D
dieungo
Guest
tánh nghe và cái biết hoàn toàn khác nhau tại sao lại cứ ngộ nhận là 1 nhỉ?
dieungo
Guest
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Thưa rằng là một đấy, như câu Kinh Viên Giác "Tri huyển tức ly, ly huyễn tức Giác".Cũng như, biết mình đang sống trong cảnh huyễn hóa và thoát ra khỏi cảnh huyễn hóa - là hai cái khác nhau – không phải một vậy.
Kính tất cả Sư Huynh, Sư Tỷ...
Đọc thấy các Huynh, Tỷ thảo luận rất nhiều ý hay, đáng học hỏi. Thật là hương vị của câu Sư Phụ mình dạy: "Ăn cơm có canh, tu hành (phải) có bạn". Ngu đệ củng nổi máu anh hùng lên góp vào thảo luận.
Thưa rằng là một đấy, như câu Kinh Viên Giác "Tri huyển tức ly, ly huyễn tức Giác".
Tất cả đồng là huyễn. Kể cả "tri" "ly" "giác" .
Xin tham gia thảo luận vấn đề "mở gút" _ Kính.
Là ý nói “biết và thoát ra khỏi” là hai cái (hai thứ) khác nhau.Cũng như, biết mình đang sống trong cảnh huyễn hóa và thoát ra khỏi cảnh huyễn hóa - là hai cái khác nhau – không phải một vậy.
Làm cho d/đ hoang mang – không hiểu d/đ nói không rõ hay hai Bạn hiểu quá sâu.Cảm ơn ChiếuThanh đã "mở gút" tiếp mình nhe. Gút này to và khỏe quá, mở muốn bở hơi luôn vậy!!!
Nhưng sử dụng của báu như thế nào - thì không thể trích dẫn một vài đoạn kinh mà có thể chứng minh được điều d/đ thấy và hiểu.Nầy Thiện nam tử ! Kinh Đại Niết Bàn là tạng bí mật của tất cả Phật. Vì chư Phật dầu có mười một bộ kinh, nhưng chẳng nói Phật tánh, chẳng nói thường, lạc, ngã, tịnh của Như Lai, chẳng nói chư Phật trọn không rốt ráo nhập Niết Bàn. Vì thế nên kinh nầy gọi là tạng bí mật của Như Lai. Trong mười một bộ kinh chẳng nói đến nên gọi là tạng. (=> Phật tánh thuộc về tạng bí mật của Như Lai – và là bảo vật của chúng sanh)
Như thất bảo của người chẳng đem ra ngòai để dùng thời gọi là bảo tạng. Tài vật của người nầy chứa cất để dùng vào việc tương lai.
Nghĩa là dự phòng lúc lúa gạo mắc, giặc đến xâm lăng, chính trị khổ khắc, thời dùng để chuộc mạng, hoặc đường giao thông bế tắc mới đem ra dùng. Cũng vậy, tạng bí mật của Như Lai cũng để dự phòng đời vị lai các Tỳ Kheo ác chứa vật bất tịnh, đối với tứ chúng nói Như Lai rốt ráo nhập Niết Bàn, đọc tụng sách vở thế gian, chẳng kính kinh điển của Phật. Lúc những điều ác như vậy hiện ra nơi đời, đức Như Lai vì muốn dứt các sự ác ấy nên diễn nói kinh nầy, khiến mọi người xa lìa những lợi dưỡng tà mạn. Lúc kinh tạng bí mật nầy dứt diệt, nên biết đó là thời kỳ Phật pháp diệt.
http://old.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-20-5.htm
Ngoài ra, ngài Văn Thù còn nói tiếp :"Tôi nay xin bạch đức Thế-tôn,
Phật ra đời trong cõi Sa-bà,
Trong cõi nầy, lối dạy chân-thật,
Thanh-tịnh, do chỗ nói và nghe;
Nay muốn tu-chứngTam-ma-đề,
Thật nên do cái nghe mà vào." (=> cái nghe mà ngài Văn Thù nói trong trường hợp này là do nhĩ căn duyên với thanh trần)
………..
…………
“Hiện nay, trong cõi Sa-bà nầy,
Các thứ thanh-luận được truyền-bá,
Do chúng-sinh bỏ mất tính-nghe,
Theo thanh-trần, nên bị lưu-chuyển;
…….
…….
Hỡi đại-chúng và ông A-nan,
Hãy xoay lại cái nghe điên-đảo,
Xoay cái nghe về, nghe tự-tính,
Nhận tự-tính, thành đạo vô-thượng;
Thật-tính viên-thông là như thế." (=> dùng cái nghe điên đảo làm phương tiện để xoay).
Do đó, xoay cái nghe điên đảo về nghe tự tính là pháp tu học. Nghĩa là muốn có được cái nghe tự tính – chúng ta phải tu học cách xoay cái nghe điên đảo ; chớ không phải xoay lại là có được cái nghe tự tính."Đây thật là một đường thẳng tiến
Vào Niết-bàn của vi-trần Phật;
Các đức Như-lai trong quá-khứ
Đều đã thành-tựu pháp-môn nầy;
Các vị Bồ-tát trong hiện-tại
Điều viên-minh vào pháp-môn ấy;
Những người tu-học đời vị-lai
Đều nên nương theo pháp-môn đó;
old.thuvienhoasen.org
Do lời giảng này - nên d/đ mới nói đến việc tìm vớt ngọc khi mặt hồ động.Các thầy nên biết rằng chỗ tu pháp khỗ vô thường trước kia chẳng phải là chơn thật. Ví như mùa xuân, có một nhóm người chơi thuyền trong hồ lớn làm rớt chìm ngọc lưu ly. Nhóm người ấy ,liền cùng nhau hụp lặn tìm ngọc, bóc nhằm hòn sõi viên đá, bụng mừng cho là ngọc, đến lúc đem ra khỏi nước mới rõ là không phải. Lúc ấy ngọc lưu ly vẫn ở dưới nước, do thế lực của ngọc mà nước hồ đều đứng trong. Bấy giờ nhóm người ấy mới nhìn thấy viên ngọc. Có một người trí tìm cách khéo chẫm rãi lặn xuống tìm vớt được ngọc.
Các thầy chớ nên cho sự tu tập pháp quán vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh như vậy là thật nghĩa
.Như nhóm người kia lặn xuống nước bốc nhằm sạn đá mà cho là ngọc. Các thầy phải khôn khéo nơi nơi chỗ chỗ .luôn tu pháp quán ngã, thường, lạc, tịnh. Lại cần nên biết tướng mạo tu tập bốn pháp trước kia đều là điên đảo. Muốn được chơn thiệt tu các pháp quán, tức là quán ngã, thường, lạc, tịnh thời phải như người trí khéo vớt được ngọc kia.
old.thuvienhoasen.org
dieungo
Guest
Chào bạn ChieuThanh (tất cả đều là huyễn, cả "Tri" "Ly" Giác")
Không tri, ko ly, ko giác có gọi là giác ngộ ko?
dieungo
Guest
"Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác" và tất cả đều là huyễn, cả "Tri" "Ly" Giác".
Nghĩa là thấy biết cái huyễn thì đồng thời phải thấy biết cái "Thấy Biết" cũng là huyễn luôn, tức là cái "sở hữu của Ta" "cái thấy biết của ta" cũng là huyễn luôn, Như vậy mới thật sự là "Tri huyễn".
"Tri huyễn" là "Tri sự huyễn" và "tri tức huyễn". Ngoại quán và nội quán. (Chẳng lẻ anh chơi khôn quá! thấy người ta huyễn còn minh thì không à - xin đùa chút xíu)
"Cái của ta" là huyễn rồi thì "ly" và "giác" củng là huyễn cã! Vì "cái của ta" không thật rồi thì "ta ly" "ta giác" là thật sao?
Theo Bạn thì có phải : bệnh lòa - là - cái thấy biết huyễn chăng ?nên biết rằng : Sắc thật ở nơi ngọn đèn, cái thấy bị bệnh làm ra có bóng tròn. Cả cái bóng tròn và cái thấy bóng tròn đều là bệnh lòa.
Nhận thấy được bệnh lòa thì cái nhận thấy đó không phải là bệnh;
rốt-cuộc không nên nói rằng bóng tròn là ngọn đèn hay là cái thấy, trong đó còn có bệnh lòa không phải ngọn đèn, không phải cái thấy.
www.thuvienhoasen.org
hoiquangphanchieu
Guest
KÍNH,
đúng là trà thơm trà thơm, năm củ sắp hết năm mới sắp đến, đông qua xuân đến hoa xuân khoe sắc, ôi biết bao nắm mồ lạnh lẽo mới còn mùi đất sét và biết bao hài nhi chào đời...
Cuộc sống như 1 con lốc cuốn đi theo tất cả chỉ còn ta đây! nhưng rồi ta đây cũng không thoát khỏi con lốc kia...đó là cái chết.
......................
Đại đạo ở trước mắt! là câu nói nghe mòn lỗ tai..
Thì d/đ chỉ thực hành theo lời Phật dạy - không có tu theo pháp phương tiện nào. Và d/đ cũng không biết khi nào chứng đắc - và thế nào được gọi là NGỘ hay GIÁC cả.TH biết D/Đ hiểu được tất cả những gì mọi người luận , những gì người khác hiểu !. Nhưng vẫn bảo vệ cách hiểu của mình vì đây là cách mà D/Đ đang ứng dụng tu học cho bản thân. Hiểu rõ lời Phật, từng lớp từ ngoài vào trong thứ tự tu học rõ ràng. Dù người khác bảo rằng như thế là chấp trước văn tự. Nhưng đây là cách tu chắc, tiệm rõ ràng, rồi đốn hoàn toàn sau. Có pháp tu, có chứng đắc. Có phiền não, có ly phiền não. Có giải thoát, có pháp tu giải thoát. ( Không biết hiểu như vậy có sai ý hiểu của D/Đ không, nếu sai có thể chỉnh lại TH sẽ thọ giáo! )
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
![]() |
Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 3 _ Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc.
|
![]() |
Cùng Ôn Học Phật Pháp _ Bài 1 _ Phát tâm ban đầu
|
![]() |
Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 6 _ Giới, Định, Tuệ.
|
![]() |
Cùng Ôn Học Phật Pháp _ Bài 2 _ Cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.
|
![]() |
Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 4 _ Cầu Chân Lý Tuyệt Đối
|