nguyenvanhoc2006

Căn Bản Trí & Hậu Đắc Trí

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Reputation: 80%
Tham gia
10/12/12
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63

......
......
Nếu giảng "Đời là bể khổ, Khổ là do tập khí sâu dày, hãy tu theo đạo Phật, hãy hoá giải tập khí ấy, thì sẽ hết khổ được vui, Niết bàn an lạc" thì còn thuyết phục được một số người.

Điều này gọi là PHƯƠNG TIỆN THUYẾT.



Kính bác Văn Học !

Nếu không "Phương tiện" thì đức Phật sẽ nói sao về vấn đề con đã tô đỏ trên?

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính !
Tất cả các pháp đều là "quyền trí" "phương tiện trí".

Tích "Niêm hoa vi tiếu" khẳng định điều này.

Thiền Sư Viên Thông Nột quá bộ nghỉ tạm ở một ngôi chùa, Vị Sư trụ trì_Thiền Sư_ mời dùng trà. Hai Vị thiền sư _bậc Long Tượng Thiền môn_ đối ẫm không một lời, không cử chỉ hành động nào từ hai vị TS, cho đến gần nửa đêm thì mời nhau đi nghỉ. Trường hợp này thì gọi là trí gì?

Phật, danh tự Phật củng là quyền trí, phương tiện trí. Vì Phật là vô tướng mà hiện tướng ba mười tướng tốt, 80 vẻ đẹp là quyền trí, và tuyên bố "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẻ thành" là phương tiện trí.

Bồ Tát, danh tự Bồ Tát củng là quyền trí, phương tiện trí. Đại bi Quán Thế Âm là quyền trí vì Bi Tâm vô lượng, nghe hết tất cả âm thanh, và để đánh động vào Bi Tâm có sẳn ở mọi chúng sanh nên gọi là phương tiện trí, vì vậy thường niệm rằng "Nam mô Đại Bi Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Đại Trí, Đại Hạnh, Đại Nguyện, ..., tất tần tật, đều là quyền trí, phương tiện trí.

Pháp nào chỉ Phật Tánh trong mỗi chúng sanh sẳn có (căn bản trí) thì đều là quyền trí, phương tiện trí.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

nguyenvanhoc2006 nói:
.....
......
Nếu giảng "Đời là bể khổ, Khổ là do tập khí sâu dày, hãy tu theo đạo Phật, hãy hoá giải tập khí ấy, thì sẽ hết khổ được vui, Niết bàn an lạc" thì còn thuyết phục được một số người.

Điều này gọi là PHƯƠNG TIỆN THUYẾT.


Nếu không "Phương tiện" thì đức Phật sẽ nói sao về vấn đề con đã tô đỏ trên?

Kính !

Chào Mục đồng !

Câu tô đỏ đó là TỨ DIỆU ĐẾ _ 4 ĐIỀU HUYỀN NHIỆM _ có vị gọi là 4 Chân lý, 4 SỰ THẬT.

4 điều này đã thật sự là Chân Lý chưa ? Thưa vâng, là Chân Lý đối với những kẻ mê lầm vạn pháp như chúng ta. Còn đối với những Bậc đã Giác Ngộ thì có lẻ phải xem xét lại !

Mục đồng đã bao giờ xem phim hoạt hình chưa ?! Khi chúng ta còn trẻ, mỗi lần xem phim, chúng ta bị cuốn hút vào câu chuyện giả tưởng, chúng ta cùng buồn vui với thành công hay thất bại của nhân vật mà chúng ta yêu thích, chúng ta cảm thấy lo lắng khổ sở khi NÓ gặp nạn (mà phim nào cũng có), chúng ta vui mừng thích thú khi nhân vật mà ta yêu thích được thoát nạn, được chiến thắng, được thành công. Với chúng ta tất cả diễn biến trên phim đều thật, thậm chí cho đến khi hết phim, chúng ta vẫn còn sống trong ảo tưởng mơ màng.

Nếu là một người lớn tuổi xem phim hoạt hình thì tỉnh táo hơn, người ấy luôn biết rằng TẤT CẢ CHỈ LÀ GIẢ ẢNH, KHÔNG CÓ GÌ THIỆT HẾT. Những khổ đau, hoạn nạn của nhân vật chỉ là một cung bậc cảm xúc, những chiến thắng thành công của nhân vật lại là một cung bậc cảm xúc khác. Các cung bậc cảm xúc khác nhau cấu kết thành một câu chuyện GIẢ TƯỞNG hoàn chỉnh. Thế thôi, TRÒ TRẺ CON ! Ngây thơ quá đổi !

Khổ, Tập Diệt, Đạo là gì ? Chỉ là 4 phân khúc, 4 cảnh trong một phim hoạt hình mà thôi, chả có gì quan trọng đối với người lớn (bậc Đại Giác Ngộ đã tỉnh thức hoàn toàn).

Thế thì đức Phật nói gì về Khổ Tập Diệt Đạo ?

Đức Phật nói : KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO (Bát Nhã Tâm Kinh).
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Reputation: 97%
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Chào Mục đồng !

Câu tô đỏ đó là TỨ DIỆU ĐẾ _ 4 ĐIỀU HUYỀN NHIỆM _ có vị gọi là 4 Chân lý, 4 SỰ THẬT.

4 điều này đã thật sự là Chân Lý chưa ? Thưa vâng, là Chân Lý đối với những kẻ mê lầm vạn pháp như chúng ta. Còn đối với những Bậc đã Giác Ngộ thì có lẻ phải xem xét lại !

Mục đồng đã bao giờ xem phim hoạt hình chưa ?! Khi chúng ta còn trẻ, mỗi lần xem phim, chúng ta bị cuốn hút vào câu chuyện giả tưởng, chúng ta cùng buồn vui với thành công hay thất bại của nhân vật mà chúng ta yêu thích, chúng ta cảm thấy lo lắng khổ sở khi NÓ gặp nạn (mà phim nào cũng có), chúng ta vui mừng thích thú khi nhân vật mà ta yêu thích được thoát nạn, được chiến thắng, được thành công. Với chúng ta tất cả diễn biến trên phim đều thật, thậm chí cho đến khi hết phim, chúng ta vẫn còn sống trong ảo tưởng mơ màng.

Nếu là một người lớn tuổi xem phim hoạt hình thì tỉnh táo hơn, người ấy luôn biết rằng TẤT CẢ CHỈ LÀ GIẢ ẢNH, KHÔNG CÓ GÌ THIỆT HẾT. Những khổ đau, hoạn nạn của nhân vật chỉ là một cung bậc cảm xúc, những chiến thắng thành công của nhân vật lại là một cung bậc cảm xúc khác. Các cung bậc cảm xúc khác nhau cấu kết thành một câu chuyện GIẢ TƯỞNG hoàn chỉnh. Thế thôi, TRÒ TRẺ CON ! Ngây thơ quá đổi !

Khổ, Tập Diệt, Đạo là gì ? Chỉ là 4 phân khúc, 4 cảnh trong một phim hoạt hình mà thôi, chả có gì quan trọng đối với người lớn (bậc Đại Giác Ngộ đã tỉnh thức hoàn toàn).

Thế thì đức Phật nói gì về Khổ Tập Diệt Đạo ?

Đức Phật nói : KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO (Bát Nhã Tâm Kinh).

Kính bác Văn Học !

Con cám ơn bác đã khai sáng cho chúng con một số những điều mà chưa ai giải thích.

Kính, nhưng con thấy câu chót bác nói :

"Đức Phật nói : KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO (Bát Nhã Tâm Kinh)".

Con đọc lại Bát Nhã Tâm Kinh chỉ thấy nói rằng : Ngài Quán Tự Tại nói chứ không thấy nói "Đức Phật nói".

Kính xin bác đính chánh lại.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con cám ơn bác đã khai sáng cho chúng con một số những điều mà chưa ai giải thích.

Kính, nhưng con thấy câu chót bác nói :

"Đức Phật nói : KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO (Bát Nhã Tâm Kinh)".

Con đọc lại Bát Nhã Tâm Kinh chỉ thấy nói rằng : Ngài Quán Tự Tại nói chứ không thấy nói "Đức Phật nói".

Kính xin bác đính chánh lại.

Cám ơn Ngọc Tuấn đã hỏi !

Đúng là Ngài Quán Tự Tại _ một danh hiệu khác của đức Quán Thế Âm _ nói.

1. _ Theo nghĩa rốt ráo thì Đức Quán Thế Âm với Phật Thích Ca không hai không khác.
Từ Chân Lý Tuyệt Đối hiện ảnh trong vô minh muôn vàn cái BÓNG, cái Bóng này là Hoá thân Phật, cái Bóng kia là Hoá thân Bồ tát, thì 2 cái Bóng ấy là một hay là hai ?!
Một ví dụ cho dễ hiểu :
_ Từ cái máy tính của bạn kéo dây loa ra hai (hoặc nhiều hơn) phía, cái Loa A và cái Loa B vậy thì tiếng nói được phát ra từ Loa A và tiếng nói được phát ra từ Loa B có khác gì nhau hay không ? nếu có khác thì chỉ là tiếng trầm tiếng bổng, chứ nội dung ý nghĩa thì không khác.

Ngài Quán Tự Tại nói cũng là Phật nói (nếu không thì các Tông Phái Đại Thừa đâu có đem Bát Nhã Tâm Kinh vào thời khoá tụng hằng ngày), cùng có giá trị Tuyệt Đối như nhau.

2. _ Trong Kinh Đại bi Tâm Đà Ra Ni, đức Phật Thích Ca dạy ngài Anan rằng trong vô lượng kiếp về trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sanh, ngài mới hiện thân làm Bồ Tát, danh hiệu là Quán Thế Âm, thường trụ thế giới Ta-bà, đồng thời cũng là thị giả trợ tuyên chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc.

3. _ Theo bản dịch trực tiếp từ tiếng Phạn thì Bát Nhã Tâm Kinh còn có "Nhập đề" như sau :

Như vầy một lần tôi nghe:
Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đã đang nhập chánh định về các Pháp giới phân biệt gọi là Cảnh giới trình hiện thậm thâm. Cũng chính tại thời điểm đó, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát, một đại thiện tri thức, thực hành thâm diệu Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, ngài thấy được ngay cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng tự tính. Sau đó, thông qua năng lực gia trì của đức Phật, tôn giả Xá-lợi-phất thông bạch với thánh giả Bồ-tát Quán Tự Tại rằng: "Thiện nam tử nên phát tâm rèn luyện thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào?"........


http://vi.wikipedia.org/wiki/Bát-nhã-ba-la-mật-đa_tâm_kinh

Ta thấy, Ngài Quán Tự Tại thuyết giảng Kinh này dưới sự chứng minh của Phật Thích Ca, thì dứt khoát lời của Ngài chính là lời của Phật, KHÔNG THỂ SAI KHÁC.

Mến !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính chào tất cả quý bạn !

Căn Bản Trí là cái Trí nhận ra Bản Thể Tâm bằng trực quan, cảm nhận; đặt nền móng cho toàn tiến trình học Phật sau nầy, chớ CĂN BẢN TRÍ KHÔNG PHẢI LÀ BẢN THỂ TÂM. Nó chỉ là bước 1 mà thôi.

Bước 2 là gì ? Là tiếp tục tu học vừa lý thuyết lẫn thực hành.

Lấy cái gì để thực hành ?

Lấy thế gian làm trường học, lấy tương tác với thế giới "Ta Bà Ngũ trược Ác thế" nầy để hiểu mình hơn, hiểu vạn pháp hơn. Trong muôn vàn mối tương quan phức tạp với trần gian, không nhất thiết là hành giả buộc phải nếm trải hết, chỉ cần hành giả thâm nhập một pháp đến tận cùng nguyên nghĩa của nó, hành giả sẽ chứng biết được cái TÁNH KHÔNG của MUÔN PHÁP (hay Vạn Pháp cũng thế).

Đến đây là thành tựu bước 2, Hành giả phải đi tiếp bước 3.

Bước 3 là gì ?

Là vị Bồ tát đi độ sinh trong 3 cõi 6 đường Hư Huyễn để nhận ra cái KHÔNG HƯ HUYỄN của vạn pháp. Nói khác đi là phải THỰC CHỨNG NHƯ trong CÁC PHÁP HUYỄN.

Bước cuối cùng xin miễn đề cập.

Tất cả những chứng đắc tiếp theo đều là thành tựu HẬU ĐẮC TRÍ. HẬU ĐẮC TRÍ là danh từ chung, Tứ Trí _ Thành Sở Tác Trí, Diệu Quan Sát Trí, Bình Đẳng Tánh Trí, Nhất Thiết Chủng Trí _ là danh từ riêng.
 
Sửa bởi Amin:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top