Cùng nhau trao đổi về Tiểu Thừa và Đại Thừa

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Nhơn được đọc bài “Tiểu và Đại” của cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng - do bạn Chiếu Thanh post bên mục “các bài viết về Phật Học”.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?24450-Ti%C3%AA%CC%89u-va%CC%80-%C4%90a%CC%A3i.&p=86752#post86752

d/đ muốn chia sẻ thêm với các Bạn những điều d/đ biết để các bạn tham khảo. Để giải thích điều cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng thắc mắc :

Kinh điển Đại thừa dùng danh từ “tiêu nha bại chủng” nghĩa là những hạt giống chết, hạt giống thối nát chỉ làm thối những hạt giống tốt của đạo Phật để gọi người Tiểu thừa, đặc biệt những vị A la hán định tánh là những người không chấp nhận Đại thừa mà danh từ Đại thừa gọi họ là những người “không hồi tiểu hướng đại”

d/đ thấy trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Tứ Tướng - có hai đoạn kinh - giúp chúng ta hiểu về điều này

Tài liệu 1: Phật nói: "Như Lai cũng vậy, lúc nhập niết bàn, đem tạng pháp vô thượng phó chúc cho các vị Bồ Tát, chớ không giao cho hàng Thanh văn, vì hàng Thanh văn tưởng là Như Lai thiệt diệt độ”.


Tài liệu 2 : Sau khi Như Lai nhập niết bàn, các bực tứ quả Thánh Nhơn đều lần lượt nhập niết bàn. Sau khi chánh pháp diệt, trong thời tượng pháp, sẽ có các Tỳ Kheo in tuồng trì luật, ít đọc tụng kinh, tham ưa ăn uống, lo bồi bổ thân thể, y phục mặc trên thân thô xấu hôi dơ, hình dung tiều tụy không có oai đức, chăn nuôi bò dê vác củi gánh cỏ, tóc râu để dài, đầu mặc cà sa mà như thợ săn, dầu ngó xuống đi chậm rãi mà như mèo rình chuột. Thường tự xướng rằng ta chứng được quả A La Hán, mang nhiều bệnh khổ nằm lăn trên phẩn uế, ngoài thời hiện ra tướng hiền thiện, trong thời đầy lòng tham sân như bà la môn, thọ phép câm, thiệt chẳng phải Sa môn mà hiện tướng Sa môn, tà kiến xí thạnh, chê bai chánh pháp. Những người như vậy phá hoại giới luật, chánh hạnh oai nghi của Như Lai chế, và quả giải thoát của Như Lai nói.

http://thuvienhoasen.org/p16a165/2/07-pham-tu-tuong-thu-bay
Nếu chúng ta căn cứ theo hai lời nói này của Phật thì các vị lập ra phái Đại thừa là các vị được đức Phật giao phó gìn giữ tạng pháp vô thượng. Và vì các vị này có nhiệm vụ gìn giữ tạng pháp vô thượng của Như Lai nên các vị này mới còn ở lại nơi thế gian. Còn các bực tứ quả Thánh Nhơn - từ Tu đà hoàn cho đến A la hán - đệ tử của Phật đều lần lượt nhập Niết Bàn. Nghĩa là, sau khi đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn thì chúng sanh cõi người đã không có được sự hướng dẫn của người đi trước. Và dầu chúng ta có tu đạt quả vị A la hán thì cũng không có ai chứng cho chúng ta. Do đó, các vị A la hán xuất hiện sau khi đức Phật Thích Ca chỉ là “tự xướng” chứ không phải là các vị A la hán đệ tử của Phật.

Và theo lời đức Phật nói - thì những người “tự xướng ta chứng được quả A la hán” là những người tà khí xí thạnh, chê bai chánh pháp, phá hoại giới luật, chánh hạnh oai nghi của Như Lai chế, và quả giải thoát của Như Lai nói.

Do đó, các vị A la hán bị các vị lập ra phái Đại thừa gọi là _ những người không “hồi tiểu hướng đại” và dùng lời lẽ nặng nề nói với các vị A la hán - là rất đúng và cũng là trách nhiệm của các vị đó.

Và cũng vì sau khi đức Phật nhập Niết Bàn chúng ta không còn có được sự hướng dẫn của người trước. Cho nên, đức Phật mới dạy chúng ta : Hãy tự đốt đuốc mà đi

Còn vì sao các bực tứ quả Thánh Nhơn để tử của Phật lại lần lượt nhập Niết Bàn theo Phật mà không ở lại thế gian để hướng dẫn chúng sanh cõi người tu học Phật Pháp - thì đó là một “ẩn tình” có dịp d/đ sẽ giải thích.


Kỳ sau d/đ sẽ giải thích - vì sao Đề Bà (cũng là vị Tổ được truyền thừa y bát) đệ tử Tổ Long Thọ nói người tu Tiểu thừa (các vị A la hán - xuất hiện sau khi đức Phật nhập Niết Bàn) - là thọ hưởng hạt giống từ bi, trí tuệ, giải thoát và giác ngộ từ đạo Phật mà lại không tiếp tục gieo trồng và phát triển để những hạt giống Bồ-đề này trở thành những gì tốt đẹp cho thế giới nhân loại. Nếu hành trì đạo Phật theo lối này thì Phật Pháp sẽ không còn tồn tại trên cõi đời này nữa.

Chắc các Bạn cũng thấy - đây là lời của người trên “trách mắng” người dưới. Cho nên, tất cả đều là “ẩn tình”…

Hẹn cuối tuần viết tiếp…
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ thấy trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Trường Thọ - có thể giải thích cho chúng ta biết vì sao Đề Bà đệ tử Tổ Long Thọ “trách mắng” các vị A la hán (tu theo Tiểu thừa) - xuất hiện sau khi đức Phật nhập Niết Bàn - là thọ hưởng hạt giống từ bi, trí huệ, giải thoát - và giác ngộ từ đạo Phật mà lại không tiếp tục gieo trồng và phát triển để những hạt giống Bồ đề này trở thành những gì tốt đệp cho thế giới nhân loại. Nếu hành trì đạo Phật theo lối này thì Phật Pháp sẽ không còn tồn tại trên cõi đời này nữa. d/đ trích dẫn đoạn kinh này để các Bạn suy ngẫm :

Ca-Diếp Bồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữa xuất-thế-pháp cùng thế pháp ? Như lời Phật dạy : Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đời cũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường, không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường, Vi-Trần cũng thường.

Nếu nói Như-Lai là pháp thường trụ, cớ sao Như-lai chẳng thường hiện nơi đời ? Nếu không thường hiện nơi đời thời có khác gì nghĩa thường của thế gian . Vì Phạm-Thiên nhẫn đếùn vi trần cũng chẳng hiện”.

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống.
Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ . Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.

Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn kỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ…

http://thuvienhoasen.org/p16a162/2/04-pham-truong-tho-thu-tu
Vì khi hỏi về sự sai khác giữa pháp xuất thế (pháp thoát sanh tử) của Như Lai - và pháp sanh tử nơi thế gian - mà ngài Ca Diếp Bồ tát lại so sánh lời người đời nói về thường của Phạm Thiên (vua của từng trời Sơ Thiền thuộc cõi Sắc) và thường của ma Ba Tuần (vua của từng trời Tự Tại Thiên _cõi trời cao nhất của cõi Dục) vị trời đứng đầu cõi Dục. Trong khi thuyết của đạo Phật thì một tiểu thế giới gồm có một tầng trời Sơ Thiền và cõi Dục.
Cho nên, ngài Ca Diếp Bồ tát đã gián tiếp cho chúng ta biết pháp thế gian là của Phạm Thiên - và ma Ba Tuần cũng tu theo pháp của Phạm Thiên. Còn chúng ta thì đang tuân theo quy luật của hai vị trời này : Phạm Thiên và ma Ba Tuần.


Và vì ẩn dụ đức Phật kể là để giải thích về sự sai khác giữa pháp xuất thế (giải thoát sanh tử) của Như Lai - và pháp sanh tử của Phạm Thiên. Nên qua ý của ẩn dụ đức Phật đã cho chúng ta biết - Phạm Thiên và các vị trời (từ Tự Tại Thiên nhẫn đến Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Thiên) ví như nhóm của người chăn và bọn cướp _ cướp đàn bò của ông Trưởng giả. Còn hạng phàm phu là các vị thần, thánh, tiên và các vị trời cõi Dục.

Vì Phạm Thiên (người chăn của ông Trưởng giả) là vị trời được đức Phật truyền dạy pháp tu thoát sanh tử của Như Lai _ để dạy lại cho chúng sanh. Cho nên, đối với đức Phật Thích Ca thì Phạm Thiên là đệ tử trộm pháp của Thầy (đức Phật Thích Ca).

Pháp Phạm Thiên trộm được của Phật Thích Ca là giới, định, huệ. Nhưng chỗ sai khác giữa nhóm của Phạm Thiên và các vị Bồ tát (tu đúng theo pháp của Như Lai) là Biết và Không Biết cách giải thuyết.


Do ẩn tình này, nên khi thấy các vị “tự xướng” mình đạt quả A la hán _ phá hư pháp của Như Lai. Tổ Long Thọ và đệ tử của Ngài là Đề Bà (sau này cũng là vị Tổ được truyền thừa y bát của Phật Thích Ca) mới “trách mắng” các vị A la hán này - là thọ hưởng hạt giống từ bi, trí huệ, giải thoát - và giác ngộ từ đạo Phật mà lại không tiếp tục gieo trồng và phát triển để những hạt giống Bồ đề này trở thành những gì tốt đẹp cho thế giới nhân loại. Nếu hành trì đạo Phật theo lối này thì Phật Pháp sẽ không còn tồn tại trên cõi đời này nữa.

Và cũng do ẩn tình này nên các Ngài (Tổ Long Thọ và đệ tử Đề Bà) mới buộc các vị A la hán “tự xướng” - kéo cờ trắng đầu hàng, để những người tu theo Thanh văn thừa gia nhập vào đại gia đình Đại thừa và xóa tên Nguyên thủy trong bản đồ Phật giáo - như nhận xét của cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng.


Do hiểu như vậy - nên d/đ thường hay nói 33 vị Tổ được truyền thừa y bát của đức Phật Thích Ca là hóa thân của Bồ tát

Cũng vì ẩn tình này nên mới có trường hợp các vị tu theo Phật giáo Nguyên thủy cho rằng :

Phật giáo Nguyên thủy cho rằng đức Phật chỉ là một người bình thường như trăm vạn người khác trên quả địa cầu này, nhưng nhờ dũng mãnh tu tập thiền định đoạn trừ tận gốc tham-sân-si, lậu hoặc, tâm trí bừng sáng khiến Ngài đắc thành chánh quả, có được giải thoát Niết bàn. Vì thế bất cứ ai cũng có thể noi theo con đường đức Phật đã đi và đạt được những thành quả như Phật. Bằng chứng là vào thời đức Phật đã có hàng vạn vị A la hán chớ đâu chỉ có mình đức Phật chứng Thánh quả. Chính đức Phật là vị A la hán đầu tiên trong số các vị A la hán.

Ngược lại Đại thừa lý luận rằng đức Phật lịch sử chỉ là ứng thân của chư Phật trong thế giới này vì Ngài đã thành Phật từ vô thỉ. Nói cách khác Pháp thân mới đúng là thân Phật, còn nhục thân thì chưa đích thật là Phật thân -như sự nhận xét của cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng.


Còn cư sĩ Lê Sỹ Minh Tùng nói :

Có một điểm khá tế nhị khác là những tác phẩm nổi tiếng của các luận sư khởi xướng Đại thừa ở Ấn Độ thì được xếp vào luận như: Đại Thừa Khởi Tín Luận của Mã Minh; Trung Quán Luận và Đại Trí Độ Luận của Long Thọ; Đại Thừa Nhiếp Luận Tông, A Tỳ Đạt Ma Tập Luận, Du Già Sư Địa Luận của Vô Trước ngay cả tác phẩm của Tổ Bồ-đề Đạt Ma là Tuyệt Quán Luận(Đạt Ma Tổ Sư Luận). Trong khi đó, ở Trung Hoa tác phẩm của Lục Tổ thì gọi là Pháp Bảo Đàn Kinh?

Thì theo d/đ hiểu - sở dĩ tác phẩm của Lục tổ Huệ Năng gọi Kinh - là vì Lục tổ Huệ Năng là vị khai mở lời Phật giảng về diệu pháp của Như Lai. Còn những tác phẩm của các vị Tổ khác _ tuy cũng được truyền thừa y bát _ như tổ Long Thọ, tổ Bồ Đề Đạt Ma… chỉ gọi Luận. Là vì các vị này chỉ tạo luận để gìn giữ diệu pháp của Như Lai - chứ không có khai mở lời Phật giảng về diệu pháp của Như Lai. Vì nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy đức Phật chỉ dùng danh từ “kinh điển” để nói lời Phật giảng về pháp tu thoát sanh tử của Như Lai. Còn khi nói về pháp thế gian thì Phật chỉ gọi Sách Vở Thế Gian chứ không có gọi _ Kinh.

d/đ hiểu như vậy, xin giải thích
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
Last edited by a moderator:

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Đọc bài viết của cô Diệu Đức thì giống như ngày trước đã từng có những cuộc tranh cãi về " Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh" vậy.Nghệ thuật sinh ra là để phục vụ bản thân nó hay là nó dùng để phục vụ mọi người.Cuộc tranh cãi là bất tận bởi vì kiểu gì cũng đúng.Nghệ thuật sinh ra là để cho chúng ta thưởng thức nhưng bản thân nghệ thuật lại được tạo ra từ những suy nghĩ,cảm nhận,tâm tư,tình cảm riêng của người tạo ra chúng ... Trong tu học cũng vậy,muốn độ chúng sinh thì trước hết phải tự độ mình,mình phải Giác ngộ cái đã thì khi mình truyền đạt lại cho người khác mới đúng và có sức thuyết phục,mới giúp được người chứ hiểu sai,tu sai,chưa ngộ được đã muốn độ sinh thì e rằng trở thành Ma Ba Tuần mất,hihiih

Minh định thích đọc kinh Đại Niết Bàn của Nguyên Thủy hơn.Trong đó nói lên đầy đủ lòng Từ Bi muốn độ sinh của Đức Phật dù lúc cuối đời Ngài đã bệnh nặng...Thật cảm động với tấm lòng như vậy.Cho đến những phút cuối cùng,Đức Phật vẫn còn hỏi rằng :

[FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]..[/SIZE][/FONT][FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]." Này các tỳ kheo! Có thể có, ít ra một người, còn nghi ngờ hay phân vân về Phật, Pháp, Tăng, Đạo hay Phương pháp. Vậy các người hãy đặt câu hỏi đi. Để sau này đừng có hối tiếc rằng : 'Đạo sư đứng trước mặt chúng ta, mà chúng ta đã không hỏi thẳng được ngài'." Chúng tỳ kheo nghe xong giữ im lặng. Sau khi đức Phật nhắc lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba, chúng tỳ kheo vẫn giữ im lặng, ngài liền nói : " Có thể các người không đặt câu hỏi vì kính trọng đạo sư. Trong trường hợp đó, hãy nhờ một người bạn đồng tu đặt lên câu hỏi. " [/SIZE][/FONT][SIZE=+1][FONT=Times New Roman,Times]...

[/FONT][/SIZE]Thật tiếc là chúng ta không được sinh ra cùng thời Đức Phật,không được gặp và hỏi Ngài cho rõ.Thời Mạt Pháp của chúng ta tưởng rằng với những phương tiện hiện đại như sách báo,tivi,internet,chùa chiền nhiều,Tăng chúng nhiều ... thì dễ tu nhưng thực ra thời của chúng ta chuyện tu học quả là khó.Khó vì không còn được trực tiếp hỏi Ngài nữa.

Thân
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Minh Định,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Phật Pháp vốn là khó hiểu và có thể hiểu theo duyên - nên chúng ta chỉ trao đổi để làm giàu hành trang cho nhau mà thôi. Còn việc độ chúng sanh thì chúng ta không có khả năng đó đâu.

Pháp mà d/đ phát hiện dùng cho tất cả mọi người vào thời điểm này (thời kỳ mạt pháp) là hãy quyết tâm tu sửa tâm và giữ cho thân, khẩu đừng tạo nghiệp ác. Bạn hãy thử thực hành thêm pháp môn này kèm với pháp môn Bạn đang tu. Vì cách tu này tuy đơn giản nhưng rất là hiệu nghiệm. Điểm chính của pháp tu - sự quyết tâm. d/d cũng có soạn băng dẫn giải lời Phật giảng nói về pháp tu này.

d/đ đã có trãi nghiệm với chỉ một pháp tu này, xin chia sẻ
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Pháp mà d/đ phát hiện dùng cho tất cả mọi người vào thời điểm này (thời kỳ mạt pháp)

Mấy hôm nay đọc các bài viết ở chủ đề này, hôm nay phát hiện câu khẳng định này lấy làm lạ và vấn đề này thấy nhiều người cũng đề cập khi cùng nói về Phật pháp có nhiều cách suy nghĩ về Mạt Pháp.

Nay nghe cô Diệu Đức nói rằng Thời Điểm Này là Thời Kỳ Mạt Pháp. Thưa cô cho Từ Từ được hỏi sao lại hiểu đây là thời Mạt pháp ?

Và cũng xin cô định nghĩa Mạt Pháp là gì luôn được không ?
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Theo chỗ hiểu của d/đ thì Mạt Pháp là thời kỳ pháp thế gian trong giai đoạn hoại diệt. Và cái mà chúng ta nhìn thấy là các vật có hình tướng nơi bề mặt của quả địa cầu. Vì bề mặt của quả địa cầu là nơi chúng sanh cõi người và súc sanh đang sống - nên thuộc về cõi Dục. Do đó, sự hoại diệt của bề mặt của quả địa cầu là do hỏa tai.

Điều này đức Phật có giảng nói trong các kinh và chúng ta ai cũng biết trái đất đang nóng dần…Các nhà khoa học cũng đang tìm cách khắc phục…


Thật ra, không phải chỉ có bề mặt của địa cầu bị hũy diệt mà nguyên cả cõi Dục và từng trời Sơ Thiền cũng bị hũy diệt. Nghĩa là nguyên cả tiểu thế giới (gồm tầng trời Sơ Thiền và cõi Dục) đều bị thiêu hũy. Đức Phật dùng nhiều tên gọi khác nhau để nói về thời kỳ này _ như : lúc hỏa tai, đời vị lai, thời kỳ mạt pháp (vì pháp thế gian bị diệt dần), thời kỳ Phật Pháp diệt (vì lúc bấy giờ là thời điểm Như Lai chọn để diệt ngôi nhà lửa _ cứu chúng sanh). Do đó, chúng ta mới thấy trong các kinh Đại thừa - giảng nói rất nhiều về đời vị lai.


Và vì chúng ta hiện đang ở vào thời kỳ pháp tướng bị hoại diệt - nên mọi việc đều bị biến thể. Không còn theo đúng quy luật nữa. Ví dụ như việc hai người cùng phái lại thương yêu nhau - không theo quy luật âm dương.

Pháp tu dùng sự quyết tâm _ của mình để tu sửa tâm và giữ cho thân khẩu đừng tạo nghiệp ác - là pháp tu ứng dụng cho thời điểm này. Những điều d/đ nói đều căn cứ theo lời đức Phật Thích Ca giảng - không phải tự hiểu. Nên bất cứ điều gì d/đ nói đều có thể dẫn chứng.

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Thân
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Để hiểu rõ thêm về thời Mạt Pháp thì Từ Từ lại hỏi thêm:
. Từ Từ cũng đã nghe rất nhiều vị nói đây là thời Mạt Pháp. Nhưng cách giải thích trên của cô D.Đ là lần đầu tiên Từ Từ nghe, và có thắc mắc bài viết trên ở ý: Mạt Pháp theo cô D.Đ có phải hiểu là: Mạt là hết, Pháp ở đây là nói về các Pháp chứ không phải giáo pháp hay Phật pháp đúng không ?

Về các vấn đề về sự suy tàn của Trái Đất thì khoa học cũng đang tính đến Từ Từ cũng có tham khảo, riêng vì từ Mạt Pháp nhạy cảm khi phải diễn giải ý nghĩa và Từ Từ thấy có sự khác biệt giữa cách nghe trước đây so với cô D.Đ nên hỏi câu trên, xin cô D.Đ cho biết thêm nhé...
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Từ Từ,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Vâng, Mạt d/đ hiểu theo nghĩa là “lụn dần” cho đến hết. Và Pháp là nói về Pháp huyễn của thế gian - không phải nói về giáo pháp hay Phật Pháp.

Vì như Bạn biết - thuyết của đạo Phật thì một Tiểu thế giới thì gồm có cõi Dục và tầng trời Sơ Thiền. Đứng đầu cõi Dục là thiên ma Ba tuần. Còn Phạm Thiên là vua của trời Sơ Thiền.

Qua lời hỏi đáp của ngài Ca Diếp Bồ tát và Phật Thích Ca về sự sai khác giữa pháp thế và pháp xuất thế - d/đ trích dẫn trong bài viết trước - cho chúng ta biết pháp thế gian là pháp của Phạm Thiên và Phạm Thiên là nhóm của người chăn trộm pháp của Như Lai. Trong khi đức Phật gọi cõi Dục là cảnh giới của ác ma Ba Tuần và ví cõi Dục như ngôi nhà lửa. Ngoài ra, đức Phật vẫn thường nói những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là hoa đốm - không thật có…


Từ những sự việc như vậy - đã gián tiếp cho chúng ta biết Tiểu thế giới chúng ta đang sống là do Phạm Thiên tạo ra từ việc trộm pháp của Như Lai. Vì Tiểu thế giới chúng ta đang sống do Phạm Thiên tạo ra nên mới gồm toàn hoa đốm. Cõi Dục là nội cảnh của ngôi nhà lửa, còn Tiểu thế giới ngôi nhà bao bọc cõi Dục.

Vì Tiểu thế giới là ngôi nhà do Phạm Thiên tạo - không thật có - nên cũng phải theo quy luật “thành, trụ, hoại, diệt” như sanh, lão, bịnh, tử của thân người chúng ta vậy. Thời kỳ Mạt Pháp là lúc ngôi nhà Phạm Thiên tạo trong giai đoạn _ hoại diệt. Và Như Lai đã chọn thời điểm này để giải thoát cho chúng sanh. Sau đó mới dạy cách tu … thành Phật. Cho nên, vào lúc này pháp tu cũng thay đổi…

d/đ hiểu như vậy, xin giải thích
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Từ Từ xin không hỏi gì thêm vì cách giải thích Mạt Pháp của cô D.Đ theo một hướng khác và đang xem xét. Vì Từ Từ được nhiều vị cho rằng Mạt Pháp là pháp của đức Phật sẽ không tồn tại cho nên tưởng cô D.Đ cũng hiểu theo chiều hướng sai lệch đó nên hỏi kỹ và đúng là Không Biết Rõ Thì Nên Hỏi và đã học được 1 cách giải thích Mạt Pháp rất hay.

Tri ân công đức của cô D.Đ !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
kính tiền-bối Từ Từ và chị Diệu-Đức !
Thưa, xin phép cho bangtam cùng được phát biểu chữ Mạt Pháp với nhé. Như kinh Kim-Cang Đức Phật đã dạy :

" PHÀM SỞ HỮU TƯỚNG GIAI THỊ HƯ VỌNG........_ NHẤT THIẾT HỮU VI PHÁP NHƯ MỘNG HUYỄN, BÀO ẢNH ".
Thưa, đã là mộng huyễn, bọt nước, thì có bao giờ tồn tại ? Ví như người ăn mày, đếm vàng đầy kho .......trong giấc mơ !. Đã là tướng của mộng huyễn thì đâu thể nói là Mạt, vì nó đâu có thật. Cho nên theo bangtam thấy thì Mạt đây la Mạt lòng ta, vì thói quen : Tham lam (chỉ thấy cái lợi trước mắt), đố kỵ, sân si...v...v... sâu dầy trong tâm, cho nên Giáo lý Phật pháp không có đường thâm nhập vào ta được, đa phần con người ta khó lòng cố gắng tu tập thật sự, để tự chuyển hóa tâm mê của mình, luôn làm ngược lại lời Phật dạy thì gọi là Mạt Pháp.

Kính
bangtam
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tiểu thế giới chúng ta đang sống là do Phạm Thiên tạo ra từ việc trộm pháp của Như Lai.


Chào cô D/Đ,

Theo con biết là Phạm Thiên là người có trước Như Lai( không biết có đúng ko) ? Nếu đúng thì tại sao Phạm Thiên lại đi ăn trộm Pháp của Như Lai ? Hay là Phật đã toàn giác và tìm ra chân Pháp.

Cô có thể giải thích giùm được ko ạ. Cám ơn Cô nhiều.


P/S: để tiện cho câu hỏi trên Nguyên ChiếuXin đính chính lại là danh từ Phật thay cho danh từ Như Lai
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Con thưa cô Diệu Đức .
Nếu nói là các vị Phạm Thiên tạo ra thế giới chúng ta đang sống là những vị ăn trộm Pháp . Vậy mong cô giải đáp các chổ con điều thắc mắc. Vậy chúng ta sống là học cái gọi là Pháp có gọi là kẻ ăn trộm Pháp không ?
Thưa Cô : (Để rõ hơn câu hỏi ) vậy những vị hàng giả bây giờ đang hành trì và giảng pháp có gọi là những vị trộm pháp không ? Nếu là trộm vì sao gọi là trộm, nếu là không thì như thế nào gọi là không .
Thân kính !
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
[/SIZE]

Chào cô D/Đ,

Theo con biết là Phạm Thiên là người có trước Như Lai( không biết có đúng ko) ?
......

Kính anh Nguyên Chiếu !

Câu anh nói là lập luận của Ngoại Đạo (Công Giáo và Ấn giáo _ Bà la môn _ cũng nói như thế).

Theo Phật giáo Như lai là :

_ Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai (Kinh Kim Cang).
(Không sinh ra từ đâu, cũng chẳng bao giờ mất đi đâu, bởi vậy mới gọi là Như Lai).

_ Như Lai là Bản Thể Tâm : Thường + Lạc + Ngã + Tịnh.

_ Như Lai là Tánh Bản Giác bao trùm pháp giới, mà các cảnh Trời chỉ như hoa đốm giả có trong hư không.

Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị Hóa Phật trong cõi Ta Bà, đã từ thể Pháp Thân hóa hiện vào "cơn đại mộng" để độ sinh.

Phật Thích Ca tuổi thọ là 80, còn Như Lai thì không có tuổi thọ vì Như Lai không hề có sinh cũng không hề có tử.

Kính !
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->d/đ sẽ từ từ giải thích với các Bạn.

Cùng bạn Chúng Sanh Sợ Quả,
d/đ nói Phạm Thiên trộm pháp của Như Lai là căn cứ theo lời hỏi đáp của ngài Ca Diếp Bồ tát và đức Phật Thích Ca trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Trường Thọ :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Ca-Diếp Bồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Có sự sai khác gì giữa xuất-thế-pháp cùng thế pháp ? Như lời Phật dạy : Phật là pháp thường trụ, là pháp không biến đổi. Người đời cũng nói Phạm-Thiên là thường, Tự-Tại-Thiên là thường, không biến đổi, họ cũng nói Ngã là thường, Tánh là thường, Vi-Trần cũng thường.

Nếu nói Như-Lai là pháp thường trụ, cớ sao Như-lai chẳng thường hiện nơi đời ? Nếu không thường hiện nơi đời thời có khác gì nghĩa thường của thế gian . Vì Phạm-Thiên nhẫn đếùn vi trần cũng chẳng hiện”.

Phật bảo Ca-Diếp Bồ-Tát : Ví như nhà trưởng giả kia có nuôi nhiều bò, màu lông khác nhau, đồng chung một bầy. Trưởng giả giao bầy bò cho người chăn thả đi ăn cỏ uống nước, chỉ vì vị đề-hồ chớ chẳng cầu sữa bơ. Người chăn ấy vắt sữa rồi tự uống. Trưởng giả chết, bao nhiêu bò đều bị bọn cướp đoạt cả. Bọn cướp tự vắt sữa ra uống, rồi bàn với nhau rằng ông Trưởng giả nuôi bầy bò nầy chỉ muốn đặng vị đề-hồ chớ không cầu sữa bơ. Chúng ta làm cách gì để đặng đề-hồ. Đề-hồ là phẩm vật quý nhứt trong đời. Chúng ta không có gì đựng, dầu vắt được sữa cũng không chỗ chứa. Chúng lại bàn đựng sữa trong túi da. Dầu có đồ đựng nhưng vì không biết cách làm, nên bơ còn không được thành, huống là đề-hồ . Vì muốn được đề-hồ, bọn cướp đổ thêm nước vào túi sữa, vì quá nhiều nước nên chẳng những không được đề-hồ, bơ, mà cả sữa cũng mất.

Phàm phu cũng vậy, dầu có pháp lành nhưng đều là pháp thừa của Như-Lai. Sau khi Thế-Tôn nhập Niết-bàn, họ trộm pháp lành thừa của Như-Lai hoặc, giới, định, hoặc huệ. Như bọn cướp đoạt bầy bò. Hạng phàm phu dầu lại đặng giới, định, trí huệ, nhưng không có phương tiện nên chẳng giải thuyết được. Vì nghĩa nầy nên họ không thể đặng thường giới, thường định, thường huệ giải thoát. Như bọn cướp kia chẳng biết phương tiện không được đề-hồ, rồi vì đề-hồ mà đổ nước vào sữa. Cũng vậy, hạng phàm phu vì giải thoát
mà nói Ngã hoặc Phạm-Thiên, Tự-Tại-Thiên, nhẫn đến Phi-Tưởng, Phi-Phi-Tưởng-Thiên chính là Niết-bàn kỳ thiệt họ chẳng được giải thoát Niết-bàn. Như bọn cướp kia không được đề-hồ…

http://thuvienhoasen.org/p16a162/2/04-pham-truong-tho-thu-tu

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Bạn hãy suy ngẫm kỹ đoạn kinh này - nếu sau khi suy ngẫm rồi mà Bạn thấy d/đ nói sai ở chỗ nào - thì d/đ sẽ phân tích.

Còn Bạn hỏi : Vậy chúng ta sống và học “cái gọi là Pháp” có gọi là kẻ ăn trộm Pháp không ?

Thì theo d/đ nếu chúng ta học để “bắt chước theo” và chia sẻ với mọi người - thì không gọi là trộm Pháp. Nhưng nếu chúng ta học với dụng ý làm phương tiện “gạt người” hay kiếm lợi từ việc học đó - thì gọi là trộm Pháp (lấy của người làm của mình). Điều này không loại trừ các vị mà chúng ta gọi là “hành giả”.

Riêng Phạm Thiên thì Bạn có thấy ý của đức Phật nói - Phật dạy Phạm Thiên giới định huệ _ Pháp của Như Lai (Trưởng giả giao đàn bò cho người chăn) để giúp chúng sanh không ?
Và Bạn có thấy là Phạm Thiên khi vắng mặt Phật (ông Trưởng giả chết) thì lại cùng các vị trời khác _ cùng nhau nghiên cứu - giữ làm “của riêng” chăng ?

vật chứng của việc Phạm Thiên trộm pháp của Như Lai làm của riêng - chính là tạo ra Tiểu thế giới chúng ta đang sống (gồm tầng trời Sơ Thiền và cõi Dục) _ đức Phật gọi là ngôi nhà lửa đó.

Vì chỉ mới nghe Phật dạy là đã “Trộm” nên Phạm Thiên mới không được nghe phần giải thuyết. Vì không được nghe phần giải thuyết nên đã tu sai. Do tu sai nên chỉ có thể tu đạt giới, định, huệ (lòng vòng ở các cõi trời) chứ không thể đạt thường giới, thường định, thường huệ giải thoát (quả thường trụ) như Phật.

d/đ không có nói oan cho Phạm Thiên đâu…
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Nguyên Chiếu,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Như d/đ giải thích - Tiểu thế giới chúng ta đang sống là ngôi nhà do Phạm Thiên tạo ra. Cho nên, nói Phạm Thiên là người có trước Như Lai là điều mắt thấy tai nghe. Nhưng chúng ta là người tu học Phật đạo thì phải biết - những gì nhìn thấy bằng mắt, nghe được bằng tai đều không phải thật. Cho nên, đối với người đời thì Phạm Thiên là người có trước, Phật là người có sau. Còn đối với chúng ta _ người tu học Phật đạo thì không nên hiểu như vậy.

Vì Tiểu thế giới chúng ta đang sống là sản phẩm của của Phạm Thiên. Cho nên, việc Phạm Thiên trộm pháp của Như Lai không có xảy ra nơi Tiểu thế giới này.
Ở nơi đó - Phật là ông Trưởng giả, còn Phạm Thiên là người chăn của ông Trưởng giả. Nhưng vì Phật là vị đã đạt được toàn giác _ truyền dạy Phật Pháp. Nên Phật là Thầy, còn Phạm Thiên là đệ tử nhỏ thân cận của Phật.


Bạn hãy đọc lại bài d/đ vừa trả lời bạn Chúng Sanh Sợ Quả để nghe lời Phật nói. Nghe xong Bạn thắc mắc chỗ nào thì d/đ sẽ giải thích thêm.
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào Băng Tâm,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Như d/đ hiểu thì kinh Kim Cang là giảng về thật tướng của pháp thế. Nhưng vì chúng ta chưa thoát ra khỏi ngôi nhà lửa (vòng đai của pháp thế) cho nên chúng ta cũng phải vì thân huyễn hóa này mà lo toan đủ điều. Thế gian tuy huyễn nhưng đối với thân huyễn nó lại trở thành thật mất rồi.

Nếu không xem là thật thì chúng ta đã không gieo nhân lành để mong được quả tốt. Chúng ta biết giả là để đừng vì nó mà tạo nghiệp - chứ chúng ta không thể chối bỏ nó khi chưa ra khỏi ngôi nhà lửa này.

Vì nó huyễn nên nó mới phải theo quy luật : thành, trụ, hoại, diệt. Và lúc nó bị diệt là thời điểm tốt nhất để chúng ta chạy thoát khỏi nó. Nhưng vì sau khi diệt - nó lại sẽ tạo ra cái mới khác. Mà muốn tạo ra ngôi nhà lửa khác thì phải có vọng tưởng của chúng sanh làm nhơn duyên. Điều này Phật có giảng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Cho nên, trước khi bị hoại diệt - thì thế giới LOẠN.

Vì vậy, Pháp tu ứng dụng vào thời điểm thế giới loạn - là tu giữ giới Ba la đề mộc xoa - lìa nghiệp tà bất thiện của thân, khẩu và ý. Muốn việc tu giữ có hiệu quả thì chúng ta phải cần có sự quyết tâm. Vì mỗi lần chúng ta có sự quyết tâm là chúng ta đã sử dụng bảo vật (viên ngọc cột nơi chéo áo) của chúng ta _ trong việc tự bảo vệ (phần hư lẫn phần thật) của mình _ rồi. Chỉ cần có thêm yếu tố quyết tâm - trong việc giữ giới - là hiệu quả không thể ngờ…

Băng Tâm thấy- đâu có khó phải hông ? Thử đi... còn thế nào là Mạt Pháp hay Pháp nào bị Mạt chỉ là hý luận thôi mà…phải không Băng Tâm… hì hì

Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính cô Diệu Đức !

Xin phép cho con được nói thẳng : Những điều cô nói sai chút đỉnh, con thường bỏ qua (vì không có hơi đâu mà cải với cô) nhưng hôm nay cái nói sai đã quá lộ liễu, con không thể không nói, vì một là cô được trớn sẽ vẽ vời thêm, hai là gieo sự hiểu sai cho các Phật tử mới, ba là khách viếng thăm sẽ nghĩ rằng diendanphatphap này toàn người dốt hay sao mà cô Diệu Đức nói bậy như thế không thấy ai đính chính.

Chào bạn Nguyên Chiếu,

Như d/đ giải thích - Tiểu thế giới chúng ta đang sống là ngôi nhà do Phạm Thiên tạo ra.
Câu này sai vì :

Theo Giáo lý Phật, không riêng vì Tiểu Thế Giới, mà cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đều do Ý Thức mê lầm thấy ra (Tâm sinh pháp), chớ không phải do Phạm Thiên tạo ra. Phạm Thiên chỉ là một nhân vật "trong mơ", sao lại có thể làm nên giấc mơ ?!

Cho nên, nói Phạm Thiên là người có trước Như Lai là điều mắt thấy tai nghe.
Câu này sai, anh Ngọc Tuấn đã có giải thích rồi, mà cô không thèm đọc.
Phạm Thiên tuổi thọ chỉ vài triệu năm (năm của chúng ta), còn Như Lai thì xin đọc lại Phẩm Như Lai thọ lượng (Kinh Pháp Hoa)

Bấy giờ, Phật bảo các chúng đại Bồ-tát:

- Các thiện nam tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành rõ cho các ông. Các thế giới đó, hoặc dính vi trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác, dắt dẫn lợi ích chúng sanh.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18116-Gi%E1%BA%A3ng-gi%E1%BA%A3i-Ph%E1%BA%A9m-NH%C6%AF-LAI-TH%E1%BB%8C-L%C6%AF%E1%BB%A2NG&p=67524

Kính xin cô Diệu Đức đừng "phao tin đồn nhảm" nữa !
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính cô Diệu Đức !

Xin phép cho con được nói thẳng : Những điều cô nói sai chút đỉnh, con thường bỏ qua (vì không có hơi đâu mà cải với cô) nhưng hôm nay cái nói sai đã quá lộ liễu, con không thể không nói, vì một là cô được trớn sẽ vẽ vời thêm, hai là gieo sự hiểu sai cho các Phật tử mới, ba là khách viếng thăm sẽ nghĩ rằng diendanphatphap này toàn người dốt hay sao mà cô Diệu Đức nói bậy như thế không thấy ai đính chính.


Câu này sai vì :

Theo Giáo lý Phật, không riêng vì Tiểu Thế Giới, mà cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đều do Ý Thức mê lầm thấy ra (Tâm sinh pháp), chớ không phải do Phạm Thiên tạo ra. Phạm Thiên chỉ là một nhân vật "trong mơ", sao lại có thể làm nên giấc mơ ?!


Câu này sai, anh Ngọc Tuấn đã có giải thích rồi, mà cô không thèm đọc.
Phạm Thiên tuổi thọ chỉ vài triệu năm (năm của chúng ta), còn Như Lai thì xin đọc lại Phẩm Như Lai thọ lượng (Kinh Pháp Hoa)

Bấy giờ, Phật bảo các chúng đại Bồ-tát:

- Các thiện nam tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành rõ cho các ông. Các thế giới đó, hoặc dính vi trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác, dắt dẫn lợi ích chúng sanh.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?18116-Gi%E1%BA%A3ng-gi%E1%BA%A3i-Ph%E1%BA%A9m-NH%C6%AF-LAI-TH%E1%BB%8C-L%C6%AF%E1%BB%A2NG&p=67524

Kính xin cô Diệu Đức đừng "phao tin đồn nhảm" nữa !


Đọc xong hơi buồn nhưng nghĩ kỹ lại thì đây âu cũng là một chướng ngại,một bài test với cô Diệu Đức.

Chào bạn Thanh Trúc,

Cho dù cô Diệu Đức có viết sai đi nữa thì nếu bạn thực sự muốn đính chính lại cho những người khác hiểu thì bạn chỉ cần dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để phân tích cái sai của cô Diệu Đức là được rồi,người đọc sẽ tự nhận xét được.Còn bạn dùng những lời lẽ như vậy thì thật phản cảm.Tôi nói thật, tôi rất bất ngờ và ngỡ ngàng khi đọc những lời viết như vậy từ một thành viên của diễn đàn Phật pháp.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Người đọc họ đều có tư duy của riêng mình cả.Cho nên bạn chỉ cần dùng những lời lẽ ôn hòa để phản biện lại thì hay hơn bởi viết như vậy thì ý bạn muốn viết không làm người đọc nhớ mà họ chỉ nhớ những lời lẽ gay gắt của bạn thôi.

Bản thân tôi sau khi đọc xong lời viết của bạn thì có lẽ cũng không dám viết thêm gì vì lỡ nếu viết sai thì thật là ... mà biết đâu đấy bạn cũng đã "bỏ qua" cho tôi nhiều lần rồi.

Càng nghĩ lại càng buồn ... Buồn cho những người học Phật như chúng ta.

Thân.
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
.......
Minh định thích đọc kinh Đại Niết Bàn của Nguyên Thủy hơn.Trong đó nói lên đầy đủ lòng Từ Bi muốn độ sinh của Đức Phật dù lúc cuối đời Ngài đã bệnh nặng...Thật cảm động với tấm lòng như vậy.Cho đến những phút cuối cùng,Đức Phật vẫn còn hỏi rằng :

[FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]..
[/FONT][FONT=Times New Roman,Times][SIZE=+1]." Này các tỳ kheo! Có thể có, ít ra một người, còn nghi ngờ hay phân vân về Phật, Pháp, Tăng, Đạo hay Phương pháp. Vậy các người hãy đặt câu hỏi đi. Để sau này đừng có hối tiếc rằng : 'Đạo sư đứng trước mặt chúng ta, mà chúng ta đã không hỏi thẳng được ngài'." Chúng tỳ kheo nghe xong giữ im lặng. Sau khi đức Phật nhắc lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba, chúng tỳ kheo vẫn giữ im lặng, ngài liền nói : " Có thể các người không đặt câu hỏi vì kính trọng đạo sư. Trong trường hợp đó, hãy nhờ một người bạn đồng tu đặt lên câu hỏi. " [/SIZE][/FONT][SIZE=+1][FONT=Times New Roman,Times]...

[/FONT][/SIZE]Thật tiếc là chúng ta không được sinh ra cùng thời Đức Phật,không được gặp và hỏi Ngài cho rõ.Thời Mạt Pháp của chúng ta tưởng rằng với những phương tiện hiện đại như sách báo,tivi,internet,chùa chiền nhiều,Tăng chúng nhiều ... thì dễ tu nhưng thực ra thời của chúng ta chuyện tu học quả là khó.Khó vì không còn được trực tiếp hỏi Ngài nữa.

Thân

Kính anh minhđịnh !

Hổm rày, em đọc câu này của anh và nó theo em vào giấc ngủ, đêm hôm qua em đã nằm mơ thấy Phật, và em sung sướng quỳ xuống thưa :

_ Kính lạy đức Thế Tôn ! Con muốn biết Kinh Đại Niết Bàn của Nguyên Thủy và Kinh Đại Bát Niết Bàn mà cô Diệu Đức thường trích dẫn, bộ Kinh nào đúng là lời Phật nói ?

Đức Phật vươn cánh tay ánh kim xoa đầu em và nói :

_ Bộ Kinh Đại Niết Bàn của Nguyên Thủy đúng với Nam Tông, đúng với những người như minhđịnh; bộ Kinh Đại Bát Niết Bàn mà cô Diệu Đức thường trích dẫn, thì đúng với Bắc Tông với những người như cô Diệu Đức.

Em chưa chịu, hỏi lại :

_ Kính bạch đức Thế Tôn ! Vì sao cả hai bộ Kinh đều đúng ? Con biết nên tin vào bộ nào ?

Đức Phật nhẹ nhàng tiếp :

_ Khi trình độ của con thích hợp với bộ Kinh nào thì bộ Kinh đó là đúng, chứ thật ra Như Lai KHÔNG CÓ PHÁP ĐỂ NÓI.

Kính kể lại một giấc mơ đẹp ![/SIZE]
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Thanh Trúc,
Chào bạn Minh Định,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ cám ơn bạn Minh Định nhiều. Quả thật là đọc bài viết của bạn Thanh Trúc d/đ thật là buồn nãn. Nhưng khi đọc bài viết của Bạn d/đ lại thấy cần phải cố gắng nhiều hơn. Âu cũng là duyên…

Cùng bạn Thanh Trúc,
Bạn Minh Định đã nói - lời d/đ muốn nói. Nên d/đ chỉ giải thích điều Bạn hiểu lầm - để các Bạn khác đừng hiểu lầm.

Bạn Thanh Trúc nói :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Theo Giáo lý Phật, không riêng vì Tiểu Thế Giới, mà cả Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới đều do Ý Thức mê lầm thấy ra (Tâm sinh pháp),
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Thì đúng là giáo lý của Đạo Phật giảng nói như vậy. Nhưng sự lầm thấy Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới (cõi Ta Bà) và sự lầm thấy của chúng sanh cõi Dục có sự sai khác nhau. Cho nên, mê lầm có nhiều tầng lớp.
Nếu chỉ mê lầm “tự nhiên” không bị vô minh che - thì lầm thấy Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Còn mê lầm của chúng ta - chúng sanh cõi Dục - là có vô minh che - nên cái lầm thấy là “cảnh giới ác ma Ba Tuần”.
Cho nên, cùng là lầm thấy - nhưng sự lầm thấy Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới và sự lầm thấy của chúng sanh cõi Dục - do hai nguyên nhân khác nhau : có vô minh che và không có vô minh che. Và Phạm Thiên là chủ của “cái vô minh che” chúng sanh cõi Dục.

Còn việc pháp thế gian là pháp của Phạm Thiên - thì đó là d/đ hiểu theo lời Phật giảng. Và việc Phạm Thiên trộm pháp của Như Lai cũng là do Phật nói. Những gì d/đ nói điều có dẫn chứng và d/đ cũng chỉ nói để các Bạn tham khảo. Các Bạn có tin hay không d/đ đâu có ý kiến. d/đ chỉ có trách nhiệm giải thích rõ ràng cặn kẻ những gì d/đ chia sẻ. Nguyện của d/đ chỉ có như vậy thôi.

Thật ra, nếu những điều d/đ hiểu không phải là những điều chưa có ai phát hiện - thì d/đ đã không nhận nguyện. Cho nên, những gì d/đ chia sẻ cũng đều bị hiểu lầm - d/đ nhớ có lần ở diễn đàn này d/đ bị nói là đi trên mây. Nay lại bị nói là “phao tin đồn nhãm”…

Lại nói “lạc đề” rồi…

Phạm Thiên không phải nhân vật trong mơ đâu. Vì nếu Phạm Thiên là nhân vật trong mơ thì chúng ta thế nào ? -- Có phải là nhân vật trong mơ không ? -- Nếu là nhân vật trong mơ sao thì sao lại tạo cảnh mơ _ cho chúng ta nhìn thấy !?
Nếu chúng ta tạo được cảnh mơ - thì sao Phạm Thiên lại không thể tạo ra Tiểu thế giới ?
Thật ra nếu chúng ta chỉ là nhân vật trong mơ - không có cái gì là thật - thì chúng ta không thể tạo ra cái gì được cả. Và đức Phật cũng không dạy _ nhân vật trong mơ giữ giới hay tu học Phật đạo…


Còn d/đ viết :

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> Như d/đ giải thích - Tiểu thế giới chúng ta đang sống là ngôi nhà do Phạm Thiên tạo ra. Cho nên, nói Phạm Thiên là người có trước Như Lai là điều mắt thấy tai nghe. Nhưng chúng ta là người tu học Phật đạo thì phải biết - những gì nhìn thấy bằng mắt, nghe được bằng tai đều không phải thật. Cho nên, đối với người đời thì Phạm Thiên là người có trước, Phật là người có sau. Còn đối với chúng ta _ người tu học Phật đạo thì không nên hiểu như vậy.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
Nhưng bạn Thanh Trúc thì chỉ đọc có câu : Cho nên, nói Phạm Thiên là người có trước Như Lai là điều mắt thấy tai nghe.

Nên đã hiểu sai ý của d/đVà d/đ cũng có tô đậm hai chữ là người để xác định d/đ chỉ trả lời theo câu hỏi. Vì câu hỏi là : có phải Phạm Thiên là người có trước Như Lai.

Sau đó d/đ cũng có giải thích thêm : Ở nơi đó- Phật là ông Trưởng giả, còn Phạm Thiên là người chăn của ông Trưởng giả”.

Nhưng tiếc là bạn Thanh Trúc đã không đọc hết
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên