- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,832
- Điểm tương tác
- 766
- Điểm
- 113
Sở nguyện của Đức Bổn Sư Thích Ca được chính Ngài kể lại trong Kinh Bi Hoa.
Ngài đã tu tập ở rất nhiều kiếp lâu xa, đến thời Đức Bảo Tạng Như Lai, Ngài là cận Thần của Vua Vô Tránh Niệm (là tiền thân Đức Phật A Di Đà).
Sau khi khuyên bảo, giáo hóa Đức Vua Vô Tránh Niệm và các thân tộc, quyến thuộc phát Bồ Đề Tâm.
Nhưng tất cả đều ước nguyện thành Phật ở thế gới thanh tịnh. Còn lại Ngài là người cuối cùng phát nguyện, với cương vị là Bậc Thầy hướng dẫn cho tất cả các vị trước đó phát tâm, nhận thấy không ai chọn thành Phật ở cõi có chúng sanh xấu uế, căn tánh xấu nhất. Do đo, Ngài phát lòng đại bi, nguyện vì chúng sanh ở đời ác thé ngũ trượt tệ nhất trong các thế giới mà tu tập thành Phật để độ những chúng sanh ấy.
Trong bổn nguyện của Ngài, ngoài các nguyện xả bỏ, làm gương,..... đê giáo hóa chúng sanh, còn có nguyện vừa sanh ra đi 7 bước......
“Cho đến khi tuổi thọ con người chỉ còn một trăm hai mươi
tuổi, khi ấy chúng sinh ngu si, chỉ tự làm theo ý mình; luôn
tự mãn về dung mạo xinh đẹp và được sinh trong dòng tộc cao
quý; lại có đủ các nết buông thả, lười nhác, tham lam keo kiệt,
ganh ghét, ghen tỵ, sinh vào cõi đời xấu ác tối tăm có đủ năm sự
uế trược, lòng tham dục sâu nặng, sân khuể, ngu si, kiêu mạn,
làm những việc dâm dục, cầu tài không đúng pháp, làm theo tà
kiến điên đảo, lìa bỏ bảy món tài bảo của bậc thánh, bất hiếu
với cha mẹ, đối với các bậc tu hành không sinh lòng cung kính;
thường làm những việc chẳng nên làm, việc nên làm lại chẳng
làm; không làm việc phước, không sợ quả báo đời sau; không
chuyên cần tu tập Ba điều phúc; chẳng ưa thích giáo pháp Ba
thừa, đối với ba căn lành1 không thường tu tập, ngập chìm trong
tham lam, sân hận và si mê; chẳng tu mười điều lành, thường
làm mười điều ác, trong tâm thường bị bốn điên đảo che lấp,
thường phạm bốn điều phá giới,2 khiến cho bốn ma vương được
tùy ý lung lạc, cuốn trôi trong bốn dòng nước xoáy, bị năm pháp
che lấp trong tâm.3 Trong đời vị lai, những chúng sinh như vậy
buông thả sáu căn, làm theo tám tà pháp,4 tội lỗi chất chồng như
núi lớn, sinh ra trăm mối trói buộc, chẳng cầu được quả báo tốt
đẹp trong hai cõi trời, người, tin theo các tà kiến điên đảo, hướng
theo tà đạo, phạm vào năm tội nghịch, hủy hoại chánh pháp, phỉ
báng thánh nhân, lìa các căn lành, phải sa vào cảnh nghèo hèn
khốn khó, không còn biết tránh né sợ sệt điều gì, không rõ việc
ân nghĩa, đánh mất chánh niệm, khinh rẻ pháp lành, không có
trí huệ, không thể học hỏi, hủy phạm giới luật, nịnh hót bợ đỡ,
khởi tâm ganh ghét ghen tỵ nên khi có được vật chất của cải
chẳng bao giờ chia phần cho kẻ khác, thường khinh khi rẻ rúng
lẫn nhau, không có lòng cung kính, lười nhác chểnh mảng, các
căn không đầy đủ, thân thể gầy yếu, quần áo thiếu thốn, gần gũi
kẻ ác, khi vào bào thai mê muội chẳng còn hay biết. Vì phải chịu
đủ mọi sự khổ não nên dáng vẻ xấu xí, tiều tụy, nhưng đưa mắt
nhìn nhau không chút xấu hổ thẹn thùng, lại còn đe dọa rồi sợ
sệt lẫn nhau, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một bữa
ăn mà các nghiệp ác do thân, miệng, ý tạo ra đã là vô lượng vô
biên. Lại lấy việc làm ác đó mà ngợi khen, xưng tụng!
“Vào thời bấy giờ chúng sinh cùng nhau tu tập theo đoạn kiến
và thường kiến,1 kiên trì tham chấp vào thân thể do năm ấm2
hợp thành, mỏng manh không bền chắc, đối với năm món dục lạc
sinh lòng tham đắm nặng nề, thường sinh tâm nóng giận, oán
thù, muốn làm hại những chúng sinh khác.
“Những chúng sinh ấy trong tâm thường nóng giận, phiền
não, thô thiển, xấu xa, chưa điều phục được những thói xấu như
tham lam, keo kiệt, mê đắm tham dục; không buông bỏ được
những điều không đúng chánh pháp, không có tâm quyết định,
thường đe dọa, sợ sệt lẫn nhau, khởi lên sự tranh chấp, giành
giật, dùng tâm xấu xa mà giết hại lẫn nhau, xa lìa các pháp lành,
khởi tâm bất thiện mà làm các nghiệp ác.
“Những chúng sinh ấy đối với việc thiện hay việc ác cũng đều
không tin là sẽ có quả báo; đối với các pháp lành sinh tâm đối
nghịch, đối với các pháp làm dứt căn lành lại sinh tâm hoan hỷ;
đối với các pháp bất thiện khởi tâm chuyên làm, đối với Niết-bàn
tịch diệt lại khởi tâm chẳng mong cầu; đối với các bậc tu hành
trì giới sinh lòng bất kính, đối với các mối trói buộc lại khởi tâm
mong cầu cho là ít có.
“Đối với những nỗi khổ như già,
bệnh, chết lại đặt lòng tin
cậy; đối với các phiền não lại khởi tâm thọ trì; đối với năm pháp
ngăn che lại khởi tâm nắm giữ.
“Đối với nơi thuyết giảng chánh pháp thì khởi tâm lìa xa; đối
với nơi giảng nói các tà kiến lại khởi tâm xây dựng; thường khởi
tâm chống phá, khinh khi lẫn nhau, sinh lòng chém giết ăn nuốt
lẫn nhau; người người đều chống đối nhau, xâm lấn giành giật
nhau; ôm giữ những tâm oán hận, não hại nhau.
“Đối với những tham dục xấu ác sinh lòng mê say không chán
bỏ, đối với tài sản vật chất của người khác sinh lòng ganh ghét,
đối với việc thọ ân chẳng khởi lòng báo đáp, đối với tài sản của
người khác sinh lòng trộm cắp, cướp giật; đối với vợ người khác
lại sinh lòng xâm phạm, não hại.
“Hết thảy chúng sinh vào thời ấy trong lòng không có nguyện
lành, cho nên thường nghe thấy những âm thanh của các cảnh
giới địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ; những âm thanh của tật bệnh,
già chết; những âm thanh của sự não hại, của tám nạn xứ; những
âm thanh của sự trói buộc, xiềng xích, gông cùm; những âm
thanh của sự cướp đoạt, xâm phạm, não hại người khác; những
âm thanh của sân khuể, khinh hủy, trách mắng, phá hoại sự hòa
hợp của người khác.
“Họ cũng thường nghe thấy những âm thanh của binh khí,
chiến cụ, giặc cướp từ phương khác đến; những âm thanh của
đói khổ, gạo thóc quý hiếm, trộm cướp nổi lên; những âm thanh
của sự tà dâm, dối trá, điên loạn, ngu si; những âm thanh của lời
nói đâm thọc, lời nói ác độc, lời nói không chính đáng; những âm
thanh của sự tham lam, keo kiệt, ghen ghét, ganh tỵ; những âm
thanh của sự thu góp, đắm chấp vào “cái ta” và “vật của ta” rồi
sinh ra giành giật, tranh đấu.
“Họ lại thường nghe thấy những âm thanh của sự yêu, ghét,
vừa lòng, không vừa lòng; những âm thanh của ân ái, biệt ly, lo
buồn, khổ não vì phải gần gũi thân cận những người mình oán
ghét; những âm thanh sợ sệt lẫn nhau, làm tôi tớ cho nhau; những
âm thanh khi vào ở trong bào thai dơ nhớp hôi hám; những âm
thanh của sự nóng, lạnh, đói, khát, mỏi mệt; những âm thanh
của sự cày bừa gieo cấy mùa vụ tất bật, những âm thanh của đủ
mọi thứ nghề nghiệp kiếm sống mệt mỏi chán ngán; những âm
thanh của các thứ bệnh tật nạn khổ hao gầy ốm yếu.
“Vào thời bấy giờ, tất cả chúng sinh ai nấy đều thường nghe
thấy những âm thanh như thế.
“Những chúng sinh như vậy đầy dẫy trong thế giới Ta-bà. Tất
cả đều đã dứt mất căn lành, lìa xa các bậc thiện tri thức, thường
ôm ấp trong lòng sự nóng nảy sân hận, không được các cõi Phật
ở phương khác dung nạp, do nghiệp lực nặng nề nên mới thọ sinh
về đây trong Hiền kiếp, tuổi thọ chỉ có một trăm hai mươi tuổi.
“Những chúng sinh ấy do nơi nghiệp lực nhân duyên nên ở
trong thế giới Ta-bà nhận chịu những sự thấp hèn xấu xí. Những
chúng sinh thành tựu được các căn lành thảy đều lìa xa họ.
“Mặt đất ở thế giới Ta-bà đầy dẫy những thứ muối mỏ mặn
đắng, đất cát sỏi đá, núi đồi, gò nổng, suối khe, hang hố, ruồi
muỗi, rắn độc. Các loài chim độc, thú dữ chen chúc khắp nơi.
Gió chướng, bão táp nghịch mùa thường khởi; những cơn mưa
đá, mưa lớn thường đổ xuống nghịch mùa. Trong nước mưa ấy
có chất độc, có vị chua, vị mặn, vị đắng. Mưa ấy làm sinh sôi nảy
nở các loài cây cỏ, nên những cành nhánh hoa trái, lúa thóc thảy
đều hàm chứa đủ các vị độc.1 Các loại thực phẩm, hoa trái nghịch
mùa, trái với tự nhiên, chứa nhiều chất độc, nên khi chúng sinh
ăn vào thì lòng nóng nảy sân hận càng tăng thêm, hình dáng
tiều tụy không chút tươi nhuận, không có lòng từ mẫn, thường
phỉ báng thánh nhân.
“Những chúng sinh ấy thảy đều không có lòng cung kính,
thường ôm trong lòng những sự khủng bố, tàn hại lẫn nhau;
trong lòng thường sinh não loạn, thường ăn thịt, uống máu những
chúng sinh khác, lột da những chúng sinh khác mà làm quần áo
mặc; thường cầm dao gậy chuyên làm việc giết hại; thường tự
mãn cho rằng dòng dõi của mình là cao quý, hình sắc của mình
là đẹp đẽ; thường tụng đọc kinh sách ngoại đạo, luyện tập cưỡi
ngựa, giỏi dùng các loại đao thương, khí giới; đối với quyến thuộc
của chính mình cũng sinh lòng ganh ghét, đố kỵ. Những chúng
sinh này tu tập theo tà pháp, phải chịu đủ mọi sự khổ não.
“Bạch Thế Tôn! Con nguyện vào thời ấy sẽ từ cung trời Đâusuất
hiện xuống cõi Ta-bà, sinh vào nhà của vị Chuyển luân
vương cao quý nhất, tùy ý nhập bào thai trong lòng vị hoàng hậu
của Thánh vương.
“Do con đã vì tất cả chúng sinh mà điều phục tâm ý, tu tập
căn lành, nên ngay khi nhập bào thai liền phóng ra ánh hào
quang rực sáng. Hào quang vi diệu ấy chiếu khắp cả thế giới Tabà,
từ nơi thấp nhất của thế giới này lên đến tận cõi trời A-cani-
trá, khiến cho tất cả những chúng sinh trong các cõi này, hoặc
đang ở trong cảnh giới địa ngục, hoặc đang trong cảnh giới súc
sinh, hoặc đang trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc đang ở các cõi trời,
hoặc trong cõi người, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc
có tư tưởng, hoặc không tư tưởng, hoặc không phải có tư tưởng
cũng không phải không có tư tưởng, nguyện cho tất cả đều được
nhìn thấy hào quang vi diệu sáng rực của con.
“Khi hào quang ấy chạm vào thân thể, cũng nguyện cho chúng
sinh đều được rõ biết. Nhờ rõ biết được hào quang ấy nên liền
phân biệt được những sự nguy khổ của sinh tử, hết lòng mong
cầu được cảnh giới Niết-bàn Vô thượng tịch diệt, cho đến chỉ
trong khoảng thời gian của một ý tưởng đã dứt trừ được hết các
phiền não. Như vậy gọi là giúp cho chúng sinh lần đầu tiên gieo
trồng hạt giống Niết-bàn.
“Nguyện trong thời gian mười tháng con ở trong bào thai liền
chọn lựa phân biệt được hết thảy các pháp, vào hết thảy các
pháp môn, như là các pháp môn Tam-muội Vô sanh, Tam-muội
Không... Vào đời vị lai con sẽ thuyết giảng các pháp môn tammuội
ấy trong vô lượng kiếp, dù ai có tâm khéo quyết định cũng
không thể lãnh hội được hết.
“Khi con ra khỏi bào thai, thành tựu quả A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề rồi, sẽ cứu vớt cho hết thảy những chúng sinh
sinh ấy đều được thấy rõ rằng tuy con ở trong thai mẹ trọn đủ
mười tháng, nhưng thật ra là đang trụ yên trong Tam-muội Trân
bảo, ngồi kết già nhập định tư duy; sau khi trọn đủ mười tháng
liền từ nơi hông bên phải mà bước ra, nhờ oai lực của Tam-muội
Nhất thiết công đức thành tựu nên khiến cho trong thế giới Tabà,
từ nơi thấp nhất lên đến tận cõi trời A-ca-ni-trá đều chấn
động đủ sáu cách, những chúng sinh trong thế giới, hoặc đang
ở trong cảnh giới địa ngục, hoặc trong cảnh giới súc sinh, hoặc
trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc đang ở các cõi trời, cõi người, thảy
đều được giác ngộ.
“Bấy giờ, con lại dùng hào quang vi diệu chiếu khắp cõi thế
giới Ta-bà một lần nữa, lại cũng giúp cho vô lượng chúng sinh
được giác ngộ. Nếu có chúng sinh nào chưa trồng căn lành, con sẽ
khiến cho được dừng trụ an ổn mà trồng các căn lành. Đã trồng
căn lành trong cảnh giới Niết-bàn rồi, liền khiến cho các chúng
sinh được sinh trưởng hạt giống tam-muội.
“Khi con từ hông bên phải bước ra, chân vừa chạm đất, lại
nguyện cho trong cõi thế giới Ta-bà, từ nơi thấp nhất lên đến tận
cõi trời A-ca-ni-trá đều chấn động đủ sáu cách, những chúng
sinh trong thế giới, hoặc sống trong nước, hoặc sống trên đất,
hoặc sống giữa hư không, hoặc sinh ra từ bào thai, hoặc sinh ra
từ trứng, hoặc sinh ra từ nơi ẩm ướt, hoặc do biến hóa mà sinh
ra, hết thảy chúng sinh trong năm đường đều được giác ngộ.
“Nếu có những chúng sinh chưa đạt được tam-muội, nguyện
cho thảy đều đạt được. Đạt được tam-muội rồi, sẽ dừng trụ an ổn
trong giáo pháp Ba thừa, đạt được địa vị không còn thối chuyển.
“Khi con đã sinh ra rồi, tất cả chư thiên, Phạm vương, Thiên
ma, chư thiên trên cõi trời Đao-lợi cùng với cõi Nhật nguyệt thiên,
các vị Tứ Thiên vương, Đại Long vương, càn-thát-bà, a-tu-la,
ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, các vị thần tiên hóa sinh,
dạ-xoa, la-sát, thảy đều hiện đến cúng dường con. Nguyện khi
con sinh ra liền bước đi bảy bước. Đi bảy bước rồi, nhờ oai lực của
Tam-muội Tuyển trạch công đức liền thuyết giảng chánh pháp
khiến cho đại chúng sinh tâm hoan hỷ, trụ nơi Ba thừa.
“Trong đại chúng ấy, nếu có những chúng sinh học giáo pháp
Thanh văn, nguyện cho ngay trong đời sống này liền được điều
phục. Nếu có những chúng sinh tu tập theo Duyên giác thừa,
hết thảy đều đạt được phép Nhẫn nhục Nhật hoa. Nếu có những
người học theo Đại thừa, thảy đều đạt được Tam-muội Chấp trì
kim cang ái hộ đại hải. Nhờ oai lực của tam-muội này, liền vượt
qua được địa vị thứ ba.1
“Vào lúc bấy giờ con muốn tắm gội, nguyện có vị Đại Long
vương cao quý nhất hiện đến tắm gội thân con. Chúng sinh được
thấy như vậy liền trụ vững trong Ba thừa, đạt được những công
đức như đã nói trên.
“Khi con còn ở tuổi thiếu niên cưỡi trên xe dê, thị hiện đủ mọi
kỹ năng, tài nghệ khéo léo, đều là vì muốn giác ngộ cho hết thảy
chúng sinh.
“Khi con ở tại cung điện có đủ vợ con, cung nữ, sống trong
năm món dục lạc, cùng nhau vui thú. Vì thấy được sự nguy hại
mê lầm nên giữa đêm khuya vượt ra khỏi thành, vất bỏ hết các
món trang sức đẹp đẽ trên thân, vì muốn phá trừ bọn ngoại đạo
Ni-kiền-tử.
“Các vị thầy ngoại đạo đều cung kính y phục, cho nên con mới
khoác áo cà-sa đến ngồi dưới gốc cây bồ-đề. Chúng sinh thấy
con ngồi dưới gốc bồ-đề, thảy đều phát nguyện mong cầu cho
con mau chóng dùng oai lực của Tam-muội Nhất thiết công đức
thành tựu mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Được nghe pháp
rồi liền sinh lòng mong cầu tha thiết trong Ba thừa, chuyên cần
tu tập, hành trì tinh tấn.
..................................
Cònn rất dài, các bạn tìm đọc để hiểu rõ hơn về gốc tích các vị Bồ Tát và các cõi thế giới mà các Ngài ước nguyện để độ hóa chúng sanh.
Ngài đã tu tập ở rất nhiều kiếp lâu xa, đến thời Đức Bảo Tạng Như Lai, Ngài là cận Thần của Vua Vô Tránh Niệm (là tiền thân Đức Phật A Di Đà).
Sau khi khuyên bảo, giáo hóa Đức Vua Vô Tránh Niệm và các thân tộc, quyến thuộc phát Bồ Đề Tâm.
Nhưng tất cả đều ước nguyện thành Phật ở thế gới thanh tịnh. Còn lại Ngài là người cuối cùng phát nguyện, với cương vị là Bậc Thầy hướng dẫn cho tất cả các vị trước đó phát tâm, nhận thấy không ai chọn thành Phật ở cõi có chúng sanh xấu uế, căn tánh xấu nhất. Do đo, Ngài phát lòng đại bi, nguyện vì chúng sanh ở đời ác thé ngũ trượt tệ nhất trong các thế giới mà tu tập thành Phật để độ những chúng sanh ấy.
Trong bổn nguyện của Ngài, ngoài các nguyện xả bỏ, làm gương,..... đê giáo hóa chúng sanh, còn có nguyện vừa sanh ra đi 7 bước......
“Cho đến khi tuổi thọ con người chỉ còn một trăm hai mươi
tuổi, khi ấy chúng sinh ngu si, chỉ tự làm theo ý mình; luôn
tự mãn về dung mạo xinh đẹp và được sinh trong dòng tộc cao
quý; lại có đủ các nết buông thả, lười nhác, tham lam keo kiệt,
ganh ghét, ghen tỵ, sinh vào cõi đời xấu ác tối tăm có đủ năm sự
uế trược, lòng tham dục sâu nặng, sân khuể, ngu si, kiêu mạn,
làm những việc dâm dục, cầu tài không đúng pháp, làm theo tà
kiến điên đảo, lìa bỏ bảy món tài bảo của bậc thánh, bất hiếu
với cha mẹ, đối với các bậc tu hành không sinh lòng cung kính;
thường làm những việc chẳng nên làm, việc nên làm lại chẳng
làm; không làm việc phước, không sợ quả báo đời sau; không
chuyên cần tu tập Ba điều phúc; chẳng ưa thích giáo pháp Ba
thừa, đối với ba căn lành1 không thường tu tập, ngập chìm trong
tham lam, sân hận và si mê; chẳng tu mười điều lành, thường
làm mười điều ác, trong tâm thường bị bốn điên đảo che lấp,
thường phạm bốn điều phá giới,2 khiến cho bốn ma vương được
tùy ý lung lạc, cuốn trôi trong bốn dòng nước xoáy, bị năm pháp
che lấp trong tâm.3 Trong đời vị lai, những chúng sinh như vậy
buông thả sáu căn, làm theo tám tà pháp,4 tội lỗi chất chồng như
núi lớn, sinh ra trăm mối trói buộc, chẳng cầu được quả báo tốt
đẹp trong hai cõi trời, người, tin theo các tà kiến điên đảo, hướng
theo tà đạo, phạm vào năm tội nghịch, hủy hoại chánh pháp, phỉ
báng thánh nhân, lìa các căn lành, phải sa vào cảnh nghèo hèn
khốn khó, không còn biết tránh né sợ sệt điều gì, không rõ việc
ân nghĩa, đánh mất chánh niệm, khinh rẻ pháp lành, không có
trí huệ, không thể học hỏi, hủy phạm giới luật, nịnh hót bợ đỡ,
khởi tâm ganh ghét ghen tỵ nên khi có được vật chất của cải
chẳng bao giờ chia phần cho kẻ khác, thường khinh khi rẻ rúng
lẫn nhau, không có lòng cung kính, lười nhác chểnh mảng, các
căn không đầy đủ, thân thể gầy yếu, quần áo thiếu thốn, gần gũi
kẻ ác, khi vào bào thai mê muội chẳng còn hay biết. Vì phải chịu
đủ mọi sự khổ não nên dáng vẻ xấu xí, tiều tụy, nhưng đưa mắt
nhìn nhau không chút xấu hổ thẹn thùng, lại còn đe dọa rồi sợ
sệt lẫn nhau, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi của một bữa
ăn mà các nghiệp ác do thân, miệng, ý tạo ra đã là vô lượng vô
biên. Lại lấy việc làm ác đó mà ngợi khen, xưng tụng!
“Vào thời bấy giờ chúng sinh cùng nhau tu tập theo đoạn kiến
và thường kiến,1 kiên trì tham chấp vào thân thể do năm ấm2
hợp thành, mỏng manh không bền chắc, đối với năm món dục lạc
sinh lòng tham đắm nặng nề, thường sinh tâm nóng giận, oán
thù, muốn làm hại những chúng sinh khác.
“Những chúng sinh ấy trong tâm thường nóng giận, phiền
não, thô thiển, xấu xa, chưa điều phục được những thói xấu như
tham lam, keo kiệt, mê đắm tham dục; không buông bỏ được
những điều không đúng chánh pháp, không có tâm quyết định,
thường đe dọa, sợ sệt lẫn nhau, khởi lên sự tranh chấp, giành
giật, dùng tâm xấu xa mà giết hại lẫn nhau, xa lìa các pháp lành,
khởi tâm bất thiện mà làm các nghiệp ác.
“Những chúng sinh ấy đối với việc thiện hay việc ác cũng đều
không tin là sẽ có quả báo; đối với các pháp lành sinh tâm đối
nghịch, đối với các pháp làm dứt căn lành lại sinh tâm hoan hỷ;
đối với các pháp bất thiện khởi tâm chuyên làm, đối với Niết-bàn
tịch diệt lại khởi tâm chẳng mong cầu; đối với các bậc tu hành
trì giới sinh lòng bất kính, đối với các mối trói buộc lại khởi tâm
mong cầu cho là ít có.
“Đối với những nỗi khổ như già,
bệnh, chết lại đặt lòng tin
cậy; đối với các phiền não lại khởi tâm thọ trì; đối với năm pháp
ngăn che lại khởi tâm nắm giữ.
“Đối với nơi thuyết giảng chánh pháp thì khởi tâm lìa xa; đối
với nơi giảng nói các tà kiến lại khởi tâm xây dựng; thường khởi
tâm chống phá, khinh khi lẫn nhau, sinh lòng chém giết ăn nuốt
lẫn nhau; người người đều chống đối nhau, xâm lấn giành giật
nhau; ôm giữ những tâm oán hận, não hại nhau.
“Đối với những tham dục xấu ác sinh lòng mê say không chán
bỏ, đối với tài sản vật chất của người khác sinh lòng ganh ghét,
đối với việc thọ ân chẳng khởi lòng báo đáp, đối với tài sản của
người khác sinh lòng trộm cắp, cướp giật; đối với vợ người khác
lại sinh lòng xâm phạm, não hại.
“Hết thảy chúng sinh vào thời ấy trong lòng không có nguyện
lành, cho nên thường nghe thấy những âm thanh của các cảnh
giới địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ; những âm thanh của tật bệnh,
già chết; những âm thanh của sự não hại, của tám nạn xứ; những
âm thanh của sự trói buộc, xiềng xích, gông cùm; những âm
thanh của sự cướp đoạt, xâm phạm, não hại người khác; những
âm thanh của sân khuể, khinh hủy, trách mắng, phá hoại sự hòa
hợp của người khác.
“Họ cũng thường nghe thấy những âm thanh của binh khí,
chiến cụ, giặc cướp từ phương khác đến; những âm thanh của
đói khổ, gạo thóc quý hiếm, trộm cướp nổi lên; những âm thanh
của sự tà dâm, dối trá, điên loạn, ngu si; những âm thanh của lời
nói đâm thọc, lời nói ác độc, lời nói không chính đáng; những âm
thanh của sự tham lam, keo kiệt, ghen ghét, ganh tỵ; những âm
thanh của sự thu góp, đắm chấp vào “cái ta” và “vật của ta” rồi
sinh ra giành giật, tranh đấu.
“Họ lại thường nghe thấy những âm thanh của sự yêu, ghét,
vừa lòng, không vừa lòng; những âm thanh của ân ái, biệt ly, lo
buồn, khổ não vì phải gần gũi thân cận những người mình oán
ghét; những âm thanh sợ sệt lẫn nhau, làm tôi tớ cho nhau; những
âm thanh khi vào ở trong bào thai dơ nhớp hôi hám; những âm
thanh của sự nóng, lạnh, đói, khát, mỏi mệt; những âm thanh
của sự cày bừa gieo cấy mùa vụ tất bật, những âm thanh của đủ
mọi thứ nghề nghiệp kiếm sống mệt mỏi chán ngán; những âm
thanh của các thứ bệnh tật nạn khổ hao gầy ốm yếu.
“Vào thời bấy giờ, tất cả chúng sinh ai nấy đều thường nghe
thấy những âm thanh như thế.
“Những chúng sinh như vậy đầy dẫy trong thế giới Ta-bà. Tất
cả đều đã dứt mất căn lành, lìa xa các bậc thiện tri thức, thường
ôm ấp trong lòng sự nóng nảy sân hận, không được các cõi Phật
ở phương khác dung nạp, do nghiệp lực nặng nề nên mới thọ sinh
về đây trong Hiền kiếp, tuổi thọ chỉ có một trăm hai mươi tuổi.
“Những chúng sinh ấy do nơi nghiệp lực nhân duyên nên ở
trong thế giới Ta-bà nhận chịu những sự thấp hèn xấu xí. Những
chúng sinh thành tựu được các căn lành thảy đều lìa xa họ.
“Mặt đất ở thế giới Ta-bà đầy dẫy những thứ muối mỏ mặn
đắng, đất cát sỏi đá, núi đồi, gò nổng, suối khe, hang hố, ruồi
muỗi, rắn độc. Các loài chim độc, thú dữ chen chúc khắp nơi.
Gió chướng, bão táp nghịch mùa thường khởi; những cơn mưa
đá, mưa lớn thường đổ xuống nghịch mùa. Trong nước mưa ấy
có chất độc, có vị chua, vị mặn, vị đắng. Mưa ấy làm sinh sôi nảy
nở các loài cây cỏ, nên những cành nhánh hoa trái, lúa thóc thảy
đều hàm chứa đủ các vị độc.1 Các loại thực phẩm, hoa trái nghịch
mùa, trái với tự nhiên, chứa nhiều chất độc, nên khi chúng sinh
ăn vào thì lòng nóng nảy sân hận càng tăng thêm, hình dáng
tiều tụy không chút tươi nhuận, không có lòng từ mẫn, thường
phỉ báng thánh nhân.
“Những chúng sinh ấy thảy đều không có lòng cung kính,
thường ôm trong lòng những sự khủng bố, tàn hại lẫn nhau;
trong lòng thường sinh não loạn, thường ăn thịt, uống máu những
chúng sinh khác, lột da những chúng sinh khác mà làm quần áo
mặc; thường cầm dao gậy chuyên làm việc giết hại; thường tự
mãn cho rằng dòng dõi của mình là cao quý, hình sắc của mình
là đẹp đẽ; thường tụng đọc kinh sách ngoại đạo, luyện tập cưỡi
ngựa, giỏi dùng các loại đao thương, khí giới; đối với quyến thuộc
của chính mình cũng sinh lòng ganh ghét, đố kỵ. Những chúng
sinh này tu tập theo tà pháp, phải chịu đủ mọi sự khổ não.
“Bạch Thế Tôn! Con nguyện vào thời ấy sẽ từ cung trời Đâusuất
hiện xuống cõi Ta-bà, sinh vào nhà của vị Chuyển luân
vương cao quý nhất, tùy ý nhập bào thai trong lòng vị hoàng hậu
của Thánh vương.
“Do con đã vì tất cả chúng sinh mà điều phục tâm ý, tu tập
căn lành, nên ngay khi nhập bào thai liền phóng ra ánh hào
quang rực sáng. Hào quang vi diệu ấy chiếu khắp cả thế giới Tabà,
từ nơi thấp nhất của thế giới này lên đến tận cõi trời A-cani-
trá, khiến cho tất cả những chúng sinh trong các cõi này, hoặc
đang ở trong cảnh giới địa ngục, hoặc đang trong cảnh giới súc
sinh, hoặc đang trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc đang ở các cõi trời,
hoặc trong cõi người, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc
có tư tưởng, hoặc không tư tưởng, hoặc không phải có tư tưởng
cũng không phải không có tư tưởng, nguyện cho tất cả đều được
nhìn thấy hào quang vi diệu sáng rực của con.
“Khi hào quang ấy chạm vào thân thể, cũng nguyện cho chúng
sinh đều được rõ biết. Nhờ rõ biết được hào quang ấy nên liền
phân biệt được những sự nguy khổ của sinh tử, hết lòng mong
cầu được cảnh giới Niết-bàn Vô thượng tịch diệt, cho đến chỉ
trong khoảng thời gian của một ý tưởng đã dứt trừ được hết các
phiền não. Như vậy gọi là giúp cho chúng sinh lần đầu tiên gieo
trồng hạt giống Niết-bàn.
“Nguyện trong thời gian mười tháng con ở trong bào thai liền
chọn lựa phân biệt được hết thảy các pháp, vào hết thảy các
pháp môn, như là các pháp môn Tam-muội Vô sanh, Tam-muội
Không... Vào đời vị lai con sẽ thuyết giảng các pháp môn tammuội
ấy trong vô lượng kiếp, dù ai có tâm khéo quyết định cũng
không thể lãnh hội được hết.
“Khi con ra khỏi bào thai, thành tựu quả A-nậu-đa-la Tammiệu
Tam-bồ-đề rồi, sẽ cứu vớt cho hết thảy những chúng sinh
sinh ấy đều được thấy rõ rằng tuy con ở trong thai mẹ trọn đủ
mười tháng, nhưng thật ra là đang trụ yên trong Tam-muội Trân
bảo, ngồi kết già nhập định tư duy; sau khi trọn đủ mười tháng
liền từ nơi hông bên phải mà bước ra, nhờ oai lực của Tam-muội
Nhất thiết công đức thành tựu nên khiến cho trong thế giới Tabà,
từ nơi thấp nhất lên đến tận cõi trời A-ca-ni-trá đều chấn
động đủ sáu cách, những chúng sinh trong thế giới, hoặc đang
ở trong cảnh giới địa ngục, hoặc trong cảnh giới súc sinh, hoặc
trong cảnh giới ngạ quỷ, hoặc đang ở các cõi trời, cõi người, thảy
đều được giác ngộ.
“Bấy giờ, con lại dùng hào quang vi diệu chiếu khắp cõi thế
giới Ta-bà một lần nữa, lại cũng giúp cho vô lượng chúng sinh
được giác ngộ. Nếu có chúng sinh nào chưa trồng căn lành, con sẽ
khiến cho được dừng trụ an ổn mà trồng các căn lành. Đã trồng
căn lành trong cảnh giới Niết-bàn rồi, liền khiến cho các chúng
sinh được sinh trưởng hạt giống tam-muội.
“Khi con từ hông bên phải bước ra, chân vừa chạm đất, lại
nguyện cho trong cõi thế giới Ta-bà, từ nơi thấp nhất lên đến tận
cõi trời A-ca-ni-trá đều chấn động đủ sáu cách, những chúng
sinh trong thế giới, hoặc sống trong nước, hoặc sống trên đất,
hoặc sống giữa hư không, hoặc sinh ra từ bào thai, hoặc sinh ra
từ trứng, hoặc sinh ra từ nơi ẩm ướt, hoặc do biến hóa mà sinh
ra, hết thảy chúng sinh trong năm đường đều được giác ngộ.
“Nếu có những chúng sinh chưa đạt được tam-muội, nguyện
cho thảy đều đạt được. Đạt được tam-muội rồi, sẽ dừng trụ an ổn
trong giáo pháp Ba thừa, đạt được địa vị không còn thối chuyển.
“Khi con đã sinh ra rồi, tất cả chư thiên, Phạm vương, Thiên
ma, chư thiên trên cõi trời Đao-lợi cùng với cõi Nhật nguyệt thiên,
các vị Tứ Thiên vương, Đại Long vương, càn-thát-bà, a-tu-la,
ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-già, các vị thần tiên hóa sinh,
dạ-xoa, la-sát, thảy đều hiện đến cúng dường con. Nguyện khi
con sinh ra liền bước đi bảy bước. Đi bảy bước rồi, nhờ oai lực của
Tam-muội Tuyển trạch công đức liền thuyết giảng chánh pháp
khiến cho đại chúng sinh tâm hoan hỷ, trụ nơi Ba thừa.
“Trong đại chúng ấy, nếu có những chúng sinh học giáo pháp
Thanh văn, nguyện cho ngay trong đời sống này liền được điều
phục. Nếu có những chúng sinh tu tập theo Duyên giác thừa,
hết thảy đều đạt được phép Nhẫn nhục Nhật hoa. Nếu có những
người học theo Đại thừa, thảy đều đạt được Tam-muội Chấp trì
kim cang ái hộ đại hải. Nhờ oai lực của tam-muội này, liền vượt
qua được địa vị thứ ba.1
“Vào lúc bấy giờ con muốn tắm gội, nguyện có vị Đại Long
vương cao quý nhất hiện đến tắm gội thân con. Chúng sinh được
thấy như vậy liền trụ vững trong Ba thừa, đạt được những công
đức như đã nói trên.
“Khi con còn ở tuổi thiếu niên cưỡi trên xe dê, thị hiện đủ mọi
kỹ năng, tài nghệ khéo léo, đều là vì muốn giác ngộ cho hết thảy
chúng sinh.
“Khi con ở tại cung điện có đủ vợ con, cung nữ, sống trong
năm món dục lạc, cùng nhau vui thú. Vì thấy được sự nguy hại
mê lầm nên giữa đêm khuya vượt ra khỏi thành, vất bỏ hết các
món trang sức đẹp đẽ trên thân, vì muốn phá trừ bọn ngoại đạo
Ni-kiền-tử.
“Các vị thầy ngoại đạo đều cung kính y phục, cho nên con mới
khoác áo cà-sa đến ngồi dưới gốc cây bồ-đề. Chúng sinh thấy
con ngồi dưới gốc bồ-đề, thảy đều phát nguyện mong cầu cho
con mau chóng dùng oai lực của Tam-muội Nhất thiết công đức
thành tựu mà thuyết giảng giáo pháp Ba thừa. Được nghe pháp
rồi liền sinh lòng mong cầu tha thiết trong Ba thừa, chuyên cần
tu tập, hành trì tinh tấn.
..................................
Cònn rất dài, các bạn tìm đọc để hiểu rõ hơn về gốc tích các vị Bồ Tát và các cõi thế giới mà các Ngài ước nguyện để độ hóa chúng sanh.