T

Ăn chay trong đạo Phật, hãy hiểu chĩnh xác rõ nghĩa hơn

P

phapchieumt

Guest
Ăn chay, ăn mặn Đại đức Thích Trí Siêu

Giới thiệu: Ðại đức Thích Trí Siêu là một tu sĩ người Việt. Đại đức nhập chúng tu học tại Tự viện Linh Sơn, Paris, và thọ Cụ túc giới với Hòa thượng Thích Huyền Vi. Mặc dù xuất thân từ Bắc Tông, Ðại đức vẫn thích tầm sư học đạo, không ngần ngại du phương tham vấn học hỏi với các thầy thuộc nhiều truyền thống khác. Bài nầy được trích từ quyển "Đạo gì", xuất bản năm 1996.

-ooOoo-

Trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị Sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới. Thấy thế vài Phật tử Việt Nam xì xào với nhau: "Mấy ông Thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!".

Một dịp khác, có một Thầy Việt Nam đi cùng với Phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật Giáo Tây Tạng. Không biết Thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với Phật tử: "Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!".

Quan niệm của đa số Phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó Phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: "Tu hành gì mà lại ăn chiều, không giữ đúng giới luật của Phật!". Khi thấy quý Thầy ăn chay, họ hỏi: "Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?". Nếu không may, Thầy nào thành thật trả lời: "Truyền thống chúng tôi tu hành phải ăn chay" thì họ bẻ lại ngay: "Trâu ngựa kia ăn chay ăn cỏ, vậy chúng cũng tu hành sao?".

Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.

Là du Tăng có dịp lang thang qua các Tu-Viện không phải truyền thống Việt Nam nên tôi thông cảm, không bênh bên nào cả. Tôi chỉ nói về kinh nghiệm cá nhân của mình để bạn đọc tùy ý lựa chọn.

Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư Tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga có vài giới cấm Tỳ Kheo không được ăn thịt của một số loài vật như: voi, ngựa, sư tử, rắn và chó. Như thế có nghĩa là được quyền ăn những loại thịt khác. Khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục:

1. Thịt ăn mà không thấy người giết.
2. Thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la.
3. Thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn.
4. Thịt của con thú tự chết.
5. Thịt của con thú khác ăn còn dư.

Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là Phật tử.

Khi đi khất thực, ai cho gì mình ăn cái nấy, đây là một phương pháp tu hành rất hay, nó tập cho ta bỏ tánh ham ăn ngon, ăn nhiều, bỏ tánh đòi hỏi cao lương mỹ vị, tăng trưởng hạnh tri túc và tánh bình đẳng. Ðiển hình là Ðại Ðức Pindola Bharadvaja (Tân-Đầu-Lô Phả-La-Ðọa) đã thản nhiên ăn ngón tay của một người cùi rụng rơi vào bình bát của ngài, khi người này cúng dường vật thực. Ở trường hợp này ta thấy việc ăn chay hay ăn mặn không còn là một vấn đề nữa. Ngoài ra trong giới Pratimoksha (Ba-la-đề-mộc-xoa) của Tỳ kheo, dù là 227 giới của Tiểu Thừa hay 250 giới của Ðại Thừa đều không có giới nào cấm ăn thịt cả. Do đó một Tỳ Kheo ăn thịt lạt hay thịt mặn, không thể bị xem là phạm giới được.

"Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối". Câu này không có nghĩa khuyên người nên ăn mặn mà cốt cảnh tỉnh người ăn chay. Vì có nhiều người ăn chay dễ dàng nên sinh lòng kiêu mạn, tự cho mình hơn người rồi khinh người ăn mặn. Hoặc có người mới bước vào Ðạo đã ăn chay trường ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như vậy là do lòng háo danh mà ra.

Tại sao Phật tử Ðại Thừa lại có giới ăn chay? Trong hai kinh Ðại Thừa: Lăng Già và Ðại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy đệ tử không được ăn thịt cá. Ðại ý trình độ chư Tỳ Kheo lúc ban đầu còn thấp kém, chưa có thể lãnh thọ giáo pháp Ðại Thừa nên Phật nói pháp Tiểu Thừa, phương tiện cho các Thầy dùng ngũ tịnh nhục. Sau này trình độ các Thầy khá hơn, lãnh thọ được pháp Ðại Thừa nên Như Lai cấm tuyệt không cho ăn thịt cá nữa. Nếu còn ăn các thứ ấy thì còn phạm giới sát sinh, không trực tiếp thì cũng gián tiếp sát sinh, làm mất hạt giống từ bi. Sau nữa Ðại Thừa có kinh Phạm Võng nói về Bồ Tát giới: gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh, trong đó giới khinh thứ 3 cấm ăn thịt. Bởi thế người nào thọ giới Bồ Tát phải trường trai.

Gần đây năm 1987, Thượng Tọa Ðức Niệm soạn dịch quyển Tại Gia Bồ Tát Giới, gồm 6 giới trọng và 28 giới khinh, trong đó không bắt phải trường trai nữa mà phải giữ ít nhất 6 ngày chay trong một tháng (giới khinh thứ 7).

Nếu ta thích ăn chay vì lòng từ bi hoặc giữ giới Bồ Tát thì ta cứ việc ăn chay, nhưng đừng nên chỉ trích coi thường người ăn mặn, vì họ cũng có lý của họ.

Ngoài ra vào thời đức Phật, Ðề Bà Ðạt Ða đã yêu cầu Phật ban hành thêm năm điều sau đây trong giới luật của hàng xuất gia:

1. Tỳ Kheo phải sống trọn đời trong rừng.
2. Tỳ Kheo phải sống đời du phương hành khất.
3. Tỳ Kheo phải đắp y Pamsakula (y may bằng những mảnh vải lượm ở đống rác hoặc nghĩa địa).
4. Tỳ Kheo phải sống dưới gốc cây.
5. Tỳ Kheo phải ăn chay suốt đời.

Với lòng từ bi và đức khoan dung, đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử của ngài được tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo chiều nào nhất định.

Vì lý do này nên khi thấy quý Thầy ăn chay, các Sư Nam Tông mới nói: "Bộ quý Thầy theo Ðề Bà Ðạt Ða hay sao?".

Nên biết ngày nay chỉ có chư Tăng Việt Nam, Trung Hoa và Ðại Hàn là còn truyền thống ăn chay, các nước khác đều ăn mặn. Nhất là Tây Tạng, không những ăn thịt mà lại ăn cả ba bữa nữa.

Trong giới Bồ Tát của Tây Tạng gồm 18 giới trọng và 64 giới khinh, không có giới nào cấm ăn thịt cả. Tôi đã thọ giới này với Ganden Tripa Rinpoché thứ 98 tại Institut Vajrayogini trong dịp lễ Ðiểm Ðạo Yamantaka Tantra năm 1987. Cùng lúc ấy tôi cũng thọ giới Kim Cang Thừa gồm 14 giới trọng và 10 giới khinh. Trong 24 giới này cũng không có giới cấm ăn thịt. Bởi vậy chư Tăng và các Lạt Ma Tây Tạng ăn thịt như thường, nhất là thịt Yak (một loại bò núi rất to).

Một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: "Tại sao các Sư Tây Tạng không ăn chay?". Thrangou Rinpoché trả lời: "Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?".

Không biết bạn đọc có đồng ý không? Nhưng theo tôi câu trả lời của Thrangou Rinpoché cũng chỉ là một lối biện hộ cho người ăn thịt mà thôi. Ta có thể tranh luận mãi về vấn đề này, vì người ăn thịt sẽ có lý lẽ của người ăn thịt và người ăn chay cũng có lý lẽ của người ăn chay. Không ai chịu thua ai! Tu hành đâu phải để ăn thua đủ với nhau để dành phần thắng về mình!

Như vậy, ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Nhưng nếu là người muốn tu hành thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi rằng chúng ta ăn để sống chứ không phải sống để mà ăn. Ăn để nuôi thân, cho thân có sức khỏe để tu hành, hoặc nếu không tu thì cũng làm sao tránh khỏi bệnh tật, sống đời an vui.

Có câu "bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất", có nghĩa là mọi căn bệnh đều vào từ miệng và mọi tai họa đều từ miệng mà ra. Con người có hai phần: thể xác và tinh thần. Người đời thường chỉ lo cho thể xác, còn người tu lo tinh thần. Có nhiều người tu ăn chay chỉ ăn rau luộc chấm nước tương vì cho rằng việc ăn uống không quan trọng, việc tu niệm quan trọng hơn. Sau một thời gian cơ thể thiếu sinh tố dinh dưỡng, bệnh hoạn đủ thứ, lúc đó liền đổ thừa tại "nghiệp"! Tôi thấy cái đó đúng là tại nghiệp, nghiệp vô minh không biết ăn uống đúng với luật dưỡng sinh. Thân thể ví như chiếc bè để qua sông sinh tử đến bờ Niết Bàn. Muốn qua sông mà không săn sóc chiếc bè, để bè mục nát, chưa đến giữa dòng bè đã tan rã, như vậy có đến được bờ bên kia không?

Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.

Thức ăn Tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v... Ăn quá no cũng được xem là Tamasique. Hành giả Yogi tuyệt đối tránh ăn những loại thức ăn này.

Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả Yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v... Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.

Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v...

Người ăn chay nên ăn những thức ăn Sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương.

Trích: "Ðạo gì?", Thích Trí Siêu, Pháp quốc (1996).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28/4/14
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào tất cả các bạn, hay chúng ta hãy ngưng bàn về ăn chay nữa nhé. Vì càng nói các bạn đưa ra rất nhiều điều để phủ nhận việc ăn chay không phải là tốt nhất. Nhưng đem đến cả đức Phật ra mà nói, để cho rằng Phật không dạy ăn chay thì việc sát sanh sau này còn nhiều hơn nữa.

Vì ăn chay có thể không phải để hiểu cái gì cao siêu, chỉ đơn thuần như: sợ tội lỗi, sợ thấy con vật đau đớn chết đi thành bữa ăn cho ta, sợ bệnh tật lây từ súc vật, sợ này sợ nọ mà ít ra họ cũng đã ăn. Những người ăn chay phải công nhận họ góp phần giảm đi sự giết sát sinh linh rất nhiều.

Các bạn nào chưa đủ duyên lành chưa ăn chay được thì đổ thừa cho duyên vậy. Ai chưa ăn được thì cũng đừng có bàn ra vì thật sự họ đang ít nhiều thực hành hạnh từ bi ở một góc độ nào đó.

Chỉ vì cái nhìn sai lệch về cách nói ăn chay của Trí Từ mà đưa ra quá nhiều lý do để chống lại Trí Từ, chống lại cái cho rằng Chấp vào ăn chay của Trí Từ thì các bạn cứ nghĩ lại đi, diễn đàn công cộng này những ai đang muốn ăn chay mà nghe các điều các bạn phản bác trên thì họ còn mới mà, mới tu mà họ sẽ rất nhanh bỏ qua ý nghĩ ăn chay thì thật xót xa quá.

Hôm nay phapchieumt lại đưa ra 1 câu chuyện dẫn dụ đức Phật cho rằng không cần phải ăn chay như trên thì thật sự Trí Từ thấy đau lòng, đau cho một người vì chưa hiểu ăn chay là như thế nào trong lời Phật dạy. Lẻ nào phải đợi 1 kinh sách nào đó có 1 câu khẳng định Phật Bảo Ăn Chay thì mới chịu nghe... thiết nghĩ cũng chưa chắc.

Từ bụng mẹ được nuôi dưỡng bằng sinh mạng chúng sanh thì cơ thể sanh ra cũng dung hoà theo các thứ thịt đó, thật sự rất khó để có thể Không Ăn Thịt mà chuyển sang Ăn Rau Củ Quả... Nhưng ĐƯỢC CÁI NÀY MẤT CÁI KIA. Dám làm đi rồi chắc chắn 1 ngày nào đó ăn chay cũng không khó gì đâu các bạn.

Chúc các bạn có đủ duyên lành, thọ nhận trường chay !
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Đạo hữu phapchieumt đưa ra 2 bài viết thật không gì tán thán hơn, nó sẽ giúp bổ sung và làm lấp chỗ khuyết, gạt bỏ chỗ dư thừa trong tư tưởng về ăn chay của mình.
Mong các chúng sinh cũng đều được lợi lạc khi đọc bài chia sẻ trên.
 
P

phapchieumt

Guest
Chào tất cả các bạn, hay chúng ta hãy ngưng bàn về ăn chay nữa nhé. Vì càng nói các bạn đưa ra rất nhiều điều để phủ nhận việc ăn chay không phải là tốt nhất. Nhưng đem đến cả đức Phật ra mà nói, để cho rằng Phật không dạy ăn chay thì việc sát sanh sau này còn nhiều hơn nữa.

Vì ăn chay có thể không phải để hiểu cái gì cao siêu, chỉ đơn thuần như: sợ tội lỗi, sợ thấy con vật đau đớn chết đi thành bữa ăn cho ta, sợ bệnh tật lây từ súc vật, sợ này sợ nọ mà ít ra họ cũng đã ăn. Những người ăn chay phải công nhận họ góp phần giảm đi sự giết sát sinh linh rất nhiều.

Các bạn nào chưa đủ duyên lành chưa ăn chay được thì đổ thừa cho duyên vậy. Ai chưa ăn được thì cũng đừng có bàn ra vì thật sự họ đang ít nhiều thực hành hạnh từ bi ở một góc độ nào đó.

Chỉ vì cái nhìn sai lệch về cách nói ăn chay của Trí Từ mà đưa ra quá nhiều lý do để chống lại Trí Từ, chống lại cái cho rằng Chấp vào ăn chay của Trí Từ thì các bạn cứ nghĩ lại đi, diễn đàn công cộng này những ai đang muốn ăn chay mà nghe các điều các bạn phản bác trên thì họ còn mới mà, mới tu mà họ sẽ rất nhanh bỏ qua ý nghĩ ăn chay thì thật xót xa quá.

Hôm nay phapchieumt lại đưa ra 1 câu chuyện dẫn dụ đức Phật cho rằng không cần phải ăn chay như trên thì thật sự Trí Từ thấy đau lòng, đau cho một người vì chưa hiểu ăn chay là như thế nào trong lời Phật dạy. Lẻ nào phải đợi 1 kinh sách nào đó có 1 câu khẳng định Phật Bảo Ăn Chay thì mới chịu nghe... thiết nghĩ cũng chưa chắc.

Từ bụng mẹ được nuôi dưỡng bằng sinh mạng chúng sanh thì cơ thể sanh ra cũng dung hoà theo các thứ thịt đó, thật sự rất khó để có thể Không Ăn Thịt mà chuyển sang Ăn Rau Củ Quả... Nhưng ĐƯỢC CÁI NÀY MẤT CÁI KIA. Dám làm đi rồi chắc chắn 1 ngày nào đó ăn chay cũng không khó gì đâu các bạn.

Chúc các bạn có đủ duyên lành, thọ nhận trường chay !

A di đà Phật!
Cái này phapchieumt không có đưa ra mà cái này là các bài viết của các vị cao tăng bạn ạ. Tất cả các ngài đức cao vọng trọng đó không hề phủ nhận việc ăn chay mà đều tán thán. Mình nói vậy khác nào phỉ báng tam bảo. Tăng là một trong ba ngôi tam bảo bạn ạ. Mong bạn cẩn trọng lời nói của mình trước khi phát ngôn nếu không sẽ bị khẩu nghiệp bạn ah.
Hungmq những gì mình nói trên về Trí Từ quả thật không sai.
A di đà Phật!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Ok, ngừng lại nhé đạo hữu Trí Từ, vốn định không nói ra nhưng đạo hữu đừng mang tư tưởng rằng mọi người đang nhắm vào việc chống lại bạn nhé, công kích bạn nhé. Chẳng lẽ bạn khuyên người khác được, nhưng khi người khác khuyên bạn thì bạn cho là công kích? cho là hiểu sai ý bạn, cho là chống lại bạn ? Tại sao phải chống lại bạn nhỉ? Thật vô lý
Bạn vì ý tốt cho mọi người mới đưa ra bài đó ai cũng hiểu, và mọi người cũng vì tốt cho bạn nên mới đưa ra nhận định nhận xét vậy, thậm chí phapchieumt cất công sưu tầm lại bài viết trên cốt mục đích tốt thôi.
Bạn hãy hiểu rằng nếu bạn đưa ra điều gì đó mục đích tốt cho đại chúng, thì họ cũng sẽ đưa ra điều gì đó tương tự cũng là vì mục đích tốt cho bạn mà thôi.
Và bạn buồn vì họ không hiểu bạn bao nhiêu, thì họ cũng thở dài vì bạn không hiểu họ bấy nhiêu.
Bạn nên suy nghĩ cho thật kỹ
Nam mô sám hối Bồ Tát
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát
A Di Đà Phật.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
A di đà Phật!
Cái này phapchieumt không có đưa ra mà cái này là các bài viết của các vị cao tăng bạn ạ. Tất cả các ngài đức cao vọng trọng đó không hề phủ nhận việc ăn chay mà đều tán thán. Mình nói vậy khác nào phỉ báng tam bảo. Tăng là một trong ba ngôi tam bảo bạn ạ. Mong bạn cẩn trọng lời nói của mình trước khi phát ngôn nếu không sẽ bị khẩu nghiệp bạn ah.
Hungmq những gì mình nói trên về Trí Từ quả thật không sai.
A di đà Phật!

Ok đạo hữu Phapchieumt à, mình hiểu và hy vọng bạn hiểu ý của mình
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/8/14
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Xin đừng trách nhau

Nhận được chân ngôn chú mà Bác Trừng Hải trao tăng. muathularung đáng lẽ không cần nói thêm một lời nào nữa. nhưng phải cái tật ( do huân tập hề hề..) ngứa mồm mà chưa bỏ được. nay xin được có đôi lời và câu chuyện. xin mọi người đừng cho tôi ám chỉ ai nhé.
Cách đây hơn một năm , có một đại đức là Thích Tâm Mẫn. phát nguyện nhất bộ nhất bái, với tâm nguyện là đền đáp công ơn sinh thành với bố mẹ .hề hề sao giống mà hơn cả Hư Vân Hòa Thượng hề hề..
Sự việc này được đông đảo người theo đạo Phật xem như là một vị Bồ Tát sống hề hề. mọi người đua nhau cúng dường , săn sóc bảo vệ à mà còn hơn cả chính khách hề hề..
Sau cuộc hành trình nhất bộ nhất bái kết thúc. tại chùa Hoằng Pháp thì phải. Thầy Thích Chân Tính mở cuộc tọa đàm và trao đổi với đại chúng có cả đại Đức Thích Tâm Mẫn. ngoài việc biểu dương lòng kính thành của một vị tu hành đối với bậc sinh thành ra. Thầy TCT có giảng qua về nhất bộ nhất bái, và nói rằng đó không phải là pháp hành của một vị Bồ Tát. và kết thúc buổi nói chuyện , Thầy TCT có kể câu chuyện về một vị tu khổ hạnh đến hỏi Phật:
hỏi : Tôi tu khổ khạnh thì sau khi chết sẽ thế nào?
Phật trả lời : ông tu khổ hạnh như thế nào?
Đáp : Tôi ăn như chó, nằm như chó, ngồi như chó , đi như chó, ngủ như chó.
Phật đáp: ông ăn như chó, nằm như chó, ngồi như chó , đi như chó, ngủ như chó, chết thành con chó.
Hề hề.. thật là "quá đáng" hề hề..
Qua đây để thấy biết rằng con người cứ trụ vào một vấn đề gì đó lâu ngày huân tập thành thói quen và dần dần thành nghiệp. theo như đạo Phật thì theo tình thì tạo nghiệp rồi thọ sanh. Như Phật giáo Tây Tạng thì lúc cận tử nghiệp những thói quen huân tập thành nghiệp nặng , dù thiện hay ác sẽ dễ dẫn đến thọ sanh theo nghiệp mình đã tạo.
Lại nữa câu chuyện Đức Phật dạy muốn nhắn với chúng ta rằng. không nên chấp trụ vào một việc gì cả. như thế Tâm mới rỗng rang VÔ TRỤ để SANH KỲ TÂM chứ.
Và còn chuyện này cũng nên nhớ . trong đạo Phật , không nên bắt chước những hành vi của người khác , nhất là người đã ngộ đạo. phải sống đúng với tính cách của mình...
À mà nhắn với Trí Từ là đã không muốn nhắc đến cái lão cóc ghẻ muathularung nữa mà sao cứ thấy nhắc hoài. mà lại còn nói đến hai từ thô tục mãi. Có muốn tôi thêm vài câu thô tục và giải nghĩa cho rõ ràng một thể không hề hề..
À mà cũng muốn hỏi tiện thể mong bạn phapchieumt thông cảm nhé. tôi không hiểu bạn dùng cái nút Thanhs vào nghĩa gì mà bài nào cũng bấm vào nó . coi chừng cũng huân tập... hề hề
Lại nữa tôi có phần tin vào lời Ngài Viên Quang 6 đã tặng bạn hề hề..
 
P

phapchieumt

Guest
Nhận được chân ngôn chú mà Bác Trừng Hải trao tăng. muathularung đáng lẽ không cần nói thêm một lời nào nữa. nhưng phải cái tật ( do huân tập hề hề..) ngứa mồm mà chưa bỏ được. nay xin được có đôi lời và câu chuyện. xin mọi người đừng cho tôi ám chỉ ai nhé.
Cách đây hơn một năm , có một đại đức là Thích Tâm Mẫn. phát nguyện nhất bộ nhất bái, với tâm nguyện là đền đáp công ơn sinh thành với bố mẹ .hề hề sao giống mà hơn cả Hư Vân Hòa Thượng hề hề..
Sự việc này được đông đảo người theo đạo Phật xem như là một vị Bồ Tát sống hề hề. mọi người đua nhau cúng dường , săn sóc bảo vệ à mà còn hơn cả chính khách hề hề..
Sau cuộc hành trình nhất bộ nhất bái kết thúc. tại chùa Hoằng Pháp thì phải. Thầy Thích Chân Tính mở cuộc tọa đàm và trao đổi với đại chúng có cả đại Đức Thích Tâm Mẫn. ngoài việc biểu dương lòng kính thành của một vị tu hành đối với bậc sinh thành ra. Thầy TCT có giảng qua về nhất bộ nhất bái, và nói rằng đó không phải là pháp hành của một vị Bồ Tát. và kết thúc buổi nói chuyện , Thầy TCT có kể câu chuyện về một vị tu khổ hạnh đến hỏi Phật:
hỏi : Tôi tu khổ khạnh thì sau khi chết sẽ thế nào?
Phật trả lời : ông tu khổ hạnh như thế nào?
Đáp : Tôi ăn như chó, nằm như chó, ngồi như chó , đi như chó, ngủ như chó.
Phật đáp: ông ăn như chó, nằm như chó, ngồi như chó , đi như chó, ngủ như chó, chết thành con chó.
Hề hề.. thật là "quá đáng" hề hề..
Qua đây để thấy biết rằng con người cứ trụ vào một vấn đề gì đó lâu ngày huân tập thành thói quen và dần dần thành nghiệp. theo như đạo Phật thì theo tình thì tạo nghiệp rồi thọ sanh. Như Phật giáo Tây Tạng thì lúc cận tử nghiệp những thói quen huân tập thành nghiệp nặng , dù thiện hay ác sẽ dễ dẫn đến thọ sanh theo nghiệp mình đã tạo.
Lại nữa câu chuyện Đức Phật dạy muốn nhắn với chúng ta rằng. không nên chấp trụ vào một việc gì cả. như thế Tâm mới rỗng rang VÔ TRỤ để SANH KỲ TÂM chứ.
Và còn chuyện này cũng nên nhớ . trong đạo Phật , không nên bắt chước những hành vi của người khác , nhất là người đã ngộ đạo. phải sống đúng với tính cách của mình...
À mà nhắn với Trí Từ là đã không muốn nhắc đến cái lão cóc ghẻ muathularung nữa mà sao cứ thấy nhắc hoài. mà lại còn nói đến hai từ thô tục mãi. Có muốn tôi thêm vài câu thô tục và giải nghĩa cho rõ ràng một thể không hề hề..
À mà cũng muốn hỏi tiện thể mong bạn phapchieumt thông cảm nhé. tôi không hiểu bạn dùng cái nút Thanhs vào nghĩa gì mà bài nào cũng bấm vào nó . coi chừng cũng huân tập... hề hề
Lại nữa tôi có phần tin vào lời Ngài Viên Quang 6 đã tặng bạn hề hề..

A di da Phật!
Hehehehe. Lâu quá không gặp Bác, bác vẫn khỏe luôn hẻ, vắng bác thấy diễn đàn nó thiếu thiếu gi đâu đó. Bác cứ thắc mắc cái nút thanks hoài, mình nhớ đã trả lời bác rồi mà, nếu bác quên xin vui lòng đọc lại bài đó. Còn sao bác lại có phần tin vào Viên Quang 6 vậy bác? Bác phải tin 150%, vì những gì Vien quang 6 nói còn châm chước cho tại hạ lắm. Mình là một kẻ phàm phu tam độc tham sân si còn đầy ra đó mà, cái tam độc này nó cao như núi tu di mà ngàn đời ngàn kiếp kẻ hạ nhân này không sao làm cho nó vơi bớt. Do đó, viên Quang 6 nói còn châm chước cho tại hạ lắm lắm, vì thế bác càng phãi tin tưởng hoàn toàn ngài viên quang 6 đó nói. Chúc bạn sức khỏe và an lạc.
A di đà Phật!
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/8/14
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

A di da Phật!
Hehehehe. Lâu quá không gặp Bác, bác vẫn khỏe luôn hẻ, vắng bác thấy diễn đàn nó thiếu thiếu gi đâu đó. Bác cứ thắc mắc cái nút thanks hoài, mình nhớ đã trả lời bác rồi mà, nếu bác quên xin vui lòng đọc lại bài đó. Còn sao bác lại có phần tin vào Viên Quang 6 vậy bác? Bác phải tin 150%, vì những gì Vien quang 6 nói còn châm chước cho tại hạ lắm. Mình là một kẻ phàm phu tam độc tham sân si còn đầy ra đó mà, cái tam độc này nó cao như núi tu di mà ngàn đời ngàn kiếp kẻ hạ nhân này không sao làm cho nó vơi bớt. Do đó, viên Quang 6 nói còn châm chước cho tại hạ lắm lắm, vì thế bác càng phãi tin tưởng hoàn toàn ngài viên quang 6 đó nói. Chúc bạn sức khỏe và an lạc.
A di đà Phật!

Phật nói chớ tin ai chắc bạn đã nghe qua. song lòng ai người ấy hiểu. nhưng không có nghĩa là không ai hiểu. hề hề....
với muathularung thì khỏi cần lý sự chuyện này. chí ít trong cái gọi là đời thường, kẻ lắm điều này đã gần như nếm đủ hề hề.. chỉ trừ sung sướng an vui là chưa có thể hề hề..
nay vào đây lại được gặp lại những cao thủ mà ngoài đời đã bao phen đối mặt, nhưng khác là chỉ có nói gió với nhau mà không có chưởng hay là cước.. hề hề. cho nên được cái tha hồ mà thể hiện hèhee..
Thấy phapchieumt là một trong những anh hùng mà lại có nhiều phép "tàng hình" lẫn "cân đẩu vân" hề hề... mới trộm dò để học hỏi hề hề...
ngoài ra không có ý chi hề hề...
 
P

phapchieumt

Guest
Phật nói chớ tin ai chắc bạn đã nghe qua. song lòng ai người ấy hiểu. nhưng không có nghĩa là không ai hiểu. hề hề....
với muathularung thì khỏi cần lý sự chuyện này. chí ít trong cái gọi là đời thường, kẻ lắm điều này đã gần như nếm đủ hề hề.. chỉ trừ sung sướng an vui là chưa có thể hề hề..
nay vào đây lại được gặp lại những cao thủ mà ngoài đời đã bao phen đối mặt, nhưng khác là chỉ có nói gió với nhau mà không có chưởng hay là cước.. hề hề. cho nên được cái tha hồ mà thể hiện hèhee..
Thấy phapchieumt là một trong những anh hùng mà lại có nhiều phép "tàng hình" lẫn "cân đẩu vân" hề hề... mới trộm dò để học hỏi hề hề...
ngoài ra không có ý chi hề hề...

A di đà Phật!
Haaaaaaaaaaa. Anh hùng gì mà có nhiều phép tàng hình lẫn cân đẩu vân chứ. Chắc anh hùng này là anh hùng rơm như bác nói, 36 kế chạy là thượng sách. Gặp chướng ngại vật lớn quá thì phải làm sao? 1 đâm vào nó không sứt đầu thì cũng mẻ trán, 2 là "tàng hình" và "cân đẩu vân" thôi. Đường thẳng là đường ngắn nhất để tới đích, chứ chưa chắc là đường dễ đi nhất. Còn bạn thì sao muathularung?
A di đà Phật!
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63

Kính chào quý đạo hữu !

Trước đây đạo hữu Trí Từ mở chủ đề này nơi box do mình quản lý để được yên thân, mà nay chuyện ấy đã không còn tác dụng nữa rồi.

Vậy hungcom xin phép trả nó về đúng nơi mà nó đáng được lưu giữ, đó là box Thảo Luận Phật Phọc Phổ Thông.

Kính Báo.



[MOVLLEFT]Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.[/MOVLLEFT]
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
...

A di đà Phật!
Haaaaaaaaaaa. Anh hùng gì mà có nhiều phép tàng hình lẫn cân đẩu vân chứ. Chắc anh hùng này là anh hùng rơm như bác nói, 36 kế chạy là thượng sách. Gặp chướng ngại vật lớn quá thì phải làm sao? 1 đâm vào nó không sứt đầu thì cũng mẻ trán, 2 là "tàng hình" và "cân đẩu vân" thôi. Đường thẳng là đường ngắn nhất để tới đích, chứ chưa chắc là đường dễ đi nhất. Còn bạn thì sao muathularung?
A di đà Phật!

Cũng là " tàng hình" và " cân đẩu vân " nhưng cách dùng có khác nhau. người biết thì dùng nó là để đưa đối phương vào thế bị bất ngờ và thụ động để dành chiến thắng . còn có người dùng nó như là sự đào tẩu , trốn tránh sự đụng chạm, hoặc phô diễn thần thông quảng đại..
Nhưng ở đời: Cao nhân tắc có cao nhân trị hề hề..
còn chuyên anh hùng mà bất cứ lúc nào cũng đâm đầu vào, dầu có gặp chướng ngại lớn thì quả là lần đầu được nghe tới.
Anh hùng đâu có phải chỉ gan dạ, liều mạng, không sợ chết. có nghe chuyện luận anh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Huyền Đức rồi chứ hề hề..
Con đường thẳng hay cong là do con người tạo ra. Trong AQ chính truyện Ngài Lỗ Tấn đã xác định rồi.
Cho nên thẳng hay cong là ở nơi mình. hơn nữa đường vốn là đường chỉ có người dùng xe hay tàu hỏa , chạy maraton hay đi như đi dạo là ở nơi năng lực và mục đích của con người chứ có gì là lạ
Nếu chẳng tạo ra con đường thì một bước cũng chẳng thèm phải cất lên hề hề...
Cám ơn nhiều nhé
 
P

phapchieumt

Guest
Cũng là " tàng hình" và " cân đẩu vân " nhưng cách dùng có khác nhau. người biết thì dùng nó là để đưa đối phương vào thế bị bất ngờ và thụ động để dành chiến thắng . còn có người dùng nó như là sự đào tẩu , trốn tránh sự đụng chạm, hoặc phô diễn thần thông quảng đại..
Nhưng ở đời: Cao nhân tắc có cao nhân trị hề hề..
còn chuyên anh hùng mà bất cứ lúc nào cũng đâm đầu vào, dầu có gặp chướng ngại lớn thì quả là lần đầu được nghe tới.
Anh hùng đâu có phải chỉ gan dạ, liều mạng, không sợ chết. có nghe chuyện luận anh hùng giữa Tào Tháo và Lưu Huyền Đức rồi chứ hề hề..
Con đường thẳng hay cong là do con người tạo ra. Trong AQ chính truyện Ngài Lỗ Tấn đã xác định rồi.
Cho nên thẳng hay cong là ở nơi mình. hơn nữa đường vốn là đường chỉ có người dùng xe hay tàu hỏa , chạy maraton hay đi như đi dạo là ở nơi năng lực và mục đích của con người chứ có gì là lạ
Nếu chẳng tạo ra con đường thì một bước cũng chẳng thèm phải cất lên hề hề...
Cám ơn nhiều nhé

A di đà Phật!
heeeee. Bác nói rất đúng cao nhân tắc có cao nhân trị. Tôn Ngộ Không thần thông Quảng đại có đầy đủ phép "tàng hình" và "cân đẩu vân" nhưng không thoát ra khỏi bàn tay của Phật Tổ. Đó là câu chuyện không có thật về Tây Du Ký. Còn trong đạo Phật thì chỉ có Đại Từ Đại Bi không có ai trị ai cả. Chỉ có tự mình trị mình, không có cao nhân và dĩ nhiên cũng không có "tắc có cao nhân trị". Tôi là hạt bụi là hư không và bạn cũng vậy. Một hạt bụi thì lấy cái gì mà trị được ai, lấy ai mà trị hạt bụi. Tôi và bạn đồng một Phật Tánh, thì sao có cao nhân và cao nhân trị cao nhân. Bác cứ đùa hoài ah, heeeee. A di đà Phật!
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10/11/13
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
tôi nghĩ Phật Tánh chưa chắc đã phải. vì Phật là đối với chúng sinh mà nói. nếu không thấy chúng sinh thì Phật ở đâu mà lập...
Trong Kinh có nói : Tâm - Phật - Chúng sinh chẳng phải 3 chẳng phải khác.
Có điều này nữa muốn nói là : chúng ta đã bị chữ Phật (mang ý nghĩa hình tướng) chi phối vào đầu đến nỗi không thể thay đổi được nữa. trong lúc đó chữ Phật là nói cái Tánh Giác Ngộ có sẵn trong mọi chúng sinh và chỉ người giác ngộ. ở loài hữu tình thì gọi Phật Tánh , ở loài vô tình thì gọi là Pháp Tánh.
Từ nay tôi muốn dùng từ Giác Ngộ thay cho chữ Phật, bạn nghĩ sao.
tạm thời đừng nói đến vấn đề này.
nhưng hạt bụi trong hư không vẫn đánh nhau đấy. chỉ tại nó nhỏ quá mà không quan sát được đó chứ. thậm chí trong hạt bụi lại có vô số hạt bụi nữa...
Hề hề.. tôi thích cái câu đại từ đại bi của bạn lắm . nhưng không biết cái hành hoạt đại từ đại bi của bạn như thế nào? muốn được bạn Phô Bày một tí coi ha ha ha...
 
Last edited:
P

phapchieumt

Guest
tôi nghĩ Phật Tánh chưa chắc đã phải. vì Phật là đối với chúng sinh mà nói. nếu không thấy chúng sinh thì Phật ở đâu mà lập...
Trong Kinh có nói : Tâm - Phật - Chúng sinh chẳng phải 3 chẳng phải khác
cái này đừng vội bàn đến.
nhưng hạt bụi trong hư không vẫn đánh nhau đấy. chỉ tại nó nhỏ quá mà không quan sát được đó chứ. thậm chí trong hạt bụi lại có vô số hạt bụi nữa...
Hề hề.. tôi thích cái câu đại từ đại bi của bạn lắm . nhưng không biết cái hành hoạt đại từ đại bi của bạn như thế nào? muốn được bạn Phô Bày một tí coi ha ha ha...

A Di Đà Phật
haaaaaaaaaaa. Mình nói trong đạo Phật thôi, chứ mình làm gì má dám nói mình là Đại Từ Đại Bi, cái kẻ phàm phu hạ căn này nó lê lết ngàn đời ngàn kiếp mà tam độc còn nguyên, may mắn kiếp này có thân người mà tìm cầu Phật pháp, thì lấy cái gì mà đại từ đại bi phô bày cho bác xem. Thật là xấu hổ quá đi. Haaaaaaaaa, hạt bụi mà nó cũng đánh nhau được, mình bó tay với cây gậy của Bác rồi, vậy chắc là mình phải đánh nhau cho nó tan hết vào hư không thôi mới được, haaaaaaaaaaa. Kính Bác! A Di Đà Phật!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Giới thiệu: Ðại đức Thích Trí Siêu là một tu sĩ người Việt. Đại đức nhập chúng tu học tại Tự viện Linh Sơn, Paris, và thọ Cụ túc giới với Hòa thượng Thích Huyền Vi. Mặc dù xuất thân từ Bắc Tông, Ðại đức vẫn thích tầm sư học đạo, không ngần ngại du phương tham vấn học hỏi với các thầy thuộc nhiều truyền thống khác. Bài nầy được trích từ quyển "Đạo gì", xuất bản năm 1996.

-ooOoo-
Ăn chay là điều rất tốt nhưng nên ăn chay một cách thông minh. Những hành giả Yogi Ấn Ðộ ăn uống rất kỹ lưỡng. Họ chia thức ăn theo ba loại: tamasique, rajasique và sattvique.

Thức ăn Tamasique là những loại có tính chất làm hại cơ thể tiêu hao nguyên lực và làm tâm trí hôn ám đần độn. Ðó là thức ăn thiu chua hoặc quá chín, thịt cá, hành tỏi, rượu, thuốc lá, thuốc phiện, đồ hộp, đồ đông lạnh, v.v... Ăn quá no cũng được xem là Tamasique. Hành giả Yogi tuyệt đối tránh ăn những loại thức ăn này.

Rajasique là những loại kích thích cơ thể, tâm trí và cảm xúc. Nó kích thích luôn cả đam mê và làm mất tự chủ. Hành giả Yogi cố tránh những thứ này càng nhiều càng tốt. Ðó là trứng, cà phê, trà, đồ gia vị mạnh, quá chua, quá đắng, đường trắng, bột trắng, đồ hóa học, v.v... Ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều thứ trộn lẫn cũng được xem là rajasique. Người tu thiền ăn những thứ này dễ bị loạn tưởng chi phối.

Sattvique là loại thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể, đầy đủ sinh tố, dễ tiêu, giúp cho tâm trí bén nhạy, sáng suốt và vắng lặng. Ðây là thức ăn chính của hành giả Yogi, gồm ngũ cốc, hoa quả, rau cải tươi, bơ, sữa, fromage, đậu hạt, mật ong, nước trái cây, nước suối, v.v...

Người ăn chay nên ăn những thức ăn Sattvique, nhưng cũng phải biết ăn theo thời tiết bốn mùa, tùy theo phong thổ và tạng âm dương.

Trích: "Ðạo gì?", Thích Trí Siêu, Pháp quốc (1996).
Đây là điều vodanh muốn nói đến.
-Nếu ăn rau củ mà làm một ruột cành hông thì đầu óc trì trệ năng nề.
-Nếu ăn chay mà để cơ thể yếu ớt thì làm sao có 1 tinh thần khỏe mạnh.
-Nếu ăn theo phản xạ thì rõ ràng là một biểu hiện của mê muội.
Nếu đầu óc nặng nề, hoặc tinh thần yếu ớt, hoặc mê muội thì là sao biết việc gì nên làm. đến bản thân còn chưa cứu được thì cứu được ai đây?
Vodanh xin ví dụ so sánh một cách ví von rằng: khi ta rơi vào cõi ta bà này thì như 1 vụ tai nạn xe cộ vậy, ta đang ở cõi ta bà thì giống như ta đang "đo đường" vậy.
Nếu ta đang đo đường, đang nằm dài trên mặt đường sau vụ va quẹt xe thì việc đầu tiên nên làm là việc gì?
Có người hoảng sợ cấm khẩu ngơ ngác, có người khóc lóc om sòm, có người hoảng hốt lo cho người đi cùng, có người lật đật kiểm tra tài sản, có người liền tru tréo phân bua lổi phải, có người đe dọa sẽ kêu công an, có người lo sợ sẽ bị mắc đền....có người thậm chí chưa đứng lên được đã giảng một tràn về luật an toàn giao thông.
Theo vodanh, việc đầu tiên là phải lấy lại bình bỉnh của bản thân, tiếp theo là lấy lại bình tỉnh cho người đi cùng. Sau khi có bình tỉnh mới xem xét đến thương tật của mình và mọi người, cách giải quyết, rồi mới bàn đến lổi phải, tài sản hư hại, cách giải quyết...rồi lại lên đường. Sau khi có thể lên đường mới bàn đến việc làm sao để tránh tai nạn giao thông. Còn nằm dài bên đường mà cứ bàn an toàn giao thông thật là lố bịch.
Chúng ta ở cỏi ta bà cũng y như thế thôi: trước tiên là phải làm sao lấy lại sự tỉnh thức, việc cấp thiết là lấy lại sự tỉnh táo. Cho nên, việc ăn cũng phải vì sự tỉnh thức của ta trước tiên, sau đó mới bàn về lợi ích chúng sinh. Đó không phải là vị kì, mà là lợi ích quảng đại.
Kính!
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Kính đạo hữu Trí Từ,
Thấy đạo hữu chịu buông xuống mà tiếp tục trao đổi với đạo hữu muathularung(hoailinh) mà tôi thấy thật mừng dù rằng có thể trong lòng đạo hữu vẫn còn đang ở chế độ thử thách.
Dựa vào câu nói trong Quote của đạo hữu, xem các câu trả lời đạo hữu thì giờ tôi nói gì về ăn chay với đạo hữu cũng rất khó, bởi lẽ đạo hữu sẽ có ngàn lý do để biện luận, và tôi thì có đủ ngàn lý do để đối đáp không lại với đạo hữu hihi. Vì tôi không phải ăn chay trường mà.
Haizzz trí tuệ kém, có mỗi cái được bác vodanhladanh khen là điềm đạm và bác Nguyên Chiếu khen là lục hòa nhẫn nhục gần gần gần gần gần bằng đại chúng (haha phổng mũi tí nhẩy)
Nên chỉ mượn lại lời của bác Trừng Hải tặng cho đạo hữu muathularung(hoailinh) thôi: "Yết Đế, Yết Đề, Ba la Yết Đế, Ba la tăng Yết Đề, Bồ Đề Ta Bà Ha" Hãy băng qua, băng qua, đừng sợ hãi, hãy buông xuống buông xuống đừng nắm giữ mọi thứ gì cả, kể cả tâm ý mong cầu, gác qua 1 bên hết tất cả những khổ đau chướng ngại, bình tĩnh bình tĩnh, tâm hãy an ổn an ổn và hãy để cho thân tâm khẩu ý ẩn sâu trong tâm hồn của ta được nhẹ nhàng mà đi về bên kia của sự giải thoát, là nơi Bồ Đề mà ta hướng tới
Cám ơn bạn hungmq!
Bản dịch thật là hay! rất nhiều ý nghĩa nho nhỏ nằm trong đó.
Hãy băng qua băng qua, đừng sợ hãi sai lầm, khi nhận thức sai lầm Ngay đó ta đã về nẻo thiện.
Hãy băng qua băng qua, đừng sợ hãi cái chết, khi bình tỉnh nhận thức cái chết Ngay đó ta đã qua bên bờ sinh tử.
Hãy buông xuống buông xuống, Ngay khi buông xuống ta đã bên kia của sự giải thoát, là nơi bồ đề mà ta hướng tới.
"Yết Đế, Yết Đề, Ba la Yết Đế, Ba la tăng Yết Đề, Bồ Đề Ta Bà Ha" Hãy băng qua, băng qua, đừng sợ hãi, hãy buông xuống buông xuống đừng nắm giữ mọi thứ gì cả, kể cả tâm ý mong cầu, gác qua 1 bên hết tất cả những khổ đau chướng ngại, bình tĩnh bình tĩnh, tâm hãy an ổn an ổn và hãy để cho thân tâm khẩu ý ẩn sâu trong tâm hồn của ta được nhẹ nhàng mà đi về bên kia của sự giải thoát, là nơi Bồ Đề mà ta hướng tới
Đây xứng đáng là câu để đọc tụng hàng ngày!
Kính!
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Cám ơn bạn hungmq!
Bản dịch thật là hay! rất nhiều ý nghĩa nho nhỏ nằm trong đó.
Hãy băng qua băng qua, đừng sợ hãi sai lầm, khi nhận thức sai lầm Ngay đó ta đã về nẻo thiện.
Hãy băng qua băng qua, đừng sợ hãi cái chết, khi bình tỉnh nhận thức cái chết Ngay đó ta đã qua bên bờ sinh tử.
Hãy buông xuống buông xuống, Ngay khi buông xuống ta đã bên kia của sự giải thoát, là nơi bồ đề mà ta hướng tới.
"Yết Đế, Yết Đề, Ba la Yết Đế, Ba la tăng Yết Đề, Bồ Đề Ta Bà Ha" Hãy băng qua, băng qua, đừng sợ hãi, hãy buông xuống buông xuống đừng nắm giữ mọi thứ gì cả, kể cả tâm ý mong cầu, gác qua 1 bên hết tất cả những khổ đau chướng ngại, bình tĩnh bình tĩnh, tâm hãy an ổn an ổn và hãy để cho thân tâm khẩu ý ẩn sâu trong tâm hồn của ta được nhẹ nhàng mà đi về bên kia của sự giải thoát, là nơi Bồ Đề mà ta hướng tới
Đây xứng đáng là câu để đọc tụng hàng ngày!
Kính!

Hik, đạo hữu vodanhladanh ơi, tôi thật xấu hổ không phải kẻ hèn này dịch đâu, bài đó có 1 lần vô tình tôi đọc được trên google, tôi cũng muốn tìm lại nhưng không tìm thấy, haizzzzz và tôi không thể nhớ hết, và đoạn trên là có thêm vào theo ý hiểu của tôi, do sự cảm thụ của tôi. Vì đại chúng nên viết ra.
Còn bào của tôi dịch thì không phải, vi phạm bản quyền quá. hi
Nhưng thật sám hối vì đã không ghi rõ nguồn rằng (Nguồn google). Sẽ sửa ngay
Trân trọng

Haizzzzz quay lại sửa bài thêm dòng chữ (Nguồn google) vào mà không được, mong được xá
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên