- Tham gia
- 19/4/18
- Bài viết
- 783
- Điểm tương tác
- 212
- Điểm
- 43
Thiên Không (TK) không có niệm chú, bắt ấn gì khi ngồi thiền cả, cứ để tay thoải mái. TK thường có 2 oai nghi (tư thế) thiền là nằm và ngồi. Tư thế khó nhất là Nằm vì dễ rơi vào giấc ngủ sâu.
1. Ngồi thẳng lưng, có thể dựa lưng nếu thấy ngồi chưa vững, ngồi có điểm tựa để tránh bị tình trạng rung lắc người khi nhắm mắt thiền định. TK không có tu theo cách thiền mở mắt mà là nhắm mắt, tuy khó ở lúc ban đầu là dễ buồn ngủ nhưng được ưu điểm là sau này dễ thấy đề mục hơn là mở mắt.
2. Hít thở tự nhiên, không cố hít sâu cũng không cố hít ngắn, không cần để ý như trong kinh dạy là để ý đoạn đầu, giữa, cuối của hơi thở - đây chỉ dùng khi bạn đã có định lực trong thiền, người mới tập sẽ dễ loạn tâm khi phải chú ý nhiều đề mục như vậy.
Hít thở bình thường, mắt nhắm hẳn lại, đặt sự chú ý về phía trước mặt, để ý cảm giác chú ý vào ở khu vực vùng mũi (trước mũi, trong mũi... đều được). Lưu ý cảm giác hay biết của mình ở vùng nào mà hơi thở ra vào dễ cảm nhận nhất, nơi đó gọi là Điểm xúc chạm.
Khi bạn chưa thông thạo đề mục Hơi thở thì có thể đếm từ 1-9 rồi quay lại đếm 1-9 cho tới khi nào tâm chú ý của bạn không bị ngoại cảnh chi phối, không bị những suy nghĩ trong tâm thức quấy rối (vọng tưởng) thì lúc bấy giờ có thể không đếm số nữa mà chỉ chú ý vào hơi thở ra-vào ở vùng mũi nào mà bạn cảm thấy dễ cảm nhận nhất, TK gọi là Điểm xúc chạm.
Trường hợp của TK thì không có đếm số mà chỉ chú ý chỗ Điểm xúc chạm thôi, Điểm xúc chạm của TK ở dưới mũi, khoảng nhân trung; TK hướng tâm chú ý đặt trước mặt. Nói một ví dụ cho trường hợp này là khi chạy xe ngoài đường, bạn biết rõ tay cầm tay lái, tâm chú ý theo mắt hướng về phía trước, nhưng cảm giác vẫn biết rõ tay cầm lái mà không phải cứ ngó xuống coi mình cầm tay lái ra sao. Người hành thiền cũng như vậy, mắt nhắm nhưng tâm chú ý hướng ra trước mặt, cảm giác ghi nhận hơi thở trước mũi.
3. Chỉ để ý hơi thở ra vào mà không cố gắng điều chỉnh hơi thở của mình, cứ hít thở bình thường thôi, dần dần hơi thở sẽ trở nên êm dịu hoặc có người sẽ có cảm giác mất hơi thở luôn, nhưng cứ yên tâm để ý ở Điểm xúc chạm sẽ thấy lại hơi thở. Đấy là hơi thở thô trở thành hơi thở vi tế.
4. Khi chú ý vào Hơi thở tới mức vi tế, bạn sẽ dần thấy phía trước mắt sẽ chuyển đổi từ bóng tối ra ánh sáng trắng mờ mờ, rồi dần dần sáng hơn nữa cho tới khi bạn thấy một không gian ánh sáng trắng bao phủ quanh bạn. Tâm chú ý của bạn lúc bấy giờ ít bị ngoại cảnh và nội cảnh (vọng tưởng) ảnh hưởng. Đó là ý nghĩa của 2 chi thiền Tầm và Tứ. Tầm là hướng tới đề mục, Tứ là giữ chặt đề mục. Từ khi chi Tứ xuất hiện bạn sẽ tỉnh táo rất nhiều, không bị buồn ngủ nữa, và từ đấy Ánh sáng xuất hiện do sức chú ý của bạn đã khá mạnh, điều này chứng tỏ tâm bạn đã dần ổn định và chi Hỷ (niềm vui) sẽ xuất hiện trong tâm của bạn, bạn đã tiến bộ rất nhiều trong tu tập. Khi chi Hỷ xuất hiện bạn sẽ có 5 loại Hỷ (tuỳ người có đủ cả 5 hoặc chỉ có 1):
- Khinh hỷ: Lúc bắt đầu hành thiền, sau khi các chướng ngại bị tạm thời khắc chế trong một thời gian, thiền sinh cảm thấy lành lạnh, rờn rợn, đê mê, đôi khi nổi da gà. Ðó là giai đoạn đầu tiên của cảm giác hỉ lạc, gọi là khinh hỷ, hay tiểu hỷ.
- Sát na hỷ: Hỉ đến một cách chớp nhoáng như tia chớp. Sát na hỷ có cường độ mạnh hơn loại hỷ đầu tiên.
- Hải triều hỷ: Thiền sinh cảm thấy như mình đang ngồi trên bờ biển, thình lình sóng lớn dâng lên cuốn hút họ. Thiền sinh có hỷ này cảm thấy như mình bị cuốn trôi khỏi mặt đất, tim đập thình thịch, cả thân và tâm bị tràn ngập. Lúc ấy, thiền sinh phân vân không biết chuyện gì xảy ra.
- Thượng thăng hỷ: Thiền sinh cảm thấy thân hình nhẹ nhõm như đang ngồi cách mặt đất vài thước. Thấy mình dường như đang trôi hay đang bay, chứ không phải đang đi trên mặt đất nữa.
- Sung mãn hỷ: Ðây là loại hỉ mạnh nhất, thấm nhuần toàn thân như nước tràn bờ. Thiền sinh cảm thấy một sự thoải mái kỳ diệu và chẳng muốn đứng dậy. Thật là thích thú khi tiếp tục ngồi bất động như thế.
Ba loại hỉ đầu tiên được gọi là "thiểu" hỷ (pamojja), hay là hỷ yếu ớt. Hai loại hỷ sau cùng thì mạnh mẽ.
trích đoạn về 5 loại Hỷ: www.trungtamhotong.org
5 loại hỷ này tuỳ căn tánh từng người mà có kinh nghiệm đậm nhạt khác nhau, không nhất thiết phải kinh nghiệm đủ cả 5 Hỷ.
5. Sau chi Hỷ này thì chi Lạc khởi lên, biểu hiện của chi Lạc này là làm cho bạn sẽ thấy toàn thân hết nhức mỏi, thân thể thoải mái vô cùng, tâm thì thấy an lành, mát mẻ. Khi đủ 4 chi thiền: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc thì bạn cũng ít bị dao động bởi cảnh xung quanh, mà tâm chú ý của bạn bấy giờ trở thành Nhất Tâm, và đấy có thể nói là bạn đã tới mức Cận định, hay còn gọi là Dục giới định, hay là Cận Sơ thiền.
Nếu bạn chết với trạng thái này sẽ cho quả tái sanh vào 2 cõi trời cao nhất của cõi Dục giới này là Hoá Lạc Thiên và Tha Hoá Tự Tại Thiên. Nếu bạn dừng ở mức này, hoặc người có căn tánh Vô Tham và Vô Sân (Nhị nhân) mà không có thêm nhân Vô Si trong tâm hộ kiếp (Tam nhân) thì chỉ tới mức Cận định này mà không thể tiến lên Sơ Thiền được, chỉ có người Tam nhân mới có thể chứng Sơ Thiền và các bậc thiền cao hơn.
Tuy nhiên hãy tu tập chuyên cần, hết tâm lực thì mới biết là Nhị nhân hay Tam nhân. Cho dù kiếp này là Nhị nhân nhưng sự tích cực tu thiền sẽ cho quả tái sanh vào các cõi trời cao, tại đó sẽ chuyển hoá Nhị nhân thành Tam nhân.
-- Điểm nhận dạng của Cận định là:
- Tâm chú ý đề mục rõ ràng, không u ám, không bị buồn ngủ phá vỡ.
- Ít bị dao động do ngoại cảnh và vọng tưởng thô thiển đã bị loại trừ, vọng tưởng vi tế thỉnh thoảng vẫn xuất hiện làm tâm chú ý chao động nhẹ.
- Đã thấy ánh sáng xuất hiện trong tâm, bạn sẽ thấy bạn ngồi trong một căn phòng ánh sáng trắng rộng lớn không có giới hạn (đây là kinh nghiệm của TK không cứ đúng cho mọi người). TK đã ở trong tình trạng này hơn 1 năm, sau này gặp Thiền sư Myanmar mới được dạy cách phát triển hình tướng đề mục. Ánh sáng này tuy trong sạch, sáng suốt nhưng tâm trí bạn vẫn chưa hoàn toàn an trú trong đó lâu được.
- Nếu bạn vội rời bỏ chú ý Hơi thở mà chú ý ánh sáng thì sẽ mất ánh sáng và bạn mất luôn tâm chú ý, vì ánh sáng là quả của tâm chú ý Hơi thở. Trường hợp tướng ánh sáng (Quang tướng) của Cận định là Quang tướng vẫn còn yếu đuối và quá rộng lớn nên chưa có sức mạnh thu hút tâm chú ý của bạn, tức là không có một địa điểm cụ thể để an trú được lâu dài.
- Âm thanh bên ngoài dù rất khẽ như tiếng động của chiếc lá mít khô rơi xuống đất cũng trở nên to lớn như tiếng bom nổ sát bên tai bạn, bạn có thể giật bắn người khi nghe những âm thanh nhỏ bé đó. Cận Định dễ bị âm thanh lớn, nhỏ phá vỡ.
- Những cảm xúc tình yêu, tình dục, sân hận, thèm khát, ham thích, nói chuyện phiếm, ăn nhiều, ngủ nhiều tạm thời không hiện diện trong tâm thức của bạn sau khi bạn xả thiền do oai lực của 4 chi thiền và yếu tố Nhất tâm đã hạn chế những tham dục thô thiển ấy phát sanh trong tâm của bạn. Tuy nhiên, thời gian bạn thoát khỏi những ảnh hưởng ấy rất ngắn, nếu bạn không tiếp tục tu thiền nữa thì khi oai lực của Cận định mất, bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng trở lại, lần này chúng mạnh hơn lần trước khi bạn ngồi thiền như lò xo bị nén thì bung ra rất mạnh.
- Khi bạn muốn thấy, muốn biết điều gì trong quá khứ hoặc tương lai gần chừng 1 tháng trở lại, thì bạn có thể hướng tâm về những điều ấy, và bạn sẽ tự biết trong tâm qua hình thức tư tưởng, còn gọi là Tưởng tri tức là sự hiểu biết của sự suy tưởng, năng lực của tâm sở Tưởng nên có đúng có sai, chứ không phải năng lực thần thông của người đã chứng và trú Tứ thiền chỉ có đúng không có sai, vì thần thông chính là tâm sở Trí trong thiền định. Tâm sở Tưởng ghi nhớ đề mục và so sánh đối chiếu với cái đã học đã biết nên có đúng có sai, còn tâm sở Trí thì thấy rõ biết rõ đúng theo bản chất của vấn đề nên không có sai lầm.
1. Ngồi thẳng lưng, có thể dựa lưng nếu thấy ngồi chưa vững, ngồi có điểm tựa để tránh bị tình trạng rung lắc người khi nhắm mắt thiền định. TK không có tu theo cách thiền mở mắt mà là nhắm mắt, tuy khó ở lúc ban đầu là dễ buồn ngủ nhưng được ưu điểm là sau này dễ thấy đề mục hơn là mở mắt.
2. Hít thở tự nhiên, không cố hít sâu cũng không cố hít ngắn, không cần để ý như trong kinh dạy là để ý đoạn đầu, giữa, cuối của hơi thở - đây chỉ dùng khi bạn đã có định lực trong thiền, người mới tập sẽ dễ loạn tâm khi phải chú ý nhiều đề mục như vậy.
Hít thở bình thường, mắt nhắm hẳn lại, đặt sự chú ý về phía trước mặt, để ý cảm giác chú ý vào ở khu vực vùng mũi (trước mũi, trong mũi... đều được). Lưu ý cảm giác hay biết của mình ở vùng nào mà hơi thở ra vào dễ cảm nhận nhất, nơi đó gọi là Điểm xúc chạm.
Khi bạn chưa thông thạo đề mục Hơi thở thì có thể đếm từ 1-9 rồi quay lại đếm 1-9 cho tới khi nào tâm chú ý của bạn không bị ngoại cảnh chi phối, không bị những suy nghĩ trong tâm thức quấy rối (vọng tưởng) thì lúc bấy giờ có thể không đếm số nữa mà chỉ chú ý vào hơi thở ra-vào ở vùng mũi nào mà bạn cảm thấy dễ cảm nhận nhất, TK gọi là Điểm xúc chạm.
Trường hợp của TK thì không có đếm số mà chỉ chú ý chỗ Điểm xúc chạm thôi, Điểm xúc chạm của TK ở dưới mũi, khoảng nhân trung; TK hướng tâm chú ý đặt trước mặt. Nói một ví dụ cho trường hợp này là khi chạy xe ngoài đường, bạn biết rõ tay cầm tay lái, tâm chú ý theo mắt hướng về phía trước, nhưng cảm giác vẫn biết rõ tay cầm lái mà không phải cứ ngó xuống coi mình cầm tay lái ra sao. Người hành thiền cũng như vậy, mắt nhắm nhưng tâm chú ý hướng ra trước mặt, cảm giác ghi nhận hơi thở trước mũi.
3. Chỉ để ý hơi thở ra vào mà không cố gắng điều chỉnh hơi thở của mình, cứ hít thở bình thường thôi, dần dần hơi thở sẽ trở nên êm dịu hoặc có người sẽ có cảm giác mất hơi thở luôn, nhưng cứ yên tâm để ý ở Điểm xúc chạm sẽ thấy lại hơi thở. Đấy là hơi thở thô trở thành hơi thở vi tế.
4. Khi chú ý vào Hơi thở tới mức vi tế, bạn sẽ dần thấy phía trước mắt sẽ chuyển đổi từ bóng tối ra ánh sáng trắng mờ mờ, rồi dần dần sáng hơn nữa cho tới khi bạn thấy một không gian ánh sáng trắng bao phủ quanh bạn. Tâm chú ý của bạn lúc bấy giờ ít bị ngoại cảnh và nội cảnh (vọng tưởng) ảnh hưởng. Đó là ý nghĩa của 2 chi thiền Tầm và Tứ. Tầm là hướng tới đề mục, Tứ là giữ chặt đề mục. Từ khi chi Tứ xuất hiện bạn sẽ tỉnh táo rất nhiều, không bị buồn ngủ nữa, và từ đấy Ánh sáng xuất hiện do sức chú ý của bạn đã khá mạnh, điều này chứng tỏ tâm bạn đã dần ổn định và chi Hỷ (niềm vui) sẽ xuất hiện trong tâm của bạn, bạn đã tiến bộ rất nhiều trong tu tập. Khi chi Hỷ xuất hiện bạn sẽ có 5 loại Hỷ (tuỳ người có đủ cả 5 hoặc chỉ có 1):
- Khinh hỷ: Lúc bắt đầu hành thiền, sau khi các chướng ngại bị tạm thời khắc chế trong một thời gian, thiền sinh cảm thấy lành lạnh, rờn rợn, đê mê, đôi khi nổi da gà. Ðó là giai đoạn đầu tiên của cảm giác hỉ lạc, gọi là khinh hỷ, hay tiểu hỷ.
- Sát na hỷ: Hỉ đến một cách chớp nhoáng như tia chớp. Sát na hỷ có cường độ mạnh hơn loại hỷ đầu tiên.
- Hải triều hỷ: Thiền sinh cảm thấy như mình đang ngồi trên bờ biển, thình lình sóng lớn dâng lên cuốn hút họ. Thiền sinh có hỷ này cảm thấy như mình bị cuốn trôi khỏi mặt đất, tim đập thình thịch, cả thân và tâm bị tràn ngập. Lúc ấy, thiền sinh phân vân không biết chuyện gì xảy ra.
- Thượng thăng hỷ: Thiền sinh cảm thấy thân hình nhẹ nhõm như đang ngồi cách mặt đất vài thước. Thấy mình dường như đang trôi hay đang bay, chứ không phải đang đi trên mặt đất nữa.
- Sung mãn hỷ: Ðây là loại hỉ mạnh nhất, thấm nhuần toàn thân như nước tràn bờ. Thiền sinh cảm thấy một sự thoải mái kỳ diệu và chẳng muốn đứng dậy. Thật là thích thú khi tiếp tục ngồi bất động như thế.
Ba loại hỉ đầu tiên được gọi là "thiểu" hỷ (pamojja), hay là hỷ yếu ớt. Hai loại hỷ sau cùng thì mạnh mẽ.
trích đoạn về 5 loại Hỷ: www.trungtamhotong.org
5 loại hỷ này tuỳ căn tánh từng người mà có kinh nghiệm đậm nhạt khác nhau, không nhất thiết phải kinh nghiệm đủ cả 5 Hỷ.
5. Sau chi Hỷ này thì chi Lạc khởi lên, biểu hiện của chi Lạc này là làm cho bạn sẽ thấy toàn thân hết nhức mỏi, thân thể thoải mái vô cùng, tâm thì thấy an lành, mát mẻ. Khi đủ 4 chi thiền: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc thì bạn cũng ít bị dao động bởi cảnh xung quanh, mà tâm chú ý của bạn bấy giờ trở thành Nhất Tâm, và đấy có thể nói là bạn đã tới mức Cận định, hay còn gọi là Dục giới định, hay là Cận Sơ thiền.
Nếu bạn chết với trạng thái này sẽ cho quả tái sanh vào 2 cõi trời cao nhất của cõi Dục giới này là Hoá Lạc Thiên và Tha Hoá Tự Tại Thiên. Nếu bạn dừng ở mức này, hoặc người có căn tánh Vô Tham và Vô Sân (Nhị nhân) mà không có thêm nhân Vô Si trong tâm hộ kiếp (Tam nhân) thì chỉ tới mức Cận định này mà không thể tiến lên Sơ Thiền được, chỉ có người Tam nhân mới có thể chứng Sơ Thiền và các bậc thiền cao hơn.
Tuy nhiên hãy tu tập chuyên cần, hết tâm lực thì mới biết là Nhị nhân hay Tam nhân. Cho dù kiếp này là Nhị nhân nhưng sự tích cực tu thiền sẽ cho quả tái sanh vào các cõi trời cao, tại đó sẽ chuyển hoá Nhị nhân thành Tam nhân.
-- Điểm nhận dạng của Cận định là:
- Tâm chú ý đề mục rõ ràng, không u ám, không bị buồn ngủ phá vỡ.
- Ít bị dao động do ngoại cảnh và vọng tưởng thô thiển đã bị loại trừ, vọng tưởng vi tế thỉnh thoảng vẫn xuất hiện làm tâm chú ý chao động nhẹ.
- Đã thấy ánh sáng xuất hiện trong tâm, bạn sẽ thấy bạn ngồi trong một căn phòng ánh sáng trắng rộng lớn không có giới hạn (đây là kinh nghiệm của TK không cứ đúng cho mọi người). TK đã ở trong tình trạng này hơn 1 năm, sau này gặp Thiền sư Myanmar mới được dạy cách phát triển hình tướng đề mục. Ánh sáng này tuy trong sạch, sáng suốt nhưng tâm trí bạn vẫn chưa hoàn toàn an trú trong đó lâu được.
- Nếu bạn vội rời bỏ chú ý Hơi thở mà chú ý ánh sáng thì sẽ mất ánh sáng và bạn mất luôn tâm chú ý, vì ánh sáng là quả của tâm chú ý Hơi thở. Trường hợp tướng ánh sáng (Quang tướng) của Cận định là Quang tướng vẫn còn yếu đuối và quá rộng lớn nên chưa có sức mạnh thu hút tâm chú ý của bạn, tức là không có một địa điểm cụ thể để an trú được lâu dài.
- Âm thanh bên ngoài dù rất khẽ như tiếng động của chiếc lá mít khô rơi xuống đất cũng trở nên to lớn như tiếng bom nổ sát bên tai bạn, bạn có thể giật bắn người khi nghe những âm thanh nhỏ bé đó. Cận Định dễ bị âm thanh lớn, nhỏ phá vỡ.
- Những cảm xúc tình yêu, tình dục, sân hận, thèm khát, ham thích, nói chuyện phiếm, ăn nhiều, ngủ nhiều tạm thời không hiện diện trong tâm thức của bạn sau khi bạn xả thiền do oai lực của 4 chi thiền và yếu tố Nhất tâm đã hạn chế những tham dục thô thiển ấy phát sanh trong tâm của bạn. Tuy nhiên, thời gian bạn thoát khỏi những ảnh hưởng ấy rất ngắn, nếu bạn không tiếp tục tu thiền nữa thì khi oai lực của Cận định mất, bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng trở lại, lần này chúng mạnh hơn lần trước khi bạn ngồi thiền như lò xo bị nén thì bung ra rất mạnh.
- Khi bạn muốn thấy, muốn biết điều gì trong quá khứ hoặc tương lai gần chừng 1 tháng trở lại, thì bạn có thể hướng tâm về những điều ấy, và bạn sẽ tự biết trong tâm qua hình thức tư tưởng, còn gọi là Tưởng tri tức là sự hiểu biết của sự suy tưởng, năng lực của tâm sở Tưởng nên có đúng có sai, chứ không phải năng lực thần thông của người đã chứng và trú Tứ thiền chỉ có đúng không có sai, vì thần thông chính là tâm sở Trí trong thiền định. Tâm sở Tưởng ghi nhớ đề mục và so sánh đối chiếu với cái đã học đã biết nên có đúng có sai, còn tâm sở Trí thì thấy rõ biết rõ đúng theo bản chất của vấn đề nên không có sai lầm.