P

Tịnh Quang của Lạc

Prahevajra

Registered

Phật tử
Reputation: 18%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
150
Điểm tương tác
13
Điểm
18
TỊNH QUANG CỦA LẠC



THỰC HÀNH ĐẠI ẤN

TRONG

KIM CƯƠNG THỪA PHẬT GIÁO



Tác giả: Geshe Kelsang Gyatso



Việt dịch: Thích Giác Không

NỘI DUNG





Lời nói đầu



Giới thiệu và mở đầu

Các kinh mạch, Khí và Giọt

Nội Hỏa

Tịnh Quang và bốn Hỷ

Chín hòa trộn và hai Ấn

Giới thiệu về Bản tính của Tâm trí

An trú tĩnh lặng

Thiền về Tính không

Thân Huyễn

Tịnh quang và Hợp nhất

Đại Ấn kết quả

Hồi hướng





Phụ lục: Ý nghĩa tóm lược của văn bản

Các Sadhana

Các chữ được quán tưởng
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Prahevajra

Registered

Phật tử
Reputation: 18%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
150
Điểm tương tác
13
Điểm
18
LỜI CẢM ƠN


Năm 1980, Geshe Kelshang Gyatso Rinpoche đã ban một bản chú giải mở rộng về Kim Cương Thừa Đại Ấn cho những học viên may mắn của Trung Tâm Văn Thù ở Ulverston, Anh. Chúng tôi cầu nguyện rằng thông qua việc nghiên cứu những chỉ dẫn giống như cam lộ này cùng nỗ lực đưa chúng vào thực hành chân thành, chúng tôi có thể bằng cách nào đó bắt đầu đền đáp lòng tốt vô hạn của Người hướng dẫn tinh thần và Đạo sự kim cương quý giá nhất của chúng tôi.

Không chỉ thỏa mãn với việc truyền đạt giáo lý, với lòng từ bi vô hạn của mình, Geshe Kelshang đã làm việc chặt chẽ với người phiên dịch và một nhóm biên tập để chuẩn bị cuốn sách vô song này, chưa từng có cuốn nào như vậy trên thế giới, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tác giả.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn Tenzin Norbu, biên dịch viên, và Chris Koib, Jonathan Landaw, và tất cả các học viên khác của Trung Tâm Văn Thù đã giúp biên tập bản gốc. Bây giờ, với việc xuất bản ấn bản thứ hai, chúng tôi cũng xin cảm ơn Gen Thubten Gyatso, người đã làm việc chặt chẽ với Geshe Kelsang trong việc cập nhật thuật ngữ và phù hợp với các ấn phẩm gần đây hơn, và trong việc chuẩn bị nội dung cuốn mơi ba gồm bản dịch văn bản gốc do tác giả biên soạn. Cuối cùng, chúng tôi cũng xin cảm ơn Lucy James, Tsultrim Kelsang, Ingrid Barton, Kelsang Chokyi, Kelsang Wangmo, và tất cả các thành viên khác của Văn phòng biên tập ấn phẩm Tharpa đã giúp chuẩn bị bản thảo cuối cùng để xuất bản.



Roy Tyson,

Giám đốc Trung Tâm Văn Thù,

Tháng 5, năm 1992

LỜI NÓI ĐẦU


Tôi viết cuốn sách này chủ yếu vì lợi ích của những người thực hành Pháp ở phương Tây với hy vọng rằng nó sẽ gián tiếp mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Về cách biên soạn, tôi đã dựa trên kinh nghiệm nhỏ nhoi mà tôi có được thông qua lòng tốt của vị đạo sư thánh thiện, người mà tôi đã nhận được hướng dẫn về giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu của Mật Tông. Ngoài ra, tôi đã lấy tài liệu từ Ngọn Đèn Soi Sáng Năm Giai Đoạn của Je Tsongkhapa, chứa đựng tinh hoa giáo lý mật tông của Je Tsongkhapa và cũng từ bình luận của Je Tsongkhapa về Sáu Yoga của Naropa. Tôi cũng tham khảo văn bản gốc của Pachen Lama đời đầu về Đại Ấn. Con Đường Chủ Đạo của các Đấng Chiến Thắng, và phần tự bình luận của ông, Đèn Tái Chiếu Sáng, cũng như các văn bản Đại Ấn của Kachen Yeshe Gyaltsan và Keutsang, và nhiều tác phẩm xác thực khác về Mật Tông. Vì tôi đã kết hợp giáo lý của những bậc thầy vĩ đại như vậy nên có một số lý do để hy vọng rằng cuốn sách này sẽ mang lại lợi ích đáng kể.

Để c giác ngộ thanh tịnh về Đại Ấn mà chỉ đọc những hướng dẫn này là không đủ. Trước hết, chúng ta phải tu luyện trong các giai đoạn của con đường chung đối với vả Kinh điển và Mật điển bằng cách dựa vào các văn bản như Con đường vui vẻ của may mắn tốt lành, và thực hành các pháp sơ bộ khác nhau để loại bỏ chướng ngại và tích lũy công đức. Khi đã có một số kinh nghiệm về từ bỏ, bồ đề tâm, và trí tuệ chứng ngộ tính không, chúng ta cần nhận được quán đỉnh Vô Thượng Thượng Dù Già Mật Tông từ một Đạo Sư Kim Cương đủ tiêu chuẩn, rồi cố gắng giữ các giới nguyện và cam kết cho thật thanh tịnh. Sau đó, chúng ta nên tu luyện trong các thực hành của giai đoạn phát sinh, và, khi có một số kinh nghiệm về những điều này, chúng ta nên thỉnh cầu một vị thầy Kim Cương đủ tiêu chuẩn hướng dẫn chúng ta về Kim cương thừa Đại Ấn. Nếu sau đó chúng ta đưa những hướng dẫn này vào thực hành với niềm tin và trí tuệ, chúng ta chắc chắn sẽ đạt được giác ngộ về Sự Hợp Nhất của Đại Ấn.

Tầm quan trọng của việc gắn kết với các thực hành sơ bộ này và việc vun đắp động lực trong sạch trước khi cố gắng tu luyện Kim cương thừa Đại Ấn đã được các bậc thầy vĩ đại của mọi truyền thống Phật giáo Tây Tạng nhấn mạnh. Điều quan trọng nhất là chúng ta không tham gia vào các thực hành này với động cơ không trong sáng, mong muốn lợi ích cá nhân, danh tiếng tốt hoặc tương tự, bởi vì, như Đấng Chiến Thắng Kim Cương Trì đã cảnh báo trong các Mật điển, hậu quả của những hành vi như vậy sẽ chỉ là đau khổ, chẳng hạn như bệnh tất, tuổi thọ ngắn, che chướng tinh thần và tái sinh vào các cõi thấp hơn. Do đó, ngay từ đầu chúng ta nên vun bồi động lực trong sáng của bồ đề tâm và gắn kết với các thực hành Kim cương thừa Đại Ấn với ý định ở thành một vị Phật vì lợi ích của toàn thể chúng sinh.



Geshe Kelsang Gyaltso,

Trung tâm Văn Thù,

1982
 

Prahevajra

Registered

Phật tử
Reputation: 18%
Tham gia
6/6/16
Bài viết
150
Điểm tương tác
13
Điểm
18
GIỚI THIỆU VÀ CÁC THỰC HÀNH SƠ BỘ


Thật vui mừng khi có cơ hội giải thích phương pháp thực hành Kim cương thừa Đại Ấn theo truyền thống Đại Thừa. Giải thích này sẽ được đưa ra dưới ba tiêu đề chính:

1. Giới thiệu về các con đường chung

2. Nguồn gốc của dòng truyền sở hữu những hướng dẫn này

3. Giải thích thực tế về những hướng dẫn của dòng truyền này



GIỚI THIỆU VỀ CÁC CON ĐƯỜNG CHUNG


Trong Nhập Bồ Tát Hạnh, Shantideva nói:

Bằng cách dựa vào hình dáng con người như chiếc thuyền này

Chúng ta có thể vượt qua đại dương đau khổ

Vì một con thuyền như vậy sẽ khó tìm lại được

Đây không phải là lúc để ngủ, đồ ngốc!


Luân hồi giống như đại dương bao la làm nảy sinh những cơn sóng, nên sự tái sinh trong luân hồi làm phát sinh đau khổ. Hiện tại, chúng ta có thân người quý giá, đó là con thuyền tốt nhất để vượt qua đại dương luân hồi nguy hiểm này. Nếu lãng phí cuộc sống quý giá này mà không tận dụng hết lợi thế của nó, chúng ta sẽ cực kỳ ngu ngốc. Chúng ta sẽ giống như một nhà thám hiểm phải chờ đợi rất lâu để tìm được một chiếc thuyền đưa đến hòn đảo châu báu nhưng cuối cùng khi tìm được một chiếc, anh ta lại ngủ quên thay vì tận dụng cơ hội ngay lập tức. Anh ta cảm thấy thật ngu ngốc khi thức dậy và phát hiện ra con thuyền được mong đợi lâu nay đã bị cuốn trôi và rằng anh vẫn không có phương tiện để đi đến hòn đảo! Tương tự, vào lúc này chúng ta đã tìm thấy một thân thể con người giống như chiếc thuyền có thể đưa chúng ta đến hòn đảo giác ngộ trọn vẹn, hay phật quả. Nếu thay vì tận dụng thân thể này, chúng ta lại lãng phí nó vào những hoạt động vô nghĩa của cuộc sống này, thì đó sẽ lại điều bi thảm nhất. Sẽ không dễ dàng để tìm được một cơ hội như vậy trong tương lai.

Mục tiêu cao nhất của con người là đạt được giác ngộ hoàn hảo, trạng thái an lạc tối thượng trong đó mọi chướng ngại che khuất tâm trí được loại bỏ và mọi phẩm chất tốt đẹp như trí tuệ, từ bi và phương tiện thiện xảo đã được triển khai đầy đủ. Tuy vậy, chúng ta không thể đạt được mục tiêu tối hậu này chỉ bằng cách chờ đợi; mà cần sử dụng các phương pháp thích hợp để đưa chúng ta đến đó.

Những phương pháp để đạt được an lạc của giác ngộ viên mãn là gì? Đó là con đường của Kinh và Mật; không có phương pháp thứ ba. Trong hai phương pháp này, các kỹ thuật được tiết lộ trong Mật thừa vượt trội hơn những kỹ thuật được tiết lộ trong Kinh thừa. Mật tông không chỉ là con đường tối thượng dẫn đến giác ngộ viên mãn mà còn cực kỳ hiếm có. Như Je Tsongkhapa đã nói, giáo lý của Mật tông thậm chí còn hiếm hơn cả chư Phật bởi vì, mặc dù một ngàn vị Phật sáng lập sẽ xuất hiện trong Hiền kiếp Cát tường này, nhưng chỉ có vị thứ tư (Thích Ca), vị thứ mười một và vị cuối cùng sẽ dạy các con đường của Mật Tông.

Hiện tại, chúng ta có cơ hội tuyệt vời để thực hành giáo lý hiếm hoi và lợi ích này, vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải phát triển một ý định mạnh mẽ để thực hành chúng thuần thục. Nếu giáo lý Đại Thừa biến mất khỏi thế giới này, chúng ta sẽ không có cơ hội để trở thành một vị phật. Do đó, trong khi vẫn có thể tiếp cận những giáo lý quý giá này, chúng ta nên chuyên tâm thực hành và cố gắng tích lũy một số kinh nghiệm về chúng.

Nguyên nghĩa của Mật Chú như sau: “Bí mật” chỉ ra rằng những phương pháp này nên được thực hành kín đáo. Nếu phô bày các thực hành của mình, chúng ta sẽ thu hút nhiều chướng ngại và lực lượng tiêu cực. Điều này giống như một người nào đó nói chuyện công khai và vô tư về viên ngọc quý mà người đó sở hữu, kết quả là, thu hút sự chú ý của những tên trộm. “Mantra” nghĩa là “bảo vệ tâm trí.” Chức năng của Mật Chú là cho phép chúng ta tiến triển nhanh chóng qua các giai đoạn của con đường đạo bằng cách bảo vệ tâm trí của mình tránh khỏi những hình tướng và quan niệm tầm thường.

Các thực hành và kinh văn của Mật tông cũng được gọi là Kim cương thừa, trong đó “kim cương” nghĩa là “bất hoại”, còn “thừa” nghĩa là “cỗ xe”. Trong bối cảnh này, “kim cương” ám chỉ tính không thể chia tách giữa phương pháp và trí tuệ, trong đó phương pháp là đại lạc tự phát, còn trí tuệ là hiểu biết không nhầm lẫn về tính không. Phương pháp là nguyên nhân cho Báo Thân của một vị Phật, còn trí tuệ là nguyên nhân cho Pháp Thân. Sự hợp nhất của phương pháp và trí tuệ là hợp nhất của đại lạc và tính không tự nhiên là duy nhất chỉ có ở Mật Tông, và là cách nhanh nhất để đạt được hai thân của một vị Phật.

Je Tsongkhapa giải thích rằng một thực hành Mật Tông đích thực phải có bốn thuộc tính, gọi là “bốn thanh tịnh trọn vẹn”. Đó là: thanh tịnh trọn vẹn của nơi chốn, thanh tịnh trọn vẹn của thân thể, thanh tịnh trọn vẹn của các thú vui, và thanh tịnh trọn vẹn của hành động. Việc thực hành bốn thanh tịnh trọn vẹn này không được tiết lộ trong giáo lý Kinh điển, mà chỉ có thể tìm thấy trong Mật điển. Mật điển khác Kinh điển ở chỗ thực hành đưa kết quả tương lai vào con đường hiện tại. Ví dụ, mặc dù chúng ta vẫn chưa đạt đến giác ngộ, khi thực hành Mật điển, chúng ta cố gắng ngăn chặn những hình tướng và quan niệm tầm thường về môi trường của mình và thay vào đó, quán tưởng môi trường xung quanh mình như một mandala của một Thần bản tôn. Tương tự, chúng ta thoát ly diện mạo thông thường của thân thể, các thú vui và hành động của mình, và thay vào đó, làm phát sinh mình như vị Thần bản tôn, quán tưởng các thú vui của mình như của một vị Phật và thực hiện những hành động giác ngộ. Bằng cách thực hành như vậy, chúng ta có thể đạt được Phật quả rất nhanh chóng. Bốn thực hành này là thiết yếu cho cả giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu của Mật tông, nhờ đó chúng tạo thành nền tảng cho những giáo lý được trình bày trong sách này, chẳng hạn như các hướng dẫn về nội hỏa (tummo).

Mật tông có bốn cấp độ: Hành động, Thực hiện, Yoga và Vô thượng Yoga. Cấp Hành động chủ yếu nhấn mạnh vào các hành động bên ngoài. Cấp Thực hiện nhấn mạnh ngang nhau vào cả hành động bên ngoài và bên trong. Cấp Yoga chủ yếu nhấn mạnh vào các hoạt động bên trong, còn cấp Vô thượng là cấp độ mật tông cao nhất.

Cả bốn cấp độ Mật tông đều chuyển hóa đại lạc thành con đường đạo, nhưng phương pháp chuyển hóa khác nhau tùy theo cấp độ thực hành. Trong cấp Hành động, thiền sinh tạo ra lạc bằng cách nhìn vào một nữ thần được quán tưởng, rồi sau đó chuyển hóa lạc đó thành con đường. Trong cấp Thực hiện, thiền sinh tạo ra lạc bằng cách trao đổi nụ cười với nữ thần, trong cấp Yoga bằng cách nắm tay nữ thân, vân vân. Trong cấp Vô thượng, thiền giả tạo ra lạc bằng cách ôm ấp phối ngẫu quán tưởng, còn ở các giai đoạn nâng cao, bằng cách gắn kết với phối ngẫu thực sự, sau đó chuyển hóa lạc đó thành con đường đạo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rất khó để sử dụng lạc như một phương pháp để đạt được giác ngộ, nhưng nếu có thể làm như vậy, chúng ta thực sự đạt được một thành tựu to lớn. Như đại thành tựu giả Saraha vĩ đại đã nói: “Mọi người đều phấn khích khi ân ái nhưng rất ít người có thể chuyển hóa lạc đó thành con đường đạo.”

Nhìn chung, Phật giáo dạy rằng dính mắc là một ảo tưởng cần phải tránh, và cuối cùng là từ bỏ, nhưng trong Mật tông có một phương pháp để chuyển hóa dính mắc thành con đường. Tuy nhiên, để thực hành phương pháp này, chúng ta phải rất khéo léo. Trong thực hành này, chúng ta sử dụng sự dính mắc để tạo ra đại lạc, rồi sau đó sử dụng tâm trí đại lạc đó để thiền về tính không. Chỉ khi làm được điều này thì đó mới là chuyển hóa dính mắc. Bản thân sự dính mắc không thể được sử dụng trực tiếp như một con đường vì nó là một ảo tưởng, và ngay trong Mật tông cuối cùng nó cũng phải bị từ bỏ. Trong thực hành Mật tông đích thực, an lạc được tạo ra từ thiền định dính mắc về tính không và do đó vượt qua mọi ảo tưởng, bao gồm cả bản thân sự dính mắc. Việc này tương tự như cách ngọn lửa sinh ra khi cọ xát hai miếng gỗ vào nhau, cuối cùng sẽ thiêu rụi miếng gỗ mà từ đó nó phát sinh.

Đối với những người thiếu kỹ năng, hoặc có tâm trí chưa được tu luyện, những thực hành chuyển hóa như vậy là không thể. Vì lý do này, các Yogi và thiền giả vĩ đại trong quá khứ đã nói rằng để đạt được giác ngộ của Mật điển, tâm trí của một người trước tiên phải được kiểm soát bằng cách tu luyện trong các giai đoạn Kinh điển của con đường. Nếu không xây dựng nền tảng vững chắc này thì hoàn toàn không có cách nào để đạt được kinh nghiệm thanh tịnh của Mật tông.

Tiết lộ những hướng dẫn này của Mật tông có thể nguy hiểm cho cả Đạo sư và đệ tử, nếu một trong hai người chưa đủ điều kiện. Ít nhất, cả hai phải có động cơ thích hợp. Một vị Thầy chỉ nên tiết lộ những phương pháp này vì lòng nhiệt thành lớn lao muốn truyền bá thánh Pháp vì lợi ích của người khác. Tiết lộ những phương pháp này vì bám chấp vào hạnh phúc của kiếp này, mong muốn có được danh vọng, quà tặng, vân vân, sẽ là nguyên nhân để tái sinh vào địa ngục sâu nhất.

Cũng sẽ rất nguy hiểm cho đệ tử khi nhận được các quán đỉnh và chỉ dẫn của Mật tông nếu người đó không có gắng giữ các thệ nguyện và cam kết; chỉ mong muốn tăng danh tiếng, tài sản, vân vân; hoặc chỉ muốn thu thập thông tin cho mục đích học thuật. Bất cứ điều nào trong số này, hoặc những động cơ thế tục tương tự, sẽ chẳng mang lại gì ngoài đau khổ trong tương lai.

Do đó, điều quan trọng là cả Đạo sư và đệ tử đều có tâm trí được kiểm soát và động lực hoàn hảo. Mặc dù chúng ta có thể tự gọi mình là phật tử và quy y tam bảo mỗi ngày. Nhưng chỉ riêng những việc này thôi thì không đủ tiêu chuẩn để thực hành Mật tông. Chúng ta cũng cần phát sinh động lực cao cả nhất, tâm bồ đề quý giá, và cống hiến hết mình để mang lại lợi ích cho người khác. Vì vậy, bất cứ khi nào thiền theo Mật tông, chúng ta nên bắt đầu bằng cách phát sinh bồ đề tâm trong khi đọc lời cầu nguyện sau:

Vì lợi ích của toàn thể chúng sinh

Tôi sẽ uống cam lộ của hướng dẫn này

Tôi có thể đạt được Phật quả ngay trong kiếp này

Thông qua con đường sâu sắc của Mật tông.


Sau đây là phần giới thiệu về Đại Ấn nói chung và văn bản này nói riêng. Mahamudra là một thuật ngữ tiếng Phạn gồm có hai phần: “maha” nghĩ là “vĩ đại”, còn “mudra” nghĩa là “ấn”. Trong hệ thống kinh điển Mahamudra, đại ấn ám chỉ tính không. Trong kinh Vua của sự tập trung, đức Phật nói:

Bản tính của mọi hiện tượng là đại ấn.

Ở đây, “bản tính” ám chỉ bản chất tối hậu của mọi hiện tượng, đó là tính không của chúng, hoặc thiếu vắng sự tồn tại cố hữu. Tính không này được gọi là “đại ấn” vì các hiện tượng không bao giờ thoát khỏi trạng thái thiếu vắng sự tồn tại cố hữu. Nhìn chung, tất cả Phật tử đều khẳng định bốn quan điểm:

1. Mọi thứ sinh ra đều tạm thời

2. Mọi thứ bị ô nhiễm đều là bản tính của khổ

3. Mọi hiện tượng đều vô ngã

4. Chỉ có niết bàn là an bình

Vì những quan điểm này là không thể bác bỏ, chúng được gọi là “bốn ấn”. Trong số này, ấn thứ ba được gọi là “đại ấn”. Vì tính không là bản tính của mọi hiện tượng nên nó được gọi là “ấn”, và vì sự giác ngộ trực tiếp về tính không cho phép chúng ta hoàn thành mục tiêu lớn là giải thoát hoàn toàn khỏi những đau khổ của luân hồi, nó cũng được gọi là “đại”.

Trong văn bản này, thiền Mahamudra được giải thích không theo hệ thống Kinh điển, mà theo giai đoạn thành tựu của Tối thượng Du Già Mật tông. Trong hệ thống này, “đại” ám chỉ đại lạc tự phát, còn “ấn” ám chỉ tính không. Do đó, trong Mật tông, Mahamudra là sự hợp nhất của đại lạc tự phát và tính không.

Theo Mật tông, Đại Ấn được chia thành hai giai đoạn: Đại Ấn nhân và Đại Ấn quả. Nhân và dành cho con đường dẫn đến giác ngộ trọn vẹn, vì vậy Đại Ấn nhân được thực hành trước khi đạt đến Phật quả. Đại Ấn quả là sự hợp nhất của Không Học Nữa, đó là trạng thái thực sự của Phật quả.

Đại Ấn nhân được chia thành hai giai đoạn liên tục: sự hợp nhất của lạc và không, và sự hợp nhất của hai chân lý. Sự hợp nhất đầu tiên xảy ra khi tâm trí chủ thể của đại lạc nhận ra tính không là đối tượng của nó. Đối tượng, tính không, là giống nhau trong cả Kinh và Mật; điểm khác biệt là tâm trí nhận ra tính không này. Chính tâm trí chủ thể của đại lạc làm cho thiền của Mật vượt trội hơn thiền của Kinh. Nhận ra tính không bằng tâm trí đại lạc tự nhiên là phương pháp nhanh nhất để đạt được giác ngộ trọn vẹn.

Cần lưu ý rằng đại lạc tự nhiên của giai đoạn thành tựu trong Mật tông không giống như khoái lạc thông thường được trải nghiệm ở đỉnh cao của quan hệ tính dục. Đại lạc tự nhiên chỉ được trải nghiệm khi, thông qua sức mạnh thiền định, chúng ta khiến các luồng khí đi vào, trú ngụ và hòa tan trong trung mạch và kết quả là giọt trắng tan ra và chảy trong trung mạch. Sử dụng đại lạc tự nhiên để giác ngộ tính không là thực hành cốt lõi của các bậc thầy Mật tông vĩ đại của Ấn Độ thời cổ như Saraha, Nagarjuna, Tilopa, Naropa, và Maitripa; và của các bậc thầy Tây Tạng vĩ đại nhuhw Marpa, Milarepa, Gampopa, và Je Tsongkhapa. Như trong quá khứ, cũng như ngày nay, con đường tối thượng của thiền giả Mật tông để đạt đến giác ngộ đầy đủ là sự hợp nhất của đại lạc tự nhiên và tính không

Giai đoạn thứ hai của Đại Ân nhân là sự hợp nhất của hai chân lý: chân lý thông thường và chân lý tối hậu. Trong bối cảnh này, thân huyễn thanh tịnh được gọi là chân lý thông thường, còn tịnh quang là chân lý tối hậu. Việc tụ hợp đồng thời hai chân lý này trong dòng tương tục của một người gọi là Đại Ấn của sự hợp nhất hai chân lý. Đây là Đại Ấn chín quả của Đại Ấn hợp nhất lạc và không. Vì vậy, Đại Ấn nhân bao gồm cả nhân và quả. Thông qua sức mạnh của việc hoàn thành Đại Ấn nhân hai giai đoạn này, chúng ta sẽ đạt được Đại Ấn quả, hay phật quả đích thực vốn sở hữu bảy phẩm chất ưu tú của sự hợp nhất với phối ngẫu. Đến đây kết thúc giải thích về các con đường chung của Mật tông.



NGUỒN GỐC CỦA DÒNG TRUYỀN SỞ HỮU HƯỚNG DẪN NÀY


Tất cả các pháp thiền có trong văn bản này đều đến từ đấng chiến thắng Kim Cang Trì và những bậc thầy mật tông vĩ đại của Ấn Độ thời cổ. Các kỹ thuật này được truyền từ các thầy Ấn Độ đến các thầy Tây Tạng và đến các thầy hiện tại trong một dòng truyền không gián đoạn từ thầy đến trò.

Mặc dù thiền Đại Ấn được thực hành bởi các thầy Ấn Độ thời cổ, hệ thống riêng của Đại Ấn được trình bày ở đây là một dòng truyền “khép kín” được truyền lại bởi đấng chiến thắng Kim Cang Trì cho đức phật trí tuệ Văn Thù, người sau đó truyền trực tiếp cho Je Tsongkhapa. Do đó, Tsongkhapa là vị thầy đầu tiên của loài người trong dòng truyền riêng này.

Các vị đạo sư thuộc dòng truyền khép kín của Kim cương thừa Đại Ấn như sau:

Kim Cương Trì

Văn Thù

Je Tsongkhapa

Togdan Jampal Gyatso

Baso Chokyi Gyaltsan

Drubchen Dharmavajra

Gyalwa Ensapa

Khadrub Sangye Yeshe

Panchen Losang Chokyi Gyaltsan

Drubchen Gendun Gyaltsan

Drungpa Tsondru Gyaltsan

Konchog Gyaltsan

Panchen Losang Yeshe

Losang Trinlay

Drubwang Losang Namgyal

Kachen Yeshe Gyaltsan

Phurchog Ngawang Jampa

Pachen Palden Yeshe

Khadrub Ngawang Dorje

Ngulchu Dharmabhadra

Yangchan Drubpay Dorje

Khadrub Tendzin Tsondru

Dorjechang Phabongkha Trinlay Gyatso

Yongdzin Dorjechang Losang Yeshe

Dorjechang Kelsang Gyatso Rinpoche

Gần đây, dòng truyền này được nắm giữ bởi Trinlay Gyatso, được biết đến rộng rãi hơn với tên Phabongka Rinpoche, là hiện thân của bản tôn Heruka của mật tông. Vị lama vĩ đại này giống như mặt trời của Pháp, soi sáng ý nghĩa ẩn giấu của cả Kinh và Mật. Ông đã giao dòng truyền thừa Đại Ấn cho người con trai tâm đạo của mình, Yongdzin Trijang Dorjechang, và chính nhờ lòng tốt và thẩm quyền của Người Hướng Dẫn Tinh Thần thánh thiện này mà văn bản hiện tại được hình thành.

Lời nguyện cầu tới các Đạo sư của dòng truyền Đại Ấn ở trong Phụ Lục III. Nếu thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu và thực hành các pháp thiền được giải thích trong cuốn sách này, chúng ta cần nhận được gia trì từ các vị thầy của dòng truyền Đại Ấn bằng cách dâng một mandala và đọc lời cầu nguyện này. Do việc thực hành thành công phụ thuộc phần lớn vào sự gia trì và cảm hứng của các vị Hướng dẫn Tâm linh, nên người học viên thông thái sẽ không bỏ qua lời khuyên này.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top