- Tham gia
- 12/7/07
- Bài viết
- 1,226
- Điểm tương tác
- 1,223
- Điểm
- 113
Bài 51.- Pháp Hành Vi passana.
Dưới đây là vài thí dụ cụ thể tu tập Tứ Niệm Xứ.
1/ Niệm thân:
Bình thường khi đi, đứng, cử động, ai nấy đều cho rằng Ta (mình) đi, đứng, cử động.
Nhưng nay, mỗi khi đi, hành giả nên niệm (ghi nhận): “Đi, có sự đi” hoặc “chân, bước” hoặc “bước, bước, bước”.
* Ban đầu bạn có thể không để ý, nhưng sau một thời gian thực tập, bạn sẽ trực tiếp nhận ra chỉ có sự đi là một thực tại, trong đó không có Ai đang đi, không có Ta (Tôi) đang đi! .
+ Vì sao thế?
- Vì đó là một động tác vô chủ, là sự phối hợp chuyển động của thân và tâm.
- Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trong động tác đi đó, khởi đầu bằng một ý niệm “muốn đi”, và ý niệm này tác động vào thân khiến chân nhúc nhích, di chuyển.
- Sự phối hợp giữa tâm (ý niệm muốn đi) và thân (chân) tạo ra sự đi.
- Do đó sự đi vô chủ, không có một ai đi cả!
- Nếu thấy có cái Ta đang đi thì cái Ta đó ở đâu?
- Cái Ta đó chỉ là một ảo tưởng của tâm bịa đặt ra rồi gán vào sự đi một tác giả.
2/ Niệm Thọ:
Khi ngồi thiền lâu, bỗng nhiên cảm thấy đau nhức nơi chân thì bạn ghi nhận: “Có cảm giác đau nơi chân” hoặc “Đau, đau, đau”.
Bạn không nên niệm: “Tôi đau chân, hoặc chân tôi đau”.
+ Vì sao?
- Vì thực tế không có một cái Tôi nào đau chân, và cũng không có cái chân nào là của Tôi!
+ “Không có Tôi đau chân” vậy Ai đau chân?
- Không có ai đau chân cả! Chỉ có một cảm giác đau đang phát sinh nơi chân và một cái tâm đang ghi nhận mà thôi!
- Khi cảm giác đau phát sinh, nó sẽ trải qua bốn giai đoạn:1. phát sinh, 2. tăng trưởng, 3. suy yếu, 4. tan biến.
- Nếu bạn vững tâm kiên nhẫn quán sát thì sẽ thấy nó đau hơn, rồi từ từ dịu dần và tan biến.
- Thấy được vậy tức là chứng nghiệm được tính chất vô thường của cảm thọ. - Nhưng nếu bạn không chịu nổi cơn đau thì cứ nhẹ nhàng gỡ chân ra hoặc thay đổi tư thế.
- Điều chính yếu là đừng nhận cảm thọ là Ta (mình, tôi).
3/ Niệm Tâm:
Trong lúc hành thiền, nếu có một ý niệm nhớ tưởng khởi lên, bạn phải tỉnh giác ghi nhận liền:
+ “Có một ý niệm nhớ tưởng đang khởi lên”
+ hoặc “Có sự nhớ” hoặc “Nhớ, nhớ, nhớ”.
+ Sau khi niệm xong bạn phải chú ý xem ý niệm đó còn hay tan biến.
- Nếu còn thì bạn tiếp tục ghi nhận sự diễn tiến của nó.
- Trong sự ghi nhận này không có một cái Ta nào tưởng nhớ và cũng không có Ai tưởng nhớ.
- Chỉ có một ý niệm nhớ tưởng vừa khởi lên trong tâm mà thôi.
- Với người chưa quen tu tập chánh niệm, theo dõi tâm ý thì khi nhớ tưởng ai hay sự vật gì thì họ cho Ta (mình) là người nhớ tưởng, và chạy theo đối tượng nhớ tưởng.
+ Thí dụ ngồi nhớ tới chồng con, thì hình ảnh chồng con hiện ra trong tâm.
- Rồi tình cảm khởi lên tiếp theo, và những hình ảnh đó trở nên linh động, lôi cuốn cái Ta vào thương nhớ, giận hờn, v.v...
4/ Niệm Pháp:
Đang ngồi thiền, bỗng nhiên bên ngoài có tiếng động như tiếng xe hơi, hay tiếng nói chuyện ồn ào, lúc đó hành giả niệm:
+ “Nghe, nghe, nghe” (đó là nương theo nhĩ căn)
+ hoặc niệm: “Có tiếng động” (đó là nương theo thanh trần).
- Đừng chạy ra nghe xem đó là tiếng gì, tiếng của ai.
- Ngoài giờ ngồi thiền, nếu bị ai mắng chửi thì bạn cũng niệm như trên: “Nghe, nghe, nghe” hoặc “Có âm thanh”.
- Có những người nghe dạy là phải niệm thường xuyên, lúc nào cũng phải niệm, cho nên họ niệm như cái máy, lập đi lập lại: đi, đi, đi; đau, đau, đau; nhớ, nhớ, nhớ; nghe, nghe, nghe, v.v...
- Niệm mà tâm không chú ý vào hành động, cảm thọ, tâm tưởng. - Thấy có vẻ niệm đó, nhưng không phải là chánh niệm, vì không có sự tỉnh giác, theo dõi, ghi nhận và biết rằng có sự việc đó đang xảy ra.
+ Tu tập đúng đắn Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ có cái nhìn khách quan, không dính mắc đối với sự vật.
- Không còn cho thân là Ta nên không nâng niu, ái nhiễm nó nữa.
- Không còn cho những cảm thọ là Ta nên không chạy theo khoái lạc, cũng không xua đuổi khổ thọ.
- Không còn lầm cho những ý niệm, tư tưởng, suy nghĩ là Ta nên không bị tham, sân, si, vui, buồn, tủi, nhục chi phối.
- Không còn cho các pháp là của Ta, liên quan đến Ta nên không bám víu, thủ xả, ưa ghét. Nhờ vậy hành giả sống an nhiên tự tại, vượt thoát khỏi tham dục, ưu tư của cuộc đời.

Dưới đây là vài thí dụ cụ thể tu tập Tứ Niệm Xứ.
1/ Niệm thân:
Bình thường khi đi, đứng, cử động, ai nấy đều cho rằng Ta (mình) đi, đứng, cử động.
Nhưng nay, mỗi khi đi, hành giả nên niệm (ghi nhận): “Đi, có sự đi” hoặc “chân, bước” hoặc “bước, bước, bước”.
* Ban đầu bạn có thể không để ý, nhưng sau một thời gian thực tập, bạn sẽ trực tiếp nhận ra chỉ có sự đi là một thực tại, trong đó không có Ai đang đi, không có Ta (Tôi) đang đi! .
+ Vì sao thế?
- Vì đó là một động tác vô chủ, là sự phối hợp chuyển động của thân và tâm.
- Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trong động tác đi đó, khởi đầu bằng một ý niệm “muốn đi”, và ý niệm này tác động vào thân khiến chân nhúc nhích, di chuyển.
- Sự phối hợp giữa tâm (ý niệm muốn đi) và thân (chân) tạo ra sự đi.
- Do đó sự đi vô chủ, không có một ai đi cả!
- Nếu thấy có cái Ta đang đi thì cái Ta đó ở đâu?
- Cái Ta đó chỉ là một ảo tưởng của tâm bịa đặt ra rồi gán vào sự đi một tác giả.
2/ Niệm Thọ:
Khi ngồi thiền lâu, bỗng nhiên cảm thấy đau nhức nơi chân thì bạn ghi nhận: “Có cảm giác đau nơi chân” hoặc “Đau, đau, đau”.
Bạn không nên niệm: “Tôi đau chân, hoặc chân tôi đau”.
+ Vì sao?
- Vì thực tế không có một cái Tôi nào đau chân, và cũng không có cái chân nào là của Tôi!
+ “Không có Tôi đau chân” vậy Ai đau chân?
- Không có ai đau chân cả! Chỉ có một cảm giác đau đang phát sinh nơi chân và một cái tâm đang ghi nhận mà thôi!
- Khi cảm giác đau phát sinh, nó sẽ trải qua bốn giai đoạn:1. phát sinh, 2. tăng trưởng, 3. suy yếu, 4. tan biến.
- Nếu bạn vững tâm kiên nhẫn quán sát thì sẽ thấy nó đau hơn, rồi từ từ dịu dần và tan biến.
- Thấy được vậy tức là chứng nghiệm được tính chất vô thường của cảm thọ. - Nhưng nếu bạn không chịu nổi cơn đau thì cứ nhẹ nhàng gỡ chân ra hoặc thay đổi tư thế.
- Điều chính yếu là đừng nhận cảm thọ là Ta (mình, tôi).
3/ Niệm Tâm:
Trong lúc hành thiền, nếu có một ý niệm nhớ tưởng khởi lên, bạn phải tỉnh giác ghi nhận liền:
+ “Có một ý niệm nhớ tưởng đang khởi lên”
+ hoặc “Có sự nhớ” hoặc “Nhớ, nhớ, nhớ”.
+ Sau khi niệm xong bạn phải chú ý xem ý niệm đó còn hay tan biến.
- Nếu còn thì bạn tiếp tục ghi nhận sự diễn tiến của nó.
- Trong sự ghi nhận này không có một cái Ta nào tưởng nhớ và cũng không có Ai tưởng nhớ.
- Chỉ có một ý niệm nhớ tưởng vừa khởi lên trong tâm mà thôi.
- Với người chưa quen tu tập chánh niệm, theo dõi tâm ý thì khi nhớ tưởng ai hay sự vật gì thì họ cho Ta (mình) là người nhớ tưởng, và chạy theo đối tượng nhớ tưởng.
+ Thí dụ ngồi nhớ tới chồng con, thì hình ảnh chồng con hiện ra trong tâm.
- Rồi tình cảm khởi lên tiếp theo, và những hình ảnh đó trở nên linh động, lôi cuốn cái Ta vào thương nhớ, giận hờn, v.v...
4/ Niệm Pháp:
Đang ngồi thiền, bỗng nhiên bên ngoài có tiếng động như tiếng xe hơi, hay tiếng nói chuyện ồn ào, lúc đó hành giả niệm:
+ “Nghe, nghe, nghe” (đó là nương theo nhĩ căn)
+ hoặc niệm: “Có tiếng động” (đó là nương theo thanh trần).
- Đừng chạy ra nghe xem đó là tiếng gì, tiếng của ai.
- Ngoài giờ ngồi thiền, nếu bị ai mắng chửi thì bạn cũng niệm như trên: “Nghe, nghe, nghe” hoặc “Có âm thanh”.
- Có những người nghe dạy là phải niệm thường xuyên, lúc nào cũng phải niệm, cho nên họ niệm như cái máy, lập đi lập lại: đi, đi, đi; đau, đau, đau; nhớ, nhớ, nhớ; nghe, nghe, nghe, v.v...
- Niệm mà tâm không chú ý vào hành động, cảm thọ, tâm tưởng. - Thấy có vẻ niệm đó, nhưng không phải là chánh niệm, vì không có sự tỉnh giác, theo dõi, ghi nhận và biết rằng có sự việc đó đang xảy ra.
+ Tu tập đúng đắn Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ có cái nhìn khách quan, không dính mắc đối với sự vật.
- Không còn cho thân là Ta nên không nâng niu, ái nhiễm nó nữa.
- Không còn cho những cảm thọ là Ta nên không chạy theo khoái lạc, cũng không xua đuổi khổ thọ.
- Không còn lầm cho những ý niệm, tư tưởng, suy nghĩ là Ta nên không bị tham, sân, si, vui, buồn, tủi, nhục chi phối.
- Không còn cho các pháp là của Ta, liên quan đến Ta nên không bám víu, thủ xả, ưa ghét. Nhờ vậy hành giả sống an nhiên tự tại, vượt thoát khỏi tham dục, ưu tư của cuộc đời.
