<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>CẢM THỨC THIÊN NHIÊN
CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ NGƯỜI VIỆT</B>
Nhật Chiêu
Nguyệt san Giác Ngộ số 83, tháng 2-2003, trang 80-87</CENTER>
<p style="padding-left: 56px; text-align: justify;">|Thiên nhiên mở ra trước mắt mọi người. Tùy theo thời đại, xứ sở và cá tính, con người nhìn thấy và cảm nhận thiên nhiên theo một cách nào đó. Trong lao động, tham quan hay du lịch hoặc đơn giản là nghỉ ngơi, người ta vẫn thường xuyên giao tiếp với thiên nhiên. Tìm hiểu cảm thức thiên nhiên của người khác, dân tộc khác cũng là một cách tìm hiểu văn hóa. Bởi có những cách ứng xử văn hóa khác nhau đối với thiên nhiên.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiên nhiên mở ra trước mắt mọi người. Tùy theo thời đại, xứ sở và cá tính, con người nhìn thấy và cảm nhận thiên nhiên theo một cách nào đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong lao động, tham quan hay du lịch hoặc đơn giản là nghỉ ngơi, người ta vẫn thường xuyên giao tiếp với thiên nhiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tìm hiểu cảm thức thiên nhiên của người khác, dân tộc khác cũng là một cách tìm hiểu văn hóa. Bởi có những cách ứng xử văn hóa khác nhau đối với thiên nhiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Để thấy những quan niệm thiên nhiên khác nhau, chỉ cần đọc qua những câu hỏi sau đây:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiên nhiên có phải là một thế giới khách quan, một đối tượng nghiên cứu khoa học?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiên nhiên có phải là một môi trường phong nhiêu để khai thác nguồn lợi và để chinh phục?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiên nhiên có phải là "tạo vật của Thượng đế" nằm đối trọng với con người?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hay thiên nhiên chính là bản thân "tạo hóa" <I>(zoka)</I>, là sáng tạo và chuyển hóa liên tục?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hay thiên nhiên và con người là đồng nhất thể?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ những vấn đề trên, có thể nhận biết nằm dưới cảm thức thiên nhiên, là những tầng văn hóa. Tìm hiểu nó là một cách giao cảm với người khác và giao cảm với chính thiên nhiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Theo Isamu Kurita<SUP><B>(1)</B></SUP> mang một ý nghĩa huyền bí và sâu thẳm đối với người Nhật, gần giống với Hy Lạp cổ đại xem thiên nhiên như một năng lực sáng tạo. Chứ thiên nhiên không phải là một vật thụ tạo của đấng Chí tôn nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đó, người Nhật biểu tượng thiên nhiên bằng ba hình ảnh Tuyết - Nguyệt - Hoa <I>(setsu - getsu - ka)</I>. Tuyết tượng trưng cho bốn mùa thay đổi và thời gian trôi qua. Trăng gợi lên vũ trụ và pháp giới bao la. Hoa là hiện hữu của từng mùa và từng thời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy Tuyết - Nguyệt- Hoa là tam tuyệt của thiên nhiên, điều đó được thể hiện một cách giản dị mà sâu thẳm trong bài Tanka (đoản ca) ba mươi mốt âm tiết sau đây có từ thế kỷ XIII của thiền sư Dogen (Đạo Nguyên):
<p style="padding-left: 56px;">Haru wa hana
Natsu hototogisu
<BR><I>Mùa Xuân có hoa đào
Mùa Hạ chim cu hót.</I>
<BR>Aki wa tsuki
Fuyu yuki saete
Suyushi karikeri
<BR>Mùa Thu thì trăng soi
Mùa Đông tuyết lạnh buốt
Và sáng ngời nơi nơi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bốn mùa lướt qua tâm hồn thiền sư như lướt qua gương trong, nơi phản chiếu mọi vẻ đẹp. Tâm hồn ấy vừa phản chiếu bốn mùa vừa vượt lên trên mọi thời khắc. Có thể tương chiếu với hai câu thơ của thi hào Nguyễn Du:
<p style="padding-left: 56px;">Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự
Tứ thời tâm kính tự như như.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tạm dịch:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Hoa nở lá rơi đầy nước mắt
Bốn mùa tâm kính vẫn như như.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bốn mùa nằm trong hoa nở lá rơi. Đó là điệu luân vũ của thời gian, hiển hiện trước tấm gương trong trẻo của tâm hồn thi nhân. Tâm hồn đó vừa chứa muôn cái xao động (hoa nở lá rơi) vừa vượt lên mọi thứ xao động (như như).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái nhìn thiên nhiên của một thiền sư Nhật Bản và một thi nhân Việt Nam đã gặp nhau trong một khoảnh khắc bất ngờ?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiến sĩ Yashiro Yukio đã thu gọn yếu tính của cảm thức thiên nhiên Nhật Bản như sau: "Khi tuyết rơi, khi hoa nở, khi trăng lên - hơn bao giờ hết ta nhớ tới bạn".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dựa vào câu nói đó, văn hào Kawata Yasunari diễn giải: "Khi chúng tôi thấy vẻ đẹp của tuyết trắng, của trăng tròn, khi chúng tôi trông hoa anh đào nở, tóm lại, khi mà vẻ đẹp của bốn mùa lướt tới và đánh thức chúng tôi dậy, đó chính là lúc chúng tôi nghĩ nhiều nhất đến những người thân và muốn chia sẻ sự sung sướng cùnh họ, kích thích bởi cái đẹp, ta thấy rất cần người chia sẻ, rất cần tình bạn - và chữ "bạn" ở đây có thể hiểu là "nhân gian". Tuyết - Nguyệt - Hoa, những danh từ diễn tả là các mùa nối tiếp nhau theo phong tục Nhật Bản đã gồm cả núi, sông, cây cỏ và muôn ngàn biểu hiện khác của thiên nhiên cũng như cảm nghĩ của con người. Tinh thần ấy, cảm nghĩ ấy, đối với bạn đồng hành, trên tuyết, dưới trăng, trong hoa cũng là bản chất của Trà đạo<SUP><B>(2)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy cái đẹp của thiên nhiên (Tuyết - Nguyệt - Hoa) đã liên kết con người với con người trong tình bạn, đưa đến niềm giao cảm thâm sâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở Việt Nam, tuyết hầu như không có. Để biểu hiện thiên nhiên, người Việt thường dùng hình ảnh Non - Nước trong tư tưởng lưỡng phân lưỡng hợp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhà thơ Nguyễn Trải trong <I>Quốc Âm Thi Tập</I> (thế kỷ XV) nhiều lần nhắc đến cặp từ Non - Nước (trong các bài 36, 41, 46, 78, 86, 88, 95, 143, 156) hoặc tạo ra các cụm từ : Non lạ nước thanh, non cao nước cả... Và ông cũng là nhà thơ của Nguyệt. Ông gọi trăng là Nguyệt mà ít khi dùng từ trăng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với tâm hồn rất Việt Nam của Nguyễn Trãi, Non - Nước là thế giới của tự do, nơi con người tiêu dao tự tại.
<p style="padding-left: 56px;"><I>Chơi nước chơi non đeo tích cũ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông tự nhận mình là người có thói quen (tích cũ) chơi với nước, với non. Và tất nhiên chơi với vầng trăng:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Nước còn nguyệt hiện, sá thôi chèo...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và cho đến tận thế kỷ XX, tình yêu Non - Nước và Nguyệt ấy vẫn còn vang vọng nồng nàn trong thơ Tản Đà:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Nước non vắng khách hữu tình
Non xanh nước biếc cho mình nhớ ai.
<BR>Đêm thu trăng gió một lời...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu như Hoa - Tuyết - Nguyệt là cái đẹp tuyệt vời của thiên nhiên đối với người Nhật, giúp họ giao cảm với bạn hữu,nhân gian thì Nước - Non là hình tượng thân yêu của thiên nhiên đối với người Việt, giúp họ yêu quê hương đồng bào. Cái "nhớ ai" thường thấy trong thơ ca Việt Nam không hẳn chỉ là thương nhớ một người mà có thể là thương nhớ tất cả những gì thân yêu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người Nhật còn có núi Fuji (Phú Sĩ) như là một biểu tượng tráng lệ của thiên nhiên và của những gì linh thiên nhất và của tình yêu con người. Như lời của thiền sư Hakuin (Bạch Ẩn) thế kỷ XVIII:
<p style="padding-left: 56px;">Koibito wa kumo no ue ni naru ofujisan
Harete auni wa yuki no hada miru.
<BR><I>Núi Fuji, người yêu vươn mình trên mây
Khi trời trong ta thấy làn da em trắng tuyết.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm thức thiên nhiên của người Nhật, cũng theo Isamu Kurita, dựa trên ba yếu tố cơ bản sau đây:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thứ nhất, thiên nhiên không tĩnh tại mà luôn luôn biến dị giống như vòng xoay vô tận của các mùa. Cỏ cây, cầm thú, con người liên tục sản sinh theo năng lực hầu như là "tính dục" của vũ trụ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thứ hai, thiên nhiên cho dù hung bạo đến đâu cũng chứa đựng một yếu tố hòa điệu hay là trật tự. Nó có một cái gì đấy siêu phàm. Trong núi sông, biển bờ, cỏ cây đều ẩn một thần linh. Sự tôn thờ mặt trời là biểu hiện của niềm tin ấy, một niềm tin mang tính trực cảm. Do vậy, người Nhật trong khi tôn thờ sẽ hướng về một phong cảnh thiên nhiên hơn là một vị thần có hình thể.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thứ ba, Người Nhật không xem thiên nhiên là cái đối lập với con người hay là cái mà con người phải chinh phục. Thay vì thế, họ tin rằng con người sống hòa hợp trong lòng thiên nhiên, thiên nhiên hiện hữu đồng đẳng với con người và cả hai bên có một mối giao tình thân thiết. Nói cách khác, cả hai thiên nhiên và con người chỉ là hiện tượng tạm thời của vòng luân hồi chuyển sinh <I>(rinetensho)</I>. Để có thể hòa đồng với thiên nhiên, họ phải phủ định tự kỷ của mình <I>(jiko hitei)</I>, hướng tới thể nhập chơn không đầy ấp thiên nhiên, nơi ta tìm lại mình trong một chiều kích sâu thẳm, cái chân không đầy an lạc mà người Nhật gọi là "sung thực không hư" <I>(jùjitsu kùkyo)</I><SUP><B>(3)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba điểm trên cũng không khác mấy với cảm thức thiên nhiên của Người Việt. Bởi vì nó cũng là cái nhìn chung của tư tưởng Á Đông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về điểm thứ nhất, cái nhìn thiên nhiên biến di thiên nhiên có năng lực tính dục đã được diễn tả trong Kinh Dịch, hệ từ hạ truyện: "Nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với người Việt, thiên nhiên cũng biến đổi và hóa sinh, cũng ra đi và trở về trong một lời thề nguyền thiêng liêng của tình yêu" Thề Non Nước":
<p style="padding-left: 56px;"><I>Nước non chung một lời thề.</I>
(Tản Đà).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về điểm thứ hai, thiên nhiên hòa điệu và ẩn chứa thần linh. Trong tư tưởng Thần đạo, người Nhật tìm thấy thiên nhiên có thần và tuyệt đẹp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi người Nhật đi ngắm hoa đào hay ngồi dưới bóng hoa không chỉ vì cái đẹp mà còn muốn giao cảm với linh thần của cây hoa. Cũng như khi ngắm núi Fuji, họ tự hỏi đấy có phải là một linh thần - theo lối một bài thơ về núi Fuji trong <I>Manyoshu (Vạn Diệp Tập)</I>
<p style="padding-left: 56px;"><I>Cả những vầng mây trắng
Không dám giăng ngang đầu
Sợ vùng linh thiêng ấy
Chim nào dám bay cao
Chỉ có tuyết và lửa
Trên đầu non đấu nhau.
Tuyết vùi lấp
Lửa cháy thiêu
Cuộc thư hùng ấy
Vẫn vô hạn kỳ
Và trong huyền bí
Thần linh đang đi.
<BR>Người chở che
Đất nước Yamato này
Nơi mặt trời mọc
Người là một linh thần
Hay người là vẻ đẹp
Của núi đồi cao thâm
Ôi! Fuji huy hoàng
Trước người, xin được
Đứng nhìn ngàn năm".</I><SUP><B>(4)</B></SUP>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với người Việt thiên nhiên ít đậm tính chất linh thần như người Nhật, mặc dù cũng thường hay nhắc đến câu "thần cây đa, ma cậy gạo, cú cáo cây đề" hoặc cũng yêu huyền thoại như Sơn Tinh, Thủy Tinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi tín ngưỡng từ xa xưa của Nhật là Thần đạo xưng tụng thần linh, thì tín ngưỡng của người Việt lại xưng tụng các Tổ, Mẫu và Thánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ là tổ tiên, Mẫu là mẹ. Mẹ thiên nhiên, mẹ vạn vật. Như Mẫu Thượng Ngàn là bà chúa áo xanh của núi rừng và Mẫu Thoải là bà chúa áo trắng của sông nước. Thánh thường là các anh hùng và những người có công đức lớn với dân như Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các vị thiêng liêng trên cho dù siêu phàm đến đâu cũng thường là có nguồn gốc con người, từ con người đi lên, thăng hoa làm Tổ, làm Mẫu, làm Thánh trong trí tưởng tượng hàm ơn của người Việt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thơ ca Việt Nam miêu tả thiên nhiên thường ít gợi lên cái thiêng liêng mà gợi lên cuộc sống thường ngày, công việc thường ngày:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Lên non đón gió lấy trầm
Xui ong làm mật, dục tằm nhả tơ.</I>
(Ca dao).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhà thơ Kahlil Gibran trong tập <I>Kẻ tiên tri</I> có viết: "Đời sống thường ngày là đền thờ và tôn giáo của các người". Kẻ lên non đón gió tìm trần kia, chàng trai người Việt nào đấy, có phải đang theo một tín ngưỡng gọi là "Đời sống thường ngày".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và ngay khi cả nhắc đến Phật và Tiên ở một danh lam thắng cảnh, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, có một cái nhìn rất Việt Nam:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Người quen cõi Phật chen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy, những Tổ, Mẫu, Thánh, Tiên, Phật cho dù có phảng phất trong cảm thức thiên nhiên của người Việt vẫn là dáng dấp thân quen nào đấy trong đời sống hàng ngày.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điểm thứ ba trong cảm thức thiên nhiên của người Nhật là giao cảm với thiên nhiên, giao cảm với chân không, quên đi tự kỷ, tức phủ định cái ta nhỏ bé đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái giao cảm ấy người Nhật cảm thấy rõ đến mức con người và thiên nhiên như có thể trò chuyện với nhau, có thể đồng tình và cộng hưởng. Như trong một bài thơ Haiku (thơ 17 âm tiết) của thi hào Bashô:
<p style="padding-left: 56px;">Te o uteba
Kodama ni akuru
Natsu no tssuki
<BR><I>Tôi vỗ bàn tay
Dưới trăng mùa Hạ
Tiếng dội về, ban mai!</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một đêm mùa Hạ bên dòng Sumida, Bashô bước ra khỏi Ba Tiêu am của mình, ngước nhìn vầng trăng phai mờ. Một tưởng tượng nào đây đã xúi ông vỗ nhẹ bàn tay làm dấy lên một âm vang <I>(kidama).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với âm vang đó, ánh ban mai đã mọc. Như thể vũ trụ trả lời. Hay đúng ra, ánh sáng ấy ở ngay trong Bashô, không sai biệt với ánh trăng bên ngoài và nó đang trả lời tiếng vỗ tay của chính ông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba trăm năm đã qua từ tiếng vỗ tay đó, nhưng bài thơ đêm ấy của Bashô thì còn lại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái giao cảm với thiên nhiên ấy cũng rất thường thấy trong thơ Việt Nam.
<p style="padding-left: 56px;"><I>Lụy nhớ mưa ngàn tuôn nườm nượp
Tóc thề mây níu bạc phơ phơ.</I>
(Quách Tấn).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là nhà thơ nói về Đá Vọng Phu, và đá sống dậy trong một không gian ướt đẫm tình yêu của mưa ngàn và mây núi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Càng đắm mình vào thiên nhiên, người ta càng dễ quên đi tự kỷ. Văn hóa Nhật thấm nhuần tinh thần Thiền, từ đó người Nhật có cảm nghiệm thiên nhiên đầy ắp chân không và một chân không đầy ắp thiên nhiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói như Toshimitsu Hasumi, đấy là:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Khi người ta cảm nghiệm được chân không trong hiện hữu và hiện hữu trong chân không thì nhờ cả hai người ta tìm thấy Bình an mà sống".</I><SUP><B>(5)</B></SUP>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm nghiệm đó có thể được gợi lên từ một bài thơ Haiku của Bashô:
<p style="padding-left: 56px;">Arayumi ya
Sado ni yokotau
Amanogawa.
<BR><I>Ôi biển hoang vu
Ngân hà vươn trải
Ôm đảo Sado.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì không còn cái ta nhỏ bé, tâm hồn có thể vươn trải như một dãy Ngân Hà, ôm ấp toàn thế giới bao la trong cái biển chân không vô tận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như lời Kikai viết về một thiền sư: "Chiếc cầu vồng đỏ bắc ngang vòm trời sở dĩ có là bởi hư không đang nhuốn sắc. Ánh sáng kia trắng là vì bầu trời đang sáng dần. Không có gì để hứng lấy màu sắc cả. Với một tâm trí như bầu trời trống kia, người tô màu cho mọi cảnh trí, nhưng rốt cuộc không có vết tích gì còn lưu lại. Trong một thứ thi ca như thế, ta có thể tìm thấy Như Lai, thấy pháp thân và cả thấy chân lý".<SUP><B>(6)</B></SUP>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đấy cũng là điều mà Việt Nam, thi hào Nguyễn Du gọi là: "Mãn cảnh giai không mà hữu tướng" (cảnh vật đều là chân không thì làm sao còn có hình tướng).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các nhà thơ Thiền nói thế là để ta đừng chấp vào hình tướng mà quên đi cái thiên nhiên thật vô cùng huyền diệu, cái vũ trụ đang ôm ấp chúng ta.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm nghiệm thiên nhiên của Bashô và Nguyễn Du đầy thiền vị, vì nằm chung văn hóa thiền của Á Đông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Qua những điều xem xét trên, có thể thấy rằng tình yêu thiên nhiên của người Nhật và người Việt có nhiều điểm tương đồng, không xem thiên nhiên như là một khách thể bất khả tri. Trái lại, cả hai đều lấy giao cảm với thiên nhiên làm trọng theo tinh thần Kinh Dịch: "Thiên văn" (cái đẹp của thiên nhiên) giao cảm với "nhân văn" (cái đẹp của con người), thiên nhiên hợp nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng cảm thức thiên nhiên của người Nhật có những trải nghiệm trong văn hóa Thần đạo và Thiền tông. Họ xem thiên nhiên, tự nhiên <I>(shizen)</I> là thần linh <I>(kami)</I> và xem thần linh là tự nhiên. Họ cũng xem thiên nhiên là biểu hiện của chân không <I>(Kùkyo)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi đó, cảm thức thiên nhiên của người Việt mang tính dấu ấn của một đời sống văn hóa coi trọng một thứ tín ngưỡng của đời sống thường ngày. Thiên nhiên cùng với con người "xui dục" ong làm mật và tằm nhả tơ, nghĩa là cùng nhau thúc đẩy cái biến hóa của đời sống.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tất nhiên là, mối cảm thức có một bản sắc. Hiểu bản sắc của nhau, hiểu tình yêu thiên nhiên của nhau, vậy là có thể làm bạn đồng hành của nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và khi thưởng ngoạn cái đẹp của thiên nhiên, hơn bao giờ hết ta nhớ đến "bạn".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Trong cuốn <I>Japanese Identity</I>, 1997.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <I>Đất Phù tang, Cái đẹp và tôi</I> Kawabata Yasunari, bản dịch của Cao Ngọc Phượng, Lá Bối, 1969.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <I>Isamukirrita, Japanese Identity</I>, Fujitsu Institute of Management, trang 32-33.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Nhật Chiêu, <I>Thơ ca Nhật Bản</I>, NXB Giáo Dục, trang 30-31.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) <I>Zen in Japanese Art</I>, Toshimitssu Hasumi, London, trang 102.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) <I>Đất Phù Tang, Cái đẹp và tôi</I>, Kawabata Yasunari, bản dịch của Cao Ngọc Phượng, Lá Bối, trang 50-51.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">--------------------------
<CENTER>
</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Và khi thưởng ngoạn cái đẹp của thiên nhiên, hơn bao giờ hết ta nhớ đến "bạn"</B>, |<I>và đã sống với "bạn"</I>.|
</span></span>
<CENTER><B>CẢM THỨC THIÊN NHIÊN
CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ NGƯỜI VIỆT</B>
Nhật Chiêu
Nguyệt san Giác Ngộ số 83, tháng 2-2003, trang 80-87</CENTER>
<p style="padding-left: 56px; text-align: justify;">|Thiên nhiên mở ra trước mắt mọi người. Tùy theo thời đại, xứ sở và cá tính, con người nhìn thấy và cảm nhận thiên nhiên theo một cách nào đó. Trong lao động, tham quan hay du lịch hoặc đơn giản là nghỉ ngơi, người ta vẫn thường xuyên giao tiếp với thiên nhiên. Tìm hiểu cảm thức thiên nhiên của người khác, dân tộc khác cũng là một cách tìm hiểu văn hóa. Bởi có những cách ứng xử văn hóa khác nhau đối với thiên nhiên.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiên nhiên mở ra trước mắt mọi người. Tùy theo thời đại, xứ sở và cá tính, con người nhìn thấy và cảm nhận thiên nhiên theo một cách nào đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong lao động, tham quan hay du lịch hoặc đơn giản là nghỉ ngơi, người ta vẫn thường xuyên giao tiếp với thiên nhiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tìm hiểu cảm thức thiên nhiên của người khác, dân tộc khác cũng là một cách tìm hiểu văn hóa. Bởi có những cách ứng xử văn hóa khác nhau đối với thiên nhiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Để thấy những quan niệm thiên nhiên khác nhau, chỉ cần đọc qua những câu hỏi sau đây:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiên nhiên có phải là một thế giới khách quan, một đối tượng nghiên cứu khoa học?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiên nhiên có phải là một môi trường phong nhiêu để khai thác nguồn lợi và để chinh phục?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiên nhiên có phải là "tạo vật của Thượng đế" nằm đối trọng với con người?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hay thiên nhiên chính là bản thân "tạo hóa" <I>(zoka)</I>, là sáng tạo và chuyển hóa liên tục?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hay thiên nhiên và con người là đồng nhất thể?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ những vấn đề trên, có thể nhận biết nằm dưới cảm thức thiên nhiên, là những tầng văn hóa. Tìm hiểu nó là một cách giao cảm với người khác và giao cảm với chính thiên nhiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Theo Isamu Kurita<SUP><B>(1)</B></SUP> mang một ý nghĩa huyền bí và sâu thẳm đối với người Nhật, gần giống với Hy Lạp cổ đại xem thiên nhiên như một năng lực sáng tạo. Chứ thiên nhiên không phải là một vật thụ tạo của đấng Chí tôn nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đó, người Nhật biểu tượng thiên nhiên bằng ba hình ảnh Tuyết - Nguyệt - Hoa <I>(setsu - getsu - ka)</I>. Tuyết tượng trưng cho bốn mùa thay đổi và thời gian trôi qua. Trăng gợi lên vũ trụ và pháp giới bao la. Hoa là hiện hữu của từng mùa và từng thời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy Tuyết - Nguyệt- Hoa là tam tuyệt của thiên nhiên, điều đó được thể hiện một cách giản dị mà sâu thẳm trong bài Tanka (đoản ca) ba mươi mốt âm tiết sau đây có từ thế kỷ XIII của thiền sư Dogen (Đạo Nguyên):
<p style="padding-left: 56px;">Haru wa hana
Natsu hototogisu
<BR><I>Mùa Xuân có hoa đào
Mùa Hạ chim cu hót.</I>
<BR>Aki wa tsuki
Fuyu yuki saete
Suyushi karikeri
<BR>Mùa Thu thì trăng soi
Mùa Đông tuyết lạnh buốt
Và sáng ngời nơi nơi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bốn mùa lướt qua tâm hồn thiền sư như lướt qua gương trong, nơi phản chiếu mọi vẻ đẹp. Tâm hồn ấy vừa phản chiếu bốn mùa vừa vượt lên trên mọi thời khắc. Có thể tương chiếu với hai câu thơ của thi hào Nguyễn Du:
<p style="padding-left: 56px;">Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự
Tứ thời tâm kính tự như như.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tạm dịch:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Hoa nở lá rơi đầy nước mắt
Bốn mùa tâm kính vẫn như như.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bốn mùa nằm trong hoa nở lá rơi. Đó là điệu luân vũ của thời gian, hiển hiện trước tấm gương trong trẻo của tâm hồn thi nhân. Tâm hồn đó vừa chứa muôn cái xao động (hoa nở lá rơi) vừa vượt lên mọi thứ xao động (như như).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái nhìn thiên nhiên của một thiền sư Nhật Bản và một thi nhân Việt Nam đã gặp nhau trong một khoảnh khắc bất ngờ?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiến sĩ Yashiro Yukio đã thu gọn yếu tính của cảm thức thiên nhiên Nhật Bản như sau: "Khi tuyết rơi, khi hoa nở, khi trăng lên - hơn bao giờ hết ta nhớ tới bạn".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dựa vào câu nói đó, văn hào Kawata Yasunari diễn giải: "Khi chúng tôi thấy vẻ đẹp của tuyết trắng, của trăng tròn, khi chúng tôi trông hoa anh đào nở, tóm lại, khi mà vẻ đẹp của bốn mùa lướt tới và đánh thức chúng tôi dậy, đó chính là lúc chúng tôi nghĩ nhiều nhất đến những người thân và muốn chia sẻ sự sung sướng cùnh họ, kích thích bởi cái đẹp, ta thấy rất cần người chia sẻ, rất cần tình bạn - và chữ "bạn" ở đây có thể hiểu là "nhân gian". Tuyết - Nguyệt - Hoa, những danh từ diễn tả là các mùa nối tiếp nhau theo phong tục Nhật Bản đã gồm cả núi, sông, cây cỏ và muôn ngàn biểu hiện khác của thiên nhiên cũng như cảm nghĩ của con người. Tinh thần ấy, cảm nghĩ ấy, đối với bạn đồng hành, trên tuyết, dưới trăng, trong hoa cũng là bản chất của Trà đạo<SUP><B>(2)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy cái đẹp của thiên nhiên (Tuyết - Nguyệt - Hoa) đã liên kết con người với con người trong tình bạn, đưa đến niềm giao cảm thâm sâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở Việt Nam, tuyết hầu như không có. Để biểu hiện thiên nhiên, người Việt thường dùng hình ảnh Non - Nước trong tư tưởng lưỡng phân lưỡng hợp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhà thơ Nguyễn Trải trong <I>Quốc Âm Thi Tập</I> (thế kỷ XV) nhiều lần nhắc đến cặp từ Non - Nước (trong các bài 36, 41, 46, 78, 86, 88, 95, 143, 156) hoặc tạo ra các cụm từ : Non lạ nước thanh, non cao nước cả... Và ông cũng là nhà thơ của Nguyệt. Ông gọi trăng là Nguyệt mà ít khi dùng từ trăng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với tâm hồn rất Việt Nam của Nguyễn Trãi, Non - Nước là thế giới của tự do, nơi con người tiêu dao tự tại.
<p style="padding-left: 56px;"><I>Chơi nước chơi non đeo tích cũ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ông tự nhận mình là người có thói quen (tích cũ) chơi với nước, với non. Và tất nhiên chơi với vầng trăng:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Nước còn nguyệt hiện, sá thôi chèo...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và cho đến tận thế kỷ XX, tình yêu Non - Nước và Nguyệt ấy vẫn còn vang vọng nồng nàn trong thơ Tản Đà:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Nước non vắng khách hữu tình
Non xanh nước biếc cho mình nhớ ai.
<BR>Đêm thu trăng gió một lời...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu như Hoa - Tuyết - Nguyệt là cái đẹp tuyệt vời của thiên nhiên đối với người Nhật, giúp họ giao cảm với bạn hữu,nhân gian thì Nước - Non là hình tượng thân yêu của thiên nhiên đối với người Việt, giúp họ yêu quê hương đồng bào. Cái "nhớ ai" thường thấy trong thơ ca Việt Nam không hẳn chỉ là thương nhớ một người mà có thể là thương nhớ tất cả những gì thân yêu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người Nhật còn có núi Fuji (Phú Sĩ) như là một biểu tượng tráng lệ của thiên nhiên và của những gì linh thiên nhất và của tình yêu con người. Như lời của thiền sư Hakuin (Bạch Ẩn) thế kỷ XVIII:
<p style="padding-left: 56px;">Koibito wa kumo no ue ni naru ofujisan
Harete auni wa yuki no hada miru.
<BR><I>Núi Fuji, người yêu vươn mình trên mây
Khi trời trong ta thấy làn da em trắng tuyết.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm thức thiên nhiên của người Nhật, cũng theo Isamu Kurita, dựa trên ba yếu tố cơ bản sau đây:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thứ nhất, thiên nhiên không tĩnh tại mà luôn luôn biến dị giống như vòng xoay vô tận của các mùa. Cỏ cây, cầm thú, con người liên tục sản sinh theo năng lực hầu như là "tính dục" của vũ trụ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thứ hai, thiên nhiên cho dù hung bạo đến đâu cũng chứa đựng một yếu tố hòa điệu hay là trật tự. Nó có một cái gì đấy siêu phàm. Trong núi sông, biển bờ, cỏ cây đều ẩn một thần linh. Sự tôn thờ mặt trời là biểu hiện của niềm tin ấy, một niềm tin mang tính trực cảm. Do vậy, người Nhật trong khi tôn thờ sẽ hướng về một phong cảnh thiên nhiên hơn là một vị thần có hình thể.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thứ ba, Người Nhật không xem thiên nhiên là cái đối lập với con người hay là cái mà con người phải chinh phục. Thay vì thế, họ tin rằng con người sống hòa hợp trong lòng thiên nhiên, thiên nhiên hiện hữu đồng đẳng với con người và cả hai bên có một mối giao tình thân thiết. Nói cách khác, cả hai thiên nhiên và con người chỉ là hiện tượng tạm thời của vòng luân hồi chuyển sinh <I>(rinetensho)</I>. Để có thể hòa đồng với thiên nhiên, họ phải phủ định tự kỷ của mình <I>(jiko hitei)</I>, hướng tới thể nhập chơn không đầy ấp thiên nhiên, nơi ta tìm lại mình trong một chiều kích sâu thẳm, cái chân không đầy an lạc mà người Nhật gọi là "sung thực không hư" <I>(jùjitsu kùkyo)</I><SUP><B>(3)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba điểm trên cũng không khác mấy với cảm thức thiên nhiên của Người Việt. Bởi vì nó cũng là cái nhìn chung của tư tưởng Á Đông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về điểm thứ nhất, cái nhìn thiên nhiên biến di thiên nhiên có năng lực tính dục đã được diễn tả trong Kinh Dịch, hệ từ hạ truyện: "Nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với người Việt, thiên nhiên cũng biến đổi và hóa sinh, cũng ra đi và trở về trong một lời thề nguyền thiêng liêng của tình yêu" Thề Non Nước":
<p style="padding-left: 56px;"><I>Nước non chung một lời thề.</I>
(Tản Đà).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về điểm thứ hai, thiên nhiên hòa điệu và ẩn chứa thần linh. Trong tư tưởng Thần đạo, người Nhật tìm thấy thiên nhiên có thần và tuyệt đẹp.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi người Nhật đi ngắm hoa đào hay ngồi dưới bóng hoa không chỉ vì cái đẹp mà còn muốn giao cảm với linh thần của cây hoa. Cũng như khi ngắm núi Fuji, họ tự hỏi đấy có phải là một linh thần - theo lối một bài thơ về núi Fuji trong <I>Manyoshu (Vạn Diệp Tập)</I>
<p style="padding-left: 56px;"><I>Cả những vầng mây trắng
Không dám giăng ngang đầu
Sợ vùng linh thiêng ấy
Chim nào dám bay cao
Chỉ có tuyết và lửa
Trên đầu non đấu nhau.
Tuyết vùi lấp
Lửa cháy thiêu
Cuộc thư hùng ấy
Vẫn vô hạn kỳ
Và trong huyền bí
Thần linh đang đi.
<BR>Người chở che
Đất nước Yamato này
Nơi mặt trời mọc
Người là một linh thần
Hay người là vẻ đẹp
Của núi đồi cao thâm
Ôi! Fuji huy hoàng
Trước người, xin được
Đứng nhìn ngàn năm".</I><SUP><B>(4)</B></SUP>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với người Việt thiên nhiên ít đậm tính chất linh thần như người Nhật, mặc dù cũng thường hay nhắc đến câu "thần cây đa, ma cậy gạo, cú cáo cây đề" hoặc cũng yêu huyền thoại như Sơn Tinh, Thủy Tinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi tín ngưỡng từ xa xưa của Nhật là Thần đạo xưng tụng thần linh, thì tín ngưỡng của người Việt lại xưng tụng các Tổ, Mẫu và Thánh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tổ là tổ tiên, Mẫu là mẹ. Mẹ thiên nhiên, mẹ vạn vật. Như Mẫu Thượng Ngàn là bà chúa áo xanh của núi rừng và Mẫu Thoải là bà chúa áo trắng của sông nước. Thánh thường là các anh hùng và những người có công đức lớn với dân như Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các vị thiêng liêng trên cho dù siêu phàm đến đâu cũng thường là có nguồn gốc con người, từ con người đi lên, thăng hoa làm Tổ, làm Mẫu, làm Thánh trong trí tưởng tượng hàm ơn của người Việt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thơ ca Việt Nam miêu tả thiên nhiên thường ít gợi lên cái thiêng liêng mà gợi lên cuộc sống thường ngày, công việc thường ngày:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Lên non đón gió lấy trầm
Xui ong làm mật, dục tằm nhả tơ.</I>
(Ca dao).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhà thơ Kahlil Gibran trong tập <I>Kẻ tiên tri</I> có viết: "Đời sống thường ngày là đền thờ và tôn giáo của các người". Kẻ lên non đón gió tìm trần kia, chàng trai người Việt nào đấy, có phải đang theo một tín ngưỡng gọi là "Đời sống thường ngày".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và ngay khi cả nhắc đến Phật và Tiên ở một danh lam thắng cảnh, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, có một cái nhìn rất Việt Nam:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Người quen cõi Phật chen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy, những Tổ, Mẫu, Thánh, Tiên, Phật cho dù có phảng phất trong cảm thức thiên nhiên của người Việt vẫn là dáng dấp thân quen nào đấy trong đời sống hàng ngày.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điểm thứ ba trong cảm thức thiên nhiên của người Nhật là giao cảm với thiên nhiên, giao cảm với chân không, quên đi tự kỷ, tức phủ định cái ta nhỏ bé đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái giao cảm ấy người Nhật cảm thấy rõ đến mức con người và thiên nhiên như có thể trò chuyện với nhau, có thể đồng tình và cộng hưởng. Như trong một bài thơ Haiku (thơ 17 âm tiết) của thi hào Bashô:
<p style="padding-left: 56px;">Te o uteba
Kodama ni akuru
Natsu no tssuki
<BR><I>Tôi vỗ bàn tay
Dưới trăng mùa Hạ
Tiếng dội về, ban mai!</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một đêm mùa Hạ bên dòng Sumida, Bashô bước ra khỏi Ba Tiêu am của mình, ngước nhìn vầng trăng phai mờ. Một tưởng tượng nào đây đã xúi ông vỗ nhẹ bàn tay làm dấy lên một âm vang <I>(kidama).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với âm vang đó, ánh ban mai đã mọc. Như thể vũ trụ trả lời. Hay đúng ra, ánh sáng ấy ở ngay trong Bashô, không sai biệt với ánh trăng bên ngoài và nó đang trả lời tiếng vỗ tay của chính ông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba trăm năm đã qua từ tiếng vỗ tay đó, nhưng bài thơ đêm ấy của Bashô thì còn lại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cái giao cảm với thiên nhiên ấy cũng rất thường thấy trong thơ Việt Nam.
<p style="padding-left: 56px;"><I>Lụy nhớ mưa ngàn tuôn nườm nượp
Tóc thề mây níu bạc phơ phơ.</I>
(Quách Tấn).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là nhà thơ nói về Đá Vọng Phu, và đá sống dậy trong một không gian ướt đẫm tình yêu của mưa ngàn và mây núi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Càng đắm mình vào thiên nhiên, người ta càng dễ quên đi tự kỷ. Văn hóa Nhật thấm nhuần tinh thần Thiền, từ đó người Nhật có cảm nghiệm thiên nhiên đầy ắp chân không và một chân không đầy ắp thiên nhiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói như Toshimitsu Hasumi, đấy là:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Khi người ta cảm nghiệm được chân không trong hiện hữu và hiện hữu trong chân không thì nhờ cả hai người ta tìm thấy Bình an mà sống".</I><SUP><B>(5)</B></SUP>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm nghiệm đó có thể được gợi lên từ một bài thơ Haiku của Bashô:
<p style="padding-left: 56px;">Arayumi ya
Sado ni yokotau
Amanogawa.
<BR><I>Ôi biển hoang vu
Ngân hà vươn trải
Ôm đảo Sado.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì không còn cái ta nhỏ bé, tâm hồn có thể vươn trải như một dãy Ngân Hà, ôm ấp toàn thế giới bao la trong cái biển chân không vô tận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như lời Kikai viết về một thiền sư: "Chiếc cầu vồng đỏ bắc ngang vòm trời sở dĩ có là bởi hư không đang nhuốn sắc. Ánh sáng kia trắng là vì bầu trời đang sáng dần. Không có gì để hứng lấy màu sắc cả. Với một tâm trí như bầu trời trống kia, người tô màu cho mọi cảnh trí, nhưng rốt cuộc không có vết tích gì còn lưu lại. Trong một thứ thi ca như thế, ta có thể tìm thấy Như Lai, thấy pháp thân và cả thấy chân lý".<SUP><B>(6)</B></SUP>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đấy cũng là điều mà Việt Nam, thi hào Nguyễn Du gọi là: "Mãn cảnh giai không mà hữu tướng" (cảnh vật đều là chân không thì làm sao còn có hình tướng).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các nhà thơ Thiền nói thế là để ta đừng chấp vào hình tướng mà quên đi cái thiên nhiên thật vô cùng huyền diệu, cái vũ trụ đang ôm ấp chúng ta.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm nghiệm thiên nhiên của Bashô và Nguyễn Du đầy thiền vị, vì nằm chung văn hóa thiền của Á Đông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Qua những điều xem xét trên, có thể thấy rằng tình yêu thiên nhiên của người Nhật và người Việt có nhiều điểm tương đồng, không xem thiên nhiên như là một khách thể bất khả tri. Trái lại, cả hai đều lấy giao cảm với thiên nhiên làm trọng theo tinh thần Kinh Dịch: "Thiên văn" (cái đẹp của thiên nhiên) giao cảm với "nhân văn" (cái đẹp của con người), thiên nhiên hợp nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng cảm thức thiên nhiên của người Nhật có những trải nghiệm trong văn hóa Thần đạo và Thiền tông. Họ xem thiên nhiên, tự nhiên <I>(shizen)</I> là thần linh <I>(kami)</I> và xem thần linh là tự nhiên. Họ cũng xem thiên nhiên là biểu hiện của chân không <I>(Kùkyo)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi đó, cảm thức thiên nhiên của người Việt mang tính dấu ấn của một đời sống văn hóa coi trọng một thứ tín ngưỡng của đời sống thường ngày. Thiên nhiên cùng với con người "xui dục" ong làm mật và tằm nhả tơ, nghĩa là cùng nhau thúc đẩy cái biến hóa của đời sống.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tất nhiên là, mối cảm thức có một bản sắc. Hiểu bản sắc của nhau, hiểu tình yêu thiên nhiên của nhau, vậy là có thể làm bạn đồng hành của nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và khi thưởng ngoạn cái đẹp của thiên nhiên, hơn bao giờ hết ta nhớ đến "bạn".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Trong cuốn <I>Japanese Identity</I>, 1997.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <I>Đất Phù tang, Cái đẹp và tôi</I> Kawabata Yasunari, bản dịch của Cao Ngọc Phượng, Lá Bối, 1969.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <I>Isamukirrita, Japanese Identity</I>, Fujitsu Institute of Management, trang 32-33.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) Nhật Chiêu, <I>Thơ ca Nhật Bản</I>, NXB Giáo Dục, trang 30-31.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) <I>Zen in Japanese Art</I>, Toshimitssu Hasumi, London, trang 102.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) <I>Đất Phù Tang, Cái đẹp và tôi</I>, Kawabata Yasunari, bản dịch của Cao Ngọc Phượng, Lá Bối, trang 50-51.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">--------------------------
<CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Và khi thưởng ngoạn cái đẹp của thiên nhiên, hơn bao giờ hết ta nhớ đến "bạn"</B>, |<I>và đã sống với "bạn"</I>.|
</span></span>