vienquang2

Con đường Phật Tâm Tông.- Phần 2

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 21.- Vấn đề "Linh Hồn" & Vãng Sanh.

* "Vãng Sanh" Cõi Phật.- Phải từ bỏ các Chấp: Thường - Đoạn .

Do người đương thời Đức Phật : Họ chấp Thường kiến và Đoạn kiến.- Nên Đức Phật khai thị CHÂN LÝ DUYÊN KHỞI, để đưa họ vào Phật Tịnh Độ.

- Vì sao gọi là "Thường Kiến" ?
Đáp: Ở các Tôn Giáo "Hữu Ngã" như Bà la môn.- Họ cho rằng:

- Đại Ngã (tức Thượng Đế), tự sanh ra và sống mãi không chết (Thường Kiến).

- Đại Ngã sanh ra Tiểu Ngã (tức linh hồn con người). Linh hồn này cũng sống mãi không chết (Thường Kiến), nhưng linh hồn sẽ luân hồi đầu thai tái sanh qua thân xác khác, ví như con chim bỏ cái lồng này sang qua cái lồng khác.

* Đức Phật bác bỏ quan điểm này, Ngài dạy rằng: Tất cả Pháp VÔ NGÃ (nghĩa là không có Đại Ngã, cũng không có Tiểu Ngã).- Các Pháp do NHÂN DUYÊN HÒA HỢP SANH. Không phải tự sanh, không phải Thượng Đế sanh (VÔ NGÃ).- Vì Vô Ngã nên Vô Thường (kể cả cái gọi là Hồn).

* Với Chân lý Vô Thường; Vô Ngã mà Đức Phật dạy này. Người tu Phật mà chấp có Phật rướt cái tiểu Ngã của mình mang về cõi nước Tịnh Độ nào đó ? Thì Chúng ta nên xem xét lại căn bản Phật Học của mình để khỏi "đi" lệch đến cõi Trời Vô Sắc Giới của Ngoại Đạo mà ngỡ là mình được "Vãng Sanh " Tịnh Độ !

(trích): Vãng sanh là một khái niệm trong Phật giáo, chỉ sự chuyển dịch tâm thức từ thế giới phàm tục sang thế giới Tịnh độ. Trong Tịnh độ tông.- Phải hiểu rằng: vãng sanh là một hiện tượng tâm linh, không phải là một sự kiện vật lý.- (theo Bạn Hoàng)


Tóm lại.- Theo Phật dạy:
  • Không phải chết là Mất hẳn. (Đoạn kiến)
  • LINH HỒN KHÔNG CÓ.- Vãng Sanh Cực Lạc.- Cũng Không phải là vãng cái Hồn ! (Thường Kiến).
  • Đây là Đệ Nhị Pháp Ấn.- CHƯ PHÁP VÔ NGÃ.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Linh_h13
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 22.- Ngộ Vô Sanh.

Kính các bạn. Như bài trên chúng ta khảo sát. Phật dạy.- không có cái hồn. Vậy chết là hết hay sao ?

Thưa không . Nếu chết là hết .- phật dạy đó là chấp Đoạn kiến cũng là sai.

* vấn đề là không phải CÓ một cái để tái sanh hay KHÔNG còn một cái để tái sanh.- Mà Sanh Tử chỉ là do Vọng Tâm thấy lầm thấy điên đão mà thấy có sanh Tử.

* Nếu có thể tỉnh giác.- Thì Vọng Tâm trở về Chân Tâm thì lập tức thể nhập Vô Sanh . Lúc ấy Sanh Tử tan biến không còn.

* GỌI LÀ NGỘ VÔ SANH.

Kính Hoa Nghiêm Phật dạy:

Quan-sát nơi các pháp, Đều không có tự-tánh
Tướng nó, vốn sanh-diệt, Chỉ là danh thuyết giả.
Tất cả pháp vô-sanh, tất cả pháp vô-diệt
Nếu hiểu được như vậy, Chư Phật thường hiện tiền.
Pháp-tánh vốn không tịch, Vô-thủ, cũng vô-kiến
Tánh không, tức là Phật, Chẳng thể nghĩ lường được.

Các pháp không chơn-thật, Vọng chấp là chơn-thật
Cho nên các phàm-phu, Luân-hồi ngục sanh-tử.
Nơi ngôn từ thuyết pháp, Tiểu trí vọng phân-biệt
Vì thế sanh chướng-ngại.

Chẳng rõ được tự-tâm, Đâu biết được chánh-đạo
Họ do huệ điên-đảo, Thêm lớn mọi điều ác.
Chẳng thấy các pháp không, Hằng thọ khổ sanh-tử
Người này chưa có được, Pháp-nhãn thanh-tịnh vậy.......

Chúng-sanh vọng phân-biệt, Biết thế đều vô-sanh
Mới là thấy thế-gian. Nếu thấy'thấy thế-gian'
'Thấy' là tướng thế-gian, Như thiệt đồng không khác
Đây gọi người chơn-kiến.....
(hết trích)

Chúng ta nên biết thêm.

Vô Sanh cũng có những góc khuất.

Vấn đề sanh cũng có bốn cách như vầy:

Một, chẳng sanh mà sanh
Hai, chẳng sanh mà chẳng sanh
Ba, sanh mà chẳng sanh
Bốn, sanh mà sanh.

K. Bát nhã dạy:

Bạch Thế Tôn ! Bồ tát Lưu Ly Quang hỏi: Thế nào là chẳng sanh mà sanh ?

_ Phật bảo: An trụ bên Thế đế, thị hiện tướng xuất thai. Đấy là chẳng sanh mà sanh.

Hỏi: Thế nào chẳng sanh mà chẳng sanh ?

Đáp: Đại Niết bàn không có tướng sanh. Đấy là chẳng sanh mà chẳng sanh.

Hỏi: Thế nào là sanh mà chẳng sanh ?

Đáp: Cứ theo Thế đế, lúc Bồ tát hiện tướng nhập thai và trụ thai, gọi đó là sanh mà chẳng sanh.

Hỏi: Thế nào là sanh mà sanh ?

Đáp: Tất cả phàm phu "sanh mà sanh". Vì phàm phu sanh tử, tử sanh không có tận cùng. Bồ tát bậc tứ trụ trở lên "sanh mà chẳng sanh", vì sanh mà tự tại.

Thiện nam tử ! Nội pháp đã vậy. Ngoại pháp cũng như vậy: Chưa sanh mà sanh. Chưa sanh mà chưa sanh. Sanh mà chưa sanh. Sanh mà sanh.

_ Như hạt giống đủ nước, phân và chăm sóc, nhưng mầm mọng chưa nẩy lên. Trường hợp này gọi là : "chưa sanh mà sanh".

_ Như hạt giống hư, lại không có nước, phân và nhân công chăm sóc, đây gọi là "chưa sanh mà chưa sanh".

_ Như mầm mọng đã mọc, mà thiếu điều kiện để sanh trưởng, đây gọi là "sanh mà chưa sanh".

_ Như mầm sanh chồi tược phát triển, gọi đây là "sanh mà sanh". Tất cả ngoại pháp hữu lậu nhiếp thuộc phạm trù "sanh mà sanh" như vậy.(hết trích)

Kính các bạn.- VÃNG SANH CỰC LẠC là thế.Từ cảnh giới SANH TỬ của phàm phu. Mà thể nhập VÔ SANH - VÔ VI. Đó là Vãng Sanh Cực Lạc.

Đúng theo đệ tam Pháp Ấn Niết Bàn tịch diệt Vô Sanh.

vsanh.png
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 23.- Chánh báo & Y báo thù thắng.

Giải thích trưng bày về danh hiệu
(1), Trưng bày: “Xá Lợi Phất, ý ông nghĩ sao? Phật kia vì sao mà được mệnh danh là A Di Đà.”

(2), Giải thích:

- Giải thích về ánh sáng quang minh: “Xá Lợi Phất, ánh sáng vô lượng của đức Phật ấy chiếu soi mười phương các cõi nước khác không gì chướng ngại, cho nên mệnh danh là A Di Đà.”

- Giải thích về thọ mạng: “Xá Lợi Phất thọ mạng của đức Phật ấy cùng với nhân dân ở cõi Cực Lạc vô lượng vô biên, không tính số kiếp, cho nên mệnh danh là A Di Đà.”(hết trích)

Phần lượt ý bài giảng:

Trong đạo Phật chúng ta có nói tới hai thứ quả báo. 1. là chánh báo và 2. là y báo.

* Chánh báo tức là thân và tâm của chúng ta.

* Y báo là hoàn cảnh của chúng ta.


  • Chánh Báo ở kinh này là nói về Đức Phật A Di Đà.
  • Y báo là nói về Cảnh Cực Lạc Tịnh Độ.


Người xưa giải thích về Danh Hiệu Phật A Di Đà:

* Phật hiệu Di Đà pháp giới tàng thân tùy xứ hiện . Nghĩa là.- đức Phật hiệu là A Di Đà cũng gọi là vô lượng quang, vô lượng thọ đó.- là pháp giới tàng thân.

cái chữ pháp giới tôi nói nãy rồi đó không phải là cái hành tinh này mà nó trùm cả mộc tinh kim tinh Hoả tinh, thổ Tinh, Dương tinh v.v... là cái gì tinh nữa và còn vô lượng cái Tinh nữa mà khoa học Ngày nay chưa phát hiện được thì Phật A Di đà không có chỗ nào là không có .- Bởi vì vô lượng Quang là có ý nghĩa là cái ánh sáng, cái hào quang nó về mặt không gian nó nó đầy khắp không có chỗ nào là không có.

còn cái nghĩa: Vô Lượng Thọ là cái ý nghĩa thời gian thời gian quá khứ Vị lai không có thời nào không có thời gian chẳng có bao giờ .

vậy thì Phật A Di Đà là chỉ cho cái Tâm thanh tịnh của không gian vô Tận và về cái mặt thời gian cái Tâm thanh Tịnh Đó nó vô cùng
do vậy cho nên là chúng ta mà mà tụng kinh mà cầu nguyện niệm Phật tu tập a di đà đó thì mình mong là cho mọi người đều được được sanh sang về cái thế giới cực lạc của đức Phật A di đà gọi là tốc vảng vô lượng quang Phật sát (Quốc độ Phật)

Vô Lượng Thọ là là cái tên cái hiệu của đức Phật A di đà rồi. Cái đó các vị đọc cái bài nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ Trung. Cửu
phẩm Liên Hoa Vi phụ mẫu. hoa ca kiến Phật ngộ vô sanh. bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.

Thế thì là nội đây mà ai Có tụng kinh là đều có biết câu đó. Thế thì Câu đó nói cái gì ? nguyện sanh Tây Phương Tịnh bộ trung

Câu đó nói cái gì là mình mình mình đem cái công đức mà Thọ Trì đọc tụng tu hành trước tam bảo trước Phật pháp tăng đó và cái công đức mà mình tu tập những cái thiện nghiệp hằng ngày đó giờ đây đối trước Phật pháp Tăng tam bảo mình nguyện lấy cái công đức đó mà hồi hướng Mình sanh về cái cảnh cảnh cực lạc ở phương tây cái câu đó khó hiểu lắm đó, khó lắm .- phải thiền định thì mới hiểu Chính xác cái câu đó. còn bằng không có không có tu tập thiền định mà mình gọi là mình tu tịnh Tộ là mình niệm Phật thôi
á Không tu thiền định đó không có bao giờ hiểu được câu đó, không bao giờ hiểu chính xác được cái câu nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung nghĩa là chúng con nguyện sanh Sanh về ở trong cái Cõi tịnh độ Trung là trong cái cảnh cảnh giới Tịnh Độ trong cái cõi tịnh độ mà ở Tây Phương Tịnh Độ Trung . là ở trong cái cái cõi tịnh độ ở phương tây .

* Còn về Mỹ Hiệu Cảnh Giới:
"Quốc danh Cực Lạc. Tịch Quang Chơn Cảnh.- Cá trung Huyền"

Nghĩa là cái nước mà gọi là Cực Lạc đó.- Nó là Thường Tịch (vắng lặng), mà Thường Quang (chiếu soi). Nó là Chơn Cảnh (không là giả cảnh tạm bợ).- Nó huyền diệu trong Tâm mỗi người.

Trở lại:

Phương Tây (Cực Lạc) có phải là phải mặt trời lặng không ? Câu đó là câu khó đó. Vậy thì phía Đông phía Nam phía Bắc không có cảnh tịnh độ ư ? tịnh độ chỉ có ở phía mặt trời lặng thôi sao ? xin trả lời rằng tịnh độ không phải chỉ có ở phía mặc trời lặng. không phải ở phía tây nhưng mà cái đó là dụng ý hết sức là sâu sắc mà Như cái bài Kệ đó bài kệ khai kinh đó phát thề vạn ức kíếp nan tao ngộ . Ngã Kim kiến văn đắt Thọ Trì. Nguyện Giải Như Lai Chơn thiệt nhĩa .

cái giáo lý của Đạo Phật là thậm sâm vô thượng vi Diệu thậm sâu vô thượng. trăm ngàn năm muôn kiếp muôn đời ngàn kiếp khó mà gặp. Hôm nay con được gặp con được thọ trì. cho nên chúng con phải nguyện hiểu tìm hiểu cái nghĩa chơn thật của Như Lai .

Thế thì nghĩa chơn thật của Như Lai vấn đề Chỉ có phía mặt trời lặn phía tây mới có cực lạc còn như phía Nam phía phía đông phía Bắc ba Phương kia rồi đông nam tây nam mình Bắc Tây Bắc rồi Phương trên và phương dưới không có cnh cực lạ sao ? rồi 10 phương Chư Phật ở đây Vậy là chỗ ở của 10 vươ Chư Phật đều là là không thanh Tịnh ? cảnh giới của Phật Di Đà là cực lạc là an lành là hạnh
phúc ư ? Cái đó không tư duy, không tu tập, không thiền định thì không có thể hiểu được.

việc đó các vị mà đọc kinh Hoa Nghiêm . Coi đọc cái Phẩm Phổ Hiền Hạnh các vị mà đọc rồi các vị khiếp đãm luôn. nghĩa là trong pháp giới cái từ pháp giới tôi nói nãi Đó. nghĩa là về mặt không gian là vô cùng vô cực và mặt thời gian từ vô thỉ cho tới vô chung cũng vô cùng vô cực. mà trong cái không gian vô cùng vô cực trong cái thời gian vô tận đó Hằng hà sa số không thể dùng ngôn từ mà nói cái
số của cõi Phật được . vậy thì Chư Phật Hằng Hà sa số như vậy mà bất khả thiết Bất Khả thiết không dùng cái ngôn từ nào nói số cảnh giới của đất nước của chư Phật 10 Phương đông nhiều mà mà dùng con số nó hết rồi . thì chính cảnh giới kia tức là đông tây , là đông nam bắc. đông nam tây nam Đông Bắc Tây Bắc trên chín cảnh giới kia có thể là cảnh chỉ có cảnh cực lạc là thanh Tịnh thôi còn chín cái Cảnh kia đều là ô ô Quế đều là nhơ nhớp đều là khổ đau thế thì 10 Phương Chư Phật Kia là những người như thế nào ? do đó là vấn đề Nguyện Giải Như Lai Chơn hiệt nghĩa là vậy.- cho nên là tôi xin nhắc các vị nếu mà các vị mà tu tập cho sâu tu tập có thiền có niệm phật mà vừa có tư duy thiền định nhiều năm thì Đức Phật sẽ dạy cho các vị là bồ tát mà muốn mà thành một Bồ Tát Chơn thật cái nghĩa Chơn thật Bồ Tát đó là "Phàm sở tướng thấy phải hư vọng .- tất cả cái cái gì mà có dáng vẻ trước đều là hư vọng hết Mà bồ tát mà muốn thực nghĩa Bồ Tát là phải ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. là bồ tát chân thật là phải sanh phải phát Khởi một cái tâm thanh tịnh mà không có trụ, không có trụ nơi một cái gì thì đó mới là Bồ tát .

Vị Bồ Tát Đó mới là gần với cái quả vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác . Nó không của mình mà còn trụ còn bám còn chấp ở trên một cái cảnh nào đó là chưa có cơ hội được niết bàn chưa có cơ hội được gặp Như Lai , được thấy như lai đâu .- mà muốn thấy Như Lai muốn gặp Như Lai là phải "ưng vô sở trụ di sanh kỳ tâm" Nhược tâm hữu trụ tắc Vi Phi trụ .- Nếu tâm có trụ ắt là không phải trụ.
phải cái tâm đừng trụ chấp đừng vướng mắt đừng bận Địu Đừng đau thương đừng khổ sở, đừng có vui mừng Buồn Giận Thương Ghét đừng có Đam mê không trụ trên một cái cảnh nào .- thì đó mới là bồ tát Thiện Bồ Tát thực nghĩa . Bồ Tát đó mới có thể đi tới cái đỉnh cao của vô thượng, chánh đẳng chánh giác. do vậy cho nên như lai Thế Tôn mà dạy mà chúng ta niệm phật rồi thiền định mà hướng về cảnh giới Tây phương đó là là chưa phải giải thiệt đâu. phương tiện của Như Lai đó . chứ sự thật không phải là chỉ có cái phía tây mà trời lặn mới có cái cảnh cực lạc của phật a di đà . còn các cảnh khác là đau khổ là dơ dái là xấu xa ...không phải vậy. Do vậy Cho nên nếu mà phật tử mà có từ trước tới nay thí dụ vậy mà các vị mà quan niệm rằng là là nhìn về cái phía mắt Trời lặng và niệm phật để sau này mình vãng sanh về cái hướng mặt trời lặn cảnh giới của đức Phật A di đà để mình hưởng cái cái an vui gọi là vãng sanh cực lạc chỉ có phía mặt trời lặng thôi.- đó là một ý niệm còn non nớp lớ còn phải tu sửa lại . chính như vậy là cái tâm mình còn Trụ đó . mà kinh kinh Bát Nhã đó cái hệ tư tửơng bát nhã mà Kim Cang Bát Nhã ba la mật dạy rằng Ưng Vô Sở trụ như sanh kỳ tâm. Nhật
Tâm Nhật Tâm Hữu trụ tắc bi Phi trụ .- cái tâm mà còn trụ cái nào là là sai lầm rồi đó chúng ta mà sở dĩ chúng ta khổ vô cùng đó là tại chúng ta trụ . tôi nói về các tất cả các vị để ý coi nếu mà chúng ta không có trụ là chúng ta không hề có khổ mà chúng ta khổ nhiều khổ ít đều là do chúng ta trụ nhiều hay là trụ ít .- trụ là cái gì hàng hà xa số cái đầu chúng ta chúng ta tụ dữ lắm Trước hết là 18 tuổi trở lên tình yêu Nam thì phải tìm một người nữ cho nữ thì phải tìm một anh cho là cái nam và nữ nó khổ vô cùng cái tuổi mà từ 17 tr lên rồi trong cái tình yêu đó về nhà đó thì có những bà mẹ thì thương thương con trai mà cũng thương dâu có những bà mẹ thì thương con trai mà không thương dâu, mà cái cái cậu con trai mà muốn thương vợ mình đó thì thì mẹ mình không chịu mà mình đuổi mình đi. mà đi thì mẹ mình không cho .- bảo rằng mình đi mình theo vợ mình là mình bất hiếu .- vậy cho nên cái nhà cửa là mỗi người trụ một kiểu đó mà ta khổ Tràng ngập giữa cha trụ mẹ, mẹ trụ cha, rồi cha mẹ trụ con, con là trụ con một con hai con ba con bốn thương không đồng đều là do trụ hết trụ tức là không ổn rồi không bình đẳng rồi. ngoài ra là còn phải lo cho mỗi đứa là sao cho nó có trình độ học vấn kiến thức phải lo tiền bạc cho đứa này đứa kia, cho Tám đứa bằng nhau tiền bạc bằng nhau cho nó học có trình độ giỏi giống bằng nhau bằng cấp bằng nhau rồi bằng nhau rồi là tìm chỗ cho nó học cho nó có tiền tài có danh vọng có địa vị có sắc dục có con có cháu đều là thông minh trí huệ bằng nhau rồi bản thân mình á Mình phải lo mình sao có tiền tài có danh vọng có địa vị có sắc dục có đầy đủ đó là mình Cực không do mình cực vậy đó .mình nó sinh ra cuộc sống hàng ngày của mình là cứ hết là mừng nó giận hết giận tới thương hết thương tới ghét hết ghét tới yêu yêu sợ tức là thất Tình AI cụ ái ố dụt, mừng giận thương sợ yêu ghét muốn. mừng giận thương sợ yêu ghét muốn ... nó cứ cái chu kỳ đó nó đi vòng như vậy do vậy mà mình khổ mình khố là tại vì mình
trụ .(lượt phỏng theo bài giảng của HT)

Tóm lại:

Nếu chúng ta mô tả một vị Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, nghĩa là Đức Phật của ánh sáng vô tận (Vô lượng quang) và của tuổi thọ vô tận (Vô lượng thọ).

Khi lý tưởng về Niết Bàn, vốn là phi không gian, phi thời gian, bất sinh, bất diệt, bất động được thể hiện, thì đấy chính là Vô tận hay Vô lượng (A Di Đà, Amita hay Amitabha).

Sự mô tả về cõi Cực lạc, ý nghĩa Vô lượng quang và Vô lượng thọ và nhân cách giác ngộ của trí tuệ và từ bi vô cùng tận, tất cả giản dị là những giải thích về “Vô lượng” .

Đây chính là tư tưởng Tịnh độ, bởi Vô lượng quang, Vô lượng thọ,… là những “Hồng danh” của Đức Phật A Di Đà.

"Phật hiệu Di Đà pháp giới tàng thân tùy xứ hiện,
Quốc danh Cực Lạc. Tịch Quang Chơn Cảnh.- Cá trung Huyền".

Chánh báo & Y báo thù thắng là TỰ TÁNH DI ĐÀ.- DUY TÂM TỊNH ĐỘ.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Di_ze112

Đây là sự Phát Triển từ "Tâm - Tánh" ở Nguyên Thỉ PG. Đến "Pháp Thân Phật" của PG Phát Triển.

  • Phật A Di Đà là Pháp Thân Phật, là Tâm Tánh. Chính là Sự Giác Ngộ về Nhân Sinh Quan "Duy Tâm" của Đức Phật.
  • Trụ chấp Phật A Di Đà là đấng siêu nhân, siêu nhiên.- Rướt hồn người đi đến thế giới xa xâm.- Là tư tưởng (chùm gửi) "Thần quyền" của thế gian và ngoại đạo.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 24.- Nhất Tâm Bất Loạn.

Vấn đề mình tu tịnh độ là để trở về cái tự tánh di đà cái tánh thanh tịnh vốn có của mình và tu tịnh độ để chuyển hóa cái tâm của mình, xả ngã, xả pháp thấy được cái tính chất duyên Sanh như huyển của Vạn pháp .cho nên không có còn đam mê đắm đuối cái gì của trần gian này .- vì vậy mà mình mới từ cái cái tâm trạng khổ sở chấp ngã chấp pháp, chấp Bỉ chấp thử.- Mình bỏ hết để mà nó lật qua cái trang trong trắng Thanh Tịnh thì gọi đó là vãng sanh tịnh độ .

Cái người vãng sinh tịnh độ Nghĩa là nghĩa là từ cái thế giới đau khổ mà mình chuyển sang mình diệt trừ vô minh phiền não mình trở về với cái tánh thanh tịnh bản nhiên Di Đà tự tánh của mình . mình biến cái cõi cực khổ trở thành cảnh giới cực lạc.

Thế thì là do cái gì mà mình làm được cái đó ? là do mình cũng xả ngã xả pháp thôi.

Mà Xã tất cả NGÃ và PHÁP. Đó là cảnh giới Đệ Tứ Thiền.- XÃ NIỆM THANH TỊNH ĐỊA.

Tiến trình vào Đệ tứ Thiền mà được Nhất Tâm. Phật dạy:

1/. Ly Dục, ly ác pháp.- Mà "Tâm" được 5 trạng thái: 1.Tầm, 2. Tứ, 3. Hỷ, 4. Lạc, 5 NHẤT TÂM. - Vào được Sơ Thiền.
Như bài kệ thuyết:

Ly dục và ác pháp,
Có giác và có quán,
Ly sanh được hỷ lạc,
Tức vào được Sơ Thiền.

2/. Từ trạng thái Sơ Thiền

Do mình thấy được cái tính chất là hiện tượng vạn Hữu không có gì mình mới buông bỏ mình buông bỏ mình mới trở về cái tự tánh di đà thanh Tịnh của mình . Như bài kệ thuyết:

khi nhiếp tâm vào thiền
Giác quán gây trở ngại,
Nên phải trừ giác quán,
Để vào Nhất Thế Xứ.
Vào Nhất Thế Xứ rồi,
Khiển nội tâm thanh tịnh.
Định ấy sanh hỷ lạc,
Dẫn vào Đệ Nhị Thiền.

* Nhị Thiền buông bỏ 2 chi GIÁC & QUÁN.- Tâm còn lại 3 chi: 1. Hỷ, 2. Lạc, 3. NHẤT TÂM. - Vào được Nhị Thiền.

3/. Đệ Tam Thiền:

Lại rời tâm hỷ lạc,
Nhiếp tâm đệ nhất định,
Tịch nhiên không chỗ niệm,
Ưu hỷ đều xả sạch.
Do thọ mới sanh hỷ,
Mất hỷ sẽ sanh ưu,
Ly hỷ được diệu lạc,
Vào được Đệ Tam Thiền.

Nghĩa là từ đệ nhị thiền, lại buông bỏ HỶ. -Tâm còn lại 2 chi: 1. Lạc, 2. NHẤT TÂM. - Vào được Tam Thiền.

4/. Đệ Tứ Thiền:
Lại biết lạc cũng bệnh,
Nên liền xả bỏ lạc,
Được xả niệm phương tiện,
An trú nơi bất động.
Ưu hỷ trước đã trừ,
Khổ lạc cũng xả luôn,
Tâm xả niệm thanh tịnh,
Vào được Đệ Tứ Thiền.

Hành giả từ đệ tam thiền, lại buông xả chi LẠC. - Tâm chỉ có NHẤT TÂM. - Vào được đệ Tứ Thiền.

Tóm lại: Cảnh Giới Nhất Tâm bất loạn là Đệ tứ Thiền định.

do cái tâm tỉnh thức giác ngộ buông bỏ hiện tượng vạn Hữu.- Hữu Vi mà có ra cái Tịnh độ thanh tịnh là do cái tâm buông bỏ của mình chứ không cần phải đi xa đi xứ nào hết.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 - Page 2 Thienp10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 25. Tán thán chư Phật.

Khuyến khích phát khởi tín tâm
Kính văn:

“Xá Lợi Phất như Ta hiện đang ca tụng công đức bất khả tư nghì của Phật A Di Đà.”
Đông phương: “Thì ở Phương đông cũng có Chư Phật như: A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Đại Tu Di, Phật Tu Di Quang, và Phật Diệu Âm, hằng hà sa số chư Phật như thế, mỗi vị ở nơi quốc độ của mình mà xuất tướng lưỡi rộng dài bao trùm khắp cả đại thiên thế giới nói lời thành thật: ‘Này chúng sinh ơi, các ngươi hãy tin bản kinh ca ngợi công đức khôn lường, kinh được hết thảy Chư Phật hộ niệm’.”
Nam phương, Bắc phương v.v...(cũng Vậy.)

Phần Thảo luận.
Đoạn kinh trên. Có 2 ý chánh.
1. Cách Thức thấy Phật A Di Đà
2. Công đức của Phật A Di Đà.

1/. Cách thấy Phật.

Ở kinh Kim cang Phật dạy:

“Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Có thể dùng ba mươi hai tướng để thấy Như Lai chăng?”

“Bạch Thế Tôn, chẳng thể được. Chẳng thể dùng ba mươi hai tướng để thấy Như Lai. Vì sao vậy? Như Lai thuyết ba mươi hai tướng tức chẳng phải tướng, gọi là ba mươi hai tướng.(hết trích)

Như vậy Phật Thích Ca đã dạy rỏ.-

+ Không thể thấy Phật qua 32 tướng. Hãy nói các khác không thể thấy quá 5 uẩn xác thân phàm phu.- Nghĩa là Phật ở kinh A Di Đà là Pháp Thân Phật.

+ Như Lai là để chỉ cho Pháp thân bất sanh bất diệt, không bao giờ dao động. Thấy được Pháp thân bất động mới gọi là thấy Phật, chớ không phải thấy đức Phật có ba mươi hai tướng. Tại sao? Vì nếu thấy có ba mươi hai tướng là Phật thì khi thân tứ đại rã Phật không còn sao? Như Lai không còn sao? Thế nên phải hiểu rõ Như Lai là chỉ cho Pháp thân thanh tịnh, mà Pháp thân thanh tịnh thì không đến, không đi.

+ Pháp thân.- là THỂ- mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (sa. dharma), là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người.

2/. Về Công Đức Phật. Phật dạy Chư Phật có Tam Đức.

Tam Đức. Chỉ cho 3 đức tướng của Đại niết bàn: Pháp thân, Bát nhã, và Giải thoát

. Pháp thân: Chỉ cho Chân Như vốn có sẵn của tất cả hiện tượng tồn tại, hoặc chỉ cho thân được hoàn thành bằng pháp công đức.

theo luận Nhiếp đại thừa thì có thể chuyển 5 uẩn thành 3 đức, tức có thể chuyển Sắc uẩn thành đức Pháp thân, chuyển 3 uẩn Thụ, Tưởng, Hành, thành đức Giải thoát, và chuyển Thức uẩn thành đức Bát nhã.

Như vậy: Đoạn kinh này là nhấn mạnh về TỰ TÁNH DI ĐÀ. DUY TÂM TỊNH ĐỘ.

Một lần nữa. Đức Phật xác tín là 10 phương chư Phật đều cùng một Chân Lý ấy.

 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,007
Điểm tương tác
972
Điểm
113
Bài 26.- Hoàn kinh A Di Đà.

Kinh A Di Đà là nguồn giáo lý Phát triển của PG Đại thừa.

Từ sự Giác Ngộ "Phật Tâm" của Nhân Sinh quan PG. - Qua các tư tưởng Khổ đế và Diệt Đế mà diễn đạt thành bộ kinh A Di Đà.

Nội dung diễn đạt cảnh Giới Niết Bàn thành hình ảnh Cực Lạc Tịnh Độ.

Tịnh Độ Cực Lạc đại khái thành 4 trạng thái:

Tịnh độ cũng có bốn loại:

1. Thường Tịch Quang Tịnh Độ: Tâm có 2 đặc tính: 1. Tịch là vắng lặng. 2. Chiếu là diệu dụng theo 6 giác quan.- Nếu chỉ thấy 1 bên là phiến diện, là vọng Thức. Nếu diệu dụng Tịch Chiếu đồng thời.- Đây là cảnh giới người ngộ nhập Chân Như Tâm.- Duy Tâm Tịnh Độ.- Đây là Chân Như Tánh Tịnh Niết Bàn.

2. Thật Báo Trang nghiêm độ: Nơi cư trú của hàng Bồ-tát địa trụ Biệt giáo, Viên giáo trở lên, đoạn trừ Trần sa hoặc mới được sinh về nơi đây.- Đây là Vô Trụ Xứ Niết Bàn.

3. Phương Tiện Hữu Dư: nơi cư trú của hàng Thánh nhân Tứ quả, Bồ-tát Tam hiền Biệt giáo và Bồ-tát Thập tín Viên giáo, đoạn trừ Kiến Tư hoặc mới được sinh về nơi đây.- Đây là Hữu Dư Y Niết Bàn.

4. Phàm Thánh Đồng Cư độ: nơi hàng Thánh hiền Quyền thật và phàm phu ở chung. Chỉ có Tịnh độ này nhờ sức mạnh nhiếp thọ của chư Phật nên chẳng cần đoạn trừ vọng hoặc, còn mang nghiệp mà được vãng sinh.- Cũng tức là đồng thể với cảnh giới Ta bà chúng ta hiện ngụ.- Đây là dục Tịnh Phật Độ. Tiên Tịnh kỳ Tâm.

* Cảnh giới Tịnh độ không nằm ngoài tâm.- Bởi vì, ‘tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh’.

Hay như Phật hoàng Trần Nhân Tông nói:

‘Tịnh độ là lòng trong sạch chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương. Di Đà là tính sáng soi mựa phải nhọc cầu về Tịnh Độ’.

Do vậy, bản kinh này là nhằm soi tỏ thế giới của tâm thức, mở bày tâm thức để tỏ ngộ tâm thức.

Khi đã đoạn trừ hết tất cả lậu hoặc, lập tức tâm sáng vô ngần, không còn khổ đau phiền não nữa, thì đó là cảnh giới của Tây Phương Cực Lạc hiện rõ trong mỗi chúng ta vậy.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 - Page 2 Tonh_210

Nam Mô Pháp Giới Tàng Thân A Di Đà Phật
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. tĩnh tâm
  2. thiền
  3. giới luật còn phù hợp với hiện đại

TOP 5 Tài Thí

Bên trên