Chân đế & Tục đế

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
CHÂN ĐẾ và TỤC ĐẾ
HT Thondara giảng

Đức Phật và các bậc A La Hán không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bằng mắt trần. Cũng vậy, bạn không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bởi vì bạn không có trí tuệ cao hơn. Bạn không có cặp mắt Thánh nên bạn không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục. Như vậy, bạn không tin vào những lời dạy của Đức Phật và các vị A La Hán chính do bởi vì các bạn không có cặp mắt Thánh.

1.[FONT=&quot] [/FONT]Làm thế nào để trở thành người Phật Tử tốt?

Phật (Buddha)

Đức Phật là người đã tự mình giác ngộ lý Tứ diệu đế và đem những điều mình đã hiểu biết ra dạy dỗ kẻ khác. Rất dễ dàng để nói chữ Phật. Nhưng thực hành hạnh Bồ Tát để trở thành một vị Phật là điều rất khó khăn.

Người nào thực hành hoàn mãn các pháp Bala mật để trở thành một vị Phật được gọi là Bồ Tát. Ba La Mật tiếng iPāramī có nghĩa là hoàn thiện.

Có mười Ba La Mật hay mười sự hoàn thiện. Đó là:

1. Dāna: Bố thí.
2. Sīla: Trì giới
3. Nekkhamma: Xuất gia
4. Pañña: Trí tuệ
5. Viriya: Tinh tấn
6. Khanti: Nhẫn nhục
7. Sacca: Chân thật
8. Aditthana: Quyết định
9. Mettā: Từ
10. Upekkhā: Xả.


Có ba hạng Bồ Tát

1-[FONT=&quot] [/FONT]Trí Tuệ Bồ Tát (Paññadhika)
2-[FONT=&quot] [/FONT]Đức Tin Bồ Tát (Saddhadhika)3
3-[FONT=&quot] [/FONT] Tinh Tấn Bồ Tát (Viriyadhika)

Mỗi hạng Bồ Tát đều phải thực hành trọn vẹn mười Ba La Mật. Nếu vị Bồ Tát chọn Trí Tuệ là điểm thực hành chính thì gọi là Trí tuệ Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài bốn A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.

Nếu vị Bồ Tát lấy Đức Tin làm trọng thì gọi là Đức Tin Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài tám A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.

Nếu vị Bồ Tát lấy Tinh Tấn làm trọng thì gọi là Tinh Tấn Bồ Tát. Vị nầy phải hoàn thiện Ba La Mật trong một thời gian dài 16 A Tăng Kỳ Kiếp trái đất và 100,000 Kiếp trái đất.

Pháp (Dhamma)

Pháp tiếng iDhamma. Dhamma có rất nhiều nghĩa. Mọi hiện tượng trên thế gian, tốt hay xấu đều là Pháp. Nhưng Pháp ở đây là những lời dạy của Đức Phật. Người nào thực hành những lời dạy nầy thì sẽ thoát khỏi bốn ác đạo và thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi (Āpāya vatta)... Āpāya (ác đạo) có nghĩa là những cảnh giới thấp chịu nhiều đau khổ. Vatta có nghĩa là vòng tử sinh.

Có mười loại Pháp mà chúng ta cần phải biết. Đó là bốn Đạo, bốn Quả, Niết Bàn và Pariyatti. Đạo (Magga) có nghĩa là Tuệ Đạo, đoạn trừ phiền não, ô nhiễm. Quả (Phāla), có nghĩa là làm cho thanh tịnh các loại phiền não đã được đạo loại trừ. Niết Bàn là đối tượng của đạo và quả. Pariyatti là lý thuyết về giáo pháp, chỉ cho ta con đường đến nơi giải thoát: Đạo, Quả và Niết Bàn.

Tăng (Sangha)

Tăng là đoàn thể của tám bậc Thánh đã loại trừ một phần hay tất cả phiền não tùy theo thứ bậc. (A La Hán là vị đoạn trừ tất cả phiền não. Các bậc Thánh thấp hơn đã loại trừ từng phần phiền não). Thế nên, theo định nghĩa nầy bất kỳ một ai, đàn ông, đàn bà, cư sĩ hay nhà sư, một khi đạo quả Thánh đều trở thành thành vién của Thánh Tăng. Thêm vào đó, những nhà sư đang trên đường thực hành với quyết tâm loại trừ phiền não ô nhiễm cũng là những thành viên của Tăng.

Chúng ta gọi Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo hay Ba Ngôi Báu. Người nam nào đã quy y Tam Bảo thì được gọi là Upasaka (cận sự nam hay thiện nam) và người nữ nào đã quy y Tam Bảo thì đưọc gọi là Upasika (cận sự nữ hay tín nữ). Thiện nam hay tín nữ được gọi chung là thiện tín hay Phật tử. Mỗi Phật tử phải có đức tin trong sạch, nhiệt thành và vững chắc. Tin ở đây là tin vào nghiệp và quả của nghiệp. Tiếng Pāli gọi đức tin nầy là ''kammasakata sammadiṭṭhi''. Nếu không có đức tin căn bản nầy, nghĩa là không có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp thì chưa đúng là Phật tử chân chính.

Sammadiṭṭhi (Chánh Kiến)

Bây giờ tôi sẽ giải thích một cách ngắn gọn nghĩa của chữ Sammaditthi. Đây là hành động thiện. Đây là hành động bất thiện. Đây là quả của hành động thiện và đây là quả của hành động bất thiện. Hành động thiện đem lại kết quả tốt và hành động bất thiện đem lại kết quả xấu.

Đây là thế giới của loài người và đây là thế giới của Trời, là những nơi mà nghiệp thiện đã được trả quả. Người nào từng làm những việc thiện, sau khi chết sẽ tái sinh vào cõi người hay cõi Trời.

Đây là bốn ác đạo (bốn khổ cảnh, bốn nơi thấp hèn, đau khổ). Người nào đã tạo nghiệp bất thiện sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh.

Đó là những điều tin tưởng mà một người Phật tử cần phải nắm vững. Theo sự tin tưởng nầy, thì người ta có thể nói có thế giới của chư Thiên, có thế giới của Địa ngục.

Về vấn đề nầy, có một số thiền sinh thường hỏi: "Thiên Đường và Địa Ngục có thật không? Có thể chỉ cho chúng tôi thấy trong thực tế không?''

Tôi đã đi dạy giáo pháp và dạy thiền tại nhiều quốc gia. Phần lớn những thiền sinh nầy hỏi Sư: "Có Địa Ngục và Thiên Đường không?", tôi đã giải thích cho họ bằng 5 cách:

1. Trước tiên, tôi đã giải thích cho họ ích lợi và sự bất lợi của những người tin và không tin vào Thiên Đường và Địa Ngục.

Những người tin có Thiên Đường và Địa Ngục sẽ không làm những điều xấu và cố gắng làm những điều tốt. Việc nầy có thể dẫn họ đến Thiên Đường. Nhờ ở chỗ không làm những điều gì không nên làm và làm những điều gì cần làm nên họ hưởng được kết quả tốt ngay trong kiếp sống nầy. Nếu sau khi chết không có Thiên Đàng và Địa Ngục thì họ không mất mát gì cả. Nhưng nếu có Thiên Đàng và Địa Ngục thì nhờ tránh ác, họ không bị rơi xuống Địa Ngục, và nhờ làm các việc lành nên họ được sinh lên Thiên Đàng. Như vậy, nếu có kiếp sống sau thì chắc chắn họ gặt hái được những kết quả tốt đẹp.

Những người tin rằng không có Thiên Đàng và Địa Ngục thì họ không tránh làm những điều ác, mà những điều ác nầy có thể dẫn họ đến Địa Ngục, và họ không làm những việc lành mà những việc lành nầy có thể dẫn họ đến thiên Đàng.

Bởi vì họ nghĩ không có Địa Ngục nên họ không ngần ngại làm các điều ác. Và vì nghĩ rằng không có Thiên Đàng nên chắc chắn họ không làm các điều thiện có thể dẫn đến Thiên Đàng. Nếu họ không tránh làm các điều ác thì họ sẽ đau khổ vì hậu quả xấu xa của những hành động ác ngay trong kiếp hiện tại. Nếu họ làm những việc thiện thì họ sẽ hưởng những kết quả tốt đẹp trong hiện tại.

Nếu sau khi chết mà chẳng có Thiên Đàng hay Địa Ngục thì dĩ nhiên chẳng có gì phải nói đến. Nhưng nếu có Thiên Đàng và Địa Ngục, thì bởi vì họ chẳng làm điều phước thiện nào nên chắc chắn họ sẽ không sinh lên Thiên Đàng.

Như vậy, tôi đã giải thích cho họ sự khác biệt rất lớn giữa những người tin có Thiên Đàng, Địa Ngục và người không tin có Thiên Đàng, Địa Ngục. Nếu những điều tôi giải thích trên không làm hài lòng họ, tôi sẽ nói điểm thứ hai.

2. Ngay trong đời sống nầy cũng có những nơi gọi là trại giam hay tù ngục cho những người làm việc bất thiện. Những nơi đó họ không nhốt những người có thái độ tốt và làm việc thiện lành. Bởi thế, cũng có những nơi đặc biệt dành cho những người có hành động xấu và có nơi dành cho những người làm các hành vi tốt đẹp.

Như vậy, phải có Địa Ngục cho những người làm việc bất thiện và phải có Thiên Đàng cho người làm việc thiện. Từ cuộc sống nầy chúng ta có thể suy ra những kiếp sống kế tiếp.

Nếu họ vẫn chưa thỏa mãn, tôi sẽ nói điểm thứ ba.

3. tôi sẽ hỏi họ những nơi họ chưa hề đến. Chẳng hạn, tôi sẽ hỏi: ''Bạn đã từng ở Mông Cổ chưa?". Phần lớn đều trả lời họ chưa đến Mông Cổ. tôi lại hỏi tiếp: ''Theo bạn nghĩ có xứ Mông Cổ không?'' Tất cả đều trả lời có. tôi bèn nói: ''Mặc dầu bạn chưa bao giờ đến Mông Cổ, chưa bao giờ thấy tận mắt xứ Mông Cổ nhưng xứ Mông Cổ vẫn có ngay chính trong thế giới nầy. Do đó, nếu nói rằng bởi vì tôi chưa thấy Thiên Đàng và Địa Ngục bằng chính mắt tôi cho nên không có Thiên Đàng và Địa Ngục. Như vậy nghe có hợp lý không?"

Nếu họ vẫn không thỏa mãn thì tôi sẽ nói điểm thứ tư.

4. Tôi hỏi: ''Bạn có cha mẹ không? Và cha mẹ của bạn có cha mẹ không?''''có''. tôi bèn hỏi tiếp: ''Bạn có thấy cha mẹ của ông cố bạn không?'' Họ trả lời: ''không''. Tôi hỏi họ: "Nếu bạn chưa bao giờ thấy cha mẹ của ông cố hay ông sơ bạn; như vậy phải chăng không có ông cố, ông sơ." Họ trả lời rằng: Mặc dầu họ chưa bao giờ thấy ông cố, ông sơ, nhưng họ tin rằng họ có ông cố, ông sơ. Và những điều nầy đã được những người từng thấy ông cố, ông sơ nói lại cho họ nghe một cách chắc chắn. tôi hỏi họ liên tiếp bốn, năm thế hệ trước đó, họ đều trả lời

Tôi bèn nói với họ: "Bạn tin rằng ông cố, ông sơ của bạn có mặt, bởi vì bạn nghe những người khác đã từng thấy ông cố, ông sơ của bạn nói lại. Cũng vậy, mặc dầu chúng ta chưa từng thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bằng chính mắt của chúng ta; nhưng những người đã thấy Thiên Đàng, Địa Ngục đã ghi lại trong kinh điển cho chúng ta. Chính vì vậy chúng ta nói có Thiên Đàng, Địa Ngục".

Tuy vậy, những điều nầy chưa khiến cho những bạn trẻ trong thời đại thỏa mãn. tôi bèn nói đến điểm thứ năm.

5. Các nhà khoa học nói rằng có những bệnh như kiết lỵ và bệnh cúm do những vi khuẩn gây ra. Các nhà khoa học nói rằng có vi khuẩn. Mặc dầu các nhà khoa học không thể thấy vi khuẩn bằng chính mắt trần của họ, nhưng họ có thể thấy vi khuẩn qua kính hiển vi.

Nếu một người nào đó chưa thấy được vi khuẩn bởi vì họ chưa từng nhìn vi khuẩn qua kính hiển vi nên họ nói rằng chẳng có vi khuẩn. Nói như vậy nghe có được không? Bởi vì nếu người nầy được nhìn vào kính hiển vi mà các nhà khoa học dùng để thấy vi khuẩn thì họ cũng sẽ thấy vi khuẩn.

Cũng vậy, sự hiện hữu của Thiên Đàng, Địa Ngục đã được Đức Phật và các vị A La Hán chỉ cho chúng ta thấy. Đức Phật và các bậc A La Hán đã nhìn thấy Thiên Đàng, Địa Ngục qua trí tuệ cao siêu hay qua cặp mắt Thánh của các Ngài.

Đức Phật và các bậc A La Hán không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bằng mắt trần. Cũng vậy, bạn không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục bởi vì bạn không có trí tuệ cao hơn. Bạn không có cặp mắt Thánh nên bạn không thể thấy Thiên Đàng, Địa Ngục. Như vậy, bạn không tin vào những lời dạy của Đức Phật và các vị A La Hán chính do bởi vì các bạn không có cặp mắt Thánh.

Nếu bạn không tin vào Đức Phật và các nhà A La Hán nói về Thiên Đàng, Địa Ngục bởi vì chính mắt bạn chưa thấy Thiên Đàng, Địa Ngục. Điều đó chẳng khác nào bạn không tin các nhà khoa học nói về vi khuẩn bởi vì chính mắt bạn chưa thấy các vi khuẩn.

Khi tôi đã giải thích như thế thì phần lớn đều thỏa mãn. Nhưng có một số thiền sinh lại bước thêm một bước nữa và nói rằng: "Thiên Đàng, Địa Ngục chỉ có thể thấy bằng thánh nhãn. Như vậy, Ngài có được Thánh nhãn nào chưa, bởi vì Ngài nói có Thiên Đàng, Địa Ngục."

Tôi trả lời rằng: " Đối với người tin tưởng hoàn toàn vào lời nói của các nhà khoa học vì họ biết rằng các nhà khoa học là những người đã từng nhìn thấy vi khuẩn qua kính hiển vi, thì họ chẳng cần tự mình thấy vi khuẩn. Bởi vì họ đã hoàn toàn tin tưởng vào các nhà khoa học, nên dầu họ có nhìn hay không nhìn vào kính hiển vi cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lòng tin của họ."

Cũng vậy, tôi đã có đức tin tuyệt đối vào lời dạy của Đức Phật và chư vị A La Hán là những vị đã thấy Thiên Đàng và Địa Ngục qua tuệ nhãn cao siêu của các Ngài thì tôi chẳng cần đạt được tuệ nhãn; bởi vì có thấy được Thiên Đàng, Địa Ngục hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đức tin của tôi.

Có lẽ có người trong số các vị ở đây muốn đặt câu hỏi về Thiên Đàng, Địa Ngục, bởi thế vì lợi ích của các vị nầy tôi nói về Thiên Đàng, Địa Ngục để các bạn tự mình suy tư lấy.

Những điều người Phật tử không nên làm và sự tai hại nếu làm những điều đó

Có mười điều được gọi là mười bất thiện nghiệp mà người Phật tử không nên làm. Đó là:

1. Sát sanh; 2. Lấy của không cho; 3. Tà dâm; 4. Nói láo; 5. Nói hai lưỡi; 6. Nói cộc cằn thô lỗ; 7. Nói lời vô ích; 8. Tham; 9. Sân; 10. Tà kiến.

1. Sát sanh

Người sát sanh, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh (ác đạo). Nếu sanh làm người họ sẽ chết yểu. Họ sẽ chịu nhiều bệnh tật. Gọi là phạm tội sát sanh khi có đủ 5 yếu tố:

a. Phải có một chúng sanh.
b. Biết rằng chúng sanh đó còn sống.
c. Cố ý giết.
d. Giết hay xúi kẻ khác giết.
e. Kết quả là chúng sanh ấy chết.


Nếu có đủ 5 yếu tố nầy thì sự sát sanh mới đủ sức mạnh đưa xuống bốn đường ác đạo. Nếu không đủ năm yếu tố ấy thì chưa phạm tội sát sanh.

2. Trộm cắp.

Đó là lấy của không cho. Người trộm cắp, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu tái sinh làm người họ sẽ nghèo nàn, đói khổ. Có 5 yếu tố để tạo thành tội trộm cắp:

a. Vật thuộc quyền sở hữu của kẻ khác.
b. Biết vật thuộc quyền sở hữu của kẻ khác.
c. Muốn trộm cắp.
d. Trộm cắp hay xúi kẻ khác trộm cắp.
e. Đã trộm cắp được.


3. Tà dâm

Người nào liên hệ xác thịt với ngưòi không phải là vợ hay chồng mình, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không tái sinh vào bốn cảnh khổ mà tái sinh làm người thì sẽ thành loại người bán nam, bán nữ. Có bốn yếu tố tạo thành tội tà dâm:

a. Người không phải vợ hay chồng của mình.
b. Ham muốn hành dâm với người đó.
c. Cố gắng hành dâm với người đó.
d. Đã hành dâm và thích thú trong việc đó.

Nếu có đầy đủ bốn yếu tố, người đó sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh. Nếu chưa đủ bốn yếu tố thì chưa phạm tội tà dâm.

* Uống rượu, cờ bạc

Trong thập ác nghiệp chúng ta đặt sự uống rượu, cờ bạc và giới tà dâm vào trong một mục vì theo chữ Kammesumicchacara có nghĩa là những hành vi sai lầm. Nhưng trong ngũ giới thì cờ bạc nằm trong giới thứ ba và uống rượu nằm trong giới thứ năm.

Người uống rượu nhiều, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn khổ cảnh. Nếu không rơi vào bốn khổ cảnh, sẽ tái sinh làm người điên khùng, mất trí.

Giới uống rượu có bốn yếu tố:

a. Chất say.
b. Muốn uống.
c. Cố gắng uống.
d. Đã uống.


4. Nói láo

Người thích nói láo để làm hại người khác, làm người khác mất lợi lộc, sau khi chết sẽ rơi vào bốn khổ cảnh. Nếu không rơi vào bốn khổ cảnh sẽ tái sinh làm người bị người khác lường gạt.

Giới nói láo có bốn yếu tố:

a. Lời nói không thật.
b. Cố ý lừa dối.
c. Cố gắng nói dối.
d. Người nghe tin vào lời nói của mình.


5. Nói hai lưỡi

Người nói hai lưỡi hay nói lời đâm thọc làm chia rẽ người khác, sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không rơi vào bốn khổ cảnh, sẽ bị xa cách người thân yêu, xa cách bạn bè. Có bốn yếu tố tạo thành tội nói hai lưỡi:
a. Có người bị ta nói lời chia rẽ.
b. Cố ý nói để gây chia rẽ.
c. Cố gắng nói lời chia rẽ.
d. Có người bị chia rẽ.


6. Nói cộc cằn, thô lỗ (ác ngữ)

Người nói lời cộc cằn, thô lỗ sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không rơi vào bốn cảnh khổ, sẽ tái sinh làm người bị ngọng, cà lăm hoặc có giọng nói khó nghe khiến người nghe không ưa thích.
Có bốn yếu tố tạo thành tội nói lời thô lỗ, cộc cằn:
a. Có người bị nói lời thô lỗ.
b. Tâm sân hận.
c. Cố ý nói lời thô lỗ
d. Chính mình nói lời thô lỗ


Cha mẹ hay thầy giáo nói lời thô lỗ với con cái hay học trò thì chỉ là những lời nói mạnh cốt ý làm cho con cái hoặc học trò đạt những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên cũng cần tránh những lời nói này.

7. Nói lời vô ích

Người nói lời vô ích sau khi chết sẽ tái sinh vào bốn cảnh khổ. Nếu không rơi vào bốn cảnh khổ, sẽ tái sinh làm người có những lời nói mà người khác không chú ý, không tin tưỏng.

Có 2 yếu tố tạo thành tội nói lời vô ích:

a. Lời nói vô ích
b. Chính mình nói lời vô ích.


8. Tâm ý Tham Lam

Người có Tâm ý Tham Lam có ý muốn sang đoạt, chiếm cứ tài sản của kẻ khác. Người có Tâm ý Tham Lam, sau khi chết sẽ tái sinh thành quỷ đói.

Có 2 yếu tố tạo thành tội Tâm ý Tham Lam:

a. Tài sản của kẻ khác.
b. Có tâm muốn tài sản của kẻ khác bị mất mát, và mình có được tài sản ấy.

9. Tâm Sân Hận
Người có ác tâm muốn làm hại kẻ khác, sau khi chết sẽ sa vào địa ngục.
Phải có đủ 2 yếu tố sau để kết thành tội có Tâm ý Sân Hận:
a. Phải có một chúng sanh.
b. Có tâm muốn làm hại.


10. Tà kiến

Có ba loại tà kiến:

a. Akriya-diṭṭhi: chối bỏ nhân, cho rằng không có nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu.
b. Natthika-diṭṭhi: không tin quả của thiện nghiệp và bất thiện nghiệp, nghĩa là không tin có thiên đàng, địa ngục.
c. Ahetuka-diṭṭtthi: không tin cả nhân lẫn quả.


Vì không tin có nhân quả nên Người có tà kiến sẵn sàng làm các điều ác và thờ ơ tước các điều thiện, sau khi chết sẽ rơi vào bốn đường ác đạo.

Mười điều thiện cần làm (Puñña kiriya Vatthuni):

Người Phật tử hành mười thiện nghiệp:

1. Bố thí (Dāna)
2. Trì giới (Sīla)
3. Tham thiền (Bhāvanā)
4. Tôn kính (Apacayana)
5. Phục vụ (Veyyavacana)
6. Hồi hướng phước báu (Pattidana)
7. Hoan hỷ với phước báu của kẽ khác (Pattanumodana)
8. Nghe Pháp (Dhammasavana)
9. Nói Pháp (Dhammadesana)
10. Có Chánh kiến (Diṭṭhijukamma)

Trong mười điều thiện trên thì:
Bố thí (1),
Hồi phước cho kẻ khác (6), và
Hoan hỷ với phước báu của kẻ khác (3) thuộc nhóm Bố Thí.


Giới (giữ thân, khẩu trong sạch) (2),
Tôn kính (Phật, Pháp, Tăng, cha mẹ, thầy giáo, trưởng lão...) (4), và
Phục vụ (phục vụ giúp đỡ Tam Bảo, cha mẹ, thầy tổ, trưỡng lão...) (5) thuộc về nhóm Trì Giới.


Nghe Pháp (8),
Nói Pháp (8), và
Có Chánh kiến (10) thuộc về nhóm Luyện Tâm hay Tham Thiền.

Hòa thượng Kim Triệu hiệu đính và chú thích
Tỳ kheo Khánh Hỷ soạn dịch

Nguồn : Buddhamet.net
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
duc-pha-thich-ca-m1669.jpg
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên