rickpham

Chơn - Vọng

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Khi biết mình có vọng tưởng và cũng có chân tánh, nên cố gắng tu gạn lọc cho hết vọng tưởng, để chân tánh hiển lộ.

Chân tánh xưa nay vốn đã hiển lộ dưới nhiều hình thức, lúc thì là cục đá, lúc thì là cây cỏ, lúc thì là con vật, lúc thì là con người, lúc nào đó là bồ tát, lúc rốt ráo thì là phật,... không khi nào mà không hiển lộ nhưng nó không phải cục đá, không phải cây cỏ, không là bồ tát, cũng không phải phật. Cục đá, cây cỏ, con vật, con người, bồ tát, phật,... đều là phương tiện để chân tánh hiển lộ từ thô sơ đến rốt ráo không dư sót. Cho rằng thành phật chân tánh mới hiển lộ thì là chưa rõ chân tánh. Chân tánh không bao giờ hiển thị làm đối tượng kể cả khi thành phật.

Mọi vọng tưởng hết thì hết khổ, hết u mê,..., được vĩnh viễn an lạc chứ không phải chỗ để xem mặt mũi thật. Chỗ thật đó là chính mình rồi, há mình xem mình nữa sao.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

Chân tánh xưa nay vốn đã hiển lộ dưới nhiều hình thức, lúc thì là cục đá, lúc thì là cây cỏ, lúc thì là con vật, lúc thì là con người, lúc nào đó là bồ tát, lúc rốt ráo thì là phật,... không khi nào mà không hiển lộ nhưng nó không phải cục đá, không phải cây cỏ, không là bồ tát, cũng không phải phật. Cục đá, cây cỏ, con vật, con người, bồ tát, phật,... đều là phương tiện để chân tánh hiển lộ từ thô sơ đến rốt ráo không dư sót. Cho rằng thành phật chân tánh mới hiển lộ thì là chưa rõ chân tánh. Chân tánh không bao giờ hiển thị làm đối tượng kể cả khi thành phật.

Mọi vọng tưởng hết thì hết khổ, hết u mê,..., được vĩnh viễn an lạc chứ không phải chỗ để xem mặt mũi thật. Chỗ thật đó là chính mình rồi, há mình xem mình nữa sao.

chân tánh xưa nay chỉ có một. Còn hiện nhiều hình thức là vọng tánh. Đừng chấp vọng thành tánh, cận thận cho tự nhiên là tánh rồi lạc vào tà kiến. Xưa nay chúng ta chấp điên đảo là tánh, chấp vô minh là tánh nên tánh đó là luân hồi. Còn chân tánh chưa từng sanh diệt nó không hình tướng, không bát nhã, không tứ để, không niết bàn, không có phật ở đó, cũng không có chúng sanh. Nó vô hình nhưng tồn tại, nó không có đúng sai nhưng lại chứa trí tuệ, nó chưa từng sanh diệt nhưng theo ta luân hồi, đó là nơi ta trở về. Còn mọi thứ khác tứ thiền hay bát định không cũng phải là chân tánh
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Hì hì! Chân - vọng... tắc tử.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
:D thật chuẩn thật chuẩn, thật diệu thật diệu

Không phải là toán số đâu. Ngài chớ đến ngồi đó mà cộng trừ nhân chia. Càng tính toán càng xa lìa chánh đạo.
 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Không phải là toán số đâu. Ngài chớ đến ngồi đó mà cộng trừ nhân chia. Càng tính toán càng xa lìa chánh đạo.

cám ơn đạo hữu :D
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Không có gì! latuan chỉ nói lời hư vọng.

:D sẵn đạo hữu đã nói vài lời hư vọng, xin đạo hữu trả lời giúp mình với.
Vọng tâm từ đâu mà phát, khi phát rồi nó đi đến đâu?
người vô ngã lấy đâu làm ngã?
đạo phật là đạo giải thoát, vì sao người học đạo vẫn không giải thoát?
nếu đã giải thoát lấy gì hành đạo ?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
:D sẵn đạo hữu đã nói vài lời hư vọng, xin đạo hữu trả lời giúp mình với.
Vọng tâm từ đâu mà phát, khi phát rồi nó đi đến đâu?
người vô ngã lấy đâu làm ngã?
đạo phật là đạo giải thoát, vì sao người học đạo vẫn không giải thoát?
nếu đã giải thoát lấy gì hành đạo?

Ái chà! Ngài rickpham hỏi hay lắm.
Vọng tâm từ đâu mà phát, khi phát rồi nó đi đến đâu?
- Vọng tâm từ niệm bất giác vô thủy mà phát, khi phát rồi nó trôi lăn điên đảo ngược xuôi, qua lại, lên xuống đến niệm bất giác vô chung.
Người vô ngã lấy đâu làm ngã?
- Câu hỏi này bị hỏng do vô minh mà lập đây. Mê lầm nhận vô ngã làm ngã, khi ngộ rồi thì biết thật tánh ngã là vô ngã thì có đâu lại hư vọng tìm lại ngã cho người vô ngã. Nếu người vô ngã quay lại tìm ngã thì lại đi tìm sự trôi lăn điên đảo cho chính mình, người triệt ngộ há dễ dại dột làm điều điên đảo vậy.
Đạo phật là đạo giải thoát, vì sao người học đạo vẫn không giải thoát?
- Đạo Phật thật sự là đạo giải thoát nhưng vì người học Phật chấp thủ, bám víu, tự ràng buộc mà chẳng thể giải thoát vậy. Chấp thủ thì hà sa tựu trung ở sự hiểu biết hơn người, tin Phật này hơn Phật kia, tin Phật trong chẳng tin Phật ngoài, tin Phật ngoài chẳng tin Phật trong, tin Giới rồi trói ở giới, tin cái đang là rồi kẹt ở cái đang là, tin niệm Phật rồi bị niệm niệm ràng buộc... Vì đâu nên nỗi? Thảy đều vì chấp ngã mà ra. Vì ngã nên nghiêng, rơi vào biên kiến, đánh mất trung đạo vậy.
Nếu đã giải thoát lấy gì hành đạo?
- Nếu giải thoát thì lấy giải thoát mà hành đạo, là hành mà không hành, là tùy duyên nhậm vận, chẳng lấy chẳng bỏ tức chẳng vin níu điều ràng buộc dính mắc.
Có lẽ vậy. Người trí tự xét chớ lầm tin. Trân trọng!
 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Ái chà! Ngài rickpham hỏi hay lắm.
Vọng tâm từ đâu mà phát, khi phát rồi nó đi đến đâu?
- Vọng tâm từ niệm bất giác vô thủy mà phát, khi phát rồi nó trôi lăn điên đảo ngược xuôi, qua lại, lên xuống đến niệm bất giác vô chung.
Người vô ngã lấy đâu làm ngã?
- Câu hỏi này bị hỏng do vô minh mà lập đây. Mê lầm nhận vô ngã làm ngã, khi ngộ rồi thì biết thật tánh ngã là vô ngã thì có đâu lại hư vọng tìm lại ngã cho người vô ngã. Nếu người vô ngã quay lại tìm ngã thì lại đi tìm sự trôi lăn điên đảo cho chính mình, người triệt ngộ há dễ dại dột làm điều điên đảo vậy.
Đạo phật là đạo giải thoát, vì sao người học đạo vẫn không giải thoát?
- Đạo Phật thật sự là đạo giải thoát nhưng vì người học Phật chấp thủ, bám víu, tự ràng buộc mà chẳng thể giải thoát vậy. Chấp thủ thì hà sa tựu trung ở sự hiểu biết hơn người, tin Phật này hơn Phật kia, tin Phật trong chẳng tin Phật ngoài, tin Phật ngoài chẳng tin Phật trong, tin Giới rồi trói ở giới, tin cái đang là rồi kẹt ở cái đang là, tin niệm Phật rồi bị niệm niệm ràng buộc... Vì đâu nên nỗi? Thảy đều vì chấp ngã mà ra. Vì ngã nên nghiêng, rơi vào biên kiến, đánh mất trung đạo vậy.
Nếu đã giải thoát lấy gì hành đạo?
- Nếu giải thoát thì lấy giải thoát mà hành đạo, là hành mà không hành, là tùy duyên nhậm vận, chẳng lấy chẳng bỏ tức chẳng vin níu điều ràng buộc dính mắc.
Có lẽ vậy. Người trí tự xét chớ lầm tin. Trân trọng!

đại thiện đại thiện :D
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
chân tánh xưa nay chỉ có một. Còn hiện nhiều hình thức là vọng tánh. Đừng chấp vọng thành tánh, cận thận cho tự nhiên là tánh rồi lạc vào tà kiến. Xưa nay chúng ta chấp điên đảo là tánh, chấp vô minh là tánh nên tánh đó là luân hồi. Còn chân tánh chưa từng sanh diệt nó không hình tướng, không bát nhã, không tứ để, không niết bàn, không có phật ở đó, cũng không có chúng sanh. Nó vô hình nhưng tồn tại, nó không có đúng sai nhưng lại chứa trí tuệ, nó chưa từng sanh diệt nhưng theo ta luân hồi, đó là nơi ta trở về. Còn mọi thứ khác tứ thiền hay bát định không cũng phải là chân tánh


Khắp chỗ đều là ta chơn vọng ở đâu mà ra thế? Tính đứng ngoài nhìn vào hả người đẹp hê hê... :khicon69:
 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Khắp chỗ đều là ta chơn vọng ở đâu mà ra thế? Tính đứng ngoài nhìn vào hả người đẹp hê hê... :khicon69:

:D ta không ở trong cũng không ở ngoài cũng không ở giữa tên điên. Ta làm cái ta cần làm, ta nói cái cần phải nói. Xong tại lúc đó không hơn cũng không bớt
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
:D ta không ở trong cũng không ở ngoài cũng không ở giữa tên điên. Ta làm cái ta cần làm, ta nói cái cần phải nói. Xong tại lúc đó không hơn cũng không bớt


Tốt lắm! Cái chỗ này sư phụ Trừng Hải ta bảo là điên đảo chẳng có, chẳng không đấy! Ngồi đó mà đếm vọng tưởng đi, hề hề... :khicon69:
 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Tốt lắm! Cái chỗ này sư phụ Trừng Hải ta bảo là điên đảo có không đấy! Ngồi đó mà đếm vọng tưởng đi, hề hề... :khicon69:

Còn mi không về nhà à lại chạy ra nói lung tung gì thế :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
chân tánh xưa nay chỉ có một. Còn hiện nhiều hình thức là vọng tánh. Đừng chấp vọng thành tánh, cận thận cho tự nhiên là tánh rồi lạc vào tà kiến. Xưa nay chúng ta chấp điên đảo là tánh, chấp vô minh là tánh nên tánh đó là luân hồi. Còn chân tánh chưa từng sanh diệt nó không hình tướng, không bát nhã, không tứ để, không niết bàn, không có phật ở đó, cũng không có chúng sanh. Nó vô hình nhưng tồn tại, nó không có đúng sai nhưng lại chứa trí tuệ, nó chưa từng sanh diệt nhưng theo ta luân hồi, đó là nơi ta trở về. Còn mọi thứ khác tứ thiền hay bát định không cũng phải là chân tánh
Chân tánh chưa từng vô minh, há lại chứa trí tuệ sao nhỉ? "Ta" trong đoạn văn trên là gì, chơn hay vọng? Nếu là vọng thì biến đổi chẳng thể nói "ta" trong mọi tình huống. Nếu là chơn thì càng bậy vì không thể luân hồi mà nói "nó theo ta luân hồi". Bởi vậy dùng "TA" lại nói "chân tánh" tách làm hai như thế là chưa liễu nghĩa.
 

rickpham

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/5/16
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Chân tánh chưa từng vô minh, há lại chứa trí tuệ sao nhỉ? "Ta" trong đoạn văn trên là gì, chơn hay vọng? Nếu là vọng thì biến đổi chẳng thể nói "ta" trong mọi tình huống. Nếu là chơn thì càng bậy vì không thể luân hồi mà nói "nó theo ta luân hồi". Bởi vậy dùng "TA" lại nói "chân tánh" tách làm hai như thế là chưa liễu nghĩa.

liễu hay không liễu thì cũng thế :D liễu để làm gì mà không liễu thì sao. Nếu liễu mà như kinh, thì chẳng cần bàn luận làm gì. Trước nay đức phật dạy chúng ta dùng tâm quán xét chứ không dạy chúng ta liễu hay không liễu :D Đức phật dạy chúng ta dùng cái trí bát nhã để học và hành đạo chứ không bảo liễu nghĩa hay không liễu :D Nếu đạo hữu vẫn còn cái liễu và chưa liễu thì sao thấy được cái nhất quán của tâm. Lại rơi vào nhị biên kiến mà lại suy lường
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
Ái chà! Ngài rickpham hỏi hay lắm.
Vọng tâm từ đâu mà phát, khi phát rồi nó đi đến đâu?
- Vọng tâm từ niệm bất giác vô thủy mà phát, khi phát rồi nó trôi lăn điên đảo ngược xuôi, qua lại, lên xuống đến niệm bất giác vô chung.

VNBN xin phép cùng thảo luận: Vô thủy nghĩa là không có khởi đầu, vô chung là không có kết thúc. Nói vậy thành ra người ta vọng tâm từ vô thủy đến vô chung. Thế là không có giải thoát rồi.

Vọng tâm là một hình thức nhận thức-phản ánh-tương tác, được gọi là hữu tình chúng sanh, cũng là pháp trong vạn pháp, có nhân duyên khởi đầu và nhân duyên kết thúc, khởi đầu nghĩa là nó là sự nhảy vọt từ các tập hợp nhân duyên trước đó. Kết thúc nghĩa nó là sự nhảy vọt từ các tập hợp nhân duyên trong quá trình nó tồn tại lên một hình thức cao cấp hơn (Phật) và còn nữa cuộc sống của một Đức Phật.

Nếu muốn tri tìm cái chỗ bắt đầu dẫn đến sự bắt đầu của vọng tâm thì chẳng thể được, chuỗi nhân duyên ấy lùi về quá khứ vô tận không có điểm dừng. Nói một cách khó hiểu là Chân tánh sanh vạn pháp mà chẳng có tướng sanh vậy, vạn pháp là phương tiện giao tiếp giữa các chân tánh với nhau.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113
liễu hay không liễu thì cũng thế :D liễu để làm gì mà không liễu thì sao. Nếu liễu mà như kinh, thì chẳng cần bàn luận làm gì. Trước nay đức phật dạy chúng ta dùng tâm quán xét chứ không dạy chúng ta liễu hay không liễu :D Đức phật dạy chúng ta dùng cái trí bát nhã để học và hành đạo chứ không bảo liễu nghĩa hay không liễu :D Nếu đạo hữu vẫn còn cái liễu và chưa liễu thì sao thấy được cái nhất quán của tâm. Lại rơi vào nhị biên kiến mà lại suy lường
Ka ka, thấy được cái nhất quán của tâm gọi là liễu.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top