CÁC BÀI GIẢNG VỀ KINH PHÁP HOA

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
A-Di-Đà Phật.

Kính đạo hữu tanphuqm!

Những lời HT Trí Tịnh dạy rất hay. Mong được nghe tiếp.

Cám ơn đạo hữu.

Nam-mô A-Di-Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
10. PHÁP SƯ PHẨM

10. PHÁP SƯ PHẨM​
Do vì về trước đức Thế Tôn cùng cực rộng khen nhứt thừa nhiệm mầu rất sâu, người nào có thể tin được liền đặng thành Phật, các đại đệ tử đã tin, đã nhận, nên đều đã đặng thọ ký làm Phật ở tương lai

Pháp nhất thừa này chính là Chánh nhơn Phật tánh bổn lai sẵn đủ của tất cả chúng sanh. Nay nhờ Đức Như Lai lòng từ bình đẳng khai thị phương tiện, nói Diệu Pháp Liên Hoa này, để làm duyên nhơn trợ giúp cho chánh nhơn hiển phát, đức Phật là duyên thân nhứt, Diệu Pháp là thân thắng nhất, gặp được duyên nhơn thân thắng không một ai mà không liễu ngộ trọn thành liễu nhơn Phật tánh, ba nhơn đã đủ bèn có thể kham đảm đương sự nghiệp của Phật.

Xem kết quả của chúng hội hiện nay, chứng tỏ việc gieo mầm trong vi trần số kiếp trước, dầu lâu xa, thay đổi nhiều thân, trải qua nhiều đời, chỉ càng tăng trưởng, nản nở, mà không một mảy may bớt hao

Đã biết rõ bổn nhơn của Đức Phật thuở Đại Thông Trí Thắng Như Lai, trong tâm điền một phen đã huân nạp thắng pháp, thời rốt ráo thuần thục ở pháp hội ngày nay.

Suy quá khứ, chứng hiện tại. Xưa đã thế, thời nay cũng thế. Một hội pháp duyên hiện nay là chủng tử thắng diệu vô tận mãi mãi, để rồi sẽ rốt ráo thuần thục ở tương lai, đó chính là : 'Nếu có người nào nghe pháp, không một ai chẳng thành Phật': nhẫn đến "chỉ nghe một niệm vui theo thời cũng đều nên Phật quả" vì thế nên dùng hai chữ "Pháp sư" nêu tên phẩm này.

Đây là chú ý rằng chánh nhơn Pháp Hoa ngày nay, cần nhờ các vị Pháp sư để khai hiển, để truyền đăng làm thắng duyên vô tận cùng kiếp vị lai . Dầu rằng tất cả chúng sanh đều có chánh nhơn Phật tánh, nhưng nếu không có "Diệu Pháp" để làm thắng duyên giúp cho phát lộ, thời tức khó mong chóng thành giác quả. Vì có "nhơn" mà không có"duyên" thời tất không sanh "liễu", liễu nhơn đã không làm thế nào đặng cứu cánh. Do các nghĩa như thế nên chủng tử Phật tánh cần phải nhờ "duyên" huân khởi. Duyên huân có hai phần "Tân huân " và "cựu huân'. Thuở Phật Đại Thông Trí Thắng, 16 vị vương tử khai hoá đó là "cựu huân". Hiẹn Pháp hội hôm nay là "tân huân" vậy
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
10. PHÁP SƯ PHẨM (tt)

Pháp sư có 5 hạng:
1. Tuỳ hỷ Pháp sư
2. Đọc tụng Pháp sư
3. Thọ trì Pháp sư
4. Thơ tả Pháp sư
5. Giảng thuyết Pháp sư

Trong 5 hạng trên đây, nếu có thể hoàn toàn một tức là vị Pháp Hoa Pháp Sư

Kinh Pháp Hoa này là toàn thân của Như Lai, gánh vác Kinh này chính là gánh vác Như Lai, vì thế nên phải kinh trong Pháp sư xem như Đức Phật, để hiểu rõ pháp mầu thù thắng cần phải nhờ nơi người hoằng truyền, có hoằng truyền thời giống Phật mới không đưt mất, đó là " Pháp thâm diệu như thế, nếu không người tuyên nói, dầu có trí cũng không hiểu biết". kính trọng thời phước đức vô lượng, còn nếu huỷ báng mắc tội báo rất nặng, vì kính trọng là nối giống Phật còn huỷ báng là dứt giống Phật vậy. Đến đây thấy rằng bổn tâm hiện ra nơi đời của Đức Phật, cũng có thể gọi rằng đã vừa khắp đủ.

Kinh nói; "Đức Phật bảo ngài Dược Vương Bồ tát: tất cả đại chúng trong phap hội này, từ hàng tứ chúng đến thiên long bát bộ,.v.v. đều ở trước Phật nghe Kinh "Diệu Pháp Liên Hoa", một bài kệ một câu, nhẫn đến một niệm tuỳ hỷ đó, ta đều sẽ thọ ký những người ấy sẽ đặng đạo vô thượng bồ đề ... Sau khi ta diệt độ cũng thế, nếu có người nghe Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nhẫn đến một câu, một niệm tuỳ hỷ đó, ta cũng thọ ký đạo vô thượng bồ đề cho những người ấy,...Nếu lại có người đọc tụng, giải nói, biên chép Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nhẫn đến một bài kệ, đối Kinh điển này kính xem nhưu Phật, các thứ cúng dường,...Phải biết những hạng người như trên đó đã từng cúng dường mười muôn ức Đức Phật, nơi các Đức Phật đã thành tựu nguyện lớn, vì thương chúng sanh mà sanh trong nhân gian . Dược Vương nếu có người hỏi chúng sanh nào sẽ làm Phật ở tương lai? Thời nên chỉ những hạng người trên đó, ở đời vị lai chắ đặng làm Phật . .Nếu có trai lành gái tín nào, sau khi ta diệt độ có thể riêng vì một người giảng nói Kinh Pháp Hoa này nhẫn đến một câu phải biết người đó là sứ của Đức Phật, huống lại là người ở trong đại chúng rộng vì người mà nói

Dược Vương! Nếu có người ác dùng tâm chẳng lành nơi trong một kiếp, hiện ở trước Phật thuờng mắng nhiếc Phật, tội đó còn nhẹ. Nếu có người dùng một lời ác chê mắng người tại gia hay người xuất gia đọc tụng Kinh Pháp hoa này, tội đâyrất nặng,..

Dược Vương nên biết sau khi Như Lai diệt độ người mà có thể biên chép, thọ trì, đọc tụng, cúng dường Kinh này vì người khác diễn nói, thời là Đức Như Lai lấy y trùm nguời đó, lại được chư Phật ở mười phương hộ niệm,...Thời đuọc Đức Như Lai tay xoa đầu....Nếu sau khi ta diệt độ người có thể giảng Kinh này, ta liền sai hoá tứ chúng cúng dường vị pháp sư đó dẫn dắt các chúng sanh nhóm lại khiến nghe pháp

Từ phẩm Pháp Sư này trở về trước thuộc về phần "KHAI PHẬT TRI KIẾN". KHAI có 2 nghĩa:
1. Ở nơi Đức Phật vì chúng khai thị khai hiển, khai phát, cốt yếu làm cho người nghe phát tự hiểu, tự tín Phật tri kiến
2. Ở nơi người nghe Pháp thời là KHAI NGỘ Phật tri kiến, bởi chủng tử lâu mê lầm không tin nay nghe Đức Phật giảng nói thời bỗng nhiên liễu ngộ Chính là liễu ngộ tự tâm, ví như hoa sen nở

......................................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
C. PHẦN THỊ PHẬT TRI KIẾN

C. PHẦN THỊ PHẬT TRI KIẾN
11. HIỆN BỬU THÁP PHẨM
Trong phẩm đây hiển thị pháp thân thường trú của Như Lai, cùng cảnh tịnh tich thật tướng chân thật muốn làm cho chúng sanh biết và thấy. Pháp thân cùng chơn cảnh đồng hiện bày trước mắt đại chúng đó là nghĩa "THỊ'"vậy

Trong pháp hội Pháp Hoa đây trước nhất đức Phật phóng quang thấu phương đông, hiện đủ sự tướng trong pháp giới, chúng sanh, cùng Phật.v.v trước sau đều khắp đó chính là chung hiển thị tâm cảnh Phật tri kiến thâm diệu của chúng sanh do vì chúng hội đương cơ, chứng ngộ được diệu tâm lại dùng tình thức suy nghĩ đo lường; Phàm hễ tình thức sanh, thời trí tuệ bị cách ngại, chính trứoc mắt mà không tự đạt được, lại cho là không phải trí phần của mình. Sau đó Đức Như Lai dùng mọi cách khai thị, nào tuyên pháp thuyết, nào "dẫn dụ thuyết", nào thuật " nhơn duyên" nhờ thế mà chúng hội đương cơ đã tin lời của Đức Phật nên đều được Đức Phật thọ ký.

Mặc dầu đã được thọ ký, nhưng đó chỉ mới tin tự tâm thôi, còn chưa nhận rõ pháp thân chơn cảnh. Đây thời là niệm chấp chặt nghĩa sanh diệt chưa trừ, lòng tịnh uế chưa dứt. Vì thế Đức Như lai toan hiển pháp thân thường trú mà tháp đẹp bảy báu từ dưới đất vọt lên, Đức Đa Bửu Như Lai đã diệt độ từ lâu toàn thân hiện còn nguyên vẹn, để làm tiêu tan niệm chấp sanh diệt của chúng. Rồi chính cõi Ta bà uế độ nàyba phen biến thành Tịnh độ cực kỳ trang nghiêm, để dứt trừ lòng lầm cho thật uết tịnh của đương hội

Vả lại vô lượng chư Phật ở mưởi phương đồng câu hội nơi thế giới này, để chỉ bày một pháp giới, không luận một trần hay một cõi phàm chạm mắt đến đều là chơn cảnh thật tướng cả, đây chính là tri kiến chân thật của Phật vậy.

Tháp cao năm trăm do tuần, trong tháp toàn thân của Đức Đa Bảo Như Lai y nhiên chẳng rã, để chỉ rõ chúng sanh biết rằng, chính thân ngũ uẩn sanh diệt của mọi người là nhà ở của pháp thân thường trú. Đến như cõi Ta bà lần biến thành Tịnh độ, để chỉ rõ rằng: Hoa tạng chơn cảnh thật báo trang nghiêm chẳng rời ngoaì nghiệp dụng ngũ trược vậy.

Nơi đây Đức Thế tôn chỉ bày pháp thân thường trú y chánh trang nghiêm, là chủ ý muốn cho chúng hội đương cơ biết nghĩa vi diệu của tự tâm cảnh, ngõ hầu liền nơi trước mặt mà h iện chứng, chẳng sanh lòng lo sợ rằng Phật đạo dài xa như bọn người đến bảo sở sợ đường hiểm trở, nhàm mỏi nẻo dài xa trong phẩm trước.

Thâm ý dẫn quyền thừa của Phật rỏ thấy nơi phẩm này. Do đâu mà thấy rõ ư?

Như trong Kinh thường nói : "Khai môn phương tiện hiển thị tướng chơn thật " chơn thật tướng là gì? Chính là pháp thân chơn thật đức Tỳ lô giá na do nhiều kiếp tu nhơn chứng đặng, cùng cõi Thường - tịch - quang chơn độ của Phật trụ. Rồi thừ pháp thân hiện báo thân Lô Xá Na ở nơi Tịnh độ Thất bảo trang nghiêm; những thân cùng độ trên đây đều chơn thật, cho nên là chơn thật tướng.

Còn Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn là từ báo thân mà hịên ứng thân, vì tuỳ cơ duyên nên cõi của Đức Phật ở cũng đồng với chúng sanh, tức là cõi uế độ Ta bà ngũ trược này, thân cùng độ này đều là giả, vì giả nên phàm giáo của đức Ứng thân Phật thi thiết ra đều thuộc về quyền, bởi tuỳ theo quyền cơ của uế chúng, quyền là danh từ khác của phương tiện vậy.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
11. HIỆN BỬU THÁP PHẨM (tt)

Nhơn vì Đức Tỳ Lô Giá Na khi thành chánh giác hiện thân Lô Xá Na ngồi toà kim cương nơi Bồ đề đạo tràng cùng vi trần pháp tánh đại sĩ nói Kinh Hoa Nghiêm, đây là cả thân cùng độ đều chơn mà giáo pháp cũng thật. Ngặt vì trong Hội Hoa Nghiêm chỉ lợi cho bậc viên - căn - đại - thừa thôi, còn hàng căn tích Tiểu thừa cùng phần tích hạnh Bồ tát tuyệt phần, nên có câu : 'Hàng nhị thừa đích thân ngồi tại toà trong hội mà như đui như điếc"

Vì thế nên đương lúc đức Lô Xá Na thuyết Hoa Nghiêm, chẳng ngại gì hiện thân ứng hoá Thích Ca MÂu Ni tám hướng thành đạo, bắt đều từ pháp hội nơi vườn Lộc Uyển, đem đạo Nhứt thừa mà phân biệt nói thành ba thừa để tiếp dẫn căn cơ hạng trung và tiểu. Dùng sức phương tiện nói pháp tứ đế, pháp thập nhị nhân duyên, sự lục độ,.v.. đồng hoá độ ba căn. Mặc dầu cũng có nói giáo hoá Bồ Tát nhưng đều thuộc về quyền giáo. Như ông trưởng giả trong phẩm Thí dụ hứa ba thứ xe để quyền cứu các con, chẳng phải là có thật. Ngày nao trong toàn chúng hội, hàng đệ tử của Phật còn chưa chứng pháp thân chơn cảnh, thời là ngày đó Đức Thế Tôn, đức đại bi bình đẳng chưa toại lòng. Như nói : " Ta vốn lập thệ nguyện rằng: muốn làm cho tất cả chúng sanh đồng như ta không khác" Ý của Đức Thế Tôn vẫn muốn cho chúng sanh mau chứng chơn cảnh Pháp thân của Như Lai để thẳng đến Thiệt quả Hoa Tạng trang nghiêm. Ngặt vì chúng hội hạ liệt một mực chấp quyền là thật mà chẳng chịu thẳng đến trước, vả lại đối với chơn duyên của Đức Thế Tôn đúng thật là tuyên bày lại nghi ngờ không tuyên nhận. Làm cho Đức Thế Tôn phải bao sức nhọc lòng, hơn bốn mươi nam dùng phương tiện uốn nắn

Đến nay căn tánh của chúng hội đã thuần thục mà cơ duyên giáo hoá của Thế Tôn cũng sắp xong, cho nên trong hội Pháp Hoa này, Đức Thế Tôn thổ lộ bổn hoài khai trừ cả ba thừa quyền giáo ngày trước, để hiển nhứt thừa chơn thật; Trưởng giả gia nghiệp giàu lớn chính là dụ cho pháp nhứt thừa viên diệu của hội Hoa Nghiêm. Hàng Thinh văn chỉ nhận ứng thân Thích Ca MÂu Ni Phật là chơn, mà chẳng biết còn có chơn Phật, chỉ thấy cõi Ta bà uế độ đáng nhàm mà không thể đạt được chơn cảnh thật tướng. Vì thiên nhận thiên kiến như thế nên khư khư một mặt nắm chặt chỗ chấp sanh diệt, cùng niệm cho tịnh uế không chịu rời bỏ, bởi do không đạt lý "duy tâm sở hiện" nên đến nỗi thế đó.

Sắp sửa nói Kinh này Đức Thế Tôn trước phóng quang minh soi suốt 18000 thế giới phương đông chỉ toàn chơh cảnh của pháp giới chính làtrong hàng ngày của chúng sanh chớ không đâu khác. Cảnh trí này không thể dùng tâm tư mà đến được ; nên liền sau đó Đức Thế Tôn từ tam muội dậy, lại dùng ngôn thuyết phương tiện, nhiều cách chỉ bày. Trong đại chúngđều tin tự tánh bổn tâm, Đức Thế Tôn liền thọ ký làm Phật cho cả. Đúng như trong Kinh Hoa Nghiêm nói: " Lúc mới phát tâm biết tất cả pháp chính là tâm tự tánh; thành tự huệ thân tỏ ngộ chẳng do người khác" Đây chỉ mới rõ tự tâm chơn, còn chưa đạt cảnh thật. Tâm cùng cảnh chưa dung thông thời chưa phải chơn nhơn thành Phật, còn thuộc về tri kiến của chúng sanh chớ chưa phải triu kiến của Phật. Các phẩm trước Đức Phật thọ ký cho chúng hội, đã khai hiển tâm chơn, nên nói phẩm này để chỉ cảnh thật, để thị Phật tri kiến

Trong phẩm naỳ ý nghĩa rất sâu xa, nếu không chín chắn tham cứu thời rất khó lãnh hội diệu chỉ. Đem dung hội với Hoa Nghiêm lại càng rõ quy thú trong phẩm này thật là thâm huyền vậy
...........................................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
D. PHẦN NGỘ PHẬT TRI KIẾN

D. PHẦN NGỘ PHẬT TRI KIẾN
12. ĐỀ BÀ ĐAT ĐA PHẨM
Trong phẩm này ngộ Phật tri kiến có khó có dễ; Khó dể chúng hội sanh lòng trân trọng hy hữu, dễ để chúng khỏi sợ sệt dài xa, nhắc túc nhơn của Phật cùng Đạt Đa, nhơn đây mà đặt tên phẩm

Do vì trước kia hàng Thanh văn từ xưa ôm lòng sợ sệt Phật đạo dài xa cho nên không lòng ưa muốn. Đến nay dầu đã nhờ Đức Phật thọ ký, nhưng còn phải trải qua nhiều kiếp, mới đặng Phật quả, sợ rằng trong thời gian đó túc tập phát khởi, nửa chừng ngưng trệ không khứng siêng cầu, nếu rời diệu pháp nhứt thừa này thời Phật đạo không do đâu thành tựu.

Đức Thế Tôn tự dẫn việc đời trước của mình, dẫn việc một đời để lệ (nói đến) việc vô luợng đời khác, cần cầu Kinh Diêu Pháp nhứt thừa, không màng giàu sang, không sợ nhọc nhằn, không tiếc thân mạng, dầu làm vua mà cũng phủi bỏ, xả thân để cầu tiên nhơn, tiền thân của Đề Bà Đạt Đa, truyền cho Diệu Pháp mà nay mới đặng qua vị Vô thượng bồ đề, lại đem Diệu pháp đó truyền dạy cho chúng hội hiện tại. Đức Phật lãnh thọ Pháp Hoa, Đề Bà Đạt Đa tuyên truyền Pháp Hoa, một hiện thành Phật, một sẽ thành Phật, để hiển rõ thành Phật chung quy không ngoài Diệu Pháp Liên Hoa. Như thế há lại không nên cố gắng cần cầu tu tập ư! Há lại không nên phát tâm kính trong hi hữu ư!

Đức Phật từ lâu khổ nhọc cầu Diệu Pháp mới đặng thành Phật, đó là biểu nghĩa "NGỘ PHẬT TRI KIẾN" rất khó vậy. Và sợ rằng hàng đệ tử hạ liệt vì thấy khó mà không gắng tấn, cho nên kế đó hiển bày việc giáo hoá của Ngài Văn Thù Sư Lợi ở Long cung, chưa bao lâu mà đã có vô lượng chúng thành bồ tát vị, cũng có người trước kia là Thanh văn mà nay tu tập hạnh Bồ tát. Lại thêm Long Nữ mới 8 tuổi đầu mà trong khoảng hiến bửu châu, bỗng nhiên biến thành nam tử, qua thế giới vô cấu ở phương nam thành Bậc Đẳng Chánh Giác giáo hoá chúng sanh. Tất cả những vĩ đại mau chóng như trên đều nhờ sức của "Diệu Pháp Liên Hoa"
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
NGỘ PHẬT TRI KIẾN

12. ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA PHẨM ((tt)​
[align=justify:92d5669408]Vả lại biển là chốn sanh tử trầm nịch, rồng là đầu dọc tam độc, người nữ là căn khí âm nhu cấu trược, Long nữ đủ 3 điều ti tệ này mà trong một thời gian ngắn, lại có thể hiện chứng bồ đề. Sao lại quá dễ thế! Nhơn vì gần gũi bậc đại trí để làm chỗ quy y vậy. Cũng là chủ ý bảo chúng hội đương cơ sau khi Phật diệt độ nện gần gũi bậc tối thắng trí thức, có thể chắc chăn được rốt ráo diệu ngộ, trọn không còn phaỉ lui vào hàng nhị thừa nữa.

Kinh nói:" Lúc bấy giờ Đức Phật bảo các vị Bồ tát cùng thiên nhơn tứ chúng rằng : Ta ở trong vô lượng kiếp về quá khứ cầu Kinh Pháp Hoa không có trê nãi mỏi mệt, ở trong nhiều kiếp thường làm quốc vương phát nguyện cầu đạo vô thượng bồ đề tâm không lui sụt, vì muốn trọn đủ 6 pháp bala mật nên siêng năng thật hành hạnh bố thí trong lòng không chút lẫn tiếc từ của cải vợ con đến đầu mắt tay chân không tiếc thân mạng...

Khắp vì các chúng sanh, cần cầu pháp đại thừa, cũng chẳng vì thân mỉnh....Do đó bèn đặng thành Phật, nên nay vì các ông mà diễn nói . ..

Ngài Trí Tích Bồ Tát hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát rằng :" Kinh Pháp Hoa này rất sâu vi diệu, là báu nhứt trong các Kinh, trong đời rất ít có, và có chúng sanh nào siêng năng tinh tấn tu hành kinh này mau đặng thành Phật chăng?

Ngài Văn Thù Sư Lợi đáp: " Có con gái của ta Kiệt LA Long vương mới 8 tuổi mà lợi căn trí tuệ, hay biết các căn tánh hành nghiệp của chúng sanh, đặng đà la ni,...trong khoàng sát na phát tâm bồ đề đặng trụ bậc Bất thối chuyển, biện tài vô ngại, thương nhớ chúng sanh dườngnhư con đỏ, công đức đầy đủ... có thể đến bậc bồ đề. Đương lúc đó cả chúng hội đều thấy Long nữ bỗng nhiên biến thành nam tử, đủ đạo hạnh bồ tát,liền qua thế giới vô cấu phương na, ngồi toà sen báu thành bậc đẳng chánh giác, đủ 32 tướng đẹp, 80 hình tốt, khăp vì 10 phương chúng sanh diễn nói Diêu Pháp[/align:92d5669408]
...................................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
D . NGỘ PHẬT TRI KIẾN

13 . PHẨM TRÌ
Do về trước chúng hội đương cơ đã khai ngộ, dầu được thọ ký nhưng còn phải trải qua nhiều kiếp mới thành Phật, Đức Thế Tôn sợ rằng tập quán hẹp hòi hèn yếu, sợ đạo dài xa, nên Đức Thế Tôn tự thuật tiền thân cầu pháp dầu khó nhọc đủ điều nhưng vẫn không niệm nhàm mỏi, để làm gương cho chúng hội phấn khởi, để cho tập quán yếu hèn tiêu tan. Rồi lại việc Long nữ thành Phật trong khoảnh khắc, để thấy lực dụng thù thắng của Pháp Hoa, la m2 chúng dứt kiến chấp xa gần mau chậm. Lòng phấn khởi không yếu hèn, quên bặt gần xa có thể an trụ trong Phật đạo

Chúng hội đương cơ đã được đủ nhân duyên như thế, còn chúng sanh sau khi Phật diệt độ thế nào mà được trụ nhứt thừa, do vấn đề sau đây nên nói phẩm TRÌ này.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa này là huệ mạng của chư Phật, là chánh nhơn Phật tánh của chúng sanh. Trong tời kỳ sau khi Đức Phật diệt độ, người nhiều tệ ác tội nặng phước mỏng, chướng sâu, tuệ kém, khó có thể phụng trì được. Nếu không người phụng trì thời giống Phật phải dứt mất, đây là chỗ Đức Thế Tôn thầm lo vậy. Các vị Bồ Tát cũng thầm hiểu ý của Đức Thế Tôn, mới cung kính an ủi xin Đức Thế Tôn chớ lo, các Ngài đều nguyện phụng trì Kinh này ở đời vị lai rộng bày diễn nói chẳng quản khổ nhọc, chẳng tiếc thân mạng. 500 vị đệ tủ cùng hàng học vô học, tất cả chúng hội vừa được thọ ký, cũng lãnh hội ý Đức Thế Tôn, nên đều nguỵên rộng tuyên diễn ở tương lai, song lại nguyện truyền pháp ở thế giới phương khác, vì người ở cõi nước Tabà này phần nhiều tệ ác thượng mạn, các Ngài tự lượng sức mình chẳng kham nổi hoá độ được.

Các vị tỳ kheo ni như Đại - Ái - Đạo, Liên Hoa Sắc,...v.v từ giờ vẫn cho thân phụ nữ nhiều cấu chướng không dám vọng cầu Phật quả, nhơn vừa rồi tận mắt thấy Long nữ thành Phật, nên cũng tự tin mình cũng có phần được làm Phật, mới khao khát trông mong Đức Thế Tôn thọ ký, sau khi đã được thọ ký, liền phát nguyện truyền bá Kinh Pháp Hoa, ở thế giới phương khác, để tự tỏ bày tâm trí không luy sụt trễ nãi
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
D. NGỘ PHẬT TRI KIẾN - 13. TRÌ PHẨM

Bấy giờ Đức Thế Tôn bèn ngó tám mươi ức na do tha chúng Bồ tát mà vẫn chẳng thốt lời. Chính ý Đức Thế Tôn sợ rằng: chúng Thanh văn dầu nguyện trì Kinh Pháp Hoa mà vẫn chưa quen công hạnh thiệp tục lợi sanh, pháp lực không đủ,e lại bị chướng nạn mà làm cho pháp duyên khó rộng, nên muốn đòng phát nguyện trong thời kỳ Phật đã diệt độ, các Ngài sẽ qua lại khắp mười phương thế giới, dùng sức nhẫn nại giúp cho chúng sanh thọ trì Kinh này, song không dám tự phụ sức mình, nên nói hộ trì được đó nhờ thần lực của Như Lai

Kinh nói: " Bấy giờ Dược Vương Bồ tát và Đại Nhạo Thuyết Bồ tát cùng hai vạn Bồ tát ở trước Đức Phật thệ rằng: " Cúi xin Đức Thế Tôn chớ lấy thế mà lo, sau khi Phật diệt độ, chúng con sẽ phụng trì đọc tụng diễn nói Kinh này. Chúng sanh trong đời ác sau này căn lành càng ít, nhiều tăng thượng mạn, tham lợi cúng dường, thêm căn chẳng lành, xa lìa giải thoát, dầu khó giáo hoá được, chúng con sẽ khởi sức đại thần nhẫn đọc tụng kinh này, phụng trì, biên chép. các thứ cúng dường chẳng tiếc thân mạng,...

Lại có hàng học vô học tám nghìn ngừoi được thọ kýcũng phát htệ rằng: "Thế tôn! Chúng con cũng sẽ ở cõi nước khác rộng diễn thuyết kinh này. Vì trong quốc độ Tabà này nhiều người tánh tệ ác, ôm lòng tăng thượng mạn, công đức cạn mỏng, sân trược, dua dối, tâm không thiệt vậy,...

Na do tha chúng Bồ tát bạch Phật...chúng con chẳng mến thân mạng chỉ tiếc đạo vô thượng. Chúng con đời sau hộ trì diệu pháp của Đức Phật phó chúc...Trong các tụ lạc, thành ấp, có nguời cầu Đại pháp., chúng con là sứ của Phật, ở trong chúng không sợ sệt, chúng con sẽ khéo nói pháp, mong đức Phật an lòng.
.......................................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
D. NGỘ PHẬT TRI KIẾN - 14. AN LẠC HẠNH PHẨM

14. AN LẠC HẠNH PHẨM​
Nhơn vì vừa rồi hàng Thanh văn cùng chúng Bồ tát phát nguyện trì Kinh, Thanh văn thời nguyện ở tha phương, Bồ tát thới nói dùng sức nhẫn để đương lại với những điều hoạn nạn khó khăn ở thời mạt thế, ý của Ngài Văn Thù cho rằng: dầu dùng nhẫn lực để trì Kinh cũng đã hay, song không bằng làm thế nào để cho khỏi có xảy ra những điều hoạn nạn khó khăn thời ổn thoả hơn, nên Ngài bèn thưa thỉnh cùng Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn liền nói lên 4 hạnh an lạc, các vị pháp sư trì Kinh Pháp Hoa đời ác sau, nếu có đủ 4 hạnh này htời có thể vì chúng sanh nói Kinh Pháp Hoa khỏi các chướng ngại thường được an vui.

4 AN LẠC HẠNH là:

1. Hành xứ và thân cận xứ:
Chỗ sở hành và chỗ thân cận của Bồ tát phải thường tương ưng với tánh giới, bề trong thời an trú nơi đệ nhất nghĩa thật tướng; bề ngoài thời xa những mầm nạn những ác hạnh, tránh tất cả những điều cơ hiềm.

Tương ứng tánh giới; an trụ thật tướng thời tâm an; xa tránh ác hạnh cơ hiềm, mầm nạn thời thân an; thân và tâm an thời vì chúng sanh nói Kinh Pháp Hoa tất khỏi bị chướng ngại
- Cũng có vị Cổ đức cho rằng hành xứ và thân cận xứ là thân nghiệp an lạc hạnh. Lấy ý mà suy thời cùng với nghĩa trên vẫn cũng tương đồng

2. Ngừa lỗi nơi khẩu nghiệp và khéo nói pháp: làm cho mọi người đều hoan hỷ thời khoả chướng nạn mà được an vui, chính là khẩu nghiệp an lạc hạnh vậy.

3. Dứt trừ những tánh đê hèn như dua dối, ghét ganh,.v.v. tức là nơi tâm xa rời tất cả phiền não cấu trược, kính trọng người trên không khinh kẻ dưới, được như thế thôi không xúc ngỗ tâm mọi người, khỏi những điều oán hận và tự mình được an vui. Đây thuộc về Ý nghiệp an lạc hạnh

4. Bồ tát ở đời sau phải sanh lòng từ bi thệ độ tất cả như thế thời không xa bỏ chúng sanh thường nguyện giáo hoá, không sanh mỏi mệt nhàm chán. Đây tức thệ nguyện an lạc hạnh vậy

Đủ 4 hạnh trên đây thời là có đủ sức thủ hộ, giảng thuyết Kinh Pháp Hoa ở đời ác trược vị lai, khỏi chướng nạn được an ổn vui vẻ.

Bốn hạnh này là phép tắc của Đức Thế Tôn truyền dạy để giữ gìn gia nghiệp vĩ đại của Ngài. Tất cả luật hạnh oai nghi đều gồm nhiếp trong 4 hạnh này hoàn toàn, thời có thể gọi là chẳng phụ ân sâu của Đức Thế Tôn vậy
.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
D. NGỘ PHẬT TRI KIẾN

D. NGỘ PHẬT TRI KIẾN
15. TỤNG ĐIA DŨNG XÚÂT

Trong phẩm này đại ý là để hiểu rõ tự tâm khi phát ngộ, thời hằng sa tánh đức hiện hiền, mới cùng tột đến chỗ cực diệu trì Kinh Pháp Hoa vậy

Dầu rằng đã có rất nhiều Thanh Văn cùng Bồ tát phát nguyện trì kinh, nhưng Thanh văn tự lượng sức không đủ, chẳng kham ở Ta bà mà nguyện truyền diệu pháp ở tha phương, các vị Bồ Tát dầu đông như ng vẫn hữu hạn. Thế giới vô biên chúng sanh vô tận, Kinh Pháp Hoa lại khó trì thứ nhất, như trong phẩm hiện bửu htáp nói: " Nếu có người để cõi đại địatrên móng chân mà bay lên cõi Phạm thiên cũng chưa lấy làm khó, sau khi Đức Phật diệt độ, trong đời ác người đọc tụng Kinh này, đây là rất khó...nếu có người trì tám muôn bốn nghìn pháp tạng, 12 bộ Kinh vì người diễn nói làm cho những ngừơì nghe pháp đều đặng sáu món thân thông nhẫn đến chứng A La Hán cũng chưa lấy làm khó, sau khi Phật diệt độ, nếu có người phung trì Kinh điển như thế này thời là rất khó.."

Xứ rộng vô biên người đông vô lượng pháp lại khó trì thứ nhứt, mà người hoằng pháp có số hạn thời thật là khó nỗi hoàn tàn, tất phải có một số đại Bồ tát vô lượng vô hạn, công việc trì kin mới được trọn vẹn, mà Đức Thế Tôn mới thật an lòng. Vì cớ này nên các vị bồ Tát ở hạ phương đúng thời dũng xuất để ứng tâm của Đức Thế Tôn

Đức Phật trước khước từ lời nguyện hộ trì Kinh nơi cõi Ta bà của tám hằng hà sa Bồ Tát ở tha phương, chính để hiểu rõ ý từ ngòi đến không quý bằng tự nhà có sẵn. Cho nên đức Phật nói: " Cõi ta bà của ta tự có sáu vạn hằng hà sa chúng đại Bồ tát, mỗi vị Bồ tát đó đều có sáu vạn hằng hà sa quyến thuộc, những người đó có thể lúc sau khi ta diệt độ, kham hộ đọc tụng giảng nói kinh này.." ứng theo lời Đức Phật đại đia rúng nứt, vô lượng nghìn muôn ức Bồ tát từ dứơi đất vọt lên, đến tháp báu lễ Phật.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
D. NGỘ PHẬT TRI KIẾN

Đến đây thời kiến chấp sanh diệt dứt, lâu mau đồng thời cho nên 50 tiểu kiếp mà cho như trong khoảng bữa ăn. Do vì xứng tánh đức mà thạnh hạnh, nên 4 vị thượng thủ trong vô lượng bồ tát đều dùng chữ "Hạnh"đặt tên. chính là ý dùng tánh đức thành hạnh này trì Kinh, mới đúng bổn hoài của Phật.

Tánh đức hiện tiền trọn chẳng phải là tâm thức có thể lường biết được, cho nên Ngài Di Lặc bồ tát cùng tám hằng hà sa Bồ tát đều sanh lòng nghi. Nhẫn đến không biết đặng một người các vị thị giả của mười phương Chư Phật cũng đồng thưa hỏi

Đây không phải duyên sự nhỏ, không phải là dễ tin cho nên Đức Phật trân trọng răn nhắc, bảo trước khi nghe lời đức Phật tuyên bày, phải mặc giáp tinh tấn, phát ý kiên cố, mới khỏi sanh lòng nghi sợ.

Đức Như Lai nói:" Nay Đức Như Lai muốn hiển phát tuyên thị trí tuệ của chư Phật, sức thần thông tự tại của Chư Phật, sức sư tử phấn tấn của Chư Phật, sức oai mảnh đại thế của chư Phật. Tất cả công đức quảng đại thâm diệu của Chư Phật đều gồm đủ trong những lời sẽ nói của Đức Như Lai há lại là việc nhỏ thay ! Xét đây thì thấy ý chỉ trong đoạn văn của đức Phật sắp tuyên bày rất sâu, không thể dùng tri kiến thông thường mà đến đuợc, mà đúng thật như thế, nên Đức Phật nói đại chúng bồ tát từ đất vọt lên đó, đều là từ khi Đức Như Lai thành đạo giáo hoá khiến đó phát tâm, thời Ngài Di Lặc và chúng hội đều sanh lòng nghi. Bởi vì chính mắt các Ngài thấy Đức Như Lai từ khi thành đạo đến nay mới trải qua hơn 40 năm. Những người đươc Đức Phật giáo hoá đều đủ mặt tại hội Linh Sơn

Còn đại chúng Bồ tát đó, chúng hội không biết mặt được một người, huống nữa là đại chúng Bồ tát đó đều đã nhiều đời nhiều kiếp vun trồng cội đức căn lành mới đặng đầy đủ thần thông đạo hạnh như thế, đức Như Lai mới thành đạo đây, sao lại nói các vị đó ban đầu do Đức Phật giáo hoá mà phát tâm. Vì vậy nên các Ngài nói dụ "Cha trẻ mà con già" thuật lòng nghi ngờ của mình, để cầu đức Như Lai giải quyết, chẳng những để quyết nghi cho đương hội mà cũng để quyết nghi cho chúng sanh ở đời vị lai. Phẩm kế Đức Như Lai tự nói thọ vô lượng để quyết nghi vậy.
.......................................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
19. PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC PHẨM

D. NGỘ PHẬT TRI KIẾN
19. PHÁP SƯ CÔNG ĐỨC PHẨM

[align=justify:808511b6ee]Trước đã rộng khen công đức trì Kinh, nay trong phẩm này nói vị Pháp sư trì kinh Diệu Pháp Liên Hoa đặng sáu căn thanh tịnh, để chỉ rõ lợi ích thù thắng của Pháp Hoa tam muội, chính đương hiện tiền lên bậc bất thối, để phát khởi lòng tinh tấn không nhàm mỏi cho đương hội và vị lai

Về Phẩm Pháp Sư trước trong phần khai Phật tri kiến, chỉ nói về nhiệm vụ của 5 cách trì kinh Pháp Hoa; đến phẩm này mới chánh chỉ rõ công đức trì Kinh của Pháp sư được diệu đức thù thắng tại hiện tiền. Bởi chủng tử Phật tánh nhờ duyên huân mới sanh trưởng, phát hiện, Phật tánh phát sanh thời huệ mạng chẳng dứt. Huân trưởng nhờ nơi Pháp sư nên công đức rất là thù thắng vô lượng

Như Kinh nói:"Nếu có người thiện nam, thiện nữ thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ đặng 800 nhãn công đức, 1200 nhĩ công đừc, 800 tỉ công đức, 1200 thiệt công đức, 800 thân công đức, 1200 ý công đức

Mắt thường của người đó thanh tịnh thấy suốt cả vật sắc trong tam thiên đại thiên thế giới, tai thường của người đó thanh tịnh nghe rõ cả tiếng thanh tịnh trong tam thiên đại thiên thế giới, mũi thường của người đó thanh tịnh ngửi biết cả mùi trong tam thiên đại thiên thế giới, lưõi thường của người đó thanh tịnh nói thông vô lượng pháp, thân thường của người đó thanh tịnh ảnh hiện cả vạn vật trong tam thiên đại thiên thế giới; tâm ý của người đó thanh tinh rõ biết vô lượng pháp, thông đạt vô lượng nghĩa, biết tất cả tâm niệm của mọi loài, kham lãnh thọ tất cả pháp của chư Phật..[/align:808511b6ee]
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT PHẨM

D. NGỘ PHẬT TRI KIẾN
20.THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT PHẨM

Từ trước, trong nhiều phẩm nói công đức trì Kinh rất thù thắng, đến đây Đức Phật chỉ rõ công đức trì kinh hạnh trì Kinh bền vững như thế nào, kết quả như thế nào nên Ngài tự thuật tiền thân để chứng thực. Đức Phật tự nói thuở quá khứ lâu xa vô lượng kiếp về truớc trong thơì tượng pháp của Phật Oai Âm vương, Đức Phật là một vị Bồ Tát tên Thường Bất Khinh, trì Kinh Pháp Hoa này chỉ cuhyên đem Phật huệ bình đẳng giáo hoá chúng sanh. Nhẫn đến nhiều phen bị huỷ nhục, nào bị mắng nhiếc, nào bị đánh đập.v.v.mà tuyệt nhiên vẫn không hề móng một niệm chán nản, cũng không chút giận hờn, cũng không biết mỏi nhọc.

Do đức nhẫn nại trì Kinh kiên cố như thế mà hiện thân trong đời đó được 6 căn thanh tịnh, biện tài vô ngại, thần thông quảng đại, tuổi thọ thêm dài, vì mọi người mà nói Kinh Pháp Hoa; những người trước kia khinh huỷ Bồ Tát, lúc thấy Bồ tát được đạo lực thần thông như thế trở lại kính tin. Nhờ công hạnh trì Kinh Pháp Hoa thuở xưa như thế nên hiện ngày nay mới đặng thành Phật.

Công hạnh trì Kinh Pháp Hoa kết thành diệu quả rộng lớn hiện thật của đức Phật, đủ để khuyến tấn hàng Nhị thừa cùng Sơ tâm Bồ Tát nếu tuân theo quy phạm đó mà trì Kinh Pháp Hoa trong thời mạt thế sau này, thời dầu có gặp muôn ngàn nghịch duyên chướng ngại cũng vẫn có thể không nhàm không nản, tâm trí không bị thối đoạ

Kinh nói: "..... Bất Khinh Bồ Tát qua đến chỗ của tứ chúng cố chấp nơi pháp kia mà bảo đó rằng: Ta chẳng dám khinh quý ngài, quý Ngài hành đạo đều sẽ thành Phật " Những người đó nghe Bồ tát nói thế, bèn khinh huỷ mắng nhiếc. Bất Khinh Bồ Tát hay nhẫn thọ. Khi tội Bồ Tát hết rồi, đến lúc mạng chung đặng nghe Kinh này, 6 căn thanh tịnh do sức thần thông thêm dại thọ mạng lại vì mọi người mà rộng nói Kinh này..... Vì diễn nói Kinh này đặng vô lượng phước, lần lần đủ công đức mau thành Phật đạo. Bất Khinh thuở đó chính là thân ta.

Ức ức muôn kiếp đến bất khả nghì lâu mới đặng nghe Kinh Pháp Hoa này. Ức ức muôn kiếp đến bất khả nghì các Đức Phật Thế Tôn mới nói Kinh này, đời đời gặp Phật mau thành Phật đạo
"

Từ Phẩm đề Bà Đạt Đa đến đây đều lo về những việc về sự tỏ ngộ trì Kinh, nay tuân theo công hạnh của đức Như Phật vậy sau mới là trì Kinh được tinh thần vậy
.........................................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
D.NGỘ PHẬT TRI KIẾN

D.NGỘ PHẬT TRI KIẾN
22. CHÚC LUỴ

Đức Phật từ trước đã nhiều phen khai thị hiển lý đã viên mãn, chúng hộ ngộ tự bổn tâm đã thấu đáo, lòng tín giải đã chơn, như thế thời chơn nhơn thành Phật đã đầy đủ.Vô lượng đại Bồ tát thệ quyết dốc lòng trì Kinh ở vị lai, Đức Như Lai đã hiện đại thần thông ấn chứng để cho tâm trí kia vững chắc. Đến đây đức Như Lai đem Kinh này hai ba phen đinh ninh thận trọng phó thác dặn dò các đại Bồ tát gắng gỗ hộ trì ở tương lai để cho Phật chủng khỏi tổn dứt. Nếu có thể hộ pháp lợi sanh tời là báo ơn các Đức Phật

Kinh nói: 'Bấy giờ Đức Phật từ pháp toà đứng dậy hiện đại thần lực, lấy tay hữu xoa đảnh của vô lượng đại Bồ tát mà bào rằng : Ta trải qua vô lượng trăm nghìn muôn ức vô số kiếp, tu tập pháp vô thượng khó đặng này, nay đem phó chúc cho các ông, các ông phải dốc lòng thọ trì đọc tụng tuyên nói rộng truyền pháp này làm cho khắp cả chúng sanh đều đặng nghe biết.."

Các ông nếu đặng như vậy thời là đã báo ân các đức Phật...

Từ phẩm Chúc luỵ này về trước gồm có 11 phẩm thuộc về phần "Ngộ Phật tri kiến". Sau khi nhờ Đức Như Lai hiển thị pháp thân chơn cảnh trong phần "Thị Phật Tri Kiến" mà đặng tỏ ngộ, lần đến phẩm Dũng xuất, Thọ lượng chỗ tỏ ngộ mới chơn, đến Phẩm Thần Lực chỗ tỏ ngộ được viên cực, mà phẩm Chúc Luỵ là ngộ tri hoàn mãn vậy.

Ngộ Phật Tri Kiến, tức ngộ tự pháp thân tự pháp thân chính là thể tánh bình đẳng, chúng sanh và Phật vẫn đồng, mình và nguời không khác. Mình, người đã đồng không khác, thời người tức là mình do đây mà có sự trì kinh ở vị lai. Trì từ nơi ngộ mà khởi, nên toàn trong phần Ngộ Phật Tri kiến này, phần nhiều nói về việc trì Kinh. Tự ngộ chính là tự trì;ngộ tha tức là vị người khác mà tri. Trì từ ngộ khởi, thời trì mới tinh, ngộ có trì ngộ mới diệu Như thế thời tự độ, độ tha. độ tha chính là tự độ, đó là chơn thật Bồ tát hạnh vậy.

Gồm cả 3 phần: Khai, thị, ngộ; 22 phẩm thuộc về tín giải trong "tín giải hạnh chứng" đều là hiển lý nên thuộc về nhân trong "nhân quả"
............................................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
E. PHẦN NHẬP PHẬT TRI KIẾN

E. PHẦN NHẬP PHẬT TRI KIẾN
23. DƯỢC VƯƠNG BỔN SỰ PHẨM

Từ trước hiển "lý" đã viên, nay sẽ hiện "hạnh" để chỉ rõ"chứng nhập Phật tri kiến" vậy.

Trong phẩm đây nói bổn sự của Ngài Dược Vương để hiển hạnh", chính là chủ ý rằng dầu đã ngộ viên lý nhưng vào tục lợi sanh ắt ắtcần nhờ thuốc hay chỉ quan, phương thân đìeu trị, để trị sạch vô minh phiền não, phá ngã chấp và pháp chấp, thành " diệu hạnh", mới có thể thật "c hứng nhập"vậy.

Tú Vương Hoa trước đem việc khổ hạnh của Ngài Dược Vương hỏi Đức Phật để chỉ rõ rằng: chánh hạnh của Bồ Tát phải trừ phiền não vô minh; mà muốn trừ phiền não vô minh phải dứt ngã chấp và pháp chấp; muốn trừ hai pháp chấp ấy phải nhờ định huệ phải gắng công nơi chỉ quán. Chỉ quán viên thành, định huệ phát không gì bằng nư ơng Kinh Pháp Hoa.

Ngài Hỷ Kiến Bố Tát tiền thân Dược Vương nhân nghe Kinh Pháp hoa, cần khổ tinh hành mà đặng " Hiện nhất thiết sắc thân tam muội", phá ngã chấp và pháp chấp; do đâu biết hai chấp , vì dùng thần lực cúng dường Phật vậy. Do phá pháp chấp nên đối với pháp được tự tại, mà có thể hiện ra các thứ cúng dường thù thắng. Ngã tuỳ pháp sanh, pháp chấp phá thời ngã chấp cũng phá. thiêu thân cúng dường Phật là biểu tượng phá pháp chấp. Hai môn chấp đằng phá đó là nhờ diệu lực của Kinh Pháp hoa, để chỉ rõ lợi ích Kinh rất thù thắng phàm người nào chuyên tinh tu hành theo, không một ai chẳng đặng quả thắng vậy
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
E. PHẦN NHẬP PHẬT TRI KIẾN
23. DƯỢC VƯƠNG BỔN SỰ PHẨM

Ngã và chấp đều phân biệt cùng câu sanh chấp. Ban đầu phá hai nhóm phân biệt chấp thời lên sơ địa, rốt sau phá hai món câu sanh chấp cứu cánh thời lên Phật địa

Phá hai món chấp phân biệt bèn là diệu hạnh bước lên thánh địa Bồ Tát, đến phẩm Dược Vương này mới rõ ràng nghĩa đó. Thập Địa Bồ Tát là bực phần phá hai món chấp câu sanh, phần thân chứng pháp thân, vì thế nên phán định từ phẩm này về sau thuộc vè "Nhập Phật tri kiến" vậy

Trong Lăng Già Kinh nói: Bồ Tát dùng sức chỉ quán tấn phá hai món chướng, thiệt chứng chân lý. Bắt đầu từ sơ địa đến thất địa liền bỏ tàng thức vào đệ bát địa, nhẫn đi chứng ba môn ý sanh thân:
1 - Tam muội nhạo ý sanh thân
2 - Giác pháp tự tánh ý sanh thân
3 - Chủng loại vô sanh câu hành tác ý sanh thân

trong phẩm này nói rõ Ngài hỷ Kiến Bồ Tát mới bắt đầu hiện Nhất thiết sắc thân tam muội, thời chính là đệ Bát địa Bồ Tát đặng món " Tam muội nhạo ý sanh thân". Bởi môn ý sanh thân này lúc nhập định thời có, lúc xuất định thời không, nên gọi là "Tam muội nhạo "

Hai phẩm kế là "Diệu Âm" cùng Quán Âm theo tứ tự phối thuộc hai món ý sanh thân thứ hai và thứ ba

Được ba môn ý sanh thân này thời là chứng nghiệm thật chứng vậy
..................................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
E. PHẦN NHẬP PHẬT TRI KIẾN

E. PHẦN NHẬP PHẬT TRI KIẾN
24. DIỆU ÂM BỒ TÁT PHẨM

Trong phẩm này đại ý chỉ rõ diệu lực của Pháp Hoa tam muội mà thiệt lên đệ bát địa, đệ bát địa đã chứng "bình đẳng chân như" tấn lên đệ cửu địa phát "chơn như dụng", sắc thân tự tại đặng như huyễn tam muội, trụ Pháp sư vị, nhẫn đến đẳng giác, phân thân thuyết pháp khắp mười phương để độ sanh nên gọi là Diệu Âm

Từ nhục kế cùng bạch hào của Đức Như Lai đồng phóng quang minh, nhục kế là đảnh tướng biểu "quả giác", bạch hào biểu "trung đạo nhơn tâm", hai tướng đồng ánh sáng để biểu tướng nhân cùng quả khế hội

Cõi nước tên Tịnh Quang là biểu thức tạng thanh tịnh còn Phật hiệu Tịnh Hoa Tú Vương Trí là biểu trí hải thanh tịnh khế hội thanh tịnh khế hội quả giác

Diệu Âm Bồ Tát diệu khế Phật tâm cho nên nhơn cúng dường Phật mà đặng vô lượng môn tam muội

"Đem quả hội nhơn", nên quang minh của đức Thích Ca Mâu Ni Phật suốt chiếu thân bồ tát. Từ thể khởi dụng nên nguyện qua Ta Bà đem nhơn hội quả nên Bồ Tát muốn ra mắt Phật

Thực hành Phật sự tức là dùng vô tác diệu lực nên chẳng rời những hoa sen báu hiện ra trước núi Kỳ xà Quật

Diệu Âm cùng tam muôn bốn nghìn Bồ Tát đồng qua Ta Bà, đó chính là Bồ Tát trụ trong đia vị này, trí thanh tịnh đã diệu viên, chuyển tám muôn bốn nghìn trần lao thành tám muôn bốn nghìn diệu hạnh

"Đem nhơn hiệp quả" nên đảnh lễ Đức Thế Tôn. "Diệu khế pháp âm" nên cùng Phật Đa Bảo ra mắt nhau

Toàn kinh Pháp Hoa này dùng chánh trí để lập thể, nên trong"Tự phẩm",tổng tướng pháp giới vừa hiện thời Ngài Văn Thù phát biểu, đó là lấy quả giác làm bổn nhơn tâm; nay đã chứng chơn thỉ giác nhơn hiệp nơi bổn giác quả,cho nên Diệu Âm cũng ra mắt VănThù Diệu Nhơn, diệu quả khế hiệp liền có thể hiện thân trong mười phương để nói pháp. Tuỳ loại hiện thân ấy chính là môn "Giác pháp tự tánh tánh ý sanh thân"

Tuỳ loại hiện thân trong đây cùng với ứng thân của Đức Quán Thế Âm khác hẳn nhau, vì đây là còn tác ý xuất nhập tam muội cho nên có qua có lại, còn về Quán Âm là Phổ Môn thị hiện không khứ lai, không xuất nhập
.........................................​
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
E. PHẦN NHẬP PHẬT TRI KIẾN

E. PHẦN NHẬP PHẬT TRI KIẾN
25. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN PHẨM​

Do Pháp Hoa tam muội mà thỉ giác chơn viên, diệu khế bổn giác quá hải, hiện thập giới thân, không tư niệm không tác ý, mà không chỗ nào không ứng, đây là thánh chủng loại thân đồng thời đều hiện, là biểu tượng của chủng loại câu sanh vô hảnh tác ý sanh thân

Bởi diệt căn bản vô minh đại viên cảnh trí bình đẳng hi ển hiện cho nên nói rằng: Phổ môn thị h iện

Do Ngài Quán Âm Đại Sĩ khi ban sơ dùng như huyễn văn huân, văn tu kim cang tam muội, nên sanh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền, bỗng nhiên siêu việt thế xuất thế gian, liền đặng trên cùng mười phương chư Phật đồng một sức từ, dưới cùng lục đạo chúng sanh đồng một bi ngưỡng. Dùng một thân khắp tất cả, hiện ba mươi hai tướng mười bốn vô uý, mười chín loại thuyết pháp, tám món nạn, hai điều cầu thảy đều cảm ứng. Đây là diệu hạnh viên mãn. Sự thành công của Pháp Hoa tam muội diệu cực nơi đây, dùng ba món ý sanh thân chứng hạnh thành đức vậy.

Dầu rằng đến đây diệu hạnh đã viên, mà còn lo chướng tập của người đời tu hành đời vị lai khó điều khó phục, nên kế tiếp sau đây nói ba môn "gia trì" bèn chắc chắn khắc thành diệu quả,cho nên đến ba phẩm kế thời chung kết pháp hội
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
E. PHẦN NHẬP PHẬT TRI KIẾN

E. PHẦN NHẬP PHẬT TRI KIẾN
26.ĐÀ LA NI PHẨM


Dầu trước đã hiển diệu hạnh, y diệu hạnh, sẽ thành diệu quả, ngặt vì tạng tức kín sâu, nhiễm huân đã nhiều kiếp tập khí tiềm phục nhiều đời nếu không nhờ sức gia trì, để gia hộ chỉ quán, chống vững định huệ, thời khó trừ tận tuyệt, vì thế nên phẩm này cùng hai phẩm kế để hiển biểu tượng của ba môn gia trì:

1.Thần lực gia trì
2. Pháp lực gia trì
3. Hiện thân diệu ngôn thuyết gia trì

Thần lực gia trì chính là phẩm này:
Bởi vì tàng thức là hang vực của hai loài sanh tử rất sâu kín. Tập khí tiềm phục trong đó, sức chỉ cùng lực quán khó có thể vào đến; vào còn không đến được thế nào dứt trừ được; dứt trừ không được thời bị nó làm tổn. Do đó nên cần phải nhờ sức tổng trì thần chú để công phạt tập khí, vì tổng trì là tâm ấn bí mật của chư Phật vậy

Kinh Lăng Nghiêm nói:'Nếu người tu hành tập khí chưa trừ, nên phải cuhyên lòng tụng thần chú của ta"

Kinh Lăng già nói: "Nếu không dùng thần lực kiến lập đó thời đoạ vọng tưởng ác tri kiến ngoại đạo"

Cho nên từ đệ thất địa trở lại mà không gia trì thời lạc ngoại đạo; Đệ bát địa không gia trì thời trụ nhị thừa; Đệ Cửu đến Đẳng giác không gia trì thời không thể nhập Diệu Giác. Cho nên cần phải gia trì
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên