vienquang2

TU ĐÚNG- TU CHƯA ĐÚNG

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 51.- Pháp Hành Vi passana.

Dưới đây là vài thí dụ cụ thể tu tập Tứ Niệm Xứ.

1/ Niệm thân:

Bình thường khi đi, đứng, cử động, ai nấy đều cho rằng Ta (mình) đi, đứng, cử động.

Nhưng nay, mỗi khi đi, hành giả nên niệm (ghi nhận): “Đi, có sự đi” hoặc “chân, bước” hoặc “bước, bước, bước”.

* Ban đầu bạn có thể không để ý, nhưng sau một thời gian thực tập, bạn sẽ trực tiếp nhận ra chỉ có sự đi là một thực tại, trong đó không có Ai đang đi, không có Ta (Tôi) đang đi! .

+ Vì sao thế?

- Vì đó là một động tác vô chủ, là sự phối hợp chuyển động của thân và tâm.

- Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trong động tác đi đó, khởi đầu bằng một ý niệm “muốn đi”, và ý niệm này tác động vào thân khiến chân nhúc nhích, di chuyển.

- Sự phối hợp giữa tâm (ý niệm muốn đi) và thân (chân) tạo ra sự đi.

- Do đó sự đi vô chủ, không có một ai đi cả!

- Nếu thấy có cái Ta đang đi thì cái Ta đó ở đâu?

- Cái Ta đó chỉ là một ảo tưởng của tâm bịa đặt ra rồi gán vào sự đi một tác giả.

2/ Niệm Thọ:

Khi ngồi thiền lâu, bỗng nhiên cảm thấy đau nhức nơi chân thì bạn ghi nhận: “Có cảm giác đau nơi chân” hoặc “Đau, đau, đau”.

Bạn không nên niệm: “Tôi đau chân, hoặc chân tôi đau”.

+ Vì sao?

- Vì thực tế không có một cái Tôi nào đau chân, và cũng không có cái chân nào là của Tôi!

+ “Không có Tôi đau chân” vậy Ai đau chân?

- Không có ai đau chân cả! Chỉ có một cảm giác đau đang phát sinh nơi chân và một cái tâm đang ghi nhận mà thôi!

- Khi cảm giác đau phát sinh, nó sẽ trải qua bốn giai đoạn:1. phát sinh, 2. tăng trưởng, 3. suy yếu, 4. tan biến.

- Nếu bạn vững tâm kiên nhẫn quán sát thì sẽ thấy nó đau hơn, rồi từ từ dịu dần và tan biến.

- Thấy được vậy tức là chứng nghiệm được tính chất vô thường của cảm thọ. - Nhưng nếu bạn không chịu nổi cơn đau thì cứ nhẹ nhàng gỡ chân ra hoặc thay đổi tư thế.

- Điều chính yếu là đừng nhận cảm thọ là Ta (mình, tôi).

3/ Niệm Tâm:

Trong lúc hành thiền, nếu có một ý niệm nhớ tưởng khởi lên, bạn phải tỉnh giác ghi nhận liền:

+ “Có một ý niệm nhớ tưởng đang khởi lên”

+ hoặc “Có sự nhớ” hoặc “Nhớ, nhớ, nhớ”.

+ Sau khi niệm xong bạn phải chú ý xem ý niệm đó còn hay tan biến.

- Nếu còn thì bạn tiếp tục ghi nhận sự diễn tiến của nó.

- Trong sự ghi nhận này không có một cái Ta nào tưởng nhớ và cũng không có Ai tưởng nhớ.

- Chỉ có một ý niệm nhớ tưởng vừa khởi lên trong tâm mà thôi.

- Với người chưa quen tu tập chánh niệm, theo dõi tâm ý thì khi nhớ tưởng ai hay sự vật gì thì họ cho Ta (mình) là người nhớ tưởng, và chạy theo đối tượng nhớ tưởng.

+ Thí dụ ngồi nhớ tới chồng con, thì hình ảnh chồng con hiện ra trong tâm.

- Rồi tình cảm khởi lên tiếp theo, và những hình ảnh đó trở nên linh động, lôi cuốn cái Ta vào thương nhớ, giận hờn, v.v...

4/ Niệm Pháp:

Đang ngồi thiền, bỗng nhiên bên ngoài có tiếng động như tiếng xe hơi, hay tiếng nói chuyện ồn ào, lúc đó hành giả niệm:

+ “Nghe, nghe, nghe” (đó là nương theo nhĩ căn)

+ hoặc niệm: “Có tiếng động” (đó là nương theo thanh trần).

- Đừng chạy ra nghe xem đó là tiếng gì, tiếng của ai.

- Ngoài giờ ngồi thiền, nếu bị ai mắng chửi thì bạn cũng niệm như trên: “Nghe, nghe, nghe” hoặc “Có âm thanh”.

- Có những người nghe dạy là phải niệm thường xuyên, lúc nào cũng phải niệm, cho nên họ niệm như cái máy, lập đi lập lại: đi, đi, đi; đau, đau, đau; nhớ, nhớ, nhớ; nghe, nghe, nghe, v.v...

- Niệm mà tâm không chú ý vào hành động, cảm thọ, tâm tưởng. - Thấy có vẻ niệm đó, nhưng không phải là chánh niệm, vì không có sự tỉnh giác, theo dõi, ghi nhận và biết rằng có sự việc đó đang xảy ra.

+ Tu tập đúng đắn Tứ Niệm Xứ, hành giả sẽ có cái nhìn khách quan, không dính mắc đối với sự vật.

- Không còn cho thân là Ta nên không nâng niu, ái nhiễm nó nữa.

- Không còn cho những cảm thọ là Ta nên không chạy theo khoái lạc, cũng không xua đuổi khổ thọ.

- Không còn lầm cho những ý niệm, tư tưởng, suy nghĩ là Ta nên không bị tham, sân, si, vui, buồn, tủi, nhục chi phối.

- Không còn cho các pháp là của Ta, liên quan đến Ta nên không bám víu, thủ xả, ưa ghét. Nhờ vậy hành giả sống an nhiên tự tại, vượt thoát khỏi tham dục, ưu tư của cuộc đời.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 3 4_xo1_10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 52.- Tứ Niệm Xứ và kinh Vô Ngã Tướng .

* Tứ Niệm Xứ và kinh Vô Ngã Tướng Cứu cánh của Thiền Tứ Niệm Xứ là chứng ngộ được ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã của ngũ uẩn và các pháp.

+ Chứng ngộ vô ngã là chứng quả A-la-hán, giải thoát sinh tử, đạt được Niết bàn.

+ Nếu chưa chứng quả thì ít ra cũng giảm trừ được rất nhiều phiền não khổ đau do cái ngã gây nên.

+ Thông thường khi hành thiền Tứ Niệm Xứ, các thiền sinh không được dạy hay tiết lộ gì về vô ngã, bởi vì các thiền sư muốn để thiền sinh phát triển chánh niệm rồi tự chứng nghiệm lấy một mình, phải thấy rõ tiến trình vô thường, khổ, xảy ra trong từng sát na.

- Thiền sinh phải trình pháp thường xuyên để được hướng dẫn tiếp.- Đây là một điều tốt, nó tránh cho hành giả rơi vào suy luận kiến thức.

- Khi biết hay thấy được điều gì thì đó là do thực hành chứ không phải do đọc sách hay nghiên cứu mà biết.

- Đây là phương pháp tiệm tu đốn ngộ, cứ chăm chỉ tu hành thì sẽ chứng nghiệm được vô ngã.

+ Vô ngã là cứu cánh, hành thiền (chánh niệm) là phương tiện.

- Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng ngay vô ngã làm phương tiện quán chiếu, đó là áp dụng kinh Vô Ngã Tướng vào việc tu tập.

- Bạn chỉ cần hiểu rõ lý vô ngã và học thuộc lòng mấy câu của đức Phật đã dạy trong kinh đem ra áp dụng vào đời sống hàng ngày.

- 1. Mỗi khi nhìn vào thân thì tự nhủ: thân này không phải là Ta, là của Ta.

- 2. Mỗi khi có cảm thọ vui buồn, thương ghét, giận hờn thì tự nhủ: cảm thọ này không phải là Ta, là của Ta.

- 3. Mỗi khi tưởng nhớ cái gì thì tự giác nói: cái tưởng này không phải là Ta, là của Ta. Nếu nó cứ trở lại hoài thì mời nó đi chơi chỗ khác.

- 4. Mỗi khi suy nghĩ điều gì thì phải tỉnh giác nhận ra: những ý nghĩ này không phải là Ta, là của Ta.

- 5. Mỗi khi nhận thức, phân biệt điều gì thì tự nhắc: sự nhận thức này không phải là Ta, là của Ta.

+ Đây có thể được xem như là đốn ngộ tiệm tu, tức là ngộ lý vô ngã rồi đem ra áp dụng tu hành, cho đến khi tư tưởng vô ngã thấm nhuần trong tâm, nhìn vào năm uẩn liền thấy đó không phải là Ta, là của Ta.

* Nhưng tôi khuyên bạn đừng vội ham chữ “đốn ngộ” tiệm tu, vì đốn ngộ ở đây không giống như của Thiền tông, vì đốn ngộ của Thiền tông là nhận ra bổn tánh, không phải do ý thức mà được. Đốn ngộ ở đây chỉ là hiểu và chấp nhận lý vô ngã rồi đem ra áp dụng tu hành ngay từ đầu, không cần phải hành thiền một thời gian rồi mới nhận ra nó .

+ Cách tốt nhất là phối hợp cả hai kinh Tứ Niệm Xứ và Vô Ngã Tướng vào việc tu hành.

  • Lý thì biết là vô ngã,
  • nhưng sự thì phải hành thiền để chứng nghiệm, thấy rõ trực tiếp thế nào vô ngã.

* Ngay cả sau khi trực nghiệm được vô ngã cũng chưa phải là xong, bởi vì tập khí chấp ngã còn dầy, sức vô ngã rất yếu nên phải tiếp tục tu hành cho đến khi chứng quả A-la-hán mới gọi là xong.

* Trong lúc tu tập vô ngã, bạn nên tránh dùng chữ Ta và của Ta, mặc dù nó là quy ước tục đế.

- Chỉ trừ khi nào bất đắc dĩ phải nói chuyện với người khác, nhất là người không hiểu biết gì về vô ngã thì mới dùng chữ Ta (tôi) và của Ta.

+ Thí dụ trong một khóa tu về Vô Ngã, mọi người đã được học hiểu chút ít về vô ngã, khi bạn cần uống nước thì có thể nói:

- xin anh, chị cho (cái thân này) một ly nước, thay vì nói xin cho tôi một ly nước. Khi muốn đi ngủ thì nói: cái thân tứ đại này mệt cần đi ngủ, thay vì nói tôi muốn đi ngủ.

- Khi bực mình ai thì nói: cái tâm này đang bực, thay vì nói tôi bực.

- Khi nói về nhà cửa của mình thì nói: cái nhà của thân tứ đại này.

- Khi nói về cá nhân mình hay người khác thì dùng chữ ngũ uẩn: ngũ uẩn (tên A) này cần nói chuyện với ngũ uẩn B, C, D.

+ Sau khi quán chiếu thuần thục vô ngã, bạn có thể dùng chữ “Ai?” để làm phương tiện nhắc nhở mỗi khi bị phiền não quấy nhiễu.

+ Thí dụ:

- khi cơn giận nổi lên liền hỏi: “Ai đang tức giận?”, “Không có Ta thì Ai tức đây?” Hãy nhìn thẳng vào cái Ai đó xem nó là ai? Ở đâu? Trong thân hay tâm?

- Nhìn kỹ một hồi thì nó sẽ biến mất. Bởi vì không có ai tức, chỉ có một ý niệm sân vừa khởi lên trong tâm mà thôi.

- Nếu không nhận ra nó (niệm sân) thì nó liền trở thành Ta, tâm bám vào niệm sân rồi tưởng là Ta sân.

- Bạn hãy áp dụng ngay kinh Vô Ngã Tướng: “Cơn giận này không phải là Ta, là của Ta”, “Cái buồn này không phải là Ta, là của Ta”, “Cái ghét này không phải là Ta, là của Ta”, chúng chỉ là những ý niệm (tâm sở) khởi lên một thoáng giây rồi tiêu tan, như những đám mây trên bầu trời.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 3 Mzey1_10
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
PHẦN VI - Từ Ta về Tâm.
tranhchantrau.webp

Bài 53. Đưa tâm trở về.
Tâm bắt đầu đi hoang từ lúc bất giác vô minh khởi niệm chấp Ta (ngã), tự quên mình là ai, quên mất tự tánh diệu minh, năng khởi, năng biết, nên chìm đắm trong thế giới vật chất do chính nó tạo ra.

Muốn chấm dứt khổ đau sinh tử luân hồi thì tâm phải lên đường trở về.

+ Trở về đâu?

- Trở về bổn tánh của nó, trong đó không có một cái ngã nào hết.

* Trên đường trở về có ba thứ mà tâm cần phải giải quyết: 1. phiền não, 2. ái dục, và 3. vô minh.

+ Tâm bị dính vào cái thân nên phải chịu sinh, già, bệnh, chết.

+ Nếu không muốn tái sinh thì tâm phải ngừng tạo nghiệp (hữu), bởi vì tạo nghiệp nên mới bị nghiệp lực dẫn đi luân hồi.

+ Muốn ngưng tạo nghiệp thì đừng ái, thủ. Vì có yêu, ghét nên mới sinh ra thủ, xả và phiền não.

+ Có thủ, xả (lấy, bỏ) là có tạo nghiệp.

+ Có yêu thì có thương, có nhớ, muốn ở gần, muốn chiếm hữu, muốn đủ thứ.

+ Ở gần không được, muốn chiếm hữu không được thì buồn khổ (ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ).

+ Khi ghét thì muốn tránh xa, muốn bỏ đi.

+ Tránh xa hoặc bỏ đi không được thì bực tức, khó chịu (oán tắng hội khổ).

+ Vì thế hễ tâm có yêu ghét là có phiền não theo sau.

+ Muốn hết phiền não thì tâm đừng yêu ghét, đừng ái dục.

+ Vấn đề khổ đau của con người là phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ganh ghét, buồn, nhớ, giận hờn, v.v...).

+ Nguyên nhân gần sinh ra phiền não là ái dục,

+ nguyên nhân xa là vô minh.

+ Cho nên muốn hết phiền não thì phải diệt trừ ái dục và vô minh.

+ Làm thế nào để hết ái dục?

- Có nhiều người cho rằng muốn hết ái dục thì phải tránh xúc và thọ, vì có tiếp xúc qua lại nên cảm thọ mới phát sinh, nên họ xa lánh thế gian đi vào rừng núi.

- Nhưng đó chỉ là tránh tiếp xúc với loài người, chứ sáu căn vẫn tiếp xúc với sáu trần như thường, mắt vẫn thấy hình sắc, tai vẫn nghe âm thanh, mũi vẫn ngửi mùi, khi ăn lưỡi vẫn biết vị, thân vẫn biết nóng lạnh, trơn ngứa, v.v...

+ Theo 12 nhân duyên thì thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ là quả của quá khứ nên không thể diệt trừ.

+ Ngay cả đức Phật và các vị A-la-hán cũng có lạc thọ, khổ thọ và xả thọ khi tiếp xúc với trần cảnh.

+ Khi gặp trời nắng hay mưa, các ngài cũng bị nóng lạnh, bệnh hoạn, .- Tuy thọ khổ nơi thân nhưng tâm của các ngài vắng lặng, không có thọ khổ.

+ Khi được ăn uống đầy đủ, khí hậu mát mẻ, thân thể khỏe mạnh các ngài cũng không vui thích cảm giác khoái lạc nơi thân.

+ Ngoài ra thọ cũng là một uẩn cấu tạo nên con người, cho nên không thể dứt trừ ái bằng cách từ bỏ xúc và thọ.

+ Muốn dứt trừ ái dục thì phải tìm về cội nguồn xem Ai ái dục?

- Người thích ái dục là Ai để loại trừ, đó tức là tu tập vô ngã, chứ không phải tránh né xúc và thọ.

 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 54.- Tứ Niệm Xứ và kinh Vô Ngã Tướng.

Cứu cánh của Thiền Tứ Niệm Xứ là chứng ngộ được ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã của ngũ uẩn và các pháp.

+ Chứng ngộ vô ngã là chứng quả A-la-hán, giải thoát sinh tử, đạt được Niết bàn.

+ Nếu chưa chứng quả thì ít ra cũng giảm trừ được rất nhiều phiền não khổ đau do cái ngã gây nên.

* Thông thường khi hành thiền Tứ Niệm Xứ, các thiền sinh không được dạy hay tiết lộ gì về vô ngã, bởi vì các thiền sư muốn để thiền sinh phát triển chánh niệm rồi tự chứng nghiệm lấy một mình, phải thấy rõ tiến trình vô thường, khổ, xảy ra trong từng sát na.

+ Thiền sinh phải trình pháp thường xuyên để được hướng dẫn tiếp.- Đây là một điều tốt, nó tránh cho hành giả rơi vào suy luận kiến thức.

+ Khi biết hay thấy được điều gì thì đó là do thực hành chứ không phải do đọc sách hay nghiên cứu mà biết. - Đây là phương pháp tiệm tu đốn ngộ, cứ chăm chỉ tu hành thì sẽ chứng nghiệm được vô ngã.

+ Vô ngã là cứu cánh, hành thiền (chánh niệm) là phương tiện.

+ Tuy nhiên bạn cũng có thể dùng ngay vô ngã làm phương tiện quán chiếu, đó là áp dụng kinh Vô Ngã Tướng vào việc tu tập.- Bạn chỉ cần hiểu rõ lý vô ngã và học thuộc lòng mấy câu của đức Phật đã dạy trong kinh đem ra áp dụng vào đời sống hàng ngày.

- Mỗi khi nhìn vào thân thì tự nhủ: thân này không phải là Ta, là của Ta.

- Mỗi khi có cảm thọ vui buồn, thương ghét, giận hờn thì tự nhủ: cảm thọ này không phải là Ta, là của Ta.

- Mỗi khi tưởng nhớ cái gì thì tự giác nói: cái tưởng này không phải là Ta, là của Ta.

- Nếu nó cứ trở lại hoài thì mời nó đi chơi chỗ khác.

- Mỗi khi suy nghĩ điều gì thì phải tỉnh giác nhận ra: những ý nghĩ này không phải là Ta, là của Ta.

- Mỗi khi nhận thức, phân biệt điều gì thì tự nhắc: sự nhận thức này không phải là Ta, là của Ta.

+ Đây có thể được xem như là đốn ngộ tiệm tu, tức là ngộ lý vô ngã rồi đem ra áp dụng tu hành, cho đến khi tư tưởng vô ngã thấm nhuần trong tâm, nhìn vào năm uẩn liền thấy đó không phải là Ta, là của Ta.

* Nhưng tôi khuyên bạn đừng vội ham chữ “đốn ngộ” tiệm tu, vì :

+ đốn ngộ ở đây không giống như của Thiền tông, vì đốn ngộ của Thiền tông là nhận ra bổn tánh, không phải do ý thức mà được.

+ Đốn ngộ ở đây chỉ là hiểu và chấp nhận lý vô ngã rồi đem ra áp dụng tu hành ngay từ đầu, không cần phải hành thiền một thời gian rồi mới nhận ra nó.

+ Cách tốt nhất là phối hợp cả hai kinh Tứ Niệm Xứ và Vô Ngã Tướng vào việc tu hành.

+ Lý thì biết là vô ngã, nhưng sự thì phải hành thiền để chứng nghiệm, thấy rõ trực tiếp thế nào vô ngã.

+ Ngay cả sau khi trực nghiệm được vô ngã cũng chưa phải là xong, bởi vì tập khí chấp ngã còn dầy, sức vô ngã rất yếu nên phải tiếp tục tu hành cho đến khi chứng quả A-la-hán mới gọi là xong.

+ Trong lúc tu tập vô ngã, bạn nên tránh dùng chữ Ta và của Ta, mặc dù nó là quy ước tục đế. - Chỉ trừ khi nào bất đắc dĩ phải nói chuyện với người khác, nhất là người không hiểu biết gì về vô ngã thì mới dùng chữ Ta (tôi) và của Ta.

+ Thí dụ trong một khóa tu về Vô Ngã, mọi người đã được học hiểu chút ít về vô ngã, khi bạn cần uống nước thì có thể nói:

- xin anh, chị cho (cái thân này) một ly nước, thay vì nói xin cho tôi một ly nước.

- Khi muốn đi ngủ thì nói: cái thân tứ đại này mệt cần đi ngủ, thay vì nói tôi muốn đi ngủ.

- Khi bực mình ai thì nói: cái tâm này đang bực, thay vì nói tôi bực.

- Khi nói về nhà cửa của mình thì nói: cái nhà của thân tứ đại này.

- Khi nói về cá nhân mình hay người khác thì dùng chữ ngũ uẩn: ngũ uẩn (tên A) này cần nói chuyện với ngũ uẩn B, C, D.

+ Sau khi quán chiếu thuần thục vô ngã, bạn có thể dùng chữ “Ai?” để làm phương tiện nhắc nhở mỗi khi bị phiền não quấy nhiễu.

+ Thí dụ khi cơn giận nổi lên liền hỏi:

- “Ai đang tức giận?”,

- “Không có Ta thì Ai tức đây?”

+ Hãy nhìn thẳng vào cái Ai đó xem nó là ai? Ở đâu? Trong thân hay tâm? Nhìn kỹ một hồi thì nó sẽ biến mất.

- Bởi vì không có ai tức, chỉ có một ý niệm sân vừa khởi lên trong tâm mà thôi.

- Nếu không nhận ra nó (niệm sân) thì nó liền trở thành Ta, tâm bám vào niệm sân rồi tưởng là Ta sân.

+ Bạn hãy áp dụng ngay kinh Vô Ngã Tướng:

- “Cơn giận này không phải là Ta, là của Ta”,

- “Cái buồn này không phải là Ta, là của Ta”,

- “Cái ghét này không phải là Ta, là của Ta”,

+ chúng chỉ là những ý niệm (tâm sở) khởi lên một thoáng giây rồi tiêu tan, như những đám mây trên bầu trời.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 3 Mzey2_10
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Vô ích!
Nếu không thể nào buông bỏ được cái thâm căn cố đế như mặt mũi này, danh hiệu trí giả, thức giả, danh gia này.....v....v..
Nhất là bám chặt vào sự hiểu biết của mình.

Tư theo sự hiểu biết của mình chẳng đi đến đâu.

Vạn Pháp Vô Ngã.
Ðại đức Ananda có bạch hỏi Phật:
Bạch hóa Ðức Thế-Tôn; Ngài dạy rằng:

Thế giới rỗng không có nghĩa là gì?

- Này Ananda, Thế giới có nghĩa là rỗng không, không có Ta, không phải Ta, nên gọi là rỗng không (vô-ngã).

Không có Ta thì: Vô Ngã nào tu Vô Ngã nào?
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 55.- CHÁNH NIỆM.

Chúng ta thường nghe rất nhiều về chữ chánh niệm, nhưng cần phân biệt giữa niệm, chánh niệm, và tà niệm.

+ Trước hết niệm là gì?

- Niệm (sati) có nghĩa là nhớ (memory), để ý ghi nhận (notice), và tỉnh thức (mindfulness).

- “Niệm là nguồn năng lượng giúp ta ý thức được những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại trong thân, tâm và hoàn cảnh.

- Những điều này nhiều lắm, ta không thể nhận diện được tất cả một lượt. - Nhưng ta có thể nhận diện những gì nổi bật nhất, hoặc điều mà ta cần nhận diện.

  • Nếu ta để ý tới hơi thở vào ra và nhận diện được đấy là hơi thở vào ra, đó gọi là phép niệm hơi thở...
  • nếu đang giận mà ta có ý thức được là ta đang giận, đó gọi là niệm cơn giận”.

+ Nói đơn giản, niệm là tỉnh thức ghi nhận, ý thức được những gì đang xảy ra trong hiện tại.

- Nhưng niệm suông, ghi nhận suông, đang làm gì biết mình đang làm cái đó, chưa hẳn là chánh niệm.

- Đang giận biết là mình đang giận chưa hẳn là chánh niệm.

* Nhiều người lầm tưởng niệm là chánh niệm, hoặc chỉ cần an trú trong hiện tại là chánh niệm, hoặc cứ thưởng thức (enjoy) những gì mình đang có là chánh niệm.- đều sai lầm-

Ví như:

- Một người đang ăn cắp đồ, biết rõ là mình đang ăn cắp và chú tâm làm việc ăn cắp một cách rất “tỉnh thức” để không bị bắt. Như vậy người ăn cắp này có chánh niệm hay không? Dĩ nhiên là Tà Niệm rồi !

- Niệm có chánh và tà. Niệm là một tâm sở trong năm tâm sở biệt cảnh (dục, thắng giải, niệm, định, huệ).

- Tự nó đứng một mình chưa đủ để gọi là chánh niệm.

- Niệm được dùng như thế nào, với mục đích gì, và đối tượng của nó là tà hay chánh?

- Nếu chỉ ghi nhận suông, hoặc ý thức an trú trong hiện tại, đó mới chỉ là niệm chứ chưa phải là chánh niệm, nhiều khi có thể là tà niệm.

- Niệm cần phải đi chung với giới (sila), chánh kiến (samma-ditthi) và chánh tư duy (samma-sankappa) mới được xem là chánh niệm (samma-sati).



+ Khi tâm có đề mục thiền quán, hoặc có đối tượng “chân chính” để an trụ như bốn niệm xứ nhằm mục đích kiểm soát và chế ngự tham dục, phiền não thì đó mới gọi là chánh niệm.

- Thí dụ: lặt rau, làm bếp là công việc vô hại, không phạm giới, cho nên khi làm việc này tôi chú tâm vào đó, không để cho tâm suy nghĩ mông lung, bậy bạ.- Đây có thể gọi là chánh niệm.

- Nếu tâm phóng đi thì tôi kéo nó trở lại việc lặt rau làm bếp.

- Khi ngồi thiền theo dõi hơi thở, “hơi thở ra vô” trở thành đối tượng của tâm. Tâm luôn theo dõi và ghi nhận hơi thở, để đừng tưởng nhớ, lo âu về quá khứ tương lai. - Đây gọi là chánh niệm.

- Nhưng khi đang ăn cắp mà tôi tập trung tâm ý vào việc ăn cắp, biết rõ là tôi đang ăn cắp, và ăn cắp những thứ gì. - Cái này không phải là chánh niệm mặc dù tâm có mặt trong hiện tại và đang tỉnh thức ghi nhận, vì hành động mà tôi đang làm là phạm giới, là tà nghiệp.

+ Sự “an trú trong hiện tại” này không còn là chánh niệm nữa mà là tà niệm. - Không thể có sự ăn cắp trong chánh niệm được.

- Khi tức giận ai, tôi chửi và biết là mình đang chửi những gì, chửi rất bình tĩnh khéo léo (chửi xéo). Sự bình tĩnh, tỉnh thức biết là mình đang chửi này không phải là chánh niệm, bởi vì hành động chửi là tà ngữ. - Cho nên tỉnh thức biết những gì đang xảy ra trong hiện tại chưa đủ để gọi là chánh niệm.

- Đang giận mà biết là mình đang giận và muốn chửi lại cho đã nư, không phải là chánh niệm.

- Đang giận, biết là mình đang giận và biết là không nên chửi hay đánh đá người ta mà cần phải từ bi hóa giải, đó mới là chánh niệm. - Bởi vì nó kèm theo chánh kiến và chánh tư duy.

- Đang làm gì và biết là mình đang làm cái đó chưa phải là chánh niệm, vì cái mình đang làm đó thuộc về chánh nghiệp hay tà nghiệp?

- Nếu là tà nghiệp thì không thể gọi là chánh niệm.- Không thể nói cắt cổ gà trong chánh niệm được.

- Trong những khóa thiền Minh Sát, thiền sinh sống theo giới luật và nội quy và được thiền sư hướng dẫn trực tiếp cho nên khi thực hành theo dõi, quán sát, chú niệm mọi cử chỉ hành động đều là chánh niệm.

- Niệm cần phải có ít nhất là giới, chánh kiến và chánh tư duy đi cùng thì mới gọi là chánh niệm.

- Giới bao gồm chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.

* Chữ niệm trong kinh Niệm Xứ có mục đích rõ ràng là chế ngự tham dục và phiền não để đạt đến chánh trí, giải thoát.

* Ngoài kinh Niệm Xứ ra, trong kinh Phân Tích, đức Phật có định nghĩa rõ về chánh niệm như sau:

* “Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm? Ở đây, này các Tỷ-kheo,

+ Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời;

+ Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời;

+ Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời;

+ Tỷ- kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời.

* Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.

- ” Còn lặt rau mà chú tâm trong việc lặt rau, rửa chén chú tâm trong việc rửa chén, đây chỉ là an trú trong hiện tại, có thể tạm gọi là chánh niệm, bởi vì nó chế ngự tâm, không cho tâm suy nghĩ vọng tưởng, lo âu, phiền não, nhưng chưa đủ để phát sinh trí tuệ đưa đến giải thoát sinh tử.

+ Trên đây là nói về niệm theo thiền quán.

* Người tu Tịnh Độ cũng có niệm, đó là niệm Phật.

+ Niệm Phật có nghĩa là nhớ tưởng đến Phật.

+ Đức Phật A Di Đà là đối tượng của sự tu hành, của sự hướng tâm.

+ Khi chú tâm và cột tâm nhớ đến Phật đó cũng là chánh niệm.

+ Khi phóng tâm nghĩ tới chuyện gì khác thì gọi là thất niệm (mất chánh niệm).

+ Tuy nhiên có nhiều người miệng niệm Phật mà tâm không nhớ tới Phật, lại chú tâm vào xâu chuỗi, hoặc chú tâm vào âm thanh, hoặc niệm liên hồi như cái máy theo kiểu nhồi sọ đến nỗi tiếng niệm Phật cứ chạy mòng mòng trong đầu làm cho mất ngủ.

+ Họ tưởng niệm Phật như vậy là đúng, nhưng nó không còn mang ý nghĩa nhớ tưởng đến Phật nữa.

+ Niệm theo thiền là tỉnh giác ghi nhận,

+ theo Tịnh Độ là tỉnh giác nhớ tưởng. - Khi thương nhớ ai, chỉ cần nghe đến tên người đó thì hình ảnh người đó hiện ra trong tâm và làm ta muốn tìm đến người đó.

+ Mục đích niệm Phật cũng vậy.- Niệm Phật là nhớ tưởng đến Phật và cố gắng làm cho tâm tìm đến Phật.

+ Khi niệm ra tiếng thì đó là tự nhắc nhở mình một cách mạnh mẽ hơn, chứ không phải là nhồi sọ.

+ Tuy nhiên nếu không hiểu mà niệm như cái máy cũng được, nhờ đó mà bớt nghĩ bậy, nói bậy.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 3 Nim2_j10
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính ngài Viên Quang.
Tự Độ vẫn tự chưa rõ nên:
Thành thật xin hỏi ngài
Không có Chánh Kiến thì không thể nào có Chánh Niệm?
Làm sao có Chánh Kiến?
Khi chúng ta thấy mọi sự vật bằng NIỆM?
Hay
Chúng ta thấy mọi sự vật bằng suy nghĩ, tưởng nhớ?
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Kính ngài Viên Quang.
Tự Độ vẫn tự chưa rõ nên:
Thành thật xin hỏi ngài
Không có Chánh Kiến thì không thể nào có Chánh Niệm?
Làm sao có Chánh Kiến?
Khi chúng ta thấy mọi sự vật bằng NIỆM?
Hay
Chúng ta thấy mọi sự vật bằng suy nghĩ, tưởng nhớ?
Cảm ơn Bạn Tự Độ tham gia thảo luận.

+ thấy mọi sự vật bằng suy nghĩ, tưởng nhớ.
- Đó chỉ là Tưởng Tri, và Thức Tri sẽ có đầy dẩy sai lầm

+ thấy mọi sự vật bằng NIỆM?
- Thì sẽ như chơi trò may rủi.- Có khi được Chánh Niệm. Nhưng cũng có khi chưa được Chánh Niệm.

+ Niệm cần phải đi chung với giới (sila), chánh kiến (samma-ditthi) và chánh tư duy (samma-sankappa) mới được xem là chánh niệm (samma-sati).

Thưa Bạn ở 8 Thánh Đạo.- Thì
Chánh Kiến là đứng đầu.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 56.- Trở về Chân Tâm.

Tâm bất giác vọng tưởng tạo ra cái Ta (ngã) rồi theo cái Ta trôi lăn trong sinh tử.

+ Bây giờ nói trở về là Ai trở về? Và trở về đâu?

- Tâm trở về, và trở về bổn tánh của nó, cái tánh thanh tịnh thường hằng.

+ Khi tâm trở về bổn tánh thanh tịnh thì nó được gọi là chân tâm.

+ Thiền Tứ Niệm Xứ được trình bày ở trên là phương pháp tu vô ngã chuyên dùng phủ định, nhưng nó cũng là một phương tiện thiện xảo để trở về chân tâm.

* Mỗi khi hành giả niệm hay ghi nhận một cái gì đó tức là có chánh niệm. Có chánh niệm tức là có sự tỉnh giác. Có tỉnh giác tức là tánh giác đang có mặt. Tánh giác có mặt tức là chân tâm đang làm việc.- Do đó thực hành chánh niệm tức là đang trở về chân tâm.

+ Trong thiền tông có nói về thập mục ngưu đồ, tức là 10 tranh chăn trâu, ngụ ý nói người tu thiền phải kiểm soát tâm của mình giống như kẻ mục đồng chăn trâu.

+ Chăn trâu tức là chăn tâm.

+ Người tu thiền Minh Sát, phải chánh niệm từng giây phút, tỉnh giác ghi nhận không những tâm của mình mà còn phải ghi nhận luôn cả từng tư thế, hành động của thân thể, cảm thọ và các pháp.

+ Đứng về phương pháp tu hành thì cách dụng công của thiền Minh Sát không khác gì chăn trâu của thiền tông.- Chỉ có điều là mục đích hơi khác nhau.

+ Mục đích của thiền Minh Sát là chứng ngộ được ba thực tướng của ngũ uẩn là vô thường, khổ, vô ngã, và giải thoát khỏi lậu hoặc, phiền não, đạt đến Niết bàn.

+ Còn mục đích của thiền tông là trở về hợp nhất với chân tâm.

+ Chân tâm và vô ngã liên quan mật thiết với nhau.- Trở về chân tâm thì không còn ngã, cho nên đây là phương pháp thứ hai để tu vô ngã, dùng phủ định và xác định.

+ Để trở về chân tâm chúng ta có thể tu tập nương theo bốn câu của Lục tổ Huệ Năng nói về bổn tánh trong kinh Pháp Bảo Đàn (xem chương “Tâm”).

1. Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh.
2. Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt
3. Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ
4. Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động.
5 “đâu ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”, - chúng ta không cần dùng đến, vì đây là cái tánh năng khởi của tâm, chính cái tánh năng khởi này nó làm cho chúng sinh bất giác mê lầm, chạy theo vọng tưởng. - Nhưng khi tỉnh giác trở về được bổn tánh thì nó biến thành diệu dụng, thần thông tự tại của chư Phật và Bồ tát.

+ Tự tánh tức là bổn tánh của tâm, nói tự tánh hay bổn tánh hay chân tâm đều giống nhau. Do đó chúng ta có thể lập ra phương châm dưới đây để tu hành:

1. Chân tâm vốn tự thanh tịnh, nên không ái luyến, nếu ái là ngã ái.
2. Chân tâm vốn không sanh diệt, nên không cần sợ hãi, nếu sợ là ngã sợ.
3. Chân tâm vốn tự đầy đủ, nên không ham muốn, nếu muốn là ngã muốn.
4. Chân tâm vốn không dao động, nên thường vắng lặng, nếu khởi niệm là ngã khởi.

+ Vai chính trong công việc tu hành là tâm.

- Khi tâm mê, quên bổn tánh thì nó trở thành vọng tâm, và vọng tâm tạo ra cái ngã (Ta), và ngã tiếp tục tạo ra hậu tánh là những tánh phiền não.

- Khi tâm ngộ, tỉnh giác, từ bỏ hậu tánh phiền não, tìm về bổn tánh thì tâm trở thành chân tâm.

cùng tử.webp


+ Giống như chuyện đứa cùng tử trong kinh Pháp Hoa.- Có một đứa con nhà giàu, nhưng bỏ nhà đi chơi, chạy theo những đứa nhỏ khác rồi quên mất đường về.

- Từ từ nó quên luôn mình là con ông trưởng giả, sống đời lang thang ăn mày, moi thùng rác, ngủ đầu đường xó chợ.

- Qua bao năm tháng, ông trưởng giả cho người đi khắp nơi tìm con, cuối cùng tìm được, nhưng vì xa nhà lâu quá nó quên bẵng mình là con nhà giàu nên sợ sệt không dám về nhà.

- Thấy vậy người cha dụ khéo cho nó vào nhà làm quản gia để nó tập trở lại những thói quen trưởng giả.

- Dạy cho nó ăn mặc bảnh bao, đi đứng đàng hoàng, nói năng lịch sự.

- Nhưng ban đầu nó vẫn còn những tập khí ăn mày sau bao năm đi hoang, nên tuy ăn mặc đồ đẹp mà lại ngồi chồm hổm, ngồi bàn sang trọng mà lại vói tay bốc đồ ăn một cách thô lỗ như kẻ chết đói.

- Mỗi lần như thế, ông trưởng giả lại nhắc nhở nó phải từ bỏ những tánh ăn mày thì mới tiếp tục làm quản gia được.

+ Thế rồi dần dần nó tập được những tánh mới lịch sự, và trở thành một người trưởng giả.

- Lúc đó ông trưởng giả mới họp tất cả mọi người lại và báo tin nó chính là đứa con đi hoang hồi xưa, nay ông đã tìm lại được và giao hết tài sản sự nghiệp cho nó quản lý.

+ Chúng ta cũng vậy, vì quên mất bổn tánh nên đi hoang, lang thang trong sinh tử luân hồi giống như đứa cùng tử (con nhà nghèo cùng) không biết gốc gác thực sự của mình là gì.

- Nay nhờ chư Phật, chư tổ chỉ dạy nguồn gốc của chúng ta chính là chân tâm thanh tịnh, tánh thật của chúng ta không phải là những tánh ái luyến, sợ hãi, ham muốn, dao động vọng tưởng lăng xăng, đó là những tánh ăn mày, là hậu tánh, là tánh ô nhiễm huân tập sau khi đi hoang.

+ Bây giờ chúng ta phải tập lại từ từ như đứa cùng tử, tập nhớ lại bổn tánh và từ bỏ hậu tánh.

1. Mỗi khi tâm ái luyến, thương người này, ghét người kia, tức người này, giận người nọ, thì hãy nhớ lại bổn tánh vốn thanh tịnh, và tập an trụ trong sự thanh tịnh. Cái hay thương ghét, giận hờn là hậu tánh, là thói quen ăn mày, du côn của cái ngã. Chỉ có cái ngã (Ta) mới ái luyến, yêu ghét, giận hờn, v.v...

2. Mỗi khi tâm sợ hãi, sợ chết, sợ ma, sợ chuột, v.v... thì hãy nhớ lại bổn tánh vốn không sanh diệt.

- Tâm thực sự vô hình vô tướng, không bao giờ chết, không ai có thể bóp cổ, đâm chém hay giết được tâm.

  • Vậy thì ai sợ hãi?
  • Chính cái ngã sợ, vì vọng tâm chấp cái thân tứ đại là ngã (Ta) nên nó sợ cái thân bị chết, sợ ma bóp cổ cái thân, sợ chuột cắn cái thân.
  • Sợ hãi là một tập khí sâu dày rất khó trừ, nó sâu hơn cả tham, sân, si, vì cái ngã rất sợ bị tiêu diệt.

3. Mỗi khi tâm ham muốn, thèm khát, ưa thích cái này cái kia như tiền của, sắc dục, danh vọng, thì hãy nhớ lại bổn tánh vốn tự đầy đủ, đâu cần những thứ đồ giả tạm, huyễn mộng, phù du này và hãy tập an trụ trong sự an nhàn biết đủ (tri túc thường lạc).

- Chỉ có cái ngã (Ta) mới thích ham muốn. Ham muốn, thèm khát, mong cầu là tập khí, thói quen của kẻ ăn mày, thiếu thốn. Những người giàu sang tỷ phú, triệu phú, mà tâm còn ham muốn, thèm khát đủ thứ thì đó vẫn là kẻ ăn mày.

- Tất cả những đồ vật trên thế gian này đều bắt nguồn từ tâm vô minh vọng động mà sinh ra.

- Tất cả đều do tâm biến hiện, tâm đã có đầy đủ tất cả, chỉ cần trở về bổn tánh, trong đó có vô lượng công đức của Pháp thân, tùy duyên ứng hiện.

4. Mỗi khi tâm dao động, vọng tưởng suy nghĩ lăng xăng, hết chuyện này đến chuyện nọ, lo cái này chưa xong đã lo tới cái kia, thì hãy nhớ lại bổn tánh vốn không dao động, và tập an trụ trong sự vắng lặng của tâm.

  • Nếu dao động thì đó là ai?
  • Đó là vọng tâm, là ngã (Ta).
  • Cái ngã phải lo làm ăn sinh sống, phải lo đối phó người này, người kia, thương người này, giận người nọ, v.v...
  • Vì ngã lo nên làm tâm bị động, không cho tâm yên nghỉ một giây phút nào.
  • Bệnh phiền não thông thường của người đời là tham lam, giận hờn và ganh ghét.
  • Khi tham muốn khởi lên thì hãy nhớ lại bổn tánh của mình thanh tịnh đầy đủ, đâu cần ham muốn cái gì, vả lại cái gì tham? Ai tham, ai muốn?
  • Hãy tập nhận diện ngay cái ngã.
  • Khi giận hờn hay ganh ghét thì hãy nhớ lại bổn tánh của mình vốn thanh tịnh không dao động và cố gắng trở về bổn tánh.
  • Nếu giận thì hãy tự hỏi Ai giận? Và nhận diện ngay chỉ có cái ngã mới biết giận, còn chân tâm thanh tịnh vô ngã làm sao biết giận! -- Muốn trở về chân tâm (vắng lặng) mà sao lại hành động theo vọng tâm, vọng tưởng, để những thói quen, tập khí của vọng tâm dẫn dắt?
  • Càng tập nhớ bổn tánh, nhớ những đức tính của chân tâm và áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày thì chắc chắn sẽ loại trừ được phiền não.

* Luôn nhớ bổn tánh tức là có chánh niệm, là sống với ông chủ, với chân tâm, với Phật tánh, và cùng lúc diệt trừ luôn được cái ngã.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 57.- Trở về về Chân Tâm- Bản Giác rồi thế nào ?

* 1. Có thể nói Ta là chân tâm được không?
- Đúng ra trong chân tâm không có Ta, nhưng nếu chưa hiểu được giáo lý vô ngã, hoặc chưa từ bỏ được thói quen dùng chữ Ta thì bất đắc dĩ có thể cho Ta là tâm hoặc chân tâm để tự nhắc nhở mình trở về chân tâm.- Nhưng cần phải biết đó chỉ là phương tiện tạm thời mà thôi.

+ Có một anh chàng nọ vừa chết, thần thức bay lên Cực lạc. Anh ta đến gõ cửa Phật xin mở cho anh vào. Phật hỏi: - Ai đó?
- Anh đáp: - Tôi đây.

+ Phật hỏi: - Tôi là ai?
- Anh đáp: - Tôi là tôi.

+ Phật nói: - Ở đây không có chỗ cho tôi. Anh hãy đi về tu lại. Anh ta rơi trở xuống trần gian và tu hành tiếp.
Sau một thời gian, anh ta chết và thần thức lại bay lên trời gõ cửa Cực Lạc. Lần này Phật cũng hỏi: - Ai đó?
- Anh đáp: - Tôi đây.

+ Phật hỏi: - Tôi là ai?
- Anh đáp: - Tôi là ngài.

+ Phật liền mở cửa cho anh vào Cực lạc.
- Cực lạc là nơi Phật ngụ, là chỗ thanh tịnh, sung sướng, không có tranh chấp, cãi vã, hơn thua, ích kỷ.

+ Nếu còn cái tôi, cái Ta (cái ngã) thì làm sao vào Cực lạc được?

+ Nếu những linh hồn vào Cực lạc mà còn cái tôi thì những cái tôi đó sẽ cãi nhau, tranh dành, hơn thua, ích kỷ làm ô uế Cực lạc.

+ Vì vậy khi anh trả lời “tôi là tôi” thì Phật không cho anh vào. Đến khi anh trả lời tôi là ngài, tức là cái ngã của anh không còn nữa, không còn phân biệt ta và người (nhị nguyên), không còn ích kỷ, tranh dành phần lợi cho cái Tôi nữa thì anh mới vào Cực lạc được.

* 2. Nhà thiền có câu công án “vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?”, có nghĩa là thế nào?

- Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ? Nghĩa là muôn pháp trở về một, một trở về đâu?

- Câu trả lời là nhất quy vạn pháp.

- Cái nhất (một) chính là tâm.

- Các pháp đều quay trở về tâm, vậy thì tâm trở về đâu?

- Tâm trở ra các pháp.

- Ban đầu tâm khởi vọng sinh ra các pháp, muôn loài muôn vật, thế giới và chúng sinh, rồi theo đó trôi lăn trong sinh tử lầm than.

- Đến khi tỉnh ngộ, tâm biết tu hành tìm đường trở về bổn tánh tức là trở về chính mình.

* 3. Khi tâm trở về được với chính mình rồi thì sao?

- Khi tâm hoàn toàn trở về bổn tánh thì nó trở thành Pháp thân (Dharmakaya).

- Pháp thân tuy vô hình tướng, nhưng không phải hư không vô tri vô giác, ù lì mà thường năng khởi ra muôn vàn diệu dụng, biến hiện ra Báo thân (Sambhogakaya) to lớn trang nghiêm để hóa độ chư Bồ tát trong các thế giới tịnh độ, và biến hiện ra Ứng hóa thân (Nirmanakaya) để hóa độ các loài chúng sinh trong sáu cõi luân hồi.

VÔ NGÃ- TÂM - Page 3 Phzep_18
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Cảm ơn Bạn Tự Độ tham gia thảo luận.

+ thấy mọi sự vật bằng suy nghĩ, tưởng nhớ.
- Đó chỉ là Tưởng Tri, và Thức Tri sẽ có đầy dẩy sai lầm

+ thấy mọi sự vật bằng NIỆM?
- Thì sẽ như chơi trò may rủi.- Có khi được Chánh Niệm. Nhưng cũng có khi chưa được Chánh Niệm.

+ Niệm cần phải đi chung với giới (sila), chánh kiến (samma-ditthi) và chánh tư duy (samma-sankappa) mới được xem là chánh niệm (samma-sati).

Thưa Bạn ở 8 Thánh Đạo.- Thì
Chánh Kiến là đứng đầu.
Kính cám ơn ngài.

Đức Phật nói rằng:
Khi con mắt chạm hình sắc thì phát sinh ra cái thấy và cái thấy đó là một tia chớp lóe lên do sự xúc chạm giữa căn và cảnh, nghĩa là giữa con mắt và hình sắc.
Cái thấy đó chỉ tồn tại trong một sát-na mà thôi.

Chúng ta có khả năng gì để Tu?
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Kính cám ơn ngài.

Đức Phật nói rằng:

Khi con mắt chạm hình sắc thì phát sinh ra cái thấy và cái thấy đó là một tia chớp lóe lên do sự xúc chạm giữa căn và cảnh, nghĩa là giữa con mắt và hình sắc.
Cái thấy đó chỉ tồn tại trong một sát-na mà thôi.

Chúng ta có khả năng gì để Tu?
Kính Bạn tự Độ.

Khi con mắt chạm hình sắc thì phát sinh ra cái thấy và cái thấy đó là một tia chớp lóe lên do sự xúc chạm giữa căn và cảnh, nghĩa là giữa con mắt và hình sắc.
Cái thấy đó chỉ tồn tại trong một sát-na mà thôi.
Dạ.- Nếu Căn + Cảnh của Bạn chỉ trong một sát-na mà thôi.- Thì quá tốt rồi.

NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC VẬY.

+ Khi đệ nhất sát na trôi qua. Thì Cái TA nó vọng sanh ra : Thọ, Tưởng, Hành, Thức để rồi lôi kéo Vọng niệm thành đệ nhị, đệ tam sát na v.v...biến ra thành: vui, mừng, buồn, giận, ưa, ghét, muốn v.v... và như dòng Bộc Lưu trở thành Ý. Tức chấp Niệm Thành chủng. Chủng Niệm đó là NGHIỆP. mà trôi vào Sanh tử .

- Do vậy cần phải TU. Nhằm đưa Ý về Bản Giác.- Thoát ly Sanh tử Luân hồi.

+ Bạn hỏi: Chúng ta có khả năng gì để Tu?
- Đáp: Học theo Phật.- Dùng Giới- Định- Huệ để TU.

Mến
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 47%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
363
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Đức Phật nói rằng:
Khi con mắt chạm hình sắc thì phát sinh ra cái thấy và cái thấy đó là một tia chớp lóe lên do sự xúc chạm giữa căn và cảnh, nghĩa là giữa con mắt và hình sắc.
Cái thấy đó chỉ tồn tại trong một sát-na mà thôi.

Chúng ta có khả năng gì để Tu?
Bản chất của thực tại.
Chúng ta nhận thức sự vật với tri giác và tâm trí bị u mê, bị ràng buộc vào tham, sân, si, nên thực tại trở nên méo mó, sai lạc vì những phân biệt và thiên kiến của chúng ta.

Chúng ta chất chứa rất nhiều hình ảnh sai lầm và sống trong một thế giới đầy dẫy những sai lầm và ảo tưởng.
Vậy mà chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta đang tiếp xúc thật sự với thế giới, với loài người và những loài khác.

Các nhận thức về ta và người, về cá nhân hay tập thể, chủ thể cùng đối tượng, về các vấn đề như Đức Phật, sự sinh-diệt, nhân duyên, không, tánh không, chân tâm, chân không diệu hữu, Phật tánh, như lai v.v...
Tất cả đều.hoàn toàn do sự tạo dựng, tưởng tượng của chúng ta.

Các nhận thức mà chúng ta hoàn toàn không có khả năng nhìn thấy gì cả.

Đức Phật nói rằng:
Người nên hiểu rằng: Ta không làm chủ được thân này.
Người nên hiểu rằng: Nó không theo ý muốn của ta.
Người nên hiểu rằng: Nó không đem lại sự an vui cho ta.
Người nên hiểu rằng: Nó không chịu kiểm soát dưới uy quyền của ta.
Người nên hiểu rằng: Nó theo ý sở hữu của nó.
Người nên hiểu rằng: Nó là vật rỗng không.

Thực tạ chúng ta rỗng không.

Thực tại trái ngược với những gì chỉ là tưởng tượng.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bản chất của thực tại.
Chúng ta nhận thức sự vật với tri giác và tâm trí bị u mê, bị ràng buộc vào tham, sân, si, nên thực tại trở nên méo mó, sai lạc vì những phân biệt và thiên kiến của chúng ta.

Chúng ta chất chứa rất nhiều hình ảnh sai lầm và sống trong một thế giới đầy dẫy những sai lầm và ảo tưởng.
Vậy mà chúng ta cứ nghĩ rằng chúng ta đang tiếp xúc thật sự với thế giới, với loài người và những loài khác.

Các nhận thức về ta và người, về cá nhân hay tập thể, chủ thể cùng đối tượng, về các vấn đề như Đức Phật, sự sinh-diệt, nhân duyên, không, tánh không, chân tâm, chân không diệu hữu, Phật tánh, như lai v.v...
Tất cả đều.hoàn toàn do sự tạo dựng, tưởng tượng của chúng ta.

Các nhận thức mà chúng ta hoàn toàn không có khả năng nhìn thấy gì cả.

Đức Phật nói rằng:
Người nên hiểu rằng: Ta không làm chủ được thân này.
Người nên hiểu rằng: Nó không theo ý muốn của ta.
Người nên hiểu rằng: Nó không đem lại sự an vui cho ta.
Người nên hiểu rằng: Nó không chịu kiểm soát dưới uy quyền của ta.
Người nên hiểu rằng: Nó theo ý sở hữu của nó.
Người nên hiểu rằng: Nó là vật rỗng không.

Thực tạ chúng ta rỗng không.

Thực tại trái ngược với những gì chỉ là tưởng tượng....

Ờ....

Bạn nói hay đó

Tiếp tục như này... dể nghe ạ....

Mời Bạn.
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,235
Điểm tương tác
1,225
Điểm
113
Bài 58.- "NGỘ" không phải là Vấn Đề lớn.

Tu tập trở về chân tâm, có cần nhận ra bổn tánh hay kiến tánh không?

* Thiền tông thường nhấn mạnh về “ngộ”.

+ Nhưng ngộ là ngộ cái gì?

- Chữ ngộ có nghĩa là hiểu hay nhận ra.

+ Vậy ngộ là ngộ đạo hay là kiến tánh?

- Ngộ đạo nghĩa đen có nghĩa là nhận ra con đường,

- nghĩa bóng là nhận và hiểu được lý đạo hay kiến tánh.

- Nếu là con đường thì đức Phật đã tìm ra rồi, chúng ta đâu cần phải khổ công đi tìm làm chi nữa, chỉ cần nương theo lời dạy của Phật mà thực hành, tu tập thì sẽ giải thoát.- Cho nên không cần phải “ngộ” mới giải thoát.

- Nếu bạn hiểu, tin và đang thực tập tu hành theo lời Phật dạy thì xem như bạn đã ngộ đạo rồi, tức là đã nhận ra con đường giải thoát.

+ Nếu ngộ là kiến tánh (thấy tánh), vậy tánh đó là tánh gì?

- Đó là bổn tánh, tánh của chân tâm.

- Kiến tánh cũng có nghĩa là nhận ra bản lai diện mục.

- Bản lai diện mục (mặt thật xưa nay) của chúng ta đơn giản là cái tâm (hay chân tâm).

+ Nhưng nhận ra được (chân) tâm rồi thì sao? Thành Phật liền chăng?

+ Nhiều người tu thiền lo đi tìm “ngộ” mà quên tu, quên sửa những tập khí chấp ngã, ái dục, phiền não.

+ Họ tưởng một phen “ngộ” rồi thì bản ngã, ái dục, phiền não tự nhiên biến mất, khỏe ru khỏi phải mất công tu hành cho cực.

+ Ngộ không phải tự nhiên mà có.- Phải tu (học) mới ngộ (hiểu).

- Sau khi ngộ rồi vẫn phải tu (thực hành) tiếp.

- Đúng theo truyền thống thiền tông thì phải ngộ trước, tức là nhận ra bổn tánh, chân tâm, rồi sau đó tập an trú chân tâm đến khi hoàn toàn ở trong và sống theo chân tâm thì gọi là chứng nhập chân tâm.

+ Chúng sinh do thói quen lâu đời nhiều kiếp chạy theo ngoại cảnh nên việc nhận ra bổn tánh không phải là dễ.

- Cho nên nếu chờ phải kiến tánh mới tu thì tới kiếp nào mới kiến tánh?

- Và nếu chưa kiến tánh thì không tu sao?

- Dù ngộ hay không cũng vẫn phải tu.

* Ngộ chỉ là một chặng đường ngắn trên con đường dài.

+ Điều quan trọng là có đi và tiếp tục đi cho tới đích không?

- Người kiến tánh rồi phải tu tiếp, gọi là đốn ngộ tiệm tu, cho tới khi nhập chân tâm.

- Người chưa kiến tánh thì cứ nương theo lời chư tổ dạy về bổn tánh mà tu thì cuối cùng cũng ngộ.

* Hòa thượng Thanh Từ có nói lý tuy đốn ngộ, sự phải tiệm tu.

+ “Người học đạo không phải ngộ một lần là xong.

+ Trong nhà Thiền thường nói rằng đại ngộ ít ra cũng ba, bốn lần còn tiểu ngộ thì vô số”.

* Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật cũng nói “năm ấm ấy vốn trùng điệp sinh khởi; sinh, nhân Thức ấm mà có; diệt, từ Sắc ấm mà trừ; lý thì ngộ liền, nhân cái ngộ đều tiêu; sự không phải trừ liền, theo thứ lớp mà diệt hết”.

+ Pháp tu “biết vọng không theo” (tri vọng) của Hòa thượng Thanh Từ có khác gì pháp lau bụi của ngài Thần Tú?

- Mỗi vọng tưởng là một hạt bụi.

- Một vọng tưởng khởi lên bị chánh niệm nhận biết liền tan biến, giống như lau đi một hạt bụi.

+ Theo Đốn giáo thì tất cả chúng sinh đều đã là Phật rồi, có đầy đủ Phật tánh, đức tướng của Như Lai, nhưng vì bị vô minh, phiền não che lấp lâu đời lâu kiếp nên Phật tánh không hiển lộ.

- Bây giờ tu là lau chùi, tháo gỡ những lớp bụi vô minh, phiền não đó ra. - Đến khi những lớp bụi đó không còn nữa thì Phật tánh hiển lộ.

+ Bài kệ của ngài Thần Tú rất ích lợi và thiết thực cho việc tu tập khi ngài nói tâm như đài gương sáng, nhưng bị bụi bám lâu ngày, cần phải lau bụi thì gương sẽ sáng trở lại.- Do đó chúng ta không cần phải “ngộ” để thành Phật mà cần lau bụi vô minh, ái dục, chấp ngã thì sẽ thành Phật.

+ Bài kệ của Lục tổ Huệ Năng là nói về thể tánh chân không của tâm, thanh tịnh không hề dính bụi.

+ Còn kệ của ngài Thần Tú là nói về sự tướng, tâm động bị dính bụi phải lau chùi.

+ Lý thì Huệ Năng,

+nhưng sự phải Thần Tú.

+ Lý tuy đốn ngộ, nhưng sự phải tiệm tu.

* Phật giáo Tây Tạng dịch chữ Phật (Buddha) là Sangyé, có nghĩa hoàn toàn trong sạch (completely purified).

+ Do đó người muốn thành Phật phải tu tập đủ mọi cách để tẩy trừ bụi vô minh, ái dục, chấp ngã. - Tẩy sạch nhiều chừng nào thì thành Phật sớm chừng đó.

- Tẩy bụi chính là tu tập các phương pháp mà Phật để lại.

- Phật là người đã tìm ra con đường và chỉ dạy phương pháp tu hành.

- Lục tổ đã kiến tánh và nói rõ bổn tánh (chân tâm) ra sao.

- Chúng ta chỉ cần nương theo đó mà tu tập, diệt trừ dần dần những hậu tánh thì bổn tánh sẽ hiển lộ.- Đây là tiệm tu mà đốn ngộ.
VÔ NGÃ- TÂM - Page 3 Phyt4_10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top