hoatihon

"Cãi nhau" với Suonglanh.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Đêm thì " hú hí thần thông " với chồng, ngày thì cơm cháo cho bé thơ, tay đeo tràng hạt mà dạo siêu thị thì hỏi rằng THIỀN nó nằm ở chỗ mô mà suốt ngày lải nhải như người buồn ngủ vì cả bố lẫn bé quấy khóc cả đêm hề hề.

chú Dũng ơi ! Sao đầu óc của chú chứa nhiều "vòi bọ" như thế ?

Đêm đêm hoatihon vẫn ngủ trên cái giường bố xếp chỉ có 0.8 mét bề ngang X 1.6 mét bề dài. Bé đây chỉ là đứa cháu (chưa được 3 tuổi) mà thôi !

Xin mượn 4 câu thơ của anh cunconmocoi để "phang" lại chú nè :


Mê lầm thiệt mê lầm
Uổng công thiệt uổng công
Suốt ngày lo "nấu cát"
Mà mong đợi "thành cơm"


Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

S

suonglanh

Guest
cho vui

Mê lầm thiệt mê lầm
Uổng công thiệt uổng công
Suốt ngày lo "nấu cát"
Mà mong đợi "thành cơm"
Ý niệm còn biết người mê
Hỏi rằng cái thức nó về nơi đâu?
Cuncon còn muốn mong cầu
Giữa cơm và cát thì đâu là thiền?
 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
Thiền Phật "rõ" :cát,"tỏ" :cơm,
"Rành" :mê,"Biết" :tỉnh. Lúa,Rơm rõ ràng.
Còn như vơ đũa cả làng:
-Rằng không cần biết ?-Họ hàng nhà..."Trư"!

Kính.
Lục An
 
S

suonglanh

Guest
cho vui

Thiền Phật "rõ" :cát,"tỏ" :cơm,
"Rành" :mê,"Biết" :tỉnh. Lúa,Rơm rõ ràng.
Còn như vơ đũa cả làng:
-Rằng không cần biết ?-Họ hàng nhà..."Trư"!

Kính.
Lục An
Lục an cùng với lục hoà
Mà sao khẩu nghiệp như là sói lang
THÂN , kHẨU ,Ý thật rõ ràng
Mà không phân biệt mới đàng hoàng " KHÔNG"
Đạt đạo thì phải cho thông
Trên thì kính hiếu, dưới lồng từ bi
Khôn ranh nào có ích chi
chẳng bằng một kẻ " ngu si Thật Thà "

 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Ngộ nhỉ:icon_color:
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Lục an cùng với lục hoà
Mà sao khẩu nghiệp như là sói lang
THÂN , kHẨU ,Ý thật rõ ràng
Mà không phân biệt mới đàng hoàng " KHÔNG"
Đạt đạo thì phải cho thông
Trên thì kính hiếu, dưới lồng từ bi
Khôn ranh nào có ích chi
chẳng bằng một kẻ " ngu si Thật Thà "



Nếu trên hiếu kính dưới từ bi
Đạo đạt được chưa là Phật Pháp
Bởi nơi vô tướng không trên dưới
Có trên có dưới còn nơi tướng
Phật phân pháp tướng : đạo bực hạ
Nên dầu đạt được cũng chưa thông
Vì chưa thông nên hiếu trên từ
 
S

suonglanh

Guest
cho vui

Nếu trên hiếu kính dưới từ bi
Đạo đạt được chưa là Phật Pháp
Bởi nơi vô tướng không trên dưới
Có trên có dưới còn nơi tướng
Phật phân pháp tướng : đạo bực hạ
Nên dầu đạt được cũng chưa thông
Vì chưa thông nên hiếu trên từ
Xem ra mà làm nghề mổ cá thì không ai hơn được. chỉ tiếc cá cũng là giả, vậy nên chuyển nghề thì hay hơn hề hề
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Xem ra mà làm nghề mổ cá thì không ai hơn được. chỉ tiếc cá cũng là giả, vậy nên chuyển nghề thì hay hơn hề hề


Từ chơn có giả
Giả tìm về chơn
Bỏ giả diệt chơn
Mất đi đường đạo

Cho nên dầu giả
Cũng phải mổ phân
Không mổ không biết
Nào giả nào chơn

Giả chơn lẫn lộn
Giả tưởng lầm chơn
Chơn lầm là giả
Sanh tử luân hồi..

Hành nghề mổ cá
Tất phải biệt phân
Cá thật cá giả
Không lầm thật giả

Muốn tìm cái thật
Phải mổ cái giả
Khi thấy được thật
Thời đã đạt đạo


 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14/2/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
Lục an cùng với lục hoà
Mà sao khẩu nghiệp như là sói lang
THÂN , kHẨU ,Ý thật rõ ràng
Mà không phân biệt mới đàng hoàng " KHÔNG"
Đạt đạo thì phải cho thông
Trên thì kính hiếu, dưới lồng từ bi
Khôn ranh nào có ích chi
chẳng bằng một kẻ " ngu si Thật Thà "


Nói người mà chẳng nghĩ ta !
Thì câu "Tịnh khẩu" hoá ra bịp lừa.
Si sao si mãi không chừa,
Mà nói: "Giữ giới", nào lừa được ai.

Kính
Lục An
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Chào chú Dũng !

Tuy hiện nay chú đang bị "dán băng keo" cái miệng, nhưng hoatihon tin rằng "lỗ tai" chú vẫn đang lóng nghe những lời hoatihon nói. Ví dù chú không lắng nghe hoatihon vẫn nói vì có thể những lời vụng dại cố chấp của hth sẽ hóa giải những lập luận buồn cười của chú, giúp cho mọi thành viên khác có được chánh kiến .

suonglanh đã viết:
Người học Phật thì đừng có suy lường cái gì quan trọng hay không quan trọng. chỉ cần đưa tất cả niệm vào chỗ vô sanh thì công đức đầy đủ, có nghĩa là niệm Phật thì cứ niệm, sao cho lục căn thanh tịnh thì tịnh niệm tương tục đến khi một niệm chẳng sanh, cũng là niệm Phật tam muội, cũng là vô tướng. hoặc là tham thiền thì cứ khởi nghi tình, chỉ miên miên mật mật với câu thoại đầu... hai pháp này đều đưa người đến chỗ nhất tâm bất loạn

Cái phần tô màu tím thì đã phân tích rồi, bửa nay hth xin bàn đến cái câu tô màu đỏ.
Chú ơi ! câu này rất hay, sao chú không áp dụng cho mình ? Bộ Phật pháp chỉ dùng để huơ huơ trước mặt thiên hạ, ra điều ta đây là Thiền sinh nghiêm chỉnh hay sao ? Hình như không phải vậy !

Điều chú nói là pháp để hành, chớ không phải pháp để thuyết.

Chú nói mà chú có mắc cở hay không ? Khi chú nói "một niệm không sanh" mà hth vừa nói "bé thức dậy rồi" thì trong đầu chú liền sanh vạn niệm (khiến chú nói "cả bố lẫn bé quấy suốt đêm") chú sanh bao nhiêu niệm thì phải lập tức "biết lỗi không theo", cớ sao lại nuôi nấng nó trong lòng như thế ?
suonglanh đã viết:
cũng là nghĩa bố thí, trì giới , tinh tấn... cũng gọi là lìa sắc , thanh , hương, vị , xúc , pháp mà bố thí cũng là nghĩa vô trụ mà sanh kỳ tâm.

Câu phát ngôn này khiến hth liên tưởng đến những vị Pháp sư ngồi nhắm mắt "thao thao bất tuyệt", lời nói nhanh đến độ "tui nói, mà tui còn không biết tui đã nói những gì !".

Phật đã khẳng định không có phước đức nào bằng . Nay không tin lời Phật dạy, không dám tin mình, lại không tin vào Pháp Phật, một mực thẳng tiến lại chỉ bày pháp thế gian, bỏ cái lợi lớn mà theo cái lợi nhỏ.
Đây là lời quở của một vị Tổ Sư Bồ Đề nào đó mà chú nói theo, cái bệnh nói theo làm cho chú lầm tưởng rằng mình có tư cách để lặp lại. Không đâu, chú chưa có tư cách để "nói như Tổ" (vì chú đâu có chịu
chỉ miên miên mật mật với câu thoại đầu... giống như người ngồi Thiền mà lỗ tai cứ lắng nghe chuyện Ông A bà B đang "tám").

Chú đang "bỏ cái lợi lớn" là định được tâm để theo "cái lợi nhỏ" là được thể hiện mình.

suonglanh đã viết:
chẳng phải học Phật mà trụ vào Phật thì bị Phật chướng, trụ vào bồ tát thì bồ tát chướng...

Câu này nếu bỏ đi 2 chữ "chẳng phải" thì mới là một câu tạm có nghĩa "học Phật mà trụ vào Phật thì bị Phật chướng", vì có 2 chữ "chẳng phải" vào thì câu cú trở nên "tréo ngoe".

Học Phật thì phải tin Phật, trụ vào Phật, bởi tâm ý của người Phật tử thì chỉ như cây lau cây sậy, không thể không dựa vào đâu, nếu Phật tử không dựa vào Phật thì sẽ dựa vào Ma, đây là điều chắc chắn, bởi cây lau cây sậy không thể đứng một mình. Tâm ý của người Phật tử nếu không có chỗ trụ thì phiền nãodục vọng sẽ phát triễn như bệnh dịch.

Câu này nếu là một vị Thiền Sư đã đắc đạo nói thì cũng phải rạch ròi :

_ Trong cơn Thiền của quý vị, lúc nhập định được là lúc các hiện tượng của Thiền phát sinh, sẽ có rất nhiều hiện cảnh, hoặc là những hình ảnh ghê sợ, hoặc là thấy Phật hào quang sáng chói, hoặc là .....hoặc là.....Bất cứ cảnh gì, bất luận thấy Phật hay Bồ tát hiện đến, hành giả cũng đều phải xem như không thấy gì, vì nếu sanh tâm sợ hãi hay là sinh tâm hoan hỉ cũng đều là Ma chướng cả.

......
.....

 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Người học Phật thì đừng có suy lường cái gì quan trọng hay không quan trọng. chỉ cần đưa tất cả niệm vào chỗ vô sanh thì công đức đầy đủ, có nghĩa là niệm Phật thì cứ niệm, sao cho lục căn thanh tịnh thì tịnh niệm tương tục đến khi một niệm chẳng sanh, cũng là niệm Phật tam muội, cũng là vô tướng. hoặc là tham thiền thì cứ khởi nghi tình, chỉ miên miên mật mật với câu thoại đầu... hai pháp này đều đưa người đến chỗ nhất tâm bất loạn, cũng là nghĩa bố thí, trì giới , tinh tấn... cũng gọi là lìa sắc , thanh , hương, vị , xúc , pháp mà bố thí cũng là nghĩa vô trụ mà sanh kỳ tâm. Phật đã khẳng định không có phước đức nào bằng . Nay không tin lời Phật dạy, không dám tin mình, lại không tin vào Pháp Phật, một mực thẳng tiến lại chỉ bày pháp thế gian, bỏ cái lợi lớn mà theo cái lợi nhỏ.chẳng phải học Phật mà trụ vào Phật thì bị Phật chướng, trụ vào bồ tát thì bồ tát chướng... vì Phật còn chẳng trụ Phật mới được quả vô thượng bồ đề.


Hôm nay hoatihon chỉ cho chú Dũng thấy cái sai của câu kế tiếp nhé ! (Câu đã tô đỏ đó) :
"vì Phật còn chẳng trụ Phật mới được quả vô thượng bồ đề."

Câu này thoạt nghe "Rằng hay thì thật là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào !"

Khi chú nói
Phật mới được quả vô thượng bồ đề.

Là chú không hiểu Phật rồi :

2. - Bãy giờ, đức Thế-Tôn biết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng:"Các ông lóng nghe! Sức bí-mật thần-thông của Như-Lai, tất cả trong đời, trời, người và A-tu-la đều cho rằng nay đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo-tràng được Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác."
.....
.....
.....

3. - Bãy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.

.......
.......
.......

Các thiện-nam-tử! Như-Lai thấy những chúng-sinh ưa nơi pháp tiểu-thừa, đức mỏng tội nặng. Phật vì người đó nói: Ta lúc trẻ xuất-gia được Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác, nhưng thực, từ ta thành Phật nhẫn lại, lâu xa dường ấy, chỉ dùng phương-tiện giáo-hóa chúng-sinh, khiến vào Phật-đạo, nên nói như thế.


thuvienhoasen.org

Vì PHẬT CHÍNH LÀ BỒ ĐỀ (tính bản Giác) KHÔNG DO NHÂN GÌ, DUYÊN GÌ MÀ THÀNH CẢ.

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
suonglanh đã viết:
vì Phật còn chẳng trụ Phật

Kính chú Dũng ! khi phát ngôn câu này ắt là chú vin vào câu Kinh (Kim Cang) "ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM" mà hình như ai ai cũng đều biết.

Kính chú, câu Kinh trên nhằm dạy cho chúng ta "do vì vô minh cho nên cái gì cũng trụ chấp tưởng thiệt, từ đó mà mãi trôi lăn theo TÌNH và TƯỞNG, để sanh tử luân hồi, để la sướng la khổ"; rồi chú đem câu này gán cho Phật.

Trong đoạn Kinh trích dẫn Kinh Pháp Hoa trên :


"Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.

.......
.......
.......
....
...từ ta thành Phật nhẫn lại, lâu xa dường ấy, chỉ dùng phương-tiện giáo-hóa chúng-sinh, khiến vào Phật-đạo, nên nói như thế."

thuvienhoasen.org

Đoạn Kinh trên nói rằng "PHẬT vẫn có TRỤ".

Chư Phật TRỤ vào điều gì ?

_ ĐỘ SINH KHÔNG NGỪNG

Nhiều người (kể cả Chư Tăng Ni Đại Thừa) vẫn hiểu lầm rằng Phật đã nhập Đại Niết Bàn rồi thì là có làm tốt Phật cũng không hay (để khen thưởng) ta có nghĩ quấy Phật cũng không biết (để trừng phạt hay cho điểm trừ), mọi người xúm nhau than thở rằng : "Đời nay không có Phật". Rồi sanh ra tha hồ phạm giới cấm, miễn sao khéo luồn lách để đừng bị bỏ tù là được. Thực ra Phật HẰNG HỮU (THƯỜNG).

Phật là BIỂN GIÁC, ta là một giọt nước trong Biển Giác ấy, vô lượng vô số chúng sinh ai có khởi niệm gì Phật đều biết (không hề bỏ sót một con đỏ nào).

Phật nhập Đại Niết Bàn không giống như "củi hết lửa tắt, tro bay"

Có những Phật Quốc đã hoàn thành, có những Phật Quốc đang hoàn thành, có những Phật quốc sẽ hoàn thành; đó là dụng ĐỘ SINH của Chư Phật _ mãi mãi theo với chúng sinh, khéo léo dùng phương tiện dẫn dắt.

Có Phật xuất hiện nơi đời LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH, thời kỳ không có Phật CŨNG LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH.

Đây là chỗ TRỤ của Chư Phật.

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
suonglanh đã viết:
Người học Phật thì đừng có suy lường cái gì quan trọng hay không quan trọng. chỉ cần đưa tất cả niệm vào chỗ vô sanh thì công đức đầy đủ, có nghĩa là niệm Phật thì cứ niệm, sao cho lục căn thanh tịnh thì tịnh niệm tương tục đến khi một niệm chẳng sanh, cũng là niệm Phật tam muội, cũng là vô tướng. hoặc là tham thiền thì cứ khởi nghi tình, chỉ miên miên mật mật với câu thoại đầu... hai pháp này đều đưa người đến chỗ nhất tâm bất loạn, cũng là nghĩa bố thí, trì giới , tinh tấn... cũng gọi là lìa sắc , thanh , hương, vị , xúc , pháp mà bố thí cũng là nghĩa vô trụ mà sanh kỳ tâm. Phật đã khẳng định không có phước đức nào bằng . Nay không tin lời Phật dạy, không dám tin mình, lại không tin vào Pháp Phật, một mực thẳng tiến lại chỉ bày pháp thế gian, bỏ cái lợi lớn mà theo cái lợi nhỏ.chẳng phải học Phật mà trụ vào Phật thì bị Phật chướng, trụ vào bồ tát thì bồ tát chướng... vì Phật còn chẳng trụ Phật mới được quả vô thượng bồ đề. nay chị lại trụ vào đủ thứ, thì sao nói cho người phát tâm cầu vô thượng bồ đề theo được ?.

Kính chú Dũng ! Câu kế của chú (đã tô đỏ) thiếu dấu chấm hỏi, hoatihon đã bổ sung dùm chú rồi đó.

Bài trên đã nói rõ Phật còn có TRỤ, bài này hth xin khẳng định là đức Phật có dạy chư Phật tử chúng ta PHẢI TRỤ NHỮNG THIỆN PHÁP như sau :

1. Phải nhàm chán sinh tử.
2. Phải mong cầu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.
3. Phải hướng tâm về CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.
4. Phải mong cầu gặp Chánh Pháp Phật.
5. Phải hướng về tất cả chúng sinh _ vì chúng sinh chính là ông bà cha mẹ anh em nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta _ mà làm tất cả Phật sự.
6. Phải mong cầu có khả năng để phụng sự Chư Phật, vì Chư Phật là bến bờ́ An lạc cho tất cả.
7. Phải vì chúng sinh mà cố gắng chiến thắng dục vọng phàm tâm của mình.
8. Phải không vì sự yên ổn cho bản thân mình mà lánh mình nơi hang sâu động vắng.
9. Phải cố gắng theo khả năng mà giúp đở mọi người, mọi chúng sinh khác.
10. Phải phát Tâm Bồ Đề.
......
......

Dĩ nhiên còn rất nhiều điều quan trọng khác mà một Phật tử phải trụ vào.

Một Thiền Sư Việt Nam (Vua Trần Thái Tôn) đã viết :

Mạc vị vô tâm vân thị đạo
Vô tâm do cách nhất trùng quan.


Chớ bảo không tâm là đạo đó
Không tâm còn cách một màng mê.
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
suonglanh đã viết:
Người học Phật thì đừng có suy lường cái gì quan trọng hay không quan trọng. chỉ cần đưa tất cả niệm vào chỗ vô sanh thì công đức đầy đủ, có nghĩa là niệm Phật thì cứ niệm, sao cho lục căn thanh tịnh thì tịnh niệm tương tục đến khi một niệm chẳng sanh, cũng là niệm Phật tam muội, cũng là vô tướng. hoặc là tham thiền thì cứ khởi nghi tình, chỉ miên miên mật mật với câu thoại đầu... hai pháp này đều đưa người đến chỗ nhất tâm bất loạn, cũng là nghĩa bố thí, trì giới , tinh tấn... cũng gọi là lìa sắc , thanh , hương, vị , xúc , pháp mà bố thí cũng là nghĩa vô trụ mà sanh kỳ tâm. Phật đã khẳng định không có phước đức nào bằng . Nay không tin lời Phật dạy, không dám tin mình, lại không tin vào Pháp Phật, một mực thẳng tiến lại chỉ bày pháp thế gian, bỏ cái lợi lớn mà theo cái lợi nhỏ.chẳng phải học Phật mà trụ vào Phật thì bị Phật chướng, trụ vào bồ tát thì bồ tát chướng... vì Phật còn chẳng trụ Phật mới được quả vô thượng bồ đề. nay chị lại trụ vào đủ thứ, thì sao nói cho người phát tâm cầu vô thượng bồ đề theo được. tôi đã nói là sinh ra diễn đàn chỉ là nơi cho mọi người tập trung , gặp gỡ, trao đổi , học hỏi lẫn nhau.. chính là cái tâm rộng mở, bố thí cúng dường chư Phật mười phương.. thế thì đừng có ra điều kiện gì cả. mọi thứ cứ để nó vận hành theo cách của nó..

Trước đây hoatihon đã có dẫn chứng rồi : Cái tư tưởng "ngã vô vi nhi dân tự hóa" là tư tưởng của Ông Lão tử _ Ngoại đạo _ Chính vì tư tưởng này mà Ông Lão tử "quăng" ra một cuốn sách viết tay rồi đi mất, Ông Lão tử không hề lập giáo, không hề có một đệ tử kế thừa, ông "thây kệ" cuộc đời, "đứa nào khôn thì sống, đứa nào mống thì chết".

Đạo Phật có "thây kệ" cuộc đời hay không ?

Không có ! Từ chỗ sướng _ cung Trời Đâu Suất _ Bồ tát Hộ Minh đã nhập thai Hoàng Hậu Ma Da, để rồi lần tựa với tháng ngày cùng chịu những nóng lạnh thất thường, những gian khổ nơi rừng sâu núi thẳm, để diễn vở tuồng "nêu gương cầu đạo". Rồi 49 năm thuyết pháp, phải tằn mằn dạy dỗ chúng đệ tử "từ A đến Z" trải qua muôn vàn khó nhọc vì sự phá hoại của Thiên Ma, của Ngoại Đạo và của chính những "đệ tử nặng nề Ác Nghiệp" của Ngài.

Lâu nay chú Dũng đọc sách Thiền rồi tưởng rằng mình là Phật tử chăng ? Không đâu, chú Dũng đọc sách Thiền bằng "cặp kính râm của Ngoại Đạo". Tất cả mọi tư tưởng ý nghĩ của chú Dũng đều thể hiện THIÊN KIẾN TÀ KIẾN của Ngoại Đạo, mà chú lại đòi hỏi Ban Điều Hành D/đ hành xử theo cái kiểu PHI PHẬT ĐẠO như thế hay sao ?!.

"Đừng có ra điều kiện gì hết" là để cho cỏ dại mọc tràn lan hay sao ? Để cho các loại dây leo nó trèo lên nó trùm kín mọi cành lá hay sao ? Để cho D/đ thành "khu rừng nguyên sinh" hay sao ? Nếu như vậy thì cái tên diendanphatphap biến thành diendanMAphaponline mất rồi.

nay lại coi diễn đàn là nhà riêng, vào cổng lại có canh giữ

Đây là câu nói mang tính xuyên tạc, phá hoại chú có biết hay không ?

Chính vì Phật pháp là ngôi nhà chung mà tất cả những người Con Phật đều có trách nhiệm vun vén. Là Phật tử, thấy những kẻ vô lại vào chùa quậy phá sao lại có thể "trơ mắt nhìn" ? Là Phật tử, thấy những kẻ vô ý thức vào chùa xả rác tùm lum, sao lại có thể trơ mắt nhìn ?

không vừa lòng mình thì dèm pha ....thử hỏi rằng như thế có phải là bậc phát đại quang minh không?
Đây lại là một tư tưởng "méo mó" mang tính xuyên tạc nữa ! Hoatihon thấy chú đọc nhiều mà không hiểu gì hết, sẵn đây viết bài sửa sai cho chú đồng thời làm phong phú cho D/đàn, sao lại gọi là "dèm pha" ?

Như những lời của chú "chuyện không nói có", dùng tư tưởng Ngoại đạo làm thước đo để phản bác giáo lý Phật giáo mới là lời "dèm pha".

Kính !

 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính chú Dũng ! Hôm nay hoatihon phản biện tiếp đoạn này đây (đoạn đã tô đỏ) :

suonglanh đã viết:
......
......
......

nay lại coi diễn đàn là nhà riêng, vào cổng lại có canh giữ, không vừa lòng mình thì dèm pha ....thử hỏi rằng như thế có phải là bậc phát đại quang minh không? Tôi không chê cái gì hết , mọi chuyện là tùy duyên, nhưng phải đặt mục tiêu là giải thoát lên hàng đầu. tôi hỏi thật chị, nếu chị suốt ngày 24 tiếng nhiếp được lục căn, tâm luôn luôn niệm Phật không ngưng nghỉ, chị có thời gian lên diễn đàn mà nói nữa ?
.......
......

"Tôi không chê cái gì hết , mọi chuyện là tùy duyên, nhưng phải đặt mục tiêu là giải thoát lên hàng đầu."

Kính chú Dũng, nếu quả thật chú "đặt mục tiêu là giải thoát lên hàng đầu" thì hoatihon nguyện sẽ là người "đổ bô" cho chú; vì thực sự chú chỉ nói khoát mà thôi !

"tôi hỏi thật chị, nếu chị suốt ngày 24 tiếng nhiếp được lục căn, tâm luôn luôn niệm Phật không ngưng nghỉ, chị có thời gian lên diễn đàn mà nói nữa ?"

Chú thật ngây thơ khi nghĩ đơn giản như thế .

Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, chư Tăng Ni đệ tử của Phật rất nhiều vị đã đắc quả A La Hán nhưng tuyệt KHÔNG CÓ MỘT VỊ NÀO NHỜ NIỆM PHẬT MIÊN MẬT MÀ ĐẮC QUẢ cả !.

Pháp môn niệm Phật chỉ là một trong muôn vàn PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH, pháp môn này được Phật dạy cho bà Vi Đề Hi đang bị giam trong lãnh cung, ngoài pháp môn niệm Phật ra bà Hoàng Hậu này không có điều kiện để tu pháp môn nào khác.

Hành giả nếu "Niệm Phật miên mật" thì chuyện được Phật A Di Đà và chư Thánh chúng rước về Tây Phương _ lúc lâm chung _ CÓ THỂ NẮM CHẮC ĐƯỢC 9 PHẦN, (đây chỉ là VÃNG SANH, không phải là đắc quả Giải Thoát).

Vị nào dày công tu hành, tích lũy được vô lượng công đức khác thì mới được ngôi "Thượng Phẫm Thượng Sanh".

Những bậc Thượng Phẫm Thượng Sanh cũng phải chờ khi Sen nở mới "NGỘ Vô Sanh" (Đồng nghĩa với KIẾN TÁNH, Ngộ Vô Sanh có 4 bậc _ hoặc cạn hoặc sâu _ tương đương bốn quả vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán).

Ngày nay sở dĩ pháp môn Niệm Phật thịnh hành vì nó thích hợp đại đa số Phật tử không có thời gian, trí tuệ và công sức để theo đuổi những pháp môn khác.

Trong câu phát biểu (đã tô đỏ) trên, chú đã lầm tưởng rằng :

* Pháp môn Niệm Phật là pháp môn xuyên suốt mọi Tông phái Phật Giáo.
* Pháp môn Niệm Phật là phương tiện "ắt có và đủ" để Giải Thoát.
* Nếu "Niệm Phật miên mật" thì sẽ được Ngộ Vô Sanh _ KIẾN TÁNH.

Kính nhắc nhở !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính chú Dũng ! Hôm nay hoatihon phản biện tiếp đoạn này đây (đoạn đã tô đỏ) :



"Tôi không chê cái gì hết , mọi chuyện là tùy duyên, nhưng phải đặt mục tiêu là giải thoát lên hàng đầu."

Kính chú Dũng, nếu quả thật chú "đặt mục tiêu là giải thoát lên hàng đầu" thì hoatihon nguyện sẽ là người "đổ bô" cho chú; vì thực sự chú chỉ nói khoát mà thôi !

"tôi hỏi thật chị, nếu chị suốt ngày 24 tiếng nhiếp được lục căn, tâm luôn luôn niệm Phật không ngưng nghỉ, chị có thời gian lên diễn đàn mà nói nữa ?"

Chú thật ngây thơ khi nghĩ đơn giản như thế .

Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, chư Tăng Ni đệ tử của Phật rất nhiều vị đã đắc quả A La Hán nhưng tuyệt KHÔNG CÓ MỘT VỊ NÀO NHỜ NIỆM PHẬT MIÊN MẬT MÀ ĐẮC QUẢ cả !.

Pháp môn niệm Phật chỉ là một trong muôn vàn PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH, pháp môn này được Phật dạy cho bà Vi Đề Hi đang bị giam trong lãnh cung, ngoài pháp môn niệm Phật ra bà Hoàng Hậu này không có điều kiện để tu pháp môn nào khác.

Hành giả nếu "Niệm Phật miên mật" thì chuyện được Phật A Di Đà và chư Thánh chúng rước về Tây Phương _ lúc lâm chung _ CÓ THỂ NẮM CHẮC ĐƯỢC 9 PHẦN, (đây chỉ là VÃNG SANH, không phải là đắc quả Giải Thoát).

Vị nào dày công tu hành, tích lũy được vô lượng công đức khác thì mới được ngôi "Thượng Phẫm Thượng Sanh".

Những bậc Thượng Phẫm Thượng Sanh cũng phải chờ khi Sen nở mới "NGỘ Vô Sanh" (Đồng nghĩa với KIẾN TÁNH, Ngộ Vô Sanh có 4 bậc _ hoặc cạn hoặc sâu _ tương đương bốn quả vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán).

Ngày nay sở dĩ pháp môn Niệm Phật thịnh hành vì nó thích hợp đại đa số Phật tử không có thời gian, trí tuệ và công sức để theo đuổi những pháp môn khác.

Trong câu phát biểu (đã tô đỏ) trên, chú đã lầm tưởng rằng :

* Pháp môn Niệm Phật là pháp môn xuyên suốt mọi Tông phái Phật Giáo.
* Pháp môn Niệm Phật là phương tiện "ắt có và đủ" để Giải Thoát.
* Nếu "Niệm Phật miên mật" thì sẽ được Ngộ Vô Sanh _ KIẾN TÁNH.

Kính nhắc nhở !
Tâm tật đố.​
______________________________


<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Ganh tị là một tâm hành được lập trình được cài sẵn trong tâm thức chúng ta; nó là tính chất ngoại tại do tự con người chuốc lấy và bảo trì để luôn sống trong ganh tị rồi cũng chết trong ganh tị.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Cả một đời người nếu chưa biết tu thì chúng ta mãi ganh đua, chạy vạy để so sánh, đối chiếu, lúc nào cũng thấy đẹp hơn, xấu hơn, giàu hơn, sang hơn, giỏi hơn... và tâm thức nầy đeo mang suốt kiếp cho nên chúng ta khốn khổ vô cùng cho đến cuối đời tàn hơi vẫn chưa thỏa lòng với những gì đang có.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Sự ganh tị là những thói thường phát sinh trong mọi sinh hoạt từ tổ chức đến cá nhân của con người trong xã hội. Sự ganh tị có mặt trong từng trái tim cá nhân làm nên tình trạng hiện tại, và nguồn nhân quả nầy sẽ chảy bất tận đến tương lai.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đều biết ganh tị là một thói rất xấu nhưng không phải dễ loại trừ vì điều nầy đã được thấm đẫm, nuôi dưỡng từ hồi còn nhỏ. Xã hội, gia đình, nhà trường đã dạy cho ta tính chất ganh tị nầy và người ta tính trung bình những gì con người đã học trong thời gian từ một đến bảy tuổi là năm mươi phần trăm vốn liếng cho cuộc sống đời người. Từ bảy tuổi cho đến lớn chúng ta tiếp thu năm mươi phần trăm còn lại.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Những gì hấp thụ được từ bé khoảng năm mươi phần trăm, đó là vốn liếng chúng ta cưu mang suốt đời khó gột rửa vô cùng. Tính chất ganh tị nầy có mặt trong ta thường trực từ lúc bé thơ cho nên tuy sống trong đạo tu tập biết tâm ganh tị nhỏ hẹp, thắt chặt lòng mình nhưng chúng ta vẫn giữ khó rời bỏ là như vậy.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu không cẩn trọng, không nhìn lại mình khi nó phát khởi đôi lúc không nhận diện được nó là tâm ganh tị, và đem những mỹ từ để che chắn cho tâm ganh tị nầy. Ý thức của ta có ngàn vạn sự khôn ngoan, xảo trá tinh tế để che lấp thói ganh tị trong tâm của chúng ta. Khi tu tập hãy thông minh khéo quay nhìn lại mình, nếu có một chút đắng cay trong tâm thức hãy nhìn rõ điều nầy được sinh khởi từ đâu. Nó thể hiện và hình thành tâm ganh tị, thành sầu thương, thành tủi hờn... và đôi khi mặc cảm nữa. Đó chỉ là một mặt rất nhỏ trong ngàn vạn mặt tiêu cực của lòng chúng ta đã được hóa trang, và đó cũng là loại hiện khởi của tâm ganh tị.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta thấy ai bằng thì cố gắng cho hơn, khi đã được hơn thì sinh tâm kiêu ngạo, thấy mình thua thì mặc cảm, ganh ghét. Mặc cảm phát sinh do đã vận dụng ý thức từ quá khứ để đối chiếu với lời nói, việc làm, cách hành xử của những người chung quanh.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Hãy nhìn thiên nhiên đất trời, cây cỏ hạnh phúc hơn con người chúng ta nhiều. Loài cây lớn đứng kiêu hùng vươn cành, vươn lá, ra hoa. Những loài cây hoang nhỏ tí mọc lẫn trong cỏ cũng trổ hoa tươi cười trong nắng trong gió và vẫn an nhiên đứng hạnh phúc dưới thấp. Nếu có ai hỏi nó, sao mi bé quá mà mi cũng ra hoa làm gì? Hoa sẽ mỉm cười đáp, ta ra hoa là ra hoa vậy thôi, không để làm gì cả, không để phô trương, không để kiêu ngạo, không để tự ái, không để mặc cảm, buồn tủi gì về thân phận bé nhỏ nầy.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong cuộc sống tu tập nếu không khéo, chúng ta sẽ bị vùi dập trong tâm thức so sánh ganh tị, kiêu ngạo, mặc cảm không thể trưởng thành tâm linh được. Trưởng thành trong đời sống tâm linh là chúng ta tự vươn vai đứng lên bằng đôi chân, trên hai chân mình. Không cần nhìn quanh để đối chiếu, không cần cầu cạnh, không cần được lòng ai. Ta là ta thế thôi, và an nhiên tĩnh tại trong cuộc đời, an nhiên tĩnh tại trong cuộc sống tu học.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Người đang ở trong pháp môn của Phật tu tập, phải luôn quay nhìn lại mình. Điều quan trọng làm cho ta tiến bộ trong tu học là mỗi khi nói một lời chia xẻ gì với người, hoặc muốn giúp người... chúng ta hãy nhìn kỹ lại động cơ của vấn đề muốn chia xẻ, muốn nói có phải được xuất phát từ lòng thương yêu, hay là có mặt từ bản chất của lòng ganh tị bên trong thúc đẩy. Nên ta cần cẩn trọng trong từng lời nói, từng việc làm, từng ý nghĩ của mình về người khác. Nếu chúng ta làm được điều nầy là cả một sự tiến bộ lớn lao trong vấn đề tu tập, là phương pháp làm cho ta tự hồi phục đồng thời làm cho tâm Bồ Đề mỗi ngày mỗi lớn.
HT.Thích Phước Tịnh

<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Các nhơn tự tảo môn tiền tuyết.
<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Bất quản tha nhân ốc thượng sương.

<p style="TEXT-INDENT: 30pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghĩa là mỗi người phải lo dọn dẹp tuyết ngập trước cửa nhà mình, không còn lối ra, đừng lo nghĩ đến sương rơi trên mái nhà người.
 

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/5/09
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Cunconmocoi đề nghị chú Chiếu Thanh nên ghi tên tác giả.

Không ghi tên tác giả, để cho mọi người hiểu lầm là bài của mình viết là vi phạm Nội Quy.

Kính !

___________

Sẵn đây cunconmocoi xin khóa chủ đề này lại, tránh lạc đề quá xa, tránh tranh luận vô ích.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên