Chơn - Vọng

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
này đạo hữu, mình không phải né tránh không trả lời. Ý mình muốn nói cảnh khác thì tâm đã khác, mỗi một thời điểm là một tam thiên thế giới sanh diệt bất tận. Trong một sát na tâm có thể sinh hàng vạn pháp không ngừng nghĩ.
Trong cục đá cũng vậy. Môn lượng tử trong vật lí mãi mãi cũng không thể hoàn chỉnh.


Nếu muốn nhất tâm thì phải đem nó trói vào một pháp môn tùy ý, nhưng mục đích là để nó trở về với tánh giác hằng hữu.
Nó trở về nằm ở chỗ nào trong tánh giác?
cục đá có tánh rắn, mình đã nói rõ. Nó không phải chơn, cũng không phải vọng là vì nó thiếu tính giác. Nếu cục đá có được tính giác thì nó vẫn sẽ thành phật như thường. Chúng sanh sở dĩ luân hồi là vì đem tâm luân hồi để học đạo nên đạo đó là đạo luân hồi. Nếu đem tâm bất động để học đạo thì đó là đạo vô sanh. Hiện mình đang ở đó nếu có gì sai thì xin góp ý

Tánh giác là Phật Tánh, cục đá cùng vạn vạt đều có Phật Tánh như thường nghe nói 'tình dữ vô tình đều thành Phật đạo'. Thân người hay thân cục đá cũng chỉ là phương tiện hiện hữu mà thôi.

Tâm bất động rồi thì như Phật đó, há phải học nữa sao?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
pháp vốn không có đúng sai. Vì vừa xuất pháp thì vốn đã sai. Nên mọi việc đều là hý luận. Nếu phân biệt đúng sai đó là bậc phàm phu so đo :D mi đã chứng được vô sanh pháp nhẫn chưa mà nói điều đó :D


Ta vốn vô sanh còn chứng cái gì, ông và ta chẳng đồng lại cũng chẳng khác, chỉ vì không biết rằng nhất tâm tịch diệt chẳng có ta người mà thành sai khác hì hì...
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Trong cục đá cũng vậy. Môn lượng tử trong vật lí mãi mãi cũng không thể hoàn chỉnh.



Nó trở về nằm ở chỗ nào trong tánh giác?


Tánh giác là Phật Tánh, cục đá cùng vạn vạt đều có Phật Tánh như thường nghe nói 'tình dữ vô tình đều thành Phật đạo'. Thân người hay thân cục đá cũng chỉ là phương tiện hiện hữu mà thôi.

Tâm bất động rồi thì như Phật đó, há phải học nữa sao?

vậy cục đá cũng là phật hay sao ? Tâm bất động nhưng không đủ phước vô lậu thì không thể thành phật, đó là vì sao chúng ta phải tu hành. Khi đã thành phật thì mọi nhân quả đã tạo sẽ nhận hết trong kiếp đó trước khi về niết bàn. Có thể là một kiếp có thể là nhiều kiếp đến khi phước vô lậu tròn đầy mà thôi. Lúc đó cho dù bạn không tìm phật, phật cũng sẽ tìm bạn mà thôi :D
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Ta vốn vô sanh còn chứng cái gì, ông và ta chẳng đồng lại cũng chẳng khác, chỉ vì không biết rằng nhất tâm tịch diệt chẳng có ta người mà thành sai khác hì hì...

một tên điên ăn nói lung tung :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
vậy cục đá cũng là phật hay sao ?
Đạo hữu là phật? Hôm nay đạo hữu chưa là Phật nhưng sẽ là Phật tương lai như Phật dạy 'Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành'. Cục đá cũng sẽ thành Phật nhưng không phải với cái thân cục đá.

Tâm bất động nhưng không đủ phước vô lậu thì không thể thành phật, đó là vì sao chúng ta phải tu hành.
Tâm bất động là tâm sáng suốt tất thảy, trí, phước đầy đủ. Đầy đủ nên mới tự động bất động, tàn dư không còn, tập khí sạch ráo. Còn tu, còn học, còn trụ vị,... đều là động mức độ từ thô đến vi tế và vi vj tế.


Khi đã thành phật thì mọi nhân quả đã tạo sẽ nhận hết trong kiếp đó trước khi về niết bàn. Có thể là một kiếp có thể là nhiều kiếp đến khi phước vô lậu tròn đầy mà thôi. Lúc đó cho dù bạn không tìm phật, phật cũng sẽ tìm bạn mà thôi :D
Nhân quả hữu dư luân hồi thì hết nhưng không có nghĩa tất cả là hết, rơi vào ngoan không đoạn diệt. Phật vẫn độ chúng sanh chỉ là nhân duyên với thân tâm phàm sống chung thế giới với chung sanh đã tận.

PS. Ngoài phiền não không có đạo để cầu.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Đạo hữu là phật? Hôm nay đạo hữu chưa là Phật nhưng sẽ là Phật tương lai như Phật dạy 'Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành'. Cục đá cũng sẽ thành Phật nhưng không phải với cái thân cục đá.


Tâm bất động là tâm sáng suốt tất thảy, trí, phước đầy đủ. Đầy đủ nên mới tự động bất động, tàn dư không còn, tập khí sạch ráo. Còn tu, còn học, còn trụ vị,... đều là động mức độ từ thô đến vi tế và vi vj tế.



Nhân quả hữu dư luân hồi thì hết nhưng không có nghĩa tất cả là hết, rơi vào ngoan không đoạn diệt. Phật vẫn độ chúng sanh chỉ là nhân duyên với thân tâm phàm đã tận.

PS. Ngoài phiền não không có đạo để cầu.

thật diệu :D mình vẫn còn ở thân chưa ra được nên hiểu biết đến đó là dừng. Những gì đạo hữu nói thì mình vẫn chưa đi đến. Đợi ngày mình đi đến sẽ quay lại nói tiếp vậy
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC rằng:

Bài 24

Suy chân chân vô tướng,
Cùng vọng vọng vô hình.
Phản quán suy cùng tâm,
Tri tâm diệc giả danh.


Dịch:

Xét chân, chân không tướng,
Tìm vọng, vọng không hình.
Quán lại tâm tìm xét,
Biết tâm cũng giả danh.


Nay Vienquang6 cũng có kệ (để góp vui cùng các Bạn).

Nói Vọng để hiễn Chân.

Quán tìm Chân, không vết,

Quay tìm Vọng, vô hình.

Chân - Vọng chỉ tên suông,

Nếu thấy có Chân - Vọng,

Đó là Thế gian Pháp,

Chưa phải đúng Phật pháp,

Phật pháp vốn (là) "Bất Nhị".


(Viết kệ cho vui thôi. Xin đừng chấp lỗi.)

Kính.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC rằng:

Bài 24

Suy chân chân vô tướng,
Cùng vọng vọng vô hình.
Phản quán suy cùng tâm,
Tri tâm diệc giả danh.


Dịch:

Xét chân, chân không tướng,
Tìm vọng, vọng không hình.
Quán lại tâm tìm xét,
Biết tâm cũng giả danh.


Nay Vienquang6 cũng có kệ (để góp vui cùng các Bạn).

Nói Vọng để hiễn Chân.

Quán tìm Chân, không vết,

Quay tìm Vọng, vô hình.

Chân - Vọng chỉ tên suông,

Nếu thấy có Chân - Vọng,

Đó là Thế gian Pháp,

Chưa phải đúng Phật pháp,

Phật pháp vốn (là) "Bất Nhị".


(Viết kệ cho vui thôi. Xin đừng chấp lỗi.)

Kính.

tiếp ngài vienquang cho vui vậy
chân vọng đều mất hết
ngay tánh đó hiện tiền
ngày ngày đi tìm nó
nào ngờ ngay nơi ta
phật chẳng ở đâu xa
ma cũng ngay tại đó
thành phật hay là ma
tại nơi đó mà ra :D
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
tiếp ngài vienquang cho vui vậy
chân vọng đều mất hết
ngay tánh đó hiện tiền
ngày ngày đi tìm nó
nào ngờ ngay nơi ta
phật chẳng ở đâu xa
ma cũng ngay tại đó
thành phật hay là ma
tại nơi đó mà ra :D


Nói thế này sớm thì ta đỡ phải lao nhọc không hề hề... :eek:nion22:
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
này các đạo hữu :D vọng vốn từ tâm mà sinh, biết vọng tức là vọng, .....

Kính đạo hữu
Tôi chỉ có đổi lại Biết vọng là tu. A di đà Phật!

:D biết rồi không bỏ đó là chấp chứ không phải tu. Còn lời mình nói chỉ là hý luận bạn thích sao thì vậy. Không cần đổi lại đâu, cứ làm sao để bạn dễ hiểu dễ làm. Còn không hiểu thì xem như nói chuyên xem hoa là được
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
này các đạo hữu :D vọng vốn từ tâm mà sinh, biết vọng tức là vọng, .....

Kính đạo hữu
Tôi chỉ có đổi lại Biết vọng là tu. A di đà Phật!


Biết vọng còn chưa được, vì vẫn còn kẻ biết và thứ bị biết, khi nào toàn vọng tức là chơn, không lập năng sở gọi là nhất tâm bất loạn mà lại chẳng còn kẻ hay biết thì mới hay hì hì...

Đừng chấp là vô ký không mà đi diệt vọng tưởng làm gì lại thành nghiệp sát vi tế hì hì....

Tâm tánh hiện tiền ngay trước mắt, không còn gì để mà nói nên gọi là "như thị", như thị nghĩa là chẳng còn gì mà nói, mà lại vẫn có kẻ hay nói hì hì... :eek:nion12:
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Biết vọng còn chưa được, vì vẫn còn kẻ biết và thứ bị biết, khi nào toàn vọng tức là chơn, không lập năng sở gọi là nhất tâm bất loạn mà lại chẳng còn kẻ hay biết thì mới hay hì hì...

Đừng chấp là vô ký không mà đi diệt vọng tưởng làm gì lại thành nghiệp sát vi tế hì hì....

Tâm tánh hiện tiền ngay trước mắt, không còn gì để mà nói nên gọi là "như thị", như thị nghĩa là chẳng còn gì mà nói, mà lại vẫn có kẻ hay nói hì hì... :eek:nion12:

Tất cả chúng sinh đều có tánh giác linh minh không tịch, không khác với Phật, chỉ do từ vô thủy kiếp đến nay chưa từng liễu ngộ, vọng chấp thân là tướng của ta, cho nên sanh tình yêu ghét… Nhưng, giác tính trong thân chưa từng sanh tử. Vốn tự vô sanh thì đâu có chỗ nương gá, tinh lanh không mờ mịt, rõ ràng thường biết, không từ đâu đến cũng không đi đâu. Song, vọng chấp nhiều đời huân tập thành tính mừng, giận, vui, buồn,… trôi chảy nhỏ nhiệm, tuy đã đốn ngộ chân lý mà tình này không thể dứt liền, cần phải hằng xét dần dần tổn giảm. Như gió dừng thì sóng dần dần lặng. Ðâu thể tu hành một đời mà đồng lực dụng của chư Phật. Do vậy, biết vọng là tu là vì thế…
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Tất cả chúng sinh đều có tánh giác linh minh không tịch, không khác với Phật, chỉ do từ vô thủy kiếp đến nay chưa từng liễu ngộ, vọng chấp thân là tướng của ta, cho nên sanh tình yêu ghét… Nhưng, giác tính trong thân chưa từng sanh tử. Vốn tự vô sanh thì đâu có chỗ nương gá, tinh lanh không mờ mịt, rõ ràng thường biết, không từ đâu đến cũng không đi đâu. Song, vọng chấp nhiều đời huân tập thành tính mừng, giận, vui, buồn,… trôi chảy nhỏ nhiệm, tuy đã đốn ngộ chân lý mà tình này không thể dứt liền, cần phải hằng xét dần dần tổn giảm. Như gió dừng thì sóng dần dần lặng. Ðâu thể tu hành một đời mà đồng lực dụng của chư Phật. Do vậy, biết vọng là tu là vì thế…



Chỉ vì không miên mật được với cái chỗ đó nên tình tưởng mới lọt vào, cần phát nguyện dũng mãnh lên tục tạo thành thói quen thì công phu càng ngày càng thuần thục mà lại đỡ phí sức hi hi... vài lời chia sẻ cùng học, cùng tu hì hì...
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Chỉ vì không miên mật được với cái chỗ đó nên tình tưởng mới lọt vào, cần phát nguyện dũng mãnh lên tục tạo thành thói quen thì công phu càng ngày càng thuần thục mà lại đỡ phí sức hi hi... vài lời chia sẻ cùng học, cùng tu hì hì...

Trong nhà Phật luôn luôn lấy ba huệ làm gốc đó là: Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ. Không riêng gì học Phật, học thế gian cũng đủ ba môn huệ ấy. Khi học, trước phải học lý thuyết, rồi phê bình lý thuyết, cuối cùng là thể nghiệm, thể nghiệm xong mới xác định đúng hay sai. Học Phật cũng vậy, Và chư Tổ dạy hết vọng tưởng thì chân tánh hiển bày, cũng như hết mây thì trăng sáng. Nghe như vậy, tin suông chưa được mà phải nhìn lại coi có vọng tưởng hay không, nếu thấy có vọng tưởng rõ ràng, khi vọng tưởng lặng, biết đó là chân tánh hiển bày. Khi biết mình có vọng tưởng và cũng có chân tánh, nên cố gắng tu gạn lọc cho hết vọng tưởng, để chân tánh hiển lộ. Ấy mới chứng nghiệm lời Tổ nói là đúng. Nếu nghe lời Tổ nói mà tin suông, không chịu Tư và Tu huệ thì lâu ngày biến thành mê tín…
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Trong nhà Phật luôn luôn lấy ba huệ làm gốc đó là: Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ. Không riêng gì học Phật, học thế gian cũng đủ ba môn huệ ấy. Khi học, trước phải học lý thuyết, rồi phê bình lý thuyết, cuối cùng là thể nghiệm, thể nghiệm xong mới xác định đúng hay sai. Học Phật cũng vậy, Và chư Tổ dạy hết vọng tưởng thì chân tánh hiển bày, cũng như hết mây thì trăng sáng. Nghe như vậy, tin suông chưa được mà phải nhìn lại coi có vọng tưởng hay không, nếu thấy có vọng tưởng rõ ràng, khi vọng tưởng lặng, biết đó là chân tánh hiển bày. Khi biết mình có vọng tưởng và cũng có chân tánh, nên cố gắng tu gạn lọc cho hết vọng tưởng, để chân tánh hiển lộ. Ấy mới chứng nghiệm lời Tổ nói là đúng. Nếu nghe lời Tổ nói mà tin suông, không chịu Tư và Tu huệ thì lâu ngày biến thành mê tín…


Hì hì có công phu để hành chỉ là đối trị tạm thời thôi, tự tánh có tánh nên nó khởi niệm, tâm vốn là vua, hướng ra ngoài thì dính mắc vạn duyên, hướng vào trong thì dính vào vọng tưởng lăng xăng vốn do tánh khởi dụng mà thành, trên bất chính thì dưới tất loạn là cái lý đương nhiên, vì vậy tâm là vua tưởng là dân, vua hướng phật đạo thì vạn dân vui ca mà yên ổn ngợi khen, vua trác táng ăn chơi thì nơi nơi nổi loạn, dẹp mãi không thôi, vua có đức độ thì vạn dân kính phục, vua mà thành Phật thì vạn dân ca ngợi mỗi mỗi đều tự quy y hì hì...
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
này các đạo hữu :D vọng vốn từ tâm mà sinh, biết vọng tức là vọng, .....

Kính đạo hữu
Tôi chỉ có đổi lại Biết vọng là tu. A di đà Phật!

dung vay! Chỉ đơn giản vậy thôi. Bây giờ cứ lý luận huyên thuyên cái chổ ngộ của người khác, cai ta chưa thực chứng ta chưa thực ngộ, đi chưa đến chỉ thấy người trước đến đích thì cho rằng ta đến đích sao? Cứ tu sửa cho tốt thì từ sẽ thấy chơn và vọng thôi. Chứ bây giờ nói cái gì cũng đều là vọng là chấp hết cả mà ta không biết. A di đà Phật
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Trong nhà Phật luôn luôn lấy ba huệ làm gốc đó là: Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ. Không riêng gì học Phật, học thế gian cũng đủ ba môn huệ ấy. Khi học, trước phải học lý thuyết, rồi phê bình lý thuyết, cuối cùng là thể nghiệm, thể nghiệm xong mới xác định đúng hay sai. Học Phật cũng vậy, Và chư Tổ dạy hết vọng tưởng thì chân tánh hiển bày, cũng như hết mây thì trăng sáng. Nghe như vậy, tin suông chưa được mà phải nhìn lại coi có vọng tưởng hay không, nếu thấy có vọng tưởng rõ ràng, khi vọng tưởng lặng, biết đó là chân tánh hiển bày. Khi biết mình có vọng tưởng và cũng có chân tánh, nên cố gắng tu gạn lọc cho hết vọng tưởng, để chân tánh hiển lộ. Ấy mới chứng nghiệm lời Tổ nói là đúng. Nếu nghe lời Tổ nói mà tin suông, không chịu Tư và Tu huệ thì lâu ngày biến thành mê tín…

hình như đạo hữu nhầm gì thì phải :D phải là giới, định, huệ làm gốc chứ :D đó là ba môn vô lậu học của nhà phật. Có định là có huệ và giới sẽ sinh theo, có huệ thì định và giới sẽ sinh theo, có giới thì định và huệ sẽ sinh theo. Ba thứ đó là liền chung một thể tuy ba mà một. Chỉ cần khai mở 1 trong 3 thứ thì 2 thứ còn lại nối tiếp mà sinh
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
dung vay! Chỉ đơn giản vậy thôi. Bây giờ cứ lý luận huyên thuyên cái chổ ngộ của người khác, cai ta chưa thực chứng ta chưa thực ngộ, đi chưa đến chỉ thấy người trước đến đích thì cho rằng ta đến đích sao? Cứ tu sửa cho tốt thì từ sẽ thấy chơn và vọng thôi. Chứ bây giờ nói cái gì cũng đều là vọng là chấp hết cả mà ta không biết. A di đà Phật

đúng vậy :D đúng vậy :D đừng tin vào ai nói cả. Đức phật từng nói: "Kể cả lời của như lai nói nếu như có nghi không nên thọ trì". Hãy dùng tâm mà quán xét. "Chân lý vẫn mãi là chân lý dù có trăm ngàn người phản đối, điều sai vẫn mãi là điều sai dù trăm ngàn người ủng hộ" câu này của thánh Gan-di. Đừng dùng tâm suy lường đúng sai. Vì càng suy lường càng xa chánh pháp. Hãy cố gắng dùng tâm quán xét. Có thể dùng thiền quán, hay tham thiền đều được.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên