Kinh Anh Lạc lược giảng

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
[FONT=times new roman,times]KINH ANH LẠC LƯỢC GIẢNG[/FONT]

[FONT=times new roman,times]Biên soạn: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn [/FONT]​
[FONT=times new roman,times]LỜI NÓI ĐẦU[/FONT]

[FONT=times new roman,times]Bồ tát là dịch âm chữ Phạn và chữ Pali – Bodhisattvà (S), Bodhisatta (P), dịch nghĩa “Giác hữu tình”, là chúng sinh có sự giác ngộ, giác ngộ hai mặt: Nội tại là giác ngộ tự tâm; Ngoại tại là giác ngộ các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã. Với tâm niệm vị tha, thương người, cứu vật, cho nên bản thân mình đã tự giác ngộ rồi cần phải làm cho người khác giác ngộ cả hai mặt nội tâm và giác ngộ các pháp, chính mình được an lạc cũng làm cho người khác được an lạc, chính mình giải thoát cũng làm cho người khác được giải thoát, đó là tâm niệm Bồ tát, gọi là giác tha “Hữu tình giác”. Như Kinh Phổ Hiền nói: “Nguyện con và tất cả chúng sanh, đồng chứng quả vị Vô thượng giác”. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Như vậy, ai có tâm niệm quảng đại, bao dung, thương người, thương vật, thể hiện trí tuệ đến với mọi người đều là Bồ tát. Do đó, trong một kiếp, một thế giới có nhiều Bồ tát, nhưng trong đó có một Bồ tát thành Phật trước, chứ không phải chỉ trong một kiếp, một thế giới có một Bồ tát. Đơn cử, tiền thân Phật Thích Ca và tiền thân Ngài Di Lặc, đều là Bồ tát, đồng phát tâm tu hành dưới thời Đức Phật Không Vương Như Lai, nhưng Bồ tát Thiện Huệ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, còn Bồ tát Di Lặc thì chưa thành Phật. Do đó, trong một kiếp, một thế giới thì có nhiều Bồ tát, nhưng Phật thì chỉ có một. Như Đức Phật Thích Ca là Giáo chủ cõi Ta bà thuộc kiếp hiện tại, các Đức Phật khác thì thuộc kiếp quá khứ là chư Phật quá khứ, còn Đức Phật kiếp tương lai là Đức Phật Di Lặc. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tư tưởng Bồ tát đạo xuất hiện tương đối sớm, qua các Kinh A hàm được hình thành bằng văn tự vào thế kỷ thứ I sau Tây lịch. Cụ thể, như Kính Thủ Trưởng giả, Cư sĩ bạch Phật: “Thưa Đức Thế Tôn, làm sao chúng con có thể tu hạnh Bồ tát, thành tựu tâm rộng lớn, vô trụ của Bồ tát. Đức Phật đáp: Hãy giữ gìn 5 giới cho thanh tịnh, tu tập, thực hành các thiện pháp, quy y Tam bảo, y cứ 4 pháp: Phật, Pháp, Tăng và Giới, thực hành sáu pháp quán niệm, tu tập 4 Pháp Nhiếp hóa, bốn Tâm vô lượng, thực hành bố thí, tâm bình đẳng bao dung, độ lượng, không trụ chấp, thì thành tựu hạnh Bồ tát”. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Qua đoạn kinh trên đã cho thấy tư tưởng, ý nghĩa ba loại Giới Bồ tát hình thành đầu tiên: Giới Nhiếp luật nghi, giữ gìn 5 giới; Giới tu tập các pháp lành, quy y Tam bảo, y cứ 4 pháp Phật, Pháp, Tăng và Giới (Gương Chánh pháp); 6 pháp quán, Giới làm lợi ích chúng sanh, tu tập 4 pháp Nhiếp hóa, 4 Tâm vô lượng… Như Khế Kinh nói: Vào biển Tam bảo thì lấy Đức tin làm cơ sở. Vào nhà Phật thì lấy sự giữ Giới làm căn bản (Kinh Anh Lạc). [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Về mặt văn học, tư tưởng, Kinh Anh Lạc được hình thành sau Kinh Hoa Nghiêm và Phạm Võng, do đó, thời gian ấn định là thế kỷ IV sau Tây Lịch. Và từ thế kỷ thứ IV trở về sau thì giới Bồ tát được hình thành và phát triển, hoàn chỉnh dần dần các chi tiết của giới. Rõ ràng, là Kinh Phạm Võng có 10 giới trọng, 48 giới khinh, Kinh Anh Lạc có 10 giới trọng, 84.000 oai nghi là giới khinh của Bồ tát. Du Già giới có 4 giới trọng, 45 giới khinh. Kinh Bồ tát Thiện Giới, muốn thụ giới, đắc giới Bồ tát phải thụ một trong 7 loại giới của 7 Chúng là Tỳ kheo (250 giới), Tỳ kheo Ni (348 giới), Thức xoa Ma na (4 giới căn bản, 6 học pháp, 18 tùy pháp, 292 giới khinh), Sa di, Sa di Ni (10 giới), Bồ tát (10 giới trọng, 48 giới khinh). Kinh Ưu Bà Tắc (6 giới trọng, 28 giới khinh). Đặc biệt, 45 giới khinh của Du Già sắp xếp theo thiện pháp là 6 Pháp Ba la mật và 4 Pháp Nhiếp hóa. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Về nội dung, Kinh Anh lạc có 8 phẩm, do Tam tạng Pháp sư Trúc Phật Niệm dịch vào thế kỷ thứ IV (376 - 378) là Bộ Kinh có đầy đủ, phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong khi đó, Kinh Phạm Võng chỉ có một phẩm, chia làm 2 phần, phần trước là nói về Tâm địa, phần sau là nói về Tâm địa giới. Hơn nữa, về nghi thức truyền giới Bồ tát trong quyển Giới đàn Tăng, do Hòa thượng Thiện Hòa soạn, được làm tài liệu giảng dạy cho Khóa Như Lai Sứ Giả năm 1957, là trích từ phần truyền giới của phẩm thứ 7 – phẩm Đại chúng Thọ Học của Kinh nầy. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Qua đó, như đã đề cập, khi nghiên cứu về Kinh Anh Lạc, không những ngoài ý nghĩa thọ trì, hành trì, học hạnh của 42 vị Hiền Thánh, Thập trụ, Thập hạnh, Thận hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác theo Kinh Anh Lạc, mà còn thụ hưởng phần lớn tư tưởng Kinh Hoa Nghiêm hình thành vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, hoàn chỉnh văn cú tập thành vào thế kỷ IV sau Tây lịch dưới thời Bồ tát Long Thọ. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tóm lại, như Cổ đức nói: “Muôn hạnh trông về Bi Trí Dũng. Những mong sáng tỏ bậc siêu trần”. Phần chi tiết được đề cập trong phần tổng quát của bản Kinh. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2009 [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Tỳ kheo Thích Thiện Nhơn kính ghi
[/FONT]​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
[FONT=times new roman,times]KINH ANH LẠC BỒ TÁT BỔN NGHIỆP[/FONT]

[FONT=times new roman,times]PHẦN TỔNG QUÁT[/FONT]

[FONT=times new roman,times]A. Khái niệm: [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Kinh Anh Lạc, hay nói cho đủ là Kinh Bồ tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, đây là một bộ Kinh Đại thừa và đồng thời cũng là một bộ Luật Đại thừa. Về thời gian và không gian Đức Phật nói Kinh này, là sau khi Thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài đã vì 14 ức người trong Bồ đề Đạo tràng Kim Cang Tịch diệt, bao gồm tất cả mọi thành phần, mọi trình độ và mọi căn cơ khác nhau, mà nói về Pháp môn Vô lượng Đại Bảo Hải Tạng Kim Cang Anh Lạc của tất cả Bồ tát và chư Phật. Hay nói cách khác là trình bày về nhân địa tu hành của một vị Bồ tát từ khi phát tâm tu hành cho đến khi thành Phật. Do đó, về mặt văn học, lịch sử thì văn phong, ngữ khí, nội dung giáo lý đồng nhất với tinh thần của Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Phạm Võng. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Trên cơ sở ấy, nội dung đã bao hàm hai ý nghĩa chính là Bồ tát địa và Bồ tát giới, mà cao điểm là Bồ tát giới. Tại sao? Vì như trong Kinh Niết bàn, Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng phải do giữ giới mới được thành Phật”. Do đó, Bồ tát giới là Chỉ ác, mà Bồ tát địa là Hành thiện. Vậy, Chỉ ác là nhân để chứng Đại Niết bàn; còn Hành thiện là nhân để chứng đại Bồ đề. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Mặt khác, Giới Bồ tát còn được mệnh danh là Đạo tục Thông hành giới, do đó, hàng Phật tử tại gia hay xuất gia đều có thể thọ trì được. Và một đặc điểm khác là Giới Bồ tát chú trọng về Tâm giới hơn là Giới tướng, cho nên chỉ đứng trên tâm niệm phát khởi để kết tội, chứ không phải đợi đến khi phạm giới rồi mới kết tội. Hơn nữa, Bồ tát giới còn mang một tính chất sâu sắc hơn, là ý niệm về Giới thể Vô tác, đã tiềm tàng sẵn trong mỗi chúng sinh. Vì vậy, trong Kinh Phạm Võng, Đức Phật dạy: “Giới này không phải do thọ mới có, và dù thọ lại nhiều lần, nhưng không phải là mới thọ”. Trên cơ sở ấy, thời hành động trì giới, chẳng qua chỉ là diệu dụng và tùy thuận Giới thể Vô tác mà thôi. Khi đã tùy thuận Giới thể Vô tác thì được thành Phật và Chứng Thanh tịnh Pháp thân. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]+ Về danh từ: Kinh Anh Lạc đã mang hai ý nghĩa là Dụ và Pháp. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]+ Về Dụ: Anh Lạc là một loại ngọc quý, mà các vị Bồ tát thường dùng làm chuổi để trang nghiêm chính mình, đồng thời để cúng dường chư Phật và Bồ tát trong các Pháp hội. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]+ Về Pháp: Đức Phật trình bày về Pháp môn Vô lượng Đại Bảo Hải Tạng Kim Cang Anh Lạc là 6 thứ chủng tánh, là Tập chủng tánh (Thập trụ), Đạo chủng tánh (Thập hạnh), Tánh chủng tánh (Thập hồi hướng), Thánh chủng tánh (Thập địa), Đẳng giác tánh và Diệu giác tánh. Tiếp theo, Đức Phật nói về 10 Vô tận giới, 10 Quán pháp và 10 Bát nhã Ba la mật, nói rộng ra là 84.000 Bát Nhã Ba la mật. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Nói cách khác, là tất cả Bồ tát đều sử dụng Lục nhập Minh quán pháp môn trên để làm nhân địa tu hành của Chư Phật, Bồ tát quá khứ dẫn đến hiện tại và tương lai, đó là ý nghĩa Bổn nghiệp. Và làm Anh Lạc để trang nghiêm chính mình và hai thứ Pháp thân, đó là ý nghĩa Anh Lạc. Trên quá trình tu hành, từ khi phát tâm cho đến khi thành Phật, đó là nghĩa Giác hữu tình của Bồ tát, đồng thời làm lợi ích tất cả chúng sinh trong 10 phương, đây là ý nghĩa Hữu tình giác của Bồ tát. Như vậy, về Dụ và Pháp, đã nói lên được ý nghĩa về Bồ tát Anh Lạc Bổn nghiệp của tên Kinh. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]B. Về cơ sở chủ yếu: Kinh Anh Lạc được đặt trọng tâm trên các cơ sở chính: [/FONT]
[FONT=times new roman,times]1. Ba nhóm giới (Tam tụ Tịnh giới): Giới Nhiếp Luật nghi, nghĩa là giữ gìn thân khẩu ý không phạm lỗi, không làm các điều ác về thân khẩu ý. Do Giới Nhiếp Luật nghi, nên đưa Bồ tát đến quả Đoạn đức (Đại Niết bàn) và chứng Thanh tịnh Pháp thân. Về Giới Nhiếp Thiện pháp, là tu hành tất cả thiện pháp và các công đức khác về thân khẩu ý. Do Giới Nhiếp Thiện pháp, nên đưa Bồ tát đến quả Trí đức (Đại Bồ đề) và chứng viên mãn Báo thân. Về Giới Nhiêu ích hữu tình, nghĩa là làm lợi ích tất cả chúng sinh. Do Giới Nhiêu ích hữu tình, nên đưa Bồ tát đến quả Ân đức (Đại Từ bi) và chứng được Ứng hóa thân. Ngoài ra, Đức Phật còn trình bày về 10 giới trọng và 84.000 giới oai nghi là giới khinh của Bồ tát.[/FONT]
[FONT=times new roman,times]2. Về Pháp môn: Tức Đức Phật nói về pháp môn vô lượng Đại Bảo Hải Tạng Kim Cang Anh Lạc của tất cả chư Phật và Bồ tát. Hay nói cách khác, Vô lượng Đại Bảo Hải Tạng là Giải thoát đức. Kim Cang là Pháp thân đức, và Minh quán là Bát nhã đức. Như thế, với pháp môn trên, Đức Phật đã trình bày đầy đủ về ba đức của Pháp thân là Giải thoát đức, Pháp thân đức và Bát nhã đức. Nói cách khác là trình bày về 6 pháp môn, là 6 thứ tánh: Tập chủng tánh, Tánh chủng tánh, Đạo chủng tánh, Thánh chủng tánh, Đẳng giác và Diệu giác tánh. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]3. Cơ sở truyền giới: Kinh Anh Lạc đã phác họa một chương trình truyền giới Bồ tát và những vấn đề liên hệ khác trong khi thọ giới cũng như sau khi thọ giới xong. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]C. Về bố cục: [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Kinh Anh Lạc gồm có 3 phần. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]1. Phần Duyên khởi: Từ Tôi nghe như vầy… đến hỏi về Vô lượng Đại Bảo Hải Tạng Kim Cang Anh Lạc pháp môn (02 đoạn đầu của phẩm 1). [/FONT]
[FONT=times new roman,times]2. Phần Chính yếu: Từ lúc bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni … đến 28 vì sao, mặt trời, mặt trăng không xuất hiện (phẩm 1- 8). [/FONT]
[FONT=times new roman,times]3. Phần Lưu thông: Từ bấy giờ đại chúng … đến làm lễ rồi lui ra (đoạn văn trường hàng cuối cùng của phẩm 8). [/FONT]
[FONT=times new roman,times]D. Về nội dung:[/FONT]
[FONT=times new roman,times]Kinh gồm 02 quyển và 8 phẩm. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]1. Phẩm Đại chúng tập họp : Nội dung phẩm Tập họp nói về sự tập hợp của vô lượng Bồ tát từ 10 phương đến dự pháp hội.[/FONT]
[FONT=times new roman,times]2. Phẩm Danh tự Hiền thánh: Nói về danh từ của 42 vị Hiền thánh. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]3. Phẩm Học quán Hiền thánh: Nói về sự học và phương pháp tu hành của 42 vị Hiền thánh. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]4. Phẩm Thích nghĩa: Giải thích nghĩa của từng vị một trong 42 vị Hiền thánh. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]5. Phẩm Phật mẫu: Nói về cơ sở phát sinh trí tuệ của chư Phật và Bồ tát. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]6. Phẩm Nhân quả: Trình bày về nhân địa tu hành và chứng Nhứt thiết chủng trí. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]7. Phẩm Đại chúng thọ học: Trình bày về cách thức truyền giới và những vấn đề liên hệ khác trong khi thọ giới Bồ tát. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]8. Phẩm Pháp hội giải tán: Nói về bối cảnh Pháp hội sắp giải tán và lời dặn dò của Phật. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]E. Vị trí: [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Kinh Anh Lạc chỉ có một bản dịch duy nhất do Tam Tạng Pháp sư Trúc Phật Niệm đời Dao Tần dịch năm Kiến nguyên 12-14 (376-378), và đã được liệt vào Luật bộ, thuộc Đại Tạng tập 24, No – 1485. Bản Việt dịch này cũng lấy bản của Ngài Trúc Niệm Phật làm cơ sở chính. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Kinh Anh Lạc là một trong 06 bản về Bồ tát giới là Kinh Phạm Võng, Kinh Anh Lạc, Kinh Bồ tát Thiện giới, Kinh Thanh tịnh Tỳ Phương quảng và Kinh Địa Trì tức Du già Bồ tát giới, Kinh Ưu Bà tắc. Nhưng bản trang trọng và hoàn bị nhứt, đề cập về người xuất gia nhiều nhứt, là Kinh Phạm Võng. Về mặt lịch sử khoa học, thì Kinh Anh Lạc được các nhà biên tập hình thành văn tự vào đầu thế kỷ thứ IV, sau Kinh Hoa Nghiêm và Phạm Võng. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]F. Tiểu sử Tam Tạng Pháp sư Trúc Phật Niệm (Buddhasatti): [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Theo Lịch đại Tam Bảo ký 8, xuất Tam tạng ký tập 7, trang 15, Ngài là một cao Tăng Trung Quốc, sống vào thời Đông Tấn (317 – 419 TL), người ở Lương Châu, nay là huyện Vũ Uy, tỉnh Cam Túc. Ngài xuất gia từ thuở nhỏ, ý chí kiên cố, siêng năng tu học. Ngoài việc đọc tụng các Kinh điển Phật, Ngài còn nghiên cứu ngoại điển như Kinh, Thư v.v… Khoảng năm 365 – 384, Ngài Tăng Già Bạt Trừng (Sanghabhuti) và Ngài Đàm Ma Nan Đề (Dharmamandi) đến Tràng An (tỉnh Thiểm Tây ngày nay), nhận lời thỉnh cầu của Triệu Chính, Ngài Tăng Già Bạt Trừng dịch bộ Bà Tu Mật Sớ tập Luận, Ngài Nan Đề dịch Kinh Vương Tử Pháp Ích Hoại Mục Nhân duyên, Kinh Tăng Nhất A Hàm, Kinh Trung A Hàm, Ngài đảm nhận chức vụ nhuận văn, bút thọ, truyền ngữ cho các chương trình dịch thuật những bộ Kinh này. Đặc biệt, Kinh Trường A Hàm, Ngài làm Bút Thọ, nhưng có nơi nói Ngài Phật Đà Da Xá và Ngài cùng dịch Kinh Trường A Hàm, Ngài Đạo Hàm làm Bút thọ (nhuận văn). [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Theo Lương Cao Tăng Truyện, khoảng năm 399 – 416 đời Dao Tần, Ngài phiên dịch các Bộ: Kinh Bồ tát Anh Lạc, Kinh Thập Trụ Đoạn Kiết, Kinh Xuất Diệu, Kinh Bồ tát Xử Thai, Kinh Trung Ấm được đương thời khen là “Dịch Kinh Tông Sư”của thời kỳ Phù Kiên, Dao Tần. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục Tập 4, Ngài còn dịch thêm các Bộ: Tỳ Nại Da, Kinh Trì Nhân Bồ tát, Kinh Bồ tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, Kinh Đại Phương Đẳng Vô tướng, Kinh Bồ tát Phổ Xứ, Thập Tụng Tỳ kheo Ni giới Sớ xuất bản Mạt, nhưng phần lớn đã thất truyền. [/FONT]
[FONT=times new roman,times]Ngài thị tịch ở Tràng An, nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, không rõ năm sinh và năm tịch của Ngài. [/FONT]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên