phật, tâm tánh năng niệm chẳng thể nghĩ bàn, nhưng phải dùng chân tâm, đừng dùng vọng tâm. Niệm Phật bằng chân tâm thì xử thế đãi người tiếp vật cũng phải dùng chân tâm. Niệm niệm cầu sanh về Tịnh Độ, khi còn sống trên đời thì hết thảy thuận theo tự nhiên, chớ nên cưỡng cầu. Một câu Phật hiệu đầy đủ viên mãn Tam Học, Tam Huệ, và ba món tư lương, mà cũng đầy đủ viên mãn vô lượng hạnh môn, nhất tâm chấp trì sẽ có thể viên siêu, viên đốn.

Trích Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký Phần 9
Pháp sư Tịnh Không giảng thuật
Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

--------------

Thật không thể diễn nói cho hết những pháp phương tiện của Chư Phật đang đã và sẽ tuyên thuyết.Các ngài đã tận tâm chỉ dạy cho chúng ta vậy nếu không chuyên tâm tu thì đúng là kẻ bội ơn,bất nghĩa há lại xứng với 2 chữ Phật Tử sao.Kính mong hết thảy chúng sanh chưa tu,đang tu hay đã tu Phật đều sẽ chứng,đang chứng,đã chứng thánh vị giải thoát bất thoái đồng chư thánh nhơn sớm thành tựu Vô Thượng Bồ Đề Thánh Quả.A Di Đà Phật
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Pháp sư Khả Cứu đời Tống. Sư thường niệm kinh Pháp Hoa cầu sanh Tịnh Độ. Trong chương Tam Bối Vãng Sanh của kinh Vô Lượng Thọ, đoạn thứ tư có nói: Hễ ai tu học hết thảy pháp Đại Thừa, hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ thì A Di Đà Phật cũng đến tiếp dẫn giống hệt [như người chuyên tu Tịnh Độ]. Đủ thấy pháp môn này bao dung hết sức rộng lớn. Pháp sư Khả Cứu ngồi vãng sanh, mất đã ba ngày, sống lại, bảo các đồng tu: “Tôi đã đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, trông thấy tình hình hoàn toàn giống như kinh đã dạy”. Ngài lại nói những ai tu Tịnh Độ trong cõi đời, hoa sen trong ao bảy báu ở Tây Phương đều có ghi tên. Người Thượng Phẩm vãng sanh là lão hòa thượng của Quảng Giáo Viện tại Thần Châu. Khi ấy, lão hòa thượng còn chưa vãng sanh. Ngoài ra, còn có Tôn Thập Nhị Lang ở Minh Châu và chính sư Khả Cứu đều là đài vàng. Kém hơn là đài bạc, người chứng được đài bạc là Từ đạo cô. Pháp sư Khả Cứu thuật tình hình đã thấy cho mọi người nghe rồi lại vãng sanh. Sau này, Tôn Thập Nhị Lang lâm chung, nhạc trời vang rền hư không; khi Từ đạo cô lâm chung, có mùi hương lạ ngập thất không tan.

Pháp sư Hoài Ngọc, khi lâm chung, thấy A Di Đà Phật cầm đài bạc đến đón, Sư nghĩ ta bình sinh công phu rất đắc lực, cớ sao chỉ được đài bạc, tợ hồ chẳng cam lòng. Ý niệm vừa khởi, chẳng thấy A Di Đà Phật nữa. Sư lại dốc hết tánh mạng niệm Phật bảy ngày bảy đêm không ngớt, A Di Đà Phật lại hiện, cầm đài vàng tiếp dẫn.

Trong thế gian, người tu pháp môn Tịnh Độ chân tâm niệm Phật cầu vãng sanh, hoa sen của người ấy bèn sáng ngời, rực rỡ chóa mắt. Nếu giải đãi, biếng nhác, hoa liền khô héo. Đổi dạ chuyển sang tu pháp môn khác, hoa liền chết khô. Hết thảy sự vật trong Tây Phương đều chẳng sanh diệt, chỉ có hoa sen trong ao bảy báu là có sanh, có diệt. Sự tươi, khô, sanh, diệt ấy do hành nhân cảm thành, chứ không liên quan gì tới A Di Đà Phật.

Khi niệm Phật, tâm tánh năng niệm chẳng thể nghĩ bàn, nhưng phải dùng chân tâm, đừng dùng vọng tâm. Niệm Phật bằng chân tâm thì xử thế đãi người tiếp vật cũng phải dùng chân tâm. Niệm niệm cầu sanh về Tịnh Độ, khi còn sống trên đời thì hết thảy thuận theo tự nhiên, chớ nên cưỡng cầu. Một câu Phật hiệu đầy đủ viên mãn Tam Học, Tam Huệ, và ba món tư lương, mà cũng đầy đủ viên mãn vô lượng hạnh môn, nhất tâm chấp trì sẽ có thể viên siêu, viên đốn.

Trích Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký Phần 9
Pháp sư Tịnh Không giảng thuật
Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

--------------

Thật không thể diễn nói cho hết những pháp phương tiện của Chư Phật đang đã và sẽ tuyên thuyết.Các ngài đã tận tâm chỉ dạy cho chúng ta vậy nếu không chuyên tâm tu thì đúng là kẻ bội ơn,bất nghĩa há lại xứng với 2 chữ Phật Tử sao.Kính mong hết thảy chúng sanh chưa tu,đang tu hay đã tu Phật đều sẽ chứng,đang chứng,đã chứng thánh vị giải thoát bất thoái đồng chư thánh nhơn sớm thành tựu Vô Thượng Bồ Đề Thánh Quả.A Di Đà Phật
Bạn Tịnh Nghiệp mến!
Xin bạn đừng mắc công mấy cái trò "quảng cáo rẻ tiền" này! nửa nhé!
Kính!
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Bạn Tịnh Nghiệp mến!
Xin bạn đừng mắc công mấy cái trò "quảng cáo rẻ tiền" này! nửa nhé!
Kính!

Kinh Bác Chiếu Thanh
Bác không thích pháp Tịnh Độ thì để kệ người ta , lo phần mình đi .
Sao dám gọi pháp Tịnh Độ là " trò quảng cáo rẻ tiền " , bác cũng gan cùng mình đấy , không sợ à ?

KÍNH
hihi
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Pháp sư Khả Cứu đời Tống. Sư thường niệm kinh Pháp Hoa cầu sanh Tịnh Độ.
.........

Trí có nghe niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ, chưa hề đọc thấy ở đâu "niệm Kinh Pháp Hoa cầu sanh Tịnh Độ" cả.
Vã lại TỤNG Kinh Pháp Hoa thì được, chứ niệm Kinh Pháp Hoa là niệm làm sao ?
Kính Pháp Hoa như LỬA năng thiêu tất cả chấp nhất mê lầm, Pháp môn Tịnh độ như NƯỚC vỗ về những chúng sinh bé bỏng, hành giả Tịnh tông không ai có thể tụng Kinh Pháp Hoa mà không bị mất Tín tâm với pháp môn Tịnh độ.
Cho nên đọc những vẽ vời của người xưa ta phải biết nhận định, cái nào là thật cái nào là phóng đại.
Vãng sanh là vãng sanh, sao lại có chuyện với người này thì đài vàng, với người kia là đài bạc, cái này là Ma rước, chứ đâu phải Phật A Di Đà và chư Thánh chúng rước đâu.
Khi vãng sanh thì vong linh lập tức nhập một trong chín phẫm sen, chứ không có leo lên đài sen để cho Phật A Di Đà bưng về cõi Cực Lạc rồi mới thả xuống. Toàn là chuyện MƠ MỘNG mà thôi.
Thêm nữa, người chết ba ngày sau sống lại thì còn có thể có, chứ đã vãng sanh thì không có chuyện ba ngày sau trở lại trần gian, vì chỉ vài phút trong hoa sen đã là mấy đời trôi qua ở đây rồi.

Phật A Di Đà đâu có biểu chúng ta Mê tín dữ như vậy.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kinh Bác Chiếu Thanh
Bác không thích pháp Tịnh Độ thì để kệ người ta , lo phần mình đi .
Sao dám gọi pháp Tịnh Độ là " trò quảng cáo rẻ tiền " , bác cũng gan cùng mình đấy , không sợ à ?

KÍNH
hihi

Cô PhiThuyDu kính!

Lâu ngày không gặp.

CT chẳng dám, chẳng dám!

Cái gì sợ, sợ cái gì!


Gan một miếng, xài củng đủ, cùng mình thì chổ đâu mọc đầu, mọc tay mọc chân.


Có cái điều gì ấy ở trong bài post của đạo hửu Tịnh Nghiệp mà CT cho rằng đó chỉ là trò "quảng cáo rẻ tiền"! Và thật sự đó không phải là Chánh Pháp Pháp Mộn Tịnh Độ.
Đây viết ra củng dài dòng văn tự chử nghĩa, và xin hẹn lại ở bài "Chánh pháp Pháp Môn Tịnh Độ" , cầu mong Chư Phật, Bồ Tát thập phương hộ niệm cho CT đũ trí tuệ trình bày, hộ niệm cho chúng sanh dứt mê về bờ giác.

 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Cô PhiThuyDu kính!

Có cái điều gì ấy ở trong bài post của đạo hửu Tịnh Nghiệp mà CT cho rằng đó chỉ là trò "quảng cáo rẻ tiền"! Và thật sự đó không phải là Chánh Pháp Pháp Mộn Tịnh Độ.
Đây viết ra củng dài dòng văn tự chử nghĩa, và xin hẹn lại ở bài "Chánh pháp Pháp Môn Tịnh Độ" , cầu mong Chư Phật, Bồ Tát thập phương hộ niệm cho CT đũ trí tuệ trình bày, hộ niệm cho chúng sanh dứt mê về bờ giác.
Cầu mong Chư Phật, Bồ Tát, long thần hộ pháp cho đhv Chiếu Thanh, giải nghi "Chánh pháp Pháp Môn Tịnh Độ"

Cầu Pháp vinh hạnh muốn nghe...!?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Mô-Phật!
Con xin được kính thưa cùng Pháp-Sư Khả-Cứu 1 chút xíu.
Ngài lại nói những ai tu Tịnh Độ trong cõi đời, hoa sen trong ao bảy báu ở Tây Phương đều có ghi tên.
Thì tui làm sao tin được tại vì vô lý quá huhu! Thí dụ như: Trâu, bò, gà, vịt được vãng sanh, thì lấy tên gì? và ai là người hằng ngày cầm thùng sơn đi vẻ tên từng người vậy? mà nếu có chuyện nầy thì quả là thật khổ vì mắc công quá sức cho người đi làm chuyện đại sự nầy, và còn cái bông sen nào mà viết được tên người ta lên thì bảo đảm bông đó mà không phải bằng mũ nilon thì tui thua.
Kém hơn là đài bạc, người chứng được đài bạc là Từ đạo cô.
Sao tui nhớ là : Hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, hoa sắc vàng thời ánh sáng vàng, hihi! còn hoa ...sắc bạc...thời chỉ có nước tối thui như ...cục chì hì hì !.
Pháp sư Hoài Ngọc, khi lâm chung, thấy A Di Đà Phật cầm đài bạc đến đón, Sư nghĩ ta bình sinh công phu rất đắc lực, cớ sao chỉ được đài bạc, tợ hồ chẳng cam lòng. Ý niệm vừa khởi, chẳng thấy A Di Đà Phật nữa. Sư lại dốc hết tánh mạng niệm Phật bảy ngày bảy đêm không ngớt, A Di Đà Phật lại hiện, cầm đài vàng tiếp dẫn.
Tâm ngã mạng, tham lam như vầy mà đòi sen vàng Thượng-Phẩm được sao Pháp-Sư Hoài-Ngọc?
Nếu giải đãi, biếng nhác, hoa liền khô héo. Đổi dạ chuyển sang tu pháp môn khác, hoa liền chết khô. Hết thảy sự vật trong Tây Phương đều chẳng sanh diệt, chỉ có hoa sen trong ao bảy báu là có sanh, có diệt. Sự tươi, khô, sanh, diệt ấy do hành nhân nào đó đã nấu nước sôi tạc vô mấy cây bông sen nào mà không có ai ghi tên đăng ký hộ khẩu đó ! hihi!
Khi niệm Phật, tâm tánh năng niệm chẳng thể nghĩ bàn, nhưng phải dùng chân tâm, đừng dùng vọng tâm.
Chời !!! Tui chưa thấy chân-tâm mà kêu tui đừng dùng vọng tâm, chẳng khác nào kêu người ta hãy nhảy xuống biển đại chớ đừng thèm dùng ghe tàu nữa, thiệt là 1 câu phản khoa-học.


Kính
bangtam
 

Tịnh Nghiệp

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2012
Bài viết
59
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Bằng Tâm này,việc ngài Hoài Ngọc không lấy đài sen bạc vốn dĩ là thể hiện tâm nguyện lớn lao,mong muốn cảnh gới giác ngộ cao tột,tối thắng,quyết được cùng chư bồ tát hoá sanh kim liên mà rộng độ chúng sanh.Với lại việc ngài chưa bằng lòng vãng sanh phẩm vị ấy vốn thể hiện sự hổ thẹn với tự hành bất tương tự nguyện.Ngài cũng hiểu rõ công phu chưa sâu nên chỉ vãng sanh phẩm như vậy nên cần cố gắng niệm Phật rốt ráo hơn,không hài lòng vốn từ nơi mình chứ ngài đâu trách Phật.Việc ngài niệm Phật bảy ngày bảy đêm đã tỏ sự quyết tâm hành trì 1 lòng cầu hoá sanh chánh giác ,giác ngộ chân thật.Chân tâm ở đây là ý chỉ tâm chân thành chứ không nói tâm vô cấu bất nhiễm đã liễu đạt tri kiến Phật.Không riêng Tịnh Độ,hết thảy các pháp đều lấy tín làm gốc lánh chân thành cầu giác làm động lực tu hành.Băng Tâm à,đến những câu chuyện như vậy vốn có lý do của nó,đâu mà vô lý.Ngay cả sư huynh Hoàng Trí nói về việc tiếp dẫn vốn không sai nhưng trong bài không đề cập đến cái đó.Nhưng việc đài này đài kia vốn chỉ là phương tiện phân biệt cảnh giới giác ngộ tâm linh về sau.Việc ghi tên thì nói thật tôi cũng không thấy hợp lí những mà ta có thể khéo hiểu là 1 dạng hình thức phân biệt hoa sen giác ngộ của từng người,cái này Pháp Sư Ngộ Thông cũng có đề cậo đến.Việc Băng Tâm gop ý rất hoan nghênh nhưng không nên động cham danh xưng của những vị cao tăng đại đức thành tựu vãng sanh An lạc Quốc.Băng Tâm như vậy tôi vô cùng áy náy.Nếu không do tôi thì các ngài đã không bị chỉ trích.Từ sau tôi sẽ không đăng bài nếu không quá cần thiết mà chỉ học hỏi thôi nên rất mong chư vị đừng bàn gì thêm.A Di Đà Phật
 

Tịnh Nghiệp

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2012
Bài viết
59
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Bây giờ có câu thế này xin hỏi huynh Hoàng Trí.Tôi thấy có người tán thán Di Đà Tôn là bậc tối thắng,thượng thủ không vị Phật nào sánh bằng do bổn nguyện của ngài bao la,rộng lớn,quảng độ 10 phương pháp giới,thâu nhiếp hết thảy mọi căn căn, thời chẳng thể vị Phật nào trong quá khứ cho đến hiện tại thành tựu được,có thể nói là vua của các vị Phật.Huynh nghĩ sao về lời tán thán vậy.A Di Đà Phật
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Bây giờ có câu thế này xin hỏi huynh Hoàng Trí.Tôi thấy có người tán thán Di Đà Tôn là bậc tối thắng,thượng thủ không vị Phật nào sánh bằng do bổn nguyện của ngài bao la,rộng lớn,quảng độ 10 phương pháp giới,thâu nhiếp hết thảy mọi căn căn, thời chẳng thể vị Phật nào trong quá khứ cho đến hiện tại thành tựu được,có thể nói là vua của các vị Phật.Huynh nghĩ sao về lời tán thán vậy.A Di Đà Phật
Buồn cười thật !

Chúng ta có quyền TÁN Phật "A Di Đà đệ nhứt", nhưng xin ai kia đừng hiểu lầm rằng "Phật này khác với Phật kia", phải biết rằng CHƯ PHẬT ĐỒNG NHẤT THỂ.

Chuyện "Phật Tổ Như Lai đi tới đi lui nói chuyện giao lưu với Bồ tát" là chuyện tưởng tượng của một vị đạo sĩ khi viết quyển Tây Du Ký. Không có chuyện PHẬT TỔ và PHẬT DÂN _ Phật bình thường _ bao giờ !

Tư tưởng có một vị Phật nào đó là VUA CÁC VỊ PHẬT là tư tưởng VÔ CÙNG NGỐC !

Xin đừng đem tro trấu mà bôi lên tượng Phật.
 

Tịnh Nghiệp

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2012
Bài viết
59
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Tôi vốn không phải ai đó nên huynh đừng xin tôi với lại câu đó không liên quan đến Tây Phương Du Kí mong huynh đừng hiểu lầm.Nếu huynh có thể tiếp tục chỉ dạy thì tôi xin nghe

-----------------

Vậy theo huynh tại sao cùng 1 thể tánh cùng 1 đức năng thì tại sao Chư Phật quá khứ lại đợi Pháp Tạng Tỳ kheo phát đại nguyện thành tựu thế giới Tây Phương thù thắng kia mà không đồng thàng tựu cảnh giới thù thắng như vậy.Những kiến giải độc tôn giáo chủ cũng vì thế xuất hiện,có người chỉ cho rằng về Tây Phương thành Phật mới có thể chóng thành tựu còn các Phật Độ khác thì rất lâu.Huynh có thể "hoan hỉ" chỉ rõ phương tiện của chư Phật trong sự đó không.A Di Đà Phật
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Vậy theo huynh tại sao cùng 1 thể tánh cùng 1 đức năng thì tại sao Chư Phật quá khứ lại đợi Pháp Tạng Tỳ kheo phát đại nguyện thành tựu thế giới Tây Phương thù thắng kia mà không đồng thàng tựu cảnh giới thù thắng như vậy.
.........

Ngày trước bạn đăng ký nick Diệu Âm Bảo Tín, bây giờ nick Tịnh Nghiệp.
Như vậy nếu có ai hỏi "Tịnh Nghiệp giỏi hơn Bảo Tín hay Bảo Tín giỏi hơn Tịnh Nghiệp ?" thì người hỏi đó có tầm bậy hay không ?

........có người chỉ cho rằng về Tây Phương thành Phật mới có thể chóng thành tựu còn các Phật Độ khác thì rất lâu.Huynh có thể "hoan hỉ" chỉ rõ phương tiện của chư Phật trong sự đó không ?

Nhiều người tưởng rằng vãng sanhthành Phật cho nên họ nói rằng cầu sanh Tây Phương thì mau thành tựu (nguyện ước) . Thực ra từ lúc vãng sanh cho đến lúc sen nở có khi phải mất đến 12 tiểu kiếp tức là 12 x 16.888.000 = 201.600.000 năm. Lúc sen nở ra hành giả, thì hành giả đủ tướng Đại Trượng Phu liền chứng ngộ Vô Sanh (tương đương quả vị Tu Đà Hoàn).

Sau một thời gian tu học lâu dài hành giả lần lượt tiến lên từng quả vị (khoảng chục tiểu kiếp nữa), đến lúc thực chứng nhập Bản Thể Tâm (tương đương quả vị A La Hán), hành giả được dạy Phát Bồ Đề Tâm, sau khi Phát Bồ đề Tâm, hành giả được khuyên đi khắp các quốc độ "hầm hố gò nổng" như cõi Ta Bà để lập công bồi đức (cũng giống như sinh viên trường Y sau giai đoạn học lý thuyết thì phải chia nhau đi các bệnh viện để thực tập trong vài năm vậy).

Trong khi đó nếu có một hành giả khác cùng căn cơ với vị đã vãng sanh (nói trên) mà tinh tấn tu hành với Phật Thích Ca thì chỉ trong một kiếp (nghĩa là chỉ trong vòng vài chục năm) đã đắc quả A La Hán rồi.

Như thế nếu xét về chuyện mau hay chậm, thì chúng ta tu ở cõi Ta Bà này mau thành tựu đạo quả hơn là ở cõi sung sướng Tây Phương Cực Lạc (mau hơn cả vạn, triệu lần).

Bạn thử nghĩ xem "một cái áo lấm lem, chúng ta thoa xà bông (tẫm hóa chất) rồi dùng bàn chải chà xát thật mạnh, rồi nhồi, vò, có khi phải dùng chân đạp nữa, rối vắt, rồi xả (3 lần xả nước sạch). Dù giặt tay hay giặt máy cũng chỉ trong vòng 1 giờ là nó "sạch bong".
Cái áo khác cũng dơ tương tự, nhưng chúng ta không làm "nó đau", chúng ta máng lên sào dây kẽm, chúng ta để phơi mưa phơi nắng, một năm sau liệu áo đã sạch hay chưa ?

Về Cực Lạc giống như cái áo "sợ đau" thì làm sao mà mau sạch cho được !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Tịnh-Nghiệp kính!
Thưa Tiền-Bối! bất luận là ai viết bài nầy, nếu nhận thấy vô lý thì bổn phận của người con Phật là phải làm sáng tỏ vấn đề, nhất là vấn đề thế giới Tây Phương Cực Lạc là nơi mà đa số Phật Tử đang nương tựa , trong đó có bangtam. Cho nên vì lợi ích chung, vì đại nguyện của Phật, vì lợi ích cho trí tuệ của mình, bangtam xin được góp ý với vài đoạn sau đây:
Pháp sư Khả Cứu đời Tống. Sư thường niệm kinh Pháp Hoa cầu sanh Tịnh Độ. Trong chương Tam Bối Vãng Sanh của kinh Vô Lượng Thọ, đoạn thứ tư có nói: Hễ ai tu học hết thảy pháp Đại Thừa, hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ thì A Di Đà Phật cũng đến tiếp dẫn giống hệt [như người chuyên tu Tịnh Độ]. Đủ thấy pháp môn này bao dung hết sức rộng lớn. Pháp sư Khả Cứu ngồi vãng sanh, mất đã ba ngày, sống lại, bảo các đồng tu: “Tôi đã đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, trông thấy tình hình hoàn toàn giống như kinh đã dạy”.
Thưa Tiền-Bối! Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni đã dạy: "Từ đây qua Tây-Phương Cực-Lạc phải cách 10 muôn ức cõi Phật". Thì việc pháp sư Khả-Cứu nói là đã đến TPCL, rồi trở về lại trái đất là không thể tin được. Tiền-Bối có đồng ý với bangtam không? Ngài Mục-Kiện-Liên mà còn không thể tự đến được, các bậc A-La-Hán cũng không thể tự đến thế giới đó được, nếu không nhờ nương oai lực Phật. Còn nếu các vị A-La-Hán , hay như ngài Khả-Cứu tự thân đến được thì phải biết các vị đó đã thành Phật rồi vậy!.
Ngài lại nói những ai tu Tịnh Độ trong cõi đời, hoa sen trong ao bảy báu ở Tây Phương đều có ghi tên. Người Thượng Phẩm vãng sanh là lão hòa thượng của Quảng Giáo Viện tại Thần Châu. Khi ấy, lão hòa thượng còn chưa vãng sanh. Ngoài ra, còn có Tôn Thập Nhị Lang ở Minh Châu và chính sư Khả Cứu đều là đài vàng. Kém hơn là đài bạc, người chứng được đài bạc là Từ đạo cô. Pháp sư Khả Cứu thuật tình hình đã thấy cho mọi người nghe rồi lại vãng sanh. Sau này, Tôn Thập Nhị Lang lâm chung, nhạc trời vang rền hư không; khi Từ đạo cô lâm chung, có mùi hương lạ ngập thất không tan.
Thưa Tiền-Bối! chuyện ghi tên trên hoa sen trong ao báu quả thật là không thể có xảy ra,
1- vì dù ở Hạ-Phẩm, nhưng tất cả nhơn-thiên sau thời gian thai sen đã nở thì thân tướng vi-diệu, tất cả những thứ cần dùng có liền theo ý muốn, đến khi hết cần thì tự mất, diệu dụng đầy đủ, thì làm gì có chuyện ghi tên, làm dấu?
2- Ngoại trừ Đức-Phật A-Di-Đà, không có ai có thể phán trước là người nầy, người kia được vãng sanh và ở phẩm vị nào. Kính xin Tiền-Bối suy nghĩ lại việc nầy. Còn việc lâm-chung mà có mùi hương thơm hay nhạc trời thì phải được kiểm chứng lại, vì đó chưa chắc là đã vãng sanh!
Pháp sư Hoài Ngọc, khi lâm chung, thấy A Di Đà Phật cầm đài bạc đến đón, Sư nghĩ ta bình sinh công phu rất đắc lực, cớ sao chỉ được đài bạc, tợ hồ chẳng cam lòng. Ý niệm vừa khởi, chẳng thấy A Di Đà Phật nữa. Sư lại dốc hết tánh mạng niệm Phật bảy ngày bảy đêm không ngớt, A Di Đà Phật lại hiện, cầm đài vàng tiếp dẫn.
Kính tiền-bối! Đáng lẽ bậc vãng sanh Thượng phẩm là không còn tâm hơn, thua cao, thấp thì mới đúng, lời văn trên rõ ràng phiền-não quá nhiều thì làm sao hợp với đại nguyện của Đức Phật để vào hàng Thượng-phẩm? Đó là chỉ mới nói đến cá nhân, chớ đừng nói đến pháp sư vì có ý niệm độ sanh xa vời làm chi. Vì trong tâm có tạp niệm phân biệt cao, thấp thì quyết định không thể thanh-tịnh, mà tâm không thanh-tịnh thì cũng không thể được thượng-phẩm thượng-sanh như pháp sư Khả-Cứu nói. Tiền-bối có đồng ý không?.

Trong thế gian, người tu pháp môn Tịnh Độ chân tâm niệm Phật cầu vãng sanh, hoa sen của người ấy bèn sáng ngời, rực rỡ chóa mắt. Nếu giải đãi, biếng nhác, hoa liền khô héo. Đổi dạ chuyển sang tu pháp môn khác, hoa liền chết khô. Hết thảy sự vật trong Tây Phương đều chẳng sanh diệt, chỉ có hoa sen trong ao bảy báu là có sanh, có diệt. Sự tươi, khô, sanh, diệt ấy do hành nhân cảm thành, chứ không liên quan gì tới A Di Đà Phật.
Thưa Tiền-bối! Điều kiện vãng-sanh Tây-Phương Cực-Lạc cho hàng hạ-phẩm là: Tin sâu, nguyện thiết. Pháp sư Khả-Cứu bảo rằng nơi Tây- Phương Cực-Lạc có tướng hoa sen héo tàn thì đồng với nghĩa pháp sư chưa tin-sâu về 48 lời đại nguyện của Đức Phật rồi. Thế giới TPCL do oai lực không thể nghĩ bàn của Đức Phật mà có sự tàn rụi khô héo sao? Mà nếu có tướng tàn rụi khô héo thì là cảnh của Ma, chớ quyết định không phải cảnh Cực-Lạc!
Khi niệm Phật, tâm tánh năng niệm chẳng thể nghĩ bàn, nhưng phải dùng chân tâm, đừng dùng vọng tâm. Niệm Phật bằng chân tâm thì xử thế đãi người tiếp vật cũng phải dùng chân tâm. Niệm niệm cầu sanh về Tịnh Độ, khi còn sống trên đời thì hết thảy thuận theo tự nhiên, chớ nên cưỡng cầu. Một câu Phật hiệu đầy đủ viên mãn Tam Học, Tam Huệ, và ba món tư lương, mà cũng đầy đủ viên mãn vô lượng hạnh môn, nhất tâm chấp trì sẽ có thể viên siêu, viên đốn.
Thưa ! nếu như Pháp sư Khả-Cứu dùng chữ " Niệm Phật bằng tâm Chân-Thật" thì sẽ xát nghĩa hơn.
Thưa Tiền-Bối! Kính xin bỏ qua cho những gì mà Tiền-Bối cảm thấy không vui trong cách trình bày quá thô kệch của bangtam.
Kính chúc Tiền-Bối nhiều sức khoẻ.

Kính
bangtam
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Nhiều người tưởng rằng vãng sanhthành Phật cho nên họ nói rằng cầu sanh Tây Phương thì mau thành tựu (nguyện ước) . Thực ra từ lúc vãng sanh cho đến lúc sen nở có khi phải mất đến 12 tiểu kiếp tức là 12 x 16.888.000 = 201.600.000 năm. Lúc sen nở ra hành giả, thì hành giả đủ tướng Đại Trượng Phu liền chứng ngộ Vô Sanh (tương đương quả vị Tu Đà Hoàn).
Chỉ có người học kinh như Đạo hữu thì biết sâu Vãng sanh tức không phải nghĩa thành Phật. Và 12 tiểu kiếp tức...201.6000.000 năm...
Cầu Pháp 1: "Đạo hữu cho biết thế nào mới là tương đương quả vị Tu Đà Hoàn?"
[BUBBLE]
Vì quả vị Tu Đà Hoàn là Dự lưu quả là quả vị đầu tiên trong Bốn Thánh quả thuộc Thanh Văn.
Thất lai quả là vị Thánh đạt tới quả vị nầy, tâm thức còn có khả năng biểu hiện chất liệu sinh tử bảy lần ở trong Dục giới.Thánh quả Thanh Văn,Trong mắt Kim Cang Bát-nhã</SPAN>
</SPAN>[/BUBBLE]

Sau một thời gian tu học lâu dài hành giả lần lượt tiến lên từng quả vị (khoảng chục tiểu kiếp nữa), đến lúc thực chứng nhập Bản Thể Tâm (tương đương quả vị A La Hán), hành giả được dạy Phát Bồ Đề Tâm, sau khi Phát Bồ đề Tâm, hành giả được khuyên đi khắp các quốc độ "hầm hố gò nổng" như cõi Ta Bà để lập công bồi đức (cũng giống như sinh viên trường Y sau giai đoạn học lý thuyết thì phải chia nhau đi các bệnh viện để thực tập trong vài năm vậy).

Trong khi đó nếu có một hành giả khác cùng căn cơ với vị đã vãng sanh (nói trên) mà tinh tấn tu hành với Phật Thích Ca thì chỉ trong một kiếp (nghĩa là chỉ trong vòng vài chục năm) đã đắc quả A La Hán rồi.

Như thế nếu xét về chuyện mau hay chậm, thì chúng ta tu ở cõi Ta Bà này mau thành tựu đạo quả hơn là ở cõi sung sướng Tây Phương Cực Lạc (mau hơn cả vạn, triệu lần).
Cầu Pháp, không biện luận cũng không tán thành. Vì sở học cũng tùy vào căn cơ. Đối với người không được quí Thầy giảng Pháp hay học trực tiếp trong kinh điển giáo lý thì họ chỉ biết cái hiện tại, bằng mắt thấy, tai nghe. Nếu Đạo hữu cho lời nói phản biện thiếu ý thức, thì xin lỗi vậy.
Thực tế, Cõi Tịnh Độ chỉ hiểu theo thể tánh, hay trong kinh mà nói. Còn cõi Ta bà là có thật, Vì ta đang sống ở cõi này. Điều đó ta lấy sự tướng mà đem so sánh về thể tánh của cõi Tịnh Độ. Thiết nghĩ không mấy hợp với logic...


Cầu Pháp 2 " Nếu ở nước châu Á, tỷ lệ người nghèo nhiều hơn Châu mỹ" Giữa hai nước này Đạo hữu khuyên Cầu Pháp thì phải chọn nước nào trước?

Bạn thử nghĩ xem "một cái áo lấm lem, chúng ta thoa xà bông (tẫm hóa chất) rồi dùng bàn chải chà xát thật mạnh, rồi nhồi, vò, có khi phải dùng chân đạp nữa, rối vắt, rồi xả (3 lần xả nước sạch). Dù giặt tay hay giặt máy cũng chỉ trong vòng 1 giờ là nó "sạch bong".
Cái áo khác cũng dơ tương tự, nhưng chúng ta không làm "nó đau", chúng ta máng lên sào dây kẽm, chúng ta để phơi mưa phơi nắng, một năm sau liệu áo đã sạch hay chưa ?

Về Cực Lạc giống như cái áo "sợ đau" thì làm sao mà mau sạch cho được !

Đạo hữu ví dụ, thì Cầu Pháp cũng ví dụ về hai châu khác nhau.

Người không có tiền để mua sắm máy giặt, có giặt thì chỉ giặt bằng tay, thiếu chắc lượng (Đại ý: Người nghiệp dầy, phước mỏng.)
Còn người có tiền thì có đủ tiện nghi. Chỉ bỏ chút tiền là quần áo sạch ngay. (Đại ý: Người nghiệp it, phước nhiều.)

Cầu Pháp 3: "Giữa người giặt bằng tay, và bằng máy thì cái áo nào sạch hơn ? "
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Thưa Tiền-Bối! Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni đã dạy: "Từ đây qua Tây-Phương Cực-Lạc phải cách 10 muôn ức cõi Phật". Thì việc pháp sư Khả-Cứu nói là đã đến TPCL, rồi trở về lại trái đất là không thể tin được. Tiền-Bối có đồng ý với bangtam không? Ngài Mục-Kiện-Liên mà còn không thể tự đến được, các bậc A-La-Hán cũng không thể tự đến thế giới đó được, nếu không nhờ nương oai lực Phật. Còn nếu các vị A-La-Hán , hay như ngài Khả-Cứu tự thân đến được thì phải biết các vị đó đã thành Phật rồi vậy!.
Kính gởi Điều hành viên Băng Tâm Tiền-bối,
Cầu Pháp xin được chia sẽ với Tiền-bối, chớ không cố ý làm loảng bài của Tiền-bối chia sẽ với Pháp sư Khả-Cứu.

Cầu Pháp có học qua 48 Đại Nguyện Phật A Di Đà, trong đó có nguyện thứ 18

[BUBBLE]
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, (trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp), thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
[/BUBBLE]
Cầu Pháp 4: "Nếu Hành giả nhẫn đến 10 niệm, không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác..." Như thế, Hành giả Niệm Phật nhờ vào tự lực và tha lực Phật có thể đến được cõi Tây Phương Cực Lạc trong một niệm...Thì việc đến được cũng có thể trở lại được, hì hì...?
 

Tịnh Nghiệp

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2012
Bài viết
59
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Thôi được rồi.Bảo Tín cắn rơm cắn cỏ xin chư vị hoan hỉ không đàm luận thêm nữa,đây là sơ suất của Bảo Tín không liên quan đến các vị Pháp Sư mong chư vị không đem danh xưng các ngài ra để bàn luận.Bảo Tín xin nhận lỗi về phần mình xin chư vị hoan hỉ bỏ qua không tranh luận hơn thua nữa kẻo mất tình bằng hữu.Chuyện gì rồi để về Tây Phương hỏi Phật,bây giờ tất cả suy luận của chúng ta đều là của tự ngã phát sanh,do nghiệp lực đưa đẩy,chưa gì chắc thật là đúng ý Phật.Vậy nên tôi hy vọng chúng ta chấm dứt cuộc tranh luận ở đây.Băng Tâm có thể xoá bài viết này đi cũng được,tôi nghĩ tình đồng đạo rất quan trọng không nên để 1 chút bất đồng mà sanh chia rẽ.A Di Đà Phật
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên