gioidinhhue

Bố thí không tính toán phân biệt

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
8-Hỏi: Thưa Thầy, con thấy ăn mày con cho tiền, thì người ta nói rằng nó làm biếng, giả tật nguyền đi xin, đừng có cho, có đúng không?
Đáp: Khi em bố thí, là em giúp họ mà em giúp cho họ với lòng tốt thì em được quả báo tốt, còn chuyện họ làm biếng hoặc giả thì họ có quả báo riêng, không liên can gì đến em hết.
Cho nên có người xin, nếu em có thì cứ cho với tâm tốt, còn không có thì thôi, chứ đừng tìm hiểu họ thiệt giả mà làm chướng ngại tâm mình.

9-Hỏi: Thưa Thầy! Như có người than hoạn nạn, khổ đói, con giúp cho họ nhưng có người đến nói với con là mày cho không đúng chỗ, vì nó ăn ở không và hung dữ lắm,… Như vậy con có phước không ?

Đáp: Câu hỏi này cũng tương tự câu trước, khi em giúp người với lòng tốt thì em có quả tốt đáp lại, luật nhân quả là vậy. Còn họ làm biếng hoặc làm việc ác thì quả báo riêng của họ, cho nên em vẫn có phước như thường. Nên khi làm phước giúp ai, em đừng nghĩ nơi họ mà làm chướng ngại tâm bố thí của mình, mà phải nghĩ nơi mình. Nghĩa là làm việc gì tích chứa Âm Đức cho mình, chớ không vì người. Nên nếu có ai xin, có cứ cho, dù người có tiền nhiều hơn mình, mặc kệ cho người phê phán chỉ trích, nếu em làm được vậy thì em đang tu hạnh Bồ Tát đó chớ không phải là người thường đâu.
Người đời họ không biết lý đạo nên họ mới nói như vậy, em cũng đừng bận tâm với họ.

10-Hỏi: Thưa Thầy, vậy mình cho người ăn rồi họ làm ác, mình có tội không?
Đáp: Mình cho người với tâm tốt thì mình có quả tốt, chớ làm sao có tội được. Chừng nào mình cho họ ăn và xúi họ làm ác thì mình mới có tội. Tuy nhiên bố thí cho người ác mình phải hiểu Phật pháp khéo giáo hóa cho họ cải thiện về lành thì tốt lắm, còn như không giáo hóa được thì mình cũng có công đức.
Bằng chứng trong Kinh hiền ngu nói: lúc còn tu hành Bồ Tát, Phật làm vị vua tên Đại Quan Minh, thì có nước lân cận nghe vua bố thí không nghịch ý, bèn khởi ác tâm sai người đến xin đầu Phật. Phật biết họ ác ý muốn hại Phật nhưng Phật vẫn dùng tâm tốt cho đầu. Và do quả báo tốt đó mà vua đã thành Phật.

11-Hỏi:Nhưng đó là việc của Bồ Tát thì làm sao mình làm nổi ?
Đáp: Đúng vậy! Bố thí cho người ác sợ mình làm không nổi, chớ không phải là sai đâu.
Cho nên phàm mình có làm phước bố thí thường lựa người tốt mới cho, cho nên lỡ cho nhầm người không tốt thì mình hối hận, thối chí, làm tổn hao phước đã làm. Cho nên các em không giúp cho ai thì thôi.
Nếu cho họ thì liền xoá sổ, đừng tìm hiểu lai lịch của họ mà làm tổn hao phước mình.

12-Hỏi: Có người nói nếu ai cũng tu bố thí thì kẻ khác lợi dụng lòng tốt cứ đến xin hoài làm sao ?
Đáp: Không sao! Chỉ cần mình có của nhiều, họ cứ xin hoài càng tốt. Vì mình sẽ được nhiều âm đức.
Cho nên chỉ sợ mình nghèo không có của để cho họ, chớ lo vì có của nhiều cho người hoài. Bằng chứng các vị Bồ Tát bố thí suốt 3 Đại A Tân Kỳ Kiếp và kết quả mới thành Phật.

13-Hỏi: Thưa Thầy, phước đức là hai hay là một ?
Đáp: Một việc làm thiện thôi nhưng tuỳ chỗ tâm xuất phát ra, mà có khi có đủ cả hai phước và đức, và có khi chỉ có một phước hoặc một đức thôi.
Thí dụ: có một người sang trọng đang ngồi ăn hủ tiếu và có một gã ăn mày chầu chực đến xin. Người vì sự phiền phức quá nên móc tiền ra cho với sự bực dọc và đuổi đi. Như vậy người này có phước mà không có đức.
Ngược lại người này cho tiền mà trong lòng thương xót, dùng lời nhỏ nhẹ an ủi,… thì người này có đức và có phước. Lại như người xin mình, mình xót thương nhưng hết tiền để cho thì mình có đức mà chưa có phước. Lại như có người đến xin, mình cho, nhưng lựa đồ dở cho, còn đồ ngon để mình ăn, đây cũng thuộc làm phước nhưng không có đức.

14-Hỏi: Thưa Thầy! Quả báo của phước Đức như thế nào?
Đáp: Quả báo của phước thì thuộc về vật chất, như giàu có, của cải, tiền bạc, nhà cửa,… Còn quả báo về Đức thì thuộc về tâm Bình an, mọi người yêu mến, kính trọng,…
Nếu người đầy cả hai phước Đức (cũng gọi là phúc huệ) thì thọ quả báo vừa giàu có, vừa được bình yên, không tai nạn và mọi người kính mến.
Còn như người có phúc mà không có đức, thọ quả giàu có nhưng không ai nể, không được bình an hay bị hoạn nạn. Thí dụ như nhà giàu mà sinh con bị tật nguyền này nọ,…
Còn như người có đức mà không phước thì được người kính mến, được bình an nhưng luôn nghèo thiếu về vật chất.
Cho nên Phật dạy chúng ta phước huệ phải song tu mới trọn vẹn khi thọ quả báo.

bhnhoasendn.vn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
1 5-Hỏi: Thưa thầy! Danh từ bố thí, cúng dường có khác nhau không?

Đáp: Cũng là một món quà (Bánh trái gì đó) mà tùy chỗ tâm xuất phát mà có tên khác nhau.

Thí dụ: Cũng một món quà đó mà mình cho gã ăn mày thì gọi là bố thí, còn như mình cho người bạn thì gọi là tặng biếu gì đó, còn như mình đem đến cho cha mẹ Tam Bảo thì gọi là cúng dường. Như vậy chỉ một món quà mà từ chỗ tâm mình nhầm đối tượng xuất ra mà có tên khác nhau.

Nên cho ăn mày gọi là bố thí, bố là ban bố, thí là cứu giúp. Như vậy bố thí là người trên giúp cho người dưới, người giàu giúp người nghèo.

Còn tặng là gì muốn kết tình thân giao, nên dùng quà cáp v.v… chớ người đâu có thiếu, và đâu có cầu xin mình, nên không gọi là bố thí mà gọi tặng biếu v.v… còn cúng dường nghĩa là tâm mình cung kính, rồi mình dùng món quà vật gì đó mình dâng lên nuôi dưỡng (gọi là cúng dường).

Cũng như con kính cha mẹ mua quà dâng lên cho cha mẹ thì gọi là cúng dường, và Phật tử kính Tam Bảo đem tứ sự đến dâng cúng thì gọi là cúng dường.

Như vậy tâm mình cung kính rồi dùng đồ vật xuất ra thì gọi là cúng dường.

Còn như cho ăn mày, cho bạn không có tâm cung kính thì chỉ gọi là bố thí và tặng thôi.

16-Hỏi: Vậy bố thí cúng dường tặng công đức nào nhiều hơn ?
Đáp: 1 cúng dường công đức lớn nhất, bố thí công đức lớn nhì. Tặng biếu thì không thể có công đức được mà chỉ có tình cảm cá nhân thôi.

Vì sao? Vì cúng dường là chỗ xuất phát tâm tốt cung kính nên quả báo cũng tốt hơn, cho nên kinh nói Hiếu dưỡng cha mẹ, cúng dường sư trưởng v.v… lại cha mẹ Tam Bảo có công ơn với mình, nuôi dưỡng dạy dỗ mình, lại Tam Bảo các bật chân tu tâm thanh tịnh nên làm ruộng tốt cho mình gieo trồng nên được quả báo rất lớn.

Còn bố thí ít hơn cúng dường là chỗ không có tâm cung kính họ, nhưng biết thương họ đem của để ban bố cứu giúp họ nên công đức phải nằm hạn thứ hai, lại người đời tâm họ không thanh tịnh tu nên không phải là ruộng phước.

Còn như biếu tặng thì không có tâm cứu giúp cung kính như cha mẹ Tam Bảo, và không có lòng xót thương như bố thí mà tặng gì mục đích hoại giao tình cảm cá nhân, nên không có công đức được mà chỉ có cảm tình cá nhân với nhau thôi.

17-Hỏi: Vậy thì cúng dường Tam Bảo cho được nhiều công đức, không cần phải bố thí có được không?

Đáp: Không phải vậy đâu đã nói tùy chỗ tâm xuất phát mà phân ra có bố thí cúng dường, thì biết cúng dường là công đức lớn là do chỗ tâm cung kính. Vậy ta cho ai người nghèo khổ, ta đừng khởi tâm cho họ là kẻ thấp hèn mà ta phải tập nghỉ họ có Phật tánh và tương lai họ cũng là Phật. Như vậy, đây là vị Phật tương lai bị nạn nên đem lòng cung kính cúng dường vị Phật tương lai.

Chúng ta quan sát như vậy mà cho trong lòng cung kính thì đây là cúng dường rồi chứ không phải bố thí.

Cho nên Đức Phật xưa kia dù gọi là bố thí thì trên hình thức cho chúng sanh, nhưng thực ra tâm Ngài cúng dường cho chúng sanh cho nên công đức lớn và đưa Ngài đến quả Phật. Bằng chứng mỗi khi có người đến xin Ngài ân cần mời ngồi, lấy nước rửa mặt lau chân cho họ với hết lòng cung kính thăm hỏi rồi mới cho.

Cũng như người Bà La Môn xin đầu vua Đại Quang Minh, vua bảo khi cắt đầu tôi rồi xin Ngài để vào tay tôi để tôi dâng lên cho Ngài (Kinh Hiền Ngu).

Nên nói bố thí đầu, chớ đây là cúng dường đầu và nhờ công đức này vua Đại Quang Minh nay thành Phật là Thích Ca.

Cho nên cũng một món quà mà ta cho với lòng cung kính thì công đức lớn như cúng dường vậy.

Cho nên cúng dường, bố thí gì ta luôn bình đẳng tùy duyên mà làm, không chấp một chỗ là phải cúng dường Tam Bảo hay bố thí ăn mày v.v… người mà có chỗ dụng tâm bình đẳng như vậy là tu hạnh Bồ Tát đó (Thí Ba La Mật).

bhnhoasendn.vn
 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM


19-Hỏi: Thưa thầy: nói nhân quả bố thí cúng dường thì được giàu có. Sao con thấy nhiều người bố thí mà suốt đời nhưng cứ nghèo hoài?

Còn nhiều người keo kiệt bỏn sẻn tham lam mà lại giàu có lại còn trúng số nữa?

Đáp: Nhân quả Phật nói có 3 đời là đời trước, đời nay và đời sau.
Người bố thí đời nay thì đời sau mới hưởng giàu có, còn đời nay nghèo là do việc làm đời trước như bỏn sẻn v.v…


Còn người keo kiệt đời nay thì đời sau bị quả nghèo cùng, còn đời nay họ giàu là do gì đời trước họ có bố thí. Luật nhân quả nó phải chờ thời gian mới báo đáp lại.

Người đời họ không hiểu lý này nên họ thấy nhiều người, gian ác bỏn sẻn mà hay trúng số giàu có. Còn người làm phước mà bị nghèo rồi họ cho là nhân quả không có, nên họ không tin họ còn phỉ bán trời Phật không công bằng v.v…

20-Hỏi: Tại sao có người đương giàu có đùng một cái bị nghèo còn người nghèo tự nhiên phát giàu?

Đáp: Đây cũng thuộc về nhân gieo thay đổi nữa chừng, có nghĩa là tu phước nữa chừng mình hối hận.

Thí dụ: Mình cúng tiền của xây chùa v.v… nhưng nữa chừng mình bị người khác tác động làm cho mình không tiếp tục, mà ngược lại phỉ bán hối tiếc việc thiện đó. Nên cái phước nó cũng nữa chừng bị tiêu nên mình trở lại nghèo là vậy.

C òn người nghèo nhưng nữa chừng phát giàu lên là do đời trước keo kiệt bỏn sẻn nhưng sau được người khuyến khích hiểu đạo phát tâm bố thí, nên bây giờ nghèo trước giàu sau là đây.

21-Hỏi: Thưa thầy còn trường hợp người giàu có, lại bị trộm cướp chiếm đoạt bị mất mát nghèo nàn.

Hoặc cha mẹ giàu chia của, nhưng không đồng nên người thì nhiều được giàu, người ít thì bị nghèo, rồi họ trách tại trộm cưới hoặc cha mẹ không công bằng có đúng không?

Đáp: Phật dạy nếu cái phước do tự mình tu tạo ra thì quả báo đến tự mình thọ lãnh và không có ai chiếm đoạt được. Còn người giàu có mà bị trộm cướp chiếm đoạt được là có 2 lý do:

1) Là do mình mưu trí xảo trá như tham nhũng v.v… đây là làm giàu bất chính chớ không phải phước báo làm giàu nên mới bị người khác chiếm đoạt được.

2) Là do đời trước lúc tu phước nữa chừng hối hận như trên đã nói.
Còn cha mẹ giàu mà chia của không đồng nên có đứa thì giàu còn đứa thì nghèo, đây cũng thuộc về nhân quả của riêng mình đã tạo nên nó khiến cha mẹ mình như vậy, cho nên tự biết số phận kém phước của mình mà sám hối tu phước đức để dung bồi cho đời sau, chớ có ôm lòng oán trách mà gây thêm oan nghiệp.

Còn như cái phước đó không phải của mình, mà mình cố dùng quyền thế tranh dành, kiện tụng để chiếm đoạt v.v…
Và nếu chiếm đoạt được rồi thì nó cũng khiến cho mình sanh bệnh, hoặc chết mới thôi. Vì không phải phước của mình thì nó đâu có để cho mình hưởng.

Còn như nó thật là cái phước của mình mà ai cố ý chiếm đoạt thì rốt cuộc họ cũng từ chết đến bị thương và nó sẽ trở lại với mình (cũng như chuyện cổ tích Việt Nam ăn khế trả vàng v.v…) cũng nhằm nói đến lý nhân quả này đây. Cho nên là Phật tử ta phải tin sâu lý nhân quả, mà an tâm tu niệm cho tốt là được rồi còn duyên giàu nghèo là tùy phước báo mà nó cảm ra chớ ta đừng dùng quyền thế mưu trí để tranh dành kiện tụng thì không nên.

22-Hỏi: Có người rất giàu có nhưng họ chỉ mang danh tiếng giàu thôi, nhưng rốt cuộc người khác thụ h ưởng chớ họ không hưởng được là sao?

Đáp: Đây là những người này đời trước bố thí giùm người khác mà đề tên danh của mình (lấy danh người khác)

Thí dụ: Người gởi tiền mình đi bố thí cúng dường giùm, nhưng khi bố thí mình không nói tên của người mà nhận danh là tên mình, để lấy danh tốt với thiên hạ.

Cho nên quả báo mình cũng được danh nhà giàu, nhưng chẳng dám ăn xài rồi của cải đó rốt cuộc con cháu… người khác hưởng, mà người khác chính là những người nhờ mình bố thí mà không có danh (tên tuổi).

23-Hỏi: Nếu nói do có phước mới được giàu vậy những người cờ bạc ăn nhau giàu, chẳng lẽ họ cũng có phước hay sao?

Đáp: Đúng vậy. Thí dụ: hai người cá độ đá banh v.v… thì trong hai người này thì nó khiến cho người có phước hơn bắt trúng bên thắng, còn người ít phước dù cố lựa chọn nhưng rốt cuộc cũng thua bài bạc cũng vậy.
Người đời không biết họ cho là hên xui (cho nên người có phước thì làm gì cũng gặp giàu v.v…)

24-Hỏi: Còn người bố thí cúng dường mà ghi tên tuổi lên sách báo thì quả báo ra sao?
Đáp: Khi mình cho ai mình âm thầm lặng lẽ, thì khi thọ quả cũng giàu có âm thầm cũng không ai hay biết.
Còn mình bố thí cho ai thì ghi tên ai cũng biết, thì khi thọ quả báo giàu thì ai cũng biết.
Thí dụ: Trúng một tờ vé số mà cả làng ai cũng biết mình trúng. Còn người làm phước lặng lẽ thì trúng 1 lóc mà không ai hay.

25-Hỏi: Có người nói thấy người bố thí mình sinh lòng vui theo thì mình được công đức mình sánh bằng người bố thí có đúng không?
Đáp: Đúng vậy! Trong kinh gọi đây là Tùy Hỷ Công Đức.

26-Hỏi: Nếu vậy mình đợi người bố thí rồi mình vui theo cho có phước bằng họ mà mình khỏi tốn tiền có được không?
Đáp: Câu hỏi này là em đã hiểu lầm rồi
Cũng như em muốn bố thí cứu giúp cho người nghèo, nhưng gì em không có tiền cho họ nên lòng em xót xa, nhưng đùng có người khác đến cho họ, em thấy vậy vui mừng, đây là em được công đức bằng với họ do xuất phát từ lòng tốt của em.
Còn em có của không chịu cho tiếc của, đợi người khác cho rồi vui mừng theo để có công đức đây là sự tính toán (thuộc xảo trá) thì làm gì có công đức được.

Cho nên nhiều người không hiểu thấy ai bố thí thì cười hì hì cho có phước, còn riêng tiền của mình thì không dám thí một đồng xu nhỏ (vui theo kiểu này còn lâu mới được). Cho nên các em phải hiểu ý nghĩa “Tùy Hỷ Công Đức” mà Phật đã dạy.Và Ngài A Nan hỏi Phật.

Vậy người vui theo hưởng công đức bằng người cho, vậy người cho đó có phải bớt công đức không ? Phật đáp: Ví như 1 ngọn đèn nó mồi qua nhiều ngọn khác nhưng lửa và ánh sáng nó vẫn y như vậy không hề bớt tí nào.

Đây gọi là Tùy Hỷ Công Đức đây là hạng thứ năm mà Ngài Phổ Hiền đã dạy.

Ngũ giả: Tùy Hỷ Công Đức


bhnhoasendn.vn


 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
27-Hỏi: Thưa thầy có người bố thí cúng dường, nhưng ra điều kiện phải làm theo ý họ. Cũng như cho tiền gạo dặn họ ăn không được bán v.v…hoặc phật tử cúng dường dặn thầy in Kinh hoặc xây cất cái gì đó, như vậy quả báo ra sao?

Đáp: Nếu mình bố thí cúng dường vô điều kiện, tùy ý người nhận sử dụng, thì khi thọ quả báo mình sẽ được giàu có và cũng được tùy ý sử dụng. Còn như bố thí cúng dường cho ai mà ra điều kiện phải làm theo ý mình, thì khi cái quả phước đến thì mình cũng bị lệ thuộc theo ý người khác. Thí dụ: Cha mẹ mình giàu có cho mình của cải như ruộng đất nhà v.v… nhưng buột mình, nhà thì để ở, ruộng thì để cầy cấy chớ không được bán v.v…(mặt dù mình không thích làm ruộng muốn bán cũng không giám vì phải theo ý của người khác như cha mẹ) hoặc người thân cho vàng nhưng buộc phải đeo chớ không được cho hoặc bán cho ai.

Đây cũng thuộc về nhân quả lúc bố thí cúng dường buộc người làm theo ý mình, nên khi thọ quả mình phải bị lệ thuộc theo ý người khác.

Cho nên chúng ta phải thông hiểu lý nhân quả lý tạo nhân bố thí cúng dường phải vô điều kiện cho người nhận tùy ý sử dụng thì khi thọ quả ta mới được tự do tùy ý.

28-Hỏi: Nhưng nếu bố thí hoặc cúng dường mình không ra điều kiện trước phải dùng vào việc này, việc nọ thì người nhận dùng sai mục đích thì sao?

Đáp: Khi mình bố thí hoặc cúng dường người vui nhận là mình có công đức rồi chớ đâu buột phải làm theo ý mình mới có công đức. Cho nên dù họ có làm gì mình vẫn có công đức.

Cũng như người Bà La Môn xin đầu vua Đại Quang Minh, vua cho vô điều kiện với lòng hoan hỉ, khi xin đầu được rồi người Bà La Môn chê hôi tanh và quăng xuống đất dẫm đạp không dùng xuống dùng vào mục đích chi cả. Vậy mà vua còn được phước báu thành Phật, huống chi ta bố thí cúng dường mà người dùng vào mục đích khác. (đôi khi còn quan trọng hơn)

Còn như cảm thấy không tin tưởng người nhận thì mình đừng bố thí cúng dường, chớ cúng dường mà còn nghi ngờ, dặn làm theo ý mình thì té ra mình nhờ người khác làm công việc dùm mình, chớ không phải là mình cúng dường.

Cũng như Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát cúng dường chuỗi Anh Lạc cho Bồ Tát Quan Âm chỉ cần Bồ Tát Quan Âm nhận là Vô Tận Ý mừng và có công đức, chớ đâu buột Bồ Tát Quan Âm phải đeo. Nên tùy ý Bồ Tát Quan Âm sư dụng Ngài chia ra 2 phần, 1 phần cúng dường cho Đức Phật Thích Ca, 1 phần cúng dường vào tháp Phật Đa Bảo.

Như vậy Bồ Tát Quan Âm cúng dường lại cho 2 vị Phật làm cho công đức của Bồ Tát Vô Tận Ý càng lớn hơn gấp trăm ngàn lần. Còn như Ngài Vô Tận Ý mà ra điều kiện tôi cúng Ngài để Ngài đeo chớ không được cho ai. v.v… thì chưa chắc Bồ Tát Quan Âm nhận và Ngài Vô Tận Ý được công đức lớn như vậy.

Cho nên các Phật tử phải gi nhớ điều này, khi bố thí cúng dường cho ai dù lớn hay nhỏ phải vô điều kiện để tùy ý người nhận sử dụng, thì sau này cái quả mình mới được tùy ý tự tại, không lệ thuộc vào người khác.

29-Hỏi: Thưa thầy có nhiều người nói rằng cúng dường lựa chỗ nghèo cúng thì mới được nhiều công đức, như vậy có đúng không ?
Đáp: Được công đức nhiều hay ít không do chổ nghèo giàu, mà do người cúng và người nhận tâm có thanh tịnh hay không.

Người nhận thanh tịnh là sao? Là muốn chỉ cho người nhận tu có giới đức, chỗ này trong kinh “Tứ Thập Nhị chương” Phật đã phân bài chỉ rõ Phật dạy: “Đãi ăn 100 người ác ăn công đức không bằng cho 1 ngàn người thiện ăn, cho 1 người thiện ăn, công đức không bằng cho 1 người giữ ngũ giới ăn….” Đây là bằng chứng cúng dường người có giới đứa thì được công đức nhiều, chứ không phải cúng chổ nghèo. Và tôi xin nói rõ trường hợp cúng chổ nghèo như thế nào mới có công đức lớn? Đây là những vị chân tu do trì giới nên không chứa trữ tiền bạc.v.v… mà luôn bố thí, do đó luôn bị nghèo, mà nghèo đây do giữ giới, nên ai cúng vào thì được quả báo rất lớn. Còn có trường hợp một số nơi tu không giữ giới như có vợ, ăn thịt, uống rượu.v.v… do đó không ai cúng chùa, nên bị nghèo rồi những ngưới đi lựa chùa nghèo để cúng, thì cúng nhầm chổ nghèo như vậy thì thử hỏi công đức có lớn hay không? Cho nên ai có quan niệm đi cúng chùa, lựa chùa nghèo thì cũng nên biết nguyên nhân nào bị nghèo mới được.

Trên đây là nói bên người nhận thanh tịnh thì ngưới đi cúng nhận được công đức lớn.

Còn bây giờ tôi nói bên người cúng thanh tịnh thì sao? Là người cúng tùy duyên không phân biệt lựa chọn, hễ gặp duyên ai cần thì cúng dường với tâm thành kính vô điều kiện đây gọi là bố thí cúng dường thanh tịnh Ba La Mật như Bồ Tát vậy.
Người tâm thanh tịnh bố thí cúng dường như vậy dù gặp phải những người không thanh tịnh, nhưng do tâm mình thanh tịnh nên được quả báo tự tâm chiêu cảm nên công đức cũng rất lớn. Cũng như người Bà La Môn tâm không thanh tịnh (vì ác ý) đến xin đầu vua Đại Quang Minh, vua dùng tâm thanh tịnh của mình mà bố thí, nên quả báo được lớn và vua đã được thành Phật. Cho nên bố thí cúng dường công đức nhiều ít không do chỗ nghèo giàu, mà do người cúng người nhận tâm có thanh tịnh hay không.

Trong hai bên chỉ cần một bên thanh tịnh thì công đức cũng lớn, còn nếu cả hai bên đều thanh tịnh thì công đức còn gì sánh được.
Do hiểu được lý cúng dường thanh tịnh công đức lớn. Nên đức Phật và các vị Bồ Tát Thánh Tăng ngày xưa có vị nào nghèo đói đâu, mà các cua chúa quan dân ai cũng đều tranh nhau để cúng dường các Ngài.

Cho nên chuyện giàu nghèo là phước báo của người, còn bố thí cúng dường là tạo phước cho mình, nên mình chọn người thanh tịnh (giới đức) mà cúng. Nếu không gặp được người giới đức thanh tịnh, thì ít ra tự mình phải dùng tâm thanh tịnh cúng dường mới được công đức lớn, chớ không phải là lựa chỗ nghèo.

Cúng dường mà có quan niệm lựa chỗ chùa nghèo mới cúng thì đây giống như nhà giàu lựa ăn mày để cho, chớ không còn ý nghĩa cúng dường nữa rồi.

30-Hỏi: Vậy khi bố thí cúng dường, mình có cần ghi tên tuổi vái nguyện gì không?

Đáp: Trên lý nhân quả, thì nhân nào quả nấy nên khi ta tạo nhân thiện hay nhân ác, ta có ghi tên hay không ghi tên thì nó cũng đều đến với ta, mà ta làm vô điều kiện cho tâm thanh tịnh thì quả báo lại càng lớn hơn nên không cần phải ghi tên.
Nhưng trường hợp làm công đức cho người khác như cầu siêu, cầu an thì mình mới vái nguyện tên của người đó thôi.

31-Hỏi: Nhưng có chỗ dạy làm công đức phải nguyện hồi hướng về tịnh độ là sao?
Đáp: Đây là đối với những người tu tịnh độ thì tất cả làm chuyện công đức của mình đều hồi hướng cầu sanh về tịnh độ. Mình hướng về mục đích vãng sanh mà làm tự nhiêu vô điều kiện là được rồi chớ không phải mỗi lần bố thí cúng dường phải ghi tên lễ mễ rồm rà như vậy.

32-Hỏi: Nếu làm các công đức mà không hồi hướng vãng sanh, thì mình có được vãng sanh hay không?
Đáp: Nếu tu các công đức mà không hồi hướng phát nguyện vãng sanh, thì quả phước đó nó chỉ hưởng ở cõi người cõi trời mà thôi. Còn mình từ chối không hưởng mà dùng công đức đó hồi hướng làm lộ phí vãng sanh thì mới được vãng sanh.
Cũng như mình làm ra tiền, nhưng mình không ăn sài, mà để dành tiền đó để xuất ngoại vậy.

33-Hỏi: Mình làm các công đức rồi mình hồi hướng cho người khác, thì người khác có nhận được không?
Đáp: Theo kinh dạy là được, nhưng tùy theo công đức lớn nhỏ mình làm, mà người nhận nhiều hay ít, sớm hay chậm.v.v…


 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Tham gia
15/7/10
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
34-Hỏi: Vậy ta làm điều ác rồi hồi hướng cho người khác thì người khác có nhận được không?
Đáp: Không được. Vì tạo phước thì ta làm chủ nên ta có quyền chia cho người khác, còn ta tạo tội ác, thì tội ác làm chủ lại ta, nên ta không có quyền chia cho ai được.

Thí dụ: ta làm ra tiền lương, ta làm chủ số tiền, nên ta muốn cho ai tùy ý. Còn như ta tạo ra tội ác như giết người.v.v… thì tội ác đó làm chủ lại ta, nên ta mất tự do, nên ta không thể nhờ ai chịu tội thay cho ta được nói chi là cho họ tội đó lý hồi hướng cũng vậy.

35-Hỏi: Nếu nói bố thí cúng dường là tạo phước đức cho mình. Vậy sao ít ai chịu làm?
Và cũng có người làm phước nhưng họ cho ai họ lại nói là mất nợ phải trả.v.v… vậy có phước không?
Đáp: Chỉ có người hiểu đạo lý Phật tin sâu lí nhân quả thì họ mới chịu làm với tâm hoan hỷ vô điều kiện. Còn người đời phần nhiều họ đâu có hiểu, có tin đâu mà biểu họ làm. Và có người cũng tin nhưng chưa sâu, đôi khi cũng bố thí nhưng còn tiếc của nên họ nói là mật nợ mình phải trả.v.v…
Những người bố thí cho người khác mà nói như vậy thì cũng có phước, nhưng khi phước đến thì cũng bị người khác nói lại. Chẳng hạng được người thân cho cũa cải vừa nói “ tao mắc nợ mày nên phải trả”
Như ai cho mình mà nói mình như vậy thì mình có vui không? Nếu không thì khi bố thí ta cũng đừng nên nói bậy nói bạ này kia như nói: mày chắc là má tao ông nội tao kiếp trước nên tao phải trả.v.v…

36-Hỏi: Như giúp cho anh em vợ chồng con cái thì có phải là bố thí không?
Đáp: Cho anh em bà còn đó chỉ là nghĩa vụ thôi, chứ không phải bố thí. Vì bố thí là giúp người vô điều kiện không là bà con.
Cũng như là mình thấy người ăn xin đói mình thương, mình có tiền của mình cho, không có thì thôi, không ai trách mình. Còn như, cha mẹ hay con mình đói khác dù mình không tiền cũng phải vay tiền để lo, nếu không bị người đời chê trách vì đây là nghĩa vụ của mình. Cho nên bố thí làm phước, và nghĩa vụ gia đình là hai đàng khác nhau không nên nhầm lẫn, có người nhầm lẫn chỗ, này nói cho người ngoài cũng là bố thí, cho anh em con cháu cũng là bố thí nên họ chỉ lo cho con cháu mình thôi và họ cho là mình đã có tu bố thí rồi.


37-Hỏi: nếu nói cho người ngoài mới gọi là bố thí. Vậy thì, ta chỉ bố thí cho người ngoài thôi, còn người nhà không lẻ bỏ bê hay sao?
Đáp: Không phải vậy? Ý muốn nói cho ta hiểu rõ chử bố thí, và nghĩa vụ khác nhau, chớ nghĩa vụ lúc nào cũng làm đầu, nghĩa là mình phải lo cho gia đình trước, và kế đó mình tranh thủ tu phước cho mình là bố thí cúng dường đâu đó cho rõ ràng đừng có nhầm lẫn thôi, chớ đâu bảo không lo cho người nhà mà chỉ lo cho người ngoài.

38-Hỏi: Cũng là một pháp bố thí, nhưng tại sao có nhiều người có tư tưởng khác nhau?
Có người lựa người tốt mới bố thí ?
Có người thì lựa chon người bệnh mới bố thí?
Đáp: Đây là do sự hiểu biết của mỗi người có khác nhau, phần nhiều họ chỉ nghỉ mình là thí chủ ban ơn giúp cho người khác, nên giúp ai thì họ lựa chọn cho đúng đối tương như tốt, bệnh tật. v.v… Còn người tu hiểu đạo Bồ Tát thì khác, khi có ai cần xin thì họ nghỉ có đối tượng để mình bố thí tu phước như vậy họ là thân nhân mình, cho nên, họ cho với lòng hoan hỷ vô điều kiện. chẳng cần tìm hiểu thật giả xấu tốt chi hết, có thì cho không thì thôi. Nhưng nói cho rõ chúng ta biết cũng nhờ có người xấu nên chúng ta mới tu được pháp bố thí.
Vì những người thiếu thốn cầu xin ta toàn là người xấu, dầu đời nay họ không xấu, nhưng do đời trước họ tạo nghiệp xấu như tham lam trộm cắp. v.v… nên quả báo đời này bị nghèo thiếu, do đó họ mới cầu xin ta. Chớ nếu họ là người tốt biết bố thí cúng dường, thì đời này họ giàu có rồi, thì họ đâu cần xin ta.
Thí dụ: Ta có của mà cho những người thật tốt giàu có chưa chắc vì họ nhận của mình, như cõi cực lạc toàn là người tốt, nên họ được quả tốt. Phật nói trong kinh Vô Lượng Thọ người ở cõi Ta Bà này tu 1 ngày công đức lớn bằng bên cõi cực lạc tu 100 năm, vì ở đây có chúng sanh nghèo khổ nên ta tu hạnh bố thí công đức mau tăng trưởng hơn. Còn bên cõi cực lạc không có ai thiếu thốn nên không tu bố thí được, do đó công đức bị chậm hơn, cho nên người tu bố thí cúng dường phải thông hiểu đạo lý mới dễ thực hành mà không bị ai làm cho chướng ngại thối tâm.

39-Hỏi: Về việc Thầy nói ma hại, niệm Phật nó không hại được. Vậy Thầy có nghe thấy gì chưa?
Đáp: Có nghe rất nhiều, nhưng Thầy kể lại một câu chuyện gần nhất. Thầy có một chú Phật tử Quy y pháp danh là Thiện Tín (Duy) đến kể lại: Bữa trưa hôm đó, khoảng 12 giờ, chú chở bà dì đi công chuyện. Khi chạy gần đến ngã tư Thới Tứ (xã Thới Tam Thôn) thì tự nhiên không còn thấy ai cả mà chỉ thấy ba bóng đen đứng giữa đường ở trước đàng xa quắc chú lại. Chú sợ quá liền dậm thắng lại, nhưng tự nhiên lúc này thắng không ăn. Chú hoảng quá la lên A-Di-Đà Phật! Thì ba bóng đen đó bỏ chạy vô bụi cây gần đó và biến mất; lúc này dậm thắng mới ăn. Xe vừa dừng lại cũng vừa đụng vào xe chạy trước một cái nhẹ. Người kia quay người ngó lại và ngày đó về chú bệnh luôn.
Này các em, câu chuyện này cho thấy ma nó dùng phép làm mờ mắt chú, cho chú không thấy người chạy đằng trước và chung quanh. Và nó làm cho chú thắng không ăn để đụng người ta. Nhưng may nhờ chú niệm Phật kịp nên ma bỏ chạy và chú thắng xe lại được, nếu không thì tai nạn giao thông sẽ xảy ra nghiêm trọng rồi. Và nếu tai nạn xảy ra thì người ta cho là tại phóng nhanh vượt ẩu, chớ có ai biết là do ma quỷ gây ra đâu.
Và những chuyện tương tự như vậy rất nhiều. Cho nên dù các em có chạy cẩn thận, đúng luật giao thông nhưng ma nó hại cũng khó tránh khỏi. Chỉ có kiêm niệm Phật thì nó mới không dám hại thôi. Cho nên các em đi đường vắng, chạy xe cũng tập niệm Phật trong lòng là an toàn nhất.
Đây là một chuyện thật ở ngoài, còn chuyện kể trong sách như quyển “Niệm Phật cảm ứng mắt thấy tai nghe” của Lâm Khán Trị kể rất nhiều, các em muốn biết thêm thì nên tìm để đọc. Để kết luận lại ở đời này có rất nhiều tai nạn, có tai nạn do con người thiếu ý thức gây ra, có tai nạn do ma quỷ gây ra, làm sao ta biết trước được. Tốt nhất, ta vừa niệm Phật, vừa tu phúc đức thì hiện đời ta sống được bình an và kiếp tương lai ta thọ quả báo phúc huệ đầy đủ.

Còn như các em cảm thấy làm người rồi cũng già bệnh chết, khổ nữa thì các em đem công đức niệm Phật tu phước hồi hướng cầu vãng sanh về nước Cực Lạc của Phật A-Di- Đà, thì khi số mạng mình hết ngày liền đến tiếp Vãng Sanh qua Cực Lạc, làm dân nước Phật vĩnh viễn, không còn sinh tử nữa.

40-Hỏi: Bước đầu khởi tu tập, niệm Phật, tu phước như thế nào xin Thầy chỉ cho các em biết để tu tập theo ?

Đáp: Tu tập có nhiều cách khác nhau, tuỳ theo tuổi tác và hoàn cảnh của mỗi người mà áp dụng cho thích hợp, chớ Phật không có bắt buộc một hình thức nhất định. Cũng như tu niệm Phật, nếu em nào cha mẹ là Phật tử, nhà có bàn thờ Phật thì mỗi ngày tập đến trước bàn Phật, đốt một cây hương cúng Phật và lạy Phật 10 lạy, niệm Phật khoảng 5-10 phút (nhiều càng tốt).

Còn em nào nhà không có bàn Phật hoặc cha mẹ, anh em hoàn cảnh khó khăn thì tự mình tìm chọn một hình ảnh Phật, Bồ Tát nhỏ mà mình thích rồi bỏ vào quyển tập, mỗi ngày lấy ra chiêm ngưỡng (ngắm) và niệm độ 5-10 phút.

Các em chịu khó tập lâu ngày như vậy nó sẽ quen. Và những lúc trước khi ngủ hoặc trước khi đi học hoặc đi đâu, các em đều phải nhớ niệm Phật trước. Nếu nhà có thờ Phật thì tập mỗi buổi sáng thức dậy, đốt một cây nhang, niệm 10 lần rồi đi là hay và an toàn lắm.

Còn đi chơi đâu cũng vậy, tập nhớ niệm Phật trong lòng thì tất cả loài ma tai nạn sẽ không đến mình. Nhưng các em nên nhớ người niệm Phật thì phải tập tánh thật thà, hiền lành thì mới linh nghiệm. Chớ niệm Phật mà dối trá, hung dữ thì không linh đâu. Còn việc tu Âm Đức cũng vậy, tuỳ hoàn cảnh của mỗi người mà tu chớ không ai giống ai.

Thí dụ: người giàu, người lớn thì họ bố thí lớn, còn các em còn nhỏ không có tiền nhiều thì mình cho ít. Chẳng hạn thấy người ăn xin, các em tập cho 500, 1000,… hoặc như bạn học mình bị hết mực, giấy trong khi mình biết được liền xung phong cho giúp với khả năng; hoặc thấy ai cần nhờ đến mình, nếu có thể giúp được thì liền giúp.

Các em tập tánh rộng rãi như vậy lâu ngày nó sẽ quen và sau này lớn lên, các em mới có thể bố thí lớn được. Còn như các em xem thường việc làm phước nhỏ mà không tập làm, lâu ngày nó cũng quen đi cái tánh keo kiệt, khó mà bố thí lớn được.

Cho nên tu niệm Phật hay tu làm phước (Âm Đức) cũng đều do ta tu tập từ từ nó quen mới được, Phật Bồ Tát xưa kia cũng bắt đầu sự tu tập mà thành chớ không có ai tự nhiên mà được.

Còn như các em không thường tập bố thí cho quen từ việc nhỏ, đến đụng việc bố thí cho ai tiền của lớn thì nó sẽ bị sốc, có khi cho rồi thì về bệnh luôn vì chưa quen bố thí, nên nó tiếc của ray rứt mà sinh bệnh. Và cuối cùng, Thầy cho các em một lời khuyên: Khi làm một điều phước thiện cho ai, dù nhỏ hay lớn, tuyệt đối không được kể ra khoe người khác biết thì nó mới là: Âm Đức.

Còn ngược lại, nó chỉ là Dương Thiện mà thôi. Cho nên các em tu tập, niệm Phật, bố thí, cúng dường; có giúp ai, các em nên giữ yên lặng âm thầm, như vậy sẽ có được Âm Đức vô lượng. Những việc làm của các em tuy người đời không ai biết nhưng chứ Phật Bồ Tát, chư thiên quỷ thần, ma quỷ đều biết hết.

Vì chư Phật… có phép nên mỗi hành động của mỗi người, các Ngài đều biết rõ hết. Cho nên việc làm thiện phước cho ai thì tự lòng mình và Phật biết là đủ rồi, cần gì khoe khoang cho người biết làm chi cho tổn phước (không thành Âm Đức). Lại nếu các em tu tập mà phô trương, khoe khoang thì mọi người biết, nhất là những người không tu thì họ sẽ không ưa mình. Họ hay tìm cách chọc phá mình.
Chẳng hạn như mình có làm điều gì trái ý họ, họ liền đem việc tu của mình ra mà nói, chẳng hạn như: “Nó tu mà nó như vậy đó…”. Đó là vì họ biết mình có tu, nên đụng chuyện gì họ cũng gài chữ “tu” vô để khảo mình. Cho nên các em phải cẩn thận âm thầm mà tập sự. Vì các em còn nhỏ và mới thì phải lượng sức mình còn yếu, tránh né bớt sự khảo đảo của họ để tu tập cho cứng. Sau này dứng vững rồi thì không sợ họ khảo nữa.
Các em biết không? Người đời họ không biết nên họ chấp nơi tuổi tác, như người lớn họ mới kính trọng, còn con nít nhỏ thì họ xem thường. Cho nên nghe con nít tu, ăn chay niệm Phật… thì họ cười khi dễ. Họ nói: “Mày là con nít mà cũng bày đặt tu nữa…”. Nhưng thật ra, con nít mà chịu tu thì người lớn không bì kịp.
Vì sao? Vì con nít tâm hồn còn trong sáng như tấm giấy trắng chưa viết. Nên nếu các em niệm Phật thì danh hiệu Phật được ghi hiện rõ trong tâm. Do đó, sự linh nghiệm cảm ứng phát quang ra rất mạnh. Lại tâm con nít thì có lòng tin với Phật hết lòng 100%. Còn người càng lớn tuổi thì giống như tấm giấy đã viết lung tung đủ thứ vào đầy ngập rồi, bây giờ niệm Phật như viết vào sau nên niệm Phật không hiện rõ bằng. Lại người lớn thường hay nghi nan, không đủ tin 100%. Do đó, sự cảm ứng phát quang của tâm cũng bị yếu hơn.
Cho nên ma quỷ thích nhát, chọc ghẹo con nít cho vui, nhưng ngược lại nó rất sợ con nít biết niệm Phật hơn là người lớn. Cho nên bây giờ, lợi dụng tâm hồn mình còn như tờ giấy trắng, các em ráng siêng năng niệm Phật, tu Âm Đức cho nhiều vào, đến sau này các em lớn lên không sợ việc đời lấn lướt làm mất phần công đức. Và nếu các em lớn lên mà vẫn tiếp tục tu niệm Phật như thuở nhỏ thì còn ai sánh kịp công đức của các em. Cho nên các em nhỏ mà chịu niệm Phật thì lợi hại hơn người lớn gấp trăm ngàn lần, chớ đừng có khi dễ con nít mà tu cái gì là lầm to. Rồi một khi vô thường ma quỷ đến bắt thì bó tay chịu trận.
Các em biết không? Người ta thì sợ những người có quyền uy, thế lực, sức mạnh võ lực, còn ma quỷ thì không sợ như vậy đâu. Nó chỉ sợ người thành tâm niệm Phật có Âm Đức mà thôi, dù người đó là em nhỏ 4 tuổi…
Cho nên sách có câu “Đức trọng quỷ thần kính”, chớ đâu có nói người lớn tuổi giàu sang, quyền thế quỷ thần kính đâu. Các em biết không? Thuở nhỏ Thầy tu niệm cũng bị người lớn xem thường, khi dễ Thầy con nít mà cũng tu…
Cho nên, Thầy ăn chay phải lén, không cho người nhà biết, niệm Phật cũng phải âm thầm không cho ai hay. Đi, đứng, nằm, ngồi, Thầy nhớ lúc nào liền niệm lúc đó. Thầy niệm rất chí thành, bởi lúc đó tâm hồn còn con nít, trong trắng, tin tưởng 100% nên Thầy niệm rất linh ứng. Trong giấc ngủ nếu thấy ma quỷ, Thầy niệm Phật là nó sợ biến mất liền. Lại do Thầy niệm quen nên đêm nào cũng thấy niệm và rất cao, và lâu lâu thấy được Phật và Bồ Tát
Nói chung lại là do lúc nhỏ, tâm hồn còn ngây thơ, trong trắng nên niệm Phật được cảm ứng thấy nhiều điềm lành như vậy.
Sau này, Thầy lớn lên. Vì hoàn cảnh nhà nghèo phải lo phụ cha mẹ bắt cá, cắm câu tạo nhiều nghiệp ác sát sanh, nên tâm hồn nhơ đục nghiệp chướng nặng dần cho nên sự linh ứng mất đi không còn thường thấy mộng lành như lúc còn nhỏ nữa.
Và lúc nhỏ do nhờ Thầy chí thành niệm Phật, nên có mấy lần bị nạn như té cây ổi còn chút nữa là lộn đầu gãy cổ, nhưng có một nhành cây nhỏ mọc lại treo tòn ten không hề tổn đến cọng lông.

bhnhoasendn.vn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên