hoatihon

Viên ngọc trong chéo áo

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính Thầy lele !
Con là hoatihon, đây là lần đầu tiên sau nhiều năm tham gia diễn đàn, con xin thưa chuyện cùng thầy.
Kính thầy, con đã được đọc bài của thầy đăng (do CHUNG CHIẾN viết) :
http://www.diendanphatphap.com/dien...676-Viên-ngọc-trong-chéo-áo&p=74883#post74883

Kính thầy !
Chắc thầy dư biết "viên ngọc trong chéo áo" là một câu chuyện ngụ ngôn trong kho tàng Phật pháp, nó đồng nghĩa với chuyện "viên minh châu trên búi tóc". Viên ngọc hay viên minh châu ám chỉ Phật tánh có sẵn nơi chúng ta.
Ngày xưa sau khi thành đạo, đức Phật đã thốt lên rằng :"Lạ lùng thay ! Tất cả chúng sinh đều có ĐỨC TƯỚNG & TRÍ TUỆ của Như Lai !"
Cái "ĐỨC TƯỚNG & TRÍ TUỆ của Như Lai" đó đã được ẫn dụ là viên ngọc, nếu phát hiện ra thì chúng ta sẽ không còn là "kẻ cùng đinh" nữa mà chúng ta sẽ bình đẳng với chư Phật mười phương.
Đây là điều tuyệt vời nhất của đạo Phật mà không một tôn giáo nào trên thế gian này có phát biểu tương tự.
CHUNG CHIẾN là ai ? Là một người không hiểu Phật pháp, đã vô tình hạ thấp giá trị của chuyện ngụ ngôn trên thành giáo lý của kẻ phàm phu (Phàm phu là không vượt ra khỏi cảnh Trời và Người).
Nếu chúng ta đăng bài viết của CHUNG CHIẾN tức là chúng ta đã tiếp tay "kéo tuột" Phật giáo xuống ngang tầm với ngoại đạo.
Ý kiến của con là thế, kính xin thầy nghĩ lại xem.
Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Tham gia
19/10/06
Bài viết
1,365
Điểm tương tác
76
Điểm
48
Thứ nhất: Chung Chiến tham khảo Hai Phẩm trong Kinh Pháp Hoa để viết bài này:
- Phẩm 4: Tín giải- Kinh Pháp Hoa.
http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Kinh/DieuPhapLienHoa/Html/14.htm.

- phẩm Ngũ Bá Đệ tử Thọ ký, Thọ học vô học nhơn ký:
www.thuong-chieu.org

Trong khi Hoatihon lại dùng viên minh châu trong búi tóc ở phẩm An lạc hạnh thứ 14: www.thuong-chieu.org

Thứ hai: Lee không phải là thầy

Thứ ba: xin lỗi vì đã đăng bài khiến Hoatihon bị "Phá kiến". thành thật sorry
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính sư huynh lele !

Hoatihon thấy anh viết bài cũng hay lắm, sao anh không tự viết mà lại đi copy bài của CHUNG CHIẾN ?
Anh cũng thấy rõ rồi đó, C/C viết như vầy :
......
....
Viên ngọc đó là gì, mỗi chúng ta đều có và giấu kín trong chéo áo mà không biết nhận ra. Chúng ta có một viên ngọc quý giá là sự thương yêu, tinh thần trách nhiệm và cái lề lối sống để có hạnh phúc.
.....
....
CHUNG CHIẾN

Giải thích ẫn dụ trong Kinh Pháp Hoa như vầy là "tầm thường hóa đạo Phật", đúng không anh ?
Phải giải thích như thế này mới đúng :

lele đã viết:
.....
.........

* Thí dụ 7: Hạt châu trong áo, phẩm Ngũ Bá đệ tử thọ ký thứ 8
........
Ví dụ hạt châu trong áo cũng nhằm nói đến mục tiêu của Đức Phật hiện hữu trên cuộc đời này để khai mở cho chúng ta thấy Phật tánh tiềm ẩn trong tất cả mọi người. Ai cũng có bản tâm sáng suốt, nếu biết cách sử dụng, phát huy trí tuệ và đức hạnh cũng sẽ thành tựu quả vị Toàn giác như Đức Phật.
.......
....​
Kính cám ơn anh đã hiểu sự sai trái của C/C
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Tham gia
19/10/06
Bài viết
1,365
Điểm tương tác
76
Điểm
48
Xin nhắc lại:
Thứ nhất: Chung Chiến tham khảo Hai Phẩm trong Kinh Pháp Hoa để viết bài này:
- Phẩm 4: Tín giải- Kinh Pháp Hoa.
http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Kinh/DieuPhapLienHoa/Html/14.htm.
- phẩm Ngũ Bá Đệ tử Thọ ký, Thọ học vô học nhơn ký:
www.thuong-chieu.org

Trong khi Hoatihon lại dùng viên minh châu trong búi tóc ở phẩm An lạc hạnh thứ 14: www.thuong-chieu.org

thứ hai: lee không biết viết chỉ biết đọc, hiểu. Do vậy, nên chưa viết bài nào cả.

thứ ba: hoa nên đọc thêm bài giảng này của thầy Nhất Hạnh: http://www.thuvien-thichnhathanh.or...phng-ngoi-kinh-phap-hoa/824-sntpn-01?start=11

Khi thuyết pháp, tôi thường nối liền hai thí dụ Cùng tử và Bảo châu trong áo lại với nhau.

Tôi nói: Thí dụ như một người cha có một đứa con và người cha không thể nào giúp con được vì người con không có trách nhiệm.
Cuối cùng người cha tìm được một phương pháp là may vào áo của con một viên ngọc quí.
Sau này, trải qua bao nhiêu gian khổ, người con tự khám phá ra được viên ngọc quí ở trong chéo áo của mình, đem ra dùng và trở nên một người giàu có.
Như vậy người con đã tiếp nhận được gia tài của cha, và đồng thời thấu hiểu được tình thương của bậc từ phụ.


Thứ tư: xin lỗi vì đã đăng bài khiến Hoatihon bị "Phá kiến". thành thật sorry



 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Tham gia
19/10/06
Bài viết
1,365
Điểm tương tác
76
Điểm
48
ngọc trong chéo áo
Phẩm Thứ Tám: Ngũ bách đệ tử thọ ký



Hôm nay chúng ta đi sang phẩm thứ tám, Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ ký, tức là phẩm nói về việc thọ ký cho 500 vị đệ tử.


Phẩm này cũng có một thí dụ thật hay, gọi là Bảo châu trong áo, tức là viên ngọc được kết trong áo. Trong phẩm này thầy Phú Lâu Na được thọ ký trước tiên. Phú-Lâu-Na Di-Đa-La-Ni-Tử, Pũrna MaitrẠyaẾỉputia, mình dịch là Mãn-Từ-Tử. Thầy nổi tiếng là một người thuyết pháp hay.


Lúc đó thầy Phú Lâu Na có mặt trong đại chúng. Bụt nhìn thầy và mở lời thọ ký cho thầy. Theo Bụt dạy, thầy Phú Lâu Na sẽ thành Bụt, hiệu là Pháp Minh, và ở trong cõi tịnh độ của Bụt Pháp Minh, thức ăn được dọn ra mỗi ngày có hai món, thứ nhất là Pháp hỷ thực, và thứ hai là Thiền duyệt thực. Trang 260, đoạn thứ ba: Nhân dân nước đó thường dùng hai loại thức ăn, một là Pháp-hỷ thực, hai là Thiền duyệt thực. Pháp hỷ tức là niềm vui được nghe pháp, được học Phật Pháp. Được nghe pháp thoại, được dự pháp đàm, được viết những bài tiểu luận về pháp, đó là một niềm vui và đó cũng là thức ăn của mình. Vì vậy khi tôi nói quý vị nạp bài cho tôi, thì quý vị phải biết rằng thầy mình đang cho mình ăn một món rất ngon, mình sẽ được Pháp hỷ thực, mà đừng nghĩ rằng mình phải lao động cực khổ. Pháp hỷ thực thuộc về phương diện học hỏi, còn thiền duyệt thực thuộc về phương diện hành trì. Cố nhiên khi nghe pháp, mình cũng có thực tập thiền duyệt, tại vì nếu nghe ở trong sự vắng lặng, nghe với định tâm, thì trong khi ăn món ăn Pháp hỷ, mình cũng có ăn món gọi là thiền duyệt. Thiền duyệt tức là lấy cái vui của sự thiền tập để làm thức ăn. Hỷ cũng là vui mà duyệt cũng có nghĩa là vui. Trong bài kệ cúng dường buổi trưa có cả hai danh từ này:


Nhược phạn thực thời,
Đương nguyện chúng sanh,
Thiền duyệt vi thực,
Pháp hỷ sung mãn.


Bài kệ có nghĩa là khi dùng cơm ta nguyện cho tất cả chúng sanh lấy cái niềm vui của thiền tập làm thức ăn, và cái niềm vui học pháp được tràn đầy. Ngày nào, chú tiểu nào cũng tụng bài kệ ấy trong giờ cơm trưa.


Hai danh từ Pháp hỷ và Thiền duyệt trong bài kệ này được lấy từ Kinh Pháp Hoa.


Sau khi Bụt đã thọ ký cho thầy Phú Lâu Na thì có 1200 vị A La Hán trong đại chúng nghĩ rằng: giờ đây thầy Phú Lâu Na đã được thọ ký; nếu đức Thế Tôn thọ ký luôn cho các vị đệ tử khác như chúng ta thì chúng ta rất lấy làm sung sướng. Lúc bấy giờ Bụt gọi thầy Kiều Trần Như Câu-Đa-Na và thọ ký cho thầy. Thầy Kiều Trần Như (KauẾẮinya) là đại diện cho những vị đệ tử lớn, tại vì thầy là một trong năm người đã từng tu khổ hạnh với Thái tử Tất Đạt Đa, và khi thấy Thái tử ăn cơm và uống sữa trở lại thì năm người này mất niềm tin, và bỏ đi chỗ khác. Sau khi Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo thì Ngài đi tìm năm người bạn tu cũ để độ cho họ, và Kiều Trần Như Câu-Đa-Na là người anh cả trong năm người đó. Họ là năm người đệ tử được nghe Bụt thuyết pháp lần đầu tiên về đề tài Tứ Diệu Đế (ỌryasatyẠni), tại vườn Lộc Uyển, và họ là những thành phần đầu tiên trong giáo đoàn của Bụt. Sau khi thọ ký cho thầy Kiều Trần Như, Bụt mới gọi 500 vị A La Hán, trong đó có thầy UruvelvẠ KẠsyapa và những vị La Hán khác mà ta đã thấy tên trong nhiều kinh khác như Kinh A Di Đà, và thọ ký cho họ. Sau khi thầy Kiều Trần Như và 500 vị A La Hán được thọ ký rồi, họ sung sướng lắm, vui mừng hớn hở đứng dậy và lạy tạ Bụt, rồi họ trình lên Bụt một thí dụ, gọi là thí dụ bảo châu trong áo.


Trong thí dụ này, có một người đến chơi nhà bạn, uống rượu say rồi lăn ra ngủ li bì. Lúc đó người chủ nhà, vì có việc quan khẩn cấp, phải đi xa một thời gian. Vì thương bạn, người chủ nhà lấy nhiều viên ngọc rất quí giá cột vào chéo áo của bạn, rồi may kỹ lại trước khi lên đường. Sau khi tỉnh rượu, người đó thấy bạn mình đã đi rồi, nên bỏ ra về. Vì sinh kế, anh ta di chuyển sang một nước khác, nhưng công việc làm ăn gặp khó khăn, nên anh ta sống một cuộc đời rất cực khổ, nghèo hèn. Mười lăm năm sau, anh ta vẫn mang cái áo rách cũ và tình cờ gặp lại người bạn thân năm trước. Người bạn hỏi: "Tại sao anh lại nghèo khổ đến thế này? Mười mấy năm trước, lúc chia tay tôi có may vào trong chéo áo của anh bao nhiêu viên ngọc quí, tại sao anh lại ra nông nỗi này?" Nói xong anh vạch áo của bạn ra và nói: "Những bảo châu vô giá chúng vẫn còn đây, tại sao anh không biết lấy ra để làm ăn mà lại sống một đời sống bần cùng như thế?"


Thí dụ đó có ý nói rằng Bụt là một người bạn thân của tất cả chúng ta. Ngài đã may vào trong chéo áo chúng ta rất nhiều viên bảo châu mà chúng ta không biết, chúng ta cứ tiếp tục sống một cuộc đời cùng khổ. Nay là lúc chúng ta phải phát hiện những viên bảo châu mà Bụt đã để vào trong chéo áo của ta, để ta có thể bắt đầu sống đời sống của những người giàu có, hạnh phúc.


Khi thuyết pháp, tôi thường nối liền hai thí dụ Cùng tử và Bảo châu trong áo lại với nhau. Tôi nói: Thí dụ như một người cha có một đứa con và người cha không thể nào giúp con được vì người con không có trách nhiệm. Cuối cùng người cha tìm được một phương pháp là may vào áo của con một viên ngọc quí. Sau này, trải qua bao nhiêu gian khổ, người con tự khám phá ra được viên ngọc quí ở trong chéo áo của mình, đem ra dùng và trở nên một người giàu có. Như vậy người con đã tiếp nhận được gia tài của cha, và đồng thời thấu hiểu được tình thương của bậc từ phụ.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Anh lele thương mến !
Bài trên anh chép lại của ai mà không có link hay là tên tác giả vậy ?
Kẻo không thôi Giảng sư kiện diễn đàn chúng ta về tội "Đạo văn" đó !
Cám ơn anh đã đã chịu khó sưu tầm.

À quên, nếu ở trên đầu bài ghi là Phẩm Thứ Tám: Ngũ bách đệ tử thọ ký" thì nội dung phải là nguyên văn trong Kinh Pháp Hoa, còn trình bày như vầy, các Phật tử mới sẽ hiểu lầm "Kinh Phật gì mà "si-cà-cùn" thế này !
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/10/06
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Lele kỹ quá nhỉ? Đã để đường dẫn bài giảng, lại còn dẫn lại nguyên văn. Sự cẩn thận Không cần thiết.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên