CÁC BÀI GIẢNG VỀ KINH PHÁP HOA

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
NGÔN NGỮ CỦA KINH PHÁP HOA& PHƯƠNG THỨC ĐÓN NHẬN DIỆU NGHĨA CỦA PHÁP HOA.

[align=justify:45b2550ab7]1. Kinh Pháp Hoa trình bày Phật tri kiến, đối tượng mà không bao giờ là đối tượng của nhận thức, của tư duy diễn đạt. Tri kiến thấy thật tướng vô tướng là đồng thể với vô tướng, nên ngôn ngữ hữu tướng không thể trình bày tri kiến ấy. do vì không thể trình bày trực tiếp Phật tri kiến , Pháp Hoa đã chọn phương thức diễn đạt bằng hình ảnh biểu tượng và ngôn ngữ biểu tượng. Biểu tượng thì luôn luôn biểu tượng hoá một cái gì khác nó, khác với các tướng trạng khái niệm.[/align:45b2550ab7]

[align=justify:45b2550ab7]2. Với phương thức trình bày bằng biểu tượng, chướng ngại lớn nhất ngăn thính chúng ngộ Phật tri kiến là nằm về phía thính chúng. chướng ngãi đó là chính tư duy hữu ngã. Để giúp thính chúng làm sụp đổ chứơng ngại ấy, Pháp Hoa vừa trình bày biểu tượng vừa vận dụng kỹ thuật đánh thức giác tính. chính giác tính được khơi dây nơi thính chúng ngộ Phật tri kiến ở nơi ngoài các dòng Kinh diễn đạt. Pháp Hoa vì thế xuất hiện như những hồi chuông đánh thức thính chúng ra khỏi cơn mê của tham ái và chấp thủ.[/align:45b2550ab7]

[align=justify:45b2550ab7]3. Cho đến khi một số thính chúng bừng ngộ Phật tri kiến, thì các ngăn che trí tuệ vô ngã vẫn còn, đó là tập khí gọi đó là kiết sử, tế nhị, như năm thượng tầng kiết sử. tại đây số thính chúng ấy cần con đường hành đạo để loại trừ chướng ngại cho đến khi mọi kiết sử đều bị tiêu diệt. Phần này cũng được Pháp Hoa lồng vào trong các hình ảnh và ngôn ngữ biểu tượng trên[/align:45b2550ab7]

[align=justify:45b2550ab7]Một chú ý khác bên cạnh ngôn ngữ và hình ảnh biểu tượng, Pháp Hoa trình bày sử dụng phương pháp trình bày diễn dịch, thời pháp diễn tiến như một dòng suối chảy. sự thật và sức mạnh của nó nằm ở đầu nguồn suối và chảy dài đến cuối nguồn suối[/align:45b2550ab7]


Cùng đại chúng thân mến trên đây là một số điểm nhận thức về ngôn ngữ và phương thức đón nhận Kinh PH mà HT Chơn Thiện đã chỉ bày, vậy chúng ta hãy cùng hoà mình vào dòng Diệu pháp để cùng đón nhận suối nguồn tươi mát của diệu Pháp Liên Hoa Kinh đang tuôn chảy trong cuộc sống. Chúng con đề nghị đại chúng hãy mạnh dạn gửi bài về Kinh Pháp Hoa, (không cần theo thứ tự của các phẩm).
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Ý NGHIÃ TÊN KINH

Ý NGHĨA TÊN KINH

Tên kinh là Saddharma - Pundarìka sùtra. Pháp Sư Pháp Hộ dịch là Chánh Pháp Hoa Kinh; Pháp sư Cư-ma-la-thập dịch là Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Tên gọi tắt là Pháp Hoa. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, chân lý tuyệt đối mà Đức Thích ca Mâu Ni Phật chứng nghiệm được trình bày. Chân lý này được gọi là diệu pháp, do bởi sự sâu xa của nó như đã được nêu trong phần bàn về Kinh Vô Lượng Nghĩa. Trước hết đã được biểu thị bằng các từ " thực tướng của tất cả các sự vật".

"PHÁP" nghĩa là tất cả các sự vật hiện hữu trong vũ trụ và tất cả các sự kiện xảy ra trên thế giới. Thứ hai , pháp nghĩa là một chân lý duy nhất thâm nhập vào tất cả các sự vật. Thứ ba, Pháp nghĩa là quy luật như một quy tắc được thiết lập khi chân lý xuất hiện như một hiện tượng mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt và nghe bằng tai. Thứ tư, Pháp nghĩa là giáo lý về chân lý.

Chân lý biểu thị bằng ý niệm ý niệm căn bản của bốn ý nghĩ này của "Diệu Pháp" là Đức Phật. theo đó Pháp điều độngnhững liên hệ của tất cả các sự vật kể cả con người, cũng là Đức Phật và lời dạy, lời giảng về người ta nên sống như thế nào trên căn bản của chânlý cũng là Đức Phật. Tóm lại, pháp và Đức Phật là một như nhau. Nói một cách khác, đức Phật và những chức năng của Đức Phật có thể được biểu thị bằng một từ "Pháp". Vì Pháp có một ý nghĩa tối cao thâm sâu và khó biểu thị nên Pháp được bổ nghĩa bằng tính từ "DIỆU"

"LIÊN HOA" nghĩa là hoa sen. Ở Ấn độ, hoa này được xem là đẹp nhất vì sen mọc rễ trong bùn nhưng lại trở thành hoa tinh khiết, đẹp và không bị nhiễm bùn. Đây là một biểu thức có tính cách ẩn dụ của ý niệm nền tảng của kinh Pháp Hoa, rằng dù con ngừoi sống trong thế giới cấu uế này, con người vẫn không bị ô nhiễm, không bị chao đảo vì thế giới này mà có thể sống một cuộc đời đẹp đẽ với sự tự do trọn vẹn của tâm.

"KINH" nguyên nghĩa là một sợi dây hay một sợi chỉ dọc trong ngành dệt. Người Ấn độ cổ có thói quen trang điểm tóc mình bằng những bông hoa đẹp xâu bằng một sợi dây. đây cũng vậy giáo lý thánh diệu của đức Phật được góp nhặt thành nh ững tác phẩm gọi là Kinh.

Theo truyền thống Phật giáo, hoa sen là biểu tương của chân lý, diậu pháp, vô nhiễm. Cũng thế, thật tướng của thế gian vốn ở ngoài tướng trạng cảu tham ái và chấp thủ. thật tướng thường trú, vì thế được biểu hiện bằng Diệu Pháp Liện Hoa. tên Kinh đã gói gọn nội dung rằng tất cả chúng sanh có thể giải thoát trọn vẹn giữa lòng đời ác trược, đã giới thiệu giáo lý Nhất thừa vượt mọi chủ trương quan điểm.

Nói chung, nhan đề "DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH" nghĩa là: " Giáo pháp tối thượng dạy con người có thể sống một cuộc sống đúng đắn không bị điên đảo vì ảo tưởng trong khi sống trong thế giới cấu uế này"
 

kimcang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
511
Điểm tương tác
69
Điểm
28
Kinh Pháp Hoa quan trọng trong PGDT bởi vì trong tất cả các Kinh Đại Thừa thì đến Kinh Pháp Hoa mới nói rọ ràng tất cả Chúng Sanh đều có khả năng Thành Phật.

Tất cả các Kinh Đại Thừa khác tuy có đề cập đến nhưng chưa nói rõ ràng như trong Kinh Pháp Hoa.


Kinh Pháp Hoa có các điểm chánh sau đây:

1-Tất Chúng Sanh Đều Sẽ Thành Phật
2-Pháp Thân Thường Trụ
3-Cứu Cánh Nhất Thừa Đó Là Phật Thừa
 
Last edited by a moderator:

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
NỘI DUNG KINH PHÁP HOA

NỘI DUNG KINH PHÁP HOA

Có thể trình bày nội dung Kinh dưới nhiều hình thức:

1. Hình thức thường được giới thiệu là ""Mở bày cho chúng sanh thấy rõ Phật tri kiến và con đường thể nhập Phật tri kiến" (KHAI THỊ CHÚNG SANH NGỘ NHẬP PHẬT TRI KIẾN).
Hải Ấn thiền sư trình bày nội dung ấy như sau:

a. Phẩm Tựa: Hiển bày tổng quát sự tướng của pháp giới.
b. Từ phẩm 2 đến phẩm 10: mở ra cái thấy biết của Phật.
c. Từ phẩm 11 đến phẩm 22: Chỉ cho thấy rõ chỗ thâm áo của Phật tri kiến.
c. Từ phẩm 23 đến 28: nói về thể nhập Phật tri kiến.

2. Tông Thiên Thai trình bày nội dung Pháp Hoa thành 2 phần: Bổn môn và Tích môn.

a. Phần Tích môn: Gồm 14 phẩm đầu. Đây là phần hoá độ của Đức Thích Ca Mâu Ni biểu hiện qua lịch sử: Tu tập, thành đạo và giáo hoá; phần này được phân đoạn như sau:
+Phẩm Tựa: giới thiệu tổng quát về Phật tri kiến.
+ Phẩm 2: Gọi là "Pháp thuyết châu", cũng chỉ bày Phật tri kiến, nhưng chỉ đệ tử thượng trí như Tôn giả xá Lợi Phất mới lãnh hội được.
+Phẩm 3 -6: Gọi là "Dụ thuyết châu", ở đây Thế Tôn phải dùng nhân duyên thí dụ để chỉ bày Phật tri kiến nhờ thế mà các bậc căn trí sau Tôn giả xá Lợi Phất một bậc, mới lãnh ngộ được.
+Phẩm 7 - 9: gọi là " Nhân duyên thuyết châu", tại đây Thế Tôn mở tâmcho các đệ t73 căn trí thấp hơn để thấy rõ nhân tu hành quá khứ của tự thân để phát khởi tâm đại thừ, hầu thấy rõ Phật tri kiến. Phần này dạy các Thanh văn hữu học.
+ Phẩm 10 -14: Từ phẩm 2 đến phẩm 9 là phần chính của Tích mônTừ phẩm 10 đến phẩm 14 là phần trình bày bổ sung vào phần chính của Tích môn; nói lên khả năng thành Phật của tất cả chúng sanh; nói lên Phật tính và điều kiện để hiểuvà thuyết giảng Pháp Hoa.

b. Phần Bản môn
:
+ Phẩm 15 - 16: là phần chính của Bản môn, nói lên Phật tính thường có không sanh không diệt. thế Tôn vốn đã thành Phật từ vô lượng kiếp ở ta bà. Không phải mới ra đời và thành đạo trong hiện kiếp. đây là phần giáo lý đặc biệt của Pháp Hoa.
+ Phẩm 17- 22: Tiếp tục giới thiệu tư tưởng của bản môn, vùa khích lệ các đệ tử học hiểu, tu tập và phổ biến Kinh.
+ Phẩm 23 - 28: Trình bày con đường đi vào Phật tri kiến của Bồ tát.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Tìm hiểu TÍCH MÔN và BỔN MÔN

Tìm hiểu TÍCH MÔN và BỔN MÔN

Tích môn nghĩa là giáo lý cũa đức Phật hiển hiện trong lịch sử, tức là Tích Phật. là trỏ cho Đức Thích Ca Mâu Ni lịch sử, sinh ra trong cõi đời này, đạt giác ngộ sau nhiều năm khổ tu, và nhập diệt lúc tám mươi tuổi. Do đó Tích môn bao gồm các giáo lý về cấu trúc vũ trụ, đời người, những quan hệ của con người trên căn bản của kinh nghiệm và chứng ngộ của Đức Thích Ca, vị đã đạt đến trạng thái lý tưởng của một con người. Đức Phật cũng dạy chúng ta rằng trí tuệ là thuộc tính quan trong nhất để giữ vững những quan hệ đúng đắn giữa con người. Tinh yếu của Tích môn là trí tuệ của Đức Phật.

Bổn môn, mà phẩm 16 là cốt lõi, tuyên bố rằng Đức Thích Ca vẫn giảng dạy người ta trong khắp vũ trụ kể từ thời vô thỉ; nói một cách khác Đức Phật là chân lý của vũ trụ, tức là cái nguyên lý cơ bản hay năng lực cơ bản, khiến cho mọi hiện tượng trong vũ trụ gồm mặt trời, các vì sao, con người, loài vật, cây cỏ,...sống và hoạt động. Do đó Đức Phật đã hiện hữu khắp nơi trong vũ trụ từ lúc khởi đầu của vũ trụ. Đức Phật này gọi là Bổn Phật.

Hình tướng mà Đức Bổn Phật xuất hiện trên cõi đời này là Đức Thích Ca Mâu Ni lịch sử, tức là Đức Tích Phật. Chúng ta có thể dễ dàng hiểu mối quan hệ giữa hai Đức Phật khi chúng ta xét mối liênhệ giữa làn sóng điện với việc truyền hình. Các làn sóng điện do các máy phát hình (Television Transmitte) truyền đi đầy khắp chung quanh ta. Chúng ta không thể thấy nghe hay là sờ được chúng, thế mà thực sự các làn sóng điện ấy đầy khắp khoảng không gian chung quanh chúng ta. Khi chúng ta mở tivi, và đặt vào máy một kênh riêng, thì cùng một thứ hình ảnh, cùng một thứ âm thanh được nghe do mỗimáy đều được đặt vào độ dài sóng ấy. Đức Bổn Phật tương tự như phát thanh viên của đài truyền hình, Ngài không chỉ hiện diện trong phòng phát hình mà còn thấm nhập quanh ta như làn sóng điện. Đức Tích Phật tương đương với với hình ảnh của phát thanh viên xuất hiện trên máy truyền hình và với âm thanh do máy phát ra. Đức Tích Phật không thể xuất hiện nếu Đức Bổn Phật không hiện hữu; Ngược lại chúng ta không thể nhìn thấy Đức Bổn Phật nếu không nhờ Đức Tích Phật, cũng như chúng ta không thể nhận được các làn sóng điện thành hình ảnh nếu không nhờ máy truyền hình.

Do đó Bổn Phật là Đức Phật hiện hữu ở mọi nơi trong vũ trụ từ quá khứ vô thỉ đến tương lai vô chung, nhưng nhờ giáo lý của Đức thích Ca Mâu Ni, là Tích Phật xuất hiện trên cõi đời này theo đúng sự thật của Đức Bổn Phật, mà chúng ta hiểu được sự thật ấy. Do vậy chúng ta không thể nào tuyên bố rằng Đức BổnPhật hay Đức Tích Phật, vị nào Thánh diệu hơn hay quan trọng hơn, Vì cả hai vị đều thiết yếu

Các đài phát thanh, phát hình truyền các làn sóng điện mong càng được nhiều người thu nhận càng tốt, nhờ các máy thu thanh, truyền hình; Đằng này cũng vậy, Đức Bổn Phật hiện hữu mọi nơi trong vũ trụ, sẵn sàng cứu độ hết thảy chúng sanh trong vũ trụ. Ngài dẫn dạy người vật, cây cỏ; và cứu độ nghĩa là sự biểu hiện trọn vẹn, sự phát triển đầy đủ của cuộc sống tuỳ theo bản chất thực sự của nó.

Đức Bổn Phật thì đồng nhất với chân lý của vũ trụ. Chúng ta chỉ cần chuyển độ dài sóng của cuộc sống chúng ta vào độ dài sóng của chân lý vũ trụ, thì Đức Phật sẽ hiện ra với chúng ta. Bấy giờ đám mây hư ảo bao phủ tâm và thân chúng ta sẽ hoàn toàn tan biến và ánh sáng rực rỡ của đời sống tinh ròng của ta sẽ toả sáng từ bên trong tâm ta. Trạng thái này của tâm là sự cứu độ thực sự cho chúng ta, và là trạng thái tâm mà chúng ta cần phải đạt cho được.

Đức Bổn Phật thường xuyên hiện hữu từ quá khứ vô thỉ đến tương lai vô chung; tức là Đức Phật này không có sự khởi đầu cũng không có sự chấm dứt. đức Phật này xuất hiện bằng nhiều hình tướng khác nhau, thich hợp với từng thời gian và không gian khác nhau để cứu độ giúp đỡ mọi người bằng những phương tiện tương ứng với khả năng hiểu biết của họ về giáo lý của Ngài. Đây là ý niệm về Đức Bổn Phật.

Bổn môn là giáo lý biểu thị mối quan hệ giữa Đức Phật và con người. Lòng Từ Bi là tinh yếu của Bổn môn..

>>>> Bổn Phật như ánh trăng, Tích Phật như bóng trăng trên mặt nứớc.
>>>> Bổn Phật như nước biển, Tích Phật như sóng biển.
>>>> Bổn Phật hiện hữu trong tất cả vạn vật muôn loài:
Phật, Tâm, Chúng sanh tam vô sai biệt.
Đức Phật là Phật đã thành , Chúng sanh là Phật sẽ thành.​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TAM CHÂU - THẤT DỤ

TAM CHÂU - THẤT DỤ
(Ba châu, Bảy ví dụ )

Kinh Pháp Hoa, có 28 phẩm, được trình bày không ngoài: quyền, thật, bổn, tích. Quyền là chín cõi, Ba thừa; Thật là cõi Phật và nhất thừa; Bổn là Phật đã thành từ vô lượng kiếp; Tích là khi chứng đạo dưới cội bồ đề. 14 phẩm đầu là Tích môn, khai quyền hiển thật; 14 phẩm sau là Bổn môn, khai Tích hiển Bổn. Như hai môn Tích bản, Khai và Hiển lại tuỳ theo căn cơ lợi độn mà có ra Ba Châu, Bảy Dụ không đồng:

BA CHÂU:

1. Pháp thuyết châu: Vì hạng thượng căn, nói về Nhất thừa. Tam thừa chỉ có một người là tôn giả Xá Lợi Phất đắc ngộ - trong phẩm Phương tiện.
2. Dụ thuyết châu: Vì hạng trung căn nói về ba xe, một xe. Có 4 đại đệ tử là : Ca Diếp, Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Mục Kiền Liên lãnh hội - Trong phẩm Tín giải .
3. Nhân duyên thuyết châu: vì hàng hạ căn nói về nhân duyên đời trườc. Có 1200 vị Thanh văn được thọ ký - Trong phẩm Hoá thành dụ.

Vì sao gọi là ba châu?
Việc giáo hoá theo Tích môn như vậy sau cùng ở tại ba châu. Châu có nghĩa là rốt cùng. hàng Thượng căn bắt đầu ờ tại Lộc Uyển, rốt cùng ở hội Pháp Hoa được thọ ký; Hạng Trung căn, chiếu theo đó mà thấy biết. Hạng Hạ căn bắt đầu gieo giống lành ở chỗ ĐP Đại Thông Trí Thắng đời quá khứ, rốt cùng nhờ tại hội Pháp Hoa nhắc lại nhân duyên mà đựơc mở tỏ. Vì thế mà gọi là Ba châu.

BẢY DỤ
1. Dụ Nhà lửa: ví dụ ba cõi không an, ví như nhà lửa (Tam giới bất an, do du hoả trách) - Phẩm Thí dụ.
2. Dụ Cùng tử: ví dụ Tiểu Thừa ( Người mê chấp nơi tự độ: " Chúng con diệt bề trong, mà cho là đã đủ) không có được công đức pháp tài của Đại Thừa - Phẩm Tín giải.
3. Dụ Cỏ thuốc: ví dụ các điều thiện hữu lậu có thể trừ ác, nhưng điều thiện vô lậu lại cao hơn cả - Phẩm Dược thảo dụ.
4. Dụ Hoá thành: ví dụ chơn không Niết bàn của Nhị thừa, có thể đề phòng cái sai của kiến tư hoặc, ngăn ngừa được kẻ địch sanh tử - Phẩm Hoá thành dụ.
5. Dụ Ngọc trong áo: ví dụ vương tử kết duyên gieo giốngtrí bảo Nhất thừa -Phẩm 500 đệ tử thọ ký.
6. Dụ Viên ngọc trên đỉnh: Ví dụ trung đạo thật tướng, là nơi quả vị cùng cực tông hướng - Phẩm An lạc hạnh.
Sáu dụ trên đây đều là ví dụ Khai quyền hiể thật về Tích môn.
7. Dụ Thầy thuốc: ví dụ Phật như vị Đại y vương, trị bịnh cho khắp tất cả chúng sanh - Phẩm Như Lai thọ lượng. Một dụ này thuộc khai Tích hiển Bản trong Bổn môn. Bảy dụ này là biệt dụ Liên hoa là tổng dụ.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TỔNG NÊU NHÂN DO TÔNG CHỈ

TỔNG NÊU NHÂN DO TÔNG CHỈ

KHAI, là phá bỏ màn vô minh vọng tưởng thức tâm kia. Bởi chúng sanh từ bao lâu rồi, chấp nhận vô minh vọng tưởng thức tâm này làm tự thể của mình. Niệm niệm vinh theo trần cảnh bị trần cảnh làm trở ngại không ít. Chẳng rõ thức tâm này là huyễn ảnh của duyên trần. Nhân trần mới có chẳng phải có sẵn lâu nay. Nên cũng gọi là tâm phan duyên, tâm vọng tưởng, tâm vô minh, tâm phiền não, tâm phân biệt, tâm trần lao, tâm hữu vi, tâm sanh diệt,... bao nhiêu thứ danh tự cũng là tên khác của thức tâm này mà thôi. Đã chấp nhận những thứ này là tâm, tức trái mất diệu tánh của sáu căn, lâu nay trong sạch, là Phật tri kiến đạo. thế ấy căn tánh còn mê thì làm sao có tâm vô tướng vô vi chân như thanh tịnh? Ví như mây che trăng sáng, hoàn toàn không có ánh chói ra. Ánh sáng còn chẳng biết, đâu có thể biết được mặt trăng ư?

Vì thế trước cần phải phá bỏ màng thức tâm vô minh vọng tưởng, bày ra căn tánh. Như mây mở toang thì ánh sáng chói tự xuất hiện. Trong Kinh từ phẩm đầu đến p hẩm Pháp sư thứ mười là phần KHAI.

THỊ, tức đã khai phá vọng chấp kia rồi, bèn chỉ thẳng cái tri giác tròn sáng, chính là diệu tánh trong căn, lâu nay trong sạch, là Phật tri kiến. Dụ như mây tan ánh sáng hiện. Ánh sáng ấy chính là sức chiếu soi của mặt trăng vậy.
NGỘ, tức là đã nhờ ơn được khai phá thức tình; hiển thị căn tánh, khoái nhiên nhận được tri kiến Phật, lâu nay trong sạch.
Nên biết rằng thị và ngộ đồng thời, không có trước sau. Nhưng THỊ thuộc người nói còn NGỘ phải chính tự mình. Trong Kinh từ quyển 4 phẩm Hiện bửu tháp đến quyển 6, phẩm Như Lai thần lựuc thứ 21 là phần THỊ NGỘ.

NHẬP, là ngộ được căn tánh đã là tri kiến Phật. Bèn khiến trở lại tri kiến kia, từ căn mà vào, xoay về quán bản thể của tri kiến. Dụ như được ánh sáng, rồi tìm thấy thể thật của mặt trăng.
Nói nhập nghĩa là căn tánh kia, dù thấy biết là thường lặng lẽ, nhưng từ lâu nay một bề hướng ngoại bôn tẩu rong ruổi nơi những trần cảnh, theo vọng lưu chuyển mà chẳng tự biết. Nay đã phát giác tức bèn chóng bỏ vọng tình và cảnh giới vọng trần. Nhổ lấy tri kiến xoay vào bản căn. Từ con đường chánh giác mà thâm nhập, tìm thấy tâm diệu chân như,lâu nay trong sạch. Do đó Kinh nói :" Nhập Phật tri kiến đạo" vậy.

Lại biết căn thức chẳng phải hai, chỉ tại trần thì gọi là thức. Tri kiến thì gọi là căn tánh. Như duỗi nắm tay thì thành bàn tay, mà co lại hẳn thì thành nắm tay, vốn chẳng hai thể. Trong Kinh từ quyển 6, phẩm Phó chúc đến quyển 7, phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương bản sự là phần NHẬP.

Nên biết rằng ba phần KHAI, THỊ NGỘ và NHẬP là phá vọng hiển chơn đã xong. Nhưng vẫn là tự lợi chưa có thể lợi tha, nên phẩm Phổ Hiền khuyến phát là khuêyn khiến tích cực thực hành hạnh lớn lợi tha, rộng độ tất cả chúng sanh đồng thành chánh giác, mới là chỗ tu hành rốt ráo. Đấy cũng là tông chỉ của toàn Kinh vậy.
(Theo Thiền sư Minh Chánh)
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CÁC CHỮ PHỤ TỤNG, TỤNG 14 CHỮ TỔNG NHIẾP DIỆU NGHĨA, -TS MINH CHÁNH.

CÁC CHỮ PHỤ TỤNG, TỤNG 14 CHỮ TỔNG NHIẾP DIỆU NGHĨA, -TS MINH CHÁNH.

KHAI
Từ lâu chưa biết áo có châu
Chốn chốn theo duyên hương ngoại cầu,
May nhờ thân hữu vạch áo chỉ,
Tạn mặt lưu ly mới lộ đầu
.

THỊ
Vạch áo chỉ rồi thấy hạt châu
Từ nay gắng lấy chớ tìm cầu
Dùng báu ma ni như ý ấy
No cơm ấm áo thoả tâm đầu


NGỘ
Từ ngày thấy được bản minh châu
Hớn nhở lòng vui chẳng chạy cầu
Tự tại thường gìn luôn sáng chiếu
Trang nghiêm xinh đẹp ngã tâm đầu


NHẬP
Dù nay đã tự nhận trân châu
Vẫn hận từ lâu rong ruổi cầu,
Liền cầm châu ấy mà phản chiếu,
Quay về bến giác đến nguồn đầu


NHẤT
Quên trần nhiếp thức vào đầu căn
Không hai không ba hợp một chân,
Hiểu một tức ba, ba tức một,
Một là vô luợng ấn thành văn


PHẬT
Căn trần thức pháp vốn nguyên phi
Một ánh linh quang hiện tức thì,
Nhiếp có về không, không một vật,
Ngời ngời tỏ rạng, giác linh chi


THỪA
Nương căn bản tánh để tu trì
Sáu dụng sáng tròn tự giác tri
Chọn một viên thường thông lợi nhất
Nhân đây vào thẳng đến vương kỳ.


TRI
Lẫn trong trần thế, riêng thanh kỳ,
Diệu tợ hoa sen chẳngnhiễm chi,
Nhả ngậm mười phương viên giác chiếu,
Thánh phàm đồng thử nhất chân tri


KIẾN
Trên cảnh sáu trần chẳng từng ly
Một thể đồng soi chánh biếntri
Trần tướng đến đi không với có
Nương qún tự tại hỏi rằng chi

ĐẠO
Thẳng bằng bình dị chánh chân như
Lớn rộng dung thông rực thái hư
Mộ khi thấu suốt lên giác địa
Thánh hiền đâu chẳng vào đây ư?

TRÍ
Vừa biết cảnh trần tức toàn nguyên
Chẳng muội căn đầu trí chánh viên
Tròn lặng rỗng soi châu tự tánh,
Xưa nay tri trí một chân nguyen.

TUỆ
Từ căn phát hiện nghìn muôn ban
Bóng trần lặng lẽ biến chiếu quan,
Rỗng suốt trong tướng là y đấy,
Hành nhân thôi biện thức tâm an

TÔNG
Không hình, khôn thể rõ chân dung
Vì muốn tìm y nên hỏi tung
Tung tích châu văn, đâu chỗ đúng
Biết rằng ấn hiện sáu trần trung

CHỈ
Xét khắp cảnh trần tìm chân tông
Trên cảnh quán trần, tạp lẫn đồng,
Khéo nói vì người phân tích rõ
Rằng trần huyễn vọng, hiển quán tung
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
PHÁP HOA KINH CƯƠNG YẾU

PHÁP HOA KINH CƯƠNG YẾU -
HT THÍCH TRÍ TỊNH THOÁT TẬP
-
Liên Hải Phật Học Đường 1948​
(Pl 2492)


LỜI NÓI ĐẦU

Kinh Pháp Hoa là một bộ Kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi Đức Phật diệt độ, được lưu thông nhất và được nhều người tụng trì nhứt trong các bộ Kinh lớn; phải chăng do Kinh này hợpcơ duyên với chúng sanh đời ngũ trược, hay là nhờ oai thần ủng hộ truyềntrì của quý Ngài Phổ Hiền, dược Vương cùng vô số lượng hằnghà sa Bồ Tát; Hay vì tất cả quần sanh đều sắm đủ tự tâm Phật tri kiến.

Cổ đức đua nhau giải thích Kinh này rất nhiều, nào Huyền nghĩa, Văn cú, nào Thông nghĩa, Cú giải.v..v Bộ thời hiển lý, bộ thời giải văn, làm cho kinh Pháp Hoa đã chói sáng càng thêm chói sáng, làm cho tiếng Pháp Hoa đã vang dội càng thêm vang dội. Người tụng được lợi ích, người trì được nghiệm, hoặc hiện tiền thâm nhập tam muội, hay lai thế siêu thăng Thánh đại, hoặc tiêu tai hoặc giải nạn.v.v , Đó là diệu lực bất tư nghì của Kinh mà cũng là công cổ võ của cổ đức.

Tụng Kinh PHÁP HOA có hai môn:1. SỰ TỤNG TRÌ; 2. LÝ TỤNG TRÌ
Nếu chỉ một mặt về sự tụng trì, nghĩa là chỉ biết đọc tụng Kinh văn, hoặc mặt chữ hoặc thuộc lòng, thời dầu phước đức vô luợng, nhưng đối với ngưòi kiêm cả sự lý tụng trì, nghĩa là chẳng những chuyên tụng đọc Kinh văn mà cũng thấu rõ chí thú của kinh, thời nghìn muôn phần không kịp một, bời vì Phật tri kiến được khai thị, được ngộ nhập là ở nơi lý tụng trì vậy. do đây nếu người trì tụng muốn công đức viên mãn phải nghiêm tầm chí thú Kinh.

Trọn bộ Kinh PHÁP HOA bảy quyền, hai mươi tám phẩm, trên sáu vạn lời, nghĩa lý đả sâu văn tự lại quá rộng. Nghĩa lý đã sâu thời khó hội khó lãnh, văn tự rộng tức khó tóm phăng; Tóm phăng đã không được tức không thể nắm lấy cương lĩnh của toàn Kinh. Đã không được cuơng lĩnh thời có thể nào lãnh hội lý thú, lại thêm trong PHÁP HOA này lý thú rất sâu, rất nhiệm. Đọc tụng Kinh PHÁP HOA mà không lãnh hội được lý thú thời huệ giải không do đâu phát sanh, đại thiện công đức, không từ đâu thành tựu, chỉ được phần phước lành hữu lậu cùng là viễn nhơn Phật chủng mà thôi.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CHƯƠNG THỨ HAI: ĐỀ KINH

CHƯƠNG THỨ HAI
ĐỀ KINH

[align=justify:ce48d97735]Phàm đầu đề của Kinh tức là cương lĩnh của toàn bộ cũng như giềng lưới, như bâu áo, nắm cương lãnh mà phăng từ chi tiết lần lần tuần tự theo về.

Ta quen gọi Pháp Hoa đó là cữh viết tắt của bốn chữ "Diệu Pháp Liên Hoa". "Diệu Pháp" thuộc về Pháp. Liên Hoa là "dụ" để hiển bày "Pháp".

Diệu Pháp là gì? Chính là tri kiến Phật đã nói ở đoạn trên vậy. Phật tri kiến chính là bổn giác diệu tâm. tâm vi điệu linh giác này là bổn tánh chơn thường bình đẳng của tất cả Thánh, phàm, của cả pháp giới, Phật cùng chúng sanh bổn lai vẫn đồng một tâm thể không hai tánh. Thể tánh dầu đồng nhưng mê thể tánh đó là chúng sanh, còn ngộ thể tánh đó là Phật. Ngộ thời thuận tánh, thuận tánh thơì hưởng dụng thường, lạc, ngã,tịnh, bốn đức chơn thường an vui, vì tánh là thể chơn thật viên thường vậy. Mê thời xa lánh theo trần, theo trần thời sanh tử luân hồi đảo điên khổ sở, vì trần lao là cảnh hư vọng vô thường vậy.

Vì lòng đại bi tưhơng sót quần sanh, đức Phật ra đời dùng đủ cách phương tiện để điều luyện ngự phục tâm mê vọng của quần sanh; để đưa chúng sanh đến trí tuệ cứu cánh của Đức Phật, đó là muc đích duy nhất của đức Phật ra đời.

Trong Kinh đức Phật nói:"Ta lập phương tiện đó, khiến đặng vào Phật huệ" "sở dĩ Phật ra đời vì nói Phật huệ vậy, nay chính là phải thời"

Đức Phật lại nói:" Chưa từng nói các ông sẽ đặng thành Phật đạo, sở dĩ chưa nói vì chưa phải lúc nói, nay chính đã phải lúc quyết định nói đại thừa"

Phải lúc, phải thời, tức là thời kỳ nói Kinh Pháp Hoa. Đại Thừa đây chính là Phật huệ là tri kiến phật, là tâm thể của tất cả chúng sanh, là cơn tánh của pháp giới, cũng gọi là Diệu Pháp. Vì Diệu Pháp này là tự tâm sẵn đủ của chúng sanh , nên Đức Phật nói Kinh này để làm cho chúng sanh được khai, thị,ngộ, nhập tự tâm ấy mà đổi phàm thành Thánh. Như trong kinh Đức Phật nói:"Nếu có người nào nghe pháp, không một ai không thành Phật. Pháp nghĩa dường ấy, há lại không phải"Diệu" ư!

Bực đại căn nghe "Diệu pháp" liền ngộ tự tâm. liễu giải "tự tánh pháp hoa tam muội". Những hàng trung hạ không thể lãnh hội ngay "Diệu Pháp" nên mượn Liên Hoa để tỉ dụ mà trực nhận bổn tâm diệu pháp, chính cũng là ý tam căn kiêm lợi vậy.

Hoa sen đại khái có hai phần: Cánh nhị là hoa thuộc nhơn; gương hột là quả. Có cánh nhị là gương hột, đó là lý nhơn cùng quả đồng thời, quả không ngoài nhơn, nhơn tức quả, nên gọi là liên hoa. tự tánh bổn tâm cũng thế, trong khi tu nhơn cũng tự viên mãn cụ túc, nên gọi là giác tâm bổn cụ. Như thế thời tất cả chúng sanh hiện thời đã đủ tự tánh quả giác như Phậtkhông khác, nhưng ngặt vì mê bỏ không tự nhận, nên không tự thọ dụng được, vì đó mà Đức Phật phải ra đời- Kinh nói:" Vì muốn cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến để được thanh tịnh nên Phật Thế Tôn hiện ra nơi đời" Phật tri kiến chính là TỰ TÁNH QUẢ GIÁC SẴN CÓ CỦA MỖI CHÚNG SANH vậy.


[/align:ce48d97735]
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CHƯƠNG HAI: ĐỀ KINH (TT)

Lại hoa để dụ quyền giáo, quả dùng chỉ cho chơn thừa có ba nghĩa:

1. Hàng trung hạ căn, căn tánh ám độn không kham lãnh chơn thừa, nên phải quyền lập Tam thừa để dụ dẫn. Như trong Kinh nói:"Chúng sanh căn tánh ám độn làm thế nào cũng đặng độ. Ta nay đã đắc đạo nên vì nói Tam thừa, đó là vì chơn thừa mà lập quyền giáo vậy. Trong Kinh nói :"Dầu nói trăm ngàn ức vô số các pháp môn, kỳ thật vì nhứt thừa". Như hoa sen vì gương hột mà sanh hoa vậy.

2. Dụ dẫn đã lậu, căn tánh đã thuần, liền chỉ ngay quỳên giáo phương tiện trước kia đều là nhất thừa chơn thật. Trong Kinh nói:" Hạnh của quý Ngài là tu đạo Bồ tát, đều sẽ thành Phật". Đó là điểm thị hạnh tu quyền giáo chính thành Phật chơn thừa. Kinh lại nói:" Các Ngài nên biết đây là con ta". Gã cùng tử làm thuê chính thật đích tử của Phật. Đó là khai bày quyền giao, hiển lộ thật thừa. Như hoa sen hoa nở đặng thấy gương hột.

3. Chúng đã thành đại căn, Phật bèn phế bỏ danh tự quyền giáo đã nói ở trước, chỉ nói thẳnggiáo lý Nhất thừa chơn thật vô thượng đạo, để chúng được tự trụ. Như Kinh nói:" Chính lúc bỏ phương tiện chỉ nói đạo vô thượng khắp mười phương cõi Phật, chỉ có một Phật thừa, không hai cũng không ba". Đó là phế quyền tồn thật. Như hoa sen cánh nhuỵ rụng sạch chỉ có gương hột.

Ba nghĩa trên là ước về căn cơ của chúng mà thi thiết quyền và thật, nếu ước nơi giáo chủ là Phật là luận, thời hoa dùng lệ Đức Phật, thị hiện Tích môn còn quả lệ bổn môn của Đức Phật, tích bổn đây đều có ba nghĩa:

1. Vì bổn thật mà thi thiết quyền tích. Kinh nói:" Ta lúc nhỏ xuất gia chứng đặng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác". Như vì gương hột mà có hoa sen.

2. Khai bày qyuyền tích hiển lộ bổn thật. Kinh nói" Thiệt từ ta thành Phật đến nay, thọ mạng vô lượng vô số kiếp". Như hoa nở lộ bày gương hột

3. Bỏ tích tồn bổn. Kinh nói:" Vì độ chúng sanh vậy, hiện có diệt độ không diệt độ, thiệt thời chẳng diệt độ thường ở đây nói pháp". Như hoa rụng chỉ còn gương h ột.

Đủ các loại nghĩa trên, cả pháp lẫn dụ, nên gọi là Diệu Pháp liên Hoa tam muội" không cần giải dụ. Hàng độn tánh không thể nghe danh ngộ lý, cần phải suy dụ để hiển pháp, từ hoa sen thường mà thể ngộ "Diệu lý Pháp Hoa" nên gọi là "Tam căn kiêm lợi "vậy.
..........................
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CHƯƠNG THỨ BA: TỔNG PHÁN PHẨM MỤC

CHƯƠNG THỨ BA​

TỔNG PHÁN PHẨM MỤC​

Như ở trong chương tổng tự đã lược chỉ nội dung của toàn Kinh Pháp Hoa không ngoài lý thú "Khai bày, chỉ thị, tỏ ngộ, chứng nhập Phật tri kiến" Toàn Kinh là 28 phẩm nội dung của toàn Kinh tức là nội dung của 28 phẩm, như thế 28 phẩm liệt bày để cùng hiển lộ lý thú "khai, thị, ngộ nhập" vậy.

Ngài Hải Ấn đại sư y theo ý này mà phán thuộc các phẩm: phẩm "Tự " là tổng hiển sự tướng của pháp giới; "Phương tiện, Thí dụ, Tín giải, Dược thảo dụ, Thọ ký, Hoá thành, Ngũ bá đệ tử ký, Học vô học nhơn ký, Pháp sư" cả thảy 9 phẩm là "Khai Phật tri kiến". Kế đến phẩm "Hiện bửu tháp" là thị Phật Tri kiến, các phẩm "Đề bà đat đa, Trì, An lạc hạnh, Tùng địa dũng xuất, Như Lai thọ luợng," năm phẩm này là Ngộ Phật tri kiến, cùng 6 phẩm kế: "Phân biệt, Tuỳ hỷ, Pháp sư công đức, Thường Bất Khinh, Chúc lụy" là diệu ngộ cùng cực, hiệp chung lại thời về phần ngộ Phật tri kiến có 11 phẩm. Kế đến có 6 phẩm: Dược Vương, Diệu Âm, Quán Âm, Đà la ni, Diệu Trang Nghiêm, Phổ Hiền" là Nhập Phật tri kiến. Cuối phẩm Phổ Hiền từ câu "Phật thuyết Kinh thị thời" đến câu 'tác lễ nhi khứ" là phần lưu thông.

Đã tổng phán toàn Kinh trước sau tuần thứ xâu suốt bổn môn "Khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến"người thọ trì Kinh nhơn đây dự rõ bổn ý của Đức Phật vì một đại sự nhân duyênmà hiện rõ ra nơi đời, nhơn đây mà khi trì Kinh cảnh giới nhứt chơn pháp giới hiện bày trước mắt, nếu người trì kinh chuyên chú tư duy đế quán.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
CHƯƠNG THỨ TƯ

ĐẠI Ý MỖI PHẨM

A. PHẦN TỔNG HIỂN


1. TỰ PHẨM


Trong phẩm này tổng hiển nhất chơn bình đẳng pháp giới, nhứt chon pháp giới chính là bổn giác diệu tâm bình đẳng của Thánh phàm, của tất cả. Tổng hiển nhất chơn pháp giới để chỉ đức Phật hiện ra nơi đời từ trước đến sau vẫn không ngoài "Phổ quang minhtrí sát na tế tam muội". Trước chính là hội Hoa Nghiêm nơi Bồ Đề đạo tràng, sau là pháp hội Pháp Hoa nơi Linh Thứu sơn này. Trước sau Đức Phật vẫn trụ tam muội đó mà chuyển pháp độ sanh. "Phổ quang minh trí" tức là Phật tri kiến vậy. Chẳngnhững ĐP tự trụ mà cũng muốn cho chúng sanh liễu ngộ chơn cảnh thật tướng này, nên trong Kinh nói:'Vì muốn chúng sanh khai thị ngộ nhập Phật tri kiến mà ĐP thị hiện ra nơi đời", liễu ngộ chơn cảnh thật tướng này để làm chánh nhơn thực thành tựu Phật quả .


 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
1. TỰ PHẨM(TT)

[align=justify:12788ba50e]Trước khi chỉ bày Phật tri kiến, Đức Phật nói Kinh "Vô luợng nghĩa", rồi tự nhập "Vô lượng nghĩa xứ tam muội" đó là ý gì? Chính là để chỉ rõ rằng tất cả những sự đi đứng, nói, nín,v.v. của Đức Phật không phải là cảnh giới tâm thức tư lương của phàm tình. Không thể dùng tâm thức tư lương mà suy bàn đến được.

Đức Phật tự trụ trong tam muội mà trời rưới bốn thứ hoa, đất lay sáu điệu. Đó là chỉ rõ sức "vô tác diệu lực" của Đức Phật chấn dộng hang sâu vô minh mê tối của chúng sanh, suốt trừ tất cả sự chướng ngại của bốn đại sáu căn vậy. tướng lông trắng phóng haò quang chiếu thấu một vạn tám nghìn thế giới ở phương đông đó, chính chỉ rằng: căn, trần, thức động loạn của chúng sanh không rời "Phổ quang minh trí. Phương đông là nguồn động hoá. 18 thế giới là 6 căn, 6 trần, 6 thức: ' 18 thế giới" 18 giới đây không ngoài phổ quang minh trí, cũng nhứ 18 ngìn thế giới lộ ra trong bạch hào tướng quang của đức Phật. Trong quang minh hiện ra sự tướng của pháp giới, dưới thấu địa ngục A tỳ, trên suốt cõi trời Hữu Đảnh; nào Phật ra đời thuyết pháp, Niết Bàn; nào Bồ Tát tu tạp đạo hạnh; y báo chánh báo đồng hiện; cả Thánh lẫn phàm chung bày, đó là vì Phật cùng chúng sanh, tất cả đồng một tánh thể không hai không khác. Chỉ khác là Đức Phật chứng ngộ nơi đó, an trụ nơi đó, tự tại giải thoát, thuyết pháp độ sanh; còn chúng sanh mê nơi đó, dầu rằng không bao giờ rời được đó, nhưng không tự nhận , mà phải lưu chuyển. Dầu lưu chuyển nhưng vẫn không một phút xa rời tự nhận mà xa rời nên chính cảnh giới thường ngày trước mắt chúng sanh là thật tướng chơn cảnh, nếu có thể phản tỉnh xoay về, liễu ngộ tánh thể thật tướng này thời đó là chánh nhơn thành Phật, mà Phật quả không xa vậy. Đức Như Lai hiện ra nơi đời chính vì việc này, đó là đại sự nhân duyên, đó là nhất thừa chân thật.

Trên 40 năm thuyết pháp vẫn nói không hết những việc nhất thời hiện ra trong bạch hào quang minh. trên 40 năm qua Đức Phật chưa từng hiển phát cảnh giới này là vì căn cơ của chúng sanh chưa thuần thục còn phải đợi thời tiết, đến nay đã phải lúc nên đức Phật hiển phát.

Ngài Di Lặc Bồ Tát sanh lòng nghi không quyết, phải hỏi Ngài Văn Thù Bồ Tát- Đó là ý chỉ rằng cảnh giới thật tướng này không phải tâm thức có thể biết thấu đáo được, phải dùng chơn trí mới tương ưng. Đại Trí Văn Thù chỉ việc sau trước của cổ Phât Nhật Nguyệt Đăng Minh, chứng thoại tướng hôm nay cũng thế, để chỉ rõ rằng Phật đạo đồng xưa nay cùng vẫn một lý thôi.

Do những nghĩa trên nên phẩm "TỰ" này là tổng hiển cảnh tượng một đại sự nhân duyên, vì đó mà Đức Phật hiện ra nơi đời vậy.
[/align:12788ba50e]
------------------------------​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
B. PHẦN KHAI PHẬT TRI KIẾN

B. PHẦN KHAI PHẬT TRI KIẾN
2. PHƯƠNG TIỆN PHẨM

Vừa rồi đức Phật nhập Vô lượng nghĩa xứ tam muôi, phóng bạch hào quang minh, hiện chơn cảnh diệu minh ý muốn chúng hội đương cơ, hiện tiền mục kích, khế ngộ biểu tượng chơn thuyên, khỏi cần phải nói phô bày vẽ

Nhưng ngặt vì cơ liệt, mắt chậm trí mờ, không thấu được đạo tịch diệt ly ngôn, chẳng đạt đựoc thể tánh chơn vô niệm, nên Đức Phậ từ tam muội dây, lại phải dùng lời nói phô bày, tự tán dương, trứơc khích dộng sau chỉ bày, mở lối trí kiến, gọi đó là phương tiện, vì hễ xem vào vòng nói năng tức là phương tiện vậy.

Cứ theo lời sớ Kinh Hoa Nghiêm về phương tiện có hai:
1. Viễn phương tiện
2. Cận phương tiện

Suy cùng về trước, các Kinh của Đức Phật nói hơn 40 năm, đều là phương tiện của Kinh Pháp Hoa. Kinh n ói:'Dầu là chỉ bày các đạo hạnh, nhưng chính thật vì một Phật thừa"Đó là viễn phương tiên. Còn luận về hiện tại, thời các vịêc như nhập định, phóng hào quang, động địa, khai phá,.v.v đều là phương tiện của đương hội. Kinh nói:'Nay Đức Phật phóng quang minh để trở phát nghĩa thật tướng", đó là cận phương tiện.

Bởi từ trước, vì căn cơ của chúng chưa thuần, nên mục đích hiện ra nơi đời, Đức Phật chưa từng thổ lộ

Hiện nay, khí tánh của chúng đã thuần thục, đã phải lúc phải thời, Đức Phật cùng tận phô bày chủ ý ra đời, phế ba thừa quyền giáo để hiển nhất thừa chơn thật. Do đó, mà sau khi xuất định, Đức Phật cùng cực ngợi khen trí tuệ rộng sâu của Phật, ngoài Phật cùng Phật ra chẳng ai có thể suy lường thấu đáo được, để làm cho chúng hội sanh lòng hâm mộ. Kinh nói:' Trí huệ của Phật rất sâu vô lượng, môn trí tuệ đó khó hiểu, khó vào" Lại nói:' Tri kiến của Như Lai rất rộng lớn sâu xa, vô lượng cũng vô ngại, thập lực, tứ vô uý, thiền định, giải thoát, tam muội đều sâu xa không ngằn mé, chọn nên tất cả pháp vị tằng hữu" Lại nói:' Pháp ít có, thứ nhất rất khó hiểu của Đức Phật, chỉ có Phật cùng Phật mới có thể rõ thấu cùng tận thịêt tướng của các pháp"

Sau khi tán thán công đức trí tuệ của Phật, Đức Phật còn chưa vôi chỉ thị thật bày, vì e rằng trong chúng bỗng nghe pháp chơn thừa cao sâu, khó nỗi khỏi sanh lòng kinh hãi. Đưc Phật đợi Ngài Xá Lợi Phất thay mặt chúng hội ba phen thưa thỉnh, lòng cầu khẩn đã thiết, ý khí đã tùng thuận, rồi sau mới nói. Đức Phật nói những gì? Đưc pHật đã thận trọng dạy rằng:'"Mọi người rồi sẽ thành Phật cả"
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
B. PHẦN KHAI PHẬT TRI KIẾN -2. PHƯƠNG TIỆN PHẨM (TT)

Kinh nói:" Nếu có loài chúng sanh gặp các Phật quá khứ, hoặc nghe pháp bố thí, hoặc trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền trí thảy; tu các món phước huệ, tất cả các hạng người đó đều thành Phật đạo. những người xây tháp Phật, người đắp tượng, dựng chùa, cho đến đồng tử chơi, vun cát làm tháp Phật, các hạng người như thế đều đã thành Phật đạo. . .hoặc người lòng vui mừng ca ngâm khen Đức Phật,...cho đến đem một bông cúng dường nơi tượng vẽ...hoặc có người lễ bái, hoặc lại chỉ chắp tay, giơ tay cùng cúi đầu, để cúng dường tượng Phật, lần thấy vô lượng Phật tự thành đạo vô thượng,...Nếu có người nghe pháp không một ai chẳng thành Phật "

Đức Phật thuật lại ngày trước, khi Đức Phật mới thành đạo trong 21 ngày suy nghĩ phương thế độ đời, độ mọi loài trong đời đều thành Phật như Phật . Dầu bổn nguyện của Đức Phật muốn khắp cả chúng sanh thẳng vào Phật huệ, song vì căn trí chúng sanh ám độn, nên Đức Phật phải chiều theo, dùng phương tiện quyền xảo, dẫn dắt dụ dỗ lần lần . Kinh nói:" Lúc ta ngồi đạo tràng, xem cây cùng kinh hành, trong khoảng hai mốt ngày suy nghĩ việc như vầy: "Trí tuệ của ta đặng, vi diệu tột thứ nhất, chúng sanh các căn độn bị tham si làm mù, các hạng người thế này, làm sao độ đó đặng đó,... ngày nay ta đặng đạo, cũng nên nói ba thừa mười phương Phật cũng nói "...chúng ta cũng đều đặng pháp thứ nhất rất mầu, vì các hạng chúng sanh phân biệt nói ba thừa chỉ để dạy Bồ tát" Kinh lại nói:" Ta lại nghĩ như vầy : Ta hiện ra nơi đời ác trược, cũng nên tuỳ thuận làm theo như lời các Đức Phật mười phương vừa nói"

Như thế ba thừa là quyền giả, gốc từ nhất thừa mà ra, như Kinh nói:"Chư Phật dùng sức phương tiện nơi một Phật thừa, phân biệt nói thành ba"

Mặc dầu là phương tiện dẫn dụ, nhưng kỳ thật là đưa đến con đường chơn thật đạo, con đường DẪN ĐẾN QUẢ VÔ THƯỢNG. Trong Kinh nói:"Sở dĩ Phật ra đời là để nói Phật huệ, nay chính đã đến giờ ...nay ta vui mừng không lo sợ, ở nơi trong chúng hội Bồ Tát, bỏ phương tiện trước, chánh trực tuyên bày, chỉ nói đạo giáo nhứt thừa vô thượng...nghìn hai trăm Lahán, cũng đều sẽ làm Phật, sanh lòng rất vui mừng tự biết sẽ làm Phật"

Bắt đầu từ phẩm "Phương tiện -Thứ hai " này đến phẩm "Pháp sư - Thứ mười", chính là khai hiển chơn tri kiến của Như Lai nên thuộc về phần "KHAI PHẬT TRI KIẾN"
------------------------------------------------------------------

 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
B. PHẦN KHAI PHẬT TRI KIẾN -3. THÍ DỤ PHẨM

3. THÍ DỤ PHẨM
[align=justify:dd50b560f5]Nhân vì trong phẩm Phương tiện trước, Đức Thế Tôn thẳng một mực thổ lộ chơn thừa, mục đích duy nhất của Đức Phật hiện ra nơi đời, ngài xá lợi Phất bậc trí tuệ thượng thủ trong chúng hội Thinh văn, nghe pháp chơn thừa liền tỏ ngộ lãnh hội trước nhất, nghĩ nhớ lại từ trước mê lầm không tự nhận, nên tự trách tự hờn, đến nay mới tin chắc rằng sẽ đặng làm Phật không còn nghi ngờ. Kinh nói: "Nhưng vì chúng con không hiểu rằng Phật phương tiện tuỳ cơ nghi nói pháp, vừa nghe Phật nói pháp liền suy nghĩ chứng quả

Thế Tôn con từ trước đến nay trọn ngày luôn đêm thường tự khắc trách...ngày nay mới biết mình thật là Phật tử, từ miệng Phật nói mà sanh ra, từ pháp hoá sanh, đặng pháp phần của Phật ...Lòng con rất vui mừng, nghi hối đã trừ hẳn, an trụ trong Phật trí. Con quyết sẽ thành Phật được trời ngừơi cung kính, chuyển pháp luân vô thượng giáo hoá các Bồ tát". Vì Ngài Xá Lợi Phất đã tự tin nhận làm Phật, đã lãnh hội chơn thừa, nên đặng Đức Thế Tôn thọ ký, sẽ thành Phật hiệu là Hoa Quang, ở cõi nước Ly Cấu rộng độ vô lượng chúng. Hàng Thinh văn từ lâu trầm trệ nơi quyền thừa, nay một phen nghe thật giáo sanh tín tâm liền đặng thọ ký, đó tức là "Rõ tất cả các pháp tức tâm tự tánh thành tựu huệ thân, tỏ ngộ, chẳng phải do người khác". Dầu vậy, song còn phải trải qua nhiều kiếp số tu hành mới đặng thành, vì vô minh chưa hết, phải cần theo Phật lâu dài, tu tập đến khi hết vô minh hẳn, mới thiệt chứng Phật quả. Thọ ký ý nghĩa đại khái như thế

Trong chúng hội Tiểu thừa, từ trước tình chấp sâu nặng nghi ngờ không tin, mỗi người đều tự cho rằng: mình quýêt không đặng dự phần làm Phật, cũng không có ý chí mong cầu. Thế Tôn thọ ký sẽ làm Phật, ngài Xá lợi Phất đã vậy, chắc mình cũng thế, nên cả thảy đều sanh lòng rất vui mừng, đều cởi y tung lên cúng dường Đức Thế Tôn, để tiêu biểu ý hướng thượng giải thoát. Kinh nói: "Thế Tôn nói pháp đó, chúng con đều tuỳ hỷ, Đại trí Xá Lợi Phất, nay đặng Phật thọ ký, chúng con như thế, quyết sẽ đặng làm Phật, trong tất cả thế gian, rất tôn quý vô thượng". Dầu tự mình đã quyết định tin chắc nhưng còn lo trong chúng hội chỗ tin nhận chưa hoàn toàn thấu đáo, nên Ngài xá Lợi Phất lại ân cần thưa thỉnh Đức Thế Tôn vì tứ chúng mà nói rõ: Sở nhơn vì sao thuở trước Phật lại nói quyền, nay lại bỏ quyền nói thật, để dứt hẳn lòng nghi của toàn chúng hội.[/align:dd50b560f5]
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
7. HOÁ THÀNH DỤ PHẨM

7. HOÁ THÀNH DỤ PHẨM
Nghe "pháp thuyết" khai quyền hiển thật, ngài Xá Lợi phất đã sớm liễu ngộ chân thừa."Dụ thuyết" vừa tuyên bày, bốn vị đệ tử tin sâu hiểu chắc mà đều được thọ ký

Trong pháp hội còn có một loại Thanh văn căn châm trí lut, từ lâu cho rằng quả vị Đại giác của Phật không phải trí phần của mình, không thể đến, không thể chứng. Đến nay thói quen kém hèn vẫn chưa dứt, hoặc giả toan cho rằng: Năm Ngài là bậc đại đệ tử của Phật, là bậc đạo thủ trong chúng, nên đáng đặng thọ ký, còn chúng ta chắc khó đặng dự phần. Nhơn thế còn ôm lòng tuyệt phận

Đức Thế tôn dự biết lòng chúng, bèn dẫn việc 16 vị Vương Tử giáo hoá vô lượng chúng, trong thời kỳ Phật Đại Thông Trí Thắng, trải qua vi trần số kiếp về trước, để cho chúng hội biết rằng: Đức Phật với đại chúng đã cùng kết thiện duyên với nhau từ lâu xa, vi trần số kiếp trước, đức Phật vị vương tử thứ 16 đã từng gieo duyên chủng Pháp Hoa nhất thừa vào tâm điền đại chúng rồi. Từ đó về sau đời đời vẫn không rời Phật, đều được đức Phật giáo hoá. Nay cơ duyên đã thuần thục chín, đã đến lúc ấn hứa làm Phật để phá nghi tình chấp trước của đại chúng, làm cho chúng phát khởi lòng ham mộ đại thừa, quyết định Phật tri kiến. Đức Phật nhắc việc Đại Thông Trí thuở xưa, dẫn việc 16 vị Vuơng Tử giảng kinh Pháp Hoa ngày trước, để hiểu rõ nhân duyên Phật tánh. Phật tri kiến đã sẵn, duyên nhơn Phật tánh lại đã đủ, thời liễu nhơn tự thành

Bổn ý của đức Phật bao giờ cũng muốn đưa toàn chúng thẳng một đường đến quả vị giác mãn của Phật, ngặt vì chúng sức kém, chí chúng lụt, tánh chúng chậm, nguyện chúng yếu, ngó quá cao xa sanh lòng chán nản, sợ sệt, bất đắc dĩ Đức Phật phải quyền lập tam thừa, Niết Bàn để cho chúng tạm thời an nghỉ, để cho lòng chúng hết sợ hết nhàm. Lòng sợ nhàm đã hết, Đức Phật liền dắt chúng thẳng bước đến mục đích chánh của Phật đã định.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
7. HOÁ THÀNH DỤ PHẨM (TT)

Muốn hiểu rõ nghĩa Tam thừa Niết bàn rốt ráo là quyền tạm lập ra chỉ để trừ lòng chán nản sợ sệt của chúng mà thôi, nên đức Phật nói dụ"hoá thành". Đức Phật là vị đạo sư tài trí, dẫn đường, đưa chúng vượt qua con đường hiểm trở dài xa, vô minh hoặc chướng, để đến bảo sở chơn thường. Nửa đường chúng mệt, chúng sợ chúng muốn trở lại. đạo sư phải dùng thần lực hoá ra hành trì để chúng có chỗ tạm nghỉ khỏi phải trở lui. Thành trì do thần lực biến hoá ra chớ nào thật. Chúng hết mệt hết sợ đạo sư liền nhiếp thần lực dẹp hoá thành, lại đưa chúng tiến lên con đường thẳng đến Bào sở, trước sau cũng chỉ là một con đường phải noi theo để đến Bảo Sở thôi.

Tam Thừa Niết Bàn nào khác hoá thành, tạm thời phải trụ nơi đó rồi lại phải rời xa mà thẳng đến trước, vì nào phải là cơ sở chân thật mà ở mãi được, thuỷ chung rồi chỉ một Phật thừa là chân thật, một con đường là duy nhất đưa đến quã vô thượng chánh giác

Kinh nói:'" Các vị Sadi đó... mỗi vị ngồi pháp toà nói Kinh Đai thừa này...mỗi vị sadi đó độ các hàng chúng sanh có có sáu trăm muôn ức hằng hà sa các chúng...Chúng được nghe pháp đó, nơi trong các cõi Phật, thường cùng thầy sanh chung,...ta trong số 16, cũng từng vì các ông n ói kinh Pháp Hoa đưa các ông vào Phật đạo cẩn thận chớ sanh lòng kinh sợ

Mọi người cùng mỏi mệt mà thưa cùng đạo sư rằng: Nay chúng tôi mỏi mệt, nơi đây muốn trở lại. Đạo sư nghĩ như vầy: Bạn này rất đáng thương, làm sao muốn trở lại mà đành mất trân bảo lớn. Liền nghĩ trước phương tiện, dùng sức thần thông hoá thành thành quách lớn các nhà cửa trang nghiêm...Hoá xong rồi bảo chúng chớ sợ, các ngươi đều đặng vào thành này đều đặng tuỳ ý ưa muốn...Vị đạo sư biết chúng nghỉ ngơi xong bèn nhóm chúng mà bảo rằng : Đây là thành quách biến hoá thôi, các ngươi nên đi đến trước, hãy đồng nhau đến Bảo sở.

Ta cũng lại như thế, là Đạo sư của tất cả, thấy những người cầu đạo giữa đường mà trễ bỏ, chẳng thể có thể vượt qua các đường hiểm sanh tử phiền não, ta dùng sức phương tiện nói Niết Bàn để chúng nghỉ ngơi: Biết đã đến Niết bàn đều đặng Alahán, bèn nhóm đại chúng lại vì đó nói pháp chơn thật. các đức Phật có sức phương tiện phân biệt nói ba thừa, vì để nghỉ nên nói hai, kỳ thật chỉ có một Phật thừa

.....................................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
8. NGŨ BÁ ĐỆ TỬ THỌ KÝ PHẨM - 9. THO HỌC VÔ HOC NHƠN KÝ

8. NGŨ BÁ ĐỆ TỬ THỌ KÝ PHẨM
[align=justify:dfacae92da]Năm trăm vị đệ tử trước kia nghe năm vị thượng thủ được thọ ký, vừa rồi lại được nghe việc nhân duyên đời trước, đốn ngộ tích nhơn, mới biết rằng đức Phật dùng vô lượng thần thông phương tiện dẫn dắt chúng sanh, tự tin chắc mìn quyết định thành Phật. Lòng nghi ngờ đã dứt mối lo lắng đã tan cho nên nói rằng:' "tâm tịnh" chí hâm mộ được Đức Phật thọ ký, tự biết đã đảm đương gia nghiệp Phật thừa cho nên nói rằng: "Chỉ có Đức Phật Thế Tôn biết rõ được thâm tâm bổn nguyện của chúng ta" Phật huệ đã hiển, tri kiến đã khai, nên đức Phật tuần tự thọ ký cho cả

Được thọ ký xong, 500 vị nói dụ "hệ châu" để tỏ chỗ mê lầm của mình ngày trước, bày ý ngộ túc nhân ngày nay, từ lâu không hề rời Phật thừa nửa bước mà trước không tự nhận đến nay mới tin chắc[/align:dfacae92da]
..........................................................​

9. THỌ HỌC VÔ HỌC NHƠN KÝ PHẨM
[align=justify:dfacae92da]Do vì từ trước, đức Thế Tôn nhiều lần khải thị, nào"pháp" nào"dụ", nào "nhơn duyên" ba phen nói bày đã cùng, đã khắp mọi người trong pháp hội đều tin ở nơi lời Phật dạy, chẳng còn nghi ngờ điều đã nhận thiệt, cho nên các vị đại đệ tử, từ bậc thượng thủ, năm trăm đệ tử nhẫn đến cả một nghìn hai trăm Alahán đều được thọ ký. Như thế đã an ủi lòng đại chúng rồi. Nhưng còn hàng tân học Thinh Văn như các Ngài A nan, La hầu La,v.v. đều muốn được thọ ký để toại lòng trông mong của chúng mà cũng là chủ ý để thấy rằng Phật pháp không hề thừa sót. Nhơn đó mà Đức Phật đều thọ ký cho

Luận về Phật tánh có ba thứ nhơ, tức là:"Chánh nhơn" "Duyên nhơn" "Liễu nhơn". Ba nhơn nếu đầy đủ thời quyết định thành Phật không nghi vây tự tánh Phật mọi người đều sẵn đủ đó là " Chánh nhơn Phật tánh" Cần phải nhờ giáo pháp của Phật, các thiện tri thức ,.v.v. trợ giúp cho khai phát, đó là "duyên nhơn Phật tánh". Còn tự tin liễu ngộ đó là "Liễu nhơn Phật tánh" các Ngài xá Lợi Phất, . . mau tỏ ngộ, đó chính là vì các Ngài có "chánh nhơn Phật tánh" thâm hậu vậy

Với năm trăm A lahán Đức Phật rộng dẫn duyên xưa để thấy rằng các vị đã được Đức Phật giáo hoá từ lâu xa, đó là duyên nhơn Phật tánh đặng thuần thục vậy. Trong duyên nhơn lại có hai phần, tức là thân duyên cùng sơ duyên. các bậc học, vô học gần kề bên đức Phật dự pháp hội của đức Phật đó là thân duyên, và lại A Nan là em; La Hầu la là con, thời lại tối thân trong thân duyên, có lý nào không đặng độ, nên đều được thọ ký cả. Mới thấy rõ rằng lòng từ bi của đức Phật thật là rốt ráo bình đẳng vậy [/align:dfacae92da]
.....................................................​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên