(Chia sẻ) Kinh nghiệm nhập định với đề mục Hơi thở

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Thiên Không (TK) không có niệm chú, bắt ấn gì khi ngồi thiền cả, cứ để tay thoải mái. TK thường có 2 oai nghi (tư thế) thiền là nằm và ngồi. Tư thế khó nhất là Nằm vì dễ rơi vào giấc ngủ sâu.

1. Ngồi thẳng lưng, có thể dựa lưng nếu thấy ngồi chưa vững, ngồi có điểm tựa để tránh bị tình trạng rung lắc người khi nhắm mắt thiền định. TK không có tu theo cách thiền mở mắt mà là nhắm mắt, tuy khó ở lúc ban đầu là dễ buồn ngủ nhưng được ưu điểm là sau này dễ thấy đề mục hơn là mở mắt.

2. Hít thở tự nhiên, không cố hít sâu cũng không cố hít ngắn, không cần để ý như trong kinh dạy là để ý đoạn đầu, giữa, cuối của hơi thở - đây chỉ dùng khi bạn đã có định lực trong thiền, người mới tập sẽ dễ loạn tâm khi phải chú ý nhiều đề mục như vậy.

Hít thở bình thường, mắt nhắm hẳn lại, đặt sự chú ý về phía trước mặt, để ý cảm giác chú ý vào ở khu vực vùng mũi (trước mũi, trong mũi... đều được). Lưu ý cảm giác hay biết của mình ở vùng nào mà hơi thở ra vào dễ cảm nhận nhất, nơi đó gọi là Điểm xúc chạm.

Khi bạn chưa thông thạo đề mục Hơi thở thì có thể đếm từ 1-9 rồi quay lại đếm 1-9 cho tới khi nào tâm chú ý của bạn không bị ngoại cảnh chi phối, không bị những suy nghĩ trong tâm thức quấy rối (vọng tưởng) thì lúc bấy giờ có thể không đếm số nữa mà chỉ chú ý vào hơi thở ra-vào ở vùng mũi nào mà bạn cảm thấy dễ cảm nhận nhất, TK gọi là Điểm xúc chạm.

Trường hợp của TK thì không có đếm số mà chỉ chú ý chỗ Điểm xúc chạm thôi, Điểm xúc chạm của TK ở dưới mũi, khoảng nhân trung; TK hướng tâm chú ý đặt trước mặt. Nói một ví dụ cho trường hợp này là khi chạy xe ngoài đường, bạn biết rõ tay cầm tay lái, tâm chú ý theo mắt hướng về phía trước, nhưng cảm giác vẫn biết rõ tay cầm lái mà không phải cứ ngó xuống coi mình cầm tay lái ra sao. Người hành thiền cũng như vậy, mắt nhắm nhưng tâm chú ý hướng ra trước mặt, cảm giác ghi nhận hơi thở trước mũi.

3. Chỉ để ý hơi thở ra vào mà không cố gắng điều chỉnh hơi thở của mình, cứ hít thở bình thường thôi, dần dần hơi thở sẽ trở nên êm dịu hoặc có người sẽ có cảm giác mất hơi thở luôn, nhưng cứ yên tâm để ý ở Điểm xúc chạm sẽ thấy lại hơi thở. Đấy là hơi thở thô trở thành hơi thở vi tế.

4. Khi chú ý vào Hơi thở tới mức vi tế, bạn sẽ dần thấy phía trước mắt sẽ chuyển đổi từ bóng tối ra ánh sáng trắng mờ mờ, rồi dần dần sáng hơn nữa cho tới khi bạn thấy một không gian ánh sáng trắng bao phủ quanh bạn. Tâm chú ý của bạn lúc bấy giờ ít bị ngoại cảnh và nội cảnh (vọng tưởng) ảnh hưởng. Đó là ý nghĩa của 2 chi thiền Tầm và Tứ. Tầm là hướng tới đề mục, Tứ là giữ chặt đề mục. Từ khi chi Tứ xuất hiện bạn sẽ tỉnh táo rất nhiều, không bị buồn ngủ nữa, và từ đấy Ánh sáng xuất hiện do sức chú ý của bạn đã khá mạnh, điều này chứng tỏ tâm bạn đã dần ổn định và chi Hỷ (niềm vui) sẽ xuất hiện trong tâm của bạn, bạn đã tiến bộ rất nhiều trong tu tập. Khi chi Hỷ xuất hiện bạn sẽ có 5 loại Hỷ (tuỳ người có đủ cả 5 hoặc chỉ có 1):

- Khinh hỷ: Lúc bắt đầu hành thiền, sau khi các chướng ngại bị tạm thời khắc chế trong một thời gian, thiền sinh cảm thấy lành lạnh, rờn rợn, đê mê, đôi khi nổi da gà. Ðó là giai đoạn đầu tiên của cảm giác hỉ lạc, gọi là khinh hỷ, hay tiểu hỷ.

- Sát na hỷ: Hỉ đến một cách chớp nhoáng như tia chớp. Sát na hỷ có cường độ mạnh hơn loại hỷ đầu tiên.

- Hải triều hỷ: Thiền sinh cảm thấy như mình đang ngồi trên bờ biển, thình lình sóng lớn dâng lên cuốn hút họ. Thiền sinh có hỷ này cảm thấy như mình bị cuốn trôi khỏi mặt đất, tim đập thình thịch, cả thân và tâm bị tràn ngập. Lúc ấy, thiền sinh phân vân không biết chuyện gì xảy ra.

- Thượng thăng hỷ: Thiền sinh cảm thấy thân hình nhẹ nhõm như đang ngồi cách mặt đất vài thước. Thấy mình dường như đang trôi hay đang bay, chứ không phải đang đi trên mặt đất nữa.

- Sung mãn hỷ: Ðây là loại hỉ mạnh nhất, thấm nhuần toàn thân như nước tràn bờ. Thiền sinh cảm thấy một sự thoải mái kỳ diệu và chẳng muốn đứng dậy. Thật là thích thú khi tiếp tục ngồi bất động như thế.

Ba loại hỉ đầu tiên được gọi là "thiểu" hỷ (pamojja), hay là hỷ yếu ớt. Hai loại hỷ sau cùng thì mạnh mẽ.

trích đoạn về 5 loại Hỷ: http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/NgayTrongKiep/NTKSN8.htm

5 loại hỷ này tuỳ căn tánh từng người mà có kinh nghiệm đậm nhạt khác nhau, không nhất thiết phải kinh nghiệm đủ cả 5 Hỷ.

5. Sau chi Hỷ này thì chi Lạc khởi lên, biểu hiện của chi Lạc này là làm cho bạn sẽ thấy toàn thân hết nhức mỏi, thân thể thoải mái vô cùng, tâm thì thấy an lành, mát mẻ. Khi đủ 4 chi thiền: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc thì bạn cũng ít bị dao động bởi cảnh xung quanh, mà tâm chú ý của bạn bấy giờ trở thành Nhất Tâm, và đấy có thể nói là bạn đã tới mức Cận định, hay còn gọi là Dục giới định, hay là Cận Sơ thiền.

Nếu bạn chết với trạng thái này sẽ cho quả tái sanh vào 2 cõi trời cao nhất của cõi Dục giới này là Hoá Lạc Thiên và Tha Hoá Tự Tại Thiên. Nếu bạn dừng ở mức này, hoặc người có căn tánh Vô Tham và Vô Sân (Nhị nhân) mà không có thêm nhân Vô Si trong tâm hộ kiếp (Tam nhân) thì chỉ tới mức Cận định này mà không thể tiến lên Sơ Thiền được, chỉ có người Tam nhân mới có thể chứng Sơ Thiền và các bậc thiền cao hơn.

Tuy nhiên hãy tu tập chuyên cần, hết tâm lực thì mới biết là Nhị nhân hay Tam nhân. Cho dù kiếp này là Nhị nhân nhưng sự tích cực tu thiền sẽ cho quả tái sanh vào các cõi trời cao, tại đó sẽ chuyển hoá Nhị nhân thành Tam nhân.

-- Điểm nhận dạng của Cận định là:

- Tâm chú ý đề mục rõ ràng, không u ám, không bị buồn ngủ phá vỡ.

- Ít bị dao động do ngoại cảnh và vọng tưởng thô thiển đã bị loại trừ, vọng tưởng vi tế thỉnh thoảng vẫn xuất hiện làm tâm chú ý chao động nhẹ.

- Đã thấy ánh sáng xuất hiện trong tâm, bạn sẽ thấy bạn ngồi trong một căn phòng ánh sáng trắng rộng lớn không có giới hạn (đây là kinh nghiệm của TK không cứ đúng cho mọi người). TK đã ở trong tình trạng này hơn 1 năm, sau này gặp Thiền sư Myanmar mới được dạy cách phát triển hình tướng đề mục. Ánh sáng này tuy trong sạch, sáng suốt nhưng tâm trí bạn vẫn chưa hoàn toàn an trú trong đó lâu được.

- Nếu bạn vội rời bỏ chú ý Hơi thở mà chú ý ánh sáng thì sẽ mất ánh sáng và bạn mất luôn tâm chú ý, vì ánh sáng là quả của tâm chú ý Hơi thở. Trường hợp tướng ánh sáng (Quang tướng) của Cận định là Quang tướng vẫn còn yếu đuối và quá rộng lớn nên chưa có sức mạnh thu hút tâm chú ý của bạn, tức là không có một địa điểm cụ thể để an trú được lâu dài.

- Âm thanh bên ngoài dù rất khẽ như tiếng động của chiếc lá mít khô rơi xuống đất cũng trở nên to lớn như tiếng bom nổ sát bên tai bạn, bạn có thể giật bắn người khi nghe những âm thanh nhỏ bé đó. Cận Định dễ bị âm thanh lớn, nhỏ phá vỡ.

- Những cảm xúc tình yêu, tình dục, sân hận, thèm khát, ham thích, nói chuyện phiếm, ăn nhiều, ngủ nhiều tạm thời không hiện diện trong tâm thức của bạn sau khi bạn xả thiền do oai lực của 4 chi thiền và yếu tố Nhất tâm đã hạn chế những tham dục thô thiển ấy phát sanh trong tâm của bạn. Tuy nhiên, thời gian bạn thoát khỏi những ảnh hưởng ấy rất ngắn, nếu bạn không tiếp tục tu thiền nữa thì khi oai lực của Cận định mất, bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng trở lại, lần này chúng mạnh hơn lần trước khi bạn ngồi thiền như lò xo bị nén thì bung ra rất mạnh.

- Khi bạn muốn thấy, muốn biết điều gì trong quá khứ hoặc tương lai gần chừng 1 tháng trở lại, thì bạn có thể hướng tâm về những điều ấy, và bạn sẽ tự biết trong tâm qua hình thức tư tưởng, còn gọi là Tưởng tri tức là sự hiểu biết của sự suy tưởng, năng lực của tâm sở Tưởng nên có đúng có sai, chứ không phải năng lực thần thông của người đã chứng và trú Tứ thiền chỉ có đúng không có sai, vì thần thông chính là tâm sở Trí trong thiền định. Tâm sở Tưởng ghi nhớ đề mục và so sánh đối chiếu với cái đã học đã biết nên có đúng có sai, còn tâm sở Trí thì thấy rõ biết rõ đúng theo bản chất của vấn đề nên không có sai lầm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
vào Sơ Thiền...

6. Tiếp tục thiền định cho tới Cận định: lúc này 4 chi thiền đã mạnh mẽ, yếu tố Nhất tâm cũng được mạnh mẽ do sự luyện tập chú ý trên đề mục, các vọng tưởng vi tế không đủ sức phá rối tâm chú ý của bạn, lúc này hình dáng của đề mục Hơi thở trở nên rất rõ ràng, không gian ánh sáng trắng bao quanh bạn dịu xuống như vẫn sáng, hình dáng đề mục gom tụ lại thành một hình thể rõ ràng (tuỳ theo căn tánh của từng người mà có nhiều hình dáng đa dạng), và phát sáng rực rỡ - đấy là Quang tướng của Tợ tướng trong sẽ dẫn tâm bạn nhập vào thiền định thật sự.

Quang tướng lúc này của TK là hình một quả cầu trắng tinh và chói sáng xuất hiện ngay trước trán, quả cầu có kích thước tựa quả cam sành và TK hướng tâm đến đâu thì quả cầu xuất hiện ở chỗ đó (trên, dưới, phải, trái đều được). Sau khi di chuyển được quả cầu ánh sáng đến vị trí tuỳ ý, TK tiếp tục theo dõi hơi thở ra vào cho tới khi khối cầu ánh sáng tự động thu nhỏ lại bằng một quả chanh và lúc này trở nên cực kỳ chói loá y như bạn nhìn trực tiếp vào đèn pha xe hơi vào ban đêm hoặc là ngước mắt lên nhìn trực tiếp vào mặt trời đứng bóng vào buổi trưa không mây mù.

Điểm tế nhị ở đây là bạn không được cố ý muốn Quang tướng đề mục của bạn nhỏ lại, mà phải để tự nhiên, tuỳ theo căn tánh mà lâu hay mau Quang tướng sẽ thu nhỏ lại và trở nên cực kỳ chói sáng. Bạn vẫn tiếp tục theo dõi hơi thở ra vào và phớt lờ sự quyến rũ của Quang tướng đó đi, vì lúc này nó chưa thật sự mạnh mẽ mà có thể lụi tắt bất cứ lúc nào nếu bạn chú ý nó quá nhiều.

Ở giai đoạn này vẫn chưa vào được tầng thiền Sắc giới đầu tiên, nó là sự phát triển cao tột của Cận định mà thôi, nhưng buộc bạn phải nghiêm trì Ngũ giới một cách thanh tịnh, hạn chế những sai lầm nhỏ nhặt nhất để làm nền tảng cho các quả bất thiện không phát sinh làm khuấy động tâm tư của bạn, đó là nguyên nhân gần làm nhiều người khó đắc thiền được.

-- Sơ Thiền: Kế đó là càng chú tâm vào hơi thở cho tới khi quả cầu ánh sáng ấy dính vào hơi thở ra vào, TK có cảm giác như là TK hít thở ánh sáng của quả cầu đó tức là khi TK hít thở ra vào thì quả cầu ánh sáng ấy cũng chạy theo ra vào y như hơi thở vậy, nói cách khác giai đoạn này hơi thở và ánh sáng đã hoà nhập thành một. TK an trú tâm định vào tướng ánh sáng (còn gọi là Quang tướng) này trong các thời thiền sau đó và thời gian an trú vào đó kéo dài khoảng một hai tiếng đồng hồ, trong khi đó mọi khái niệm về thời giờ, ngày tháng, tên tuổi, nơi chốn đang ngồi, nhất là âm thanh xung quanh... đã không xuất hiện trong tâm thức của TK.

Một tình trạng quên mình quên người, quên tất cả diễn ra trong suốt một hai tiếng ấy mà chỉ có mỗi việc nhìn ngắm ánh sáng ra vào mình mà thôi ngay cả ý nghĩ hay biết là mình đang hít thở cũng không có trong tâm thức TK, thiền sư hoan hỷ nghe trình pháp và Ngài nói rằng nếu TK đã hài lòng với mức độ này thì nên quán sát 5 chi thiền sau khi xả thiền (gọi là 5 pháp tự tại của vị hành giả đắc thiền) là Tầm (sự hướng tâm tới Hơi thở), Tứ (sự chú ý Hơi thở), Hỷ (sự hân hoan vui thích với Hơi thở và ấn tướng), Lạc (sự an ổn, không mệt mỏi trong suốt thời thiền), Định (sự chú ý tập trung trọn vẹn trên ánh sáng của đề mục) thì khi thấy rõ 5 chi thiền này thì biết chắc chắn rằng đó là trình độ Sơ thiền mà không còn lầm lẫn nữa.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính bạn TK:

Vậy những điểm không được của việc tập: tập trung trên đề mục là gì ? ... có tác hại phụ .. hay có chỗ không được nào cần phải tránh không [smile]

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính bạn TK:

Vậy những điểm không được của việc tập: tập trung trên đề mục là gì ? ... có tác hại phụ .. hay có chỗ không được nào cần phải tránh không [smile]

KLL

-----------------

Trong phần này TK thấy rằng những ai tu tại nhà mà không có Thầy hướng dẫn thì khi có những thành tựu hay những hiện tượng bất thường xảy ra cho mình thì hãy thật bình tĩnh, sáng suốt:

- Bắt buộc phải nghiêm trì Ngũ giới (hoặc các Giới cao hơn) một cách thanh tịnh, hạn chế những sai lầm nhỏ nhặt nhất để làm nền tảng cho các quả bất thiện không phát sinh làm khuấy động tâm tư của bạn, đó là nguyên nhân gần làm nhiều người khó đắc thiền được.

- Quan sát tâm tư của mình lúc đó là tâm thiện hay bất thiện, tâm chơn chánh hay tâm không chơn chánh.

- Tìm xem trở lại công phu của mình từ trước khi xảy ra những hiện tượng ấy, là như thế nào, đúng sai ra làm sao, nhất là công phu tu tập có đúng theo tài liệu hướng dẫn hay không.

- Sau khi đã tự xem xét cho mình, với ý thức không tự hào, không tự mãn, không cho là mình đúng hoặc không đúng thì nên tìm đến chư Tăng Ni để trình bày vấn đề của mình, xem coi các vị trả lời thế nào và tự thân xem xét đối chiếu lại coi những gì các vị nói về mình đúng hay không đúng mà áp dụng hay không áp dụng.

TK hỏi nhiều vị Tăng và đối chiếu xem xét kỹ càng với kinh điển rồi mới tin theo, chứ không vội vàng cho là TK đúng người khác sai, và không cho người khác đúng TK sai trong khi chưa phân tích những khía cạnh tích cực cũng như không tích cực của vấn đề đang gặp.

Lưu ý:

+ Nếu người tại gia chứng và trú thành công một trong các bậc thiền định cũng như thiền tuệ quán thì có thể nói cho người khác là người tại gia hoặc xuất gia biết tình trạng của mình mà không phạm tội khoe pháp bậc cao nhân, ngay cả thần thông cũng có thể biểu diễn cho người khác xem. Tuy vậy nhưng nếu nói cho người khác biết với mục đích khoe khoang tức là có tâm ngã mạn, 'chảnh chẹ' (show off) thì lần sau khi ngồi thiền vị ấy sẽ bị mất tầng thiền đó và sẽ rất vất vả để chứng đắc trở lại. Nếu nói với mục đích muốn chia sẻ và học hỏi thêm thì mới không bị mất mà còn rực rỡ thêm.

Một lẽ nữa là người tại gia không nên hỏi người xuất gia câu hỏi: sư Thầy (sư Cô) chứng Sơ thiền như con hay chưa? Đừng nên hỏi câu tương tự vì sẽ gây ra bất thiện nghiệp cho bạn vì làm Chướng ngại pháp cho người xuất gia, bởi lẽ luật của chư Tăng ghi rõ vị nào dù chứng đắc hay không chứng đắc mà nói ra cho người khác biết là phạm giới của chư Tăng, cho nên chư Tăng không khi nào được phép nói rõ tình trạng tu tiến của các ngài cho người khác biết mà chỉ có thể gợi ý, giảng giải cho người khác biết tính chất của trỉnh độ thiền nào đó để người đó biết mà tu tập tốt hơn mà thôi.

+ Nếu chưa chứng Sơ thiền hoặc các bậc thiền cao hơn thì đừng cho là mình đã chứng rồi đem khoe khoang cho thiên hạ biết để hãnh diện, tự mãn thì sẽ phạm vào tội khoe pháp bậc cao nhân, vì các tầng thiền dù được định danh là Sơ thiền, Nhị thiền... nhưng những khái niệm ấy có bản tính Thực tánh pháp tức là có thật một hiện tượng đó chứ không phải là danh từ đặt để cho cái hư nguỵ, và như vậy thiền có Ân đức Thiền tác thành bậc cao quý trong Giáo pháp của Đức Như Lai.

Người chứng Sơ thiền trở thành bậc có phạm hạnh tương đương chư vị Phạm thiên của cõi trời Sắc giới hoặc Vô Sắc giới, có ân đức Giới Định Tuệ trong sạch, tuy là các tầng thiền Hiệp thế nếu người chứng thiền chưa chứng Thánh quả, nhưng tầng thiền sẽ tạo nền tảng cho chứng đắc Thánh thiền về sau, còn gọi là Thiền Siêu thế - thiền chứng của bậc Thánh nhân. Cho nên tầng thiền và thần thông là những năng lực có Thực tánh pháp tác thành ân đức của bậc cao nhân, không nên tưởng rằng tầm thường ai cũng có thể khoe khoang mà mang bất thiện nghiệp cho mình, sau này khi tu thiền sẽ rất khó thành tựu các bậc thiền cũng như khó chứng đắc thần thông.
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
vipassanamed_t1-550x413.jpg
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha .. ý của tui muốn hỏi khác đi một tí,

thông thường - tập trung vào ĐỀ MỤC .. tức có nghĩa là DÙNG THÂN TÂM tập trung vào đề mục đó

- nhưng chỗ giới hạn vẫn là "PHẢI DÙNG THÂN TÂM" để tập trung vào đề mục ...


có thể nào trong đời sống, có nhiều vấn đề, biến cố, ... "ĐÂU CÓ LÚC ĐÓ NGỒI TẬP TRUNG VÀO HƠI THỞ" được ??

- như vậy có phải là giới hạn không ... thí dụ như là công việc có biến cố .. có chuyện cần phải làm gặp khó khăn ..


Vậy thì áp dụng của TẦM và TỨ có thể nào bị giới hạn hông ? .. nếu muốn có sự ÁP DỤNG lớn hơn thì phải làm sao [smile]
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính lão huynh, vì không muốn trả lời không vào trọng tâm câu hỏi, cũng muốn cung cấp thêm kiến thức nâng cao về nội dung câu hỏi của huynh nên TK xin gởi đến các trích đoạn trong cuốn Sống trong thực tại của HT.Viên Minh, hy vọng sẽ phần nào giải đáp câu hỏi của huynh nhé.

Trân trọng!

-------------------------
ha ha .. ý của tui muốn hỏi khác đi một tí,
thông thường - tập trung vào ĐỀ MỤC .. tức có nghĩa là DÙNG THÂN TÂM tập trung vào đề mục đó
- nhưng chỗ giới hạn vẫn là "PHẢI DÙNG THÂN TÂM" để tập trung vào đề mục ...
có thể nào trong đời sống, có nhiều vấn đề, biến cố, ... "ĐÂU CÓ LÚC ĐÓ NGỒI TẬP TRUNG VÀO HƠI THỞ" được ??
- như vậy có phải là giới hạn không ... thí dụ như là công việc có biến cố .. có chuyện cần phải làm gặp khó khăn ..
Vậy thì áp dụng của TẦM và TỨ có thể nào bị giới hạn hông ? .. nếu muốn có sự ÁP DỤNG lớn hơn thì phải làm sao [smile]
-----------------------------
Định với các thiền chi vững chắc có thể an trú vào các bậc thiền sắc giới, vô sắc giới gọi là an chỉ định (appanā samādhi). Tâm định này cắt đứt mọi ảnh hưởng của ngoại giới, nên ra khỏi tâm dục giới và tùy mức độ kiên cố hành giả có thể thực chứng từ sơ thiền cho đến tứ thiền hữu sắc (có đối tượng là “sắc” tưởng) và thiền vô sắc (có đối tượng là “không” tưởng).

Cả cận hành định, nhất thời định lẫn an chỉ định đều là định trong điều kiện tĩnh, đòi hỏi phải có một đề mục nhất định, một phương pháp có kỹ thuật, một trú xứ yên tĩnh thích hợp và một sự cố gắng tập trung thuần nhất mới có thể đạt được. Loại định này cũng có thể gọi là ly cảnh duyên định, vì phải cắt đứt duyên hệ với ngoại cảnh mới định được. Định này rất an lạc và có thể phát triển thần thông, tuy nhiên đó chưa phải là định đặc thù của Phật giáo, các tôn giáo khác vẫn có. Định này chỉ giới hạn trong phạm vi sắc giới và vô sắc giới, chưa hẳn là điều kiện tất yếu cho trí tuệ phát sinh, như chánh định được nói đến trong giới-định-tuệ. Ngược lại, nó có thể trở thành chướng ngại cho trí tuệ khi động cơ cố gắng rèn luyện là lòng khao khát mong cầu sở đắc an lạc và quyền năng.

Còn có một loại tâm định vi diệu (paṇīta) hơn cả định an chỉ đó là tâm định tĩnh lặng (paṭipassaddha samādhi), một sự định tĩnh mọi lúc mọi nơi, vượt ngoài mọi điều kiện quy ước, nên cũng gọi là an bình (khemā) hay không tịch (vūpasama). Dīgha Nikāya 3/278 mô tả: “Định này là tịch tịnh, vi diệu, đạt tĩnh lặng, chứng nhất tánh, không điều kiện, không đối kháng, không trở ngại” (Ayaṃ samādhi: santo, paṇīto, laddho, ekodibhāvādhigato, na ca sasaṅkhāra-niggayha-vāritavato’ti). Ưu việt của định tĩnh lặng này là không cần nhập định xuất định vì có thể định tĩnh trong mọi hoàn cảnh, chứ không cần tập trung vào một đề mục duy nhất nào như định an chỉ phải có nhập có xuất. Loại định tĩnh lặng này thoạt nhìn dường như không kiên cố, nhưng thực ra đó mới chính là định vô ngại, bất chấp điều kiện, vì nó có thể ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh vô thường, khổ, vô ngã. Ví như người chơi lướt ván có thể giữ thăng bằng trên những đợt sóng dồn dập, nếu bạn có thể chú tâm (tâm bất loạn chứ không phải tập trung) trên thực tại diễn biến vô thường thì bạn có đủ bản lãnh để thể hiện định tĩnh lặng trong mọi hoàn cảnh này.

Vì có khả năng tùy duyên bất biến nên định này mới thật sự là định được nói đến như “định năng sinh tuệ” trong giới-định-tuệ đặc thù của nhà Phật. Và chỉ có định tĩnh lặng này mới được đức Phật gọi là tối thượng lạc (Santī paramaṃ sukhaṃ) và là một trong những yếu tính của Niết-bàn.

Giống như người quen lái xe trên đường giao thông thưa thớt sẽ khó đi qua chỗ xe cộ đông đúc, ngược lại tài xế quen lái xe ở chỗ giao thông đông đúc sẽ dễ dàng đi qua xa lộ vắng người. Cũng vậy, hành giả định an chỉ khó thích nghi với hoàn cảnh động bên ngoài nên khó đạt được định tĩnh lặng. Ngược lại hành giả định tĩnh lặng sẽ dễ dàng đạt được định an chỉ trong môi trường yên tĩnh. Như vậy, rõ ràng định tĩnh lặng mới có khả năng hỗ trợ cho trí tuệ thấy rõ thực tánh của các pháp. Đó là lý do tại sao đức Phật chỉ chấp nhận định an chỉ như một phương tiện để chế ngự năm triền cái lúc sơ cơ chứ không xem đó là điều kiện tất yếu để giác ngộ giải thoát. Chỉ cần định sát-na, định cận hành và định tĩnh lặng là đủ cho yếu tố định trong tam vô lậu học giới-định-tuệ.

Người có nội tâm an tịnh (chánh định) gặt hái được rất nhiều lợi ích trong đời sống cũng như trong hành trình giác ngộ giải thoát:

- Làm nền tảng cho trí tuệ: Chức năng quan trọng nhất của định là tạo môi trường tĩnh lặng cho trí tuệ tỏa sáng (samādhimayā paññā). Giống như mặt hồ tĩnh lặng thì cảnh sắc mới hiện rõ, khi tâm ổn định rỗng rang thì trí tuệ sẽ tự động soi chiếu rõ ràng. Trong lãnh vực hỗ trợ cho trí tuệ thì định tĩnh lặng hữu dụng hơn định an chỉ.

- Dẫn đến đời sống an lạc trong hiện tại: đối với người đang trú trong an chỉ định, tâm họ đã cắt đứt liên hệ với năm đối tượng giác quan, nên họ không bị ngoại cảnh quấy rầy và họ an hưởng được hương vị hỷ, lạc, định, xả của thiền định, vì vậy được gọi là hiện tại lạc trú (diṭṭhadhamma sukha vihārāya).

- Giúp kiến văn giác tri (thấy biết) được trung thực: Khi tâm tĩnh lặng thì thấy, nghe, ngửi,... biết đều được trong sáng nên nhận thức đối tượng mới đúng sự thật, cho nên tâm định dẫn đến thành tựu tri kiến (ñaṇa-dassana paṭilabhāya).

- Giúp phát huy chánh niệm tỉnh giác: Tâm an tịnh nghĩa là tâm không vọng động nên không thất niệm do đó dẫn đến chánh niệm tỉnh giác dễ dàng hơn (sati–sampajaññāya).

- Giúp đoạn tận các lậu hoặc: Định cùng với giới và tuệ là ba yếu tố không thể tách rời trong chức năng loại trừ vô minh, tà kiến, ái dục và hữu vi tạo tác trở thành, nên định là yếu tố dẫn đến đoạn tận lậu hoặc (āsavānaṃ khayāya).

- Ở trong cảnh trần mà tâm không dao động: Đối với người đạt được định tĩnh lặng thì họ luôn trầm tĩnh trước mọi thăng trầm biến đổi của cuộc sống nên dù không cách ly các đối tượng giác quan mà vẫn không bị ngoại duyên chi phối.

- Có thể đạt được thần thông: Theo định luật của tâm (citta niyāma) thì sự chuyên chú càng kiên cố năng lực càng được phát huy. Hầu hết khả năng siêu nhiên của tâm đều phát xuất từ định lực. Người đắc tứ thiền có thể luyện được năm loại thần thông: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, biến hoá thần thông và túc mạng thông.

- Khi lâm chung tâm bất loạn: Chết trong tình huống nào là do nghiệp quá khứ, không nên quan tâm làm sao để được chết trong điều kiện như ý, mà dù chết trong điều kiện nào tâm cũng sáng suốt định tĩnh là tốt nhất. Điều này quá dễ dàng cho những ai nội tâm an tịnh.

Nguồn: https://thuvienhoasen.org/p32a18064/chuong-8-noi-tam-tinh-lang

(...)

Bạn có thể phát hiện ra thực tánh và cái ta ảo tưởng, nhưng vô minh ngủ ngầm sẵn sàng đợi thời cơ, chỉ cần bạn thiếu cảnh giác liền nương theo thói quen nhảy vào tái tạo cái ta ảo tưởng khác, ngụy trang dưới những hình thức tinh vi hơn: đó là sở đắc của bạn. Vì vậy, giờ đây một mặt bạn phải hết sức chú tâm vào thực tại chân đế, mặt khác bạn phải thận trọng quan sát thực tại tục đế thật rõ ràng để phát hiện lập tức bất cứ hình thức bản ngã nào xuất hiện, để nó không thể che lấp được thực tại chân đế. Động tác này được đức Phật gọi là hộ trì chân đế.

Khi đã tuệ tri thực tánh pháp, thì hộ trì chân đế có nghĩa là sống trọn vẹn trong pháp tánh, đó là chân thực ba-la-mật. Trong chân thực ba-la-mật không còn ảo tưởng của bản ngã vô minh, vì luôn sống trọn vẹn trong thực tại chân đế. Thực ra, không ai có thể rời được thực tại chân đế, chỉ vì cái ta ảo vọng che mờ nên không thấy mà thôi. Vì vậy, việc hộ trì chân đế không phải là cố gắng gìn giữ bất kỳ một trạng thái sở đắc nào. Ngay khi xem chân đế như một sở đắc thì khái niệm đã khởi lên, không còn là chân đế nữa. Vậy việc hộ trì chân đế không có nghĩa là giữ lại một trạng thái nào mà chỉ cần buông cái ta bám víu khái niệm đi thì ngay đó pháp chân đế tự hiển lộ trong trạng thái tự nhiên của nó. Như vậy sống chân thực với pháp là yếu tố thoát ly hoàn hảo được gọi là chân thực ba-la-mật (sacca pāramī).

Trong Thiền Tông, nhiều thiền giả tưởng kiến tánh là xong, nên họ chỉ trú trong chân không mà xem thường lãnh vực diệu hữu. Cũng vậy, trong Thiền Vipassanā, thấy được thực tánh, nhiều thiền giả tự khép kín trong chân đế, không màng gì đến cuộc đời. Thái độ sai lầm này là một trong những phiền não chướng của thiền tuệ. Vì vậy, ở mức độ này, quyết định hay nguyện lực ba-la-mật là vô cùng cần thiết để không rơi vào trầm không trệ tịch.

Nguồn:
https://thuvienhoasen.org/p32a18065/chuong-9-ngay-do-la-bo
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha a... kính bạn TK:

tại sao chúng ta không đi sâu vào vấn đề đó ? [smile]

Thường nói CHƠN TÂM như MẶT TRỜI -->> có sức trưởng dưỡng vạn vật ...


thì phương pháp SƠ THIỀN = dụng TẦM TỨ -->> cũng sẽ phải được VÍ NHƯ MẶT TRỜI trưởng dưỡng vạn vật ...

đúng không ?


hơn nữa, đây cũng là phương pháp thiền CHÁNH TÔNG và NGUYÊN THỦY .. nếu chỉ nói Ý NGHĨA, LỢI ÍCH và ÁP DỤNG nhỏ quá ..

- có gì không đúng chăng ? [smile]



vậy thí dụ như những người THẤT TÌNH, THẤT Ý ... có thể sử dụng phương pháp TẦM và TỨ để được an tâm không ?

kính,

KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính bạn TK:

Chúng ta lấy thí dụ ngày xưa có bà cụ mất con rồi bà cầu xin đức Phật cứu con bà sống lại, nhưng ngài đâu có dạy bà:

- ngồi đó tập trung vào HƠI THỞ ..


Ngài kêu bà đi các xóm làng kiếm quần áo của nhà nào có người thân 5 đời mà vẫn còn sống về ...

như vậy có phải là ÁP DỤNG của TẦM và TỨ ... hay được tính như là áp dụng của TẦM và TỨ tập trung và "HƠI THỞ" không ?


phải chăng đó là NĂNG LỰC TRƯỞNG DƯỠNG kì diệu của THÂN qua phương pháp TẦM và TỨ ? [smile]

Kính,

KLL
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Kính bạn TK:

Chúng ta lấy thí dụ ngày xưa có bà cụ mất con rồi bà cầu xin đức Phật cứu con bà sống lại, nhưng ngài đâu có dạy bà:

- ngồi đó tập trung vào HƠI THỞ ..


Ngài kêu bà đi các xóm làng kiếm quần áo của nhà nào có người thân 5 đời mà vẫn còn sống về ...

như vậy có phải là ÁP DỤNG của TẦM và TỨ ... hay được tính như là áp dụng của TẦM và TỨ tập trung và "HƠI THỞ" không ?


phải chăng đó là NĂNG LỰC TRƯỞNG DƯỠNG kì diệu của THÂN qua phương pháp TẦM và TỨ ? [smile]

Kính,

KLL

Ha ha...

Kính khúc huynh!

Lão Tôn hay lôi "Định Hải Thần Châm ". Tức gậy như ý ra nghịch nên thấy được mấy cái công dụng sau.

- Nếu nghịch nhiều thì lão Tôn mệt chết vì nó nặng quá nên đờ người ra như như người mộng du. Chả phân biệt được chỗ nào rõ ràng cả, hoa hết cả mắt.

- Nếu lão Tôn nhét nó vào tai thì nơi nơi đều nghe, thấy rõ ràng, mỗi nơi đều sáng sủa rõ ràng ngay trước mắt

- Vì vậy lão Tôn ít xài nó. Gặp yêu quái mới lôi ra, nhưng yêu quái hiện khắp nơi, tính sao đây??? :icon_jumpgrin:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Chào không huynh!

Huynh có nhiều kinh nghiệm thiền định cho đệ tham khảo một chút.

Tiểu đệ nhiều khi tập trung để tâm xem mọi thứ đang khởi xung quanh, nhiều khi nó như kiểu nghe bài hát mà nhập tâm vào. Giống như thân tâm biến mất tiêu luôn vậy thì có phải là nhập định như lão huynh nói không???
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha ... kính bạn TN:

trong Sơ Thiền = Tầm và Tứ chính là hoạt động cần có để mà có HỶ LẠC ĐỊNH ... phải không ?

Cho nên, đương nhiên chúng ta phải hiểu được: dùng cái gì để DỤNG ... TẦM cái gì ? .. và khi được thì TỨ .. thì là ĐƯỢC cái gì ?


i. Thí dụ như là Tập Trung và Hơi Thở ... thì Ý NGHĨA của việc tập trung vào HƠI THỞ đó là để làm gì ?

- như là tập trung vào đề mục là HƠI THỞ .. thì sự tập trung đó là CỘT SỨC CHÚ Ý vào HƠI THỞ .. để không còn suy nghĩ, nhớ nghĩ gì nữa .. đi vào tịch lặng ...

- nhưng nếu đem áp dụng vấn đề đó vào đời sống, thì con người khi làm việc khi có biến cố ..cần phải suy tư .. cần phải CÓ SỨC TẬP TRUNG CHÚ Ý vào .. thì làm sao có thể đặt SỨC TẬP TRUNG vào hai thứ: a. giải quyết vấn đề ... b. hơi thở

-->> đó là việc làm một bộ óc bình thường không làm được ...

a. nếu cột sức chú ý vào vấn đề .. thì đó là vấn đề cần phải suy tư .. cần phải có sự tập trung suy nghĩ .. tính đoán .. đương nhiên sẽ mệt

b. nếu cột sức chú ý vào hơi thở .. thì đó là một chọn lựa gây sự phân tâm .. không còn sức chú ý làm được việc nữa

như vậy là chúng ta đang đứng giữa CHỌN LỰA: LÀM và KHÔNG LÀM ? ... chứ đâu còn là TẦM và TỨ nữa ??


-->> cho nên ... có lẽ chũng ta phải nên suy tư về nội dung của VIỆC LÀM = là TẦM và TỨ đã ... phải hông ? [smile]



cũng vì vậy tới lúc này thì SƠ THIỀN đi đâu mất ... ÁP DỤNG của TẦM và TỨ chúng ta nghĩ sao đây ? [smile]

mà đúng không ?


KLL
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ha ha....

Chào khúc huynh!

Tiểu đệ chỉ biết tham thoại đầu mấy vụ này thì mù tịt. Huynh có hứng giảng qua cho tiểu đệ biết với hì hì....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Chào không huynh!

Huynh có nhiều kinh nghiệm thiền định cho đệ tham khảo một chút.

Tiểu đệ nhiều khi tập trung để tâm xem mọi thứ đang khởi xung quanh, nhiều khi nó như kiểu nghe bài hát mà nhập tâm vào. Giống như thân tâm biến mất tiêu luôn vậy thì có phải là nhập định như lão huynh nói không???


ha ha ha ah... TN thành công nhiều lần rùi thì đúc kết ra được phương pháp gì ? .. dòng kinh nghiệm gì ?


---> cũng vậy thôi mà đức PHẬT làm ra được SƠ THIỀN [smile .. chút xíu nói mà .. ]


mà đúng không ?

KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha....

Chào khúc huynh!

Tiểu đệ chỉ biết tham thoại đầu mấy vụ này thì mù tịt. Huynh có hứng giảng qua cho tiểu đệ biết với hì hì....

kính bạn TN :


ha ha haha .. vậy chúng ta BẮT ĐẦU nhé:

Nhân Ái có: Lợi, Dụng Tầm Cầu [smile]

khi chúng ta bắt đầu làm công việc gì .. vì vậy cũng phải có TÍN GIẢI HÀNH CHỨNG


i. Tín: là vì phải có niềm tin .. nó sinh ra được lợi ích mà chúng ta tìm kiếm chẳng hạn ... đã TIN thì KHÔNG NGHI ..

- KHÔNG NGHI = cũng tức là CHỊU LÀM ... chịu TẦM .. chịu KIẾM

- mà đã TẦM = thì không có HÔN TRẦM

nhưng cái phát minh này của đức PHẬT cũng giống như lời cha ông chúng ta nói ... CÓ LÀM MỚI CÓ ĂN .. có TẦM mới có TỨ .. không HÔN TRẦM KHÔNG NGHI .. nên họ mới đặt ra mí câu ca dao:

tay làm hàm nhai

tay quai miệng trễ

có công mài sắt có ngày nên kim .... vv ... đều là những KINH NGHIỆM làm ra hết ... phải hông ?


ii. Giải:

bất kỳ bài toán nào cũng cần giải đáp .. mọi suy tư, là vì muốn tới mục đích của tư duy .. khi người ta LÀM VIỆC = chịu TẦM .. người TA hoạt động tìm kiếm, không nghi .. mà khi kiếm hoài không ra

thì người ta phải tư duy ở chỗ GIẢI = ỦA .. làm vậy có ra được cái gì không ?

khi mà HÔN TRẦM --> được thay thế bằng TẦM

NGHI hết --> TẦM TÂM SỞ hoạt động

GIẢI ĐÚNG --> đi đúng hướng, làm đúng việc ---> thì tức là TRẠO CỬ sẽ lắng dịu ... và chỗ đó là chỗ chúng ta tìm .. nên ở lại đó luôn TỨ TÂM SỞ xuất hiện


tới lúc này thì HỶ SANH, LẠC ĐẾN .. ĐỊNH tới .. và NHẤT TÂM xuất hiện [smile]


như vậy đức Phật đối với mọi biến cố, vấn đề đau khổ:

- QUÁN SÁT nó qua biểu hiện của 5 TRIỀN CÁI

- và THAY THẾ nó bằng 5 THIỀN CHI: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định

và ngài gọi đó là SƠ THIỀN



trong trường hợp của TN thì cũng phân tích vậy thôi:

cái nghe bài hát, cột mình vào những điều đơn giản = đều thuộc vào TẦM:

- tức là không có vì NGHI mà không làm

- tức là không có vì HÔN TRẦM .. chán nản, lừ đừ hoài ... mà hỏng làm ...




khi TẦM đạt được mục đích là: TRẠO CỬ lắng dịu .. DỤC XẢ

có khi nhận thấy mình vui vui được HỶ .. được LẠC .. dục xả được ĐỊNH ...



NÓI NHƯ THẾ .. chúng ta có thể nhìn ra được TẦM VÓC ÁP DỤNG TO LỚN của SƠ THIỀN ... mà chính đức PHẬT PHÁT MINH ra

-->> hay mà


mà đúng không ?

KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha .. bây giờ chúng ta cùng xem lại câu chuyện bà CỤ mất con ngồi cầu xin đức Phật cứu con của bà:

- lời đức PHẬT nói, bả hỏng nghi ... nhưng mà kết quả cứu con bà sống lại đức Phật cũng chả làm được [smile] ... cho nên KHÔNG NGHI mà không làm được --> cũng là chỗ KẸT, nảy sinh HÔN TRẦM ...

- mà nếu bà cứ ngồi đó cầu xin hoài mà đức PHẬT không làm gì .. IM LẶNG thì bả cứ ngồi cầu hoài .. và đương nhiên đó là HÔN TRẦM

- CON CHẾT .. muốn con sống lại, chưa làm được gì .. chỉ ngồi cầu xin .. thì đương nhiên đó là TRẠO CỬ


Vì vậy khi đức Phật kêu bà đứng dậy đi xin quần áo .. tức là đã sửa thêm được chỗ: KHÔNG HÔN TRẦM --> TẦM

người ta nói .. có LÀM rồi .. thì kết quả của VIỆC LÀM tự nó sẽ thay đổi và những gì không đúng sẽ từ từ được thay thế ... cho nên .. chỗ này .. TỨ TÂM SỞ xuất hiện .. sau một thời gian tầm và bà đã thay đổi được ý niệm ban đầu ...

--> TRẠO CỬ từ từ lắng dịu ... TỨ tâm sở xuất hiện --> DỤC XẢ


rùi thì HỶ đến .. LẠC đến .. Định đến ..

và khi bà trở lại gặp đức PHẬT .. cũng hổng cầu xin ngài điều đó nữa ... đức Phật đã AN TÂM cho bà cụ mất con [smile]


mà đúng không ?

KLL
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
kính bạn TN :


ha ha haha .. vậy chúng ta BẮT ĐẦU nhé:

Nhân Ái có: Lợi, Dụng Tầm Cầu [smile]

khi chúng ta bắt đầu làm công việc gì .. vì vậy cũng phải có TÍN GIẢI HÀNH CHỨNG


i. Tín: là vì phải có niềm tin .. nó sinh ra được lợi ích mà chúng ta tìm kiếm chẳng hạn ... đã TIN thì KHÔNG NGHI ..

- KHÔNG NGHI = cũng tức là CHỊU LÀM ... chịu TẦM .. chịu KIẾM

- mà đã TẦM = thì không có HÔN TRẦM

nhưng cái phát minh này của đức PHẬT cũng giống như lời cha ông chúng ta nói ... CÓ LÀM MỚI CÓ ĂN .. có TẦM mới có TỨ .. không HÔN TRẦM KHÔNG NGHI .. nên họ mới đặt ra mí câu ca dao:

tay làm hàm nhai

tay quai miệng trễ

có công mài sắt có ngày nên kim .... vv ... đều là những KINH NGHIỆM làm ra hết ... phải hông ?


ii. Giải:

bất kỳ bài toán nào cũng cần giải đáp .. mọi suy tư, là vì muốn tới mục đích của tư duy .. khi người ta LÀM VIỆC = chịu TẦM .. người TA hoạt động tìm kiếm, không nghi .. mà khi kiếm hoài không ra

thì người ta phải tư duy ở chỗ GIẢI = ỦA .. làm vậy có ra được cái gì không ?

khi mà HÔN TRẦM --> được thay thế bằng TẦM

NGHI hết --> TẦM TÂM SỞ hoạt động

GIẢI ĐÚNG --> đi đúng hướng, làm đúng việc ---> thì tức là TRẠO CỬ sẽ lắng dịu ... và chỗ đó là chỗ chúng ta tìm .. nên ở lại đó luôn TỨ TÂM SỞ xuất hiện


tới lúc này thì HỶ SANH, LẠC ĐẾN .. ĐỊNH tới .. và NHẤT TÂM xuất hiện [smile]


như vậy đức Phật đối với mọi biến cố, vấn đề đau khổ:

- QUÁN SÁT nó qua biểu hiện của 5 TRIỀN CÁI

- và THAY THẾ nó bằng 5 THIỀN CHI: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định

và ngài gọi đó là SƠ THIỀN



trong trường hợp của TN thì cũng phân tích vậy thôi:

cái nghe bài hát, cột mình vào những điều đơn giản = đều thuộc vào TẦM:

- tức là không có vì NGHI mà không làm

- tức là không có vì HÔN TRẦM .. chán nản, lừ đừ hoài ... mà hỏng làm ...




khi TẦM đạt được mục đích là: TRẠO CỬ lắng dịu .. DỤC XẢ

có khi nhận thấy mình vui vui được HỶ .. được LẠC .. dục xả được ĐỊNH ...



NÓI NHƯ THẾ .. chúng ta có thể nhìn ra được TẦM VÓC ÁP DỤNG TO LỚN của SƠ THIỀN ... mà chính đức PHẬT PHÁT MINH ra

-->> hay mà


mà đúng không ?

KLL

Ồ lời lão huynh thật chí lý. Đọc mãi mới hiểu ha ha....

Có nghĩa khi cầu mà được thì sinh hỉ lạc phải không? Ha ha...

Vấn đề là được xong thì mất lại bắt đầu à?
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Chào không huynh!
Huynh có nhiều kinh nghiệm thiền định cho đệ tham khảo một chút.
Tiểu đệ nhiều khi tập trung để tâm xem mọi thứ đang khởi xung quanh, nhiều khi nó như kiểu nghe bài hát mà nhập tâm vào. Giống như thân tâm biến mất tiêu luôn vậy thì có phải là nhập định như lão huynh nói không???

----------------------------------

Xin hỏi Nhiên đệ, thử đọc xem đoạn mô tả này có giống như trạng thái của đệ chăng, có chút nào giống, khác nhau thì ghi chú gạch đầu dòng cho mình góp ý nghen!

Quan sát quá trình diễn tiến của một đề mục động để thấy được tính chất Vô Thường của pháp hữu vi, dẫn tới chứng được trạng thái Hư không vô biên xứ:....
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
ha ha .. bây giờ chúng ta cùng xem lại câu chuyện bà CỤ mất con ngồi cầu xin đức Phật cứu con của bà:

- lời đức PHẬT nói, bả hỏng nghi ... nhưng mà kết quả cứu con bà sống lại đức Phật cũng chả làm được [smile] ... cho nên KHÔNG NGHI mà không làm được --> cũng là chỗ KẸT, nảy sinh HÔN TRẦM ...

- mà nếu bà cứ ngồi đó cầu xin hoài mà đức PHẬT không làm gì .. IM LẶNG thì bả cứ ngồi cầu hoài .. và đương nhiên đó là HÔN TRẦM

- CON CHẾT .. muốn con sống lại, chưa làm được gì .. chỉ ngồi cầu xin .. thì đương nhiên đó là TRẠO CỬ


Vì vậy khi đức Phật kêu bà đứng dậy đi xin quần áo .. tức là đã sửa thêm được chỗ: KHÔNG HÔN TRẦM --> TẦM

người ta nói .. có LÀM rồi .. thì kết quả của VIỆC LÀM tự nó sẽ thay đổi và những gì không đúng sẽ từ từ được thay thế ... cho nên .. chỗ này .. TỨ TÂM SỞ xuất hiện .. sau một thời gian tầm và bà đã thay đổi được ý niệm ban đầu ...

--> TRẠO CỬ từ từ lắng dịu ... TỨ tâm sở xuất hiện --> DỤC XẢ


rùi thì HỶ đến .. LẠC đến .. Định đến ..

và khi bà trở lại gặp đức PHẬT .. cũng hổng cầu xin ngài điều đó nữa ... đức Phật đã AN TÂM cho bà cụ mất con [smile]


mà đúng không ?

KLL

Ha ha....

Cầu cái không thể được thì rốt cuộc tỉnh ngộ phải không?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. 5 triền cái có chữ DỤC

- khi DỤC tiêu thì XẢ và NHẤT TÂM xuất hiện


vậy người: SƠ THIỀN .. có thật sự DỤC XẢ chưa ??

- hay chỉ XẢ CÁI DỤC đang đau khổ đó thôi ... [smile]


hơn nữa .. DÒNG DỤC VỌNG bắt đầu từ khi nào .. chúng ta có thể gọi DỤC = DÒNG THÂN KIẾN không ? [smile]

KLL
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên