Bồ tát Quán Thế Âm và sự cứu khổ Bồ tát Quán Thế Âm là vị Bồ tát mang hạnh nguyện cứu khổ ban vui cho chúng sanh.
Với ba mươi hai ứng thân, Ngài thị hiện cứu khổ chúng sanh trong mọi hoàn cảnh mà tiêu biểu là "thất nạn nhị cầu" (bảy nạn tai và hai điều cầu xin) mà kinh Pháp Hoa phẩm Phổ môn đã nói. Bởi thế nên có câu kệ nói về công hạnh của Ngài rằng:
Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng
Khổ hải thường tác độ nhân chu
Nghĩa là:
Ngàn nơi có cầu, ngàn nơi ứng
Ngài là con thuyền đưa người qua biển khổ
Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật cho biết Bồ tát Quán Thế Âm tu pháp môn “Phản văn văn tự tánh” chứng được Nhĩ căn viên thông nên Ngài có thể quán sát và nghe thấy tất cả tiếng kêu cứu của chúng sanh trong thế gian, chính vì thế mà Ngài có danh hiệu là Quán Thế Âm. Tùy sự mong cầu của chúng sanh mà Ngài hiện thân cứu độ, có thể Ngài hiện thân Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác hoặc chư Thiên hay Chuyển Luân Thánh Vương, vua quan, trưởng giả, thậm chí Ngài hiện thân phụ nữ, trẻ em, quỷ thần v.v… Trong đời sống hàng ngày, một hoàn cảnh, một biến cố không may nào đó bất chợt xảy đến với chúng ta, nếu chúng ta thành tâm cung kính đảnh lễ, trì niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm thì Bồ tát sẽ hiện thân cứu giúp chúng ta thoát khổ. Nhưng thường thì chúng ta không biết được đó là sự cứu giúp của Ngài. Chúng ta cũng không biết một người nào đó đến với chúng ta trong hoàn cảnh khó khăn đó chính là ứng thân của Ngài thị hiện.
Tuy nhiên, tại sao có người nhờ niệm danh hiệu Ngài mà vượt qua hoạn nạn, nhưng cũng có người thì chẳng thấy linh ứng? Điều quan trọng là phải có lòng chân thành, niệm một cách thiết tha, chuyên tâm, nhất chí. Điều này thấy rõ ở nhưng người lâm nạn, họ đặt hết niềm tin tưởng và khẩn thiết cầu sự cứu độ của Bồ tát Quán Thế Âm, chính nhờ vào sự chí thành, nhất tâm đó mà có cảm ứng.
Cuộc sống thế gian đầy những bất an, đau khổ, vì thế chúng ta cần có sự hộ niệm của Bồ tát Quán Thế Âm. Chúng ta cần thường xuyên niệm danh hiệu Ngài để căn lành tăng trưởng, nghiệp chướng tiêu trừ. Chỉ có sự thường xuyên hành trì mới giúp cho chúng ta đủ phước duyên và sự sáng suốt, nhất tâm khi lâm vào hoàn cảnh khẩn cấp, bức bách, lúc đó chúng ta mới có thể cầu sự gia hộ của Bồ tát một cách hiệu quả. Thông thường khi lâm vào hoàn cảnh khốn đốn chúng ta dễ bị hoảng loạn, thần trí không còn định tỉnh sáng suốt do đó chúng ta niệm danh hiệu Ngài không chuyên nhất mà xen vào đó là những tạp niệm lăng xăng với những hoang mang sợ hãi, tinh thần chúng ta không tập trung cao độ nên không đạt được niệm lực cần thiết để có sự cảm ứng bất khả tư nghì.
Như vậy điều cần thiết là hàng ngày chúng ta phải trì niệm danh hiệu Bồ tát, chúng ta phải hành trì một cách chí thành, miên mật để trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể nhiếp tâm chánh niệm danh hiệu Ngài mà không bị ngoại cảnh tác động chi phối.
Niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm theo tinh thần kinh Pháp Hoa
Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ môn, Đức Phật nói về công hạnh cao vời của Bồ tát Quán Thế Âm. Với trí Bát Nhã, vô ngại đối với tất cả các pháp và tâm đại từ đại bi, Bồ tát Quán Thế Âm có khả năng độ sanh rộng lớn (thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng) mà tiêu biểu là Ngài ứng hiện ba mươi hai thân tướng để giáo hóa, tiếp độ chúng sanh. Ngài thường giúp đỡ chúng sanh thoát khỏi bảy nạn của thế gian (thất nạn) và được hai sự mong cầu (nhị cầu). Bảy nạn đó là lửa, nước, la sát, đâm chém đánh đập, tà ma quỷ quái, gông cùm, giặc cướp thù địch. Hai sự mong cầu trong kinh nói là cầu con trai và con gái, ở đây còn muốn nói đến sự mong cầu phước đức, trí tuệ và sự đoan chánh.
Trong Truyền tâm pháp yếu, Tổ Hoàng Bá có nói: “Quán Âm tiêu biểu cho tâm Đại bi”. Kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói về Bồ tát Quán Thế Âm cũng chính là muốn nói đến tâm Đại bi. Bồ tát Quán Thế Âm là Thánh của sự thanh tịnh (Quán Thế Âm tịnh Thánh). Vì thế niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm theo tinh thần kinh Pháp Hoa là niệm đến trạng thái nhất tâm để trở về với sự thanh tịnh. Nhưng điều cần phải có trước tiên là người niệm danh hiệu Bồ tát phải phát tâm Đại bi. Chúng ta chuyên tâm, chí thành niệm, buông bỏ các duyên bên ngoài để trì niêm danh hiệu Bồ tát thì dần dần nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng tiêu trừ, đến khi tâm ta thanh tịnh thì chính là giải quyết được “thất nạn nhị cầu” mà kinh đã nói. Vì niệm đến lúc “Niệm mà không niệm, không niệm ma niệm” thì năng sở không còn, quên mình, quên người, quên ngoại vật, lúc đó mới có thể cảm ứng trọn vẹn với sự cứu độ của Bồ tát. Niệm Quán Thế Âm ở đây là trở về với tự tánh thanh tịnh của chúng ta. Nhưng khi niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm cần phát khởi tâm Đại bi để tương ứng với tâm Đại bi của Ngài, từ đó ta với Bồ tát đồng nhất thể, cùng một thể Đại bi.
Tâm Đại bi ở đây là chí nguyện độ sanh, cứu chúng sanh thoát khổ, mang đến niềm vui cho tất cả chúng sanh.
Thường quán chiếu thế gian đầy dẫy những khổ đau, chúng sanh sống trong thế gian như sống trong nhà lửa, để khởi lòng từ lân mẫn muốn cứu vớt, làm lợi lạc cho các loài hữu tình. Thực hành theo hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm, bản thân, tha nhân và cuộc đời nuôi dưỡng và phát triển lòng từ, làm những việc mang lại sự an lành và lợi ích cho đời.
Thích Thiện Hạnh
Với ba mươi hai ứng thân, Ngài thị hiện cứu khổ chúng sanh trong mọi hoàn cảnh mà tiêu biểu là "thất nạn nhị cầu" (bảy nạn tai và hai điều cầu xin) mà kinh Pháp Hoa phẩm Phổ môn đã nói. Bởi thế nên có câu kệ nói về công hạnh của Ngài rằng:
Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng
Khổ hải thường tác độ nhân chu
Nghĩa là:
Ngàn nơi có cầu, ngàn nơi ứng
Ngài là con thuyền đưa người qua biển khổ
Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật cho biết Bồ tát Quán Thế Âm tu pháp môn “Phản văn văn tự tánh” chứng được Nhĩ căn viên thông nên Ngài có thể quán sát và nghe thấy tất cả tiếng kêu cứu của chúng sanh trong thế gian, chính vì thế mà Ngài có danh hiệu là Quán Thế Âm. Tùy sự mong cầu của chúng sanh mà Ngài hiện thân cứu độ, có thể Ngài hiện thân Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác hoặc chư Thiên hay Chuyển Luân Thánh Vương, vua quan, trưởng giả, thậm chí Ngài hiện thân phụ nữ, trẻ em, quỷ thần v.v… Trong đời sống hàng ngày, một hoàn cảnh, một biến cố không may nào đó bất chợt xảy đến với chúng ta, nếu chúng ta thành tâm cung kính đảnh lễ, trì niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm thì Bồ tát sẽ hiện thân cứu giúp chúng ta thoát khổ. Nhưng thường thì chúng ta không biết được đó là sự cứu giúp của Ngài. Chúng ta cũng không biết một người nào đó đến với chúng ta trong hoàn cảnh khó khăn đó chính là ứng thân của Ngài thị hiện.
Tuy nhiên, tại sao có người nhờ niệm danh hiệu Ngài mà vượt qua hoạn nạn, nhưng cũng có người thì chẳng thấy linh ứng? Điều quan trọng là phải có lòng chân thành, niệm một cách thiết tha, chuyên tâm, nhất chí. Điều này thấy rõ ở nhưng người lâm nạn, họ đặt hết niềm tin tưởng và khẩn thiết cầu sự cứu độ của Bồ tát Quán Thế Âm, chính nhờ vào sự chí thành, nhất tâm đó mà có cảm ứng.
Cuộc sống thế gian đầy những bất an, đau khổ, vì thế chúng ta cần có sự hộ niệm của Bồ tát Quán Thế Âm. Chúng ta cần thường xuyên niệm danh hiệu Ngài để căn lành tăng trưởng, nghiệp chướng tiêu trừ. Chỉ có sự thường xuyên hành trì mới giúp cho chúng ta đủ phước duyên và sự sáng suốt, nhất tâm khi lâm vào hoàn cảnh khẩn cấp, bức bách, lúc đó chúng ta mới có thể cầu sự gia hộ của Bồ tát một cách hiệu quả. Thông thường khi lâm vào hoàn cảnh khốn đốn chúng ta dễ bị hoảng loạn, thần trí không còn định tỉnh sáng suốt do đó chúng ta niệm danh hiệu Ngài không chuyên nhất mà xen vào đó là những tạp niệm lăng xăng với những hoang mang sợ hãi, tinh thần chúng ta không tập trung cao độ nên không đạt được niệm lực cần thiết để có sự cảm ứng bất khả tư nghì.
Như vậy điều cần thiết là hàng ngày chúng ta phải trì niệm danh hiệu Bồ tát, chúng ta phải hành trì một cách chí thành, miên mật để trong bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể nhiếp tâm chánh niệm danh hiệu Ngài mà không bị ngoại cảnh tác động chi phối.
Niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm theo tinh thần kinh Pháp Hoa
Trong kinh Pháp Hoa phẩm Phổ môn, Đức Phật nói về công hạnh cao vời của Bồ tát Quán Thế Âm. Với trí Bát Nhã, vô ngại đối với tất cả các pháp và tâm đại từ đại bi, Bồ tát Quán Thế Âm có khả năng độ sanh rộng lớn (thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng) mà tiêu biểu là Ngài ứng hiện ba mươi hai thân tướng để giáo hóa, tiếp độ chúng sanh. Ngài thường giúp đỡ chúng sanh thoát khỏi bảy nạn của thế gian (thất nạn) và được hai sự mong cầu (nhị cầu). Bảy nạn đó là lửa, nước, la sát, đâm chém đánh đập, tà ma quỷ quái, gông cùm, giặc cướp thù địch. Hai sự mong cầu trong kinh nói là cầu con trai và con gái, ở đây còn muốn nói đến sự mong cầu phước đức, trí tuệ và sự đoan chánh.
Trong Truyền tâm pháp yếu, Tổ Hoàng Bá có nói: “Quán Âm tiêu biểu cho tâm Đại bi”. Kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói về Bồ tát Quán Thế Âm cũng chính là muốn nói đến tâm Đại bi. Bồ tát Quán Thế Âm là Thánh của sự thanh tịnh (Quán Thế Âm tịnh Thánh). Vì thế niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm theo tinh thần kinh Pháp Hoa là niệm đến trạng thái nhất tâm để trở về với sự thanh tịnh. Nhưng điều cần phải có trước tiên là người niệm danh hiệu Bồ tát phải phát tâm Đại bi. Chúng ta chuyên tâm, chí thành niệm, buông bỏ các duyên bên ngoài để trì niêm danh hiệu Bồ tát thì dần dần nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng tiêu trừ, đến khi tâm ta thanh tịnh thì chính là giải quyết được “thất nạn nhị cầu” mà kinh đã nói. Vì niệm đến lúc “Niệm mà không niệm, không niệm ma niệm” thì năng sở không còn, quên mình, quên người, quên ngoại vật, lúc đó mới có thể cảm ứng trọn vẹn với sự cứu độ của Bồ tát. Niệm Quán Thế Âm ở đây là trở về với tự tánh thanh tịnh của chúng ta. Nhưng khi niệm danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm cần phát khởi tâm Đại bi để tương ứng với tâm Đại bi của Ngài, từ đó ta với Bồ tát đồng nhất thể, cùng một thể Đại bi.
Tâm Đại bi ở đây là chí nguyện độ sanh, cứu chúng sanh thoát khổ, mang đến niềm vui cho tất cả chúng sanh.
Thường quán chiếu thế gian đầy dẫy những khổ đau, chúng sanh sống trong thế gian như sống trong nhà lửa, để khởi lòng từ lân mẫn muốn cứu vớt, làm lợi lạc cho các loài hữu tình. Thực hành theo hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm, bản thân, tha nhân và cuộc đời nuôi dưỡng và phát triển lòng từ, làm những việc mang lại sự an lành và lợi ích cho đời.
Thích Thiện Hạnh