Căn Bản Trí & Hậu Đắc Trí

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn học ! Chúng con cám ơn bác đã giải thích, nhưng ở bài này con thấy có 2 từ mới HẬU ĐẮC TRÍ và CĂN BẢN TRÍ, con không hiểu, con nhờ Google thì được thấy có một vị Pháp sư giải thích như sau :

"Phương pháp tu học Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí hoàn toàn chẳng giống nhau. Căn Bản Trí là “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh. Đó là kiến tánh. "

Xin phép con không nêu tên tuổi của vị Pháp sư ấy và link trích dẫn. Con kính xin bác giải thích cho rõ hơn về chỗ này.

Kính !

Chào Thanh Trúc !

Xét thấy chủ đề này (Xin bác Văn học giải nghi) Vô Học đã lang thang, vọng bàn 16 trang rồi, vậy các bạn cho phép Vô Học mở chủ đề mới "Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí" các bạn nhé !

(Kính chư vị Giác Ngộ ! kính các bậc Đại Giác ! Con Nguyên Vô Học (vốn dĩ không qua một trường lớp Phật Học nào, cũng chưa từng được học Duy Thức) xin phép lạm bàn, con xin bày tỏ "ruột gan" để các vị thấy con đang đau bệnh chỗ nào mà chỉ dùm, con rất đội ơn. Con xin sám hối nếu có gì sai quấy phạm thượng !)

Chúng ta _ những kẻ vô minh _ đôi khi phân vân : "Ta là ai ? _ Do đâu mà có Ta ? _ Ta từ đâu đến đây ? _ Khi chết rồi thì còn hay hết, nếu còn thì sẽ đi đâu về đâu ?"

Đã có vài Tôn giáo trả lời về vấn đề này rồi, có thể họ không nói dối (họ nói rất thật với sự hiểu biết nửa vời của mình), nhưng Phật giáo không cùng quan điểm với họ, mà không tranh cải. Với Phật giáo, đức Phật bày ra Giới Định Tuệ, và nhiều thứ công phu khác như Lục độ, Vạn Hạnh, Tứ Nhiếp, ..v...v.... Tín đồ Phật giáo cứ làm theo những lời Phật dạy, rồi cuối cùng người Phật tử tự tìm ra lời giải cho tất cả những thắc mắc trên mà không giống như sự giải thích của Ông Thượng Đế _ Ông Chúa Trời _ nào.

Tự tìm ra lời giải là CHỨNG ĐẠO đó, nhưng đức Phật không nói họ đã CHỨNG ĐẠO, mà nói họ chỉ mới vừa nhập vào dòng Thánh (NHẬP LƯU _ TU ĐÀ HOÀN) mà thôi, nhằm để tránh tình trạng tự đắc, tự mãn, tự đủ, kiêu hảnh để rồi lộn đầu trở lại vô minh.

Cũng có nhiều vị ngay lần đầu NGỘ ĐẠO lại có cái BIẾT sâu hơn, rõ ràng hơn vị đã NHẬP LƯU, ấy là những quả vị NHẤT VÃNG LAI, BẤT LAI, VÔ SANH hoặc thậm chí Bồ tát (như Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác, .....), thì danh từ chung nào để chỉ cho tất cả những trường hợp sai biệt ấy ?

_ Đạo Phật có nhiều cách gọi, đó là KIẾN TÁNH (Thiền Tông), NGỘ VÔ SANH (Tịnh Tông), ĐƯỢC TRÍ TUỆ CĂN BẢN (Duy Thức Tông).

Thưa các bạn cái căn bản của Phật pháp là Giáo lý KHÔNG TA (NHÂN VÔ NGÃ) và KHÔNG PHÁP (PHÁP VÔ NGÃ). Hai điều này là nền tảng CĂN BẢN của Phật pháp. Vị nào nhận ra chỉ một điều thôi _ Nhân Vô Ngã chẳng hạn _ thì cũng được gọi là CÓ TRÍ TUỆ CĂN BẢN, hoặc là ĐÃ ĐƯỢC CĂN BẢN TRÍ, cũng có chỗ gọi là CĂN BẢN TÍN TRÍ (Chữ TÍN là đặt niềm tin ban đầu cho hành giả, cứ thế mà tiến lên).

Đó, CĂN BẢN TRÍ là như thế đó, là sự hiểu biết đúng đắn nhất về điều cơ bản nhất của Phật giáo đã được hành giả tự tìm ra _ thân chứng _ không còn tưởng tượng mơ hồ viễn vông nữa, không còn "gặm" ngôn từ, "nhai" lý thuyết để mà tự đủ nữa ! Kể từ thời điểm đó hành giả không còn là "con rùa mù" nữa, hành giả không lớn hơn ai, nhưng không hề có nhỏ hơn bất cứ ông Thượng đế nào, ông Thần ông Thánh nào, vì hành giả đã thực thấy biết "Mình không có cái Ta" để mà lớn nhỏ với ai, mình không có cái Ta để mà run sợ trước Diêm Vương Quỷ sứ nào nữa. Hành giả đã thực sự THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI, màng mê đã được vén lên, hành giả không thấy có mình thì lấy ai mà Sinh Tử Luân Hồi, cái phải chịu Sinh Tử Luân Hồi là một cái gì giả tưởng, không thực, nó không phải là mình, thì nó tạm ở trong tuồng mê một thời gian ngắn nữa, rồi nó sẽ "hô biến" mà thôi, đó là chuyện của cõi mộng mơ này thì có gì là quan trọng chứ !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43

......
Tự tìm ra lời giải là CHỨNG ĐẠO đó, nhưng đức Phật không nói họ đã CHỨNG ĐẠO, mà nói họ chỉ mới vừa nhập vào dòng Thánh (NHẬP LƯU _ TU ĐÀ HOÀN) mà thôi, nhằm để tránh tình trạng tự đắc, tự mãn, tự đủ, kiêu hảnh để rồi lộn đầu trở lại vô minh.
.....
.....

Kính bác Văn Học ! Con thắc mắc chỗ này.

Vì như bác đã nói :

Đó, CĂN BẢN TRÍ là như thế đó, là sự hiểu biết đúng đắn nhất về điều cơ bản nhất của Phật giáo đã được hành giả tự tìm ra _ thân chứng _ không còn tưởng tượng mơ hồ viễn vông nữa, không còn "gặm" ngôn từ, "nhai" lý thuyết để mà tự đủ nữa ! Kể từ thời điểm đó hành giả không còn là "con rùa mù" nữa, hành giả không lớn hơn ai, nhưng không hề có nhỏ hơn bất cứ ông Thượng đế nào, ông Thần ông Thánh nào, vì hành giả đã thực thấy biết "Mình không có cái Ta" để mà lớn nhỏ với ai, mình không có cái Ta để mà run sợ trước Diêm Vương Quỷ sứ nào nữa. Hành giả đã thực sự THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI, màng mê đã được vén lên, hành giả không thấy có mình thì lấy ai mà Sinh Tử Luân Hồi, cái phải chịu Sinh Tử Luân Hồi là một cái gì giả tưởng, không thực, nó không phải là mình, thì nó tạm ở trong tuồng mê một thời gian ngắn nữa, rồi nó sẽ "hô biến" mà thôi, đó là chuyện của cõi mộng mơ này thì có gì là quan trọng chứ !

Thưa bác, theo như bác đã nói : Khi chứng ngộ (được Trí Tuệ Căn Bản) thì không thấy có Ta nữa, vậy thì lấy cái gì để "lộn đầu trở lại vô minh" ?

Kính !

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Kính bác Văn Học ! Con thắc mắc chỗ này.
......

Thưa bác, theo như bác đã nói : Khi chứng ngộ (được Trí Tuệ Căn Bản) thì không thấy có Ta nữa, vậy thì lấy cái gì để "lộn đầu trở lại vô minh" ?

Kính !



Chào Thanh Trúc, chào các bạn !

Vì thật sự được CĂN BẢN TRÍ _ hay CĂN BẢN TÍN TRÍ (CBTT) _ chỉ là mới đến cửa, mới nhập môn, (Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói đây chỉ là Hoá thành), một chút trải nghiệm về Bản Thể Tâm để mà đặt lòng tin nơi con đường Chánh Pháp Phật. Trước khi được CBTT hành giả chỉ biết đạo Phật qua lý thuyết _ qua những gì Kinh sách diễn tả _ chuyện "con đường mình đi liệu có đúng đắn lắm hay không ?" hãy còn là một dấu hỏi to tướng, thì bấy giờ hành giả không còn phân vân nữa, hành giả đã biết được "bộ mặt thật xưa nay của mình" (bản lai diện mục) rồi. Nhưng cái PHÀM TÂM _ hay còn gọi là PHIỀN NÃO CHƯỚNG _ nơi hành giả hãy còn ít nhất là vài mươi phần trăm (khoảng 20% đối với những vị Bồ tát, khoảng 80% đối với những vị Tu Đà Hoàn).

Thì cái vài mươi phần trăm ấy là cái mà con đường Bồ tát Hạnh phải giải quyết cho xong. Những vị còn từ 80% đến 40% Phàm thì không có gì bảo đảm rằng sẽ không bị Phàm trừng lên vùi lấp che phủ cái Trí vừa chợt thấy biết. Bởi khi hành Bồ tát Hạnh là lúc hành giả mời gọi, cho phép cái Phàm nó trừng lên, sinh sôi nảy nở _ như hạt giống cỏ dại trên vùng đất ẫm ướt màu mỡ.

Cái Phàm nó trừng lên để hành giả thấy rằng mình chưa SẠCH PHÀM, để hành giả có hướng ĐỘ PHÀM, ĐỘ PHÀM cũng là ĐỘ SINH đó !

Mến !
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Cũng có nhiều vị ngay lần đầu NGỘ ĐẠO lại có cái BIẾT sâu hơn, rõ ràng hơn vị đã NHẬP LƯU, ấy là những quả vị NHẤT VÃNG LAI, BẤT LAI, VÔ SANH hoặc thậm chí Bồ tát (như Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác, .....), thì danh từ chung nào để chỉ cho tất cả những trường hợp sai biệt ấy ?
............

Kính bác Văn Học ! Con là Thế Hùng.

Câu trích dẫn trên bác đã xếp những vị A La hán cũng chỉ mới được CĂN BẢN TRÍ

Con vẫn thường nghe : Bậc A La Hán các lậu đã sạch, nghĩa là không còn một chút gì........lậu.

Thế mà sao bác lại nói "những vị được CĂN BẢN TRÍ TUỆ vẫn còn vài chục phần trăm phàm" ???. Điều bác nói hình như là chống trái với những gì Kinh sách Nguyên Thủy nói.

Có phải vậy hay không xin bác giải thích điểm này cho chúng con.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Con là Thế Hùng.

Câu trích dẫn trên bác đã xếp những vị A La hán cũng chỉ mới được CĂN BẢN TRÍ

Con vẫn thường nghe : Bậc A La Hán các lậu đã sạch, nghĩa là không còn một chút gì........lậu.

Thế mà sao bác lại nói "những vị được CĂN BẢN TRÍ TUỆ vẫn còn vài chục phần trăm phàm" ???. Điều bác nói hình như là chống trái với những gì Kinh sách Nguyên Thủy nói.

Có phải vậy hay không xin bác giải thích điểm này cho chúng con.

Kính !

Cám ơn Thế Hùng đã hỏi.

Theo Thế Hùng, những vị đã đắc quả A La Hán có còn ngồi Thiền hay không ?

Khi đức Thế Tôn ở tại vườn trúc Ca-lan-đà, thành Vương Xá, tôn giả Xá-lợi-phất nhập Kim Cang tam-muội ở núi Kỳ-xà-quật. Trong núi có hai con quỷ một thiện một ác, một đứa tên Ưu-bà-ca-la, một đứa tên là Già-la. Chúng nhìn xa xa thấy Xá-lợi-phất đang ngồi kiết già tĩnh tọa, ác quỷ Già-la bèn nói với thiện quỷ Ưu-bà-ca-la.

- Này Ưu-bà-ca-la, ta sẽ đánh bể cái đầu của lão Sa-môn kia!

- Anh chớ nên nói như thế, vị Sa-môn ấy là đệ tử Phật, thông minh Trí tuệ số một và có thần lực, nếu như anh khởi ác tâm hại vị ấy, về sau sẽ trầm luân vĩnh cửu, chịu khổ vô cùng. Thiện quỷ Ưu-bà-ca-la can ngăn.

- Anh sợ lão Sa-môn ấy sao? Sa-môn là người rất dễ bắt nạt. Anh chú ý một chưởng của tôi, cái đầu Sa-môn lập tức nát như cám.

- Anh nói vậy chớ tôi thật kiêng nể Sa-môn, Sa-môn tuy là nhẫn nhục dễ bị lấn áp, nhưng các vị ấy có oai đức rất lớn. Anh mà đánh Sa-môn ấy, ổng tuy bị khổ nhứt thời, nhưng chúng ta sẽ vĩnh viễn bất an.

Thiện quỷ nói xong, ác quỷ vẫn không nghe liền tung chưởng đánh ngay đầu Xá-lợi-phất. Thiện quỷ không nỡ nhìn cảnh ấy, bèn tàng hình biến đi. Câu chuyện tuy nói dài dòng nhưng xảy ra chỉ trong nháy mắt, ác quỷ đánh tới, mà Xá-lợi-phất chỉ có cảm giác như một chiếc lá rơi trên đầu. Ngài mở mắt ra kịp thấy một con quỷ thất khiếu chảy máu rớt xuống địa ngục.

Xá-lợi-phất từ Kim cang tam-muội dậy, chỉnh y phục, đến vườn Trúc gặp Phật, Phật bèn hỏi:

- Xá-lợi-phất! Hôm nay, thân ông có việc gì không?

- Bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con không có bệnh nặng, hiện tại trên đầu chỉ đau chút đỉnh.

- Xá-lợi-phất! Hôm nay, ông nhập Kim cang định rất tốt. Quỷ Già-la đánh trên đầu ông mà chẳng gây thương tích cho ông, phải biết quỷ Già-la mà đấm núi Tu-di cũng phải bể hai. Sức định Kim cang lớn mạnh như thế, Tỳ-kheo các ông cần phải tu trì.

Xá-lợi-phất thường dạo chơi trong Không tam muội và Kim cang tam-muội, tai nạn bên ngoài không thể làm hại Ngài tí nào.


http://www.thuongchieu.net/index.php/gioithieu/2-uncategorised/2015-xaloiphat

Tất cả những vị A La Hán đều còn ngồi Thiền, còn ngồi Thiền có nghĩa là chưa HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO, chưa HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO có nghĩa là vi tế hoặc hãy còn.

Sở dĩ Kinh nói các vị A La Hán các lậu hoặc đã hết là vì :

Ngay thời điểm chứng ngộ Bản Thể Tâm, các Ngài chỉ sống với A LẠI DA TÂM, còn Mạt Na Thức, Ý thức, và 5 thức trước (Nhãn thức, Nhĩ thức, .........) không thấy đâu, không hiện hành nữa. Do vì không thấy còn Mạt Na Thức cho nên nói CÁC LẬU HOẶC ĐÃ HẾT.

Nếu các Ngài nhập Niết Bàn ngay lúc đó thì đúng là không còn có LẬU HOẶC chi cả.

Sau thời điểm chứng ngộ thì các vị vẫn tạm dùng lại 7 Thức trước.

Những vị PHÁT BỒ ĐỀ TÂM tức là nguyện đi tiếp cho đến thành Chánh Đẳng Chánh Giác, nguyện không bỏ chúng sinh để thành đạo cho riêng mình, thì 7 Thức trước thật sự hồi phục (restore) đầy đủ. (Mạt Na Thức còn được gọi là Nghiệp Thức mà)

Lúc đó những Phàm tâm _ qua sự tương tác với cuộc sống _ mới lòi ra dần dần. Đây là cái mấy chục phần trăm còn thiết sót đó !

Mến !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63

Tất cả những vị A La Hán đều còn ngồi Thiền, còn ngồi Thiền có nghĩa là chưa HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO, chưa HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO có nghĩa là vi tế hoặc hãy còn.


Kính bác Văn Học ! Bác phát biểu như vầy liệu có quá đáng hay không ? Trong khi nhiều đoạn Kinh vẫn nói "Đức Phật có ngồi Thiền". Không lẻ Phật hãy còn vi tế hoặc, vẫn còn những Phàm tâm chưa giải quyết xong chăng ????

4.- Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn, hàng tứ-chúng vây quanh cúng-dàng cung kính ngợi-khen tôn trọng, vì các vị Bồ-tát mà nói kinh đại-thừa tên là: 'Vô-Lượng-Nghĩa Giáo Bồ-tát Pháp Phật sở hộ-niệm'.


Nói kinh này xong, đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chính-định 'Vô-lượng nghĩa xứ', thân và tâm của Phật đều không lay động.

Khi đó trời mưa hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa, hoa Ma-ha Mạn-thù-sa, để rải trên đức Phật cùng hàng đại chúng; khắp cõi Phật sáu điệu vang động.

http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa1.htm.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Bác phát biểu như vầy liệu có quá đáng hay không ? Trong khi nhiều đoạn Kinh vẫn nói "Đức Phật có ngồi Thiền". Không lẻ Phật hãy còn vi tế hoặc, vẫn còn những Phàm tâm chưa giải quyết xong chăng ????

4.- Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn, hàng tứ-chúng vây quanh cúng-dàng cung kính ngợi-khen tôn trọng, vì các vị Bồ-tát mà nói kinh đại-thừa tên là: 'Vô-Lượng-Nghĩa Giáo Bồ-tát Pháp Phật sở hộ-niệm'.


Nói kinh này xong, đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chính-định 'Vô-lượng nghĩa xứ', thân và tâm của Phật đều không lay động.

Khi đó trời mưa hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa, hoa Ma-ha Mạn-thù-sa, để rải trên đức Phật cùng hàng đại chúng; khắp cõi Phật sáu điệu vang động.

http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa1.htm.

Kính !

Chào Mục đồng !

Đó là Vô Học nói những bậc tuy đã có biết mùi vị "cơm Hương tích" nhưng chưa đến chỗ cuối đường trên Hành trình Chân Lý. Chưa đến cuối đường thì phần nào vẫn còn ngăn ngại, vì với tất cả những vị nào chưa "đến cuối đường" đều còn có phần nào THẤY CÁC PHÁP LÀ THẬT; Còn đức Phật thì khác, đức Phật _ một Hoá Ảnh, một Hoá Thân Phật _ thì :

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu có người nói: Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, thời người ấy không hiểu nghĩa ta nói.


[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KKC75_zps1d77dd6e.jpg"]
.


































.[/NEN]

http://www.diendanphatphap.com/dien...m-Cang-(Ảnh-hóa)&p=82092&viewfull=1#post82092

Bậc đã Chánh Đẳng Chánh Giác thì còn có "thuyền bè" gì nữa ?

Bậc Hoá thân Phật thì "bất khả tư nghì", không thể khẳng định Phật có nói gì, có làm gì !

Bạn có nhớ chăng, trong Kinh Duy Ma Cật có đoạn :


Phật bảo A Nan:
- Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
A Nan bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Là vì sao? - Nhớ lại lúc trước, Thế Tôn thân hơi có bịnh phải dùng sữa bò, con cầm bát đến đứng trước cửa nhà người đại Bà la môn. Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật đến bảo con: "Này A Nan! Làm gì cầm bát đứng đây sớm thế?".
Con đáp: "Cư sĩ, Thế Tôn thân hơi có bịnh phải dùng sữa bò, nên tôi đến đây xin sữa."
Ông Duy Ma Cật nói: "Thôi thôi! Ngài A Nan chớ nói lời ấy! Thân Như Lai là thể kim cang, các ác đã dứt, các lành khắp nhóm, còn có bịnh gì, còn có não gì? - Im lặng bước đi, Ngài A Nan! Chớ phỉ báng Như Lai, chớ cho người khác nghe lời nói thô ấy, chớ làm cho các trời oai đức lớn và các Bồ Tát từ Tịnh độ phương khác đến đây nghe được lời ấy! Ngài A Nan! Chuyển Luân Thánh Vương có ít phước báu còn không tật bịnh, huống chi Như Lai phước báu nhiều hơn tất cả đấy ư? Hãy đi Ngài A Nan! Chớ làm cho chúng tôi chịu sự nhục đó, hàng ngoại đạo Phạm Chí nếu nghe lời ấy, chắc sẽ nghĩ rằng: " Sao gọi là Thầy, bịnh của mình không cứu nổi mà cứu được bịnh người khác ư? " Nên lén đi mau, chớ để cho người nghe! Ngài A nan! Phải biết thân Như Lai, chính là Pháp Thân, không phải thân tư dục. Phật là bực Thế Tôn hơn hết ba cõi, thân Phật là vô lậu, các lậu đã hết, thân Phật là vô vi, không mắc vào các số lượng, thân như thế còn có bịnh gì?".
- Bạch Thế Tôn! Lúc đó con thật quá hổ thẹn không lẽ con gần Phật mà nghe lầm ư? Con liền nghe trên hư không có tiếng nói rằng: "A Nan! Đúng như lời Cư sĩ đã nói, chỉ vì Phật ứng ra đời ác đủ năm món trược nên hiện ra việc ấy, để độ thoát chúng sanh thôi. A Nan! Hãy đi lấy sữa chớ có thẹn". Bạch Thế Tôn! Ông Duy Ma Cật trí tuệ biện tài dường ấy, cho nên con không kham lãnh đến thăm bịnh ông.

http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung3.htm.
 
Last edited by a moderator:

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Bác phát biểu như vầy liệu có quá đáng hay không ? Trong khi nhiều đoạn Kinh vẫn nói "Đức Phật có ngồi Thiền". Không lẻ Phật hãy còn vi tế hoặc, vẫn còn những Phàm tâm chưa giải quyết xong chăng ????

4.- Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn, hàng tứ-chúng vây quanh cúng-dàng cung kính ngợi-khen tôn trọng, vì các vị Bồ-tát mà nói kinh đại-thừa tên là: 'Vô-Lượng-Nghĩa Giáo Bồ-tát Pháp Phật sở hộ-niệm'.


Nói kinh này xong, đức Phật ngồi xếp bằng nhập vào chính-định 'Vô-lượng nghĩa xứ', thân và tâm của Phật đều không lay động.

Khi đó trời mưa hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa, hoa Ma-ha Mạn-thù-sa, để rải trên đức Phật cùng hàng đại chúng; khắp cõi Phật sáu điệu vang động.

http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa1.htm.

Kính !

Mục đồng mến !

Đoạn Kinh mà bạn trích dẫn trên nằm trong bộ Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa. Kinh nói rằng: không chỉ Phật Thích Ca tuyên thuyết mà Chư Phật quá khứ cũng từng tuyên thuyết.

Bạn có thắc mắc gì chăng ? Tại sao nói là Phật thuyết giảng mà sao có vị này hỏi, vị kia trả lời, vị khác thắc mắc, ...v...v.... mà tất cả đều được ghi chép đầy đủ trong một bộ Kinh mà đáng lẻ chỉ một mình đức Phật nói ?

Có gì đâu, vì TẤT CẢ ĐANG DIỄN TUỒNG !

Người thắc mắc hỏi là "thừa oai thần của Phật" mà hỏi. Vị trả lời cũng là "nương Phật lực" mà trả lời. Tất cả "kẻ tung người hứng" làm cho bộ Kinh được lần lượt triễn khai "đúng theo Kịch bản".

Như vậy có sự ngẫu nhiên nào không ? Có sự tuỳ hứng, chợt hứng nào không ? Có ý riêng nào làm "lạc quẻ" hay không ? Không hề có !

Tất cả mọi chuyện xảy ra đều không có Ngã, không có Nhân, không có Chúng sanh, không có Thọ Giả.

Cho nên bạn không thể thắc mắc "Phật có nhập Thiền Định hay nhập Tam Muội, hay không nhập gì !" Tất cả mọi chi tiết trong kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa đều NHƯ !

Bạn có thấy chăng ? Nó NHƯ cho đến độ kẻ phạm tội Ngũ nghịch Thập Ác như Ngài Đề Bà Đạt Đa cũng THÀNH PHẬT được.

CHỈ LÀ DIỄN TUỒNG thôi mà, đừng tưởng thật rằng Phật còn ngồi Thiền, Phật có nhập môn Tam Muội này, xuất môn Tam Muội kia.

Mến !
 

Hoàng Mai

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 10 2013
Bài viết
370
Điểm tương tác
188
Điểm
43
Kính bác Văn Học !

Chúng con thắc mắc, phải chăng trước đây bác đã nói "Vị được Căn Bản Trí Tuệ là đã nhập dòng Thánh, là đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi" ? Vậy vị được Căn bản Trí có thể tự ý (hoặc tùy ý) nhập Niết Bàn được hay không ?

Kính !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113


"Vị được Căn Bản Trí Tuệ là đã nhập dòng Thánh, là đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi" ? Vậy vị được Căn bản Trí có thể tự ý (hoặc tùy ý) nhập Niết Bàn được hay không ?


Kính Bác Văn Học !
Kính Hoàng Mai !

Cho CT chen vô chút xíu.

Căn Bản Trí không phải là "được" hay "không được" mà "ngộ" ra cái "đang có" "sẳn có" thôi, thường thì phàm phu không "ngộ", chưa "ngộ" chổ này, nên "ngộ" ra thì gọi là nhập vào dòng Thánh, giải thoát sinh tử luân hồi.
Vì vậy, Thánh Phàm chẳng khác nhau, anh cũng có tôi cũng có, chỉ nhận ra được thì là Thánh, nhận không ra thì là phàm phu.

Còn chuyện "tùy ý" hay "không tùy ý" là phải "xem" lại, từ căn bản trí thành tựu Hậu Đắc Trí giống như luyện sa khoáng thành vàng ròng.
"Ngọc bất trác bất thành khí", phàm phu thì lầm lẩn "đá và ngọc", Thánh (bậc 1) thì biết rỏ có ngọc trong đá, bậc 2 thì tách riêng biệt đá và ngọc, bậc 3 thì chỉ còn thuần là Ngọc, bậc 4 thì mài dủa Ngọc thành "KIM CƯƠNG", lúc này mới có thể gọi là tùy ý sử dụng. Có bậc do thành tựu từ vô lượng kiếp rồi nên hiện kiếp từ phàm phu thành Thánh (bậc 3 hoặc hơn),tương tự như trẻ nhỏ Châu Phi lượm kim cương chơi chọi đáo. Có người nghiệp chướng sâu nặng dinh chặt vào thế gian pháp giảng nói cở nào cũng chấp chặc vào mấy định lý, định đề, định luật, định nghĩa, ... , của thế gian, thế pháp, pháp pháp

Kính.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Chúng con thắc mắc, phải chăng trước đây bác đã nói "Vị được Căn Bản Trí Tuệ là đã nhập dòng Thánh, là đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi" ? Vậy vị được Căn bản Trí có thể tự ý (hoặc tùy ý) nhập Niết Bàn được hay không ?

Kính !

Chào Hoàng Mai ! Chào các bạn !

Vậy là chúng ta đã có khái niệm về Căn Bản Trí rồi chứ gì ?

- Căn Bản Trí là cái Trí nhận ra "Con người THẬT của mình" qua chứng nghiệm niềm hạnh phúc tuyệt vời _ có thể trong vài giây, có thể trong vài phút, hoặc có thể lâu hơn _ nhưng không vị nào an trụ hẳn trong trải nghiệm ấy (lúc đó chỉ có A Lai Da Tâm mà thôi). Tất cả phải quay lại với cuộc sống lăng xăng mộng huyễn này, quay lại với sự tiếc nuối, vấn vương. Hành giả muốn an trụ hẳn trong cái mênh mông không triền phược, nhẹ nhàng hạnh phúc tự tại, nhưng nào có được đâu ! do vì chưa đủ công đức nên 7 Thức trước (Mạt Na Thức, Ý Thức, ...... ) ập lại.

Chỉ những vị đắc quả A La Hán (Vô Sanh) là có thể tự ý AN TRỤ hẳn _ nhập Niết Bàn _ tự ý là không cần nương vào sự giúp đở của chư vị Đại Giác Ngộ (các Ngài nhập Diệt Tận Định _ cũng gọi là Diệt Tận Chánh Định) để "cắt đuôi", cái "đuôi" Mạt Na Thức, Ý Thức, ....). Tự ý chứ chưa tuỳ ý được, chỉ Chư vị Hoá thân Phật, Hoá thân Đại Bồ tát mới tuỳ ý được; tuỳ ý nghĩa là có thể nhập Niết Bàn bất cứ lúc nào _ đi đứng nằm ngồi gì cũng được, đang nói chuyện cũng có thể nhập Niết Bàn được.

Còn những vị Tu đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na hàm thì "lực bất tòng tâm", nghĩa là có muốn lắm cũng không được, ngoại trừ xin một "quyền trợ giúp" :icon_mrgreen: từ chư vị Đại Giác.

Riêng những vị Sơ Trụ Bồ tát có muốn nhập Niết Bàn _ nghĩa là "thối thất Tâm Bồ đề" _ thì chư vị Đại Giác tuy vẫn có thể giúp, nhưng thường thì các Ngài không giúp.

Bởi Bồ tát Hạnh là nguyện đi vào ba cõi sáu đường, nguyện cam chịu mọi khó khăn để học độ sinh; Cái Nguyện ban đầu đã thề trước sự chứng giám của Chư Phật, sao lại có thể quên đi dễ dàng như thế được ? Từ bỏ ý định "xin nhập Niết bàn" là một bước tiến bộ của những vị Sơ Trụ Bồ tát.

Mến !



 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính lễ thầy vienquang6 và bác Văn-Học!
Bởi Bồ tát Hạnh là nguyện đi vào ba cõi sáu đường, nguyện cam chịu mọi khó khăn để học độ sinh; Cái Nguyện ban đầu đã thề trước sự chứng giám của Chư Phật, sao lại có thể quên đi dễ dàng như thế được ? Từ bỏ ý định "xin nhập Niết bàn" là một bước tiến bộ của những vị Sơ Trụ Bồ tát.

Thưa, con nghĩ, các Bồ-Tát nếu đến thế gian để cưú độ chúng sanh thì đâu có tâm xa lià nhiễm ô để nhập Niết-bàn ?.
-Chẳng lẻ Bồ-Tát dùng 6 pháp Ba-La-Mật mà lại có sự thối chuyển ?.
-Các Bồ-Tát là bậc thông suốt tất cả tướng (sự), củng như tánh (lý) cuả thế gian và ngay cả xuất thế gian mà lại sớm nhập Niết-bàn, thì sao gọi là Bồ-Tát thay Phật thọ sự cúng dường nơi chúng sanh, để chúng sanh có nơi phước điền nưong tựa ?.
Nam-Mô Thường-Trụ Tam-Bảo.
Kính xin thầy vienquang và bác Văn-Học giải mối nghi vấn cho con được hiểu thêm vì sao bậc Bồ-Tát không nhập Niết-bàn, hoặc muốn nhập Niết-bàn.

Con xin hết lời.

Kính
bangtam
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính ĐH bangtam.

bangtam: Vì sao bậc Bồ-Tát không nhập Niết-bàn ?, hoặc muốn nhập Niết-bàn ?

Theo V/Q:

....... Vì Sanh tử hay Niết Bàn đều "Như tướng" , đều bất khả đắc, đều Bất Nhị...

....... Nên bậc Bồ-Tát không nhập Niết-bàn , hoặc muốn nhập Niết-bàn. Vì nếu còn thấy niết bàn khác với sanh tử, nên còn muốn nhập muốn xuất.- tức là còn thấy có đến có đi. trong khi thật tướng các pháp là Vô khứ vô lai (không đến không đi).

....... Bởi vậy kinh dạy:


Sắc tức là Bát nhã Ba- la- mật. Vì sắc như tướng... dẫn đến Nhất thiết chủng trí như tướng, cùng với Bát nhã Ba- la- mật như tướng là nhất như, chẳng phải hai, chẳng phải khác.


 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính lễ thầy vienquang6 và bác Văn-Học!
nguyenvanhoc2006 đã viết:
Bởi Bồ tát Hạnh là nguyện đi vào ba cõi sáu đường, nguyện cam chịu mọi khó khăn để học độ sinh; Cái Nguyện ban đầu đã thề trước sự chứng giám của Chư Phật, sao lại có thể quên đi dễ dàng như thế được ? Từ bỏ ý định "xin nhập Niết bàn" là một bước tiến bộ của những vị Sơ Trụ Bồ tát.
Thưa, con nghĩ, các Bồ-Tát nếu đến thế gian để cưú độ chúng sanh thì đâu có tâm xa lià nhiễm ô để nhập Niết-bàn ?.

Chào bangtam ! Cô có khoẻ không ? Đã lâu Diễn đàn thiếu vắng một nhân tố lăng xăng vui vẻ. Câu hỏi của bangtam cũng hay lắm, nhưng ........

bangtam ơi ! Câu trích dẫn trên Vô Học nói Sơ Trụ Bồ tát mà, nói chung là những vị tuy đã có tu chứng nhưng quả vị còn thấp, nghiệp chướng còn nhiều, tín tâm chưa vững, cho nên có những "phút yếu lòng""thối thất tâm Bồ Đề".

Bởi thế mới có cụm từ BẤT THỐI BỒ TÁT.

BẤT THỐI BỒ TÁT là gì ?

Giả sử hành trình tu chứng của một Phật tử từ Tân Phát Ý _ Sơ Phát Tâm Bồ tát _ đến thành Phật (cuối đường) được đơn giản hoá thành 10 chặng (theo Kinh Lăng Nghiêm thì có tới 55 quả vị) thì đến chặng thứ 7 _ nghĩa là đã đi được 7/10 cái Hành trình dài đăng đẳng ấy _ mới được gọi là BẤT THỐI BỒ TÁT.

Điều này có nghĩa là những vị Bồ tát chưa lên đến "đẳng cấp" này thì hãy còn có khả năng thối lui. Thối lui không chỉ là "xuống hạng" mà có thể đi Địa Ngục hay các cõi thấp nếu vị Bồ tát ấy phạm những lỗi nặng như mất lòng tin với bậc Đại Giác Ngộ, phạm thượng, tăng thượng mạn, ....v...v....

Từ địa vị BẤT THỐI BỒ TÁT trở lên mới là Đại Bồ tát (Chính danh Bồ tát). Chỉ những vị Đại Bồ tát mới đủ tư cách nói là "tự nguyện đi vào 3 cõi 6 đường để cứu độ chúng sinh".


-Chẳng lẻ Bồ-Tát dùng 6 pháp Ba-La-Mật mà lại có sự thối chuyển ?.

Phải nói là Bồ tát đang học, đang tập tành tu theo Lục độ Ba la mật.

-Các Bồ-Tát là bậc thông suốt tất cả tướng (sự), củng như tánh (lý) cuả thế gian và ngay cả xuất thế gian mà lại sớm nhập Niết-bàn, thì sao gọi là Bồ-Tát thay Phật thọ sự cúng dường nơi chúng sanh, để chúng sanh có nơi phước điền nưong tựa ?.

Chỉ những vị Đại Bồ tát mới đủ tư cách "thay Phật thọ sự cúng dường từ chúng sanh, để chúng sanh có nơi phước điền mà nương tựa". Còn ngoài ra, các Ngài (không phải Đại Bồ tát) đều là "ăn mày lộc Phật" mà thôi.
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính bác Văn Học !

Con cám ơn bác đã giải thích cho con rất nhiều, nhưng còn câu trích dẫn của một vị Pháp sư :


"Phương pháp tu học Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí hoàn toàn chẳng giống nhau. Căn Bản Trí là “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh. Đó là kiến tánh. "

con chưa thấy bác phân tích dùm chỗ đúng hoặc sai, vì con còn thấy CÂU NÀY "nó làm sao ấy ?" (nó có một cái gì "sượng trân")

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con cám ơn bác đã giải thích cho con rất nhiều, nhưng còn câu trích dẫn của một vị Pháp sư :


"Phương pháp tu học Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí hoàn toàn chẳng giống nhau. Căn Bản Trí là “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh. Đó là kiến tánh. "

con chưa thấy bác phân tích dùm chỗ đúng hoặc sai, vì con còn thấy CÂU NÀY "nó làm sao ấy ?" (nó có một cái gì "sượng trân")

Kính !

Chào Thanh Trúc !

Cái định nghĩa : “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định"phương tiện Thiền Định của tông phái Thượng Tọa Thần Tú.

Các Thiền phái xuất phát từ Nam Tông Huệ Năng không chủ trương kiên cố Thiền Định như vầy !


Còn dùng nó để định nghĩa cho Căn Bản Trí (CBT) thì có lẻ không đúng.

Này nhé, CBT là danh từ để chỉ cái Ý THỨC PHÀM PHU sau khi
"hội kiến" cái Bản thể Tâm (Phật tánh). Trước khi "hội kiến" nó là Ý Thức Phàm phu, sau khi hội kiến nó vẫn là Ý Thức Phàm phu (YTPP) nhưng cái YTPP này không còn phân vân lo lắng chuyện "Sanh Tử sự đại" nữa, nó đã biết "đường đi lối về".

Hình như trước đây Vô Học đã dùng từ "được" (được CBT) là có dụng ý muốn phân định rõ CBT không phải là Bản Thể Tâm _ Phật Tánh. Mà nó là TÊN GỌI CÁI BIẾT (Ý THỨC) trong thời khắc YTPP thể nhập Phật Tánh (trong thời khắc quan trọng ấy, YTPP không hiện hữu).Từ trước chúng ta đã BIẾT LẦM về CÁI TÔI (cho nên gọi là THỨC), qua trải nghiệm này, chúng ta biết rằng những cái mà lâu nay chúng ta cho là TA đó, chúng nó nào phải TA. Sự hiểu biết này thật là đúng đắn, cho nên gọi là TRÍ (mà không gọi là THỨC nữa), cho nên CBT còn được gọi là NHƯ THẬT TRÍ


"Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh."

Câu này theo v/h thì
vị P/s kia đã sai vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chỉ bị hóa giải bằng Trí Tuệ chứ không phải bằng Thiền định.

Lại nữa khi dùng từ "khôi phục" mang ý nghĩa "chân tâm bản tánh" đã bị mất hay là sứt mẻ, trong khi thực tế thì
chân tâm bản tánh chưa hề bị mất hay sứt mẻ một tí tẹo nào bao giờ.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý đạo hữu, chào các bạn trẻ !

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về HẬU ĐẮC TRÍ các bạn nhé !

Căn Bản Trí là kết quả của một lần trải nghiệm về CHÂN TÂM, kinh nghiệm này đặt nền tảng đúng đắn cho chương trình học Phật tiếp theo, chứ không phải kinh nghiệm này để cho chúng ta tự đủ.

Vì bình tâm mà nhận xét thì vị được Căn Bản Trí hãy còn lù mù rất nhiều chuyện, hãy còn lúng túng trong sinh hoạt cá nhân (đôi khi lưỡng lự không biết nên làm thế nào mới đúng) , hãy còn bất lực trước những vấn nạn của Ngoại đạo, của Phàm phu, chưa chế ngự được Phàm tính cho mình và cho kẻ khác.

Bởi thế cho nên những vị đã được Căn Bản Trí, phải luôn nhớ mình tuy đã có chứng biết "một chút xíu" về sự chân thật hạnh phúc của Phật pháp, nhưng "một chút xíu" ấy chỉ như một tia sáng trong hàng vạn triệu tia sáng từ mặt trời, chỉ như một đốm lửa trong đêm đen _ chưa thể soi đường cho chính mình hay cho ai khác.

Cho nên những vị đã được Căn Bản Trí chẳng khác nào chim non tuy đã mở mắt mà chưa "đủ lông đủ cánh". Vì thế, thật là cần thiết biết bao nhiêu, những vị ấy phải gần gủi hầu Thầy thêm một thời gian nữa, phải Tin, Vâng, Kính trọn vẹn nơi vị Chân Sư, nơi bậc Giác Ngộ đã "nhổ đinh tháo chốt" cho mình ĐỂ HỌC HỎI THÊM HẦU PHÁT HUY HẬU ĐẮC TRÍ.

Vậy HẬU ĐẮC TRÍ (HĐT) là gì ?

HĐT _ còn có tên khác là QUYỀN TRÍ, là PHƯƠNG TIỆN TRÍ _ là sự thăng hoa của thức thứ 6 thành DIỆU QUAN SÁT TRÍ, sau này nếu hành giả chuyển Mạt Na Thức thành BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ thì cũng nằm trong "nhóm" HẬU ĐẮC TRÍ. Hiện tại hành giả sử dụng 5 thức trước (Nhãn thức, Nhĩ thức, ........) để làm việc lợi ích cho chúng sinh thì gọi là THÀNH SỞ TÁC TRÍ.

Xin nhắc lại Kinh văn gọi là TRÍ vì tương ưng với Chân Lý, Kinh văn gọi là THỨC vì tương ưng với Vô Minh.
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2013
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43
Kính bác Văn Học !

Xin cho con hỏi : Vì sao Hậu Đắc Trí còn được gọi là Quyền Trí, Phương Tiện Trí ?

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Xin cho con hỏi : Vì sao Hậu Đắc Trí còn được gọi là Quyền Trí, Phương Tiện Trí ?

Kính !

Cám ơn Thanh Trúc đã hỏi.

1. Thế nào là Quyền Trí ?

Thanh Trúc ơi ! Giả sử như TT là người thân của một cháu bé 3 tuổi tên là Baby và bé đang thắc mắc về cái "bụng bầu" của mẹ, TT nói rằng "trong cái bụng đó có một em bé !" , Baby hỏi "Làm sao lại có em bé trong bụng của mẹ được ? Nó chui vô bằng cách nào ?" thì dám chắc TT không thể giải thích đúng như sự thật cho bé nghe được, mà phải tránh trớ hoặc là nói dối, bịa ra một câu chuyện gì đó để tạm giải thích cho bé. Đây là cái thế buộc phải nói không đúng như điều mà mình biết.

Điều này gọi là QUYỀN, QUYỀN nghĩa là tạm dùng, QUYỀN THUYẾT là tạm nói, là nói những điều không đúng như thật, chứ không phải lúc nào cũng nói thật hết là đúng.

QUYỀN TRÍ là cái Trí của những vị đã THẤY CHÂN LÝ mà biết khéo léo nói lời thích hợp với hoàn cảnh, thích hợp với căn cơ của đối tượng nghe, biết khéo léo hành xử để làm lợi ích cho chúng sinh.

2. Thế nào là PHƯƠNG TIỆN TRÍ ?

Ngày xưa sau khi chứng Nhất Thiết Chủng Trí _ hoàn toàn thành Chánh Giác _ đức Phật có than rằng : "Ôi ! điều ta chứng biết thật là vi diệu biết bao nhiêu, mà tâm ý con người lại quá sơ sài cạn cợt, làm sao ta có thể giảng nói điều CHÂN THẬT NHẤT cho sinh chúng đây ?" Và Chư Thiên đã hiện ra năn nỉ Phật hãy ở lại vì còn có nhiều chúng sinh có duyên với đạo Phật (v/h chỉ nhớ ý, chớ không nhớ nguyên văn, và Chư Thiên ở đây cũng là hoá ảnh từ Chân Lý hiện ra "diễn tuồng" như thế !)

Đức Phật nhận lời Chư Thiên và bắt đầu giảng Tứ Diệu Đế, ...... cho 5 anh em ông Kiều Trần Như.

Các bạn ơi ! cái thấy của đức Phật thấy CÁC PHÁP ĐỀU KHÔNG TƯỚNG, CHUYỆN ĐỜI LÀ TUỒNG HUYỄN HOÁ mà điều này làm sao giảng cho những "người mới" được ? Nếu giảng "Đời là bể khổ, Khổ là do tập khí sâu dày, hãy tu theo đạo Phật, hãy hoá giải tập khí ấy, thì sẽ hết khổ được vui, Niết bàn an lạc" thì còn thuyết phục được một số người.

Điều này gọi là PHƯƠNG TIỆN THUYẾT.

Lại nữa, khi tên Phù thuỷ Milarepa (vốn đang mang Nghiệp Sát quá nặng) đến học đạo với Ngài Marpa, thì Ngài M đã không dạy gì mà còn cấm không cho dự thính những lúc Ngài M giảng đạo cho mọi người. Lại nữa Ngài Marpa "đì" Milarepa "thê thảm luôn" : Ngài sai ra sau núi đá, đục đẻo những viên đá to, xếp chồng lên nhau thành một "cái thất" (căn phòng); sau khi hoàn thành Ngài Marpa tìm đủ lý do để bắt dở ra xây dựng lại, nhiều năm như thế cái lưng cái vai do mang vác nhiều đã lở loét, thậm chí có vòi mà vẫn chưa vừa ý Thầy (Marpa).

http://thuvienhoasen.org/a16079/milarepa-con-nguoi-sieu-viet

Bạn ơi ! Ngài Marpa có quá nhẫn tâm hay không ?

Không đâu ! Cái PHƯƠNG TIỆN TRÍ của Ngài Marpa biết rằng chỉ có cách đó mới giúp được cho Milarepa nhẹ nghiệp sát, có hoá giải được nghiệp sát của "tên phù thuỷ" này thì khi tu hành mới có kết quả được. Quả thật vậy, sau đó chỉ trong một kiếp mà Milarepa đã HOÀN TOÀN THÀNH ĐẠO.

Kết luận :

QUYỀN TRÍ và PHƯƠNG TIỆN TRÍ là 2 tên gọi khác của HẬU ĐẮC TRÍ (chứ không phải là 2 cái Trí khác nhau nữa)
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Phương tiện thuyết

Phương tiện thuyết.




[nen="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/phuongtienthuyet_zps77d45d5a.jpg"].




































.[/nen]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên